Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc ngày càng lấn lướt trên Biển Đông

Trong hai tháng đầu năm 2020, dữ liệu từ AMTI cho biết có hơn 100 tàu Trung Quốc đã được phát hiện gần Thị Tứ - Cấu trúc thuộc Trường Sa mà Philippines đang kiểm soát trên Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố triển khai hai cơ sở nghiên cứu mới trên Bãi đá Subi và đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa. Tuy Trung Quốc tuyên bố đây là các trạm nghiên cứu, nhưng giới quan sát cho rằng đó chỉ là bình phong, và Trung Quốc đang mưu đồ gì đó ở đây. Song song đó, Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông. Ngày 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 18/4, Trung Quốc tuyên bố thành lập chính quyền "khu Tây Sa" và "khu Nam Sa" thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa, nhằm quản lý 4 nhóm cấu trúc trên Biển Đông và các vùng nước phụ cận.

bd5

Hình minh họa Hình chụp hôm 14/4/2018 - máy bay chiến đấu J15 đậu trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - AFP

Những vụ việc này nhắc nhở người dân Việt Nam về cuộc đối đầu khốc liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm ngoái. Trung Quốc đã liên tục triển khai tàu khảo sát Hải dương 8 để ngăn chặn các hoạt động khoan thăm dò dầu khí của Việt Nam xung quanh Bãi Tư Chính, ngay trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Mặc dù, trong năm nay, Trung Quốc vẫn chưa áp dụng các chiến thuật tương tự để chống lại Việt Nam, nhưng cũng không loại trừ khả năng này khi Bắc Kinh vượt qua tình trạng tồi tệ nhất do Covid-19.

Việt Nam nỗ lực phát triển quan hệ

Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam, mới được công bố vào tháng 11/2019, đã nhấn mạnh những lo ngại của Việt Nam về các thách thức đối với an ninh quốc gia xuất phát từ những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó bao gồm "các hành động đơn phương, cưỡng chế dựa trên sức mạnh, vi phạm luật pháp quốc tế, quân sự hóa, thay đổi hiện trạng và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định bởi luật pháp quốc tế".

Mặc dù tiếp tục duy trì chính sách "Ba không" trước đó, như để yên lòng quốc gia láng giềng to lớn, nhưng Sách Trắng cũng nêu rõ "tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ xem xét phát triển các mối quan hệ quân sự và quốc phòng cần thiết, phù hợp với các quốc gia khác". Tuyên bố này ám chỉ rằng Mỹ và Nhật Bản nằm trong tư duy chiến lược của Hà Nội.

bd6

Hình minh họa. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịnh (phải) ở Hà Nội hôm 20/11/2019 AFP

Việt Nam đã đón một phái đoàn quốc phòng cấp cao Nhật Bản và hai bên đồng ý chuyển giao công nghệ đóng tàu quân sự vào ngày 2/3/2020. Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ nâng cao năng lực cho các kỹ thuật viên ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như các lực lượng gìn giữ hòa bình.

Động thái này bổ sung thêm vào mối quan hệ quốc phòng ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước trong vài năm gần đây, bắt đầu từ việc Nhật Bản cung cấp 6 tàu tuần tra cho Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, sau đó là các hoạt động tư vấn hàng hải thường niên và hỗ trợ kỹ thuật cho các thiết bị quốc phòng mà Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam để giám sát hàng hải.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã ghé thăm cảng Đà Nẵng vào hồi đầu tháng 3/2020. Những cuộc ghé thăm khác từ các tàu quân sự Nhật Bản và Mỹ cũng có khả năng được thực hiện trong tương lai, với phần lớn được nhìn nhận như một cách để Việt Nam tạo lập cơ sở chống lại dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Việt Nam cần nhận thức rõ tác động tiêu cực của sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, có nguy cơ biến Biển Đông thành "điểm nóng" hoặc không gian xung đột. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều là đối tác kinh tế và chiến lược hàng đầu của Việt Nam, vì vậy, Việt Nam cần xử lý một cách thận trọng để cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản.

Hà Nội đã kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào tháng 1/2020. Mặc dù Sách Trắng thừa nhận hai quốc gia có sự khác biệt trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nó cũng cho thấy cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này. Theo đó, vấn đề này cần được giải quyết theo tính chất phòng ngừa, tránh các tác động tiêu cực đối với hòa bình chung, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trung Quốc đã triển khai các dự án cơ sở hạ tầng kết nối khu vực biên giới của hai quốc gia trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), nhưng cho tới nay, Việt Nam vẫn đang thận trọng với các dự án BRI, cũng như công nghệ 5G do Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc. Việc thận trọng này cũng xuất phát từ lo ngại của Việt Nam trước các viễn cảnh xấu của các quốc gia tham gia BRI, cùng các cảnh báo về BRI từ truyền thông phương Tây. Thêm nữa, tình cảm và thái độ của dân chúng Việt Nam đối với Trung Quốc cũng là vấn đề mà Hà Nội cần phải tính tới khi bắt buộc phải "dấn thân" tham gia BRI.

Trong khi đó, Nhật Bản là nhà tài trợ phát triển chính thức lớn nhất, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu và là thị trường du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố rằng, là một quốc gia đang phát triển ổn định và có tiềm năng kinh tế, Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Việt Nam cũng là điều phối viên trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2021, do đó, sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa Hà Nội và Tokyo trong năm nay khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, bao gồm các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có thể diễn ra.

Những thách thức trước mắt

Việt Nam đã có nhiều tham vọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm nay, tuy nhiên tình hình dịch bệnh đã khiến Việt Nam giảm cơ hội thể hiện vai trò của mình. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn đang cố gắng thể hiện và tận dụng vai trò của mình. Chúng ta còn nhớ thời gian Việt Nam lần đầu tiên làm chủ tịch ASEAN năm 2010, Hà Nội đã đề xuất cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, với sự tham gia của các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Đến nay, Việt Nam đang có cơ hội định hình chính trị khu vực với vai trò là Chủ tịch ASEAN, đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2020 với sự có mặt của các nhà lãnh đạo trong và ngoài ASEAN.

Dư luận trong nước cũng như các quốc gia ASEAN bị Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông đang kêu gọi và trông chờ Việt Nam phát huy bản lĩnh trong vai trò Chủ tịch ASEAN, có thể đưa ra những sáng kiến, kêu gọi và thúc đẩy ASEAN lên tiếng về vấn đề Biển Đông, đặc biệt khi toàn thế giới đang chống dịch COVID 19, và Trung Quốc thì đang lợi dụng tình hình đó để lấn lướt trên Biển Đông.

Ngoài ra, tiến trình đối thoại cho việc tìm kiếm Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đang chờ đợi vai trò thúc đẩy từ Việt Nam, Chủ tịch ASEAN lần này.

Tương Tam Phong

Nguồn : RFA, 20/04/2020

Additional Info

  • Author Tương Tam Phong
Published in Diễn đàn
jeudi, 19 décembre 2019 16:06

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020

Chủ tịch ASEAN 2020 : Cơ hội cho Việt Nam chống tham vọng bá quyền Trung Quốc

Trong cương v Ch tch ASEAN và thành viên không thường trc ca Hi đng Bo an LHQ trong năm 2020, Vit Nam s có cơ hi thu hút s chú ý của khu vc, theo Vin Nghiên cu Lowy, trung tâm nghiên cu chính sách đi ngoi đc lp có tr s đt ti Sydney, Úc Châu.

chutich1

Việt Nam s đm nhim chc Ch tch ASEAN 2020 - nh VOV (Web screenshot)

Báo Điện t chính ph Vit Nam dn li Tổng thư ký y ban Quc gia ASEAN 2020, Th trưởng Ngoi giao Nguyn Quc Dũng, khng đnh Việt Nam đã sn sàng cho nhim kỳ Ch tch ASEAN 2020.

Thứ trưởng Dũng nêu bt năm ưu tiên chính s được Vit Nam thúc đy : "Tăng cường đoàn kết, thng nht ASEAN ; thúc đy liên kết và kết ni khu vc, nâng cao kh năng thích ng và tn dng các cơ hi ca Cách mạng công nghip ln th tư ; thúc đy ý thc cng đng và bn sc ASEAN ; đy mnh quan h đi tác vì hòa bình và phát trin bn vng vi các nước trên thế gii ; nâng cao năng lc thích ng và hiu qu hot đng ca b máy ASEAN".

hi

Theo Viện nghiên cứu Lowy, năm 2020 s là mt năm bn rn đi vi Vit Nam, vi nhiu li thế có th nhân rng nh hưởng ca chính sách đi ngoi Vit Nam nếu Hà ni biết tn dng hai vai trò đó đ hi thúc cng đng quc tế gii quyết mt s vn đ khu vc nan gii, trong đó có Biển Đông và tham vng ‘đường lưỡi bò’ ca Trung Quc.

Trong khi các trách nhiệm ngoi giao va k đi đôi vi áp lc to ln, Vin Lowy cho rng đây cũng là mt cơ hi tt cho Hà ni kêu gi s dn thân ca cng đng quc tế theo hướng có li cho các lợi ích an ninh hàng hi ca Vit Nam.

Theo Viện Lowy, các cuc đàm phán v mt b Quy tc ng x trên bin s ng tr năm 2020, trước khi b Quy tc được phê chun vào năm 2022 như d kiến. Vi ghế Ch tch, Hà ni s đi din cho ASEAN vi các bên khác, chủ yếu là Bc Kinh, và có phn chc s có thái đ quyết lit hơn so vi các ch tch tin nhim vn không phi là mt trong các nước tranh chp Bin Đông, hoc là không mun làm pht lòng Bc Kinh.

2020 cũng là tròn năm đầu tiên ASEAN áp dng "Tm nhìn ASEAN về khu vc n Đ-Thái Bình Dương" theo đó, Bin Đông không nên được hiu như ch là các tranh chp ch quyn, bin đo và tài nguyên gia các nước ven Bin Đông, mà Bin Đông cn được nhìn nhn như mt "vùng bin kết ni gia các đi dương, nơi gặp g li ích gia các nước trong và ngoài khu vc, là nơi các quc gia mong mun duy trì s thượng tôn ca lut pháp quc tế, là nơi các nước trong và ngoài khu vc đi thoi, phát trin hp tác".

Thách thức

Viện Lowy cnh giác nhng li thế như va k không giảm bt nhng khó khăn mà Hà ni phi đi phó trong cương v Ch tch ASEAN.

Như đã xy ra vào năm 2012 và năm 2016, có nguy cơ Campuchia s li cn tr ASEAN ra tuyên b chung đ bo v đng minh ca h Bc Kinh. Dù đã đt được mt s tiến b vi Pnom Penh, Hà nội khó có th thay đi cán cân này, theo Vin Lowy.

Một khó khăn khác mà nhiu nhà phân tích nêu bt là các cuc thương thuyết v b Quy tc ng x trên bin rt phc tp vì nhng bt đng v cách gii quyết xung đt, và v quy chế pháp lý ca b Quy tc.

Theo Viện Lowy, Bc Kinh s không bao gi đng ý vi mt tài liu pháp lý có th gii hn n lc nhm cng c quyn kim soát ca h trong khu vc.

Phát biểu ti Hi tho quc tế v Bin Đông ln th 11, Giáo sư Carl Thayer thuc Hc vin Quc phòng Australia nói rng Trung Quc c tình thúc đy yêu sách "đường lưỡi bò" khi ngang nhiên tuyên b đây là "khu vc có các ngun tài nguyên ca Trung Quc bị các nước khác cướp".

Giáo sư Thayer nói Trung Quc mun tr thành cường quc mi ni ti khu vc châu Á, và Bin Đông là tâm đim trong tham vng đó.

Thực hin tham vng đc chiếm Bin Đông mang ý nghĩa chiến lược đi vi Trung Quc không ch v đa chính trị, mà còn giúp Bc Kinh chiếm và khai thác ngun du khí di dào ti đây", theo Giáo sư Thayer.

Đối vi Vit Nam, mt cách thc tin kh dĩ có th chn hoc cn tr ý đ ca Bc Kinh là yêu cu s can thip ca Tòa án Trng tài Quc tế. Nhưng bt chp khuyến ngh ca nhiu chuyên gia và hc gi, bày t tin tưởng Vit Nam có cơ may thng nếu kin Trung Quc ra tòa án quc tế, trong nhiu năm qua Hà ni vn gi im lng v gii pháp này, mãi cho ti tháng trước.

Phát biểu ti phiên khai mc Hi tho Bin Đông lần th 11 vào ngày 6/11/2019, Đi din B Ngoi giao Vit Nam, Th trưởng Ngoi giao Lê Hoài Trung, tuyên b rng Vit Nam đang cân nhc các bin pháp gii quyết căng thng Bin Đông vi Trung Quc, trong đó có cơ chế trng tài và khi kin, phù hp với luật pháp quc tế.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung lit kê các gii pháp chn la ca Vit Nam :

"Các biện pháp này bao gm tìm kiếm s tht, trung gian hòa gii, đàm phán, trng tài và kin tng. Hiến chương Liên hp quc và UNCLOS có đ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng nhng bin pháp này".

Vai trò lớn hơn ca Vit Nam trên trường quc tế đương nhiên không th gii quyết nhng khó khăn mà Vit Nam phi đi phó. Nhưng vin Lowy nói vai trò đó có th được dùng đ làm đòn by ngoi giao mà Hà Ni khai thác đ bo vệ tt hơn các li ích quc gia.

Viện Lowy nhn đnh Hà Ni hình như đang xác đnh v thế chng các chính sách ca Bc Kinh trên Bin Đông. Sách trng Quc phòng năm 2019 ca Vit Nam nhn mnh hơn ti s hi nhp quc tế và quyn qua li vô ti, rõ ràng bác bỏ cách din gii ca Bc Kinh cho rng đây là mt vn đ song phương phi được gii quyết gia hai nước, và như vy là Vit Nam đã gián tiếp bác b c gng ca Bc Kinh gt Hoa Kỳ ra khi khu vc.

Viện Lowy nói da vào đó, có th trông ch Hà Ni s tiếp tc có nhng hành đng và tuyên b tương t trong năm 2020.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 19/12/2019

Additional Info

  • Author Hoài Hương
Published in Diễn đàn