Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường hay Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm biến mất từ nhiều năm qua ?
Nhà nguyện tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Bản đồ biến mất và ‘nụ cười Võ Văn Hoan’
Bất chấp việc mới đây người phát ngôn của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh - ông Võ Văn Hoan - cho rằng bản đồ trên chỉ là ‘chưa tìm thấy’ chứ không phải không tìm thấy, song độ dài thời gian biến mất của bản đồ này đã khiến dư luận xã hội không thể không bật lên dấu hỏi : liệu đã có một bàn tay hay thế lực bí ẩn nào cố ý đánh cắp Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm và phi tang nó nhằm một mục đích đen tối nào đó ?
Người dân Sài Gòn vẫn còn nhớ như in ‘nụ cười Võ Văn Hoan’ - vào lúc ông Hoan thay mặt Ủy ban nhân dân TP/HCM đến hiện trường vụ cháy chung cư cao cấp Carina ở Quận 8 vào đầu tháng Tư năm 2018 mà đã gây ra cái chết của 13 cư dân. Vào thời điểm đó, trong không khí tang tóc và trước một rừng ống kính phóng viên, không hiểu sao ông Võ Văn Hoan lại cười tươi.
Vụ biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm lại lồng trong bối cảnh Bộ trưởng công an Tô Lâm đã phải thừa nhận có ít nhất 800 tài liệu thuộc danh mục bảo vệ bí mật nhà nước đã bị lộ lọt trong những năm qua.
Rất có thể trong một thời gian dài, Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm đã được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Chính phủ xếp vào loại tài liệu bí mật mà không thể công khai - tương tự vụ ‘Mobifone mua AVG’ mới phát lộ gần đây, trong đó có tình tiết ‘lãnh đạo bộ Công an chấp thuận đưa vụ mua bán này vào danh mục tài liệu bí mật’ mà do vậy không thể công khai cho công luận và xã hội.
Không công khai quy hoạch và bản đồ quy hoạch lại là một thứ bệnh ung thư của chế độ độc đảng và các nhóm lợi ích, khi luôn tìm cách bưng bít thông tin quy hoạch và đền bù giải tỏa để trục lợi khủng với giá bán đất ra thị trường cao gấp 10 - 20 lần so với mức giá đến bù cho dân.
Những cái chết treo cổ và hơn 6 tỷ đô la tiền chênh lệch
Trong vài trăm ‘điểm nóng khiếu kiện đất đai’ ở Việt Nam mà Thanh tra chính phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được Chính phủ ban hành vào năm 1996.
‘Không công bố bản đồ quy hoạch’ là một trong rất nhiều nội dung khiếu tố của nhiều hộ gia đình trong số 15000 dân ở Thủ Thiêm. Các cấp chính quyền từ Quận 2 đến Ủy ban nhân dân thành phố đã có quá nhiều dấu hiệu giấu biệt bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm trong suốt một thời gian dài.
Nhưng sau áp lực liên tục của dân oan Thủ Thiêm, Thanh tra chính phủ đã phải cử một đoàn thanh tra về quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chính người dân Thủ Thiêm đã phát hiện ra là chính quyền đã giải tỏa lố hàng trăm ha đất của dân.
Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.
Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !
Một trong những quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất là Lê Thanh Hải - chủ tịch và sau đó là bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng năm 2000 đến tận cuối năm 2015.
Lê Thanh Hải có những biệt danh chính trị như ‘Anh Hai Sài Gòn’, ‘Lãnh chúa Gia Định’ và cả một biệt danh dân dã mà dân oan Thủ Thiêm đặt cho là ‘Hải Heo’.
Từ nhiều năm qua, Lê Thanh Hải cũng được cho là một trong những quan chức tham nhũng nhất và giàu nhất Việt Nam. Một trong những vụ tai tiếng nhất của Lê Thanh Hải là ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
‘Đất vàng’ cùng số lợi nhuận khổng lồ trên đã biến thành nguồn cơn khiến chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây trở nên tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam.
Chiến dịch trên, kéo dài trong nhiều năm trời, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.
Một nạn nhân điển hình của nạn cưỡng chế trên là gia đình bà Nguyễn Thị The. Chồng và con trai của bà The đã treo cổ tự vẫn vì bị cưỡng chế, ruồng bố.
Không chỉ đẩy đuổi dân, chính quyền và công an còn kéo quân phá sập và ủi sạch chùa Liên Trì ở Quận 2 - một cơ sở thờ tự lâu đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sắp chịu nạn !
Cùng với chùa Liên Trì, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Quận 2 đã từ nhiều năm qua nằm trong danh sách "đối tượng giải tỏa", cho dù cơ sở Công giáo này đã có lịch sử tồn tại đến 178 năm và được khá nhiều tổ chức quốc tế về tôn giáo lẫn chính trị và môi trường quan tâm chia sẻ.
Trong chiến dịch giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đặc biệt mang tính "lấy thịt đè người" vào năm 2015, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 đã cử những quan chức cấp thấp đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để vừa chiêu dụ vừa đe dọa các sơ. Sau đó là một lực lượng đông đảo lên đến vài trăm người vừa công an vừa dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước đã bao vây cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một thủ đoạn tạo áp lực nặng nề về tâm lý để khiến các sơ hoặc phải tự nguyện rời bỏ mảnh đất rộng nhiều hecta có giá thị trường đến hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông này, hoặc phải chấp nhận một đơn giá bồi thường đất đai rẻ mạt của chính quyền.
Cũng vào năm 2015, nghe nói chính quyền ở Sài Gòn đã "cân lên đặt xuống" giữa chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xem "cái nào giải tỏa trắng dễ hơn".
Vào đầu tháng Năm năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với người đại diện là Chủ tịch Nguyễn Thành Phong bất ngờ ‘chấp thuận phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng toàn bộ 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 của khu đô thị mới Thủ Thiêm’, trong đó có nội dung ‘yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo trong khu đô thị này (Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm) cũng như thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông theo đúng tiến độ’.
Tức Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và một trường học của nhà dòng sẽ nằm trong số 9 lô "đất vàng" sắp được mang ra bán đấu giá lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lúc các nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hoàn toàn không được thông báo gì về kế hoạch di dời trên, sự biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm càng tạo điều kiện để chính quyền và các nhóm lợi ích lấp liếm rằng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ‘nằm trong quy hoạch giải tỏa’.
Thế nhưng Linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách về lĩnh vực truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đã nói với đài VOA Việt ngữ rằng quyết định quy hoạch, giải tỏa nhà thờ và tu viện ở Thủ Thiêm có quá nhiều vấn đề khuất tất và cần phải được bàn thảo.
"Trong quy hoạch ban đầu mà Thủ tướng duyệt, không có quy hoạch nhà thờ và đất của tu viện. Nhà thờ và tu viện hoàn toàn nằm ngoài quy hoạch" - Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết.
Rõ là tiền vẫn trên hết. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.
Nhiều thông tin cho biết chính quyền quận 2 (đứng đằng sau là chính quyền thành phố mà người "đại diện" chính là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Còn Nguyễn Thiện Nhân ?
Hãy nhìn lại cuộc đến thăm ngày 10/2/2018 của Nguyễn Thiện Nhân - một ủy viên bộ chính trị và là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Khi đó, có ý kiến đánh giá rằng Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình. Do vậy, cuộc thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm của ông Nhân vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm an toàn.
Nhưng giờ đây, có vẻ đó là một sự tráo trở.
Nguyễn Thiện Nhân - người đang trở thành ứng cử viên số một ngồi vào ghế chủ tịch nước thay cho Trần Đại Quang tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018 - theo rất nhiều tin tức trong và ngoài nước gần đây, rất có thể đã thực hiện cuộc thăm viếng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một động tác thăm dò, mị dân và đánh lạc hướng, để sau đó quay ngoắt và thanh minh ‘tôi không biết vụ giải tỏa Nhà dòng này’.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 03/05/2018
Phần 1
"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án, nhưng đến nay các bộ ngành và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy bản đồ này".
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2011, thuộc Đồ án điều chỉnh quy hoạch cục bộ phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh : BQL KĐT Thủ Thiêm.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, kiêm Người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời như vậy khi các phóng viên đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc xác định các vị trí cụ thể của từng lô đất quy hoạch, đặc biệt là các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10.
Tấm bản đồ này nằm trong nội dung của Tờ Trình do ông Võ Viết Thanh, phó chủ tịch phụ trách quản lý đô thị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ký gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt về đề xuất khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi ấy chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh là ông Trương Tấn Sang.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký những nội dung gì ?
Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên "Phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh" (về sau Thủ Đức tách thành 3 quận : 2, 9 và Thủ Đức, các nội dung trong Quyết định 367, thuộc quận 2).
Cụ thể của Quyết định 367 như sau :
"2. Quy mô :
- Diện tích : 930 ha, trong đó :
+ Khu đô thị mới : 770 ha,
+ Khu tái định cư : 160 ha.
- Dân số :
+ Khu đô thị mới khoảng 200.000 người.
+ Khu tái định cư : 45.000 người.
3. Quy hoạch phân khu chức năng khu đô thị mới Thủ Thiêm :
- Khu Trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ : 92 ha.
- Khu Trung tâm hội chợ, Triển lãm quốc tế : 100 ha.
- Khu nhà ở cao cấp : 55 ha.
- Khu trung tâm văn hóa, du lịch, giải trí : 100 ha.
- Công viên Trung tâm : 95 ha.
- Khu Trung tâm hành chính : 18 ha.
- Đất giành cho giao thông : 177 ha".
Nội dung nói trên nằm trong tờ trình của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/5/1996 Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh đã ký Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (huyện Thủ Đức). Theo phạm vi quy hoạch có diện tích khoảng 770 ha và khu tái định cư (giáp ranh phạm vi quy hoạch) có diện tích khoảng 160 ha.
Tấm bản đồ quy hoạch đã bị ‘xé nát’ ra sao ?
Sau 6 năm ‘án binh bất động’ của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến ngày 22/3/2002, văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành một lúc hai thông báo 77/TB-VP và thông báo hỏa tốc 78/TB-VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là ông Lê Thanh Hải : Giao cho kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc Sở địa chính nhà đất có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770 ha đất của khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha đất để xây dựng khu tái định cư thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, tính đến việc thu hồi đất của các dự án chậm triển khai theo thời hạn luật định.
Bên cạnh đó, giao Trưởng Ban quản lý Đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp kiến trúc sư trưởng hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt ban hành. Trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị phân định rõ nội dung có tính nguyên tắc và các gợi ý định hướng nghiên cứu nhằm nêu bật được ý đồ quy hoạch theo chỉ đạo cuả Ban thường vụ Thành ủy…
Như vậy, bằng việc ra đời công văn 77/TB-VP, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đã thể hiện rõ chỉ đạo Sở Địa chính và Kiến trúc sư trưởng phải cắm mốc giao đủ 770 ha đất cho khu trung tâm.
Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Ảnh : TTO
Tuy nhiên, điều đáng nói là UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lấy đất ở đâu để giao đủ 770 ha, trong khi theo theo Tờ trình 1861/TT-UB-QLĐT ngày 27/5/1996 thì trong 770 ha đã có 130 ha mặt nước sông Sài Gòn, nghĩa là chỉ còn 640 ha mặt đất. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu UBND Thành phố Hồ Chí Minh muốn có đủ 770 ha đất trung tâm, thì phải cắt phần đất 160 ha tái định cư của dân để bù vào, hoặc phải lấp 130 ha mặt nước sông Sài Gòn (mà điều này thì không được làm).
Cũng trong ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại ra tiếp một Công văn hỏa tốc cũng truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải như sau : Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù giải tỏa cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2. Đây chính là văn bản được xác định là cơ sở pháp lý để ngay sau đó, khu đô thị mới Thủ Thiêm dần dần bị băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thuê công ty Sasaki thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm định.
Nếu căn cứ theo sự chỉ đạo trên thì khu tái định cư của người dân đã bị "đánh bật" ra khỏi quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt. Điều này đồng nghĩa với việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là chủ tịch Lê Thanh Hải cho mình quyền tự điều chỉnh cả về quy mô và phạm vi quy hoạch trái với quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg.
*******************
Phần 2
Tôi còn nhớ những lần trên đường phố Hà Nội nghe giọng Nam kỳ thân thương bên hàng bán bánh mì… "Con đi đòi đất". Họ là dân Thủ Thiêm, già lắm rồi, mất đất thì đi đòi, xưng con riết quen miệng. Con cháu họ thì cũng gõ đủ mọi cửa ở Thành phố Hồ Chí Minh rồi. Nhìn tội quá như những bóng ma Hời thiếu nhà rông lang thang đi tìm đất đai nguồn cội…
"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án, nhưng đến nay các bộ ngành và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy bản đồ này".
Đồ án Thủ Thiêm của Sasaki Associates
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, kiêm Người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời như vậy khi các phóng viên đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc xác định các vị trí cụ thể của từng lô đất quy hoạch, đặc biệt là các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10.
Đất đai ngoài quy hoạch vẫn bị cưỡng chế vì… mất bản đồ gốc
Hỡi ơi có khoảng 15.000 hộ dân bị di dời trong siêu dự án Thủ Thiêm, hàng trăm ngàn con người, hàng trăm ngàn số phận bị xáo trộn, đơn thư cao như núi và câu trả lời của nơi có trách nhiệm là : Bản đồ mất rồi.
Chia sẻ với người viết ngay sau hôm Người phát ngôn Võ Văn Hoan nói rằng "không tìm thấy tấm bản đồ quy hoạch", luật sư Trần Vũ Hải cho biết từ năm 2012, ông đã phát hiện thêm hai tấm bản đồ khác của quận 2 trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tấm bản đồ "không bị mất" đã cho biết gì ?
Tạm gác qua tấm bản đồ trình thủ tướng Võ Văn Kiệt được tuyên bố là "thất lạc" suốt 20 năm qua, theo luật sư Trần Vũ Hải thì ngay cả tấm bản đồ hiện hành cũng cho thấy nhiều diện tích đất đai bị thu hồi nhân danh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, thật ra cũng không hề có trên tấm bản đồ mới.
Ngày 16/9/1998, Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 13585/KTST-QH phê duyệt dự án chi tiết 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm, diện tích 748 ha gồm 618 ha diện tích đất và 130 ha sông (giảm 22 ha so với Quyết định 367/TTg). Theo văn phòng UBND Thành phố tại Thông báo số 561/TB-VP ngày 4/8/2009, thì khu phố 1, phường Bình An được xác định trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm theo nội dung của Quyết định 13585/KTST-QH. Thế nhưng bản đồ quy hoạch kèm theo Quyết định này chưa được cung cấp cho các hộ dân khu phố 1, phường Bình An mặc dù các hộ dân đã nhiều lần yêu cầu.
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm do người dân cung cấp. Ảnh: L.N.H.T
Ngày 7/12/1998 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định 6577/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt quy hoạch chung quận 2, có đính kèm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sơ đồ định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2005 do Kiến trúc sư trưởng phê chuẩn. Các hộ dân khu phố 1, phường Bình An đã tìm hiểu và có bản photo bản đồ, theo đó khẳng định khu phố 1, phường Bình An được xác định không nằm trong quy hoạch của khu đô thị mới Thủ Thiêm, và thuộc khu dân cư hiện hữu, tức tiếp tục tồn tại. Những bản photo bản đồ, sơ đồ đó hiện được lưu trữ đầy đủ tại văn phòng của luật sư Trần Vũ Hải.
"Trong Quyết định 13585/KTST-QH, không thấy mô tả khu phố 1, phường Bình An thuộc phạm vi điều chỉnh khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà chỉ ghi phía Đông giáp phần còn lại phường An Khánh, quận 2. Với nội dung ghi như vậy, khu phố 1, phường Bình An không thể nằm trong phạm vi điều chỉnh, vì nếu nằm trong phạm vi điều chỉnh, phạm vi này sẽ bao trùm toàn bộ phần giáp ranh giữa phường An Khánh và khu phố 1, phường Bình An, tức đoạn ghi trên giáp phần còn lại phường An Khánh là vô nghĩa. Giải thích cho sự vô lý này, Thông báo số 561/TB-VP ngày 4/8/2009 của văn phòng UBND Thành phố cho rằng Kiến trúc sư trưởng đã có sự nhầm lẫn, lẽ ra phải ghi phía Đông giáp phần còn lại của xã An Khánh, huyện Thủ Đức cũ, nay thuộc phường Bình An, quận 2 được lập năm 1997.
Chúng tôi cho rằng không thể chấp nhận sự giải thích này của văn phòng UBND Thành phố. Nếu có sự nhầm lẫn, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố, cơ quan thừa kế nhiệm vụ của Kiến trúc sư trưởng, phải có công bố đính chính và xin lỗi trên các phương tiên thông tin đại chúng, gửi văn bản đính chính cho từng hộ dân, đơn vị liên quan. Đến nay, chúng tôi chưa thấy Sở Quy hoạch Kiến trúc thực hiện như vậy.
Chúng tôi lưu ý thêm Tờ trình 1090/KTST-QH ngày 5/4/2002 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố vẫn khẳng định phía Bắc giáp sông Sài Gòn và một phần đất phường An Khánh (quận 2), Phía đông giáp phường An Khánh, có nghĩa thừa nhận phạm vi điều chỉnh quy hoạch cũng không bao trùm hết phường An Khánh và chưa đến khu phố 1, phường Bình An". Luật sư Trần Vũ Hải phân tích.
Không có bản đồ quy hoạch gốc thì làm sao vẽ được bản đồ vị trí ranh giới ?
Về tấm bản đồ số 02/BB-BQL do Công ty Đo đạc Địa chính – Công trình lập đang được làm căn cứ trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi đất từ bản đồ này, có nghi vấn là nếu mang so sánh với tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thì có sự sai biệt quá lớn; thậm chí cũng không phù hợp với tấm bản đồ của Quyết định 6577/QĐ-UB-QLĐT (đã nói ở trên).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) khẳng định : Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm: "Làm gì có mà tìm !"
"Trong tờ trình 06/TT-BQL ngày 3-5/2002 của Ban quản lý đầu tư – xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, cho biết tiến hành xác định ranh giới giao đất theo bản đồ chi tiết 1/2000 kèm theo Quyết định 13585 nêu trên, đơn vị đo đạc là Công ty đo đạc Địa chính - Công trình. Như vậy, căn cứ quy hoạch phải là bản đồ chi tiết theo Quyết định 13585, không thể coi bản đồ 02/BB-BQL là căn cứ quy hoạch". Luật sư Trần Vũ Hải nói và cho rằng Luật đất đai 1993 cũng như pháp luật đất đai hiện nay đều quy định căn cứ để giao đất là quy hoạch, không có văn bản pháp luật nào quy định bản đồ như loại bản đồ 02/BB-BQL là căn cứ pháp lý cho quyết định giao đất.
*******************
Phần 3
Tôi lại thấy những ông chủ đất mới bước xuống từ những chiếc xe chục tỉ, êm đềm bên gia đình... Bản đồ mất rồi là bao số phận phiêu linh nhưng cũng làm dầy lên tài khoản ngân hàng, tăng thêm số nhà đất, xe sang của ai đó... Vì ai gây dựng nên nông nổi này ?
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, kiêm Người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời như vậy khi các phóng viên đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc xác định các vị trí cụ thể của từng lô đất quy hoạch, đặc biệt là các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10.
Đồ án Thủ Thiêm của Sasaki Associates
Dư luận đang xôn xao việc "không tìm ra" bản đồ quy hoạch 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm. Để "minh oan" cho mình, các cơ quan có liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh nên chủ động mời Bộ Công an vào cuộc. Bởi nếu bản đồ quy hoạch nói trên thật sự bị thất lạc, chứ không phải do bàn tay nào đó giấu giếm hay tiêu hủy thì chính các cơ quan có liên quan sẽ được minh oan. Bằng ngược lại thì phải làm cho ra lẽ, kể cả việc phải xử lý các cá nhân có liên quan trong việc "bất cẩn" làm mất, thất lạc tài liệu theo Luật lưu trữ.
Bởi lẽ đây là tài liệu đặc biệt quan trọng, là cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu hồi đất, áp giá bồi thường, cấp phép xây dựng dự án và hàng loạt vấn đề quan trọng khác của khu đô thị mới Thủ Thiêm, bỗng dưng "không tìm thấy" là chuyện chấn động, chưa từng xảy ra.
Chính quyền Lê Thanh Hải đã biện minh như thế nào ?
Trung tuần tháng 7/2009, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Tín đã chủ trì hội nghị cùng lãnh đạo Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các ban ngành tiếp xúc với các đảng viên Chi bộ khu phố 1, phường Bình An, quận 2.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Trung Tín phân bua như sau (trích băng) : "Quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ xác định quy mô khu dân cư tái định cư 160 ha, không phê duyệt bản đồ quy hoạch. Trong thực tế, giai đoạn 1 phục vụ tái định cư là dự án khu tái định cư Thủ Thiêm 42 ha phường An Phú và Bình Khánh, cộng cả đất giao thông ngoại vi và rạch Cá Trê nhỏ nằm giữa khu 42ha thì có tổng diện tích 55,68 ha.
Đến năm 2002, UBND Thành phố đã thu hồi và giao một phần khu 42 ha trên, trong đó có 15,5 ha đất tái định cư đưa vào khu đô thị mới Thủ Thiêm, còn lại 17,3 ha ngoài ranh thuộc phường An Phú tiếp tục được quy hoạch làm khu tái định cư phục vụ dự án Đại lộ Đông Tây và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Như vậy, phần diện tích tái định cư còn lại là 160 ha – 55,68 ha = khoảng 104 ha. Giai đoạn 1997 - 2002 chưa có chủ trương xây dựng của UBND Thành phố .
Ngoài ranh giới khu đô thị mới Thủ Thiêm vào thời điểm 1996 - 2002, phần đất còn lại thuộc phường Bình An của khu đô thị mới Thủ Thiêm không được xác định làm khu tái định cư vì nằm dọc đường Trần Não và Lương Định Của có dân cư hiện hữu đông khoảng 119 ha, và có khoảng 14 dự án với tổng diện tích khoảng 26ha, chưa kể các dự án đã chấp thuận địa điểm đã được giao đất trước Quyết định 367 của Chính phủ.
Phần đất còn lại thuộc phường Bình Khánh được xác định là khu quy hoạch ga Thủ Thiêm và chưa có đường giao thông tiếp cận nên cũng không được chọn làm khu tái định cư. Theo bản đồ, phần đất còn lại trong phạm vi 5 phường ngoài ranh giới khu đô thị mới Thủ Thiêm là khoảng 240,4 ha. Như vậy, diện tích còn lại gồm cả đất giao thông và các rạch nhỏ là 240,4 ha – 119 ha – 26 ha – 17,7 ha thì còn khoảng 78,1 ha thuộc phạm vi 5 phường, có vị trí phân tán rải rác không thể tập trung để đủ đất bố trí quy hoạch hoàn chỉnh khu 104 ha tái định cư còn lại.
Sau công văn số 190 ngày 22/2/2002 của Chính phủ, UBND Thành phố đã có văn bản giao cho Sở Địa chính và nhà đất (hiện là Sở Tài nguyên và môi trường) và Kiến trúc sư trưởng Thành phố chủ trì cùng UBND quận 2 xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giao đất của 930 ha, bao gồm 770 ha để xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm và 160 ha để xây dựng khu tái định cư, nếu thiếu thì cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 2002 đến nay, UBND Thành phố đã ký quyết định giao 6 khu đất tại các phường Bình Khánh, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái với tổng diện tích 164,5 ha để xây dựng khu tái định cư khu đô thị mới Thủ Thiêm". (hết trích)
Cần phải quy hoạch lại từ thực tế quy hoạch đã bị băm nát
Từ câu trả lời "Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án nhưng đến nay, các bộ ngành và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy bản đồ này" của Người phát ngôn Võ Văn Hoan cùng hàng loạt vấn đề pháp lý đã vi phạm như nói trên, cho thấy cần thiết để nhìn lại toàn bộ câu chuyện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ; trong đó xác định lại các vị trí cụ thể các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10 mà hôm đầu tháng 5/2018, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chấp thuận phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng toàn bộ 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 của khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Xin nhắc lại, trong đồ án quy hoạch chung xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 và đề án Quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000 do công ty Sasaki lập đều thống nhất một khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm quy mô 737 ha với các bản đồ thể hiện đầy đủ, đồng bộ, hoàn chỉnh về không gian kiến trúc đô thị như: các ô phố, các khu nhà hoàn chỉnh, các khu chức năng, hệ thống công viên cây xanh, kênh rạch, hồ nước, hệ thống cầu đường… tất cả đều liên thông, liền mạch và không hề có khu nào là khu đô thị chỉnh trang mà UBND Thành phố đã tự "sáng tác" ra sau này.
Đồ án Thủ Thiêm của Sasaki Associates
Năm 2003, Sasaki Associates (Hoa Kỳ) thắng giải thưởng cuộc thi thiết kế Trung tâm đô thị mới Thủ thiêm – Bán đảo xanh rộng 657 hecta đối diện Quận Nhất. Đồ án quy hoạch của Sasaki tập trung vao việc phát triển Thủ Thiêm trở thành một trung tâm đô thị phát triển bền vững và có sự đa dạng về các hoạt động sử dụng đất. Đồ án dựa trên một khung giao thông, sử dụng đất và không gian công cộng vốn tích hợp với điều kiện sinh thái hiện hữu của vùng hạ lưu sông Sài Gòn và khí hậu miền Nam Việt Nam. Đồ án Thủ Thiêm gia tăng mối quan hệ giữa thành phố và dòng sông và đóng vai trò như một mô hình phát triển bền vững cho Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
Đồ án Thủ Thiêm cũng tập trung vào sự kết nối với khu vực ven sông, trung tâm lịch sử, và một mô dạng đô thị nén là linh hoạt. Bản quy hoạch ủng hộ sự phát triển với mật độ cao, hệ thống giao thông công cộng tích hợp với sông ngoài và sử dụng đất, và hướng đường và công trình phù hợp để cho phép thông gió và làm mát tự nhiên. Bản Quy hoạch kết hợp cảnh quan vùng châu thổ và sự lên xuống của dòng nước với tổ chức đô thị và bảo tồn thực vật bản địa.
Một chiến lược sinh thái giữ cho Thủ Thiêm hoạt động như một "hệ thống mở" – một hệ thống phù hợp với chế độ thủy triều và các mức nước thay đổi khác nhau thông qua hệ thống kênh rạch, hồ và rừng ngập mặn tự nhiên và nhân tạo. Tất cả các cư dân đều sinh sống trong khoảng cách gần gũi với mặt nước và không gian công cộng thông qua chiến lược này.
Nôm na, nếu đồ án này được thực hiện, chắc chắn sẽ bảo tồn chùa Liên Trì, và Nhà thờ Thủ Thiêm tiếp tục được gìn giữ cho một di sản kiến trúc và tâm linh đã có 160 năm tuổi.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 06/05/2018
Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và môi trường hay Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm biến mất từ nhiều năm qua ?
Nhà nguyện tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Bản đồ biến mất và ‘nụ cười Võ Văn Hoan’
Bất chấp việc mới đây người phát ngôn của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh - ông Võ Văn Hoan - cho rằng bản đồ trên chỉ là ‘chưa tìm thấy’ chứ không phải không tìm thấy, song độ dài thời gian biến mất của bản đồ này đã khiến dư luận xã hội không thể không bật lên dấu hỏi : liệu đã có một bàn tay hay thế lực bí ẩn nào cố ý đánh cắp Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm và phi tang nó nhằm một mục đích đen tối nào đó ?
Người dân Sài Gòn vẫn còn nhớ như in ‘nụ cười Võ Văn Hoan’ - vào lúc ông Hoan thay mặt Ủy ban nhân dân TP/HCM đến hiện trường vụ cháy chung cư cao cấp Carina ở Quận 8 vào đầu tháng Tư năm 2018 mà đã gây ra cái chết của 13 cư dân. Vào thời điểm đó, trong không khí tang tóc và trước một rừng ống kính phóng viên, không hiểu sao ông Võ Văn Hoan lại cười tươi.
Vụ biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm lại lồng trong bối cảnh Bộ trưởng công an Tô Lâm đã phải thừa nhận có ít nhất 800 tài liệu thuộc danh mục bảo vệ bí mật nhà nước đã bị lộ lọt trong những năm qua.
Rất có thể trong một thời gian dài, Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm đã được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Chính phủ xếp vào loại tài liệu bí mật mà không thể công khai - tương tự vụ ‘Mobifone mua AVG’ mới phát lộ gần đây, trong đó có tình tiết ‘lãnh đạo bộ Công an chấp thuận đưa vụ mua bán này vào danh mục tài liệu bí mật’ mà do vậy không thể công khai cho công luận và xã hội.
Không công khai quy hoạch và bản đồ quy hoạch lại là một thứ bệnh ung thư của chế độ độc đảng và các nhóm lợi ích, khi luôn tìm cách bưng bít thông tin quy hoạch và đền bù giải tỏa để trục lợi khủng với giá bán đất ra thị trường cao gấp 10 - 20 lần so với mức giá đến bù cho dân.
Những cái chết treo cổ và hơn 6 tỷ đô la tiền chênh lệch
Trong vài trăm ‘điểm nóng khiếu kiện đất đai’ ở Việt Nam mà Thanh tra chính phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được Chính phủ ban hành vào năm 1996.
‘Không công bố bản đồ quy hoạch’ là một trong rất nhiều nội dung khiếu tố của nhiều hộ gia đình trong số 15.000 dân ở Thủ Thiêm. Các cấp chính quyền từ Quận 2 đến Ủy ban nhân dân thành phố đã có quá nhiều dấu hiệu giấu biệt bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm trong suốt một thời gian dài.
Nhưng sau áp lực liên tục của dân oan Thủ Thiêm, Thanh tra chính phủ đã phải cử một đoàn thanh tra về quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chính người dân Thủ Thiêm đã phát hiện ra là chính quyền đã giải tỏa lố hàng trăm ha đất của dân.
Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.
Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !
Một trong những quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất là Lê Thanh Hải - chủ tịch và sau đó là bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng năm 2000 đến tận cuối năm 2015.
Lê Thanh Hải có những biệt danh chính trị như ‘Anh Hai Sài Gòn’, ‘Lãnh chúa Gia Định’ và cả một biệt danh dân dã mà dân oan Thủ Thiêm đặt cho là ‘Hải Heo’.
Từ nhiều năm qua, Lê Thanh Hải cũng được cho là một trong những quan chức tham nhũng nhất và giàu nhất Việt Nam. Một trong những vụ tai tiếng nhất của Lê Thanh Hải là ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
‘Đất vàng’ cùng số lợi nhuận khổng lồ trên đã biến thành nguồn cơn khiến chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây trở nên tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam.
Chiến dịch trên, kéo dài trong nhiều năm trời, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.
Một nạn nhân điển hình của nạn cưỡng chế trên là gia đình bà Nguyễn Thị The. Chồng và con trai của bà The đã treo cổ tự vẫn vì bị cưỡng chế, ruồng bố.
Không chỉ đẩy đuổi dân, chính quyền và công an còn kéo quân phá sập và ủi sạch chùa Liên Trì ở Quận 2 - một cơ sở thờ tự lâu đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sắp chịu nạn !
Cùng với chùa Liên Trì, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Quận 2 đã từ nhiều năm qua nằm trong danh sách "đối tượng giải tỏa", cho dù cơ sở Công giáo này đã có lịch sử tồn tại đến 178 năm và được khá nhiều tổ chức quốc tế về tôn giáo lẫn chính trị và môi trường quan tâm chia sẻ.
Trong chiến dịch giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đặc biệt mang tính "lấy thịt đè người" vào năm 2015, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 đã cử những quan chức cấp thấp đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để vừa chiêu dụ vừa đe dọa các sơ. Sau đó là một lực lượng đông đảo lên đến vài trăm người vừa công an vừa dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước đã bao vây cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một thủ đoạn tạo áp lực nặng nề về tâm lý để khiến các sơ hoặc phải tự nguyện rời bỏ mảnh đất rộng nhiều hecta có giá thị trường đến hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông này, hoặc phải chấp nhận một đơn giá bồi thường đất đai rẻ mạt của chính quyền.
Cũng vào năm 2015, nghe nói chính quyền ở Sài Gòn đã "cân lên đặt xuống" giữa chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xem "cái nào giải tỏa trắng dễ hơn."
Vào đầu tháng Năm năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với người đại diện là Chủ tịch Nguyễn Thành Phong bất ngờ ‘chấp thuận phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng toàn bộ 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 của khu đô thị mới Thủ Thiêm’, trong đó có nội dung ‘yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo trong khu đô thị này (Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm) cũng như thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông theo đúng tiến độ’.
Tức Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và một trường học của nhà dòng sẽ nằm trong số 9 lô "đất vàng" sắp được mang ra bán đấu giá lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lúc các nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hoàn toàn không được thông báo gì về kế hoạch di dời trên, sự biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm càng tạo điều kiện để chính quyền và các nhóm lợi ích lấp liếm rằng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ‘nằm trong quy hoạch giải tỏa’.
Thế nhưng Linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách về lĩnh vực truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, đã nói với đài VOA Việt ngữ rằng quyết định quy hoạch, giải tỏa nhà thờ và tu viện ở Thủ Thiêm có quá nhiều vấn đề khuất tất và cần phải được bàn thảo.
"Trong quy hoạch ban đầu mà Thủ tướng duyệt, không có quy hoạch nhà thờ và đất của tu viện. Nhà thờ và tu viện hoàn toàn nằm ngoài quy hoạch" - Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết.
Rõ là tiền vẫn trên hết. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.
Nhiều thông tin cho biết chính quyền quận 2 (đứng đằng sau là chính quyền thành phố mà người "đại diện" chính là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Còn Nguyễn Thiện Nhân ?
Hãy nhìn lại cuộc đến thăm ngày 10/2/2018 của Nguyễn Thiện Nhân - một ủy viên bộ chính trị và là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Khi đó, có ý kiến đánh giá rằng Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình. Do vậy, cuộc thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm của ông Nhân vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm an toàn.
Nhưng giờ đây, có vẻ đó là một sự tráo trở.
Nguyễn Thiện Nhân - người đang trở thành ứng cử viên số một ngồi vào ghế chủ tịch nước thay cho Trần Đại Quang tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018 - theo rất nhiều tin tức trong và ngoài nước gần đây, rất có thể đã thực hiện cuộc thăm viếng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một động tác thăm dò, mị dân và đánh lạc hướng, để sau đó quay ngoắt và thanh minh ‘tôi không biết vụ giải tỏa Nhà dòng này’.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 03/05/2018