Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quc tiến hành th nghim tàu khoan siêu sâu đu tiên trên bin

Reuters, VOA, 18/12/2023

Trung Quc s tiến hành th nghim trên bin đi vi tàu khoan nghiên cu đi dương đu tiên ca mình vào ngày 22/12.

dotimdau1

Tàu khoan Mengxiang ca Trung Quc. Photo X People's Daily China.

Tàu này có kh năng khoan đ sâu hơn 10.000 mét, và đây được coi là mt bước quan trng nhm tăng cường kh năng thăm dò du khí vùng bin sâu ca đt nước, theo Reuters.

Đây là tàu đu tiên ca Trung Quc có kh năng nghiên cu và khoan vùng nước cc sâu, truyn thông nhà nước Trung Quc đưa tin hôm 18/12. Tàu này có th di chuyn 15.000 hi lý (27.780 km) và hot đng trong 120 ngày liên tc mà không cn quay tr li cng. Tàu này cũng có th khoan sâu ti 11.000 mét dưới mc nước bin.

Theo truyn thông nhà nước, tàu Mng Tưởng (Mengxiang), có nghĩa là "gic mơ" trong tiếng Hoa, có th di chuyn bt k vùng bin nào bt k nơi nào trên thế gii.

Chưa có thông tin chi tiết nào được đưa ra v đa đim din ra cuc th nghim trên bin này.

Các cuc th nghim trên bin ca tàu Mng Tưởng din ra khi căng thng gia tăng Bin Đông giàu tài nguyên và sau khi Tng thng Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết cui tun qua rng nước ông có th bt đu các d án thăm dò năng lượng mi tuyến đường thy đang tranh chp.

Trung Quc và Philippines đã có nhng cáo buc ln nhau v các v chm trán tàu bè liên tc Bin Đông.

Vào tháng 3, Trung Quc và Philippines đã ni li các cuc tho lun v vic cùng khai thác tài nguyên du khí Bin Đông, nơi có đ sâu trung bình hơn 1.200 mét (3.900 feet). Nhưng ông Marcos cho biết hôm 16/12 rng "có rt ít tiến b" được thc hin.

Reuters

Nguồn : VOA, 18/12/2023

***********************

Biển Đông : Philippines muốn khởi động các dự án thăm dò dầu khí mới

Trọng Nghĩa, RFI, 17/12/2023

Tổng thống Philippines ngày 16/12/2023 cho biết Manila đang nỗ lực giải quyết "các vấn đề về thăm dò (dầu khí)" ở Biển Đông để có thể bắt đầu các dự án thăm dò mới nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia ông. Tổng thống Philippines đồng thời cảnh báo về nguy cơ "Trung Quốc quyết đoán hơn".

biendong1

Thủ tướng Nhật Bản Minister Fumio Kishida (P) tiếp tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tham dự cuộc họp song phương tại phủ thủ tướng Nhật Bản ở Tokyo, ngày 17/12/2023, bên lề thượng đỉnh đánh dấu 50 năm hợp tác và hữu nghị ASEAN-Nhật Bản. AP - Franck Robichon

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông Nhật Bản, tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã bày tỏ quan ngại trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông đã "tăng lên thay vì giảm bớt" trong những tháng gần đây. Ông cảnh báo rằng một "Trung Quốc quyết đoán hơn" sẽ đặt ra một "thách thức thực sự" đối với các láng giềng Châu Á.

Vào đầu năm nay, Philippines và Trung Quốc đã nối lại các cuộc thảo luận về việc cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông, nơi hai quốc gia cùng với một số nước khác đang có tranh chấp về chủ quyền .

Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, một thông cáo báo chí do văn phòng tổng thống Philippines công bố vào lúc ông Marcos tham dự thượng đỉnh Nhật Bản - ASEAN tại Tokyo, cho biết là các cuộc đàm phán đã "tiến triển rất ít".

Chính tổng thống Philippines xác nhận : "Chúng tôi vẫn đang bế tắc", nhưng ông đồng thời nhấn mạnh đến quyền của nước ông được khai thác nguồn dầu khí ở Biển Tây Philippines, tên nước này đặt cho vùng Biển Đông.

Ngoài Philippines, các thành viên khác của ASEAN là Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia, cũng có tuyên bố chủ quyền trên trên một số vùng thuộc Biển Đông, một vùng biển mà Trung Quốc khẳng định quyền làm chủ trên gần như toàn bộ diện tích. Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vào năm 2016 xác định rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, một phán quyết mà Mỹ ủng hộ nhưng bị Bắc Kinh bác bỏ.

Trung Quốc từ lâu đã gia tăng các hành vi lấn lướt các nước khác để áp đặt chủ yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, và trong thời gian gần đây đã liên tục gây sự cố với tàu thuyền Philippines, mà vụ mới nhất đã xẩy ra vào tuần trước.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ Philippines, nêu bật việc Washington và Manila có hiệp ước phong thủ chung, và mọi hành vi tấn công vào Philippines có thể kích hoạt phản ứng đáp trả từ phía Mỹ.

Bắc Kinh đã phản ứng , tố cáo Washington "gây rối" tại Biển Đông và mới đây, Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, hôm 15/12/2023 đã lại lên tiếng cảnh cáo, khuyên Mỹ nên chấm dứt việc "đùa với lửa" trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc ở Biển Đông.

Trước đó, trong một bài phỏng vấn dành cho tạp chí Nhật Bản Nikkei Asia Review, ngày 14/12, ông Jose Manuel Romualdez, đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ, đã đánh động công luận Mỹ khi khẳng định rằng hiện nay "Biển Đông là điểm nóng, chứ không phải là Đài Loan", và bất kỳ sự cố nào trong khu vực đều có thể leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu toàn diện.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á
vendredi, 24 avril 2020 22:03

Bợm lại gặp bợm

Khi cả thế giới đang hết sức quan tâm và lo lắng cho việc chống đại dịch bởi virus Vũ Hán gây ra, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lợi dụng tình trạng đó để tiến hành nhiều hành động truyền thống của mình cho chính sách bành trướng trên Biển Đông.

bom1

Ngày 2/4/2020, tàu cá QNg-90617 TS với 8 ngư dân, đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Những ngư dân này làm nghề lặn biển, ban ngày làm việc và đêm ngủ, khoảng 3 giờ sáng thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm và bắt lên tàu.

Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa

Ngày 18/4/2020, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập cái gọi là huyện đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa. Đây là đơn vị hành chính mà Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập vào năm 2012 để quản lý "Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa" - cách Bắc Kinh gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 19/4/2020, Bộ Dân chính Trung Quốc tự tiện công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" của hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông, bao gồm những thực thể nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Những hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện chính sách xâm lược không hề giấu giếm với lãnh thổ Việt Nam ngày càng dồn dập và trắng trợn.

Chuyện tàu của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc quấy rối, đâm chìm, bắt người thậm chí bắn chết trên Biển Đông đã là chuyện thường xuyên xảy ra cả chục năm nay.

Những vụ việc này liên tục tăng dần theo thời gian cùng với chính sách bành trướng của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng và đặc biệt là vùng Biển Đông của Việt Nam. Không chỉ là việc cho hàng vạn tàu đánh cá kiêm lực lượng dân quân biển tràn xuống vùng biển Việt Nam, mà việc quấy rối, phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí, can thiệp vào các hợp đồng thăm do dầu khí của Việt Nam những năm gần đây cũng ngày càng gia tăng.

Đặc biệt, sau những hành vi đó, thì việc nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành các hành động thăm dò dầu khí, di chuyển dàn khoan đến thềm lục địa của Việt Nam cũng dần dần tăng cường về tần suất và quy mô.

Điều mà người ta thường thấy, là trước những hành động ngày càng ngang ngược của phía Trung Quốc, thể hiện ý chí xâm lược dai dẳng và ngày càng trắng trợn, thì phía chính quyền Việt Nam hầu như chỉ biết im lặng, hoặc phản đối lấy lệ chỉ nhằm bảo vệ "tình hữu nghị", bảo vệ mối quan hệ "4 tốt" được thể hiện bằng "16 chữ vàng" mà nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cố bám lấy.

Điều đó đồng nghĩa với việc thống nhất hành động với những thỏa thuận cấp cao giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc rằng : "Lấy đại cục làm trọng".

Thực chất cái "đại cục" ấy là gì ?

Đó là cả hai nước vẫn chung nhau một nền tảng là tư tưởng cộng sản và chủ nghĩa quốc tế vô sản làm nòng cốt. Ở đó, quy định "khi lợi ích dân tộc xung đột lợi ích của phong trào cộng sản quốc tế, thì người cộng sản phải hy sinh lợi ích dân tộc".

Có điều, việc xung phong hy sinh lợi ích dân tộc được Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện triệt để, còn Đảng cộng sản Trung Quốc thì lợi dụng điều này cho chính sách bành trướng của mình.

Những động tác khác lạ

Lần này, trước hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc, phía Việt Nam không chỉ có hành động như bao lần trước đây là cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên diễn đàn kéo cái băng rè cũ mèm : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa" hoăc im thin thít, chỉ để cho Hội nghề cá lên tiếng…

Trước đây, ngay khi nhà cầm quyền Trung Quốc giở đủ mọi trò của đám cướp biển trên Biển Đông, người dân khắp nơi yêu cầu đưa vấn đề ra Quốc hội, thì Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội vẫn ung dung rằng "Biển Đông không có gì mới" – nghĩa là vẫn chính sách cướp biển và bành trướng của Trung Quốc như cũ, và điều đó là bình thường không cần bàn cãi.

Thế rồi, Nguyễn Phú Trọng lại hoan hỉ tự hào rằng : "Nếu có vấn đề trên Biển Đông thì làm sao chúng ta có thể ngồi đây bàn về đại hội đảng" – điều đó có nghĩa là chỉ vì cái đại hội đảng của mình, Nguyễn Phú Trọng đã sẵn sàng hy sinh lợi ích và lãnh thổ của đất nước cho giặc.

Do vậy, bao năm nay, mọi cuộc phản kháng của người dân biểu thị tinh thần yêu nước đều bị dập tắt và đàn áp tàn bạo.

Lần này, nhà cầm quyền Việt Nam còn dám gửi văn bản cho phía Trung Quốc phản đối hành vi cướp biển đối với ngư dân và đòi bồi thường.

Cũng lần này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020 để phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Đó là những hành động khác lạ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đặt ra cho người dân những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Giọng quen quen

Sau khi Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố rất… hài hước, rằng : Tàu cá ngư dân Việt Nam đã tự đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc rồi tự chìm.

Còn khi Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc về vấn đề Biển Đông, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng ngay lập tức gửi công hàm cho Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Kèm theo đó công văn Phạm Văn Đồng cũng được đưa ra như một chứng cứ về việc chính quyền Việt Nam cộng sản đã công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.

Chưa cần bàn đến việc đúng, sai trong những nội dung mà nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố, ở đây người ta nghe thấy những giọng điệu quen quen.

Người dân Việt Nam vốn xưa nay vẫn thường nghe những câu chuyện tương tự.

Chẳng hạn khoảng 21 giờ ngày 9/10/2018, anh Lê Hữu Thạnh, ngụ xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, điều khiển xe gắn máy chở theo bạn gái trên Tỉnh lộ 862 (thuộc xã Long Hòa, thị xã Gò Công) thì bị tổ Cảnh sát giao thông phát tín hiệu bằng đèn pin dừng xe. Anh Thạnh cho biết : "Cảnh sát giao thông cầm dùi cui băng ngang đường, dùng dùi cui đánh liên tục vào đầu, mặt và cổ tôi. Khi tôi ngừng xe lại bên đường, thấy tôi bị chảy máu nhiều thì Cảnh sát giao thông không nói gì và lập tức bỏ đi".

Thế nhưng, ngày 14/10, thượng tá Nguyễn Văn Mười Hai, trưởng Công an thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang), cho biết đã nhận được giải trình từ đại úy Huỳnh Minh Đức, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông và tổ công tác với nội dung là khi làm nhiệm vụ đã "va" gậy điều khiển giao thông vào một người điều khiển xe máy, khiến người này gãy xương mũi và xương hàm phải nhập viện điều trị.

Chẳng hạn, ngày 23/9/2016, nhà báo Quang Thế khi tác nghiệp đã bị công an Hà Nội đánh cho te tua, sưng mặt và vẹo sườn. Có đầy đủ video hình ảnh, thế nhưng Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội thì cho rằng : Đó không phải hành động đánh nhà báo, mà do cảnh sát "giơ chân hơi cao" và "gạt tay trúng má" nên nhà báo phải vào viện.

Sau màn phát biểu hài hước đầy thành tích này, ông Ngọc được phong hàm cấp tướng và lên làm Thứ trưởng Bộ Công an.

Việc nhà cầm quyền Trung Quốc trưng ra cái công hàm của Phạm Văn Đồng ký ngày 15/8/1958 công nhận tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cứng họng và lấp liếm không hề nhắc đến trên phương tiện báo chí. Bởi đây là một bằng chứng bán nước rõ ràng của chính phủ Hồ Chí Minh.

Điều này làm người ta nhớ lại vụ nhà cầm quyền Hà Nội cướp đất của Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cách đây hơn chục năm. Khi nhà cầm quyền tổ chức cái gọi là "Đối thoại".

Phía nhà thờ đã đưa ra đầy đủ giấy tờ, bằng chứng chứng minh tài sản này đã được mua bán hợp pháp trước khi cộng sản có mặt, và từ đó chưa hề có một chính sách chiếm hữu, cướp đoạt, thuê mượn nào từ phía nhà nước, thì ngược lại, nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa ra các chứng cứ mà họ cho rằng có từ năm 1961.

Tuy nhiên, khi người ta xem các giấy tờ đó thì nó được chế tạo bằng phông chữ của máy vi tính hiện thời.

Ngay trong cuộc họp đó khi bị vạch trần, Vũ Hồng Khanh, đã không ngần ngại dặn cấp dưới công khai trước mặt mọi người : "Những cái gì không có lợi thì cất đi".

Khi bị công luận và nhà thờ bác bỏ, nhà cầm quyền Hà Nội giở bài cùn bằng bạo lực để cướp bằng được những khu đất này bằng chó, cảnh sát.

Đã hơn chục năm qua, những mánh lới đó được diễn đi, diễn lại trên khắp đất nước này khi nhà cầm quyền cướp đất đai của dân, của tôn giáo và bất cứ ai sở hữu những khu đất có thể bán ra tiền bạc.

Những hành động đó, sử dụng bạo lực, luật rừng để chiếm cướp tài sản của người khác khi bất chấp lý lẽ, đã thể hiện một tư duy của người cộng sản : Lấy cướp làm đầu, lấy thế mạnh của bạo lực để hà hiếp kẻ yếu.

Hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc hôm nay trên Biển Đông, có thể khó hiểu với rất nhiều người khi mà một quốc gia, một đất nước tự xưng là chính nghĩa, là hùng mạnh lại dùng những món võ bẩn trong việc chiếm cướp bất chấp lý lẽ. Nhưng, với người cộng sản và những người đã quan tâm đến tình hình chính trị xã hội Việt Nam thời gian qua, thì chẳng có gì lạ.

Đó chỉ là câu chuyện "Bợm lại gặp bợm" trong kho tàng câu chuyện dân gian Việt Nam.

Ngày 24/4/2020

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 24/04/2020 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

4 ngày sau khi mạng báo South China Morning Post của Hồng Kông tiết lộ, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất số 8 cùng đội tàu hộ tống của Trung Quốc đang hoạt động ở vùng biển gần Bãi Tư Chính mà Việt Nam đang kiểm soát, có tin cho biết một quan chức quân đội Mỹ đã nói với đài NHK của Nhật Bản rằng lần đầu tiên Trung Quốc đã phóng tên lửa từ đất liền vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. 

nguy1

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh minh họa

Quan chức này nói rằng quân đội Trung Quốc đã phóng tổng cộng sáu tên lửa từ đất liền vào ngày Chủ nhật 30/06/2019, giờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (giờ Việt Nam là 01/07/2019) và hỏa tiễn đã rớt vào hai khu vực riêng biệt ở Biển Đông. Quan chức này cũng cho biết quân đội Mỹ hiện đang phân tích các loại tên lửa được bắn.

Trong khi đó, giới chóp bu Việt Nam cũng ‘phản ứng nhanh’ bằng cách thông qua kênh Bộ Ngoại giao và người phát ngôn của bộ này với cách nói đã trở thành ‘vẹt’ : "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982"… trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình… Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam". 

Thế nhưng phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn hề dám đụng chạm từ nào đến Trung Quốc và vụ việc đang trở nên nguy hiểm ở khu vực Bãi Tư Chính - một cử động rất đồng dạng vớithói câm nín của giới tuyên giáo và báo chí nhà nước Việt Nam trước vụ khiêu khích của tàu HD-8 của Trung Quốc, như đã từng câm lặng trong rất nhiều lần xảy ra khiêu khích từ Bắc Kinh trên Biển Đông.

Lối phát ngôn né tránh và giấu diếm như thế của Bộ Ngoại giao Việt Nam càng khiến cho dư luận trong nước và quốc tế nhận ra bầu không khí lúng túng như gà mắc tóc của giới chóp bu Việt Nam trước những hành động gây hấn mới nhất từ ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc. Rất tương đồng với các vụ Hải Dương 981 vào tháng 5 năm 2014 và vụ tàu Trung Quốc uy hiếp mỏ Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Ch1inh vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, vẫn không một cơ quan ‘có trách nhiệm’ nào của chính thể bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’ dám lên tiếng một cách có trách nhệm để phản đối Trung Quốc, hoặc ít ra cũng công khai một chút tin tức thực chất cho người dân biết.

Bất chấp thái độ giấu diếm của chính thể độc tài ở Việt Nam, nguy cơ chiến tranh Việt - Trung trên Biển Đông ngày càng lộ rõ.

Cơ sự có khởi nguồn bởi “chiến tranh dầu khí”. Trong mấy năm gần đây, đã có những dấu hiệu và cả biểu hiện khá rõ cho cuộc chiến tranh này.

Những mỏ dầu khí mà Việt Nam dự kiến khai thác như Cá Rồng Đỏ (liên doanh với công ty Repsol của Tây Ban Nha) và Lan Đỏ (liên doanh với tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga) đều đã bị Trung Quốc đặt vào tầm ngắm và chuẩn bị đe dọa. Vào năm 2017, Repsol đã chính thức thất thủ và phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ bởi có đến vài trăm tàu Trung Quốc bao vây mỏ dầu khí này. Thậm chí hải quân Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam khai thác Cá Rồng Đỏ.

Năm 2018, Việt Nam lại âm thầm định cùng Repsol khai thác Cá Rồng Đỏ. Nhưng một lần nữa, kế hoạch này lại thất bại thê thảm bởi “đồng chí tốt” Trung Quốc.

Cho tới nay, toàn bộ các mỏ Cá Rồng Đỏ, Lan Đỏ và kể cả mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi đều đang bị đình hoãn khai thác.

Hai năm 2017 và 2018 là những thời điểm đường lưỡi bò vẽ bổ sung của Trung Quốc đã quét qua gần như toàn bộ các lô dầu khí nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi đến Hà Nội đã trắng trợn đến mức ra yêu sách bắt Việt Nam phải ‘cùng hợp tác dầu khí’, với tỷ lệ ăn chia có thể lên đến 60% cho Trung Quốc và chỉ còn lại 40% cho chủ nhà Việt Nam - được hiểu thực chất là phải mời một tên cướp vào nhà mình để cùng chia bôi tài sản…

Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

Nguy cơ Việt Nam bị tấn công đang hiển thị dần sau một tháng và mỗi quý. Đến giờ phút này, giới chóp bu Việt Nam phải quyết định cho chính số phận tồn vong của nó : thêm một lần đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến lục phủ ngũ tạng của dân tộc Việt Nam bị kẻ thù phanh thây – theo đúng cái cách mà chính quyền Trung Quốc đã làm để mổ sống nội tạng các tín đồ Pháp Luân Công.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/07/2019

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Tàu khoan dầu nước ngoài rời Việt Nam do căng thẳng với Trung Quốc (RFI, 14/08/2017)

Theo hãng tin Reuters hôm 14/08/2017, một tàu khoan dầu của nước ngoài đã rời khỏi vùng biển Việt Nam do căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc về thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

bd1

Ảnh minh họa : Bản đồ các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam được PetroVietnam công bố tháng 06/2012. DR

Chiếc tàu Deepsea Metro I đã đình chỉ việc khoan thăm dò dầu khí tại lô 136/3 của Việt Nam vào tháng trước do áp lực của Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng lô dầu khí đó, mà Việt Nam đã cấp phép cho tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha, nằm chồng lấn lên khu vực "đường lưỡi bò", vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Reuters, chiếc tàu Deepsea Metro I, do công ty Odfjell Drilling của Na Uy sử dụng, đã đến khu vực ngoài khơi cảng Labuan của Malaysia vào sáng nay. Lần cuối cùng mà chiếc tàu này được nhìn thấy tại khu vực khoan dầu là vào ngày 30/07.

Mặc dù đã bỏ 27 triệu đôla vào lô 136/03, công ty Repsol vào tháng trước đã thông báo ngưng khoan thăm dò dầu khí tại lô này. Tham gia vào liên doanh khai thác lô 136/3 còn có tập đoàn PetroVietnam và công ty Mubadala Development của Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập.

Theo Reuters, chính Trung Quốc đã yêu cầu đình chỉ việc khoan thăm dò tại lô này và một nguồn tin ngoại giao tiết lộ rằng quyết định ngưng khoan dầu khí đã được đưa ra sau khi một phái đoàn Việt Nam viếng thăm Bắc Kinh.

Cho tới nay, Hà Nội chưa hề xác nhận đã bắt đầu khoan thăm dò tại lô 136/3, cũng như đã ngưng khoan tại lô này. Tuy nhiên, vào tháng trước, phát ngôn viên bộ Ngoại giao đã khẳng định quyền thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, tuyên bố rằng tất cả các hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam "được tiến hành trong khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam" và hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha là "hoạt động kinh tế bình thường".

Thanh Phương

**********************

Tàu khoan nước ngoài đã rời Việt Nam (RFA, 14/08/2017)

Chiếc tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I đến vùng nước thuộc cảng Labuan, Malaysia trong ngày 14 tháng 8 sau khi rời vùng biển Việt Nam.

bd2

Tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I đến vùng nước thuộc cảng Labuan, Malaysia trong ngày 14 tháng 8 sau khi rời vùng biển Việt Nam

Hãng tin Reuters loan tin dẫn dữ liệu tàu biểncho biết tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I sau khi rời Việt Nam vào ngày 14 tháng 8 đã đến vùng biển thuộc Cảng Labuan, Malaysia. Lần cuối cùng chiếc tàu được báo cáo ở khu vực khoan thăm dò tại vùng biển Việt Nam là ngày 30 tháng 7.

Vào tháng qua Hãng Repsol của Tây Ban Nha cho biết hoạt động khoan thăm dò phải ngưng lại sau khi công ty này đã chi ra 27 triệu đô la tại giếng khoan. Việc ngưng khoan thăm dò là do áp lực từ phía Trung Quốc.

Tàu Deep Sea Metro I được thuê thực hiện hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 của Việt Nam. Lô này nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Theo Reuters thì một nguồn tin ngoại giao cho biết quyết định của Hà Nội cho ngưng khoan thăm dò tại lô 136/3 được đưa ra sau khi có một phái đoàn của Việt Nam sang làm việc tại thủ đô Trung Quốc.

Chính quyền Hà Nội chưa bao giờ xác nhận về hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 bắt đầu khi nào và bị ngưng ra làm sao ; tuy nhiên vào tháng qua khi được hỏi về vụ việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội lên tiếng cho rằng Việt Nam có quyền khai thác dầu khí trong vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phàn của nước này.

Việt Nam được cho biết gần đây trở thành quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Tin nói chính Hà Nội yêu cầu phải đưa vào tuyên bố chung cuộc họp ngoại trưởng lần thứ 50 tại Manila, Philippines vừa qua quan ngại về hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc, Đài Loan và 4 quốc gia khác thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên và là tuyến đường biển quan trọng này. Bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

*********************

Kiểm ngư Việt Nam rất thiếu kinh phí (RFA, 14/08/2017)

Bộ trưởng Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Cường, vào ngày 14 tháng 8 phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường Vụ Quốc hội là lực lượng kiểm ngư Việt Nam rất thiếu kinh phí.

bd3

Tàu Kiểm ngư Việt Nam - Courtesy Báo Giao Thông

Ông Nguyễn Xuân Cường thừa nhận tàu kiểm ngư Việt Nam hiện nay là do các nước khác giúp. Người đứng đầu ngành nông nghiệp-phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng chưa thể tổng kết hoạt động của kiểm ngư Việt Nam vì lý do lâu nay không có kinh phí.

Tuy nhiên, những ý kiến phản biện khác tại Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam nói là Lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam đã đi vào hoạt động từ năm 2014 ; đến nay đã 3 năm nên có thể tổng kết thời gian qua được rồi.

Hiện giới chức thẩm quyền tại Việt Nam vẫn có ý kiến khác nhau về phương án trình chính phủ là có nên thành lập kiểm ngư ở tất cả 28 tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước, hay chỉ thành lập ở một số tỉnh, thành phố ven biển có tính đặc thù thôi.

Ông Bộ trưởng Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho biết diện tích hoạt động của kiểm ngư hơn 1 triệu kilomet vuông trên biển nên cần chính sách, giải pháp giúp nâng cao năng lực cho lực lượng này trên vùng biển của Việt Nam thông qua Luật Thủy Sản.

Published in Châu Á

Trung Quốc tập trận gần Đài Loan (RFA, 02/03/2017)

dl1

Lực lượng hải quân Trung Quốc, ảnh minh họa. AFP

Trung Quốc vừa thực hiện một cuộc diễn tập với tàu chiến và máy bay ở vùng Tây Thái Bình Dương và gần Đài Loan vào hôm thứ năm, ngày 2 tháng 3.

Tân Hoa Xã cho biết tham gia cuộc diễn tập có các máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm. Các máy bay này đã bay qua eo Miyako giữa đảo Miyako phía Nam Nhật bản và Okinawa, sau đó bay đến phía đông bắc Đài Loan và bay vào khu vực Thái Bình Dương.

Tân Hoa xã cho biết các máy bay này được diễn tập cùng với tàu chiến ở trong khu vực để cải thiện khả năng kết hợp của hai bên. Cuộc diễn tập là một phần trong kế hoạch thường niên của hải quân Trung Quốc, không nhắm vào bất cứ một nước nào, và hoàn toàn tuân thủ các luật và nguyên tắc của quốc tế.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Đài Loan đã theo dõi cuộc diễn tập diễn ra ngoài khu vực nhận dạng phòng không của Đài Loan và không thấy có bất cứ lý do nào để phải báo động.

Cũng trong ngày 2 tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết hải quân nước này sẽ gia tăng các cuộc tuần tra thường xuyên trong khu vực biển Đông và thực hiện các cuộc tập luyện chung với lực lượng không quân để đối phó với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc trong khu vực biển có tranh chấp.

******************

Đài Loan sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông (RFA, 02/03/2017)

dl2

Tàu chiến thuộc hải quân Đài Loan, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Hải quân Đài Loan sẽ gia tăng tuần tra ở Biển Đông, đồng thời lên kế hoạch tăng cường những cuộc tập trận chung với không quân, để đối phó với sức mạnh và hiểm họa quân sự của Trung Quốc.

Hôm nay khi ra điều trần tại Quốc Hội, ông Phùng Thế Khoan, Bộ Trưởng Quốc Phòng Đài Loan nói rằng trước tình hình đầy biến động ở Biển Đông, hải quân và không quân nước này có trách nhiệm phải sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh quốc gia, cũng như phải bảo vệ ngư dân Đài Loan đánh bắt hải sản trong khu vực, và bảo vệ các tuyến đường biển đang sử dụng.

Loan báo này được Đài Loan đưa ra trong lúc Bắc Kinh sửa soạn công bố ngân sách quốc phòng, khi Quốc Hội Trung Quốc nhóm phiên họp hàng năm vào cuối tuần này.

Published in Châu Á

Philippines với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017, sẽ tìm cách lái con thuyền Biển Đông vượt qua được trận "cuồng phong" đến từ Hoa lục.

biendong1

Biển Đông : cơ hội và thách thức năm 2017

Năm 2016 chuẩn bị khép lại với nhiều biến động của các xu thế địa- chính trị khu vực và toàn cầu. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có lẽ Biển Đông là nơi ghi dấu ấn đậm nét nhất của những thay đổi địa- chính trị trong năm 2016.

Đánh giá lại những bước ngoặt trong vấn đề Biển Đông năm 2016 và đưa ra dự báo cơ hội cũng như thách thức cho hòa bình và ổn định trên Biển Đông đã được nhiều học giả, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành.

Là người luôn bám sát mọi động thái diễn biến mới trên Biển Đông trong nhiều năm qua và liên tục đồng hành cùng Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp đến bạn đọc xa gần những phân tích, góc nhìn riêng về Biển Đông dưới lăng kính luật pháp quốc tế, cá nhân tôi cũng xin có đôi lời chia sẻ, tạm gọi là "tổng kết" lại một năm.

Hy vọng những gì cá nhân tôi chia sẻ trên diễn đàn Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc một góc nhìn, một cách đánh giá bám sát diễn biến của tình hình.

Chúng tôi trình bày hiểu biết của mình trên cơ sở lấy luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) làm nền tảng, đặt trong bối cảnh cụ thể những xu hướng địa chính trị khu vực và quốc tế.

Phán quyết Trọng tài 12/7 là dấu ấn và là bước ngoặt lớn lao nhất của năm 2016

Trước, trong và sau khi Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 ra Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12/7/2016, nhiều học giả trong nước và quốc tế đã phân tích, mổ xẻ các khả năng, đánh giá Phán quyết, dự báo tác động và ảnh hưởng của nó.

biendong2

Phán quyết của Tòa án trọng tài - Hình minh họa : Internet.

Cá nhân tôi cũng có một loạt bài trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, cũng như trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn khác trong và ngoài nước về đề tài này.

Nhưng khác với các nhà nghiên cứu khác, tôi luôn có niềm tin sâu sắc và nhất quán vào công lý, công pháp quốc tế và tính công bằng, công tâm của 5 thẩm phán thành viên Tòa Trọng tài thụ lý vụ kiện của Philippines.

Hội đồng Trọng tài đã chọn 7/15 nội dung Philippines khởi kiện Trung Quốc để xét xử thuộc thẩm quyền của mình. Kết quả là Tòa Trọng tài đã ra Phán quyết đầy đủ cả 7 nội dung có lợi cho Manila. 

Thậm chí, học giả Greg Poling từ Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á, CSIS, Hoa Kỳ, còn đánh giá Phán quyết này đã đề cập đến 14/15 nội dung đơn kiện của Philippines. Kết quả này đã vượt ra ngoài cả mong đợi của nhiều người, trong đó cá nhân tôi.

Trước đó, tôi nhiều lần nhận định, chắc chắn Tòa sẽ ra Phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý dựa trên yêu sách "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đưa ra. 

Còn về hiệu lực pháp lý của các cấu trúc địa lý ở Trường Sa, tôi chỉ dám hy vọng Tòa sẽ làm rõ một số cấu trúc, thậm chí Tòa có thể ra một phán quyết "trung dung" với nhóm nội dung này, do lo ngại những phản ứng địa chính trị phức tạp có thể xảy ra sau Phán quyết. 

Nhưng cuối cùng Phán quyết Trọng tài đã làm rất rõ và rất thuyết phục hiệu lực pháp lý của tất cả các cấu trúc ở Trường Sa :

Không có cấu trúc nào đủ tiêu chuẩn để xác định có vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của từng thực thể được công nhận là đảo theo Điều 121, UNCLOS 1982.

Đó là thành công ngoài cả mong đợi, là thắng lợi của công lý, công bằng và công pháp quốc tế, không chỉ là thắng lợi của Philippines, mà là thắng lợi của nhân loại, thắng lợi của UNCLOS 1982. 

Tuy nhiên ngay trong ngày 12/7, trước khi Tòa Trọng tài công bố Phán quyết, có không ít học giả và nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn hoài nghi khả năng Tòa bác đường lưỡi bò. 

Thế mới thấy tầm vóc Phán quyết Trọng tài thật lớn lao, vĩ đại, xóa bỏ những nỗi sợ mơ hồ trong giới nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế về một yêu sách quá lố, quá phi lý của Trung Quốc.

Hạ thấp hay tuyệt đối hóa vai trò Phán quyết Trọng tài có thể làm suy giảm ý nghĩa và ảnh hưởng của nó

Trước khi công bố Phán quyết Trọng tài chiều tối 12/7 giờ Việt Nam, có một quan điểm khá cực đoan, đổ lỗi cho Phán quyết Trọng tài và hoạt động xét xử của Tòa Trọng tài "gây căng thẳng Biển Đông".

Quan điểm này có lẽ bị ảnh hưởng bởi chiến dịch vận động, tuyên truyền rầm rộ bằng nhiều thủ đoạn vừa mua chuộc vừa đe dọa của Trung Quốc, khiến một số người hoang mang, lo sợ. 

Và cũng không loại trừ một người muốn "té nước theo mưa" để cổ súy cho luận điệu ngụy biện của Trung Quốc nhằm chống lại UNCLOS 1892, phủ nhận thẩm quyền của Tòa Trong tài theo Phụ lục VII, UNCLOS, chống lại Phán quyết.

Sau khi Phán quyết Trọng tài được công bố, một thái cực khác cũng khiến dư luận hiểu sai lệch giá trị và ý nghĩa của nó, đó là tuyệt đối hóa vai trò của Phán quyết, xem nó như chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi tranh chấp phức tạp ở Biển Đông.

Chính những quan điểm tuyệt đối hóa vai trò và tác động của Phán quyết Trọng tài đã dẫn đến nhận thức sai lầm về phản ứng và chính sách của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, cũng như nhận định "Việt Nam cô độc trong cuộc đối đầu với Trung Quốc" mà Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Stratfor mới đưa ra gần đây.

Điều này đã được chúng tôi phân tích và mổ xẻ thường xuyên trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong loạt bài về Biển Đông. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin lưu ý, xin nhắc lại 2 vấn đề quan trọng xung quanh Phán quyết Trọng tài 12/7.

Thứ nhất, Phán quyết Trọng tài 12/7 là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình giải quyết các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế với 2 đóng góp cực kỳ quan trọng. 

Một là vô hiệu hóa đường lưỡi bò bất hợp pháp, bác bỏ quan điểm về "quyền lịch sử" vốn đã bị UNCLOS 1982 loại bỏ khi xây dựng, trong đó Trung Quốc là một nước thành viên tích cực tham gia, đóng góp và hình thành nên Công ước.

Hai là làm rõ hiệu lực pháp lý của các cấu trúc địa lý ở Trường Sa với xác quyết, không một cấu trúc nào ở quần đảo Trường Sa đủ điều kiện để có hiệu trong việc mở rộng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của từng đảo theo Điều 121, UNCLOS 1982. 

Hai điều này đã góp phần thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có phạm vi Trung Quốc cố tình tìm cách tạo ra tranh chấp. 

Xin được nhấn mạnh rằng, sau Phán quyết Trọng tài, Trung Quốc tạm thời đã không dùng giàn khoan khổng lồ, hạm đội tàu cá dưới sự yểm trợ của tàu hải cảnh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của các nước ven Biển Đông như họ từng làm trước thời điểm 12/7/2016.

Cá nhân người viết coi đó là một cách Trung Quốc ngầm thừa nhận và thực thi một phần nội dung Phán quyết.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế tiếp tục nghiên cứu kỹ Phán quyết Trọng tài 12/7, nó có thể xem như một Phụ lục bổ sung cho UNCLOS 1982 trong việc ứng dụng và giải thích Công ước vào thực tế ở các khu vực tranh chấp phức tạp như Biển Đông.

Sở dĩ phải lưu ý điều này là vì, sau Phán quyết Trọng tài vẫn có những quan điểm, nhận thức và băn khoăn trong dư luận rằng Việt Nam chịu "thiệt thòi về chủ quyền" đối với một số cấu trúc ở Trường Sa, như thế là hiểu sai bản chất Phán quyết và chúng tôi đã phân tích. 

Tuy nhiên các hãng truyền thông quốc tế và báo chí trong nước khi phỏng vấn chuyên gia vẫn không ít người nhầm lẫn, đánh đồng 2 loại tranh chấp hoàn toàn khác nhau về bản chất và cơ chế pháp lý giải quyết : tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp ứng dụng - giải thích UNCLOS 1982.

Nếu vẫn tiếp tục nhầm lẫn như thế thì đồng nghĩa với việc vô hình trung trở thành cái loa tuyên truyền cho yêu sách phi lý của Trung Quốc và chủ trương chống đối UNCLOS 1982 mà họ theo đuổi hiện nay. 

Philippines đã "bổ nhát cuốc pháp lý" đầu tiên vào các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, thu hẹp phạm vi tranh chấp mà Trung Quốc cố tình tạo ra. Chúng ta được hưởng lợi hoàn toàn từ Phán quyết Trọng tài, nên cần phải có nghĩa vụ cùng Philippines phát huy các giá trị của nó. 

Những trải nghiệm trong hơn 5 tháng qua kể từ sau khi Phán quyết Trong tài được công bố đã có thể cho thấy tính hiệu quả của những phương thức ứng xử linh hoạt trong quan hệ đối ngoại của các nước có liên quan trong khu vực.

Trong đó, không thể không nói đến vai trò của Cộng hòa Philippines. 

Mặc dù là một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ, một thành viên của ASEAN luôn đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại yêu sách phi lý của Trung Quốc trong Biển Đông và là bên nguyên, giành thắng lợi tuyệt đối trong vụ kiện Trọng tài Biển Đông năm 2017, Philippines đã lựa chọn đối thoại và tiếp tục đàm phán với Trung Quốc hậu Phán quyết. 

Đó là sự lựa chọn khá "thức thời". Đàm phán sẽ là bước đi tiếp nối Phán quyết Trọng tài, chứ không có nghĩa là chống lại nó, phủ định nó. 

Và như vậy, chúng ta hy vọng và tin tưởng Philippines với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017, sẽ tìm cách lái con thuyền Biển Đông vượt qua được trận "cuồng phong" đến từ Hoa lục. 

Phải chăng đó chính là những bài học thiết thực bổ ích cho những ai đang gánh vác sứ mệnh của Đất nước, Dân tộc mình trước những diễn biến phức tạp đang diễn ra trong Biển Đông ?

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã dành ưu tiên cao nhất, tìm mọi cách, vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trong quan hệ thăng trầm do lịch sử để lại để duy trì và củng cố mối quan hệ với Trung Quốc "vừa đồng chí, vừa anh em".

Điều đó cũng chính là vì lợi ích chính đáng của 2 nước, cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển chung của khu vực và quốc tế, nhưng không thể không tuân thủ nguyên tắc :

Đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, coi trọng sự tồn vong của đất nước, của dân tộc như là lẽ sống mà mỗi người dân đất Việt sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ và giữ gìn bằng mọi giá, trong bất kỳ tình huống nào… 

Sự xuất hiện của Donald Trump và Rodrigo Duterte đánh dấu một xu thế chính trị mới ảnh hưởng lớn đến Biển Đông năm 2017

Về những điều chỉnh chính sách của Philippines hậu Phán quyết Trọng tài 12/7 qua các phát ngôn và hành động của Tổng thống Rodrigo Duterte, chúng tôi đã thường xuyên có bài phân tích.

Ở đây chúng tôi chỉ xin chia sẻ một vài điều xung quanh cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề. 

Tôi cho rằng, cách làm của ông Rodrigo Duterte hiện nay không chỉ giúp tối đa hóa lợi ích cho Philippines, mà còn góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, gián tiếp thực hiện Phán quyết Trọng tài. 

Nó không mâu thuẫn với chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino III, mà là một bước phát triển mới, một sự thích ứng cần thiết khi tình hình thực tế đã thay đổi.

Vì vậy, đánh giá các chính sách và tác động chính sách đối ngoại của ông Rodrigo Duterte cần phải đặt vào hệ quy chiếu "3 chiều" :

Một là nó có mâu thuẫn với các quy tắc pháp lý quốc tế và yêu sách của Philippines ở Biển Đông hay không ? Hai là nó có đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc của Philippines hay không ? Ba là nó có góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông hay không ?

Xét trên cả 3 tiêu chí này, trả lời của 2 câu đầu là không, câu thứ 3 là có. 

Đó là nhận xét của cá nhân tôi, còn việc đánh giá chính sách của ông Duterte liên quan đến quyền lợi của Philippines là thuộc về người dân nước này, không phải chúng ta hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Còn đối với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, tôi có nhiều hy vọng vào chính sách của ông với Biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hạn chế của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama thì có lẽ dư luận đã thấy, trong khi sự quan tâm và hướng tiếp cận mới của ông Donald Trump về Biển Đông cũng đã bước đầu được bộc lộ.

Trump và đội ngũ cộng sự dày dạn kinh nghiệm thương trường và đàm phán có lẽ đã tìm ra câu trả lời, cách tiếp cận vấn đề Biển Đông để bảo vệ lợi ích của Mỹ : tự do hàng hải hàng không, luật pháp và trật tự quốc tế, vị thế vai trò của Mỹ ở Biển Đông.

Trong số đó, sức ép về mặt quân sự cũng như địa- chính trị thông qua vấn đề Đài Loan đã được Donald Trump và nhóm chuyển giao của ông tính đến. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải chờ xem chính sách chính thức của ông sẽ như thế nào, để tính toán các giải pháp phù hợp.

Bản thân giới nghiên cứu Đài Loan cũng có nhiều quan điểm lo ngại : Đài Loan có thể trở thành con bài mặc cả giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vì vậy nếu chúng ta kỳ vọng Mỹ sẽ "ra tay nghĩa hiệp" ở Biển Đông là không thực tế.

Thiết nghĩ chúng ta chỉ có thể lựa theo những điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ dưới thời Trump - đối trọng xứng tầm của Trung Quốc ở Biển Đông, để điều chỉnh chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia dân tộc, chứ không thể chọn bên lúc này.

Điều đó kết hợp với việc tăng cường khả năng phòng thủ chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc, gắn liền với lợi ích khu vực và quốc tế, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chính sách hòa hoãn của ông Rodrigo Duterte là một cơ hội mở ra cho Philippines và cho chính chúng ta, đó là làm sao phải duy trì cho được hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Theo tôi, nên xem đây là mục tiêu quan trọng nhất về đối ngoại, liên quan đến Biển Đông hiện nay. Để xảy ra xung đột, đối đầu lúc này, phần thiệt nhiều hơn sẽ thuộc về các nước nhỏ. Tất nhiên, việc tăng cường phòng thủ vẫn là ưu tiên hàng đầu và là điều không phải bàn cãi.

Còn chính sách của Donald Trump vẫn chưa được công bố chính thức, cần có sự theo dõi, nghiên cứu sát sao. Nó có thể mang lại cả cơ hội lẫn thách thức.

Những lưu ý với người Việt khi tìm hiểu vấn đề Biển Đông

Sự toàn vẹn lãnh thổ,chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc luôn là đề tài nhận được sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên của mọi tầng lớp người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.

Tuy nhiên chúng tôi xin đặc biệt nhấn mạnh yếu tố "hợp pháp", tính chính danh, chính nghĩa của chúng ta phải được đặt lên hàng đầu khi tiếp cận các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông. 

Muốn làm được như vậy, cần phải nắm rõ các nguyên tắc pháp lý và thực tiễn pháp lý quốc tế về các tranh chấp liên quan, tách bạch yếu tố chính trị khỏi pháp lý.

Đồng thời trong thể hiện quan điểm, cần có cái nhìn bao quát toàn cục một cách tỉnh táo, tránh để cảm xúc chi phối, có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc, như trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nước ta.

Giữa nhiệt huyết và lòng yêu nước với chủ nghĩa dân túy hẹp hòi, nhiều lúc rất mong manh nếu thiếu đi một cái nhìn tỉnh táo dựa trên lăng kính pháp lý, chuẩn mực quốc tế.

Ngay trong giới nghiên cứu, đã từng có những quan điểm chính trị hóa các vấn đề pháp lý, chụp mũ, áp đặt quan điểm cá nhân lên những người không cùng nhận định với mình.

Nhắc lại những tranh luận mang màu sắc cảm xúc và thiếu tính thuyết phục của Đại tá Lê Thế Mẫu chỉ trích nhà báo Hồng Thủy và Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chúng tôi chỉ hy vọng rằng ngay trong đội ngũ nghiên cứu cũng cần nhận ra rằng, có nhiều vấn đề mình cần điều chỉnh.

Đó là, đã tranh luận khoa học, thì phải dựa theo luận cứ khoa học, không chụp mũ, không quy kết bằng cách chính trị hóa các vấn đề học thuật. Phải nói điều này bởi nếu không, chính chúng ta tự chia năm sẻ bảy, chứ chưa cần đối phương phải tác động, gây chia rẽ nội bộ.

Tôi cho rằng trong ấm thì ngoài êm, đối nội quan trọng hơn đối ngoại. Đặc biệt với những vấn đề phức tạp như các tranh chấp khác nhau ở Biển Đông, thống nhất nhận thức trong nội bộ người Việt là quan trọng hơn cả.

Chỉ khi nào chúng ta có chung nhận thức về việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế, chúng ta mới có được sức mạnh và sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế và khu vực, cũng như chính nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý.

TS Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 01/01/2017

Published in Diễn đàn