Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

31/10/2018

Một hàng rào bao quanh Trung Quốc

Alan Rappeport & Keith Bradsher

Các hiệp định thương mại song phương tại Châu Á và nhiều những nơi khác (trên thế giới) có thể sẽ tạo ra thế thượng phong cho Hoa Kỳ

rao1

Hoa Kỳ đang tìm cách tấn công các hiệp định thương mại song phương giữa nước này với các nước Châu Á như Việt Nam trong bối cảnh gây áp lực cho Trung Quốc.

Sau khi đã làm mới các thỏa thuận thương mại an toàn (nghĩa là công bằng trong quy mô và phạm vi có thể được – người dịch) với Hàn Quốc, Canada và Mexico, nay thì Tổng thống Trump đang bắt tay vào một kế hoạch mới : định hình lại (hiệp định) Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP = Trans-Pacific Partnership) theo suy nghĩ và ý thích của ông thông qua một loạt các thỏa thuận thương mại song phương.

Ông Trump, người đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước thương mại với 11 quốc gia khác mà ông gọi là một sự "cưỡng hiếp đối với đất nước của chúng ta", hiện đang tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại sâu sắc hơn với một số quốc gia trong liên minh, cũng như với Liên Hiệp Châu Âu và với Vương quốc Anh.

Nhưng trong khi quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nhằm khuyến khích Trung Quốc thực hiện các cải cách về kinh tế và tiến hành đại tu, chỉnh sửa lớn cấu trúc (kinh tế) để đến một ngày nào đó (Trung Quốc) sẽ có được một vị trí, một tư cách thành viên trong hiệp định thương mại này, thì ông Trump đang xem xét các thỏa thuận song phương mới này như một phương thức nhằm kiềm chế các tham vọng về kinh tế, về địa chính trị và về lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong tuần này, Nhà Trắng đã chính thức thông báo cho Quốc hội rằng họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản, Liên Hiệp Châu Âu và Vương quốc Anh. Và chính quyền (Trump) cũng đã có những quan điểm của mình về các hiệp định thương mại tự do với Philippines và Việt Nam, như là một phần nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc kiến tạo một hàng rào (vòng vây) bao quanh Trung Quốc.

Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang càng ngày càng gia tăng và trước một cuộc gặp tiềm năng vào tháng 11 giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc. Chính quyền Trump đã ba lần áp đặt các biểu thuế mới đối với một tổng lượng hàng hóa mỗi năm của Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô la trong một cuộc tranh chấp về sở hữu trí tuệ ; đã áp đặt mức thuế bổ sung đối với thép, nhôm và máy giặt của Trung Quốc ; đã thắt chặt các hạn chế an ninh quốc gia đối với đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Mỹ ; và đã đẩy mạnh viện trợ cho các nước ngoài với mục tiêu tạo một đối trọng đối với ảnh hưởng đang càng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển.

Trung Quốc đang chạy đua với kế hoạch riêng (của họ) đối với một nền thương mại tự do hơn ở Châu Á thông qua Quan hệ đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership = RCEP), điều này sẽ làm giảm mạnh biểu thuế thương mại trong khu vực Châu Á, ràng buộc thị trường Châu Á chặt chẽ hơn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, hiệp ước do Trung Quốc hậu thuẫn này đang được định hình như một thỏa thuận thương mại khá hạn hẹp. Không giống như Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc các hiệp định thương mại tự do song phương được chính quyền Trump xem xét, nó (RCEP) sẽ không áp đặt các tiêu chuẩn lao động tối thiểu hoặc các hạn chế đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Chính quyền Trump đang xem xét các thực tế lao động, chế tạo (sản xuất) và các nhượng bộ khác mà họ đạt được trong Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (United States-Mexico-Canada Agreement = U.S.M.C.A, tức là hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ mới – người dịch), một thỏa thuận mà nếu được Quốc hội (Mỹ) phê chuẩn, sẽ thay thế cho Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (cũ) và sẽ trở thành khuôn mẫu cho các hiệp định thương mại trong tương lai, đặc biệt là đối với Châu Á.

Một trong số các điều khoản quan trọng nhất mà Nhà Trắng muốn nhân rộng ra cho các hiệp định trong tương lai là áp đặt các giới hạn về khả năng của các đối tác thương mại để ký kết các hiệp định thương mại riêng biệt với Trung Quốc. Hiệp ước mới với Mexico và Canada đã hạn chế nghiêm ngặt khả năng của họ để đạt được các hiệp định thương mại tự do riêng biệt với bất kỳ một nền kinh tế phi thị trường nào - một điều khoản rõ ràng là nhắm tới Bắc Kinh. Ngôn ngữ đàm phán tương tự trong các thỏa thuận với các nước láng giềng của Trung Quốc cũng có thể đặt ra một thách thức đặc biệt đối với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ràng buộc các quốc gia Châu Á khác chặt chẽ hơn vào nó (Trung Quốc).

Hồi đầu tháng này, một quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã gọi điều khoản này là một "hành vi thiếu trung thực" nhằm làm suy yếu chủ quyền quốc gia.

Chính quyền Trump cũng muốn thử thách tiềm năng đàm phán lại các hiệp định thương mại một cách thường xuyên hơn để Hoa Kỳ có thể được đảm bảo rằng các điều khoản thương mại luôn luôn có lợi cho họ (cho Hoa Kỳ). U.S. M.C.A. có thời hạn cố định là 16 năm, có nghĩa là Hoa Kỳ có thể yêu cầu một vòng đàm phán mới về các nhượng bộ thương mại khác khi U.S.M.C.A. hết hạn. Sự nhấn mạnh về việc tái đàm phán một phần là xuất phát từ kinh nghiệm của Mỹ đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với các điều khoản được điều chỉnh cho các nước đang phát triển. Kể từ đó, nó (Trung Quốc) đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới nhưng vẫn được giữ nguyên các quy định cho phép nó duy trì các rào cản lớn đối với hàng hóa nhập khẩu (vào Trung Quốc).

rao2

Philippines là một trong những quốc gia mà Tổng thống Trump đang tìm cách tăng cường quan hệ thương mại khi ông bắt tay vào các thỏa thuận song phương.

U.S..M.C.A. cũng loại bỏ luôn các doanh nghiệp nhà nước, loại doanh nghiệp mà Trung Quốc có rất nhiều (gợi nhớ quả đấm thép tan chảy Vinashin của Việt Nam – "ăn" rất nhiều nhưng "nhả" chẳng bao nhiêu – người dịch), khỏi các lợi thế từ các biểu thuế thấp hơn. Và nó bao gồm cả một sự cấm ngặt việc thao túng tiền tệ, điều mà chính quyền Trump muốn thúc đẩy trong các hiệp định thương mại khác.

Ông Trump đã nhiều lần cáo buộc một số đối tác thương mại, bao gồm cả Châu Âu và Trung Quốc, làm suy yếu tiền tệ của họ một cách giả tạo khiến cho xuất khẩu của họ (của Châu Âu và của Trung Quốc trở nên) rẻ hơn.

Hôm thứ tư, Bộ Tài chính Mỹ cho biết rằng Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thụy Sĩ sẽ vẫn nằm trong "danh sách theo dõi" vì các hoạt động thao túng tiền tệ tiềm tàng, nhưng cũng từ chối chính thức nêu tên bất kỳ một quốc gia nào.

Trong khi Bộ Tài chính Mỹ xác định rằng can thiệp trực tiếp của Trung Quốc để làm giảm giá trị của đồng tiền của nó đã được "hạn chế", nhưng vẫn nói rằng hoạt động thao túng tiền tệ của Bắc Kinh xứng đáng được giám sát liên tục.

"Mối quan tâm đặc biệt ở đây là sự thiếu minh bạch về tiền tệ của Trung Quốc và sự suy yếu gần đây của đồng tiền (nhân dân tệ)", Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết như vậy trong một tuyên bố. "Đây là những thách thức lớn để đạt được thương mại công bằng hơn và cân bằng hơn, và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và xem xét các hoạt động thực tiễn tiền tệ của Trung Quốc, bao gồm cả các cuộc thảo luận đang diễn ra với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc".

Hồi tuần trước, tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, ông Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính, đã đánh đi một tín hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ nhìn nhận việc ký kết hiệp định thương mại với Mexico và Canada như là một mô hình cho các thỏa thuận thương mại trong tương lai. Đề cập đến điều khoản về tiền tệ trong thỏa thuận thương mại này (hiệp định thương mại với Mexico) trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, ông nói rằng "Điều đó sẽ rất quan trọng đối với các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai".

Việc chính quyền Trump liệu có thể duy trì được các điều khoản như vậy trong các giao dịch thương mại trong tương lai hay không là một vấn đề còn phải chờ xem. Nhưng ông Trump, được khuyến khích bởi "các chiến thắng" thương mại gần đây được bảo đảm bởi những lời đe dọa là sẽ áp đặt biểu thuế đối với ô tô, đang chuẩn bị để thử nghiệm chiến lược "ra đòn tới tấp" buộc các đối tác thương mại phải quy phục (strategy of pummeling trade partners into submission) của mình đối với các nền kinh tế hùng mạnh hơn. Hồi mùa hè, ông Trump đã đe dọa "sẽ trừng phạt ghê gớm" chống lại Châu Âu dưới hình thức áp thuế xe hơi, trước khi rút lại chúng khi bước vào các cuộc đàm phán. Trong các cuộc đàm phán với Canada hồi tháng trước, ông Trump liên tục đe dọa là sẽ đánh thuế xe hơi của Canada, thậm chí còn cho rằng các biểu thuế có thể có hiệu quả hơn cả một thỏa thuận (một hiệp định).

rao3

Một cảng ở Trung Quốc, đang cố gắng thiết lập các giao dịch thương mại của riêng mình với các nước láng giềng Châu Á.

Hôm thứ tư, Wilbur Ross, Bộ trưởng bộ thương mại (Mỹ), đã bày tỏ sự thất vọng về tốc độ của các cuộc đàm phán và hàm ý rằng chưa có được sự nhân nhượng nào một phần là do lỗi từ phía Liên Hiệp Châu Âu. "Sự kiên nhẫn của tổng thống (Trump) không phải là không có giới hạn", ông Ross đã nói với các phóng viên tại Brussels sau một cuộc họp với các quan chức cấp cao Châu Âu như vậy.

Đầu tuần trước, Cecilia Malmstrom, cao ủy phụ trách thương mại của Châu Âu, cho biết rằng Hoa Kỳ "đã không thể hiện bất kỳ một sự quan tâm lớn nào" đối với đề nghị của Brussels để bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận hạn chế tập trung vào các loại hàng hóa công nghiệp.

"Trái bóng vẫn ở bên phía sân của họ (Mỹ)", bà cho biết như vậy.

Ưu tiên của chính quyền (Trump) đối với việc ký kết các hiệp định thương mại song phương đang gây ra những chỉ trích từ một số cựu quan chức thương mại, những người mà đã cảnh báo rằng các thỏa thuận này có thể sẽ hạn hẹp hơn và sẽ ít thúc đẩy đầu tư và hợp tác lâu dài hơn so với khối thương mại rộng lớn được chính quyền Obama hình dung qua TPP (Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương).

Michael Froman, đại diện thương mại của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ hai của chính quyền Obama cho biết rằng "Tôi nghĩ rằng có thể sẽ khó khăn hơn để đạt được những lợi ích chiến lược và cấu trúc giống nhau từ một loạt các thỏa thuận song phương khi quý vị có thể rút khỏi một thỏa thuận khu vực quan trọng, và chắc chắn không phải trong cùng một khung khổ thời gian".

Và mong muốn của chính quyền (Trump) để đạt được thỏa thuận thương mại với Philippines cũng có thể tỏ ra là một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi. Kể từ khi đắc cử trong cuộc bầu cử hai năm trước, Tổng thống Rodrigo Duterte đã nổi lên như là một người cùng khổ (người có thành tích tồi tệ) trong lĩnh vực nhân quyền ("as a human rights pariah") vì đã cho phép những vụ giết người không thông qua xét xử của tòa án như một phần của chiến dịch trấn áp một đại họa – nạn nghiện ngập các chất methamphetamine và các loại ma túy khác ở quốc gia Philippines của ông.

Việc bắt đầu các cuộc đàm phán với Philippines có thể cho thấy đây là một vấn đề đặc biệt của Hoa Kỳ trong khi vật lộn để duy trì quan hệ kinh tế và ngoại giao với Saudi Arabia sau sự biến mất của một nhà báo bất đồng chính kiến ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng này.

Alan Rappeport & Keith Bradsher

Nguyên tác : Trump Embarks on Bilateral Trade Talks to Pressure China, New York Times, 17/10/2018

Mai hưng chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 31/10/2018

Quay lại trang chủ
Read 674 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)