Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/01/2018

Sự liên quan giữa chống tham nhũng và đấu đá nội bộ ở Việt Nam

Carlyle A. Thayer

Giáo sư Carlyle Alan Thayer, hay Carl Thayer, là nhà nghiên cứu xã hội nổi tiếng, có hai quốc tịch Mỹ và Úc. Ông có nhiều nghiên cứu và bài viết về Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy đã nghỉ hưu từ năm 2010 song ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và xuất bản sách. Ông đã xuất bản trên 380 ấn phẩm, cả cá nhân và hợp tác với đồng sự. Dưới đây là bài tham luận của ông về sự liên hệ giữa chống tham nhũng và đấu đá nội bộ ở Việt Nam dưới dạng hỏi/đáp.

chong1

Giáo sư Carlyle Alan Thayer, thường được viết tắt là Carl Thayer

Câu hỏi 1. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 năm 2016 đã có nhiều biến động trong nội bộ đảng. Một số quan chức cấp cao như Đinh La Thăng và nhiều người khác đã bị bắt. Sự hỗn loạn này thường được bắt nguồn từ cuộc đấu tranh quyền lực trong đảng. Ông có thể giải thích ai đang đấu đá với ai ? Vị trí chính trị của các phe phái khác nhau là gì ?

Carlyle A. Thayer : Với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, ta sử dụng một câu nói của David Brown, một quan chức ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ, rằng một liên minh được hình thành và ngăn cản Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng trở thành tổng bí thư đảng.

Nguyễn Tấn Dũng đã làm thủ tướng hai khoá liên tiếp với mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ ấn tượng. Ông Dũng là một nhà lãnh đạo cao cấp đã hành động không theo các tiêu chuẩn của lãnh đạo tập thể. Ông là người đề xướng thành lập các doanh nghiệp quy mô lớn được gọi là tập đoàn. Có thể nói trong thời gian đó Văn phòng Thủ tướng có quyền lực hơn cả tổ chức đảng. Ông Dung đã dung thứ hoặc nhắm mắt cho mạng lưới quan chức tham nhũng trong thời gian ông nắm quyền. Khi gần kết thúc nhiệm kỳ, ông Dũng đã cho phép bắt giữ và xét xử nhiều quan chức tại Vinashin và Vinalines, các công ty đóng tàu quốc gia và các công ty vận tải biển quốc gia.

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 12, Nguyễn Phú Trọng lấy lại quyền lãnh đạo tập thể dưới sự chỉ đạo của ông ta. Và ông ta cũng bắt đầu một chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào mạng lưới liên quan đến các cựu quan chức của PetroVietnam và một số ngân hàng như Sacombank, Ocean Bank, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và nhiều ngân hàng khác.

Các thuật ngữ "đấu tranh quyền lực" và phe phái không chính xác vì chúng được sử dụng lỏng lẻo và không có định nghĩa rõ ràng. Hệ thống chính trị của Việt Nam cân bằng tương đối vì nó có sự đồng thuận và ra quyết định tập thể.

Kể từ khi thống nhất đất nước, sự thay đổi lãnh đạo không phải là một "người thắng cuộc lấy đi tất cả". Các phe phái thiểu số được đưa vào cơ cấu quyền lực mới ; cũng giống như sau Đại hội 12.

Nhiều nhân vật ủng hộ cựu Thủ tướng Dũng đã được giữ lại trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Theo đánh giá của tôi, không có "cuộc đấu tranh quyền lực" của một phe nào đó nhằm lật đổ ban lãnh đạo hiện tại. Hầu hết các ý kiến ​​suy đoán đã lỗi thời và tập trung vào báo cáo rằng Đại hội Đảng lần thứ 12 đã quyết định cho Nguyễn Phú Trọng tại vị ở chức vụ tổng bí thư cho tới thời điểm giữa nhiệm kỳ khi ông quá tuổi nghỉ hưu. Một số người cho rằng một đại hội giữa kỳ đặc biệt sẽ được tổ chức (trong lịch sử đảng, chỉ có một cuộc họp như thế được tổ chức vào năm 1994).

Hai người được cho là đang chạy đua vào chức vụ tổng bí thư nếu Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu, đó là Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Huynh bị ốm nặng và đã được thay thế còn Quang đã trải qua một tháng nghỉ ốm và sau đó trở lại vị trí của mình. Nửa nhiệm kỳ đầu sẽ kết thúc vào giữa năm nay. Hiện tại không có dấu hiệu cho thấy Trọng sẽ từ chức hoặc tổ chức một cuộc họp đặc biệt giữa kỳ. Khi tôi hỏi những người Việt Nam có quan hệ tốt ở Hà Nội vào tháng 11 rằng liệu Tổng bí thư Trọng có từ chức, tôi đã nhận được câu trả lời bằng câu hỏi "Tại sao ông ấy phải làm vậy ?".

Tuy nhiên, rõ ràng là chiến dịch chống tham nhũng hiện nay với sự tập trung vào mạng lưới quan chức của PetroVietnam đã làm uỷ viên Bộ Chính trị, Đinh La Thăng mất chức. Ông Thăng là chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và không hành động chống lại các công chức tham nhũng. Thăng bị buộc tội và bị bắt vì thất bại của mình và sẽ bị xét xử trong tuần này cùng với hai mươi viên chức khác.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ban soạn thảo văn bản đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã thành công trong việc soạn thảo các tiêu chí khắt khe để tuyển chọn các ứng cử viên vào Ban Chấp hành Trung ương mới. Sau đó họ sử dụng các tiêu chí này để chọn các ứng viên đã được lựa chọn bởi các đại biểu tham dự đại hội. Đinh La Thăng không có trong danh sách này ; một liên minh được thành lập không chỉ để đưa tên của ông vào danh sách ứng cử viên mà còn đưa ông vào Ủy ban Trung ương. Ủy ban Trung ương mới sau đó bầu ông vào Bộ Chính trị. Bộ Chính trị, trong một động thái gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát chính trị Việt Nam, đã bổ nhiệm ông này làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Rõ ràng là có một liên minh không chính thức xung quanh Thăng để thách thức lãnh đạo đảng.

chong2

Nhiều nhân vật ủng hộ cựu Thủ tướng Dũng đã được giữ lại trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Câu hỏi 2. Ông có thấy bất kỳ cơ hội nào mà phe thua cuộc có thể quay trở lại được không ?

Carlyle A. Thayer : Sự sụp đổ của Thăng có thể cho thấy liên minh "bất cứ ai trừ Dũng" đứng đầu bởi Tổng bí thư Trọng quyết tâm loại bỏ sự chống đỡ thụ động của Dũng. Chiến dịch chống tham nhũng là một phương tiện để đạt được mục tiêu này.

Vào giữa năm 2018, đảng sẽ bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào đầu năm 2021. Khi ủy ban nhân sự được bổ nhiệm và có trách nhiệm tuyển chọn ứng cử viên cho Ủy ban Trung ương tiếp theo, chúng ta có thể thấy sự phân hoá của các phe phái và mạng lưới. Đây là chính trị như thường lệ và không phải là cuộc đấu tranh quyền lực.

Tổng bí thư tiếp theo của đảng sẽ được bầu từ các thành viên của Bộ Chính trị hiện tại - theo tiêu chuẩn của đảng – người đã phục vụ ít nhất một nhiệm kỳ đầy đủ.

Câu hỏi 3. Vai trò của chiến dịch chống tham nhũng là gì ?

Carlyle A. Thayer : Như các quan chức đảng đã tuyên bố trong thập kỷ qua rằng tham nhũng là mối đe dọa lớn cho tính hợp pháp của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, chiến dịch tham nhũng được thiết kế để "giết chết hai con chim với một mũi tên." Thứ nhất, nó nhằm mục đích tấn công của các quan chức tham nhũng đã biển thủ hàng triệu đô la Mỹ. Thứ hai, chiến dịch nhằm vào những quan chức đã leo mạnh dưới thời Thủ tướng Dũng.

Câu hỏi 4. Trường hợp của Trịnh Xuân Thành có phát huy tác dụng không ?

Carlyle A. Thayer : Khi chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu tập trung vào PetroVietnam, người ta phát hiện ra một mạng lưới các quan chức tham gia vào các hành vi tham nhũng. Lệnh bắt giữ được đưa ra. Trịnh Xuân Thanh và gia đình chạy trốn khỏi Việt Nam đến Đức để trốn tránh bị trừng phạt. Thanh nộp đơn xin tị nạn và nếu anh ta thành công, anh ta có thể thoát tội và đưa thông tin gây bất lợi cho tầng lớp thượng lưu. Sự trốn chạy của ông này sang Đức là một sự lúng túng chính trị lớn đối với Bộ Công an và cựu Bộ trưởng Trần Đại Quang.

Theo báo chí Đức, Tổng cục 5 của Bộ Công an đã tổ chức và tiến hành bắt cóc Thanh từ Đức. Thanh sẽ bị xử với nhiều bị cáo khác trong tuần này. Nếu Quang thực sự trở thành ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư đảng trong trường hợp Trọng về hưu trước khi nhiệm kỳ kết thức, thì cơ hội của Quang đã giảm đi đáng kể bởi việc bắt cóc Thanh của Bộ Công an.

Câu hỏi 5. Vụ việc Phan Van Anh Vũ và những sự kiện gần đây ở Đà Nẵng là gì ?

Carlyle A. Thayer : Phan Văn Anh Vũ phục vụ trong Bộ Công an cho đến khi nghỉ hưu và trở thành một nhà buôn bất động sản ở Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam. Được biết, ông ta đứng đầu một số công ty có mối liên hệ với bộ máy an ninh và gần gũi với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh. Anh đã bị loại khỏi vị trí này cũng như chức Ủy viên Trung ương Đảng với cáo buộc về tham nhũng, bao gồm nhiều dự án phát triển bất động sản.

Tháng 12, Bộ Công an đã ra lệnh bắt giữ Phan Văn Anh Vũ với cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước. Vũ đã trốn sang Singapore và hy vọng chạy được sang Đức. Tuy nhiên, ông này bị chính quyền Singapore bắt giữ vì vi phạm Đạo luật nhập cư (ông ta có hai hộ chiếu với hai danh tính khác nhau, và hộ chiếu thứ 3 từ Antigua và Barbuda) và bị buộc trở về Việt Nam.

Theo báo cáo của luật sư và báo chí Đức, ông Anh Vũ phục vụ trong Tổng cục 5 của Bộ Công an và sở hữu tài liệu trực tiếp liên quan đến vụ bắt cóc Thanh.

Việc Vũ Anh trốn sang Singapore cũng là một sự lúng túng lớn cho Bộ Công an và trở thành một quân bài của Tổng bí thư Trọng.

Câu hỏi 6. Quan hệ Đức - Việt quan trọng như thế nào đối với Việt Nam ?

Carlyle A. Thayer : Quan hệ của Việt Nam với Đức rất quan trọng. Đức là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở Liên Hiệp Châu Âu. Ở Đức có một số lượng lớn người Việt kiều. Hai nước từng là đối tác chiến lược. Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc mà Hà Nội hy vọng sẽ giảm bớt.

Sự rút lui của Tổng thống Trump khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là một đòn đánh vào Việt Nam vì nó có thể có lợi nhất trong số 12 quốc gia ký kết ban đầu. Trong bối cảnh này, Việt Nam rất cần một hiệp định thương mại tự do với EU.

Vụ bắt cóc Thanh, liên quan đến vi phạm trực tiếp chủ quyền Đức, đã đặt một rào cản tiềm năng lên việc phê chuẩn hiệp định thương mại, một hiệp định cần sự phê chuẩn của tất cả các thành viên của khối này. Vụ bắt cóc Thanh đã thu hút sự chú ý không chỉ ở Đức mà còn nhiều quốc gia khác ở trong EU.

Câu hỏi 7. Thiệt hại trong quan hệ quốc tế của Việt Nam mà cuộc đấu đá nội bộ đang diễn ra mang lại, nếu có ?

Carlyle A. Thayer : Theo tôi, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho hình ảnh và uy tín quốc tế của Việt Nam. Hành động này là chưa từng có và nó cho thấy Việt Nam là một nhà nước không tôn trọng pháp quyền. Cuối cùng, Việt Nam có thể chờ đợi để xem Đức sẽ phản ứng như thế nào với lệnh bắt giữ của Việt Nam đã nộp cho Interpol.

Sẽ có đối đầu tiếp theo giữa Berlin và Hà Nội và một số biện pháp trừng phạt sẽ được phía Đức áp dụng. Tuy nhiên, Đức dường như không muốn chấm dứt mối quan hệ song phương. Sự cố gắng không thành công của Phan Văn Vũ Anh trong việc trốn khỏi Việt Nam sang Đức đã làm cho truyền thông tập trung vào đấu đá nội bộ đảng. Điều này sẽ chấm dứt sự tuyên truyền của Việt Nam về một quốc gia ổn định mà không có rủi ro chính trị.

Các tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền dường như tập trung vào vai trò nặng nề của cơ quan an ninh Việt Nam.

Carlyle A. Thayer

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 09/01/2018

Nguyên tác : Vietnam : How Are Anti-Corruption and Factional In-fighting Linked ? , Thayer Consultancy Background Brief, January 5, 2018.

Quay lại trang chủ
Read 795 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)