Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/06/2018

'Tôi nói giọng bắc, nhưng tôi người nam'

Ánh Liên

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2 chiều 20/06, nhiều người đồng loạt vỗ tay khi Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nói nếu nhà dân ngoài ranh thu hồi đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm thì không phải di dời, đồng thời khẳng định 'thành phố không gạt bà con'.

ntn1

Nhưng cạnh đó, ông Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng thật thà : Tôi nói giọng Bắc, nhưng tôi người Nam.

Câu nói trên được BBC Việt ngữ dẫn lại từ báo Tuổi Trẻ, nhưng vẫn cần thêm sự kiểm chứng tính chính xác của nó về mặt có hay không, và trong ngữ cảnh nào. Bởi trước đó, khi ông Nguyễn Thiện Nhân nhậm chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì ông cũng từng bày tỏ đầy xúc động rằng : 'Mình nói tiếng bắc nhưng đồng bào Thành phố đón nhân và chấp nhận mình' [1].

Do vậy, nếu giả thuyết rằng, ông Nguyễn Thiện Nhân đã thêm về nguồn gốc 'nam-bắc' bên trong ông ở buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 thì cũng không có gì là lạ. Và câu nói này nó mang rất nhiều ý nghĩa, cả về mặt chính trị lẫn xã hội.

Mặc dù sự chia tách vùng miền về mặt địa lý đã chấm dứt, nhưng tiềm thức '3 kỳ' vẫn nằm một cách dai dẳng trong tiềm thức người Việt. Khi nhắc đến sự cổ hủ hay làm chậm tiến trình phát triển, người Việt hãy sử dụng cụm 'Bắc kỳ' để đặc tả nó ; nói về sự 'phóng khoáng' thậm chí lên mức 'khai phóng' thì người ta dùng cụm 'Nam kỳ'.

Sự khác nhau về vị trí địa lý, khác nhau về đặc điểm tự nhiên khiến cho yếu tố 'phân biệt vùng miền' vẫn tồn tại như một lẽ tất nhiên. Dưới giai đoạn phủ sóng xã hội chủ nghĩa, thì yếu tố 'bắc kỳ, nam kỳ' ngày càng trở nên đậm nét, mặc dù về chủ quan - bản thể thể chế không hề muốn như vậy. Lấy ví dụ, các chức tổng bí thư đa phần nằm trong tay người miền bắc, và thậm chí gần đây nhất, chức danh này gắn liền với nguyên tắc 'phải là người miền Bắc, có lý luận' do ông TBT Nguyễn Phú Trọng đề ra. Lý do nào khiến ông Trọng phải nói ra như vậy, phải chăng vì tính chất 'giữ vững lập trường' (mà dân gian còn nói thêm là tính chất cổ hủ của làng xã miền bắc) khiến cho bản thân vị trí cao nhất không thể 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' được ?

Trở lại vấn đề câu nói của ông Nguyễn Thiện Nhân. Câu nói này mang nhiều hàm ý khác nhau, một là người dân mất niềm tin vào lãnh đạo nói tiếng Bắc và họ cho đó là ba xạo. Câu chuyện này cũng giống như việc công trình Metro ở miền Nam dù được Nhật Bản rót vốn đầy đủ, những vẫn bị các lãnh đạo miền Bắc giữ lại vậy. Thứ hai, miền Bắc là thủ đô của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là trung tâm chính trị đề ra các chính sách không mấy thân thiện đối với sự cởi mở và nền kinh tế miền nam. Thứ ba, bản thân người miền nam đã chết lên chết xuống vì các chính sách như 'đánh tư sản mại bản' hay các chính sách đưa nhân sự miền bắc nắm chốt các vị trí chính trị - kinh tế ở miền nam. Thậm chí hiện nay, các tập đoàn chiếm Sài Gòn bằng trungt âm thương mại, chung cư là những đại gia bất động sản miền bắc.

Tức nhìn tổng thể là người miền bắc vào miền nam và đá người miền nam ra khỏi chỗ ngồi truyền thống của họ. 

Quay lại với Thủ Thiêm, dù không ai nói ra, nhưng dân bị mất đất cũng hiểu : ấy là do người miền bắc, chủ trương chính sách của miền bắc. Và thế là, họ không tin.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là người trung lập, hiền lành, và có phần thật thà khi nói câu : 'Tôi nói giọng bắc nhưng tôi là người miền nam'. Có nghĩa, ông sử dụng yếu tố miền nam, là 'đồng bào với nhau cả' để hiểu về nỗi đau của người miền nam, để vỗ về người miền nam trước cơn xâm chiếm lần x của người miền bắc.

Yếu tố vùng miền của nền chính trị Việt nam qua những câu nói kiểu buộc miệng vô tình như thế đã cho thấy, tính thống nhất vùng miền trong nền chính trị và uy tín chính trị của người miền bắc chưa bao giờ đạt ngưỡng cần và đủ để người miền nam nghe theo. Và như thế, cũng có nghĩa, nó chưa đựng một hệ lụy mang tính bất ổn trong tương lai, đó là tính ly khai.

Bản thân câu nói của ông Nguyễn Thiện Nhân cũng hàm chưa sự đối xử bất công bằng về mặt chính sách đối với người miền nam : nơi nộp thuế nhiều nhất nhưng được giữ lại ít nhất.

Mất niềm tin chính quyền là đều đang xảy ra, nhưng mất niềm tin đối với miền bắc hay 'là người có lý luận' là điều chắc chắn.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 23/06/2018

Chú thích

[1] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bi-thu-nguyen-thien-nhan-can-bo-phai-biet-so-khi-dan-khong-hai-long-371977.html

Quay lại trang chủ
Read 1525 times

1 comment

  • Comment Link Teolv dimanche, 24 juin 2018 11:50 posted by Teolv

    Ông này nói hay, thế thì ông Trọng nghĩ gì nhỉ.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)