Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Điều động Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an đến tuần tra tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận dịp tết, chính quyền đang lo sợ điều gì ?

Truyền thông nhà nước đưa tin, từ ngày 15/12/2022 đến ngày 5/2/2023, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh – E29, thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, sẽ thực hiện tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự dịp trước, trong và sau Tết.

cscd1

Cảnh sát cơ động ra quân đi tuần tra ở Thành phố Hồ Chí Minh

Họ nói rằng, hoạt động này nhằm giữ ổn định an ninh trật tự, do tình trạng phạm pháp hình sự đang diễn biến phức tạp. Họ nói, gần đây đã xuất hiện một số băng nhóm tội phạm giết người, cướp của, các nhóm thanh niên hư hỏng tụ tập gây rối, sử dụng hung khí, buôn lậu, ma túy… nên phải tuần tra. Thời gian tuần tra từ 22g đêm hôm trước đến 5g sáng ngày hôm sau, địa bàn kiểm tra gồm 5 tuyến đường và một khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh, phương tiện tuần tra là xe bán tải, xe máy 2-3 bánh.

Không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14/12, tỉnh Long An cũng tiếp nhận 100 cảnh sát cơ động đến tăng cường để bảo đảm trật tự dịp Tết. Lực lượng này tuần tra tại thành phố Tân An và 4 huyện : Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc và Cần Đước.

Tại tỉnh Bình Dương, 30 Cảnh sát cơ động kết hợp với công an địa phương cũng đã tổ chức tuần tra ở thành phố Thuận An, từ ngày 2/12/2022 đến 1/2/2023. Họ tập trung vào các địa bàn như : dân nhập cư đông, khu vực vui chơi công cộng, ký túc xá sinh viên, cụm công nghiệp, khu vực có khiếu kiện đông người…

Trong khi đó, ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, chỉ thấy cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kiểm tra về tình trạng giao thông, không thấy nhắc đến trấn áp tội phạm có hung khí, có băng nhóm.

cscd2

Công an các địa phương ra quân dịp Tết 2023, không nhắc đến lực lượng cảnh sát cơ động ở các tỉnh

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có một lượng dân nhập cư khá lớn, do ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy, công ty, xí nghiệp… Thông thường, vào dịp Tết, đại đa số dân nhập cư trở về ăn Tết cùng gia đình.

Ở những thời điểm này, những dãy nhà trọ vắng hoe, đường xá rộng rãi, không còn cảnh kẹt xe như ngày thường. Thường mọi năm, ngày tết chỉ có một ít công an đi tuần tra ở khu vực trung tâm thành phố, còn lại thì chẳng thấy bóng dáng công an đâu, kể cả công an giao thông.

Nhưng năm nay, Bộ Công an lại điều cả cảnh sát cơ động đến để tuần tra, đây là một điều kỳ lạ với người dân thành phố. Điều gì đang xảy ra ? Chính quyền đang lo sợ điều gì ?

Lực lượng Cảnh sát cơ động được thành lập năm 2009 và cơ quan chủ quản là Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động trưc thuộc Bộ Công an. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng này là thực hiện các phương án tác chiến chống lại các hoạt động bạo loạn vũ trang, trấn áp tội phạm có vũ khí, giải tán biểu tình…

Trong các cuộc xuống đường rầm rộ ở Việt Nam, người ta thường thấy lực lượng này xuất hiện. Ví dụ, thời kỳ "biểu tình cá" kéo dài ở miền Trung năm 2016, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Bộ Công an đã điều về hàng ngàn cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí để trấn áp. Hoặc đợt biểu tình chống Luật Đặc khu dẫn bạo động năm 2018 ở Bình Thuận, Cảnh sát cơ động cũng được điều về. Những cuộc biểu tình ôn hòa ở Sài Gòn, Hà Nội diễn ra trong nhiều năm, tuy không nhiều nhưng cũng lác đác bóng dáng cảnh sát cơ động.

cscd3

Đại tá Lê Đại Thắng – Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh (E29) trong buổi lễ ra quân

Tết 2023 này, cảnh sát cơ động lại đi tuần tra, nếu nói là để trấn áp tội phạm thì chắc không mấy ai tin, vì từ trước đến nay công an vẫn luôn dung túng cho các băng nhóm tội phạm, dù có hung khí hay không. Khi có những vụ xô xát xảy ra, thường gọi cho công an rất khó, nếu gọi được thì họ cũng đến rất chậm trễ, khi đến chỉ là để giải quyết hậu quả chứ không bao giờ đến sớm để ngăn chặn.

Phải chăng sẽ có những biến động gì trong thời gian tới ?

Cuộc tuần tra này của cảnh sát cơ động làm nhiều người liên tưởng tới những đoàn xe chở bộ đội, kéo pháo chạy rầm rập ngoài đường phố vào năm 2015-2016, trước khi cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thôi chức. Phải chăng, những cuộc tuần tra này cũng là một phần của cuộc chiến cung đình đang hồi gay cấn. Người dân không thể biết rõ điều gì đang thực sự diễn ra nên chỉ có thể suy đoán, và như thế, thuyết âm mưu một lần nữa lại nổi lên.

Kim Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 21/12/2022

Additional Info

  • Author Kim Ngọc
Published in Diễn đàn

Chính ph Nht rà soát chương trình thc tp sinh liên quan đến công nhân Vit Nam

VOA, 16/12/2022

Theo tường thut ca Kyodo, Hi đng bao gm 15 thành viên, vi các hc gi và người đng đu chính quyn các thành ph, s son ra báo cáo cui cùng, d kiến vào khong mùa thu năm 2023, v chương trình thc tp sinh k năng nước ngoài và h thng công nhân k năng c th, nhng h thng đang b giám sát cht ch vì các v bo lc th cht và giam lương ca công nhân.

cscd1

Lao đng Vit Nam Nht Bn (nh chp màn hình VnEconomy).

Nhng v bo lc, trong đó rt nhiu v liên quan đến công nhân Vit Nam, đã làm dy lên nhng ch trích trong và ngoài nước rng chương trình thc tp sinh k năng là công c đ các công ty Nht nhp khu lao đng giá r thay vì chuyn giao k năng cho các quc gia đang phát trin như mc tiêu công b ca chương trình.

Kyodo dn li ch Đoàn Th Thu Nga, mt thc tp sinh 32 tui người Vit đã làm vic cho mt công ty may được khong ba năm tnh Ehime, min Tây Nht Bn, nói : "H nghĩ rng chúng tôi đến t các nước nghèo nên h có th yêu cu chúng tôi làm vic trong bt k hoàn cnh nào".

Ch Nga cho biết lương ca ch vn đang b giam và ch thường xuyên phi làm thêm hơn 100 gi mi tháng, là s gi làm cao vượt mc quy đnh ca lut pháp Nht Bn.

Các thành viên hi tho bao gm Ch tch Akihiko Tanaka, Ch tch Cơ quan Hp tác Quc tế Nht Bn, cơ quan vin tr nước ngoài ca Nht, s tho lun v các bin pháp kh thi như thay thế các chương trình này bng các chương trình mi.

B Tư pháp ca Nht cũng đã t chc các bui nghiên cu trước khi din ra cuc hp Hi đng, trong đó đc bit là tho lun v chương trình thc tp sinh k năng nước ngoài.

Tin cho hay cuc hp ca Hi đng Chính ph Nht Bn đã nhn được nhiu ý kiến khác nhau, t li ích ca chương trình thc tp sinh đến nhng kêu gi loi b chương trình này. Hi đng chuyên gia hin đang xem xét mt lot các phn hi như thng nht hai chương trình, thành lp mt cơ quan giám sát vic tiếp nhn thc tp sinh và xem xét các hot đng ti T chc Đào to Thc tp sinh K năng.

Nht Bn đã gii thiu chương trình đào to cho người nước ngoài vào năm 1993, ch yếu dành cho lĩnh vc nông nghip và sn xut, vi các thc tp sinh được phép làm vic ti 5 năm.

Chương trình này đã b nhiu tai tiếng sau khi liên tc xy ra nhng v bo lc, vi phm nhân quyn đi vi các thc tp sinh. Thi gian gn đây, đã có 37 t chc b giám sát và 358 nơi làm vic ca thc tp sinh b thu hi giy phép hoc chng ch hot đng.

Tính đến cui tháng 6, có khong 328.000 người cư trú ti Nht Bn trong tư cách thc tp sinh k thut và khong 87.000 người là công nhân k năng c th.

https://youtu.be/6Wbrfo0ofB4

****************************

Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an được điều đến Thành phố Hồ Chí Minh nói để giữ an ninh trước và sau Tết

RFA, 16/12/2022

Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an được điều đến Thành phố Hồ Chí Minh nói để giữ an ninh trước và sau Tết

Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh (E29) thuộc Bộ Cảnh Sát Cơ động được điều vào thành phố lớn nhất nước này từ 15/12/2022 đến hết ngày 5/2/2023 để tăng cường giữ gìn an ninh trật tự trong dịp lễ, tết.

cscd2

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh (E29) - Tiền Phong

Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 15/12 đưa hình ảnh buổi lễ ra quân vào tối ngày 15/12 và dẫn lời vị Trung đoàn Trưởng E29, Đại tá Lê Đại Thắng, cho biết Công an Thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu gửi đến Bộ Công an xin được tăng cường.

Lý do nêu ra vì tình hình an ninh- trật tự tại thành phố lớn và đông dân nhất Việt Nam diễn biến phức tạp. Hiện nổi lên những loại tội pham như giết người, cướp của, hoạt động theo kiểu "xã hội đen" ; thanh thiếu niên tụ tập gây rối dùng hung khí để thanh toán mâu thuẫn ; các loại tội phạm kinh tế, ma túy gia tăng…

Kế hoạch tuần tra của Trung đoàn E29 tăng cường được cho biết bắt đầu từ 22 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Địa bàn gồm năm tuyến và một khu vực nhưng tin không nói rõ cụ thể tuyến và khu vực nào.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

‘Quả Đấm Thép’ thúc thủ trước người biểu tình chống ‘Luật Đặc Khu’ (Người Việt, 11/06/2018)

Loạt hình ảnh được mạng xã hội facebook loan tải cho thấy, lực lượng Cảnh Sát Cơ Động, vốn được mệnh danh là ‘Quả Đấm Thép’ của Bộ Công An cộng sản Việt Nam, đã thúc thủ trước những người biểu tình chống luật đặc khu và đôi khi biến thành bạo động tại Phan Thiết, Phan Rí của tỉnh Bình Thuận và Khu Công Nghiệp Tân Tạo (Pouyuen), huyện Bình Chánh, Thành phố Sài Gòn trong ngày ngày 11 tháng Sáu 2018. Dân không đánh đập Cảnh sát cơ động vì cho rằng bọn họ chỉ là làm theo lệnh.

cscd1

Hàng trăm Cảnh sát cơ động buộc cởi bỏ quân trang và được dân thả về. 

cscd2

Dân giúp Cảnh sát cơ động trèo tường bỏ chạy ra ngoài

cscd3

Sau nửa ngày Cảnh sát cơ động tan hàng.

cscd4

Người dân đối xử ôn hòa sau khi Cảnh sát cơ động thất trận

cscd5

Cảnh sát cơ động đối đầu với người dân trước cổng UBND Tỉnh và Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận.

cscd6

Nhiều xe bị đốt cháy và nhiều người hai bên bị thương. Không có thiệt mạng.

cscd7

Ngày 11/6/2018 Công nhân hãng Pouyen (Khu công nghiệp Tân Tạo), Bình Chánh, Sài Gòn tiếp tục đình công và xảy ra bạo động.

cscd8

Cảnh sát cơ động và công nhân hãng Pouyen (Khu công nghiệp Tân Tạo), Bình Chánh.

Nhiều công nhân và người dân bị tấn công khi Cảnh sát cơ động phong tỏa cổng chính nhà máy. Cảnh sát cơ động đã tung lựu đạn cay để trấn áp, các công nhân tháo chạy tán loạn.

Uyên Vũ

*******************

Bạo động, biểu tình, đình công tiếp diễn ở Bình Thuận, Sài Gòn : Hơn 200 người bị bắt (Người Việt, 11/06/2018)

Bạo động tiếp diễn sang ngày thứ hai tại tỉnh Bình Thuận và biểu tình cùng với đình công vẫn còn tại Sài Gòn. Nhà cầm quyền loan báo đã bắt hơn 200 người tại Phan Thiết và Sài Gòn.

cscd9

Cơ quan Phòng Cháy Chữa Cháy ở Phan Rí bị người dân đốt. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)

Các cuộc biểu tình tiếp diễn sang ngày thứ hai, phản đối dự luật "Đặc khu kinh tế" mà người dân đòi dẹp bỏ trong khi nhà cầm quyền chỉ hoãn đến kỳ họp tới. Đồng thời họ cũng chống luôn dự luật "An ninh mạng" dự trù sẽ thông qua tại quốc hội vào ngày Thứ Ba, 12 tháng Sáu 2018, dùng để bóp nghẹt quyền tự do thông tin và phát biểu dù hiến pháp của chế độ công nhận.

Các địa phương khác xảy ra biểu tình hôm Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, đã có vẻ lắng xuống trong khi không khí vẫn sôi sục tại Sài Gòn và đặc biệt tại tỉnh Bình Thuận, bạo động tiếp diễn.

Một số video clips được truyền đi trên Facebook và YouTube cho thấy dân địa phương đã tấn công trụ sở công an tỉnh Bình Thuận hôm 11 tháng Sáu.

Facebooker Van Pham đưa ra clip với lời chú thích : "14 giờ chiều 11 tháng Sáu, đám đông biểu tình đã tấn công trụ sở công an tại Bình Thuận. Cảnh Sát Cơ Động (Cảnh sát cơ động) cố thủ nhưng hết đạn dược và lương thực, hàng chục ô tô bị đốt cháy làm khói mù mịt khiến toàn bộ Cảnh sát cơ động Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, vứt bỏ khiên-giáp để về nhà. Lãnh đạo bỏ chạy, số Cảnh sát cơ động còn lại cởi bỏ quân phục đầu hàng trong tiếng hò reo phấn khích của người dân".

Đoạn chú thích của FB Van Pham không biết chính xác được bao nhiêu phần trăm. Trong khi đó FB Ngô Nguyệt Hữu thì có clip tương tự và chú thích là "Trưa nay, 11 tháng Sáu 2018, người dân tham gia bạo loạn ở Phan Rí (Bình Thuận) đã dùng bom xăng tấn công trụ sở Phòng cháy Chữa cháy thị trấn Phan Rí Cửa, đốt xe công vụ và một phần trụ sở của đơn vị này. Để tránh tình hình phức tạp hơn, các chiến sĩ cơ động chấp nhận yêu cầu của người dân, giải giáp và rút lui".

cscd10

Áo giáp, mũ nhựa và các trang bị bảo vệ khác của Cảnh sát cơ động vất ngồn ngang trước khi bỏ chạy. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)

Có vẻ lời chú thích của FB Ngô Nguyên Hữu rõ rệt hơn. Trong một số video clips phổ biến trên Facebook và YouTube ngày hôm qua, người ta thấy dân biểu tình và Cảnh sát cơ động ở thị xã Phan Rí ném nhau với gạch, đá. Có đoạn clip thấy hai phe "đấu gậy" với nhau khi nhóm Cảnh sát cơ động bị dồn đến sát một chiếc xe tải.

Trong khi đó, thì báo điện tử VnExpress đưa tin "Sáng 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã tạm giữ 102 người để điều tra việc đập phá trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành xung quanh" vào chiều và tối ngày Chủ Nhật, 10 tháng Sáu 2018.

Bản tin của VnExpress nói không có ai thiệt mạng nhưng "hàng chục cảnh sát làm nhiệm vụ đã bị thương".

cscd11

Một người biểu tình ở Phan Thiết bị đánh gẫy mấy đốt ngón tay và đổ máu. (Hình : FB Đồng Chương Tử)

Về thiệt hại sau vụ đập phá chiều tối Chủ Nhật, "vọng gác bảo vệ trụ sở UBND tỉnh bị đập phá tan hoang, hàng rào bị xô ngã. Bên trong vẫn còn ngổn ngang gạch đá, nhiều phòng bị ném bom xăng cháy đen, kính vỡ tung tóe. Khoảng chục xe máy bị đốt cháy nham nhở nằm trước cổng Sở Kế hoạch và đầu tư, cạnh trụ sở UBND tỉnh. Một số trụ sở ngành xung quanh ủy ban cũng bị đập phá, hư hỏng", nguồn tin viết.

Biểu tình tiếp tục ở Sài Gòn

Trong khi đó, tại Sài Gòn, video clip trên FB Nam Quốc Sơn Hà cho thấy một lực lượng rất lớn Cảnh sát cơ động đã được tăng cường tới một khu vực ở Sào Gòn có nhiều người dân tụ tập tính biểu tình tiếp. Hàng rào kẽm gai giăng ngang đường tại khu vực trung tâm thành phố.

Clip cho thấy tên góc đường Võ Văn Tần, quận 3 Sài Gòn. Lời chú thích trên clip của Nam Quốc Son Hà : "Mọi người có nghe âm thanh rất lớn được phát ra này không ? Nó được tạo ra để làm choáng người nghe và không để cho điện thoại thu âm được âm thanh thật khi có người đang nói".

Cùng với cuộc biểu tình đang bị nhà cầm quyền dùng một lực lượng rất lớn công an, Cảnh sát cơ động và những lực lượng tay chân để khống chế, hàng ngàn công nhân của công ty Pouyuen (Phúc Nguyên, vốn đầu tư Trung Quốc) đã biểu tình đình công ngay trước trụ sở công ty tại khu công nghệ Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn.

cscd12

Công nhân đình công, chống dự luật "Đặc khu kinh tế" trước Công ty Pouyuen ngày 11 tháng Sáu, 2018. (Hình : VnExpress)

Trên một clip, người ta nghe thấy lời công nhân đình công đòi hỏi huỷ bỏ dự luật "Đặc khu kinh tế", không phải "lùi" thời gian biểu quyết như kế hoãn binh của quốc hội cộng sản Việt Nam.

Khoảng 50.000 ngàn công nhân làm tại cơ sở Pouyuen tại khu công nghệ Tân Tạo bắt đầu đình công từ ngày Thứ Bảy, 9 tháng Sáu, 2018.

Báo mạng VnExpress thuật lời ông đại tá công an Nguyễn Sỹ Quang kêu rằng "Sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá. Ông tướng công an Phan Anh Minh, phó giám đốc Công an Sài Gòn xác nhận "Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động… được tăng cường" để đối phó với dân.

VnExpress ngày 11 tháng Sáu 2018 viết là "Từ 9 giờ sáng nay, rất đông công nhân nữ hò hét "yêu cầu bỏ Luật Đặc khu"… và nói thêm rằng "Đến chiều nay, cảnh sát đã tạm giữ hơn 100 người có hành vi đập phá, làm 2 chiến sĩ và một thanh niên tình nguyện bị thương". (TN)

Published in Việt Nam
lundi, 11 juin 2018 14:49

Cảnh sát cơ động sợ gì ?

Bài này không nhằm cổ võ bạo động nhưng để bà con chúng ta biết Cảnh sát cơ động có những chỗ yếu nhược nhất định. Họ không phải là bức tường hoàn toàn kiên cố để trấn áp biểu tình như những kẻ cầm quyền độc tài tô vẽ.

cscd1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, động viên các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Sau đây là một số điểm tóm tắt rút từ những lời chia sẻ của một số Cảnh sát cơ động từng phục vụ trong các chế độ cựu độc tài trên thế giới. Những cựu Cảnh sát cơ động này đã xin lỗi người dân, chấp nhận các hình phạt, và nay chia sẻ lại các nỗi sợ của họ trong những ngày tháng đối đầu với nhân dân biểu tình.

1. Chó nghiệp vụ vô dụng trước một số đông quá lớn

Công dụng chính của chó nghiệp vụ là dùng mũi đánh hơi ra được các đồ vật dấu kín hoặc các con người đang ẩn nấp.

cscd2

Chúng cũng có công dụng tấn công một vài cá nhân riêng lẻ đang bỏ chạy hay có vũ khí cầm tay. Còn đối diện với một số đông dân chúng quá lớn, chó nghiệp vụ hoàn toàn vô dụng vì những lý do sau đây :

Con chó thấp nên có thể bị xịt đủ loại thuốc, từ keo xịt tóc đến thuốc xịt muỗi, thuốc sát trùng... Mũi chó rất khốn khổ vì các bình xịt đơn giản đó. Thân chó thường cũng không có gì bảo vệ nên dễ bị thương vì gạch đá ném tới.

Kẻ giữ chó cũng ít khả năng tự bảo vệ hơn đồng đội. Vì một hoặc cả hai tay phải kềm chó, tên này vừa không có lá chắn, vừa không còn tay để đỡ gạt các đồ vật bay tới.

Tên giữ chó cũng không dám thả chó xông vào cắn người vì chó vừa rời khỏi tay thì kẻ giữ chó không còn lý do gì khiến người biểu tình ngần ngại xông vào "làm thịt" hắn ta.

Và khi số đông biểu tình xông lên quá gần, cảnh "bỏ chó chạy lấy người" khá phổ biến.

Tóm lại khi số đông dân chúng đủ lớn, những Cảnh sát cơ động với chó nghiệp vụ, nhìn thì có vẻ hung hãn, nhưng lại là những chỗ hở và yếu nhất.

2. Tấm khiên bị che phủ là mù

Mỗi Cảnh sát cơ động được huấn luyện để dựa rất nhiều vào tấm khiên (hay lá chắn). Mỗi tấm có thể dùng làm vật che chắn, làm vũ khí phang đập, làm bức tường đẩy lùi đám đông, hay ngay cả làm cáng tải thương. Nhưng chỗ nhược của mỗi tấm chắn là chỉ cần bị che khuất 1/3 phía trên là người cầm nó trở nên... mù và dễ mất tinh thần giữa cảnh hỗn loạn. 

cscd3

Vật liệu để che khuất 1/3 phía trên tấm khiên rất đơn giản. Đó là một ít sơn, một ít nhựa đường (hắc ín), hay ngay cả mắm tôm (đặc sản Á Châu) đựng trong 1 bao nhựa mỏng dễ ném và dễ vỡ. Với các vật liệu này càng lấy tay gạt xóa sẽ càng trải rộng thêm trên tấm khiên. 

Thế giới nói chung không xem những túi sơn nho nhỏ này là vũ khí bạo động. Nó không khác gì ném trứng. 

3. Rất ngán vật nặng rơi từ trên xuống

Tại hiện trường, Cảnh sát cơ động dễ thấy rõ vật gì đang bay ngang tới để hoặc ngăn lại bằng tấm khiên (nếu nhẹ) hoặc nhảy tránh qua bên (nếu nặng). Nhưng những vật rơi từ trên xuống thì họ thường không thấy cho đến khi chúng đụng tới mũ sắt. Nghĩa là nếu đó là vật nặng thì đã quá trễ... cho cần cổ.

cscd4

Chiếc mũ sắt, có khi đi kèm với miếng nhựa dày bảo vệ gáy khiến họ rất khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu mặc áo giáp bó thân trên và hạ bộ, họ càng khó ngửa người lên xem. Vì vậy để nhìn lên họ thường phải cong cả 2 đầu gối để nghiêng hẳn 3/4 người về phía sau. 

Trong lúc phải đứng tấn trong tư thế đối phó với tình hình trước mặt, họ không thể ngã 3/4 người về phía sau được và do đó luôn trong tình trạng phập phồng lo lắng về những thứ sắp rơi từ trên xuống.

Đó là lý do tại sao các vật bay vào Cảnh sát cơ động hay xuất phát từ các nhà cao tầng hay được ném cầu vồng.

4. Rất sợ bị bỏ rơi lại phía sau

Nỗi lo thường xuyên của mỗi Cảnh sát cơ động là bị bỏ lại phía sau khi đồng đội rút lui mà không biết vì không nghe được lệnh rút giữa quá nhiều tiếng động và hỗn loạn. 

Cũng có những trường hợp nội bộ Cảnh sát cơ động trả thù nhau bằng cách hô xung phong cho cả đội lao vào đám đông dân chúng rồi hè nhau rút đi, cố tình không vỗ vai ra hiệu cho 1, 2 đồng đội. Thế là có cậu mải miết đánh người biểu tình đến khi nhìn lại thì chỉ còn... một mình ta với ta.

Do đó khi có lệnh hô xung phong, đa số Cảnh sát cơ động chỉ làm vừa đủ để cấp trên đứng từ xa quan sát không trừng phạt họ sau đó. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng chạy lập tức khi được lệnh, kể cả "bỏ bạn chạy lấy người".

Đây là tâm lý của Cảnh sát cơ động mà người biểu tình rất cần biết.

5. Sợ nhất là vấp ngã

Chính từ nỗi sợ bị bỏ lại phía sau mà mỗi Cảnh sát cơ động rất sợ vấp ngã. Với mớ mũ sắt, lá chắn, áo giáp, miếng che đùi, miếng che đầu gối, miếng che ống khuyển, giày nặng bảo vệ chân, và một mớ dụng cụ lỉnh kỉnh khác, đứng trở dậy sau khi ngã là việc khá khó khăn và chậm chạp. 

cscd5

Thực tế cho thấy Cảnh sát cơ động lo đối phó với tình huống chung quanh nên ít nhìn xuống chân khi chạy. Và trong suốt khoảng thời gian từ chạm đất đến đứng dậy đó, họ cũng không thấy được toàn cảnh chung quanh để biết ai đang nhào tới và vì thế càng sợ, càng cuống.

Tại một số nơi người biểu tình có khi căng dây thấp bất ngờ hoặc ném dầu nhớt trơn trượt ra đường rút của Cảnh sát cơ động. 

Kết luận :

Chúng ta không chủ trương bạo động nhưng rất cần biết và quảng bá Cảnh sát cơ động SỢ GÌ để từng bước giúp nhau tiến dần đến lằn mức SỢ GÌ Cảnh sát cơ động !

Vũ Thạch

Nguồn : VNTB, 11/06/2018

Đọc thêm :

Bình Thuận : Quả đấm thép giã từ... bạo lực

 

Published in Diễn đàn

Trong một status trên facebook của một cảnh sát cơ động có dòng "sẵn sàng rồi, đạn, hơi cay đủ hết…"  với giọng điệu hí hửng, như thể gà chuẩn bị vào sới đá với đầy đủ độ hăng của nó.

cscd1

Cảnh sát cơ động "sẵn sàng rồi, đạn, hơi cay đủ hết…"  - Ảnh minh họa

Nhưng đây là status viết trước khi đến Mỹ Đức của một cảnh sát cơ động, điều này gây nên bão phẫn nộ. Và đương nhiên nhiều lời nguyền rủa ném lên chủ nhân của status này. Riêng tôi, tôi xin nói lời cảm thông và kêu gọi bà con nhân dân hãy cảm thông, hãy thương lấy con em mình để cùng tìm ra căn để của sự việc. Bởi lẽ, những cảnh sát cơ động (113) đều là nạn nhân thảm hại của chế độ. Và nếu có sự thông cảm giữa nhân dân với họ, cũng như có sự phản tỉnh của các cảnh sát cơ động, tôi tin là cục diện sẽ thay đổi hoàn toàn !

Vì sao tôi dám tin rằng cảnh sát cơ động có thể thay đổi ? Vì hai lý do : Cảnh sát cơ động chỉ là con gà chọi để nhà cầm quyền mang đi đá độ và trong một số tình huống, họ bị đối xử tệ hơn cả chó nghiệp vụ ; Vì họ mắc kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan, cần có người giúp đỡ.

Ở khía cạnh thứ nhất, cảnh sát cơ động bị lợi dụng, bị xem như gà chọi hay thậm chí bị đối xử tệ hơn cả chó nghiệp vụ, điều này rất dễ thấy. Bởi ai cũng biết, lính 113, hay còn gọi là cảnh sát cơ động không có ai thuộc biên chế nhà nước cả. Họ cũng chỉ là một anh bộ đội đi làm nghĩa vụ quân sự và bị thuyên chuyển sang ngành cảnh sát cơ động. Nghĩa là họ chưa qua trường lớp an ninh, họ chỉ đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự và được tuyển chọn thêm lần 2 ở quân trường, quá trình tuyển chọn này có 2 yêu cầu chính là lý lịch không dính đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa và học lực từ lớp 12 trở lên, gọi là đã xóa mù chữ. Chấm hết, không còn tiêu chuẩn nào khác.

Khi qua ngành cơ động, họ cũng chỉ là những anh lính, được trả thù lao bằng với thù lao đi bộ đội và không có lương bổng gì cả. Nhưng lại chịu áp lực và kỉ luật sắt của quân đội, nghĩa là sai đâu đánh đó, nếu cãi lệnh thì chịu mọi kỉ luật "quân pháp". Chỉ khác chăng là lính 113 có thêm niềm hi vọng sau khi mãn hạn nghĩa vụ quân sự, họ có thể được đưa đi học trường an ninh để trở thành một công an viên. Trường hợp nếu không được đi học trường an ninh thì sau khi mãn hạn nghĩa vụ quân sự, lại về nhà đi học nghề hoặc tiếp tục thi vào một trường nào đó để học. Nhìn chung, nếu có quyền lợi hơn so với bộ đội thì lính cảnh sát cơ động chỉ có được cái quyền hi vọng vừa nói. Nhưng cái khổ thì họ khổ hơn nhiều bởi rất có thể, họ phải nghe lệnh cấp trên để tấn công vào ngay trong làng của họ.

Và tất cả lính cảnh sát cơ động đều không thuộc biên chế quân đội hay biên chế công an. Nhưng ra trận thì họ phải đưa thân ra trước, chịu đòn trước, mọi thứ đều trước, chỉ có nhận thù lao thì sau cùng và kém nhất. Và chắc chắn một điều là cảnh sát cơ động không được quyền chọn hay không chọn làm lính loại này. Bởi đây là hình thức đi nghĩa vụ, cấp trên phân bổ đâu thì đi đó. Và họ cũng bị nhồi sọ, cũng bị dùng thuốc kích thích (thường khi vào quân đội, ở tuần đầu ra quân trường, mỗi người lính bị tiêm một mũi thuốc để "chịu nắng chịu mưa và ăn tốt", sau đó họ rất hăng máu, và chuyện này không ngoại trừ bất kỳ người lính nào, cảnh sát cơ động cũng vậy, họ cũng bị tiêm thuốc). Và nói cho cùng thì họ bị biến thành một loại gà đá của chế độ, thậm chí bị đối xử còn tệ hơn chó nghiệp vụ. Bởi chó nghiệp vụ được hưởng lương, có chức vụ, quân hàm và được chăm sóc theo chế độ sĩ quan, còn những người lính cảnh sát cơ động thì tiêu chuẩn chẳng có gì, cùng lắm thì tiền thù lao cả tuần của họ chỉ bằng một bữa ăn sang của chó nghiệp vụ ! Đó là sự thật !

Hiện tại, chỉ có các sĩ quan cảnh sát cơ động là thuộc biên chế nhà nước. Nói chính xác hơn là có chừng chưa tới 20% cảnh sát cơ động được hưởng chế độ lương bổng, được đặc quyền đặc lợi, 80% còn lại là lính lác sai đâu đánh đó, khổ hơn cả bộ đội nhưng được "cái oai"  là thường xuyên ra đường để phô trương lực lượng và vẻ men của họ, cộng thêm chút nữa là hi vọng cấp chỉ huy chiếu cố để mãn hạn nghĩa vụ quân sự được cho vào trường an ninh để học. Nhưng họ quên mất là hiện nay, lực lượng công an đã dư thừa, vấn đề đầu ra ở các trường an ninh đang là vấn đề nhức nhối của chính phủ. Sự thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp an ninh sau này bị xem là ung nhọt lớn nhất cho xã hội nếu họ chọn hướng rẽ xã hội đen.

Chính vì những nỗi khổ của một người trẻ bị chế độ lợi dụng, vắt kiệt sức của các cảnh sát cơ động (mà họ không còn lựa chọn nào khác là nhắm mắt nhắm mũi mà vụt dùi cui, tôi lại nghĩ đến status khoe vũ khí của một cảnh sát cơ động. Cũng nên xem lại đây có phải là hành vi hí hứng, khát máu hay là cách bắn tiếng về cơ số vũ khí sắp dùng để bà con nắm tình hình… ?!). Và hơn ai hết, những người lính cảnh sát cơ động cần sự chia sẻ, thông cảm của chúng ta. Để cho họ cơ hội quay đầu. Rất có thể, sẽ còn nhiều comment " khát máu"  hơn nữa trong những cuộc đàn áp sau này để người dân còn biết mà lo liệu…

Và tôi nhớ không lầm thì các video tôi theo dõi, số người đến bắt các cảnh sát cơ động không nhiều, nhưng họ chỉ cố thủ và phản ứng yếu ớt, thậm chí ngồi im đưa khiên ra đỡ trong khi các loại vũ khí và dùi cui của họ có thể giúp họ mở đường máu để tháo chạy. Điều này khiến tôi nghĩ đến vấn đề phản tĩnh của rất nhiều bạn trẻ đang trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự. Họ chấp nhận như một cổ máy của chế độ và nếu có cơ hội, họ sẵn sàng chọn giải pháp đầu hàng trước nhân dân (?). Bởi họ đang rtong thế tiền thoái lưỡng nan !

Nếu thực sự họ như vậy, và nếu thực sự có sự cảm thông, tạo ra mối tương cảm giữa những cảnh sát cơ động từng bị tiêm thuốc kích thích, từng bị biến thành chó nghiệp vụ cấp thấp của chế độ và từng đôi lần phản tĩnh mà không thể nói ra đươc… Không chừng, cục diện lịch sử, chính trị sẽ khác đi rất nhiều ! Hi vọng là vậy !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 17/04/2017 (VietTuSaiGon's blog)

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn