Khát vọng của con người đối với các quyền chính trị, công lý và độc lập dân tộc (nguyên văn : "national freedom" = tự do quốc gia) là không thể dập tắt được.
Những chiếc xe tăng của quân đội Liên Xô trên đường phố Praha ngày 20 tháng Tám năm 1968
Những chiếc xe tăng của quân đội xâm lược trên đường phố Praha – một viên ngọc của các thành phố thủ đô Châu Âu. Một phong trào cải cách chính trị hòa bình bị nghiến nát (lại nhắc nhớ câu thơ của một nhà thơ trên R – "Xe tăng Mỹ nghiến xích trên đường phố. Và những lời ca cuồng loạn dâm ô" - Xe tăng Mỹ nghiến xích trên đường phố Sài Gòn - bao giờ ? – người dịch). Một nhà lãnh đạo của quốc gia này đã bị áp tải bay sang Moscow (để gọi là họp hành và đàm phán – người dịch) và buộc phải từ bỏ những lý tưởng nhân đạo của họ. Năm mươi năm trước đây, tại Tiệp Khắc, tháng Tám là bất cứ một điều gì đó, nhưng không phải là một tháng hè yên tĩnh.
Vào cái đêm của ngày 20 tháng Tám năm 1968, gần nửa triệu quân của Hiệp ước Warsaw đã tràn vào / tràn ngập Tiệp Khắc để đàn áp Mùa xuân Praha - một nỗ lực của các nhà lãnh đạo cộng sản cải cách, dẫn đầu bởi Alexander Dubcek (1921 - 1992), nhằm mang lại sự thay đổi tự do cho đất nước Tiệp Khắc của họ. Một số binh sĩ đến từ Bulgaria, Đông Đức, Hungary và Ba Lan. Nhưng phần lớn là từ Liên Xô.
Điện Kremlin thì nói rằng sự có mặt của những những người mới tới này (nguyên văn : "the invaders" - kẻ xâm lược) là một "sự giúp đỡ của tình anh em" dành cho một đồng minh trong "phe xã hội chủ nghĩa" mà đồng minh ấy đang có nguy cơ không chống lại được một cuộc cách mạng. Nhưng khi những người lính Nga trẻ chiếm quyền kiểm soát Prague và Bratislava, họ đã choáng váng khi nghe những tiếng cười và tiếng khóc phản đối của những người dân Czech (Séc) và Slovak bình thường, "Ivan, cút về nước".
Đối với nhiều những người công dân trẻ của Cộng hòa Czech và Slovakia – hai nước mà đã đi theo những con đường riêng của họ từ năm 1993, những sự kiện hỗn loạn của Mùa xuân Prague kéo dài tám tháng thuộc về một thời kỳ xa xôi, hiếm khi được nhìn nhận. Sự kiện này có được giảng dạy trong các bài học lịch sử ở nhà trường, nhưng được cho là số người Czech và người Slovak đăng ký học môn này còn ít hơn so với số người Mỹ ghi danh nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam đương đại hay số những người Pháp ghi danh nghiên cứu về biến cố được mang tên là một cuộc cách mạng (của đám sinh viên thiên tả vô lối tại thủ đô Paris – người dịch) vào tháng Năm 1968.
Mùa xuân Prague nay dường như đã xa vì khung cảnh địa chính trị mà trong đó nó diễn ra đã biến mất từ lâu rồi. Vào năm 1968, cuộc chiến tranh lạnh đã chia rẽ Âu Châu thành hai. Nửa phía đông của nó bị suy yếu / tàn tạ dưới ách chủ nghĩa cộng sản - một hệ thống đàn áp, thê thảm của thứ chính quyền được nhập khẩu từ Moscow từ những năm 1940 và còn kéo dài tới 21 năm nữa. Ngày nay, các quốc gia Czech và Slovakia hồi sinh là các nền dân chủ độc lập, ngày càng thịnh vượng và là các thành viên của NATO và EU.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những bài học có thể được rút ra từ Mùa xuân Praha. Bài học đầu tiên là các hệ tư tưởng giáo điều và những thực tiến chính trị giáo điều, cho dù là chúng mang hơi hướng, phong cách cộng sản chủ nghĩa của những năm 1960 hay các giáo điều khoan dung của các phe thiên tả hoặc thiên hữu cực đoan ngày nay, chúng đều chứa đựng những mầm mống của sự sụp đổ, lụi tàn của chính chúng. Chúng đề xuất các giải pháp không tương thích / không thích ứng với các vấn đề phức tạp của các xã hội hiện đại. Chúng bắt nạt các nhà phê phán / chỉ trích, loại bỏ các chuyên gia và hạ cấp / đánh giá thấp các nguyên nhân / các lý do. Khi vận hành như vậy, chúng tạo ra sự thiếu hiệu quả kinh tế, căng thẳng xã hội và bất bình chính trị.
Bài học thứ hai là khát vọng của con người đối với các quyền chính trị, công lý và độc lập dân tộc (nguyên văn : "national freedom" = tự do quốc gia) là không thể dập tắt được. Điều này được bộc lộ trong suốt thời kỳ cộng sản : Đông Berlin năm 1953, Budapest năm 1956, Prague năm 1968, Gdansk vào năm 1980 và trên khắp các quốc gia vùng biển Baltic vào năm 1988-91. Lòng yêu nước của người Czech và người Slovakia mang tính công dân hơn là tính dân tộc chủ nghĩa, xét về bản chất. Nhưng việc giành lại nền độc lập vào năm 1989 là một trong những thành quả được ấp ủ / được khao khát nhất của họ.
Bài học thứ ba là cuộc đấu tranh chính trị không cần phải được tiến hành, như trong phần lớn thế giới ngày nay, trong ngôn ngữ thô tục và trong phong cách của yahoo. Năm 1968, Dubcek mang một nụ cười vĩnh cửu trên khuôn mặt của mình và được tôn vinh nhờ phẩm giá cá nhân. Ông có thể bị trách móc vì một niềm tin ngây thơ rằng chủ nghĩa cộng sản có thể cải cách. Nhưng ông là người cất tiếng cười cuối cùng khi ông trở lại Quảng trường Wenceslas và được chào đón như một người anh hùng sau chiến thắng của cuộc Cách mạng Nhung năm 1989.
Ba bài học này là quan trọng vì nó tái tạo cảnh quan chính trị của phương Tây trong thập kỷ vừa qua. Chủ nghĩa tự do đang rút lui, nền pháp trị đang bị đe dọa và chủ nghĩa dân túy quốc gia đang trỗi dậy. Sự bất hòa xuyên Đại Tây Dương đang làm suy yếu khối NATO. EU thiếu thống nhất, thiếu ý chí chính trị và thiếu những ý tưởng mới mẻ. Ở một số thủ đô, quyền lực chính trị nằm trong tay của những người hùng bí hiểm, đầy ma thuật thao túng hoặc nằm trong tay của những kẻ giáo điều đầy tính lạm dụng, khoác lác.
Cộng hòa Czech và Slovakia không miễn dịch được với thứ sơn lam chướng khí – thứ khí độc hiện đang lây lan rộng khắp Trung Âu và thế giới phương Tây rộng lớn hơn. Nền dân chủ Czech sôi động nhưng bị phân mảnh. Trong các cuộc bầu cử tháng 10 năm ngoái, một đảng cực hữu thân Nga đã lần đầu tiên tham gia quốc hội với 10,6% tổng số phiếu bầu. Milos Zeman, tổng thống Czech, thân thiện với Moscow hơn là với Brussels. Andrej Babis, thủ tướng, là một doanh nhân tỷ phú có phong cách dân túy và vướng mắc với luật pháp gợi nhớ đến tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc cựu lãnh đạo Italy Silvio Berlusconi.
Ở Slovakia, công chúng thể hiện xu hướng thân Nga rõ rệt nhất so với bất kỳ một nơi nào khác ở Trung Âu. Nhưng đó là những vụ giết người vào tháng Hai của nhà báo điều tra Jan Kuciak và vị hôn thê của nhà báo này đã phơi bày điều gì đó thối nát trong quốc gia này. (Điều này gợi nhớ sự tiếp tay của mấy quan chức Slocakia trong vụ Trịnh Xuân Thanh – người dịch). Tội ác này gây ra sự phản đối của công chúng và dẫn đến sự từ chức của Robert Fico, thủ tướng và bộ trưởng nội vụ của ông. Ông Fico đã không rời bỏ nhiệm sở mà không bắt chước Viktor Orban - thủ tướng của Hungary, để lại những gợi ý đen tối về ảnh hưởng xấu có thể có đến Slovakia của George Soros, nhà tài chính và từ thiện người Hungary gốc Hungary.
Cùng với Hungary và Ba Lan, người Czech và Slovak thuộc về nhóm V4 (nguyên văn : "Visegrad Four"), một liên minh khu vực lỏng lẻo. Ở thủ đô các nước Tây Âu, "bộ tứ" này bị nghi ngờ là chăm sóc quá ít cho các giá trị của EU. Đối với người Czech và Slovak, đây là một xu hướng nguy hiểm. Với quy mô quốc gia nhỏ và vị trí địa lý của họ, lợi ích quốc gia cơ bản của cả hai quốc gia này là không được trôi dạt khỏi dòng chính của Châu Âu. Tức là, rốt cuộc, không được trôi dạt khỏi lý tưởng trung tâm của Mùa xuân Praha.
Tony Barber
Nguyên tác : The Prague Spring still haunts Europe, Financial Times, 14/08/2018, trang 9)
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 19/08/2018