Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiều thứ Năm 21/9 vừa qua, tại Đại học U.C. Berkeley, trong lớp Vietnamese 101A : Advanced Vietnamese - Vietnamese Literature [Lớp văn học Việt Nam] do cô Nguyễn Nguyệt Cầm phụ trách có một khách mời đặc biệt là nhà thơ cách-mạng-phản-kháng-chiến-đấu Bùi Minh Quốc đến nói chuyện với sinh viên về những sáng tác của ông.

bmq1

Nhà thơ Bùi Minh Quốc trong lớp Văn học Việt Nam tại Đại học Berkeley hôm 21/9/2023 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Đây là lần thứ ba nhà thơ đến Hoa Kỳ, chuyến đi êm đò xuôi mái, vì đã có một lần, vào tháng 3 năm 2018 khi ra sân bay Tân Sơn Nhất để đi Mỹ dự lễ tốt nghiệp và đính hôn của con trai thì ông bị công an chặn lại, cấm xuất cảnh vì lí do an ninh. Lần này ông qua thăm gia đình con trai đang sống ở tiểu bang Washington.

Cô Nguyệt Cầm giới thiệu Bùi Minh Quốc "là nhà thơ cách mạng, lúc nào trong thơ của ông cũng hừng hực lửa, trước cũng như sau năm 1975" và là một thi sĩ có thơ được chuyển thành nhạc : "cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao, dù đạn bom man rợ thét gào, dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích…" rất nổi tiếng, mà cô đã thường hát khi tuổi mới 15, 16. Đó là nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Bùi Minh Quốc.

Ngày xưa đó, cô cũng còn mê những dòng thơ tình của Bùi Minh Quốc :

"Có khi nào trên đường đời tấp nập

Ta vô tình đi lướt qua nhau

Chẳng ngờ đang để mất

Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu…"

đến độ "đi ngoài đường cứ nhìn xung quanh để xem mình có vô tình để mất tâm hồn nào mình đã đợi từ lâu không. Nên người ta cứ tưởng tôi là con điên".

Hồi tưởng của cô giảng viên tại một đại học danh tiếng của nước Mỹ đã đem lại cho sinh viên những tiếng cười.

bmq2

Cô Nguyễn Nguyệt Cầm đang giới thiệu nhà thơ Bùi Minh Quốc, bên phải, với sinh viên (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Thi sĩ Bùi Minh Quốc có mái tóc bạc trắng bồng bềnh, như mái tóc của Albert Einstein. Giọng nói rõ và mạch lạc, tôi "tuổi cao tóc bạc da mồi, nhưng mà tâm hồn vẫn xanh". Dù năm nay ông đã 83 tuổi. Nhắc đến bài thơ "Lên miền Tây", có câu : "Tuổi xanh ta, xanh mãi như rừng xanh xanh lớp" nhà thơ tự thấy tâm hồn ông đến nay vẫn như thế.

Là thi sĩ, ông dùng thơ để ra tuyên ngôn. Ba năm trước, khi 80 tuổi ông xuất bản tập thơ "Mẹ Việt Nam" và ở trang đầu là tuyên ngôn thơ của ông. Ông cất cao giọng :

Thơ tôi tiếp lửa cho người bị áp bức

Từng ngày từng ngày

Cho đến một ngày

Không còn ai cần đọc thơ tôi…

Và ông mơ đến một ngày trên thế gian này không còn ai bị áp bức, họ không còn đọc thơ của ông nữa, không còn ai cần tiếp lửa nữa.

Câu chuyện chung quanh việc sáng tác bài thơ "Lên miền Tây" được ông kể lại cho sinh viên nghe. Khi đó ông đang học lớp 9 trường Chu Văn An ở ven Hồ Tây, Hà Nội. Trong lớp, ông ngồi bên cửa sổ, một tai nghe nhưng mắt mơ màng nhìn qua khung cửa, bên kia hồ thấy đỉnh núi Ba Vì xa xa, hình dung sau núi kia là Tây Bắc. Ông yêu vùng đất đó, dù chưa đến bao giờ nhưng đã đọc nhiều về Tây Bắc thành ra nằm mơ thấy cuộc lên miền Tây của mình.

Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi

Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng

Ôi, miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng

Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy…

Thơ của ông viết vào năm 18 tuổi có lửa hừng hực. Trong bài thơ còn có một câu mà ông cho là định mệnh của đời ông : "Đi chiến đấu là niềm vui bất tận", mà bây giờ nhìn lại ông cho rằng cả cuộc đời ông là cuộc đời chiến đấu. Ông nói : "Niềm vui của cuộc đời tôi là niềm vui trong chiến đấu. Tình yêu của cuộc đời tôi là tình yêu trong chiến đấu".

Nhà thơ tiết lộ chút đời riêng. Ông có ba người vợ, ba người vợ kế tiếp chứ không phải ba người vợ song song. Nghe thế sinh viên cười ồ. Ba người bạn đời của ông là ba người bạn chiến đấu, như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là Nguyễn Thị Dương Hà, cũng là khách mời đang có mặt trong phòng học, mà ông nhận xét đó cũng là một cặp đôi sánh bước để chiến đấu.

Tiến sĩ Vũ góp ý, nhắc lại câu chuyện mà ông được nghe nhà thơ kể cách đây vài hôm. Bài thơ "Lên miền Tây" khi vừa viết xong Bùi Minh Quốc gửi cho hai tờ báo nhưng không được đăng, sau đó ông gửi cho tạp chí Văn Nghệ mà người phụ trách trang thơ là Xuân Diệu, bố nuôi của Cù Huy Hà Vũ. Một hôm nhà thơ ra tiệm sách thì thấy trang đầu tạp chí có giới thiệu bài "Lên miền Tây, Bùi Minh Quốc". Sướng quá, ông về xin tiền quà sáng bố mẹ và mua ngay tờ tạp chí. Ít lâu sau nhà thơ được gặp Xuân Diệu, được mời tham dự hội nghị những nhà văn trẻ mà ông là một trong những người trẻ nhất. Theo ông Vũ, Bùi Minh Quốc là : "Con người của lý tưởng cách mạng và lý tưởng thơ. Ông không bao giờ đầu hàng trước chướng ngại, trong nghệ thuật cũng như trong đấu tranh chính trị".

Bài thơ "Lên miền Tây" của Bùi Minh Quốc đã được đưa vào sách giáo khoa và trong một kỳ thi tốt nghiệp lớp 7, hệ 10 năm, những vần thơ trong bài cũng đã được chọn để học sinh bình giảng.

Nhưng cũng vì bài thơ mà ông bị "vạ miệng" hai lần. Thi sĩ kể, lần đầu bị nhà văn Nguyễn Đình Thi, khi đó cũng là đại biểu quốc hội, đánh, cho rằng ông chưa lên Tây Bắc bao giờ thì biết gì mà làm thơ mơ mộng viển vông về vùng đất đó. Thế là bài thơ bị đưa ra khỏi sách giáo khoa.

Vạ miệng thứ hai là có nhiều thanh niên vì yêu thích bài thơ mà hăng hái lên miền Tây Bắc khai khoang để rồi không về lại được thành phố, nhiều cô không lấy được chồng. Họ oán trách ông.

Sinh viên trong lớp có nhiều câu hỏi cho nhà thơ. Một nữ sinh viên hỏi vì sao những bài thơ trước năm 1975 của ông theo phong cách cách mạng, sau 1975 đem đến cho ông địa vị, danh vọng và tiền bạc, nhưng có sự kiện nào hay lý do nào đã khiến ông quyết định viết những bài thơ chống lại chính quyền độc tài ?

Thi sĩ Bùi Minh Quốc trả lời rằng sau năm 1975 ông dần dần nhận ra những người lãnh đạo của Đảng cộng sản, tức là những người cầm đầu của chế độ độc tài toàn trị đã phản bội toàn bộ cách mạng dân tộc, dân chủ mà ông từng theo đuổi. Tất cả những quyền công dân ghi trong Hiến pháp không được thực hiện, chỉ có trên giấy, như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do ứng cử bầu cử đều không có. Trong lãnh vực văn hóa văn nghệ là rõ nhất, tất cả những tiếng nói trái với tai những người lãnh đạo đều bị bịt miệng.

Một sinh viên hỏi về bài thơ ông sáng tác năm 1997 có câu :

"Đà Lạt dậy mùa hoa

Anh nghiến răng trong phòng thẩm vấn

Giữa ban ngày mà ngập đêm đen",

có phải câu cuối ông nói đến một tác phẩm của Vũ Thư Hiên ?

Nhà thơ xác nhận ông đã mượn tên cuốn hồi ký của Vũ Thư Hiên trong câu thơ đó, nhưng đó không phải là câu cuối.

Bài "Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn" gắn với một sự thật có trong đời của của ông. Khi nghe tin ông bà Hoàng Minh Chính từ Hà Nội vào Sài Gòn, thi sĩ có ghé thăm. Mới gặp ông Chính chừng năm phút thì công an và an ninh đến yêu cầu ông rời khỏi nhà của người con gái của ông Chính. Vài hôm sau, có một người nói là mới từ Pháp về, sau ông mới biết là an ninh, trao cho ông một copi của "Đêm giữa ban ngày". Ông mang về và khi vừa đến bến xe Đà Lạt thì đã có công an chờ sẵn, khám xét hành lý và nói tác phẩm này là bất hợp pháp. Ông bị đưa về công an thành phố giam ba ngày ba đêm, bị thẩm vấn.

Ông sáng tác nhiều bài thơ trong phòng thẩm vấn, bài "Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn" còn có những câu :

"Ôi tổ quốc vào tay quỉ dữ

Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình".

Nhà thơ Bùi Minh Quốc bị thẩm vấn liên tục trong mấy tháng trời, cùng với Tiêu Dao Bảo Cự. Ông tiếp tục làm thơ, được bài nào đều đem đọc cho Bảo Cự nghe.

Ông kể trong đợt thẩm vấn ông sáng tác được 30 bài thơ, chép vào giấy pơ-luya gửi cho mấy nhà xuất bản, dù ông biết là họ sẽ không in nhưng là để cho biết là Bùi Minh Quốc có những sáng tác thơ. Ông gửi cho chi nhánh phía Nam của nhà xuất bản Hội Nhà văn do nhà thơ Ý Nhi phụ trách, dùng tên người gửi và địa chỉ vớ vẩn nào đó. Ông cũng gửi cho vài nơi khác, trong đó có tướng Trần Độ, nguyên là Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, với một thư kèm "mong anh dành thời gian đọc và anh cho nhận xét". Khi đó ông Độ đã bị đánh rồi, nhà thơ cho biết.

Tập thơ "Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn" không biết bằng cách nào đó đã được phổ biến ở nước ngoài, in ở Pháp. An ninh văn hóa và công an tỉnh Lâm Đồng đến gặp ông, muốn biết làm sao sáng tác của ông lọt ra nước ngoài, tại sao ông làm như thế. Nhà thơ trả lời là chỉ gửi cho mấy nhà xuất bản trong nước, còn làm sao nó lọt ra nước ngoài thì ông không biết, truy tìm là việc của công an.

Thế là ông lại bị quản chế, mà ông gọi là "quản chế trong vòng quản chế" qua lệnh báo miệng, không có văn bản. Ngày hai buổi ông phải lên công an phường viết kiểm điểm về vụ có thơ in ở nước ngoài. Công an bảo viết thì viết, lần nào cũng thế tôi viết mấy chữ lăng nhăng rồi ngồi đọc sách báo, có khi lại làm một bài thơ.

Trên trung ương cũng để ý đến vụ việc. Ông kể một hôm có đại tá an ninh từ Hà Nội vào, xưng là bạn của Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật và nói các anh ấy chê thơ của tôi dở lắm. Tôi nói thơ hay dở thì tùy mỗi người. Họ quyết truy cho được là tôi đã gửi tập thơ cho những ai và làm sao lọt ra nước ngoài.

bmq3

Bùi Minh Quốc, bìa phải, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Thị Dương Hà và Bùi Văn Phú tại buổi nói chuyện của nhà thơ Bùi Minh Quốc tại Đại học Berkeley ngày 21/9/2023 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Nghe thi sĩ Bùi Minh Quốc kể lại chuyện bị thẩm vấn, tôi còn nhớ vào thập niên 1990, là người theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam tôi biết đến nhiều người có quan điểm bất đồng với các chính sách của nhà nước, hay những người lên tiếng đòi quyền làm người, đòi tự do dân chủ cho quê hương đang bị giam tù hay quản chế như các thầy Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Đoàn Thanh Liêm, các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hà Sĩ Phu.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc khi đó được biết đến qua chuyến đi xuyên Việt với nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và thi sĩ Hữu Loan để gặp gỡ văn nghệ sĩ, vận động cho các quyền tự do phát biểu, tự do báo chí theo như những Nghị quyết của Đảng đưa ra khuyến khích văn nghệ sĩ, nhà báo nói thẳng, nói thật.

Hoạt động của nhà thơ gây được sự chú ý trong nước. Tại hải ngoại có nhóm Thông Luận bên Pháp, tạp chí Thế Kỷ 21 bên Mỹ, là những nơi đã phổ biến nhiều hoạt động, nhiều bài viết của "Nhóm Thân hữu Đà Lạt" gồm một số anh em trong Hội Văn nghệ Lâm Đồng mà thi sĩ Bùi Minh Quốc là chủ tịch. Những năm 1987-88 thi sĩ còn thực hiện tạp chí Văn nghệ Langbian ra được 3 số thì được lệnh từ Bộ Thông tin là phải đình bản.

Hôm nay nhà thơ nhắc đến chuyện Tổng bí thư Đỗ Mười mời ông lên gặp, yêu cầu kể lại chuyến đi xuyên Việt cùng với Tiêu Dao Bảo Cự khiến cả hai bị cách chức, bị khai trừ khỏi Đảng. Ông Đỗ Mười ngồi nghe gần hai tiếng đồng hồ rồi nói là sẽ cho ban kiểm tra trung ương có văn bản kết luận gửi cho ông, nhưng cho đến nay thi sĩ cũng chưa nhận được văn bản đó, dù đã gửi thư qua fax hai lần để hỏi.

Tiếp tục buổi nói chuyện, một sinh viên hỏi việc bị quản chế có ảnh hưởng đến việc sáng tác, ông có cảm thấy còn tiếp tục làm thơ được không ?

Lại càng tạo cảm xúc làm thơ nhiều hơn, thi sĩ trả lời, rồi đọc bài thơ viết về người vợ, trong không gian đang có công an canh gác trước nhà :

Em ngồi đó, quên cả ngày tàn quên đêm khuya khoắt

Mười ngón tay lan một thế giới dịu hiền

Những búp bê len muôn mầu hồn nhiên ánh mắt

Em lẳng lặng đẩy lùi cơn bão dập đời anh

Gầm rít quanh ta cơn bão phũ phàm

Cuộc vây hãm dằng dai của mắt cú miệng hùm, lưỡi rắn

Em ngồi đó mười ngón tay lan đằm thắm

Một thế giới dịu hiền – thông điệp của hồn em…

Bài thơ lúc đầu ông đặt tên "Thơ tặng vợ hiền" vì vợ ông tên Hiền, mà người cũng hiền. Sau đổi tựa thành "Em ngồi đó", sáng tác trong khi ông bị quản chế. Đọc thơ xong, thi sĩ cười cười nói : "Mà bảo là nịnh vợ thì cũng được".

Một câu hỏi khác : Bài thơ "Đất quê ta mênh mông" sao ông lại viết phần 1 trước 1975 và phần 2 sau năm 75.

Thi sĩ trả lời, bài thơ hơi dài ông không nhớ hết, nhưng tóm tắt là hình ảnh bà mẹ ngày trước là những bà mẹ có thực, đào hầm bí mật cho ông núp ngay tại đất Quảng Ngãi. Bây giờ họ là những bà mẹ đi đòi đất đòi nhà, là hình ảnh phổ biến trong đời thực hiện nay. Biết bao bà mẹ đi chầu chực suốt ngày suốt đêm trước những dinh thự đồ sộ của đám quan chức để đòi nhà, đòi đất bị cướp.

Nói về người mẹ của ông, khi một sinh viên hỏi về ký ức, thi sĩ kể rằng năm 1962 ông có bài thơ về mẹ mà số phận bài thơ đó cũng khá kỳ lạ.

Khi làm bài thơ đó xong, ông chép gửi cho người yêu đầu và cũng là vợ sắp cưới. Hai bên đã chuẩn bị cho ngày cưới, nhưng vì những éo le của thời cuộc nên không bao giờ có đám cưới ấy. Ông tưởng bản thảo không còn. Một hôm cùng người em gái ngồi ôn lại kỷ niệm về mẹ thì cô em còn thuộc bài thơ, đọc lại cho ông chép và ông đã đưa vào tập thơ xuất bản nhân dịp ông 80 tuổi.

Rồi có một giảng viên đại học bên Texas muốn dịch thơ của ông để đăng trong các tạp chí tiếng Anh. Qua con trai, ông gửi một số bài thơ tiêu biểu như "Đất quê ta mênh mông", "Giấc ngủ của nàng tiên dũng sĩ", "Một dũng sĩ ra đời ở đầu kia chiến hào" cho dịch, nhưng chờ mãi không thấy đăng. Sau anh giảng viên gửi thêm bài "Mẹ" thì họ lại cho đăng bài này trước.

Đầu năm nay con trai báo bài thơ "Mẹ" đã được đăng. Thi sĩ đưa tin vui lên Facebook. Một hôm tự nhiên nhận được nhắn tin từ người yêu đầu, nói bài thơ ấy bản thảo cô còn đang giữ. Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho đó là "tính thiêng của thơ rất thiêng" vì đã lưu giữ cái không gian của mối tình đầu suốt từ đó đến bây giờ. Bài thơ đó ông có đề "Kính tặng mẹ của hai chúng ta" là mẹ của tôi và mẹ của cô ấy.

Thi sĩ Bùi Minh Quốc sinh năm 1940 ở Hà Đông. Năm 1967 đi B vào Nam làm phóng viên chiến trường ở Khu Tư. Sau năm 1975 ông cũng có mặt trên chiến trường Campuchia.

Ông sinh hoạt nhiều trong giới văn học nghệ thuật ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Là người quan tâm đến thời cuộc, ông luôn lên tiếng cho quyền tự do thông tin báo chí, tự do sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Ông mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền đất nước của Trung Quốc, phản đối sự việc nhà nước im lặng trước những hành động của Bắc Kinh.

Trong buổi nói chuyện tại Đại học Berkeley, nhà thơ khẳng định mình là con người chiến đấu và thơ của ông là thơ chiến đấu. Ông chiến đấu trước năm 1975 và ngày nay ông còn tiếp tục chiến đấu vì gánh nặng sưu thuế đè nặng lên người lao động, vì áp bức vẫn còn.

Bùi Minh Quốc phát biểu trước sinh viên : "Tôi không có vũ khí nào khác ngoài vũ khí của tiếng nói, của những lời thơ" và từ đầu buổi nói chuyện ông đã liên tưởng suốt cuộc đời chiến đấu của ông với bản giao hưởng số 5 của Beethoven, là vượt thắng định mệnh, ngẩng đầu mở miệng cất cao tiếng hát dù qua bao đau thương bi thảm, để hy vọng đi tới niềm vui là giao hưởng số 9, cũng của Beethoven.

Bùi Văn Phú

(03/10/2023)

Published in Văn hóa

"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi"

trích "Bài thơ Tháng Tám", Bùi Minh Quốc, 19/8/1994.

bmq0

Nhà thơ Bùi Minh Quốc trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm những bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam ngày 11/05/2014 - Ảnh minh họa

"Nhân tiện, xin báo với đồng nghiệp và bạn đọc một tin vui : cách đây 20 năm, tôi kết thúc bài thơ bằng hình ảnh : "Tôi lại đi, lầm lũi cuộc hành trình", thì nay tôi không còn lầm lũi nữa, tôi được hiên ngang chung bước sánh vai với các đồng nghiệp trong Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cùng vô số bạn đọc tâm huyết của mình.

Chúng tôi đi đòi món nợ quyền dân, trước hết là các quyền tự do cơ bản như tự do báo chí, xuất bản, tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn, tự do biểu tình, tự do ứng cử bầu cử mà người công dân – cử tri Việt Nam đã được hưởng dưới chính thể dân chủ cộng hoà năm 1946…" - Nhà thơ Bùi Minh Quốc từng tâm sự như vậy với thân hữu.

Bùi Minh Quốc là nhà thơ tài hoa, nhưng trước hết ông đại diện cho số ít thi nhân biết trọng nhân phẩm của người cầm bút, có nhân cách cứng cỏi, không chịu khuất phục trước cái xấu cái ác.

Lẽ ra với những đóng góp của ông trong chiến tranh, Bùi Minh Quốc thừa tiêu chuẩn nhận giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc giải thưởng Nhà nước, nhưng… Tuy nhiên, giải thưởng cao quý nhất là ông được những người cầm bút có tự trọng và nhân phẩm hết sức quý mến, được nhân dân kính phục, tin yêu. Điều này không phải người làm văn nghệ nào cũng có được.

Bài thơ nói trên ông viết cách nay đã hơn 26 năm, khi cả :

"lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp

giấc mơ con đè nát cuộc đời con"

(Chế Lan Viên, "Người đi tìm hình của nước),

thì Bùi Minh Quốc đã cứng cỏi thét lên :

"quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa

cả một thời đểu cáng đã lên ngôi",

dự báo nhiều điều ghê gớm sẽ xé nát xã hội. Thời gian đã chứng minh những điều ông nhận định, tiên cảm khá chính xác. Thậm chí có người bi quan nói xã hội lúc này còn tệ hơn gấp trăm lần khi nhà thơ dự báo.

Nhóm Thân hữu Đà Lạt đã kể rằng Bùi Minh Quốc từng tâm sự thế này : đã nhiều đêm trước ngọn đèn nhỏ ông tự nói với mình :

"Giờ này, tôi lặng lẽ chong lên ngọn đèn nhỏ của trái tim mình. Hồi nào nhỉ, đã xa lắm rồi mà sao ngỡ như mới đây thôi, tôi cất tiếng hát từ lồng ngực trẻ, tự tiếp sức cho mỗi bước hành quân nặng nhọc mà thư thái vượt Trường Sơn : "Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình". Với lửa ấy, tôi đã đi, đã đi, vực sâu, đèo cao, dốc hiểm, dặm này qua dặm khác, cố mau tới chiến trường. Vẫn với lửa ấy, tôi chong lên ngọn đèn nhỏ này, mỗi khi đêm xuống với trang giấy trắng, trắng rợn dưới ánh đèn. Viết gì đây ?

Chong lên ngọn đèn của trái tim mình. Một mình tôi với đèn. Trang giấy trắng dưới ánh đèn càng trắng hơn đêm trước, trắng tinh một nỗi thách thức, Viết gì đây ? Viết gì đây cho không hổ thẹn với ánh đèn này, cho không vấy bẩn ngòi bút này, trang giấy này ?

Chong lên ngọn đèn của trái tim mình. Một mình tôi với đèn. Trang giấy trắng dưới ánh đèn càng trắng hơn đêm trước, trắng tinh một nỗi thách thức, Viết gì đây ? Viết gì đây cho không hổ thẹn với ánh đèn này, cho không vấy bẩn ngòi bút này, trang giấy này ?"…

Một người bạn vong niên cùng sinh hoạt chung ở Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, kể là lúc còn giữ vai trò phó chủ tịch Hội phụ trách khu vực miền Trung, ông Bùi Minh Quốc vẫn chung thủy niềm tin vào những người cộng sản tử tế, khi ông đã dành nhiều thời gian cho thực hiện ấp ủ về "tam nông".

"Tam nông", đó là nói tắt của nội dung Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết 26-NQ/TW, ký ngày 5/8/2008, Nông Đức Mạnh). Đến nay, theo ý kiến của ông Bùi Minh Quốc, "tam nông" (nông nghiệp – nông thôn – nông dân) vẫn chưa đạt như kỳ vọng "duy ý chí" của Trung ương 7 khóa X. Trong lúc đó thì các hiệp định thương mại thế hệ mới đa phương lẫn song phương đều đang đòi hỏi phải cải cách nông nghiệp mạnh hơn trên nền tảng cần công nhận quyền tư hữu đất đai…

Ông Bùi Minh Quốc từng xúc tiến bộ hồ sơ cho thủ tục hành chính gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về dự định thành lập một hội đoàn dân sự độc lập về tam nông…

Thế nhưng mọi việc vẫn chưa thể đi đến đâu khi nói như lời của ông, thì vẫn là thời gian của "chúng tôi đi đòi món nợ quyền dân, trước hết là các quyền tự do cơ bản như tự do báo chí, xuất bản, tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn, tự do biểu tình, tự do ứng cử – bầu cử"…

Một năm lại sắp đi qua. Quốc hội hiện tại đang là thời gian còn lại của nhiệm kỳ sắp kết thúc. Mong rằng món nợ quyền dân sẽ được trả sòng phẳng bởi những người đảng viên tử tế hơn ở Đại hội Đảng lần thứ XIII – Bởi nền dân chủ Việt Nam theo như khẳng định của Đảng, đó là dựa trên pháp quyền và luật pháp, nên mọi chuyện phải được tuân theo, dẫu có muộn màng.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 18/11/2020

Published in Diễn đàn
mardi, 13 novembre 2018 00:06

30 năm : hành trình giấc mơ Việt

Giấc mơ Việt của tôi, và bạn tôi – nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự - gói gọn trong mấy từ này : "Thiết lập quyền làm chủ thực sự của nhân dân".

bmq1

Bùi Minh Quốc (trái) và Tiêu Dao Bảo Cự (giữa) khi ra đến Hà Nội. Ảnh và ghi chú : Tiêu Dao Bảo Cự (Diendan)

Trong lời bài hát của Văn Cao mà tôi hát từ thời Cách mạng Tháng Tám 1945 khi tôi mới 5 tuổi, cô đúc ý trên chỉ trong 3 từ chắc nịch, đanh thép "Lập quyền dân !" (nguyên văn câu hát : "Lập quyền dân, tiến lên, Việt Nam !").

Đã 30 năm, kể từ buổi lên đường đầy hào hứng ấy.

Xin phép nhắc lại vắn tắt câu chuyện đã được kể 5 năm trước trong bài viết nhân dịp 25 năm :

"Đoàn văn nghệ Langbian xuất phát xuống núi lúc 8 giờ sáng ngày 4/11/1988 : Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Như Thủy An, Lưu Hữu Nhi Dũ, chiến sĩ lái xe Bùi Thanh Thảo và con chiến mã Lada 49A-3842. Phải nhắc ngay đến Bùi Thanh Thảo và con chiến mã Lada, vì nếu không có những người bạn đường trung thành và tận tụy này thì chúng tôi không thể nào làm được cuộc hành trình gần 6.000 cây số từ Nam ra Bắc (và trở về) với thời gian đúng một tháng mười bốn ngày, không phải chỉ đi ban ngày mà cả ban đêm, không chỉ giờ hành chính mà cả đến 11, 12 giờ khuya, không chỉ trên đường lớn mà cả trong những ngõ nhỏ đến với bạn bè văn nghệ khắp dọc đường đất nước".

Đấy là đoạn mở đầu cuốn Hành trình cuối đông * của Tiêu Dao Bảo Cự, ở phần 1, có dòng ghi chú đặt trong ngoặc đơn bên dưới tên sách : Bút ký về một chuyến đi có thật. Giờ đây, sau 30 năm, tôi ngồi đọc lại lần nữa, vẫn không thể không tủm tỉm cười một mình. Bút ký thì đương nhiên phải ghi thật rồi, những việc thật, những người thật, những thời gian và địa điểm thật. Ấy thế mà ông bạn tôi, với quá nửa đời cầm bút, vẫn phải thêm hai chữ "có thật". Phải chăng Bảo Cự e ngại bạn đọc sẽ khó mà tin nổi có một việc như vậy đã xảy ra, dù ngay giữa hành trình, chúng tôi đã nghe bậc trưởng thượng yêu kính của mình, lão thi sĩ Hữu Loan, mấy lần thích thú nhắc đi nhắc lại : "Này, các cậu nghĩ mà xem, văn nghệ sĩ trong phe xã hội chủ nghĩa, một cuộc như thế này của chúng mình là chưa hề có đấy !".

Là dân làm thơ rất lười ghi chép, giờ đây một lần nữa tôi phải cám ơn Bảo Cự. Hành trình cuối đông – Bút ký về một chuyến đi có thật giúp tôi nhớ lại nhiều chi tiết mà tôi đã quên. Chẳng hạn giờ đây tôi thấy hiện ra cái buổi sáng 4/11/1988 của 30 năm trước ấy, Hiền Thục vợ tôi bồng thằng cu Boong (Bùi Minh Quân) mới gần 5 tháng tuổi đứng giữa sân cơ quan nhìn theo chúng tôi bước lên xe bắt đầu chuyến đi mà sau này nhiều đồng nghiệp gọi là "chuyến đi xuyên Việt".

Trong chuyến đi ấy, chúng tôi đã thực hiện 15 buổi gặp gỡ của Đoàn Văn Nghệ Lâm Đồng với văn nghệ sĩ và công chúng ở 7 tỉnh, chủ động thảo ra và bàn bạc rồi ký chung với lãnh đạo văn nghệ của 3 tỉnh Phú Khánh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Trị Thiên các kiến nghị gửi Trung ương yêu cầu sớm thể chế hóa nghị quyết 05 của Bộ chính trị – một nghị quyết làm nức lòng văn nghệ sĩ cả nước bởi tinh thần giải phóng sức sản xuất xã hội trên lãnh vực văn hóa văn nghệ.

Đặc biệt tại Nha Trang, chúng tôi đã chủ động đề xuất, soạn dự thảo, bàn bạc thống nhất thông qua nội dung với các anh Đào Xuân Quý (đã qua đời năm 2007), Cao Duy Thảo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội văn nghệ Phú Khánh ra một bản Tuyên bố và tổ chức lấy chữ ký tập thể. Đó là bản "Tuyên bố của những người hoạt động, yêu thích văn nghệ và hưởng ứng đổi mới về một số vấn đề thời sự văn nghệ và chính trị hiện nay" (mấy chữ "hưởng ứng đổi mới" là gợi ý trước đó của anh Hồ Nghinh – nguyên bí thư đặc khu ủy Quảng Đà thời chiến tranh, đã qua đời năm 2007 - trong một cuộc trò chuyện riêng giữa tôi với anh ; xin nêu rõ chi tiết này để tưởng nhớ và ghi ơn anh, một bậc thầy về chỉ đạo đấu tranh chính trị). "Kiến nghị" và "Tuyên bố" có những điểm vẫn luôn là thời sự ngày càng gay gắt trong suốt 30 năm qua cho đến tận giờ :

-…"Cách chức những người có trách nhiệm trực tiếp ở các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương, đặc biệt là ở Ban Tuyên huấn Trung ương, Bộ Thông tin, Ban tổ chức chính phủ đã làm trái với nghị quyết của Đảng, thay thế những người không tích cực trong việc thể chế hóa nghị quyết của Đảng…".

– "Vụ tuần báo Văn Nghệ là một điểm nóng trong cuộc xung đột giữa xu thế đổi mới với bảo thủ trên lãnh vực văn nghệ nói riêng và trên toàn xã hội nói chung. Chúng tôi ủng hộ sự đổi mới trên tuần báo Văn Nghệ thời gian vừa qua và phản đối nghị quyết của Ban chấp hành Hội nhà văn cho rằng tuần báo Văn Nghệ có những lệch lạc nghiêm trọng"

– "…một tình trạng nguy hiểm cho đất nước, cản trở sự phát triển, tạo ra một sự đổi mới nửa vời, lời nói không đi đôi với việc làm, làm cho người ta nghĩ rằng Trung ương không quyết tâm đổi mới". "Nguyên nhân của tình hình này là vấn đề tổ chức cán bộ. Những kẻ bảo thủ không thể thực hiện được đổi mới dù ngoài miệng nói đổi mới. Chỉ có thực sự đổi mới về tổ chức mới thực sự củng cố khối đoàn kết để thực hiện đổi mới. Đề nghị các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực sự thay đổi về tổ chức, cách chức hoặc thay thế ngay những người phụ trách các cơ quan của Trung ương trong ngành văn hóa văn nghệ cũng như các ngành khác đã tỏ ra chống đổi mới, thiếu tích cực hoặc thiếu năng lực để thực hiện đổi mới".

(Xin phép mở ngoặc đơn ghi chú ngay : Tuần báo Văn Nghệ được nêu ra trong Tuyên bố lúc ấy do nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập, người hôm 26/10/2018 vừa rồi đã tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam sau khi nghe tin Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đề nghị kỷ luật giáo sư Chu Hảo, giám đốc tổng biên tập nhà xuất vản Tri thức vì đã cho xuất bản các cuốn sách giá trị góp phần quan trọng nâng cao dân trí và quan trí).

Từ Nha Trang ra đến Hà Nội, chúng tôi lấy được 128 chữ ký vào "Tuyên bố" (lúc đầu chỉ công bố 118 do chưa kịp tổng hợp đầy đủ, và nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên dưới sự cầm quyền trên cả nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, các công dân ra một bản tuyên bố có nội dung chính trị mang chữ ký tập thể). Ngay khi sắp rời gót khỏi Huế thì nhận được điện của tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu quay về, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi tiếp.

Tới Hà Nội, việc đầu tiên của tôi là đến bưu điện thủ đô bên Hồ Gươm gửi điện khẩn về cho phó bí thư thường trực tỉnh ủy Nguyễn Duy Anh báo cáo vắn tắt và khẳng định : "…chúng tôi đang chờ gặp Ban bí thư, xong việc sẽ về ngay, các anh yên tâm, mọi việc chúng tôi làm đều đúng điều lệ Đảng, đúng Hiến pháp".

Những ngày ở Hà Nội đầy sôi nổi, hào hứng xen lẫn lo lắng qua các cuộc tiếp xúc với các cán bộ lãnh đạo cao cấp Đào Duy Tùng (ủy viên Bộ Chính trị phụ trách văn hóa tư tưởng), Trần Độ, Nguyễn Văn Hạnh (trưởng, phó ban Văn hóa văn nghệ trung ương), Nguyễn Hữu Thọ (chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Phan Hiền (thứ trưởng Bộ Thông tin).

Đúng vào buổi sáng rời Hà Nội ảm đạm và rét căm căm thì báo Nhân dân có bài của trưởng Ban tuyên huấn trung ương Trần Trọng Tân kết "tội" chúng tôi với mấy chữ : "…hoạt động bè phái của một số người trong Hội Văn Nghệ Lâm Đồng". Ngồi trên xe, mở báo đọc xong, tôi và Bảo Cự cùng bàn việc ứng phó với cơn giông bão sắp kéo tới. Sau này, Nguyễn Trung Thu bạn tôi (tác giả bài thơ "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" nổi tiếng qua giai điệu của nhạc sĩ Trần Chung) chuyên viên cao cấp ở Ban tuyên huấn trung ương kể với tôi : bộ trưởng Bộ Công an Mai Chí Thọ định cho bắt chúng tôi ở Thanh Hóa, nhưng sau lại đổi ý. Thông tin này khớp với điều mà Hiền Thục thốt lên ngay khi tôi về đến nhà : ôi trời, thế mà người ta nói anh và anh Cự bị bắt rồi, làm em lo thắt cả ruột !

Thường vụ tỉnh ủy ra chỉ thị (theo lệnh của Ban bí thư) yêu cầu tôi và Bảo Cự viết kiểm điểm. Như đã bàn trước từ hôm rời Hà Nội, chúng tôi "kiểm điểm" bằng một bản báo cáo cả hai cùng ký chung ngày 24/12/1988 về chuyến công tác. Xin dẫn trích đoạn kết của báo cáo :

"Chúng tôi yêu cầu được công bố toàn bộ văn bản này trên báo Đảng và các báo khác để đồng chí Trần Trọng Tân chính thức viết bài nhận xét và chúng tôi sẽ cùng đồng chí đối thoại trên báo".

"Chúng tôi đòi được đặt toàn bộ việc làm trong chuyến đi vừa qua của mình trước sự xem xét của công luận, với niềm tin sâu sắc rằng mình đã hành động đúng tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI, đúng Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tấm lòng và lương tri của một người Cộng sản, một công dân lương thiện bình thường, và sẽ được ghi nhận như một dấu hiệu tích cực góp vào quá trình dân chủ hóa xã hội đang diễn ra không đơn giản".

bmq2

Tạp chí sáng tác, phê bình, nghiên cứu văn học nghệ thuật Lang Bian - Ảnh minh họa

Chúng tôi họp hội nghị Ban chấp hành Hội Văn Nghệ Lâm Đồng. Sau khi nghe kỹ và thảo luận kỹ báo cáo, hội nghị biểu quyết 100% nhất trí đánh giá những việc làm trong chuyến công tác của chúng tôi là "bình thường, bổ ích, phù hợp với quá trình dân chủ hoá". Chúng tôi gửi báo cáo lên tỉnh ủy kèm biên bản nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Hội. Trong khi lãnh đạo tỉnh nghiên cứu báo cáo, chúng tôi tổ chức họp mặt hội viên, cộng tác viên tạp chí Lang Bian trình bày báo cáo và nghị quyết của Ban chấp hành Hội về chuyến đi đã gửi tỉnh ủy. Tuyệt đại đa số anh chị em đều nhất trí với đánh giá của Ban chấp hành Hội.

Nghe tin tỉnh ủy dự tính sẽ khai trừ cách chức tôi và Bảo Cự, trí thức văn nghệ sĩ trong và ngoài Đảng ở Đà Lạt và các nơi đều gửi thư, kiến nghị bày tỏ ý kiến can ngăn đến lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Trung ương. Các anh chị Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Đặng Việt Nga (ái nữ của cố tổng bí thư Trường Chinh) cùng 12 anh chị cán bộ đảng viên khác đã ký kiến nghị và cử đại diện đem trao trực tiếp cho phó bí thư thường trực tỉnh ủy.

Mọi người đều thấy : rõ ràng lẽ phải thuộc về chúng tôi – Bùi Minh Quốc, Bảo Cự.

Nhưng bí thư tỉnh ủy Nguyễn Xuân Du (Tám Cảnh) vẫn ký quyết định khai trừ, cách chức tôi và Bảo Cự. Nội dung cốt lõi để kết "tội" ghi trong quyết định kỷ luật là "hoạt động bè phái" . Tôi và Cự bảo nhau : án kỷ luật đã được định trước từ bài báo của Trần Trọng Tân, mà gốc là từ Ban bí thư.

Ở Hội nhà văn Việt Nam, liên tục tại Đại hội lần thứ 4 họp tháng 10/1989 và Đại hội lần thứ 5 họp tháng 3/1995, vấn đề Bùi Minh Quốc, Bảo Cự và Hội Văn Nghệ Lâm Đồng luôn làm nóng diễn đàn với hàng loạt phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của các nhà văn tiêu biểu (Trần Mạnh Hảo, Trần Thùy Mai, Hoàng Minh Tường, Hoàng Bình Trọng…) ủng hộ bênh vực bảo vệ chúng tôi, bảo vệ lẽ phải. Hai tràng vỗ tay vang dội nhất, dài nhất của đại hội là dành cho phát biểu của trưởng Ban văn hóa văn nghệ trung ương Trần Độ (vắng mặt nên do phó ban Nguyễn Văn Hạnh đọc thay) và nhà văn Trần Thùy Mai.

Trong bài diễn ca tường thuật Đại hội 4, nhà thơ Nguyễn Duy có câu :

"Thùy Mai nước mắt lưng tròng

Cõng Bùi Minh Quốc thoát vòng hiểm nguy".

Quả thật, giọng chị Mai có lúc nghẹn lại như muốn khóc. Cái hình ảnh nhỏ nhắn mảnh mai với giọng Huế ngọt ngào của Trần Thùy Mai trên diễn đàn giữa hội trường Ba Đình đã hiện thành một biểu tượng sáng đẹp mãi mãi của tình đồng nghiệp cầm bút chiến đấu cho lẽ phải.

Tại Đại hội lần thứ 5, nhà văn Xuân Cang – trưởng Ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam, công bố bản báo cáo của Ban khẳng định "những hoạt động của hai nhà văn Bùi Minh Quốc, Bảo Cự trong chuyến đi tháng 11 – 12/1988 là bình thường, bổ ích, phù hợp với quá trình dân chủ hóa, không có biểu hiện bè phái".Kết luận của Ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ án kỷ luật "hoạt động bè phái" do bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng kết cho Bùi Minh Quốc, Bảo Cự. Đây là điều đặc biệt tôi chưa thấy có tiền lệ : tiếng nói bênh vực chúng tôi được cất lên mạnh mẽ không phải chỉ từ những cá nhân mà từ một tổ chức, tại một diễn đàn chính thống trong hệ thống : Ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam.

Một điều đặc biệt nữa là trong đại hội 4, tôi bị chặn, thì tại đại hội này tôi giành được quyền lên diễn đàn.Trước khi đọc tham luận, tôi thông báo với đại hội : nhà khoa học Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt nhờ tôi đem tặng đại hội bản in vi tính hai bài viết "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" và "Suy nghĩ của một công dân" của ông, tôi giơ cao bản in khổ A4 cho toàn đại hội thấy sau đó quay lại trao cho người trong Đoàn chủ tịch đang điều hành phiên họp là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ông Điềm miễn cưỡng đứng dậy đưa tay nhận tặng phẩm với gương mặt sa sầm và miệng thì lẩm bẩm gằn giọng khe khẽ : "ông thì thật…".

Trong tham luận của mình, tôi thuật lại vắn tắt những việc mà tôi và Bảo Cự đã làm khiến cho bị khai trừ, cách chức, cắt lương, và nêu ra yêu cầu cần phải có luật tự do lập Hội của công dân mà Hiến pháp đã ghi ; nhà nước muốn có hội nhà văn quốc doanh thì cứ bỏ tiền nuôi hội quốc doanh, các nhà văn nào không thích hội quốc doanh thì lập hội tự nuôi tự quản, như thế mới vui, mới có sức sống, vừa hợp Hiến vừa hợp qui luật, lại đỡ tốn kém cho ngân sách, thực chất là đỡ tốn tiền thuế của dân.

Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên tại một diễn đàn chính thống trong hệ thống có một nhà văn lên tiếng đòi quyền của công dân đã ghi trong Hiến pháp nhưng bao năm qua chỉ tồn tại trên giấy phải được hiện thực hóa. Có lẽ vì vậy mà cũng trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 5 Hội nhà văn Việt Nam, Tổng bí thư Đỗ Mười (ông vừa qua đời ngày 1/10/2018) mời gặp tôi.

Cuộc gặp diễn ra gần 2 tiếng đồng hồ vào buổi tối ngày 17/03/1995 tại trụ sở Ban bí thư số 4 Nguyễn Cảnh Chân. Tổng bí thư và hai ủy viên Bộ chính trị Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư, Nguyễn Đức Bình phụ trách văn hóa tư tưởng cùng dự đã nghe tôi trình bày toàn bộ sự thật về chuyến đi như đã báo cáo với tỉnh uỷ và Ban chấp hành cùng đông đảo hội viên Hội Văn Nghệ Lâm Đồng. Kết thúc buổi gặp, Tổng bí thư Đỗ Mười hứa với tôi : "Tôi sẽ cho Ban tổ chức trung ương và Ủy ban kiểm tra trung ương tìm hiểu nắm rõ lại vụ việc và có văn bản kết luận gửi đến anh".

Nhưng Tổng bí thư Đỗ Mười đã không thực hiện lời hứa, không phải vì quên mà là cố ý, bởi trong vòng 2 tháng sau cuộc gặp ấy, tôi đã 2 lần gửi fax nhắc Tổng bí thư món nợ văn bản kết luận như đã hứa.

Một món nợ chính trị và văn hóa.

Món nợ Quyền Dân.

Trong một số bài viết, tôi đã hơn một lần nhắc Tổng bí thư Đỗ Mười cùng các vị kế nhiệm Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và hôm nay qua bài viết này nhắc vị đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng (từ 23/10/2018 đã nắm luôn cả chức chủ tịch nước) về món nợ chính trị và văn hóa ấy. Và không chỉ với riêng chúng tôi – Bùi Minh Quốc, Bảo Cự - , mà với tất cả các đảng viên và công dân thuộc tất cả các gia đình Việt Nam đã theo Đảng cộng sản Việt Nam lên đường chiến đấu cho Tổ Quốc và Quyền Dân từ Cách mạng Tháng Tám 1945.

Bị khai trừ, tôi và Bảo Cự cùng xác quyết với nhau : Họ khai trừ chúng ta ra khỏi đảng nhưng dứt khoát không bao giờ có thể khai trừ nổi phẩm chất, bản lĩnh, khí phách người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với Nhân Dân (đã được ghi trong điều lệ) ra khỏi con người chúng ta.

bmq3

Nhà thơ Bùi Minh Quốc và chiếc áo với dòng chữ : Tổ Quốc trên hết, Quyền dân trên hết. Ghi chú : VNTB

Nhân tiện xin kể một chi tiết khá thú vị.

30 năm trước, trong cuộc họp do thường vụ tỉnh ủy triệu tập để lấy ý kiến thi hành kỷ luật chúng tôi, có một phó giám đốc sở văn hóa tỉnh (nếu tôi nhớ không lầm thì ông ta tên là Hoàng Minh Khương) phát biểu một lời khi ấy phải coi là rất độc địa, theo kiểu đánh một đòn chết tươi : "Anh Bùi Minh Quốc thời chiến tranh luôn là người tiền phong gương mẫu thật đáng tự hào, nhưng nay thì thật đáng xấu hổ vì anh lại trở thành người tiền phong tấn công vào chuyên chính vô sản".

Một thực tế không thể chối cãi 30 năm qua cho thấy, cùng với việc khai trừ Bùi Minh Quốc, Bảo Cự thì hầu hết những người trong cơ quan lãnh đạo tối cao đã "tự diễn biến" theo chiều hướng xa rời đi đến phản bội lập trường Tổ Quốc trên hết, Quyền Dân trên hết ; phản bội một thời hăng say trong sáng của chính bản thân họ (nếu có), họ không ngừng tự khai trừ mình ra khỏi phẩm chất người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với Nhân Dân để rốt cuộc tự bộc lộ một cách ngang nhiên là những phần tử lấy xương máu đồng chí đồng bào dựng thành ngai ghế vua quan, kết thành một thế lực bám ghế đè dân, cướp lột đất nước, cướp lột nhân dân, áp bức nhân dân, áp bức ngay cả các lão đồng chí tiền bối, đẩy đất nước vào thảm trạng tụt hậu và lệ thuộc nặng nề vào sự lũng đoạn mọi mặt của thế lực bành trướng Bắc kinh.

Xin phép nhắc lại lời cảnh báo rất quan trọng 30 năm trước trong Tuyên bố với chữ ký của 128 công dân đã nêu trên về tình trạng giới cầm quyền "đổi mới nửa vời, lời nói không đi đôi với việc làm" .

Không có sự đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị là phản quy luật, lời nói không đi đôi với việc làm là tự tước bỏ tính chính danh, là tự sát về chính trị và văn hóa. Giới cầm quyền hiện nay nếu vẫn tiếp tục ngoan cố chống lại quy luật nhất định sẽ bị qui luật trừng phạt, nếu tiếp tục ngoan cố nói một đằng làm một nẻo sẽ chỉ càng kéo gần lại cái ngày mà họ hoàn tất cuộc tự sát về chính trị và văn hóa.

Quyết định mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đối với Giáo sư Chu Hảo, một chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với nhân dân, một trí thức đúng nghĩa, đã có đóng góp lớn cho sự nghiệp nâng cao dân trí, chính là một bước mới khá dài của những người đứng đầu chế độ độc tài toàn trị tiếp tục lao sâu vào con đường tự sát về tự sát về chính trị và văn hóa đó vậy.

Bùi Minh Quốc

Nguồn : VNTB, 13/11/2018

Published in Diễn đàn

Nhà văn, nhà thơ Bùi Minh Quc, thuc Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam, hôm 21/3 viết thư cho Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc và B trưởng Công an Tô Lâm, phn đi vic ông b "xâm phm quyn t do đi li", sau khi ông bị chn, không cho xut cnh sang M đ d l tt nghip và đính hôn ca con trai ông, mt nghiên cu sinh ti Đi hc Maryland. Nói chuyn vi VOA-Vit ng, ông cho biết nhng gì xy ra ti phi trường Tân Sơn Nht vào đêm hôm 20/3 :

bmq1

Nhà thơ Bùi Minh Quc (nh : Hp Âm Vit)

"Cân hành lý xong các thứ ri ly vé xut cnh, đến ca xut cnh thì kim tra h chiếu thì nhà tôi kim tra trước thì không có vn đ gì, đến tôi thì sĩ quan ngi quy xem h chiếu nói là "h chiếu ca chú có vn đ", sau đó cu y dn tôi ti mt sĩ quan khác trong cái phòng chắc là công an ca khu đy làm vic thì anh sĩ quan tên là Nguyn Hi Nam nói vi tôi "Chú trong cái din chưa được phép xut cnh". Anh sĩ quan nói ch biết trên thông báo là chú chưa được phép xut cnh vì lý do an ninh".

Vợ chồng ông Bùi Minh Quc tng sang Hoa Kỳ trước đây mà không h gp rc ri nào. Năm 2015, nhà văn và v ông, bà Nguyn Th Thc đã sang Hoa Kỳ thăm con trai là nghiên cu sinh ti đi hc Maryland.

Ông Quốc nói rà soát li nhng vic mình làm, ông t thy không hề làm gì đ có th b xếp vào din cm xut cnh vì lý do an ninh.

"Tôi chả làm cái gì mà đ người ta có th đưa vào danh sách chưa được xut cnh vì lý do an ninh. Tôi rà li các bài báo t năm đó (2015) ti nay thì tôi viết ít hơn nhng năm trước".

Từ Hà ni, nhà văn Nguyn Tường Thy, Phó Ch tch Hi IJAVN, nhn đnh v trường hp ông Bùi Minh Quc :

"Trong cái bối cnh nhà cm quyn gia tăng đàn áp ch không phi do hot đng ca Hi Nhà báo Đc lp nó khác trước hay hot đng ca anh Bùi Minh Quốc nó khác trước, mà nm trong bi cnh siết cht đàn áp dân ch ca nhà cm quyn Vit Nam t năm ngoái ti năm nay".

Ông Bùi Minh Quốc nói ngay t đu, quan đim ca ông luôn luôn ôn hòa và có tính cách xây dng và ông vn duy trì quan đim đó :

"Tôi tập trung vit v ch đ là xây dng người công dân mi. Vy thôi, ch ngoài ra không có mt bài nào mà h có th trích ra đ gi là làm hi đến an ninh quc gia".

Ông cho biết h chiếu ca ông không b thu hi như trong mt s trường hp khác. Ông nói ông không đôi co với nhng nhân viên tha hành đã chn ông li phi trường Tân Sơn Nht nhưng phn đi quyết đnh tùy tin c ý gây khó ca người có trách nhim đã xếp ông vào din chưa được phép xut cnh vì lý do an ninh.

Ông Nguyễn Tường Thy nói b cấm xut cnh "xy ra như cơm ba Vit Nam" trong tình hình đàn áp gia tăng t năm ngoái ti năm nay.

"Đàn áp gia tăng ở Vit Nam đi vi phong trào dân ch có liên quan ti vn đ bu Tng thng mi Hoa Kỳ. Chúng tôi đánh giá rng hin nay đường li ngoại giao ca Hoa Kỳ không quan tâm đến nhân quyn như trước, thế nên nhà cm quyn cho đy là mt tín hiu, mt điu kin thun li cho h đ h gia tăng đàn áp phong trào dân ch Vit Nam t đu năm 2017 cho ti bây gi".

Ông Bùi Minh Quốc nói hot đng của ông s không thay đi và ông Nguyn Tường Thy khng đnh Hi Nhà Báo đc lp "l đương nhiên" s tiếp tc con đường mình đang đi, là phn ánh nhng vn đ thc tế ca xã hi và nêu lên quan đim đc lp ca mình, ch trích nhng chính sách không hp lý của nhà nước, duy trì đi thoi v t do báo chí, ch không vì đàn áp mà thay đi mc đích hay tôn ch ca Hi.

Published in Việt Nam