Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/01/2018

Mọi con đường đều dẫn tới… Nguyễn Tấn Dũng

Tổng hợp

"Án lệ" tổng thầu PVC trong vụ án Đinh La Thăng (VNTB, 13/01/2018)

Trên trang báo điện tử Vietnamnet hôm 11/1 có bài viết khẳng định rằng "Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện".

ntd1

Ông Đinh La Thăng và nguyên Thủ tướng Chính phủ - ông Nguyễn Tấn Dũng

Bài báo nói trên không sai, nhưng chưa nói hết sự thật trong bộ máy điều hành của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ông Đinh La Thăng : tôi làm theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ !

Tại phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí, trả lời Hội đồng xét xử về việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng khai : "Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn ; Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.."..

ntd2

Ông Đinh La Thăng là 'mắt xích' trong nhiều vụ án ?

Phía công tố cho rằng Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện. Nội dung văn bản này chỉ là định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Còn trong Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 của Văn phòng Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ có đồng ý về nguyên tắc cho Tập đoàn Dầu khí thực hiện chỉ định thầu, với điều kiện phải đúng "các quy định pháp luật về chỉ định thầu".

Từ góc nhìn ‘câu – từ’ như nói trên, phía công tố cho rằng người đứng đầu Bộ Chính trị và ông Thủ tướng khi ấy không liên quan gì đến vụ án này.

Tuy nhiên, nếu tường tận văn bản Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009, thì có rất nhiều nội dung cho thấy người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí khi ấy đã làm theo đúng các quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo gì ?

Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 được ông Văn Trọng Lý ký phát hành trên cương vị phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

"Ngày 12 tháng 02 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ : Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Ngoại giao, Xây dựng, Khoa học và Công Nghệ : lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Tập đoàn : Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Điện lực Việt Nam.

ntd3

Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng thăm công trường xây dựng Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp polyester Đình Vũ khi còn đương nhiệm

Sau khi nghe Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn) báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau : (…)" (Trích Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009)

Trong văn bản này có những nội dung rất mập mờ như sau : "Đối với các kiến nghị cụ thể của Tập đoàn tại công văn số 9460/TTr-DKVN ngày 18 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo riêng" – trích phần nội dung có tên "b) Về cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng, đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng".

"d) Đối với những kiến nghị liên quan đến Dự án mỏ Đại Hùng, Thủ tướng Chính phủ sẽ có văn bản chỉ đạo riêng" (…) "Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ định nhà tổng thầu thực hiện các dự án : Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Long Phú. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chỉ định thầu và đặc biệt lưu ý năng lực của các Nhà thầu được chỉ định". (Trích Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009)

Quy định về chỉ định thầu như thế nào ?

Luật Đấu thầu năm 2005, hiệu lực đến 30/6/2014, ở Điều 20. Chỉ định thầu, có nội dung như sau (trích phần liên quan đến nội dung Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 : "1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây : (…) c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia ; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết ; (…) 2. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định" (hết trích)

Thông tin công khai trên trang web của PVC cho biết dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã chính thức khởi công vào tháng 3/2011. Ngay sau khi Hợp đồng EPC được ký kết, PVC đã đàm phán, lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị chính, thu xếp vốn cho Dự án và đã lựa chọn Liên danh nhà thầu Sojitz - Daelim (SDC) làm đối tác cung cấp thiết bị chính cho dự án.

Về lý lịch, thì nhà thầu Sojitz (Nhật Bản), đã tham gia cung cấp tua bin, máy phát và thiết bị phụ trợ cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (2009-2013) và tham gia cung cấp thiết bị, thu xếp vốn cho nhiều dự án trên thế giới. Nhà thầu Daelim (Hàn Quốc), đã tham gia nhiều dự án nhiệt điện than, khí, điện hạt nhân tại Hàn Quốc và các nước khác trên thế giới theo hình thức EPC. Daelim có chức năng thiết kế, cung cấp, xây lắp cho các dự án xây dựng nhà máy điện.

Liên danh SDC đã có phương án triển khai rõ ràng, đồng thời có các cam kết về thu xếp vốn từ các tổ chức tài chính JBIC (Nhật Bản) và K-EXIM (Hàn Quốc) thông qua các ngân hàng thương mại BTMU, MIZUHO, HSBC.

Như vậy, phần thủ tục là đúng quy định của pháp luật về chỉ định thầu.

Nếu có… "án lệ" tổng thầu PVC

Trở lại với phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí đang diễn ra tại tòa án Hà Nội. Nếu việc chỉ định tổng thầu PVC ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được xem là sai phạm của ông Đinh La Thăng, thì liệu để ngăn chặn những trường hợp tương tự, bằng thẩm quyền theo luật định, các thẩm phán sẽ đưa ra yêu cầu rà soát lại dự án đường sắt Cát Linh – thậm chí có thể xem xét trách nhiệm hình sự. Lý do : dự án này chậm trễ do Tổng thầu EPC - Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc kém năng lực tài chính, gây thiệt hại cho phía chủ đầu tư Việt Nam.

Số liệu tính đến ngày 8/1/2018, chỉ riêng tiền lãi vay, mỗi ngày dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải trả 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên nhà thầu Trung Quốc tiếp tục xin lùi tiếp tiến độ 11 tháng nữa, khiến phía chủ nhà Việt Nam mất thêm 396 tỉ đồng. Như vậy, gần 10 năm qua, dự án này đã 6 lần lùi tiến độ, đội vốn thêm 334 triệu USD.

Nay nếu quy kết tội trạng cho ông Đinh La Thăng về chọn tổng thầu, thì ở dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ phải quy kết trách nhiệm cho quan chức tiền nhiệm và đương nhiệm nào đây ?

Trần Thành

********************

Báo đảng : Nguyễn Tấn Dũng mới là người ‘chỉ định thầu’ ! (CaliToday, 12/01/2018)

"Bộ Chính trị", hay chính xác hơn là báo đảng, đã có phản ứng đầu tiên sau lời khai "việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là do chủ trương của Bộ Chính trị" của bị cáo Đinh La Thăng – cựu ủy viên bộ chính trị tại phiên tòa "xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại 119 tỉ đồng cho Tập đoàn dầu khí PVN".

ntd4

Nguyễn Tấn Dũng (phải) sẽ gặp lại "nhân chứng" Đinh La Thăng trong một vụ án "giai đoạn 2" ?Ảnh : Thông Luận

Lời khai trên xảy đến vào ngày 9/1/2018, trước câu hỏi của Hội đồng xét xử về việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém.

Báo điện tử VietNamNet – một trong những tờ báo của Bộ Thông tin và Truyền thông và được xem là "thân đảng", vào ngày 11/1/2018 đã dẫn Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, theo đó "không có nội dung chỉ đạo xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 ; và càng không có chỉ đạo chỉ định thầu đối với công trình này".

Nội dung Kết luận số 41-KL/TW là "Định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Kết luận nêu những khó khăn thuận lợi và chỉ ra định hướng phát triển cho toàn ngành ngành dầu khí được thể hiện thông qua những tư tưởng chỉ đạo cụ thể". Kết luận 41 đưa ra chiến lược phát triển ngành dầu khí thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm : tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế…

Không biết vô tình hay hữu ý mà trong bản tin ngày 11/1/2018, trong khi "thanh minh" cho Bộ Chính trị, báo điện tử VietNamNet lại "Chúng tôi cũng đã tìm hiểu văn bản số 49TB- VPCP ngày 17/2/2009 Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Văn bản có nêu : "Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ đạo các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các qui định của pháp luật về chỉ định thầu"".

Có thể hình dung rằng "Bộ Chính trị" vào thời kỳ 2006 – 2009 được đứng đầu bởi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – nhân vật được dân gian đặt cho biệt danh là "Ông Răng Chắc" và chuyên sở trường "trồng cây gì, nuôi con gì", ngay sau khi nghỉ hưu đã làm đám cưới với một nữ đại biểu quốc hội kiêm giám đốc một doanh nghiệp gây nhiều nợ nần và tai tiếng là bà Đỗ Thị Huyền Tâm.

Còn Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng từ năm 2008.

Với những văn bản mà VietNamNet dẫn chứng và "đối chứng" trong bản tin ngày 11/1/2018, hàn toàn rõ là Bộ Chính trị "vô can" trong vụ chỉ định thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính là "bị can".

Ở Việt Nam. Chỉ định thầu từ lâu đã trở thành con đường gắn nhất dẫn đến tiêu cực khủng khiếp và làm đầy túi quan tham.

Bản tin ngày 11/1 của VietNamNet có thể mang những ẩn ý chính trị sâu sắc và sâu đậm : trong bối cảnh Đinh La Thăng đang phải đối diện với mức án 14 – 15 năm do "cố ý làm trái…" và Đinh La Thăng lại được xem là "người thân" của "Anh Ba Dũng", bất kỳ một động thái khai báo nào của Đinh La Thăng trước tòa cũng đều có thể dẫn thẳng đến cửa nhà ông Nguyễn Tấn Dũng và biến ông ta thành "người có liên quan" trong vụ án này hoặc cũng vụ án này nhưng chuyển sang "giai đoạn 2".

Bản tin ngày 11/1 của VietNamNet còn có ý nghĩa như "vẽ đường cho hươu chạy" hay "mở đường cho người ta tiến" – theo một cách nói thông dụng của Tổng bí thư Trọng. Cứ căn cứ vào những dẫn chứng của bản tin này như một cách "báo nêu", Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông Trần Quốc Vượng hoàn toàn có thể mở thêm một cuộc điều tra quan trọng đối với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ chỉ định thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Việc "Thăng khai báo Dũng" trước tòa vào ngày 9/1 và bản tin ngày 11/1 của VietNamNet có thể dẫn đến triển vọng lần đầu tiên trách nhiệm của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị lôi ra trước tòa án và trước Hội đồng xét xử.

Kịch bản có thể đã xảy đến là để giữ được mạng sống cho mình, Đinh La Thăng đã "khai hết", "khai sạch", khai từ khi bị điều tra cho đến trước tòa và khai tới tận địa chỉ nhà của Nguyễn Tấn Dũng.

Hiện thời, tình thế của ông Nguyễn Tấn Dũng bị xem là "cá nằm trên thớt". Những mũi tấn công vào ông Dũng đang là vụ PVN cùng với "nhân chứng" Đinh La Thăng, vụ Trầm Bê mà có thể được tách thành một án riêng, vụ hàng loạt dự án đầu tư ngàn tỷ và trùm mền thời cựu bộ trưởng công hương Vũ Huy Hoàng, vụ con trai ông Dũng là bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị…

Có khả năng ông Nguyễn Phú Trọng muốn kết thúc sớm các vụ án xử Đinh La Thăng, Trầm Bê trước tết nguyên đán 2018 để sau tết "còn làm chuyện khác".

Quá nhiều để "chết".

Thiền Lâm

********************

Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện (VietnamNet, 11/01/2018)

Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện.

ntd5

Lãnh đạo Trung ương Đoàn, PVN, Ban Quản lý dự án chứng kiến ký kết giao ước thi đua  xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh PVC.vn

Tại phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí ngày 9/1, trả lời Hội đồng xét xử về việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng khai : "Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn ; Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô…". 

Vậy có đúng là Bộ Chính trị cho chủ trương chỉ định thầu Nhiệt điện Thái Bình 2 ?

Theo tìm hiểu của Báo VietNamNet, Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện. Nội dung văn bản này chính là Định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Kết luận nêu những khó khăn thuận lợi và chỉ ra định hướng phát triển cho toàn ngành ngành dầu khí được thể hiện thông qua những tư tưởng chỉ đạo cụ thể.

Kết luận 41 đưa ra chiến lược phát triển ngành dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm : tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.

Kết luận cũng đưa ra định hướng các giải pháp về tìm kiếm thăm dò dầu khí ; khai thác dầu khí : phát triển công nghiệp khí ; công nghiệp chế biến dầu khí ; phát triển dịch vụ dầu khí. 

Chúng tôi cũng đã tìm hiểu văn bản số 49TB- VPCP ngày 17/2/2009 Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Văn bản có nêu : "Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ đạo các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các qui định của pháp luật về chỉ định thầu".

Có thể thấy rõ, văn bản Kết luận số 41 của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không có nội dung chỉ đạo xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 ; và càng không có chỉ đạo chỉ định thầu đối với công trình này.

Với Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 của Văn phòng Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ có đồng ý về nguyên tắc cho Tập đoàn Dầu khí thực hiện chỉ định thầu, với điều kiện phải đúng "các quy định pháp luật về chỉ định thầu".

Một trong những tiêu chuẩn để chọn là đơn vị được chỉ định thầu, đơn vị đó phải hội đủ năng lực, trong đó có năng lực tài chính.

Nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, Bộ Chính trị có chủ trương làm nhiệt điện, thủy điện và đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện thế nào để đạt hiệu quả và không để xảy ra sai phạm, lại là trách nhiệm của đơn vị tổ chức thực hiện. Anh chỉ định nhà thầu không đủ trình độ, không đủ năng lực tài chính là sự chủ quan của anh. Quá trình thực hiện, để thất thoát tiền của Nhà nước, của nhân dân, người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Ở đây Bộ Chính trị không chỉ đạo làm nhanh, làm cấp tốc, làm với bất kỳ giá nào, bất chấp nguyên tắc, luật lệ hiện hành.

Đăng Tấn - Hiền Anh

Quay lại trang chủ
Read 850 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)