Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/03/2018

Về án tù cho Hoàng Đức Bình, nhà hoạt động chống Formosa

Amnesty international

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình đã bị kết án 14 năm tù vì cáo buộc Formosa về trách nhiệm trong thảm hoạ môi trường và viết bài chỉ trích chính phủ, một trong những bản án nặng nề nhất đối với người hoạt động. Anh bị bắt ngày 15/5/2017 và bị kết án bởi Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An với hai tội danh "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng quyền tự do dân chủ".

amnesty2

Ông Hoàng Đức Bình

Công an bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình - Nguồn : VOA, 15/02/2017

Bị kết án 14 năm tù giam, Hoàng Đức Bình nhận mức án cao nhất cho hai tội danh tương ứng theo Điều 330 và 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Trong phiên sơ thẩm, chính quyền Nghệ an đã sử dụng công an để chặn tất cả các con đường dẫn đến phòng xử án và lực lượng an ninh đã bắt một số người thân của anh khi họ đang đến gần khu vực toà, chỉ có bố mẹ anh được vào trong phòng xử án.

Trong một số trường hợp, Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt và là một blogger, đã thực hiện một số live stream và tố cáo lực lượng cảnh sát đã sử dụng bạo lực để đối phó với người biểu tình ôn hoà phản đối Formosa, kẻ đã gây ra thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung vào tháng Tư năm 2016. Thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra đã phá huỷ môi trường và ảnh hưởng tới sinh kế của hàng nghìn người dân địa phương. Hoàng Đức Bình đã hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi Formosa đi tìm công lý và yêu cầu công ty của Đài Loan này phải bồi thường thoả đáng và làm sạch môi trường.

Ngày 15/5/2017, Bình bị bắt khi anh đang đi cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục, một nhà hoạt động không mệt mỏi để hỗ trợ nạn nhân của Formosa. Bình đã bị bắt giữ một cách thô bạo. Trong khi bị giam giữ ở tỉnh Nghệ An, Bình được cho là bị ép để nhận tội.

Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp nhiều nhà hoạt động, những người biểu đạt ôn hoà những ý kiến của họ về thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra. Bản án 14 năm tù của Hoàng Đức Bình là bản án nặng nề nhất cho một nhà hoạt động.

Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, Anh hoặc bằng tiếng mẹ đẻ của bạn để kêu gọi chính quyền Việt Nam :

1/ Ngay lập tức và vô điều kiện phóng thích Hoàng Đức Bình, một tù nhân lương tâm, và xoá bỏ cáo buộc chống lại anh vì Hoàng Đức Bình chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách ôn hoà ;

2/ Trước khi trả tự do cho Hoàng Đức Bình, đảm bảo rằng anh được bảo vệ không bị tra tấn và ngược đãi khác và được phép thường xuyên tiếp cận gia đình và luật sư của mình, và đượcchăm sóc y tế đầy đủ ;

3/ Chấm dứt ngay lập tức mọi hình thức quấy rối, truy tố và trừng phạt những người hoạt động nhân quyền, những người hoạt động một cách ôn hòa.

Vui lòng gửi kiến nghị trước ngày 10/4/2018 tới

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội,

3. Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

1 Tôn Thất Đạm, Ba Đình Hà Nội, Viet Nam

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.

Thông tin bổ sung :

Thảm họa Formosa đã trở thành một vấn đề quan tâm lớn của công chúng ở Việt Nam, với nhiều cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay cả về tần suất và quy mô. Nhà chức trách đã phản ứng một cách bạo lực đối với nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc vào tháng 5 năm 2016, và vào tháng 10 năm 2016, khoảng 20.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình tại Hà Tĩnh. Cảnh sát đã áp dụng nhiều biện pháp bạo lực và vi phạm nhân quyền để ngăn chặn và trừng phạt những người tham gia vào các cuộc biểu tình này. Việc đàn áp này đã dẫn đến một loạt các vụ vi phạm nhân quyền, bao gồm tra tấn và các hình thức xử phạt hoặc trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, cũng như vi phạm quyền hội họp, tự do ngôn luận và tự do phong trào.

Thảm hoạ môi trường gây ra bởi việc xả thải của Formosa trong khi chạy thử nhà máy thép được phát hiện lần đầu tiên vào tháng Tư năm 2016, khi có một lượng lớn cá chết ở khu vực ven biển ở tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh gần đó như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Ngh An. Có tới 270.000 người - ngư dân và gia đình họ phụ thuộc sinh kế vào việc đánh bắt cá và do vậy cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng bởi cái chết của hàng triệu con cá. Sau cuộc điều tra kéo dài 2 tháng về thảm hoạ này. chính phủ đã xác nhận rằng nhà máy thép của Tập đoàn Formosa, trụ sở tại Hà Tĩnh, đã xả chất thải độc hại vào vùng biển ven bờ. Vào cuối tháng 6 năm 2016, Formosa công khai xin lỗi và thông báo sẽ bồi thường 500 triệu đô la Mỹ, nhưng những người bị ảnh hưởng nói rằng đây là sự bồi thường không đầy đủ cho tác động của thảm hoạ này.

Ngày 29/6/ 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 1880, trong đó nêu rõ cách thức phân bổ bồi thường. Quyết định cho biết chỉ có các nạn nhân từ bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được đưa vào kế hoạch bồi thường. Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi 506 khiếu nại đã được đệ trình lên Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bởi những người tuyên bố đã phải chịu thiệt hại do thảm hoạ Formosa. Vào ngày 5/10/2016, 506 khiếu nại đã bị từ chối trên cơ sở báo cáo rằng các nguyên đơn không đưa ra bằng chứng về thiệt hại vật chất của họ và trên cơ sở tố tụng mà tòa án không được đưa ra quyết định về vụ việc có quyết định ràng buộc đối với cùng một vấn đề đã được thực hiện bởi một cơ quan của chính phủ. Ngày 14/2/ 2017, khoảng 700 người từ tỉnh Nghệ An đã bị cảnh sát đánh đập một cách tàn nhẫn trong khi diễu hành đến Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để nộp thêm 619 khiếu nại. Tỉnh Nghệ An bị loại khỏi kế hoạch bồi thường của Quyết định 1880.

Ngày 6/2/ 2018, Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu cũng đã kết án ông Nguyễn Nam Phong, người lái xe của linh mục Nguyễn Đình Thục, hai năm tù giam vì cáo buộc "chống người thi hành công vụ" theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự. Ông bị bắt ngày 28/11/2017 bởi công an tỉnh Nghệ An. Cảnh sát đã cáo buộc ông đã không tuân lệnh của họ để mở cửa xe của mình để cho phép cảnh sát bắt Hoàng Đức Bình.

Bạch Hồng Quyền, một blogger hoạt động chống lại Formosa và là thành viên của tổ chức Con đường Việt Nam cổ suý cải cách ôn hòa bình, bị các nhà chức trách truy đuổi sau khi lệnh bắt giữ được đưa ra vào ngày 12/5/ 2017. Quyền vẫnphải trốn tránh và phải đối mặt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" vì đã hỗ trợ việc tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 3/4/ 2017 kêu gọi trách nhiệm giải trình và minh bạch liên quan đến thảm hoạ môi trường Formosa. Cả vợ và cha mẹ đều bị nhà chức trách yêu cầu hợp tác để bắt giữ ông.

Nhiều cuộc biểu tình và yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình tiếp tục đến năm 2018, các cơ quan chức năng đang đối phó với các biện pháp như đe dọa, sách nhiễu, truy tố, và bạo lực thể xác đối với những người tham gia kháng nghị và tổ chức và đệ trình khiếu nại. Người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động tham gia tổ chức các cuộc biểu tình đang trở thành mục tiêu.

Amnesty International

Nguyên tác : Urgent Action - Maximum prison sentence for anti-Formosa activist, 28/02/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 02/03/2018

Quay lại trang chủ
Read 698 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)