Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/06/2018

Cần chấm dứt 'các chủ đất giàu lên trong lúc đang ngủ'

Ánh Liên

Vườn hoa Mai Xuân thưởng nằm đối diện Nhà tưởng niệm liệt sĩ, sát cạnh Ủy ban Dân tộc, quan trọng hơn là nằm đối diện Phòng Chủ tịch nước - chỉ cách một con đường Hoàng Hoa Thám.

dat1

Giáo sư Đặng Hùng Võ

Từ lâu, vườn hoa này được gọi là vườn hoa dân oan, nơi nhiều ba con từ mọi miền đất nước tụ tập về với chung một mục đích là khiếu kiện đất đai và giải quyết chính sách đất đai có liên quan.

Với chiếc áo màu đỏ, trên áo in đậm biểu ngữ đề cập đến vấn đề đất đai bị tước đoạt trái phép, bà Mai (An Giang) cho biết, bà ăn nằm ở thủ đô gần 6 năm trời. Lý do, bà muốn trung ương chú ý giải quyết trường hợp đất đai bà bị cưỡng chế với giá rẻ mạt, chưa đầy 25.000 đồng/m2 - tức chưa đủ tiền để gửi một chiếc xe oto tại thủ đô.

Giống như bà Mai, bà Lan cũng là một dân oan về đất đai, đất tổ tiên của bà bị chính quyền tỉnh Đắc Nông 'cưỡng chế' vì lý do 'lợi ích quốc gia', và tất nhiên với giá rẻ như cho.

Những trường hợp như bà Mai hay bà Lan là hai trong số vô vàng những trường hợp dân oan về đất đai tìm về thủ đô để mong thấy được công lý. Trong số những trường hợp bà con bám trụ với tình cảnh cực kỳ khó khăn đó, có cả nhóm dân oan đến từ Thủ Thiêm - nạn nhân của việc lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh chia chác đất đai không theo quy định của pháp luật.

Đất đai vẫn là chủ đề nóng, và là nguồn cơn của bất ổn xã hội. 

Hiến pháp nhà nước Việt nam coi 'tư hữu hóa đất đai' là một trong 3 điều cấm kỵ, bên cạnh điều 4 (quyền lãnh đạo của Đcộng sản Việt Nam) và chính trị hóa quân đội. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, đất đai ở Việt nam phải thuộc về dân tộc việc Nam chứ không phải của Đcộng sản Việt Nam - người đề ra đất đai là sở hữu toàn dân. Và do đó, người dân cần có quyền tự quyết nhiều hơn với mảnh đất của mình, do khai hoang hoặc thừa kế từ chính những người trong gia tộc.

Vào năm 2011, ông Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong một bài viết khẳng định 'sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu' với các lý lẽ mang tính chặt chẽ. Và sau 7 năm, một lần nữa, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ lại lên tiếng về Luật đất đai 2013, trong đó khẳng định thẳng thắn : Quy định thu hồi đất (theo Điều 62) là không đúng với Hiến pháp 2013.

'Ở đây nếu truy ra thì sử dụng đất vì mục đích an ninh, quốc phòng là có định nghĩa ; sử dụng đất vì lợi ích công cộng cũng có định nghĩa. Nhưng không có định nghĩa thế nào là sử dụng đất vì lợi ích quốc gia. Hoàn toàn không có định nghĩa. Và như vậy, không có cơ sở gì để triển khai Điều 62 cả' - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Cũng vào năm 2018, một bài viết đề cập trực tiếp đến Điều 61, 62, 65 Luật Đất đai được đăng tải trên trang motthegioi của tác giả Hoàng Hải Vân, trong đó chỉ ra rằng, bản chất của 3 điều luật nêu trên chính là thể hiện tính 'lợi ích nhóm'. 

Lần đầu tiên, một bài viết chỉ thẳng điểm các điều liên quan đến thu hồi đất đai vì lý do 'phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng' là lợi ích nhóm. Mặc dù không trực tiếp nhắc đến quyền tư hữu đất đai, nhưng quan điểm bài viết của tác giả mặc nhiên coi đó như là một sự sai phạm nguyên trọng khi không cho người dân quyền tư hữu đất đai.

Những quan điểm này có phải mở đường cho việc sửa các điều khoản liên quan đến việc không công nhận sở hữu tư về đất đai ? Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa một kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013 nhưng trong đó lại thiếu điều chỉnh liên quan đến việc thu hồi đất vì lý do công cộng hay quốc phòng. Nhưng dù sao, những quan điểm gián tiếp phản ứng với Điều 61-62-65 cũng mở ra một cơ hội cho việc bổ sung hoặc chỉnh sửa các quyền lợi về đất cho người dân, trước các tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn trong nước.

Trong khi chờ đợi một sự thay đổi lớn từ Luật thì chính quyền Hà nội lại chú ý đến sự biến chuyển của nhóm người dân oan. Theo đó, những người dân oan tại Hà nội giờ đây trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với các hoạt động của người đấu tranh dân chủ - nhân quyền tại Việt nam. Lý do đơn giản vì những nhà đấu tranh này đang đấu tranh theo hướng cốt lõi quyền lợi của chính họ : tư hữu hóa đất đai.

Điều đó đồng nghĩa, nhóm đội dân oan trở thành những 'cảm tình viên' tích cực của phong trào đấu tranh dân chủ - nhân quyền tại Việt nam là nằm ngoài những suy tính của chính quyền. 

Trong một quan điểm của tác giả David Hutt trên Asiatimes gần đây cho biết : nếu Đcộng sản Việt Nam muốn ngăn chặn một tình huống tệ hại liên quan đến sự lớn mạnh của sự phẫn nộ trong dân chúng, thì chính đảng này cần phải tháo dỡ sức mạnh độc quyền của mình. Theo đó, phải chấp nhận rằng đất đai thực sự có thể được sở hữu bởi các cá nhân mà không có sự can thiệp của nhà nước. 

Như vậy, bản thân sự phá dở độc quyền đất đai sẽ tạo nên sự bình đẳng, công bằng xã hội cao. Nó tránh trường hợp dân mất đất và nhà ở, trong khi 'các chủ đất giàu lên trong lúc đang ngủ'. Và chỉ như thế, vào mỗi buổi sáng, Phủ chủ tịch mới bớt đi 'sự quấy rầy' từ nhóm dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thường.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 28/06/2018

Quay lại trang chủ
Read 639 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)