30/11/2017 - trùng với ngày "tòa án nhân dân" của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu của một blogger đấu tranh phản kháng nạn ô nhiễm xả thải của Formosa là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, trạm thu phí BOT Cai Lậy một lần nữa phải đầu hàng xả trạm trước phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân.
Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định nhà đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, một dự án còn tai tiếng và nhơ nhuốc hơn cả BOT Cai Lậy. Nguồn : Báo Điện tử Chính phủ.
Bất chấp chính quyền Tiền Giang và chủ đầu tư BOT Cai Lậy lập "phương án tác chiến" rất chi tiết với mũi chủ công trấn áp là hàng trăm cảnh sát cơ động và công an giao thông, bất chấp việc bị lực lượng "tay sai bảo kê" này răn đe và đàn áp, bắt bớ, cánh lái xe đã không chỉ tiếp tục yêu sách đòi BOT Cai Lậy phải hủy bỏ tình trạng "quy hoạch một nơi, thu phí nơi khác", duy trì chiến thuật trả tiền lẻ mà còn dũng cảm đối mặt với công an, thậm chí còn tổ chức tập hợp kéo đến đồn công an đòi người khi 3 lái xe bị công an bắt giữ.
Kể từ lần phản kháng đầu tiên vào tháng 9/2017 cũng tại trạm BOT Cai Lậy, nhận thức về đấu tranh mưu sinh, chống bất công và áp bức của lái xe đã nâng lên nhiều hơn, đồng thời giới hạn sợ hãi được kéo giảm. Đây cũng là một đặc thù rất lớn của phong trào đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam từ suốt những năm 2005, 2006 đến nay. Tập hợp và đoàn kết theo số đông luôn là một yếu tố sống còn để phong trào dân chủ và bất tuân dân sự đạt được thành công.
Sự tiến bộ dù chậm chạp của xã hội Việt Nam là nếu trước đây phong trào phản kháng dân sự chỉ tập trugng ở giới đấu tranh nhân quyền và chủ yếu với những vấn đề nhân quyền chính trị, thì những năm gần đây phong trào phản kháng dân sự đã dần "xã hội hóa", lan dần sang khối quần chúng mà trước đó vẫn bàng quan vô cảm, liên đới mật thiết không chỉ với nhu cầu mưu sinh và quyền lợi cá nhân, mà còn dần ý thức được rằng nếu người dân không hành động và không đấu tranh với các nhóm lỡi ích được"bảo kê" bởi chính quyền thì trước sau gì mỗi cá nhân cũng trở thành nạn nhân của chúng.
Cảm hứng và kinh nghiệm
Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đỉnh công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016.
Bất tuân dân sự ở trạm thu phí BOT đã không còn là hiện tượng đơn lẻ.
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền. Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.
Vào nửa đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng 8 - 9/2017 và từ đó đến nay, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…
Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách "câu giờ" càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải "xả trạm", để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
Ngược lại với phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân, ngày càng nhiều chính quyền địa phương đã lộ hẳn hành vi "bảo kê" trắng trợn cho các nhóm trục lợi chính sách, đặc biệt là dấu hiệu tổ chức và triển khai "lực lượng vũ trang riêng", mà bằng chứng không thể chối cãi là vụ trạm thu phí BOT Biên Hòa (Đồng Nai) vào tháng 10/2017 và trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) vào tháng 11/2017.
Trong đó, Đồng Nai có thể được xem là một trường hợp rất đáng mổ xẻ về cận cảnh lãnh chúa hay "sứ quân".
"Lực lượng vũ trang riêng" ?
Vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa vào ngày 26/10/2017 như một cách "khủng bố" việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của "lực lượng vũ trang riêng".
Trước đó, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.
BOT Biên Hòa cũng trở thành cái tên khó quên khi sau đó nhiều lái xe đã bị cơ quan cảnh sát giao thông Đồng Nai "mời làm việc" - như một cách "khủng bố" tinh thần những người tài xế không chịu khuất phục cảnh lạm thu.
Nhưng đến việc dàn quân tại BOT Biên Hòa để "khủng bố", sự việc đã vượt quá giới hạn của "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".
Sự khác biệt về mức độ trắng trợn chà đạp luật pháp của hiện tượng trên là trong rất nhiều vụ các chính quyền địa phương dùng lực lượng công an và cả quân đội để cưỡng chế giải tỏa người dân nhằm trưng thu đất đai, cơ chế này vẫn được dựa trên một số văn bản mang tính pháp quy của chính quyền (quy hoạch, quyết định giải tỏa, quyết định bồi thường…), cho dù không ít văn bản như thế là bất hợp lý hoặc rất bất công. Nhưng đối với trường hợp BOT Biên Hòa, đã không có bất kỳ văn bản pháp quy nào từ phía chính quyền được nêu ra để chứng minh là hành động trả tiền lẻ của lái xe là vi phạm pháp luật.
Một khi không được "chống lưng" bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại các trạm BOT Biên Hòa và BOT Cai Lậy để "dằn mặt" lái xe là một hành vi "khủng bố" quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi "có đủ điều kiện", chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.
Gần đây, một trong số lãnh đạo Đồng Nai - bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy - đã bị "dính" vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và quá "ưu ái" cho doanh nghiệp của người nhà của bà này như một thể thức "gia đình trị".
Cũng gần đây, báo chí đã nêu quá nhiều vụ cảnh sát giao thông Đồng Nai "ăn cả trên bộ lẫn trên sông" nhưng vẫn bị những quan chức đen đúa nào đó từ bóng tối âm thầm che chắn.
Không hẳn tất cả, nhưng có vẻ một bộ phận trong giới lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang và cả một số địa phương khác đang lấp ló cơ chế hoặc "gia đình trị" hoặc "sứ quân địa phương", hoặc cả hai, và cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về "xây dựng lực lượng vũ trang riêng".
Nguy cơ mới trong thể chế độc đảng
"Có đủ điều kiện" lại là một cụm từ mà Tổng bí thư Trọng sính dùng trong bản nghị quyết ban hành sau Hội nghị trung ương 6 tháng 10/2017 về "nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước". Theo đó, ở những cấp xã, huyện "có đủ điều kiện", bí thư cấp ủy sẽ đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân, có thể gọi nôm na là "3 thành 1". Cơ chế này sẽ khiến quyền lực thực tế tập trung vào chỉ một người, thay vì trước đây phổ biến là ba, hoặc thí điểm hai người - bí thư tỉnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, nhưng bí thư tỉnh và chủ tịch tỉnh là hai nhân sự khác nhau và cách nào đó kiểm soát quyền lực lẫn nhau.
Nhưng sau Hội nghị trung ương 6, thông tin từ nhiều quan chức có trách nhiệm đã cho biết cơ chế "3 thành 1" không chỉ dừng ở cấp xã và huyện mà sẽ triển khai ở cấp tỉnh thành, thậm chí còn có thể "lên" tới cấp trung ương.
Hệ quả rõ ràng là nếu thực hiện cơ chế "3 thành 1", các "lãnh chúa" sẽ "quyết" hết, từ vấn đề nhân sự đến điều hành kinh tế - xã hội, và cả những dự án màu mỡ có nguồn vốn từ ngân sách và viện trợ ODA. Sẽ không có chuyện "lãnh chúa" phải hỏi hoặc xin ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh thành về quyết sách này quyết sách kia.
Thế nhưng khi nêu ra kế hoạch "nhất thể hóa 3 thành 1", đảng lại hầu như không đưa ra bất kỳ cơ chế nào để kiểm soát quyền lực. Có phải đảng muốn lờ đi cơ chế kiểm soát quyền lực để không còn cơ quan nào có thể giám sát những gì đảng sẽ làm ?
Chỉ biết rằng nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về "nhất thể hóa", sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tự tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là "có tâm có tầm" do đảng chỉ định vào vị trí "3 thành 1" sẽ "tự diễn biến". Để khi đó, tình trạng tản quyền dâng cao, biến thành "chia quyền" và phát triển mạnh khuynh hướng ly tâm hóa quyền lực. Sẽ hình thành cơ chế "đa trung tâm quyền lực" không chỉ ở nhiều bộ ngành mà cả nhiều địa phương.
Thậm chí sau một thời gian thực hiện "3 thành 1" mà chẳng bị kiểm soát quyền lực, rất dễ để "giới tinh hoa" của đảng coi sóc linh hồn dân ở nhiều địa phương sẽ biến những địa phương đó thành một vương quốc riêng của mình. Thậm chí rất có thể sẽ xuất hiện những "chính ủy chuyên quyền" tham vọng và liều lĩnh nhất khi nghĩ đến việc tự trang bị cho địa phương mình một "lực lượng vũ trang" riêng, bao gồm vừa công an vừa quân đội, thẳng tay đàn áp dân chúng…
Đồng Nai và Tiền Giang chỉ là vài trong số những số địa phương đang có dấu hiệu manh nha để trở thành một cái gì đó na ná để thỏa mãn tương lai trên.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 01/12/2017
Năm 2017 vẫn tiếp tục chứng kiến chuỗi hành động "lạ" mang tính phản kháng của dân chúng đối với chính quyền - điều mà ngày càng hợp lẽ với sắc thái "bất tuân dân sự" trong từ điển dân chủ hóa của các quốc gia phương Tây.
Biểu tình trước chợ An Đông, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 19/9/2017. (Ảnh chụp từ Báo Tuổi trẻ)
Bất tuân dân sự tiểu thương
Cuộc bãi thị - biểu tình của bà con tiểu thương chợ An Đông vào ngày 19/9/2017 là minh họa mới nhất về phong trào bất tuân dân sự không cần Luật biểu tình đang nổi lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, đặc thù nổi bật không kém của cuộc biểu tình này là không phải xuất phát từ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền theo truyền thống, mà từ chính những người dân bị xâm phạm nặng nề kế sinh nhai bởi chính sách nhà nước cùng sự lũng đoạn của những nhóm lợi ích.
Hoàn toàn không mang sắc thái chính trị trong cuộc bãi thị - biểu tình trên. Tất cả vẫn chỉ là vấn nạn cơm áo gạo tiền. Tiểu thương quận 5 đòi quyền lợi chính đáng, đòi minh bạch, yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ ban quản lý chợ và Ủy ban nhân dân quận 5 về việc số tiền hơn 200 tỷ đồng họ đóng góp sửa chợ sau bốn năm mà Ban quản lý chợ không thực hiện thi công ; bắt tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp trong khi họ đã mua hẳn sạp trước đó nhiều năm…
Thoạt nhìn, cuộc phản kháng này tiểu thương quận 5 cũng tương tự nhiều cuộc phản kháng của người dân bị biến thành dân oan đất đai ở nhiều khu vực, cũng bắt đầu bằng việc kiến nghị tập thể, khiếu nại tập thể, tố cáo tập thể, và thường là tập trung đông người tại văn phòng tiếp công dân của chính quyền để phản đối.
Tuy nhiên, cuộc phản kháng của tiểu thương quận 5 lại không chỉ dừng ở những điểm nhấn trên. Rất dễ để nhận ra rằng về mặt tổ chức, cuộc phản kháng này rất quy củ, thể hiện qua đồng phục màu đỏ và các yêu sách in trên băng rôn ; quá trình bãi thị, tuần hành và biểu tình có tính tổ chức cao ; người tổ chức đoàn đi nhắc nhở việc giữ hàng và bà con tiểu thương làm theo ; chiếm được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều người dân ; bước đầu đã đạt được kết quả : chính quyền quận 5 phải xin lỗi tiểu thương.
Con số biểu tình cũng lớn chưa từng có đối với loại hình "điểm nóng tiểu thương" : 2 ngàn người. Trước đây, một số cuộc biểu tình của tiểu thương ở Sài Gòn và những tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Khánh Hòa, Sài Gòn… cao lắm cũng chỉ vài trăm người. Cuộc biểu tình của tiểu thương quận 5 cũng là cuộc phản kháng có con số người tham gia đông nhất kể từ cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và phản đối Formosa của người dân Sài Gòn vào tháng Năm năm 2016 với số người tham gia lên đến khoảng 5 ngàn người.
Nhưng như đã đề cập, điểm khác biệt chính của cuộc biểu tình của tiểu thương quận 5 với những cuộc biểu tình nhân quyền là vào lần này hoàn toàn xuất phát từ tính tự phát của người dân. Với số lượng người tham gia đến 2 ngàn và cũng khoảng 2 ngàn cái áo màu đỏ, chỉ riêng chi tiết này đã cho thấy công tác tổ chức may áo và phân phát áo, cùng công tác liên lạc, tổ chức hậu cần nói chung rất dễ bị công an phát hiện và tìm cách ngăn chặn như công an đã từng ngăn chặn rất nhiều cuộc biểu tình nhỏ trước đây.
Có thể cho rằng việc bảo đảm bí mật của công tác tổ chức hậu cần của cuộc phản kháng trên là một thành công đáng kể. Nhiều dấu hiệu bộc lộ sau đó đã cho thấy chính quyền và kể cả công an cũng bị bất ngờ trước cuộc xuống đường của bà con tiểu thương. Thậm chí cuộc biểu tình này còn biến thành một cuộc tuần hành thành công đến tận trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố số 86 đường Lê Thánh Tôn, quận Một.
Thắng lợi về công tác bảo mật của cuộc biểu tình An Đông lại có thể được khơi nguồn từ thắng lợi của một chiến dịch lớn hơn thế nhiều gần nửa năm về trước : "rào làng chiến đầu Đồng Tâm" ngay tại thủ đô Hà Nội. Cho tới nay và kể cả khi đã phải dùng tới các cơ quan điều tra của công an, Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng cùng nhiều cơ quan phối thuộc khác, việc tại sao người dân Đồng Tâm vẫn giữ được tính kỷ luật cao và tin tức nội tình kín đến thế vẫn là một dấu hỏi khiến chính quyền điên đầu.
Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau
Trong một chế độ chính trị đậm não trạng và thói trấn áp dân theo lối "lấy thịt đè người", số lượng người biểu tình chiếm vai trò quan trọng nhất. Thông thường, những cuộc biểu tình chỉ có từ vài chục đến dưới một trăm người luôn bị công an dùng chiến thuật vây bọc, chia tách xé lẻ thành từng nhóm nhỏ để dễ chia cắt và bắt giữ. Nhưng với những cuộc biểu tình có số lượng từ vài trăm người trở lên, xác suất an toàn và thành công là cao hơn hẳn. Ở Sài Gòn, cuộc biểu tình mang tính "kinh điển" vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.
Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đỉnh công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản dối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016, để đến nay không thể không nghĩ đến việc bà con tiểu thương An Đông đã được cánh lái xe phản đối các trạm BOT thu phí truyền cảm hứng và kinh nghiệm phản kháng dân sự đối với chính quyền.
Bất tuân dân sự ở trạm thu phí BOT lại không còn là hiện tượng đơn lẻ.
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Không những tự mình phản kháng mà nhiều người đã thu góp một số lượng lớn tiền lẻ để phát cho những người khác và sau đó tập trung đi qua cầu để phản đối việc thu phí. Họ đi chậm cách nhau khoảng 15 m. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền.
Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.
Vào đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng Tám và tháng Chín năm 2017, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…
Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách "câu giờ" càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải "xả trạm", để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
Từ bất tuân dân sự Đồng Tâm đến bất tuân dân sự BOT và bất tuân dân sự tiểu thương, phong trào này đang có triển vọng lan rộng và hiệu quả chiều sâu trong những hoạt động xã hội khác như phản đối tăng giá xăng, giá điện, phản đối chính sách trưng thu đất đai vô lối và những chính sách ảnh hưởng trầm trọng đến dân sinh. Dần vượt qua nỗi sợ hãi, người dân cùng nhau xuống đường !
Phong trào bất tuân dân sự đã đến giới hạn không cần đến Luật biểu tình nữa !
Xuống đường !
Công an chẳng biết phải làm gì để "siết" nữa. Từ lâu, những đòn phép đối phó với phong trào biểu tình dân oan từ năm 2007 và biểu tình chính trị từ năm 2011 đã được tung ra hết : trên hết là thói trấn áp và "biện pháp nghiệp vụ" của ngành công an, sau đó là Luật giao thông đường bộ, Luật hình sự về "gây rối trật tự công cộng", kể cả những điều luật khắc nghiệt chính trị như "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" (258), "tuyên truyền chống nhà nước" (88), "lật đổ chính quyền nhân dân" (79) đã từ lâu được dùng để áp chế giới bất đồng chính kiến nhưng chỉ khiến nảy sinh "bắt một sinh mười".
Trong thực tế, chế độ đã đau đầu tìm cách quay lưng lại với Luật biểu tình từ ít nhất một phần tư thế kỷ qua, nếu tính từ thời điểm quyền tự do biểu tình của dân chúng được Hiến pháp năm 1992 quy định.
Nhưng đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Bây giờ, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để "lấy lại lòng tin của nhân dân". Cũng quá muộn để ban hành Luật biểu tình.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 04/10/2017
Dư luận trong nước những ngày qua cho rằng các tài xế dùng tiển lẻ trả phí BOT trên quốc lộ 1A để phản đối mức phí cao và trạm thu phí đặt sai chỗ là "bất tuân dân sự". Thực trạng "bất tuân dân sự" tại Việt Nam hiện nay ra sao ?
Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015. Photo : AFP
Luật sư Lê Công Định : Tôi nghĩ dùng từ "bất tuân dân sự" trong trường hợp này thì e rằng không chính xác khi xét về phương diện ngữ nghĩa của khái niệm này, bởi vì "bất tuân dân sự" là một đề tài mà trước đây ông Henry David Thoreau, một triết gia người Mỹ đã đặt ra liên quan đến trong trường hợp một công dân nhận thấy một luật bất công và bất hợp lý thì họ có quyền không tuân thủ luật pháp đó, để thể hiện sự phản kháng của mình.
Ý niệm "bất tuân dân sự" từ ông Thoreau đã được phát triển về sau trên thực tế bởi những nhà cách mạng như ông Mahatma Gandhi và ông Nelson Mandela, chẳng hạn. Chúng ta phải lưu ý đến một yếu tố quan trọng, đó là có một điều luật hay một đạo luật không những bất công mà còn bất hợp lý khiến cho việc tuân thủ sẽ tạo ra một sự bất công trong xã hội và người dân có quyền không tuân thủ điều luật hoặc đạo luật đó.
Chúng ta thấy phản kháng của các tài xế ở Cai Lậy, Tiền Giang không phải họ bất tuân theo hướng không thanh toán tiền, mà họ vẫn thanh toán tiền nhưng họ tạo ra sự khó khăn khiến cho hoạt động giao thông bị đình trệ. Do đó, giữa ý niệm ban đầu về "bất tuân dân sự" với hành động của các tài xế tại trạm thu phí BOT ở Cai Lậy không có sự tương hợp với nhau để gọi hành động đó là "bất tuân dân sự".
****************
Hòa Ái : Thưa Luật sư, với hình thức phản kháng của các tài xế như thế, xét về phương diện pháp lý, họ có bị vướng vào những sai phạm nào hay không ?
Lê Công Định :Việc các tài xế trả bằng tiền lẻ ở Cai Lậy, Tiền Giang theo cách mà họ muốn gây trở ngại cho hoạt động của trạm thu phí BOT đó hoàn toàn không có một sự vi phạm điều luật nào cụ thể. Bởi vì theo luật của Việt Nam thì không có nghiêm cấm công dân thanh toán tiền bằng tiền lẻ và mọi loại tiền đều có giá trị hợp pháp và đều phải được sử dụng. Chỉ những người nào từ chối nhận tiền lẻ thì mới vi phạm pháp luật. Chứ việc thanh toán đó là hoàn toàn hợp pháp.
Chúng ta thấy không có một điều luật hay một đạo luật nào bất công hay bất hợp lý trong trường hợp này, mà chỉ có việc đặt ra trạm thu phí đó đã tạo ra một sự bất hợp lý, khiến cho các tài xế cảm thấy điều này không đúng và họ phản kháng trong ôn hòa, trong sự ý thức được là họ đang hành động đúng luật, chứ không có gì sai luật cả.
Hòa Ái :Theo nhận định của Luật sư, trong những năm gần đây, có phải người dân ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về nhân quyền và dân quyền ; đồng thời họ cũng chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền được hiến định của họ ?
Lê Công Định :Tôi thấy rõ ràng người dân càng ý thức được quyền của mình và họ ý thức được quyền đó phải được Hiến pháp và Luật pháp bảo vệ, cho nên họ không ngần ngại khi họ phản kháng lại những hành động bất hợp lý của nhà cầm quyền và họ không nghĩ rằng mình đang vi phạm pháp luật. Qua đó, tôi thấy hành động phản kháng của công dân ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Đó là dấu hiệu rất đáng mừng. Điều vui mừng này không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho hành động vi phạm pháp luật hay cổ súy cho hành động gây ra trở ngại cho công quyền. Và điều quan trọng là không phải người dân giảm sự phản kháng đó mà chính nhà cầm quyền phải nhận thấy cần phải tôn trọng hơn nữa quyền của công dân. Nếu tất cả người dân đều hiểu rằng họ cần phải bất tuân những đạo luật bất công và bất hợp lý của nhà cầm quyền, bất tuân dân sự thì có lẽ xã hội sẽ thay đổi nhanh chóng hơn.
Hòa Ái : Một khi người dân Việt Nam ý thức được và thực hiện bất tuân dân sự thì những rủi ro nào họ phải đối diện ?
Trạm thu phí BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang. Photo : Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.
Lê Công Định :Chúng ta thấy hành động bất tuân dân sự nào trên thế giới cũng đều đưa đến một hậu quả là sự trừng phạt của luật pháp.
Tôi xin so sánh đối với Luật pháp Việt Nam ; chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp, nhưng có một điều luật bất công, đó là Điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành, trừng phạt những ai tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 88 này rõ ràng là vi hiến, bất công và bất hợp lý.
Do đó, nếu chúng ta công khai vi phạm Điều 88 để thể hiện quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp thì tất nhiên những ai vi phạm Điều 88 đều bị Nhà nước bắt giam. Bởi vì chiếu theo Điều 88 thì Nhà nước có quyền trừng phạt những người cất lên tiếng nói trong phạm vi quyền tự do ngôn luận của họ.
Tôi thấy nhiều bị can, bị cáo liên quan đến Điều 88 đều phủ nhận mình đã vi phạm pháp luật, tức là họ phủ nhận sự bất tuân dân sự. Tôi cho rằng cần phải công nhận mình vi phạm Điều 88 bởi chính điều luật đó là điều bất công và bất hợp lý, cần phải loại bỏ ra khỏi Bộ Luật Hình Sự.
Hòa Ái : Hòa Ái ghi nhận có sự gắn kết giữa các tổ chức xã hội dân sự với bất tuân dân sự, qua diễn tiến ở các quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, các tổ chức dân sự độc lập đóng vai trò gì trong việc bất tuân dân sự của người dân ?
Lê Công Định :Các tổ chức dân sự đôc lập tuy bị cấm hoạt động nhưng họ đóng góp rất lớn vào tiến trình thay đổi xã hội Việt Nam vì các tổ chức này đều có những chương trình, tôi tạm gọi là khai dân trí để giúp cho người dân hiểu biết về các quyền của họ được ghi trong Hiến pháp, cụ thế là quyền công dân và quyền con người. Nhờ sự phổ biến kiến thức rộng rãi trên mạng xã hội mà bây giờ ai cũng có phương tiện theo dõi được thì người dân ngày càng ý thức về các quyền hợp pháp của mình và do đó người dân ngày càng đấu tranh đòi Nhà nước phải tôn trọng quyền của công dân. Và nếu Nhà nước không tôn trọng thì họ thể hiện một sự phản kháng rất rõ rệt, như vụ các tài xế trả tiền lẻ ở trạm thu phí BOT tại Cai Lậy là một ví dụ điển hình.
Tôi cũng tin rằng theo thời gian do sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự mà nhiều tầng lớp người dân khác nhau cũng ý thức và hiểu rõ được quyền của mình cần được Nhà nước bảo vệ.
Hòa Ái : Bác sĩ-Blogger Hồ Hải, trước khi bị bắt hồi đầu tháng 11 năm ngoái, có đưa ra ý kiến rằng đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải thực hiện bất tuân dân sự, còn quan điểm của Luật sư thế nào, thưa ông ?
Lê Công Định :Tôi nghĩ dân trí ngày càng được khai mở rộng hơn nhờ mạng xã hội thì người ta cũng sẽ thể hiện sự phản kháng của họ. Đầu tiên là sự phản kháng ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp. Về sau sẽ tiến dần lên mức gọi là bất tuân dân sự, tức là bất tuân luôn cả luật pháp và họ chấp nhận sự vi phạm một cách cố ý nhưng hợp lý vì thể hiện sự công bằng trong xã hội.
Tôi tin rằng tiến trình quá trình tiệm tiến đó chắc chắn sẽ diễn ra một cách điều đặn, chiều hướng phát triển này không bao giờ lùi lại được vì người dân ý thức được quyền của mình và họ thể hiện sự phản kháng cũng như bất tuân.
Hòa Ái : Chân thành cảm ơn Luật sư Lê Công Định dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với RFA.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 26/08/2017
Dư luận trong nước những ngày qua cho rằng các tài xế dùng tiển lẻ trả phí BOT trên quốc lộ 1A để phản đối mức phí cao và trạm thu phí đặt sai chỗ là "bất tuân dân sự". Thực trạng "bất tuân dân sự" tại Việt Nam hiện nay ra sao ?
Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015. Photo : AFP
Lê Công Định : Tôi nghĩ dùng từ "bất tuân dân sự" trong trường hợp này thì e rằng không chính xác khi xét về phương diện ngữ nghĩa của khái niệm này, bởi vì "bất tuân dân sự" là một đề tài mà trước đây ông Henry David Thoreau, một triết gia người Mỹ đã đặt ra liên quan đến trong trường hợp một công dân nhận thấy một luật bất công và bất hợp lý thì họ có quyền không tuân thủ luật pháp đó, để thể hiện sự phản kháng của mình.
Ý niệm "bất tuân dân sự" từ ông Thoreau đã được phát triển về sau trên thực tế bởi những nhà cách mạng như ông Mahatma Gandhi và ông Nelson Mandela, chẳng hạn. Chúng ta phải lưu ý đến một yếu tố quan trọng, đó là có một điều luật hay một đạo luật không những bất công mà còn bất hợp lý khiến cho việc tuân thủ sẽ tạo ra một sự bất công trong xã hội và người dân có quyền không tuân thủ điều luật hoặc đạo luật đó.
Chúng ta thấy phản kháng của các tài xế ở Cai Lậy, Tiền Giang không phải họ bất tuân theo hướng không thanh toán tiền, mà họ vẫn thanh toán tiền nhưng họ tạo ra sự khó khăn khiến cho hoạt động giao thông bị đình trệ. Do đó, giữa ý niệm ban đầu về "bất tuân dân sự" với hành động của các tài xế tại trạm thu phí BOT ở Cai Lậy không có sự tương hợp với nhau để gọi hành động đó là "bất tuân dân sự".
Hòa Ái : Thưa Luật sư, với hình thức phản kháng của các tài xế như thế, xét về phương diện pháp lý, họ có bị vướng vào những sai phạm nào hay không ?
Lê Công Định : Việc các tài xế trả bằng tiền lẻ ở Cai Lậy, Tiền Giang theo cách mà họ muốn gây trở ngại cho hoạt động của trạm thu phí BOT đó hoàn toàn không có một sự vi phạm điều luật nào cụ thể. Bởi vì theo luật của Việt Nam thì không có nghiêm cấm công dân thanh toán tiền bằng tiền lẻ và mọi loại tiền đều có giá trị hợp pháp và đều phải được sử dụng. Chỉ những người nào từ chối nhận tiền lẻ thì mới vi phạm pháp luật. Chứ việc thanh toán đó là hoàn toàn hợp pháp.
Chúng ta thấy không có một điều luật hay một đạo luật nào bất công hay bất hợp lý trong trường hợp này, mà chỉ có việc đặt ra trạm thu phí đó đã tạo ra một sự bất hợp lý, khiến cho các tài xế cảm thấy điều này không đúng và họ phản kháng trong ôn hòa, trong sự ý thức được là họ đang hành động đúng luật, chứ không có gì sai luật cả.
Hòa Ái : Theo nhận định của Luật sư, trong những năm gần đây, có phải người dân ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về nhân quyền và dân quyền ; đồng thời họ cũng chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền được hiến định của họ ?
Lê Công Định : Tôi thấy rõ ràng người dân càng ý thức được quyền của mình và họ ý thức được quyền đó phải được Hiến pháp và Luật pháp bảo vệ, cho nên họ không ngần ngại khi họ phản kháng lại những hành động bất hợp lý của nhà cầm quyền và họ không nghĩ rằng mình đang vi phạm pháp luật. Qua đó, tôi thấy hành động phản kháng của công dân ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Đó là dấu hiệu rất đáng mừng. Điều vui mừng này không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho hành động vi phạm pháp luật hay cổ súy cho hành động gây ra trở ngại cho công quyền. Và điều quan trọng là không phải người dân giảm sự phản kháng đó mà chính nhà cầm quyền phải nhận thấy cần phải tôn trọng hơn nữa quyền của công dân. Nếu tất cả người dân đều hiểu rằng họ cần phải bất tuân những đạo luật bất công và bất hợp lý của nhà cầm quyền, bất tuân dân sự thì có lẽ xã hội sẽ thay đổi nhanh chóng hơn.
Hòa Ái : Một khi người dân Việt Nam ý thức được và thực hiện bất tuân dân sự thì những rủi ro nào họ phải đối diện ?
Trạm thu phí BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang. Photo : internet.
Lê Công Định : Chúng ta thấy hành động bất tuân dân sự nào trên thế giới cũng đều đưa đến một hậu quả là sự trừng phạt của luật pháp.
Tôi xin so sánh đối với Luật pháp Việt Nam ; chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp, nhưng có một điều luật bất công, đó là Điều 88 trong Bộ Luật hình sự hiện hành, trừng phạt những ai tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 88 này rõ ràng là vi hiến, bất công và bất hợp lý.
Do đó, nếu chúng ta công khai vi phạm Điều 88 để thể hiện quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp thì tất nhiên những ai vi phạm Điều 88 đều bị Nhà nước bắt giam. Bởi vì chiếu theo Điều 88 thì Nhà nước có quyền trừng phạt những người cất lên tiếng nói trong phạm vi quyền tự do ngôn luận của họ.
Tôi thấy nhiều bị can, bị cáo liên quan đến Điều 88 đều phủ nhận mình đã vi phạm pháp luật, tức là họ phủ nhận sự bất tuân dân sự. Tôi cho rằng cần phải công nhận mình vi phạm Điều 88 bởi chính điều luật đó là điều bất công và bất hợp lý, cần phải loại bỏ ra khỏi Bộ Luật hình sự.
Hòa Ái : Hòa Ái ghi nhận có sự gắn kết giữa các tổ chức xã hội dân sự với bất tuân dân sự, qua diễn tiến ở các quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, các tổ chức dân sự độc lập đóng vai trò gì trong việc bất tuân dân sự của người dân ?
Lê Công Định : Các tổ chức dân sự đôc lập tuy bị cấm hoạt động nhưng họ đóng góp rất lớn vào tiến trình thay đổi xã hội Việt Nam vì các tổ chức này đều có những chương trình, tôi tạm gọi là khai dân trí để giúp cho người dân hiểu biết về các quyền của họ được ghi trong Hiến pháp, cụ thế là quyền công dân và quyền con người. Nhờ sự phổ biến kiến thức rộng rãi trên mạng xã hội mà bây giờ ai cũng có phương tiện theo dõi được thì người dân ngày càng ý thức về các quyền hợp pháp của mình và do đó người dân ngày càng đấu tranh đòi Nhà nước phải tôn trọng quyền của công dân. Và nếu Nhà nước không tôn trọng thì họ thể hiện một sự phản kháng rất rõ rệt, như vụ các tài xế trả tiền lẻ ở trạm thu phí BOT tại Cai Lậy là một ví dụ điển hình.
Tôi cũng tin rằng theo thời gian do sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự mà nhiều tầng lớp người dân khác nhau cũng ý thức và hiểu rõ được quyền của mình cần được Nhà nước bảo vệ.
Hòa Ái : Bác sĩ-Blogger Hồ Hải, trước khi bị bắt hồi đầu tháng 11 năm ngoái, có đưa ra ý kiến rằng đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải thực hiện bất tuân dân sự, còn quan điểm của Luật sư thế nào, thưa ông ?
Lê Công Định : Tôi nghĩ dân trí ngày càng được khai mở rộng hơn nhờ mạng xã hội thì người ta cũng sẽ thể hiện sự phản kháng của họ. Đầu tiên là sự phản kháng ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp. Về sau sẽ tiến dần lên mức gọi là bất tuân dân sự, tức là bất tuân luôn cả luật pháp và họ chấp nhận sự vi phạm một cách cố ý nhưng hợp lý vì thể hiện sự công bằng trong xã hội.
Tôi tin rằng tiến trình quá trình tiệm tiến đó chắc chắn sẽ diễn ra một cách điều đặn, chiều hướng phát triển này không bao giờ lùi lại được vì người dân ý thức được quyền của mình và họ thể hiện sự phản kháng cũng như bất tuân.
Hòa Ái : Chân thành cảm ơn Luật sư Lê Công Định dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với RFA.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 16/08/2017
"Alone we can do so little ; toghether we can do so much".
Hellen Keller
Mấy ngày vừa qua, mạng xã hội và báo chí lề trái sôi nổi thảo luận về chuyện phản đối thu phí BOT tại trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) bằng cách "trả phí mua vé bằng tiền lẻ mệnh giá 500 đồng được nhét trong chai nhựa".
Nhiều tài xế bỏ tiền lẻ vào chai nhựa rồi mua vé trạm thu phí Cai
Nguyên nhân người dân phản đối trạm thu phí Cai Lậy ?
"Do trạm nằm trên quốc lộ 1, nên ôtô không đi vào đường tránh Cai Lậy cũng phải mua vé", một tài xế bức xúc nói. "Trạm đặt ngay quốc lộ 1, nên chúng tôi không chạy xe vào đường tránh cũng phải mua vé. Nên dời trạm vào đường tránh, ai đi tuyến đó thì mua vé, còn đi quốc lộ 1 thì không phải tốn tiền", tài xế Nguyễn Văn Huân ở thị xã Cai Lậy trả lời.
Theo một tài xế khác, "Điểm bất hợp lý là nếu như đường cao tốc Trung Lương - Thành phố Hồ Chí Minh dài 45 km, cho phép xe chạy với vận tốc 120 km/h, chỉ thu 40.000 đồng đối với xe 7 chỗ trở xuống, đường tránh thị xã Cai Lậy chỉ dài 12 km, tốc độ cho phép tối đa 80 km/h nhưng thu 35.000 đồng/xe từ 7 chỗ ngồi trở xuống là quá cao".
Ngắn gọn, trạm thu phí có mục đích chính là đường tránh Cai Lậy, nhưng nó lại được đặt ở quốc lộ 1A. Vì thế, những xe không sử dụng tuyến tránh, vẫn bị thu phí với mức giá thấp nhất là 35.000 đồng, là mức giá quá cao.
Giải thích về việc đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1, lãnh đạo BOT Tiền Giang cho biết : "Ngoài đường tránh 12,02 km vừa được làm mới với vốn trên 1.000 tỷ đồng, đơn vị còn thực hiện việc tăng cường mặt đường quốc lộ 1 ở huyện và thị xã Cai Lậy có chiều dài trên 26 km, vốn thực hiện trên 300 tỷ đồng. Vì vậy, trạm thu phí được đặt tại quốc lộ 1 và việc này đã được UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính chấp thuận" ("Tài xế nhét tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé khi qua trạm thu phí", Việt Tường, Zing, 7/8/2017).
Người viết có vài thắc mắc liên quan đến lời giải thích của lãnh đạo BOT Tiền Giang :
Đã là tuyến tránh xe, thì dân phải có quyền lựa chọn : lái vào đường tránh không qua thị xã ; hoặc lái đường Quốc lộ 1A. Tại sao BOT Cai Lậy lại "vẽ" thêm phần phụ trong dự án là nâng cấp 26,5 km quốc lộ 1A, để lấy cớ chặn ngang quốc lộ 1A mà thu phí ? Nên nhớ, quốc lộ 1A đã có từ rất lâu, vốn được xây dựng từ tiền thuế của dân. Do đó, không thể ngang nhiên đặt trạm thu phí ở đó rồi ngang nhiên ép dân phải trả "phí" bằng lý lẽ ngụy biện như thế.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy cách cao tốc Trung Lương khoảng 30 km đã đúng qui định chưa ? Theo qui định của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải, mỗi trạm thu phí BOT phải cách nhau ít nhất 70 km ("Các trạm thu phí cách dưới 70 km có đúng luật "?, Lan Nhi, 28/5/2015). Nhưng trong thực tế, trạm thu phí Cai Lậy và Trung Lương cách nhau chỉ khoảng 30 km. Sau khi phải nộp 40.000 đồng /xe 4 chỗ cho tuyến cao tốc Trung Lương, tài xế lái thêm khoảng 30 km nữa, là phải nộp tiếp 35.000 đồng /xe 4 chổ cho trạm tránh Cai Lậy.
Chi phí làm mới đường tránh 12,02 km là trên 1.000 tỉ đồng, tương đương 45 triệu đô la Mỹ. Nghĩa là khoảng 83 tỉ đồng một km cho đoạn đường tránh BOT Cai Lậy. Tại sao giá làm 12,02 km đường lại quá cao như thế ?
Trốn sau danh nghĩa "trạm thu phí" để trục lợi
Lực hấp dẫn mãnh liệt của dự án BOT chính là tiền lãi, khiến "nhóm lợi ích" mê mẩn, nên đã cấu kết, ăn chia với chính quyền "vẽ" ra trạm thu phí ngày càng nhiều :
"Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2016 trên tuyến quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang trung bình mỗi ngày đêm có tới 129.000 lượt xe lưu thông, trong đó có hơn 51.000 ô tô các loại. Và chỉ tính mức thu thấp nhất đối với xe dưới 7 chỗ là 35.000 đồng/lượt nhân với 51.000 lượt xe ô tô, bình quân mỗi ngày đêm trạm này đút túi ít nhất 1,785 tỉ đồng.
Cứ thế, nhân lên với 6 năm và 5 tháng, nhà đầu tư sẽ thu về ít nhất gần 4.176 tỉ đồng. Chỉ sau hơn 6 năm đầu tư vốn, con số thu về hấp dẫn như vậy thì ai mà không ham ? Chưa kể xe từ 12 - 30 ghế phải nộp đến 50.000 đồng, xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet bị thu đến 200.000 đồng/vé !" ("Thu phí đường BOT : Lợi ích của ai "?, Huy Hùng, MTG, 7/8/2017).
Bức xúc thu phí, người dân áp dụng Bất tuân dân sự
Bất tuân dân sự (Civil disobedience), hoặc bất hợp tác, là một phương pháp của đấu tranh bất bạo động, bao gồm biểu tình phản đối, đình công, bất hợp tác, tẩy chay, bất mãn, và thế lực quần chúng. Nhà tư tưởng Hoa Kì nổi tiếng Henry David Thoreau được xem là người tiên phong của ý niệm bất tuân dân sự.Henry David Thoreau viết về bất tuân dân sự trong bài tiểu luận năm 1849, miêu tả việc ông từ chối trả thuế thu thập thông tin cho chính phủ Hoa Kì, chấp nhận bị giam giữ để phản đối việc thu thuế này.
Một đặc điểm nổi bật của bất tuân dân sự là hầu hết những người tham gia chủ tâm không dùng bạo lực và sẵn lòng chấp nhận những rủi ro và nguy hiểm từ chính quyền nếu có. Mục đích bất tuân dân sự thường là nhằm công khai một đạo luật sai trái ra công luận ; kêu gọi lương tâm của công luận ; truyền cảm hứng cho nhiều người khác tham gia ; thu hút sự chú ý của báo chí để tạo ra áp lực truyền thông ; tạo áp lực để thương lượng với các quan chức ngoan cố… ("Civil disobedience", Peter Suber, Earlham College, 1999).
Câu chuyện "Hầu Công" trong Từ Độc Tài Đến Dân Chủ, diễn giải hỏm hỉnh và đầy đủ ý nghĩa của bất tuân dân sự :
"Tại nước Châu, có một ông lão sinh sống bằng cách nuôi một bầy khỉ để chúng làm việc cho ông. Người nước Châu gọi ông là "hầu công", tức ông chủ khỉ.
Mỗi buổi sáng, ông tụ họp bầy khỉ trong vườn và ra lệnh cho con già nhất chỉ huy cả bầy lên núi hái hoa quả. Ông có luật là mỗi con khỉ phải nộp cho ông một phần mười số hoa quả nó hái được. Con nào phạm luật sẽ bị đánh đòn không thương tiếc. Tất cả lũ khỉ cay đắng chịu đựng mà không dám kêu than.
Một ngày nọ, một con khỉ nhỏ hỏi chúng bạn :
– "Có phải ông già trồng tất cả các cây ăn trái trên núi không vậy" ?
Ðám khỉ trả lời :
– "Không, cây mọc tự nhiên thôi".
Chú khỉ nhỏ hỏi tiếp:
– "Không có phép của ông già thì mình không được hái quả sao" ?
Ðám khỉ trả lời :
– "Mình vẫn hái được chứ".
Chú khỉ nhỏ lại tiếp tục :
– "Thế thì tại sao mình lại phải phụ thuộc vào ông già ; tại sao mình phải cung phụng ông ấy" ?
Trước khi khỉ nhỏ dứt câu, cả bầy khỉ đột nhiên ngộ ra và bừng tỉnh. Ngay tối hôm ấy, chờ khi ông lão ngủ say, bầy khỉ phá cũi sổ lồng. Chúng lấy tất cả hoa quả mà ông lão dự trữ đem theo vào rừng và không bao giờ trở lại. Cuối cùng ông lão chết vì đói.
Kết luận : "Trên đời có những kẻ cai trị người bằng mánh khoé chứ không bằng những nguyên tắc chân chính. Họ chẳng khác nào hầu công, không biết sự đần độn của mình. Vì một khi người ta bừng tỉnh thì những mánh khóe đó không còn hiệu lực nữa".
Trở lại với Việt Nam, một tín hiệu đáng mừng đó là, ngày càng có nhiều người dân hiểu được Quyền công dân, nhận ra được họ có Quyền để phản đối trạm thu phí BOT Lai Cậy, bằng cách trả tiền lẻ. Điều cần lưu ý, việc trả tiền lẻ không phải là một hành vi phạm pháp. Chính sự linh hoạt của người dân trong việc áp dụng phương thức bất tuân dân sự để phản đối lãnh đạo BOT Tiền Giang đã khiến chúng phải lo sợ.
Trong nỗi sợ ấy, đã có một bài viết trên Infonet ngụy biện sai trái đánh đồng việc trả tiền lẻ với Điều 245 : Tội cố ý gây rối trật tự công cộng, nhằm hù dọa và gây ra nỗi hoang mang cho những người dân không am hiểu về pháp luật.
Lưu ý rằng, người dân Việt Nam không có kinh nghiệm nhiều về Dân chủ và hình thức đấu tranh bất bạo động ; trong khi nỗi sợ chính quyền vẫn còn khá lớn.Chính vì thế, các tổ chức xã hội dân sự, chính trị, và những cá nhân am hiểu về pháp luật, cần mạnh mẽ và dứt khóat lên tiếng phản đối sự ngụy biện khi đánh đồng việc trả tiền lẻ và gây rối trật tự công cộng.
Băng rôn tài xế treo trên xe với nội dung "Yêu cầu dời trạm vé vào đường tránh Cai Lậy". Ảnh: CTV.
Cần khuyến khích và nhân rộng bất tuân dân sự
Nhà đấu tranh bất bạo động nổi tiếng người Ấn Độ, Mahatma Gandhi, diễn đạt rất hay về bất tuân dân sự : "Bất tuân dân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng, khi nhà nước trở nên vô pháp và thối nát".
Trách nhiệm của mỗi một người dân là phải giám sát và lên tiếng trước những chính sách vô lý và khủng hoảng của nhà nước. Edward Abbey nói : "Một người yêu nước phải luôn luôn sẵn sàng chống lại chính quyền để bảo vệ Đất nước". Tục ngữ Việt Nam có câu : "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Nói tóm lại, sự hưng vong hay suy vong của một Quốc gia là trách nhiệm của mỗi một người dân.
Phương thức bất tuân dân sự đã được áp dụng và mang đến thành công ở rất nhiều nơi :Mahatma Gandhi chống lại chế độ thực dân Anh ở Ấn Độ ; Nelson Mandela chống lại chế độ phân chủng apartheid ở Nam Phi, đông đảo người dân Đông Ấu chống lại chế độ cộng sản Liên Bang Sô Viết ; bởi người dân Ai Cập với cuộc Cách Mạng bất bạo động chống lại thực dân Anh. Xuyên suốt lịch sử Hoa Kỳ, bất tuân dân sự đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều cải cách xã hội to lớn, mà rất nhiều người trong chúng ta đã biết đến, bao gồm :
1. The Boston Tea Party : công dân của Massachusetts xâm nhập trái phép lên một chiếc tàu của Anh và ném hàng hóa (chè từ nước Anh) xuống biển, vì không chấp nhận bị ép buộc phải đóng thuế cho Anh. Đây là một trong nhiều hành vi bất tuân dân sự dẫn tới cuộc chiến tranh giành Độc lập, thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kì.
2. The Civil Rights Movement - Phong trào Dân quyền : lãnh đạo bởi Martin Luther King, Jr. và những người khác, bao gồm các cuộc biểu tình ngồi và những cuộc tuần hành bất hợp pháp đã làm suy yếu sự phân biệt chủng tộc ở miền Nam.
3. The Women's Suffrage Movement - Phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ : kéo dài từ năm 1848 đến năm 1920, khi hàng ngàn phụ nữ dũng cảm diễn hành trên đường phố, chấp nhận đói khát, bắt giam và bỏ tù để có quyền bỏ phiếu.
4. Các phong trào phản chiến tranh :Henry David Thoreau chấp nhận đi tù vì từ chối tham gia vào cuộc chiến chống lại Mexico vào năm 1849. Các hành động bất tuân dân sự bao gồm từ chối trả chi phí cho các cuộc chiến tranh, từ chối tham gia quân đội, chiếm giữ các trung tâm dự thảo, biểu tình ngồi, phong tỏa gây ùn tắc, và không cho phép các nhà tuyển dụng quân sự tuyển quân ở các trường trung học và đại học.
5. Các cuộc biểu tình vì môi trường và rừng xanh với phương pháp bất tuân dân sự, như biểu tình ngồi, phong tỏa gây ùn tắc, biểu tình ngồi trên cây, ngồi thành từng đám đông trong những khu rừng.
("The role of Civil disobedience in democracy", Kayla Starr)
Rõ ràng, lịch sử đã chứng minh, đấu tranh bất bạo động, cụ thể là bất tuân dân sự, là một phương pháp hiệu quả để thay đổi thể chế. Tất cả chính quyền, từ dân chủ đến độc tài, chỉ có thể cai trị và hoạt động được,khi còn nhận được sự hợp tác, quy phục và tuân thủ của quần chúng.
Càng đông đảo người tham gia bất tuân dân sự, thì càng tạo ra được sức mạnh to lớn, khiếnchế độđộc tài vô cùng sợ hãi vì mất khả năng kiểm soát. Cứ thử tưởng tượng, nếu như 80% người dân đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy, đều dùng tiền lẻ để trả phí và kèm theo một tấm băng rôn phản đối thu phí, trong một khoảng thời gian dài, thì chính quyền có buộc phải nhượng bộ hay không ? Chưa kể đến, những nhân viên thu phí ở đó sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, tinh thần suy sụp vì phải đối diện với đống tiền lẻ cũng như sự bức xúc của người dân mỗi ngày, dẫn đến nghĩ việc, bất hợp tác với lãnh đạo BOT Cai Lậy. Chính vì thế, các tổ chức cần lên tiếng ủng hộ và khuyến khích hành động "trả tiền lẻ", cùng với việc treo băng rôn phản đối trên xe,buộc chính quyền phải gỡ bỏ trạm thu phí Cai Lậy.
Thay lời kết
Đặc tính dễ thấy của đám đông là tính nhất thời và dễ bỏ cuộc. Chỉ sau vài ngày, nếu phương pháp bất tuân dân sự không có kết quả, người dân có thể chán nảnvà bỏ cuộc. Trong thực tế, hình thức đấu tranh bất bạo động phản kháng bất công, hoặc yêu sách thay đổi thể chế ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kéo dài ít nhất hàng tuần, hàng tháng, chứ không phải một, hai ngày là có thành công.
Ngày càng có nhiều người dân ý thức được Dân quyền mà họ có, trong sự ngao ngán và chán ghét chế độ cộng sản. Người dân cần tổ chức lãnh đạo để đi đến thắng lợi và những nhà đấu tranh cần liên kết lại để tạo ra tổ chức mạnh hướng dẫn người dân. Nếu được áp dụng kiên trì trên bình diện rộng lớn, dưới sự hướng dẫn của một hoặc nhiều tổ chức có phương pháp, chiến lược khôn ngoan và kỉ luật, thì bất tuân dân sự sẽ tạo ra khó khăn trầm trọng và sợ hãi, cho bất kì chế độ độc tài nào.
Thế mạnh nhất của đảng cộng sản là vũ lực với lực lượng quân đội hùng hậu và vũ khí chuyên nghiệp. Do đó, chúng ta, những người yêu chuộng Dân chủ, sẽ không bao giờ có thể đánh bại được chế độ bằng chính thế mạnh của nó. Chỉ có đấu tranh nhắm vào nhược điểm của chế độ, là đoàn kết trong mô hình tổ chức để tạo ra đối trọng mạnh, mới có triển vọng thành công cao hơn, so với cáchđánh vào chỗ mạnh nhất của nó.
(10/08/2017)
Mai V. Pham
Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"
Tham khảo