Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong số hàng vạn, hàng triệu dân oan bị mất đất ở Việt Nam, có một gia đình rất đặc biệt : Thoạt đầu, họ chỉ là những người nông dân bị mất đất, rồi gia nhập đội ngũ dân oan đi khiếu kiện với chính quyền, kiện cho mình sau đó đứng ra khiếu kiện cho cả những người khác, dần dà mắt thấy tai nghe, phẫn uất trước những hành động, chính sách cướp đoạt đất đai, tước đoạt tự do, đàn áp, bắt bớ, thậm chí giết hại dân lành của nhà cầm quyền (như trong vụ án Đồng Tâm), họ trở thành những nhà hoạt động mạnh mẽ, những tù nhân lương tâm bất khuất. Cả gia đình 4 người lần lượt vào tù, với 6 bản án… Đó là gia đình bà Cấn Thị Thêu mà nhiều người đã biết đến.

canthithue1

Trong phiên sơ thẩm hôm 20/09/2016, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, tuyên phạt bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam trong lúc một số người ủng hộ bà bị câu lưu.

*****

Bà Cấn Thị Thêu quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, bây giờ tỉnh Hà Tây đã được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Năm 1978 gia đình cô Cấn Thị Thêu đến xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình để khai hoang, theo chính sách khuyến khích người dân đi khai hoang ở những vùng đất cằn cỗi của nhà nước cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.

Còn ông Trịnh Bá Khiêm khi ấy là một chàng trai trẻ được tổng động viên đi nghĩa vụ quân sự vào tháng 4/1979 để chống Trung Quốc xâm lược. Đơn vị của ông đóng quân ở địa bàn sát với nơi gia đình cô Cấn Thị Thêu khai hoang, nên hai người quen nhau. Anh bộ đội Trịnh Bá Khiêm ra quân năm 1983 thì tháng 2/1984 hai người lập gia đình với nhau, sau đó cùng về cư ngụ tại Dương Nội – nơi có gia đình, dòng họ anh Trịnh Bá Khiêm sinh sống.

Xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Khi chưa sáp nhập, nhà cầm quyền cắt Dương Nội về quận Hà Đông, thuộc thành phố Hà Đông. Sau đó sáp nhập vào Hà Nội, trở thành quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Dương Nội vốn thuộc ven đô thành phố Hà Nội. Ngày trước Hà Nội chỉ có 4 quận huyện thuộc thành phố, còn lại là huyện ven thành phố. Đất nơi đây là đất truyền từ nghìn đời. Dương Nội có 3 ngôi chùa thờ những nhân vật theo đạo Phật cả 1000 năm như ông Từ Đạo Hạnh.

Lập gia đình xong anh Khiêm đưa chị Thêu về nhập hộ khẩu Dương Nội, còn mảnh đất ở xã Lộc Nương vẫn làm trang trại trồng cây ăn quả. Trang trại này gia đình được cấp đất sử dụng lâu dài. Trước đây trồng na (mãng cầu xiêm), bây giờ trồng bưởi Diễn.

Theo số liệu của nhà cầm quyền khi tiến hành thu hồi đất Dương Nội vào năm 2008 thì xã Dương Nội có 4.000 hộ gia đình, khoảng 17.000 dân. Bình quân mỗi hộ dân có khoảng gần 200 m2 đất canh tác, 200 m2 đất thổ cư, ngoài ra còn có khoảng 50 m2 trồng rau để ăn. Riêng đất canh tác mỗi năm người dân ở đây làm 2 vụ lúa, 1 vụ màu, cũng đủ sống.

Như đã nói, dân ở đây toàn là dân có gốc gác từ nghìn đời. Gia đình ông Khiêm cũng vậy, đất đai kế thừa từ tổ tiên bao đời để lại.

Nhưng chế độ cộng sản tham lam luôn nhòm ngó đến đất đai của dân. Từ 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây dưới thời chính phủ của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định thu hồi đất Dương Nội để "phát triển kinh tế". Đất canh tác của Dương Nội có khoảng 320 hecta, chính quyền tỉnh Hà Tây lệnh cho thu hồi khoảng 80%. Dân Dương Nội xôn xao phản ứng. Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra của chính phủ còn bảo : Tất cả đất canh tác của Dương Nội là nằm trong dự án hết rồi.

Như vậy, đa số dân Dương Nội bị mất trắng đất đai, chỉ còn một số ít chưa bị mất. Gia đình ông Trịnh Bá Khiêm có khoảng 1.400 m2, sau khi thu hồi còn lại khoảng 400 m2.

Nhà cầm quyền trả cho người dân 200.000 VNĐ/m2, trong khi họ bán lại 30–50–70.000.000 VNĐ/m2. Còn đến bây giờ thì giá đất Dương Nội đã lên tới 100.000.000 VNĐ/m2 là thấp nhất).

Ông Trịnh Bá Khiêm nói : Tính ra tổng cộng số tiền mà nhà cầm quyền đền bù cho mỗi khẩu, tức mỗi người dân, không mua nổi một m2 mà nhà nước thu hồi rồi bán lại.

Không chịu được việc bị cướp đất trắng trợn như vậy, người dân Dương Nội bắt đầu đi đấu tranh. Gia đình ông Trịnh Bá Khiêm–bà Cấn Thị Thêu cũng đi theo mọi người làm đơn khiếu nại, gửi thư lên nơi này nơi kia.

Cả 2 vợ chồng bị tù lần thứ nhất

Vào cái ngày 24/5/2014 ấy nhà cầm quyền cho côn đồ xã hội đen, công an, dân phòng với số lượng đông đảo cùng với máy ủi ầm ầm đến cưỡng chế một khu đất ven xã Dương Nội.

Ông Trịnh Bá Khiêm còn nhớ như in những cảnh tượng tàn ác của Nhà nước Việt Nam trong quá trình thu hồi, cưỡng chế đất đai của người dân. Như cho xe ủi đất ủi, san bằng nghĩa địa tồn tại đã bao nhiêu đời của dân Dương Nội, có ngôi mộ đã được xây thì vỡ nát, nhưng nhiều ngôi mộ chỉ là nắm đất, xe ủi làm bật lên tất cả mồ mả, xương cốt lẫn vào với nhau, chả biết xương nào là của ai. Người dân nhặt nhạnh cho vào cái thùng đựng mì tôm, đem lên các cơ quan công quyền để khiếu nại, nhưng sau chính quyền xã giữ lại rồi thủ tiêu đi đâu mất.

Nhà cầm quyền còn cho côn đồ đi đào mọi cái mồ còn sót lại vứt đi, để lấy đất. Tiền công cứ 500.000 VNĐ một cái mộ. Dân Dương Nội bắt được một tay đã đào 3 cái mộ như vậy nhưng chính quyền không xử lý theo luật tội xâm phạm mồ mả mà ỉm đi. Hoặc ruộng lúa đang xanh tốt, nhà cầm quyền cho xe ủi tới chà sạch, dân không có lúa. Trong quá trình cưỡng chế thì đánh đập dã man, bỏ tù tất cả hơn 10 người.

Ngày 24/5/2014 ông Trịnh Bá Khiêm và người dân ngăn cản liền bị công an, côn đồ đánh đập dã man. Sau đó ông Trịnh Bá Khiêm và 3 người nữa bị bắt đưa lên xe tù về trại giam Hà Đông. Trong khi đó bà Cấn Thị Thêu đứng trên một cái chòi cao khoảng 4,50 m (người dân dựng cái chòi khoảng 2,50 mx 3 m trên 4 cây tre để có thể nhìn bao quát chung quanh) để thu hình cảnh công an, côn đồ đến cưỡng chế đất. Phát hiện ra điều đó, 4 tên công an, dân phòng liền leo lên chòi, đánh ngất xỉu bà Thêu rồi cho vào bao tải, dùng gầu máy xúc đưa lên bỏ bà Thêu vào hạ xuống đất, đưa về trại giam.

Khi ở trong trại giam bà Cấn Thị Thêu đã tuyệt thực 13 ngày, người yếu, chân tay lạnh hết. Nhà cầm quyền phải cho luật sư vào gặp, bà Thêu mới ngừng tuyệt thực. Trong một phiên tòa "án bỏ túi" sau đó, hai vợ chồng ông Trịnh Bá Khiêm–Cấn Thị Thêu bị kết án 15 tháng tù vì tội "chống người thi hành công vụ". Ba người khác, hai nam một nữ cũng bị bắt, bị tuyên án 6 tháng tù. Nhưng trước khi hai vợ chồng bị bắt chừng vài ngày thì có 2 người khác là ông Trần Văn Miên và Trần Đình Sang bị kết án 20 tháng tù.

Hết hạn tù, ông Trịnh Bá Khiêm, bà Cấn Thị Thêu lại tiếp tục cùng dân Dương Nội đấu tranh đòi lại đất.

Bà Cấn Thị Thêu bị tù lần thứ hai

Lần thứ hai bà Cấn Thị Thêu bị bắt là ngày 20/6/2016. Công an đến tận trang trại Ngọc Nương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình bắt với tội danh "gây rối trật tự công cộng". Họ vin vào lý do trước đó bà Thêu đi gửi đơn khiếu nại đòi lại quyền sở hữu đất đai ở Bộ Tài nguyên và môi trường, bảo là "làm tắc đường và gây rối trật tự công cộng".

Lần này chỉ có một mình bà Thêu bị bắt, và bị kết án 20 tháng tù. Lúc tạm giam thì ở trại tạm giam số 1 Công An Thành phố Hà Nội, lúc thi hành án thì đưa về trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên.

Ông Trịnh Bá Khiêm và bà Cấn Thị Thêu có tất cả 3 người con : con trai cả Trịnh Bá Phương, con gái Trịnh Thị Thảo, con trai út Trịnh Bá Tư.

Tù tội không hề làm cho tinh thần của bà Cấn Thị Thêu và gia đình bà nói chung chùn bước. Xong 20 tháng tù trở về, gia đình bà vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội dân sự, tham dự các phiên biểu tình đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm trong Hội anh em Dân chủ, đòi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân, nhà hoạt động Trần Thị Nga ở Phủ Lý, Hà Nam (nay đã được phóng thích sang tỵ nạn tại Mỹ cùng chồng và hai con), biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa làm ô nhiễm môi trường, v.v…

Hoạt động cuối cùng của gia đình bà là đưa tin về vụ án Đồng Tâm – một vụ án cưỡng chế đất đai, đàn áp dân lành bộc lộ tội ác tàn bạo, dã man của Nhà nước cộng sản Việt Nam khi ra lệnh cho hàng ngàn quân ùa vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, bắn, giết tại chỗ người đứng đầu dân làng Đồng Tâm đấu tranh chống lại lệnh cưỡng chế, thu hồi đất của nhà nước là cụ Lê Đình Kình – một đảng viên 60 tuổi đảng ; bắt giam 29 dân làng, trong đó nhiều người bị thương nặng. Nhà cầm quyền sau đó ngụy tạo, dựng lên vụ án người dân giết 3 chiến sĩ công an để kết án tử hình hai con trai cụ Lê Đình Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức, kết án chung thân cháu nội của cụ là Lê Đình Doanh – không khác gì bị "tru di ba đời", khiến nhiều người liên tưởng đến vụ án "tru di tam tộc" mà gia đình vị công thần Nguyễn Trãi ngày xưa phải gánh chịu. Nhiều người khác bị kết án nặng nề trong đó có cụ Bùi Viết Hiểu bị công an bắn trọng thương, sau đó bị xử 16 năm tù !

Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du từng phẫn uất chỉ ra lũ sai nha "Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền", bây giờ chỉ vì 59 hecta đất nông nghiệp mà Đảng cộng sản sẵn sàng bắn giết, bỏ tù, đàn áp, vu khống dân dã man như vậy.

Trở lại gia đình bà Cấn Thị Thêu, trong những ngày xảy ra vụ Đồng Tâm, cả gia đình bà rất tích cực lên tiếng. Trịnh Bá Phương liên tục đưa tin, hình ảnh vụ việc lên trên mạng xã hội. Nhà cầm quyền cho bắt cả 3 người.

3 người trong gia đính đều bị tù, với bà Cấn Thị Thêu là lần thứ ba

Cả 3 người đều bị bắt cùng ngày 24/6/2020. Trịnh Bá Phương bị bắt tại nhà ở Dương Nội khi đứa con thứ hai vừa mới sinh được 4 ngày. Bà Cấn Thị Thêu đang ở Dương Nội chăm cho con dâu là vợ Phương mới sinh, hôm đó qua nhà con gái là Trịnh Thị Thảo ở gần đó, cũng bị bắt luôn, còn Trịnh Bá Tư thì bị bắt tại căn nhà đang sống với cha là ông Trịnh Bá Khiêm ở Hòa Bình.

canthithue2

Trịnh Bá Tư (trái), Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu

Ngày 5/5/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bà Cấn Thị Thêu (SN 1962) và Trịnh Bá Tư (SN 1989) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Cả hai bị tuyên án 8 năm tù, 3 năm quản chế.

Ngày 24/12/2021, tại Hòa Bình, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, giữ nguyên mức án của 2 người.

Trong khi đó, mãi đến ngày 15/12/2021, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mới mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Trịnh Bá Phương (SN 1985) và bà Nguyễn Thị Tâm (SN 1972), cùng trú quận Hà Đông, Hà Nội về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Kết quả, Trịnh Bá Phương bị tuyên án 10 năm tù cộng 5 năm quản chế, và Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù, 3 năm quản chế.

Và mãi đến ngày 17/8/2022, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mới mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 2 người, và cũng y như trường hợp bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, kết quả là y án.

Theo ông Trịnh Bá Khiêm, không phải chỉ vì tích cực đưa tin vụ Đồng Tâm – một tội ác tày trời của đảng và nhà nước cộng sản, mà ba mẹ con bà Cấn Thị Thêu phải vào tù ; mà còn vì toàn bộ những hoạt động xã hội dân sự của cả nhà suốt một thời gian dài, bất cứ vụ việc bất công, ngang trái nào gia đình ông cũng tham gia, thêm một lý do nữa, bắt để làm tắt những tiếng nói đấu tranh trong vụ cướp đất Dương Nội. 80% đất canh tác ở Dương Nội bị cưỡng chế, thu hồi, nay đã biến thành biệt thự, chung cư hoặc để phân lô bán nền, người dân bị mất đất vĩnh viễn.

Ngục tù dưới chế độ cộng sản

Khi được gọi điện về nhà lần đầu tiên, Trịnh Bá Phương đã kể cho gia đình nghe việc anh bị bọn công an điều tra đánh đập để yêu cầu mở khóa điện thoại. Vì anh nói không biết điện thoại đó của ai nên bị đánh vào đầu, vào bộ phận sinh dục, bị đe dọa cho vào Viện Tâm thần. Trịnh Bá Phương tiếp tục im lặng, không trả lời mọi câu hỏi nên rốt cuộc 6, 7 tháng sau bọn công an đưa Trịnh Bá Phương qua Bệnh viện Tâm thần. Anh bị giam trong một căn buồng nhỏ hẹp, điều kiện sinh hoạt khổ sở nhưng còn may mắn là không bị ép uống thuốc điều trị bệnh tâm thần. Sau một tháng bọn họ trả anh về lại giam ở Hỏa Lò.

Với các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, từ cách xử án, bản án đều vi phạm ngay chính luật tố tụng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Trịnh Bá Khiêm cho biết : Với trưởng hợp của Trịnh Bá Phương, luật quy định một lần tạm giam 3 tháng, được phép gia hạn thêm 2 lần nữa, cũng có thể mỗi lần gia hạn 4 tháng. Nhưng Trịnh Bá Phương bị tạm giam 4 tháng, gia hạn thêm 2 lần là 12 tháng.

Như vậy phiên tòa sơ thẩm đã tạm giam Trịnh Bá Phương quá thời hạn 3 tháng. Xử sơ thẩm xong thì tòa phúc thẩm lại giam giữ quá thời hạn 5 tháng. Tổng cộng quá thời hạn 8 tháng, như vậy Tòa Án, Tư pháp của chế độ cộng sản đã vi phạm luật lệ của Quốc hội do chính chế độ cộng sản lập ra.

Trong thời gian ba người bị tạm giam, xét xử, gia đình và luật sư đều không được thăm gặp. Mãi đến khi xử phúc thẩm xong, một tuần sau gia đình mới được gặp lần đầu tiên. Theo chị Đỗ Thị Thu, vợ Trịnh Bá Phương, từ lúc Trịnh Bá Phương bị bắt cho đến khi gia đình được gặp là 27 tháng.

Còn bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư tuy thời gian xử sớm hơn nên được gặp gia đình sớm hơn 5 tháng, nhưng khi xử phúc thẩm 2 người xong trại giam công an thành phố Hòa Bình không cho gọi điện thoại về nhà. Mà theo luật, xử phúc thẩm xong là được gọi về.

Điều kiện giam giữ, chế độ lao tù trong nhà tù cộng sản vô cùng khắc nghiệt, có thể gọi là "địa ngục trần gian", đặc biệt đối với tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Một căn buồng lẽ ra giam 2 người thì giam 5, 7 người, thiếu không khí để thở. Mùa nóng nhiệt độ bên trong phòng có khi lên tới 50 độ C. Có những hôm trong phòng có tới 2 người bị ngất, phải đưa đi cấp cứu. Nước uống thì bẩn.

Trịnh Bá Tư 2 lần tuyệt thực, ở trại tạm giam Hòa Bình 21 ngày, ở Trại 6 thì 22 ngày. Lúc ở Trại 6, Trịnh Bá Tư bị cùm chân và biệt giam 10 ngày khi đang bắt đầu tuyệt thực.

Nguyên nhân của việc bị cùm này là do ông Đỗ Công Đương - một tù nhân lương tâm cũng bị giam cùm buồng với Tư, bị chế độ cộng sản giam giữ đến gần chết mới cho đi bệnh viện, 3 ngày sau thì chết, Trịnh Bá Tư làm đơn tố cáo lên Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An, trại giam số 6 không cho ông Đỗ Công Đương tạm dừng thi hành án về nhà chữa bệnh mà giam giữ tới chết, vì vậy mà Trịnh Bá Tư đã bị đánh đập, bị kỷ luật cùm chân, lại còn cắt thời gian thăm gặp, cắt không cho gọi điện thoại về nhà. Trịnh Bá Tư đã tuyệt thực để phản đối.

Bà Cấn Thị Thêu không bị cùm nhưng khi bị giam ở Trại số 5 bà bị cô lập, ở một mình trong một thời gian rất dài. Đây là một hình thức để khủng bố tinh thần người bị giam. Bà phải bảo những người tù phòng bên cạnh là khi nào thấy bà đập cửa là biết nguy kịch, làm ơn gọi ầm ỹ lên cho họ mở cửa.

Còn Trịnh Bá Phương thì bị biệt giam 10 ngày từ ngày 9/9/2023--19/9/2023. Bị cùm cả 2 chân. Nguyên nhân do Trịnh Bá Phương cùng các tù nhân lương tâm khác là Trương Văn Dũng, Phan Công Hải… cầm giấy biểu tình : Đả đảo Trung Quốc xâm lược, đả đảo cộng sản vi phạm nhân quyền. Trưởng phân Trại số 2 và một số công an bảo vệ đã xúm vào đánh đập, sau đó cùm chân các tù nhân.

Sau này Trịnh Bá Phương có kể với vợ, anh bị cùm bằng cùm thép xoắn dùng trong xây dựng, rất đau đớn. Sau 2 ngày, Trịnh Bá Phương có ý kiến thì họ mới thay bằng loại cùm nhẵn hơn.

Trong thời gian điều tra mọi người bị giam kín trong phòng, khi thi hành án thì cho ra ngoài lao động, nhưng cả gia đình bà Cấn Thị Thêu đều cương quyết khẳng định mình không có tội, chống lao động vì lao động là một hình thức "cải tạo", có nghĩa là thừa nhận mình có tội. Cuối cùng đám cán bộ trại giam cũng chịu không làm gì.

Chế độ tù đày ở Việt Nam rõ ràng là kết án để người tù chết dần chết mòn trong tù. Những tù nhân lương tâm như nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà thơ Trần Đức Thạch đều gần 70, ốm yếu, liệu có sống nổi cho hết thời hạn tù là 11, 12 năm ? Ông Bùi Viết Hiểu trong vụ án Đồng Tâm, nếu thi hành án 16 năm tù có nghĩa là quá 90, bây giờ thị lực, thính giác đều kém, có khi gặp người nhà nói chưa được mấy câu đã bị đuổi ra. Không biết đã có bao nhiêu tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm phải chết trong nhà tù cộng sản, tính từ sau ngày 30/4/1975 ?

Chỉ sơ sơ từ năm 2019 tới nay đã có thầy giáo Đinh Đăng Định, thầy giáo Đào Quang Thực, ông Huỳnh Hữu Đạt, ông Phan Văn Thu, ông Đoàn Đình Nam, mục sư Đinh Diêm, ông Đỗ Công Đương… chết trong tù, tất cả đều do điều kiện tù đày khắc nghiệt, bệnh tật nhưng không được chữa trị kịp thời. Hiện tại như kỹ sư Trần Bang có khối u to ở đùi trái nghi ung thư, trại không cho đi khám chữa bệnh. Hay ông Vũ Quang Thuận ở trại giam Ba Sao, Nam Hà, bị cái u ở trong mũi cần phải phẫu thuật nếu không là không thở được, phải thở bằng miệng. Và cũng vì thở bằng miệng lâu năm nên ông còn bị viêm họng, viêm phổi… đủ thứ bệnh tật.

Một điều luật dã man khác là khi chết, trại giam bắt chôn tại nghĩa địa nhà tù, hoặc cùng lắm thì cho mang tro về nhà chứ không cho người nhà mang xác về chôn cất.

Tinh thần, thái độ của 3 dân oan tù nhân lương tâm

Trước phiên tòa, khi Chủ tọa hỏi bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư : Tên là gì. Cả hai dõng dạc trả lời : Tên tôi là nạn nhân của cộng sản.

Chủ tọa nhắc nhở phải xưng là bị cáo, nhưng bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đều nói tôi không có tội gì mà phải xưng bị cáo, và xưng tôi với chủ tọa phiên tòa.

Trong cả 2 phiên tòa, khi kết thúc bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đều hô lớn : Đả đảo cộng sản. Sau này khi ông Trịnh Bá Khiêm đi thăm, bà Cấn Thị Thêu kể lúc hai người hô như thế thì có một tên công an của tỉnh Hòa Bình đe dọa giết.

Bên cạnh các luật sư, cả 3 người đều có những lời tự bào chữa và những lời nói cuối cùng trước tòa với ngôn ngữ mạch lạc, dũng cảm, bất khuất, lập luận rõ ràng, sắc bén, khẳng định họ không có tội mà chính đảng cộng sản mới có tội với dân với nước. Đây cũng là điều rất khác giữa các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị và các quan tham trước tòa. Các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, dù già hay trẻ, nam hay nữ, là nông dân không được học hành nhiều hay trí thức có bằng cấp cao, đều hiên ngang, tự tin không chút sợ hãi ; ngược lại các quan tham người thì khóc lóc, xin khoan hồng vì nhân thân tốt, vì quá trình cống hiến bao năm, người thì than thở vợ dại con thơ, sợ chết làm ma trong tù… chả bù cho lúc còn đương chức hét ra khói nói ra lửa !

Đi thăm người nhà, ông Trịnh Ba Khiêm cho biết, tinh thần cả 3 người rất mạnh mẽ, không sợ, không khuất phục chế độ cộng sản và đều rất lạc quan. Sức khỏe của 3 người bây giờ đều ổn. Còn khi Trịnh Bá Tư ở Trại 6 bị kỷ luật, trại giam họ cùm chân treo lên nên lúc đi ra người cứ liêu xiêu.

Kể từ sau khi đấu tranh vụ Đỗ Công Đương, Trịnh Bá Tư không còn được ở chung với tù chính trị nữa mà bị chuyển qua ở chung với tù hình sự và cũng không được tiếp xúc với ai ngoài 2 tù hình sự đó.

"Hậu phương" của 3 tù nhân lương tâm – tinh thần vững vàng nhưng vật chất khó khăn

Đối với Trịnh Thị Thảo, lần đầu khi bố mẹ là ông Trịnh Bá Khiêm – Cấn Thị Thêu bị bắt, Thảo lúc đó đã lập gia đình và con còn rất nhỏ. Trịnh Bá Phương thì phải ra Hà Nội đi đấu tranh, khiếu kiện đòi đất. Thảo phải thay anh Phương đi bán hàng ở chợ – trước khi bị bắt Trịnh Bá Phương mưu sinh bằng việc bán cua đồng xay ở chợ. Còn Trịnh Bá Tư ở Hòa Bình, lo công việc trang trại.

Đến lần thứ hai, rồi thứ ba, cả gia đình đã quen với việc có người thân bị bắt, bị tù, sức chịu đựng cũng dày dạn hơn. Lần này Trịnh Bá Phương bị bắt khi vợ mới sinh con trai thứ hai được 4 ngày. Con trai đầu mới được 2 tuổi. Trịnh Thị Thảo cũng 2 con – một bé học lớp 5, một bé học lớp 1. Tháng 6/2020, sau khi mọi người bị bắt gia đình Thảo từ Dương Nội chuyển hẳn xuống Hòa Bình ở với bố là ông Khiêm để phụ việc nhà, việc trang trại. Thu nhập trông cả vào cái vườn bưởi Diễn ở Hòa Bình để đi thăm tù, nuôi 3 người tù và chi tiêu cả nhà, còn hỗ trợ thêm cho Thu, vợ Phương ở Dương Nội vì con còn nhỏ không ra chợ được nhiều. Nhưng cả nhà đều tâm niệm phải cố chu cấp đầy dủ cho những người đang ở tù bị thiếu thốn, khổ sở đủ thứ, còn ở ngoài thì thắt chặt một chút cũng không sao. Và ngay cả trong trường hợp nếu có bị bắt thêm một người nữa thì cả nhà vẫn bình tĩnh đón nhận mọi việc.

Trong khi đó, không chỉ hành hạ các tù nhân lương tâm, nhà cầm quyền còn tìm cách hành hạ gia đình họ. Chẳng hạn giam người tù ở nơi xa nhà để gia đình thêm khó khăn khi đi thăm nuôi.

Như bà Cấn Thị Thêu hiện bị giam ở Trại giam số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Cách Hà Nội hơn 167 cây số.

Trịnh Bá Tư bị giam ở Trại 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cách Hà Nội hơn 360 cây số.

Trịnh Bá Phương, bị giam ở Trại giam An Điền, tỉnh Quảng Nam. Cách Hà Nội hơn 853 cây số.

Vì nhà có 3 người ở tù, nên phải chia nhau đi thăm nuôi. Đã vậy mà còn không yên, vẫn thường xuyên bị công an theo dõi, làm phiền.

Tháng 12/2022 an ninh Hà Nội triệu tập chị Đỗ Thị Thu, vợ anh Trịnh Bá Phương, vào tháng 5/2023 lại triệu tập nói không được đăng bài, viết bài trên facebook, nếu không thì vào "một ngày đẹp trời" họ cũng bắt.

Gia đình cũng bị gây khó khăn trong việc bán bưởi là nguồn thu nhập duy nhất, một đầu mối mua bưởi của gia đỉnh ở Sài Gòn thì Tết 2024 này cũng bị đe dọa không cho mua bưởi nữa. Công an nói nếu năm nay mà bán bưởi cho gia đình bà Cấn Thị Thêu thì cũng bị bắt luôn.

Cả nhà đều lo ngại nếu họ chặn đường tiêu thụ bưởi thì gia đình vô vàn khó khăn.

Thức tỉnh vì nhìn thấy quá nhiều bất công, sai trái trong xã hội

Sự bình tĩnh, can trường của cả gia đình người nông dân ấy, từ người đang ở tù cho đến người ở ngoài, có lẽ bắt đầu từ thực tế họ phải chứng kiến vô vàn những bất công, phi lý, phi nhân dưới chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam.

Ông Khiêm cho biết, hai vợ chồng đã nhận thức được những sự sai trái của chế độ này từ những năm 1990, 1991, cách đây 32 năm, thời còn mô hình kinh tế hợp tác xã, với những cảnh quan chức địa phương thu tiền của dân vô tội vạ, rồi ăn chia với nhau… Từ thời đó hai người đã phải cùng với những người khác đi đòi tiền cho người dân.

Còn những người con như Phương, Tư, Thảo, từ khi thấy mất nhà mất đất, bố mẹ đi đấu tranh, đã nhận thức ra.

Ai cũng biết, một trong trong những nguyên nhân đưa đến nhiều cảnh bất công trong xã hội Việt Nam là chính sách về đất đai, khi người dân không có quyền sở hữu đất. Thay đổi quyền tư hữu đất đai là niềm mong ước của gia đình ông Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu và của người nông dân Việt Nam nói chung, để chế độ cộng sản khỏi cướp bóc vô tội vạ. Nhưng người dân cũng biết, đó chỉ là mơ ước, chế độ cộng sản khó có thể thay đổi vì đất đai là nguồn lợi to lớn, các quan chức từ trên xuống dưới chỉ cần đặt bút ký một cái là đã có hàng tỷ đồng.

Đã hàng thập niên trôi qua dưới thời bình nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn rất cực khổ. Như ở Dương Nội, Hà Đông, ông Trịnh Bá Khiêm cho biết, bà con nông dân rất khổ vỉ đất canh tác bị nhà nước cộng sản thu hồi gần hết, 80% hộ gia đình bị thu hồi nên bây giờ toàn đi làm những nghề tự do, mà chi phí học hành ăn tiêu thì đắt đỏ, không đủ sống. Công việc làm nông, làm vườn vẫn chủ yếu là sức người. Bây giờ nhà nước có nhập thêm máy cày, máy xay, máy gặt, nhưng người dân lại phải bỏ tiền ra thuê thì cũng lại chả kiếm được hơn. Mà hễ bị cướp đất, đi kêu thì bị bắt, bị tù.

Đảng cộng sản vẫn luôn nói họ là đảng của giai cấp công nhân, nông dân nhưng cả hai thành phần này đều đang có mức sống ở dưới đáy xã hội, trong khi giới quan chức cướp bóc của dân và đám tư bản thân hữu dựa vào những mối quan hệ với quan chức để làm ăn thì giàu "khủng", khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cách nhau hàng trăm, hàng ngàn lần.

Câu chuyện của gia đình bà Cấn Thị Thêu là câu chuyện điển hình cho bi kịch của người nông dân trong một chế độ có tên gọi "cộng sản" nhưng thực chất là tư bản rừng rú kết hợp với độc tài toàn trị.

Song Chi

Nguồn : RFA, 12/12/2023

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn
vendredi, 30 juillet 2021 14:19

Một gia đình nông dân

Tôi vốn chả thiết tha hay mặn mà gì lắm với chuyện văn nghệ/văn gừng nên hoàn toàn không quan tâm chi đến những điều tiếng eo sèo, quanh mấy câu thơ ("hơi quá tân kỳ") của Nguyễn Quang Thiều.

giadinh1

Theo Wikipedia, tiếng Việt, đọc được vào hôm 21 tháng 7 năm 2021 : "Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyếttruyện ngắnbút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi".

Thảo nào mà Nguyễn Quang Thiều thường xuất ngoại, và hay viết về những chuyến đi. Năm tháng mà Nguyễn Quang Thiều sống ở nước ngoài, có lẽ, ít hơn thời gian tôi ngồi lê la trong mấy cái bar rượu (nơi xứ lạ) nên đọc mấy trang du ký của ông không thấy có chi là hào hứng lắm.

Cũng theo Wikipedia : "Nguyễn Quang Thiều được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu".

Đã là một quan chức trong chế độ toàn trị, lại làm báo Cảnh Sát với một ông tướng công an (rất nhiều tai tiếng) nên thỉnh thoảng Nguyễn Quang vẫn bị chê trách là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, khách quan mà xét thì khó có thể phủ nhận được rằng ông là một người cầm bút có tài (và cũng rất có tâm) khi viết về cuộc sống ở nông thôn.

Hãy xem qua đôi đoạn ("Thư của đứa con những người nông dân") đã được đăng nhiều kỳ trên trang Vietnamnet :

"Cảnh làm ruộng của những người nông dân của mấy chục năm trước kia và bây giờ chẳng khác nhau chút nào. Có khác thì chỉ khác một điểm. Đó là người nông dân đi sau đít con trâu mấy chục năm trước kia hiện ra trong ảnh đen trắng còn người nông dân bây giờ vẫn đi sau đít trâu nhưng là trong ảnh màu rực rỡ…".

Trong những tấm "ảnh mầu rực rỡ" này, Nguyễn Quang Thiều tìm ra được nhiều con số rất "kinh hoàng" – theo như nguyên văn cách dùng từ của chính ông :

"Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể :

"Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng… 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê… Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế".

Nhà văn Nguyễn Khải còn cho biết thêm đôi ba sự việc còn "kinh hoàng" hơn thế nữa : "Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay".

giadinh2

Dù "dở nhiều hơn hay", làng quê Việt Nam vẫn tồn tại nhờ vào vô số những nông dân "đội sương nắng bên bờ ruộng sâu, vài ngàn năm đứng trên đất nghèo " để nuôi nấng cho cả dân tộc này được sống "no lành" – theo như lời (Tình Ca) thắm thiết của Phạm Duy.

Câu hỏi đặt ra là liệu giới nông dân còn vẫn có thể tiếp tục "đứng" mãi như thế thêm bao lâu nữa, trước tình trạng nông thôn đang bị bức tử một cách thảm thương như hiện cảnh ? Bi kịch mới nhất của giới nông dân Việt Nam vừa được RFA tường trình, vào hôm 22/6 vừa qua :

"Vụ án hai nhà hoạt động vì quyền đất đai là ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị cáo buộc tội danh ‘phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước’ đã kết thúc giai đoạn điều tra vào hôm 15 tháng 6 năm 2021…

Bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương, cho biết, gia đình chồng của cô có tổng cộng ba người bị bắt giữ, bao gồm ông Phương bị công an Hà Nội bắt giam một năm về trước - chỉ bốn ngày sau khi bà sinh con…

Luật sư Lê Văn Luân, người bào chữa cho cả hai nhà hoạt động thì cho hay trên Facebook cá nhân rằng, cả bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương đều bị đề nghị truy tố theo khoản 2, Điều 117 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam".

FB Vũ Quốc Ngữ cho biết thêm : "Từ đầu năm đến nay, an ninh Việt Nam bắt giữ ít nhất 13 người theo cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hoặc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ,’ và kết án 14 người cũng theo hai tội danh trên với mức án từ 4 năm đến 15 năm tù giam".

Cả hai tội danh thượng dẫn đều rất mơ hồ – nếu chưa muốn nói là hàm hồ – chỉ để che đậy cho những sự thực (phũ phàng) liên quan đến việc tranh chấp đất đai ở xứ sở này :

Hiến pháp 1959 vẫn chưa "quốc hữu hóa đất đai" như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về "sở hữu toàn dân" kể từ Hiến pháp 1980…

Chiều 18/1/2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất" và "quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp", ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội "thiểu số sẽ phục tùng đa số". Nhưng, tháng 5/2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì "chế độ công hữu" với đất đai, "tư liệu sản xuất" quan trọng nhất" (1).

Chính cái được mệnh danh là "chế độ công hữu" này đã sản sinh ra vô số những "vụ cướp ngày" từ mấy thập niên qua :

"Chỉ đến thời đại của Internet và đặc biệt là mạng xã hội, những vụ cướp đất đầy tai tiếng mới được phơi bày, luôn luôn đầy bạo lực, máu, nước mắt, và tù tội. Những cái tên đất, tên làng đã đi vào… lịch sử cướp đất : Tiên Lãng, Văn Giang, Đồng Tâm, Dương Nội, Thủ Thiêm, và nhiều nữa… (2).

Tác giả Đỗ Thúy Hường  tóm gọn :

"Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng ‘tim đen’ của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ ‘quản lý’… Chỉ bằng một câu viết trên giấy ‘Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý’… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng".

Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể "hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này" ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 30/07/2021 (tuongnangtien's blog)

(1) Huy Đức. Bên Thắng Cuộc , tập II. OsinBook, Westminster, CA : 2013

(2) Đoan Trang, Trịnh Hữu Long. "Chính Trị Việt Nam : Một Thập Kỷ Nhìn Lại". Luật Khoa Tạp Chí 30/12/2009

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Văn hóa

Tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu bị biệt giam trong điều kiện khắc nghiệt

Ngày 2 tháng 7, gia đình của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu thông báo nhận được tin bà Cấn Thị Thêu đang bị biệt giam trong trại tạm giam công an tỉnh Hòa Bình mà không rõ lý do. Chị Trịnh Thị Thảo, con gái của bà Cấn Thị Thêu cho RFA biết qua điện thoại.

canthitheu1

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại tòa án tỉnh Hòa Bình hôm 5/5/2021

"Tôi mới nhận được tin là trong trại giam thì mẹ tôi đang bị biệt giam, nghĩa là một mình bị giam một phòng. Thông tin đưa ra là thời tiết miền Bắc Việt Nam đang rất nóng, nóng một cách khủng khiếp, trong trại giam nơi mẹ tôi bị giam giữ thì đã có nhiều ca cấp cứu vì quá nóng".

Gia đình cũng cho biết là đang rất lo lắng về tình trạng sức khoẻ của bà Thêu.

"Mẹ tôi có dặn các bạn ở phòng bên cạnh là nếu mẹ tôi đập cửa thì hô hoán để đưa mẹ tôi đi cấp cứu nên tôi ngại rằng tình trạng sức khoẻ của mẹ tôi bây giờ đang rất nguy hiểm". Cô Trịnh Thị thảo nói thêm.

Hiện gia đình không có bất cứ cách thức liên lạc nào để nắm được tình hình của bà Thêu, phía trại giam từ chối cho gia đình thăm gặp kể từ phiên xét xử sơ thẩm ngày 5 tháng 5, mặc cho gia đình đã nhiều lần yêu cầu được gặp. Giới chức trại giam không cho gia đình biết lý do vì sao không cho bà Thêu gặp gia đình.

Ngoài bà Thêu, con trai của bà là Trịnh Bá Tư cũng bị tước quyền thăm nuôi mà không rõ lý do, gia đình cũng không có thông tin gì về tình trạng của anh này.

Bà Cấn Thị Thêu cùng với hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư và một người dân Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt vào ngày 24/6/2020, sau khi bốn người này loan tin và lên tiếng về vụ lực lượng công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020.

Bản thân bà Thêu đã hai lần bị chính quyền Hà Nội bỏ tù vì những hoạt động đấu tranh của bà. Năm 2014, bà bị giam tù 15 tháng về cáo buộc "chống người thi hành công vụ". Sau khi được thả, bà trở lại hoạt động và bị bắt lần thứ hai vào năm 2016. Trong phiên tòa vào cùng năm, bà bị kết án "gây rối trật tự công cộng" và bị giam 20 tháng tù.

Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên xét xử sơ thẩm. Bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư bị buộc tội theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, dưới tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Hai người bị kết án và nhận mức án 8 năm tù giam cho mỗi người.

Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm hiện vẫn chưa được xét xử.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
vendredi, 07 mai 2021 14:43

Những người mẹ can trường

Phong trào đu tranh dân ch ti Thái Lan đang gp nhng th thách ln lao.

me1

Bà Sureerat Chiwarak, m ca mt lãnh đo biu tình đã b bt, Parit 'Penguin' Chiwarak, tham gia biu tình đòi tr t do cho con mình ti Bangkok.

Chính quyn Thái Lan có rt nhiu vũ khí, k c pháp lut, đ bt nt hay giam cm nhng người bt đng chính kiến. Đin hình như lnh khn cp được ban hành nhiu ln và nhiu nơi khác nhau, đc bit trong mùa dch Covid-19. K t cui năm 2018, h không còn s dng lut Lese Majeste, vì không thy cn thiết trong khi các lut khác chng minh hiu qu. Chng hn như các đo lut ti phm máy tính và lut ni lon, đã được s dng hơn 100 ln k t năm 2014.

Nhưng đến cui năm 2020, trước s ln mnh và nh hưởng ca phong trào gii tr Thái, chính quyn Prayut Chan-o-cha đã phi s dng đến điu lut ph báng hoàng gia, Lese Majeste, đ trn áp nhng người tr. K t đu tháng 8 năm 2020, gii tr Thái Lan hiu rng mi cuc đu tranh mà không đng đến ct lõi ca vn đ thì cũng vô ích. Mu cht ca vn đ nm quyn lc không th xâm phm ca vua Thái, mc du nhà vua không can d trc tiếp vào vic điu hành quc gia. Cho nên phong trào ly quyết đnh m rng yêu cu ca h bao gm ci cách th chế ca chế đ quân ch, nht là kim chế quyn lc ca Nhà vua. Nhng người biu tình ngày càng đt câu hi công khai v tính hp pháp ca Nhà vua, bao gm c quyn cai tr ca ông khi sng Đc, s tp trung quyn lc và tài sn cá nhân ca ông. Điu này là chưa tng có trước đây.

H đã rt công khai và táo bo, dù biết cái giá đt phi tr.

Parit Chiwarak, Panusaya Sithijirawattanakul, Anon Nampa, Chukiat Sangwong, và Parinya Cheewinkulpatom, là năm nhà đu tranh nhân quyn, dân ch tr ti Thái Lan. H đã lãnh đo phong trào đu tranh t ngày 18 tháng By năm 2020 cho đến tháng Ba năm 2021, khi ln lượt b chính quyn Thái b tù. H đang đi din vi nhiu bn án mà chính quyn dành cho h, đc bit là ti xúc phm đến hoàng gia Thái, theo Mc 112 ca B lut Hình s Thái, còn được gi là Lese Majeste, như có nói trên.

Parit, còn được gi là chim cánh ct/Penguin, b giam cm t ngày 9 tháng Hai năm 2021 đến nay, liên quan đến 2 cuc biu tình 19 tháng 9 và 14 tháng 11 năm 2020. Cách đây 5 ngày, Parit đã tuyt thc 46 ngày đ phn đi cách anh b đi x. Tình trng sc kho ca Parit hiện đang trong tình trạng khá nguy kch.

M Parit, bà Sureerat Chiwarak, cùng vi các bà m khác ca các nhà dân ch, mi chiu th By đến trước tri giam đ biu tình phn đi. Vào ngày 29 tháng Tư tun trước, bà Sureerat đến trước Tòa Hình s đ yêu cu Parit được ti ngoi hu tra. Đây là ln th 9 bà np đơn, nhưng cui ngày đơn b t chi.

Ngày hôm sau, không chu b cuc, bà tr li tòa đ np đơn xin ti ngoi hu tra ln th 10. Trước khi đến tòa, bà đã co đu đ phn đi tòa t chi duyt xét các đơn trước đây. Mái tóc dài đp ca bà không còn. Nhưng nét đp trong s th hin tình thương và s can trường ca bà Sureerat là quá rõ.

Bà Sureerat tâm s : "Tôi ch là mt ph n. Tôi là m ca mt ai đó rt yêu thương con trai mình Con trai tôi không làm gì sai. Con trai tôi ch nghĩ khác người ta. Con trai tôi không được t do nói. Con trai tôi đang b giam trong tù nhưng không b kết ti. Con trai tôi đã không nhn được công lý trong vic đu tranh trong trường hp ca mình".

Không dng li đây, bà kêu gi mi người hãy đu tranh cho công lý : "Tôi mong mun mi người hãy ghi nh điu này và đu tranh cho công lý. Chúng ta phi tháo g s bt công ra khi xã hi ca chúng ta. Đng đ ai phi chu nhng mt mát, đau thương như gia đình chúng tôi đang phi đi mt ".

Nói v con trai mình đang tuyt thc lâu nay, bà Sureerat chia s : "Hin ti, Penguin sng được là nh vào bn thân và sc mnh ca chính mình. Em nó không có I.V. cht lng có th cu sng, vì cơ th ca em không th tiếp nhn nó na".

Bà Sureerat ch mun được đưa Penguin v nhà chăm sóc cho con vì bà hiu được nhu cu ca con mình trong hoàn cnh him nghèo hin nay.

Parit đã được đưa vàobnh vin cu cha vào ngày 30 tháng Tư vì tình trng sc khe nguy bách ca anh.

Vic xung tóc đ nói lên ni oan c ca con mình cũng đ nói lên s bt công ca c mt h thng pháp lý vô minh.

me2

Bà Cấn Thị Thêu vtại phiên tòa ngày 5/5/2021 ở tỉnh Hòa Bình. Photo TTXVN

Trong khi đó, timt phiên tòa  Vit Nam vào th Tư, mùng 5 tháng 5 va qua, hai m con ch Cn Th Thêu và Trnh Bá Tư đã b kết ti 8 năm tù và 3 năm qun chế, vi cáo buc ti "làm, tàng tr, phán tán tài liu tuyên truyn chng Nhà nước" theo điu 117 B Lut Hình s Vit Nam năm 2015.

Khi ch ta hi tên b cáo, đ xác đnh lý lch, thì nhn được câu tr li nguyên văn như sau :

"Tên tôi là Nn Nhân cng sn".

Lut sư Đng Đình Mnh cho hay "C hai người đu chun b tt cho phiên tòa ; h đim đm, kiên đnh, mnh m. Tôi tng tham gia nhiu v án chính tr nhưng chưa thy ai như h".

Sureerat Chirawak và Cn Th Thêu đu là nhng người m can trường. Vì tình thương cho con và người chung quanh, h không còn s bt c điu gì.

Thương con, người m sn sàng hy sinh tt c. Penguin hay Phương, Tư chc đã tiếp thu được quá nhiu t tình yêu thương và tinh thn bt khut ca m mình. Thương m, và được m bo bc, có l không có nn tng nào quan trng hơn tâm lý và tinh thn kiên cường trước bao nghch cnh ca xã hi.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 07/05/2021

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Ngày 8/3 của những 'phụ nữ bị mất đất' (BBC, 08/03/2018)

"Ngày 8/3 không có ý nghĩa gì với những phụ nữ chân lấm tay bùn nay phải xa rời đồng ruộng, mất sạch tư liệu sản xuất như chúng tôi", bà Cấn Thị Thêu, 59 tuổi, người vừa mãn hạn tù hôm 10/2/2018, nói với BBC.

phunu1

Bà Cấn Thị Thêu

Hồi tháng 9/2016, bà bị Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa tuyên phạt 20 tháng tù giam vì tội 'gây rối trật tự công cộng'.

Phiên tòa phúc thẩm tháng 11/2016 giữ nguyên mức án đối với bà.

Ngày ra tù, bà Thêu được không ít người dân Dương Nội ra đón.

Bà Thêu từng bị tù giam 15 tháng hồi 2014 vì đấu tranh giữ đất trong vụ 'dân oan Dương Nội'.

Gia đình bà có đất nằm trong diện thu hồi để làm dự án.

Việc giải phóng mặt bằng khu vực bắt đầu từ năm 2008, nhưng người dân không chấp nhận giao đất vì cho rằng giá đất của chính quyền đưa ra quá 'rẻ mạt'.

Báo chí Việt Nam đưa tin hồi 11/2016 nội dung khiếu kiện của bà Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội đã "được Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố trả lời kết luận", tuy nhiên, "đối tượng vẫn kích động một số người dân thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng".

Bà trả lời phỏng vấn của Lara Owen, phóng viên chuyên viết về phụ nữ Đông Á của BBC Thế giới vụ, về cuộc sống của gia đình bà, ngày 8/3 và cảm xúc sau khi ra tù.

*******************

Mất liên lạc với nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang (RFA, 08/03/2018)

Theo Facebooker Nguyễn Anh Tuấn, vào trưa ngày 8 tháng 3, một thành viên của nhóm xã hội dân sự độc lập Green Trees, giúp thuê nhà trọ cho cô Phạm Đoan Trang tại ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội, nhận được điện thoại của người chủ nhà yêu cầu đến để làm thủ tục tạm trú theo chỉ thị của công an.

phunu2

Blogger Phạm Đoan Trang - Courtesy of FB Pham Doan Trang

Nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang bị mất liên lạc từ trưa ngày 8 tháng 3. Facebooker Nguyễn Anh Tuấn loan tin trên trang cá nhân như vừa nêu.

Người này nay lập tức liên hệ với cô Phạm Đoan Trang nhưng không được. Một nhóm thân hữu của cô Phạm Đoan Trang cho biết cố gắng tiếp cận phòng trọ nơi cô này đang thuê và nhận thấy có 2 an ninh mặc thường phục đang canh gác bên ngoài.

Theo facebooker Nguyễn Anh Tuấn, cho đến chiều tối ngày 8 tháng 3, mọi nỗ lực nhằm xác minh vị trí của cô Phạm Đoan Trang đều thất bại, nên nhóm thân hữu của cô phải thông báo tin liên quan cá nhân cô này.

Blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang là một người hoạt động tích cực trong xã hội dân sự và là tác giả của cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ xuất bản hồi năm ngoái ở hải ngoại. Cô đã bị an ninh nhiều lần xách nhiễu. Lần gần đây nhất là vào ngày 24/2 khi cô bị an ninh bắt đi khỏi nhà ở Hà Nội và tạm giữ suốt 23 tiếng đồng hồ để tra hỏi về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’.

Blogger Phạm Đoan Trang, sau đó, đã tìm cách trốn khỏi sự vây bắt của an ninh và thỉnh thoảng vẫn viết những dòng trạng thái trên facebook cá nhân của mình cho biết cam kết đi đến cùng con đường đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.

Đài RFA chúng tôi tiếp tục theo dõi tin này và cập nhật đến quí vị.

Published in Việt Nam

Thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu nói gì sau khi ra tù ? (VNTB, 10/02/2018)

ctt2

Bà Cấn Thi Thêu vừa mãn án tù và được tiếp đón như một anh hùng

"Xin kính chào bà con dân oan và cộng đồng trong và ngoài nước,

Tôi là Cấn Thị Thêu dân oan Dương Nội. Chỉ vì gia đình tôi không chấp nhận để cho bọn quan tham cướp đất của gia đình tôi, mà tôi đã bị chế độ cộng sản Việt Nam 2 lần cầm tù đối với tôi. Trước đó, chúng đã cầm tù cả chồng tôi, trong thời gian vợ chồng tôi bị giam cầm, thì ở bên ngoài chúng đã đánh đập tàn bạo các con của tôi.

Không chỉ riêng gia đình tôi mới là nạn nhân của chế độ độc tài cướp đất công an trị này, mà ngoài gia đình tôi ra, có cả hàng triệu gia đình dân oan khác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, cũng có hoàn cảnh giống như gia đình tôi.

Hôm nay, tôi đã thoát khỏi ngục tù cộng sản, ra khỏi nhà tù nhỏ, trở về nhà tù lớn, nơi mà có hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm phải rên xiết dưới ách thống trị của đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày hôm nay, tôi được trở về đoàn tụ với gia đình chồng con, tôi vô cùng biết ơn toàn thể bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo, đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi trong suốt thời gian vừa qua. Thay mặt gia đình, tôi xin được gửi đến toàn thể bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo và các vị luật sư… lời tri ân và cảm ơn sâu sắc nhất.

Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những người bạn tù, đã bao bọc và che chở cho tôi trong suốt thời gian tôi sống tại trại giam số 1 Hỏa Lò và trại giam Gia Trung.

Kính thưa toàn thể bà con dân oan, bắt đầu kể từ ngày hôm nay tôi sẽ lại chung sức chung lòng, đóng góp một chút công sức nhỏ bé, để cùng với bà con đấu tranh giành lại đất đai, tài sản, mà chế độ cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân chúng ta.

Mong cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo và các vị luật sư hết sức giúp đỡ chúng tôi trên con đường tranh đấu, để sớm đưa những tên quan tham ra xét xử, luận tội chúng nó trước bàn dân thiên hạ.

Phải cho chúng từ quan làm dân, để cho chúng không còn có cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân.

Phải bắt chúng chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi.

Phải cho chúng nếm cảnh tù tội, để cho chúng biết thế nào là một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài. Khi mà trước đây, chúng đã bóp chết công lý, để đẩy nhiều người dân lương thiện vào cảnh tù tội oan sai.

Phải cho chúng tận mắt chứng kiến, nỗi đau tột cùng của những gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc hoặc bị tù tội oan sai, để cho chúng biết rằng tội ác của chúng là không thể dung tha.

Mong toàn thể bà con dân oan, hãy đoàn kết muôn người như một, để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh, chống lại bọn quan tham cường hào ác bá.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc toàn thể bà con dân oan cùng các quý ân nhân trong và ngoài nước mạnh khỏe, để đón xuân mới 2018 với thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Chúc công cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, đòi quyền sống của tất cả cả của bà con dân oan chúng ta sớm được thành công và thắng lợi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cong Trinh Nguyen

********************

Bà Cấn Thị Thêu "Tiếp tục đấu tranh giành lại đất đai đã bị cướp" (RFA, 10/02/2018)

Vào ngày 10/2/2018, bà Cấn Thị Thêu, người phụ nữ được nhiều người biết đến vể sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông - Hà Nội, cũng như lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội đã mãn án 20 tháng tù giam, sau khi bà bị bắt lần thứ 2 vào ngày 10 tháng 6 năm 2016.

ctt1

Bà Cấn Thị Thêu được bà con dân oan và người thân tiếp đón nồng hậu sau khi mãn án RFA

Tuyên bố ngay sau khi trở về nhà trước sự chào đón nồng nhiệt của người thân, bạn bè và đặc biệt là những dân oan Dương Nội bà cho biết :

"Hôm nay tôi đã thoát khỏi ngục tù cộng sản ra khỏi nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn, nơi có hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm phải rên siết dưới sự thống trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày hôm nay tôi được trở về đoàn tụ với gia đình chồng con, tôi vô cùng biết ơn toàn thể bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi trong suốt thời gian vừa qua. Kính thưa toàn thể bà con dân oan, bắt đầu kể từ ngày hôm nay tôi sẽ lại chung sức chung lòng đóng góp một chút công sức nhỏ bé để cùng với bà con đấu tranh giành lại đất đai tài sản mà chế độ cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân chúng ta, để sớm đưa những tên quan tham ra xét xử loạn tội chúng trước bàn dân thiên hạ, phải cho chúng từ quan làm dân để cho chúng không còn cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân, bắt chúng phải chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi, phải cho chúng nếm cảnh tù tội để cho chúng biết thế nào là một ngày bằng nghìn thu ở ngoài, khi mà trước đây chúng đã bóp chết công lý để đẩy nhiều người dân lượng thiện vào cảnh tù tội oan sai, phải cho chúng tận mắt chứng kiến nỗi đau tột cùng của các gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc bị tù tội oan sai để chúng biết tội ác của chúng là không thể dung tha. Mong toàn thể bà con dân oan hãy đoàn kết muôn người như một để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh chống lại bọn quan tham cường bào ác bá".

Mặc dù trong tù bà Cấn Thị Thêu cũng không ngưng nghỉ tranh đấu và khai dân trí cho các người bạn tù kể cả công an, chia sẻ với đài á Châu tự do bà cho biết :

"Tôi cũng kể cho họ nghe về tội ác của chế độ cộng sản đã áp dụng với nhân dân chúng tôi và tôi cũng kể cho họ nghe về những nỗi khổ của nhân dân chúng tôi, những nông dân thấp cổ bé họng đã bị chính quyền dùng bạo lực của nhà tù để cướp đất của nhân dân chúng tôi. Từ chỗ đấy có rất nhiều người tù đồng cảm và chia sẻ với nỗi đau của nông dân mất đất trong đó cũng có một số những người công an, họ cũng rất đồng cảm nhưng vì miếng cơm mang áo mà họ phải theo con đường binh nghiệp thôi".

Bà cũng cho biết vì sự đồng cảm và nhận ra đuợc sự thật mà trong những ngày bà tuyệt thực và những lúc bà đau bệnh trong trại giam bà đã nhận được sự hộ trợ và bảo bọc từ ngay chính những người bạn tù bà chia sẻ :

"Đêm là họ chia nhau ra thức, canh, lúc họ lại để bông vào mũi tôi xem tôi còn thở không, mà tôi đi đâu thường 2 người dìu tôi, quần áo các thứ họ cũng lo lắng giặt giũ, tắm rửa cho tôi. Ốm đau họ cũng chăm lo cho tôi rất nhiều, tôi cảm sốt họ nấu cháo cho tôi ăn, những ngày mất nước họ cũng xách từng thùng nước ở tầng dưới lên buồng để giúp tôi. Có những người thuộc trong giới giang hồ mệnh danh là sát thủ vì án của họ rất khủng khiếp, nhưng tôi cũng kể cho họ nghe về chuyện xảy ra ở quê tôi và tôi cũng mong muốn họ sau này hết án trở về với xã hội, mong muốn họ sẽ giúp đỡ những người yếu thế như chúng tôi, họ nói cái đấy đã ăn vào máu họ rồi, chắc chắn họ sẽ về giúp chúng tôi để chống lại bọn quan tham bạo tàn".

Cũng xin được nhắc lại Bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù lần đầu vào ngày 25/7/2015. Đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên Môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội. Bà bị đưa ra tòa ngày 20 tháng 9 với bản án 20 tháng tù với cáo buộc tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Phiên phúc phẩm vào ngày 30 tháng 11 cùng năm giữ nguyên mức án 20 tháng tù. Sau khi có án, bà bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai vùng ở Tây Nguyên cho đến khi bà được mãn án vào ngày 10 tháng 2, 2018.

Chân Như

Published in Việt Nam

Vào ngày 10/2/2018, bà Cấn Thị Thêu, người phụ nữ được nhiều người biết đến vể sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông - Hà Nội, cũng như lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội đã mãn án 20 tháng tù giam, sau khi bà bị bắt lần thứ 2 vào ngày 10 tháng 6 năm 2016.

Tuyên bố ngay sau khi trở về nhà trước sự chào đón nồng nhiệt của người thân, bạn bè và đặc biệt là những dân oan Dương Nội bà cho biết :

"Hôm nay tôi đã thoát khỏi ngục tù cộng sản ra khỏi nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn, nơi có hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm phải rên siết dưới sự thống trị của Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày hôm nay tôi được trở về đoàn tụ với gia đình chồng con, tôi vô cùng biết ơn toàn thể bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức tôn giáo đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Kính thưa toàn thể bà con dân oan, bắt đầu kể từ ngày hôm nay tôi sẽ lại chung sức chung lòng đóng góp một chút công sức nhỏ bé để cùng với bà con đấu tranh giành lại đất đai tài sản mà chế độ cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhân dân chúng ta, để sớm đưa những tên quan tham ra xét xử loạn tội chúng trước bàn dân thiên hạ, phải cho chúng từ quan làm dân để cho chúng không còn cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân, bắt chúng phải chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi, phải cho chúng nếm cảnh tù tội để cho chúng biết thế nào là một ngày bằng nghìn thu ở ngoài, khi mà trước đây chúng đã bóp chết công lý để đẩy nhiều người dân lượng thiện vào cảnh tù tội oan sai, phải cho chúng tận mắt chứng kiến nỗi đau tột cùng của các gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc bị tù tội oan sai để chúng biết tội ác của chúng là không thể dung tha. Mong toàn thể bà con dân oan hãy đoàn kết muôn người như một để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh chống lại bọn quan tham cường bào ác bá".

Cũng xin được nhắc lại bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù lần đầu vào ngày 25/7/2015. Đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội. Bà bị đưa ra tòa ngày 20 tháng 9 với bản án 20 tháng tù với cáo buộc tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Phiên phúc phẩm vào ngày 30 tháng 11 cùng năm giữ nguyên mức án 20 tháng tù.

Sau khi có án, bà bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai vùng ở Tây Nguyên cho đến khi bà được mãn án vào ngày 10 tháng 2, 2018.

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 10/02/2018

Published in Video

Nữ nông dân giữ đất sắp mãn án thứ hai (RFA, 07/02/2018)

Người đấu tranh cho công bằng xã hội

Theo đúng thời gian thụ án, bà Cấn Thị Thêu, sẽ mãn án 20 tháng tù giam vào ngày 10 tháng 2 năm 2018. Gia đình và người dân Dương Nội chuẩn bị đón bà ra sao ? Họ chờ đợi gì về sự kiện này ?

can1

Bà Cấn Thị Thêu tại tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 30/11/2016. AFP PHOTO

Bà Cấn Thị Thêu, được nhiều người biết đến về sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông - Hà Nội, cũng như lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội.

Bà bị bắt lần thứ hai vào ngày 10 tháng 6 năm 2016 và bị đưa ra tòa ngày 20 tháng 9 với bản án 20 tháng tù. Cáo buộc để kết án bà là tội ‘gây rối trật tự công cộng’. Phiên phúc phẩm vào ngày 30 tháng 11 cùng năm giữ nguyên mức án 20 tháng tù. Sau khi có án, bà bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai vùng ở Tây Nguyên.

Anh Trịnh Bá Tư, con trai bà Cấn Thị Thêu, vào ngày 7 tháng 2 cho Đài Á Châu Tự Do biết về việc đi đón bà này khi thời gian thụ án 20 tháng kết thúc :

"Gia đình tôi sẽ có Bố của tôi là Trịnh Bá Khiêm và anh hai của tôi là Trịnh Bá Phương sẽ đến trại giam Gia Trung sáng ngày 25 tháng chạp âm lịch để đón Mẹ tôi mãn hạn tù cái bản án oan sai 20 tháng tù giam. Sau đó thì gia đình tôi sẽ bay về Hà Nội và buổi chiều thì mọi người sẽ tập trung về Dương Nội để đón Mẹ tôi về".

Bản thân Anh Trịnh Bá Phương, con trai cả của bà Cấn Thị Thêu cũng xác nhận tin được người em đưa ra :

"Vâng, trước mắt là tối mai, rạng sáng ngày mốt, cháu và Bố cháu sẽ ra sân bay Nội Bài, và lúc 7 giờ là chuyến bay bay đến trại giam Gia Trung. Cháu có nói chuyện với Mẹ qua điện thoại thì Mẹ có nói đã làm việc với giám thị và ngày 10 tháng 2 dương lịch tới đây Mẹ cháu sẽ rời trại giam Gia Trung và cháu và Bố cháu sẽ vào đón ạ".

Gia đình hai anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư từng gặp nhiều trở ngại trong những lần đi đón hai ông bà Trịnh Bá Khiêm và Cấn Thị Thêu lúc mãn án tù lần thứ nhất. Liệu lần này họ có gặp cản trở gì không ? Cũng như việc người dân Dương Nội có bị ngăn cản khi tập trung tổ chức đón tiếp Bà tại quê nhà hay không ? Anh Trịnh Bá Tư nói :

"Theo suy nghĩ của tôi thì phía trại giam Gia Trung sẽ không có hành động ngăn cản hay cản phá gì, bởi vì theo đúng bản án thì ngày 25 tháng chạp Mẹ của tôi sẽ mãn án tù và Mẹ của tôi sẽ về. Tuy nhiên ở phía Hà Nội thì an ninh có thể sẽ có những động thái ngăn cản nhắm đến Bố Mẹ của tôi, hoặc là theo dõi, hoặc bằng những động thái nghiệp vụ để theo dõi và ngăn cản những bạn bè muốn đến thăm hỏi Mẹ của tôi".

Một con người sống vì cộng đồng

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một dân oan, một cựu tù nhân lương tâm, người từng bị giam giữ chung với Bà Cấn Thị Thêu tại trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên đưa ra nhận định về Bà Thêu :

"Xuất thân là một người nông dân, Chị đã rất nổi bật trong phong trào cùng những người nông dân khác giữ đất. Bởi vì ở Việt Nam, sau khi nhà cầm quyền có những chính sách cướp đất đai của người dân, đẩy người dân vào tình trạng mất đất, mất nhà, mất ruộng vườn, không thề canh tác lao động được. Thì Chị Thêu nổi lên như một thủ lãnh của dân oan Việt Nam".

Bà Bùi Thị Minh Hằng nói thêm những gì bà nghe về nhân vật Cấn Thị Thêu trước khi có thời gian bị giam chung ở trại Gia Trung đã được kiểm chứng qua thời gian ở gần bà này. Bà Hằng nói tiếp :

"Tôi thấy đây là một phụ nữ rất đặc biệt, là tư tưởng, tinh thần, nhận thức của chị trong cái vấn đề khiến chị trở thành thủ lãnh của dân oan Dương Nội nói riêng và phong trào dân oan Việt Nam nói chung trong việc giữ đất. Và tôi cũng được biết, để làm được điều đó thì Chị Thêu đã là một con người sống vì cộng đồng, vì đất nước, vì tổ quốc".

Khi được hỏi kỳ vọng gì về công cuộc giữ đất tại Dương Nội khi Bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù, ông Đào Công Sự, một dân oan ở Dương Nội cho biết qua việc tổ chức đón mừng Bà Thêu trở về người dân Dương Nội muốn chứng minh chính quyền đã làm sai, khi vì sao người dân lại vui mừng khi đón một người ra tù. Ông Sự cho biết thêm :

"Người dân Dương Nội sẽ tổ chức đón mừng Thêu trở về vào ngày 25 Tết âm lịch. Còn việc tổ chức đón mừng là muốn chứng minh cho chính quyền biết là chính quyền đã sai. Tại sao người ta đi tù về mà người dân lại đón và vui mừng như vậy ?"

Ông Đào Công Sự cũng cho biết thêm về tình hình hiện nay trong việc giữ đất ở Dương Nội :

"Trong năm mới đây công cuộc giữ đất ở xã Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, thì đường lối và chính sách của bà con Dương Nội sẽ luôn đấu tranh theo đúng luật pháp tuy rằng các vị ấy có ngồi lên pháp luật đi chăng nữa ?"

Những người dân tại Dương Nội như bà Cấn Thị Thêu và ông Đào Công Sự phải đi khiếu kiện và kiên quyết giữ đất vì địa phương và doanh nghiệp tuyên bố thu hồi đất Dương Nội để làm dự án. Thế nhưng đất bị bỏ hoang nhiều năm trời trong khi người dân không có đất để sản xuất.

Vào tháng 5 năm 2013, người dân Dương Nội thông báo cho chính quyền huyện Hà Đông và thành phố Hà Nội, là người dân sẽ tự chia lại đất bị thu hồi mà bỏ hoang để dân Dương Nội tái canh tác.

Tuy nhiên đến ngày 25 tháng 4 năm 2014, nhà cầm quyền đã tiến hành cưỡng chế khu đất mà người dân Dương Nội quyết giữ. Bà Cấn Thị Thêu lúc đó quay phim lại cảnh cưỡng chế nhưng bị cơ quan chức năng bắt đưa đi. Bà bị tòa kết án 15 tháng tù giam về tội chống người thi hành công vụ.

Bà Cấn Thị Thêu mãn hạn tù lần đầu vào ngày 25/7/2015. Đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà Cấn Thị Thêu bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên Môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội.

*********************

Sức khỏe blogger Mẹ Nấm trong tù không tốt (RFA, 07/02/2018)

Tình hình sức khỏe bloger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong nhà tù hiện nay không tốt. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin này vào ngày 7 tháng 2 sau khi đi thăm con gái tại trại giam hôm 5 tháng 2 năm 2018.

can2

Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên toà phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hoà ngày 30 tháng 11 năm 2017. AFP

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết thêm :

"Thứ hai tuần này ngày 5 tháng 2 thì tôi đi thăm Quỳnh như quy định thì tôi được gặp con tôi chưa đầy 10 phút. Ngoài thăm hỏi thì tôi thấy Quỳnh có vẻ buồn, tôi có hỏi tại sao thì Quỳnh có nói là tiền sử gia đình là huyết áp thấp. Nhưng sao vô đây con mệt và đau đầu, người ta đo cho con thì huyết áp trên 150. Ở nhà thì con vẫn uống Para bình thường nhưng vô đây uống thì bị phản ứng mặt sưng lên. Khi đi ra tôi có trình bày tình hình sức khỏe Quỳnh với anh quản giáo trại giam thì anh nói trong này có thuốc. Tôi nói tôi có thể gởi thẻ bảo hiểm y tế và thuốc vô cho Quỳnh theo yêu cầu không, thì anh vẫn nói trong này có thuốc. Tôi cũng không biết làm sao ?"

Bà Lan bày tỏ thắc mắc tại sao con gái của bà liên tiếp có những căn bệnh và hiện tượng lạ xuất hiện trên cơ thể trong nhà tù. Bà Lan cho biết dù trước đây có khối u trong người nhưng blogger Mẹ Nấm cũng chưa bao giờ bị co quắp tay hay sưng phù mặt mày như thế.

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHxã hội chủ nghĩaN Việt Nam theo Điều 88 - Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ; bôi nhọ các cá nhân…".

Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh hòa vào tháng 6 năm ngoái đã tuyên án blogger Mẹ Nấm 10 năm tù theo điều 88.

Bà từng bị bắt nhiều lần trước đó trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo và đòi nhân quyền, cũng như biểu tình đòi một môi trường biển sạch cho người dân.

Hoa Kỳ vinh danh blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người phụ nữ can đảm vào dịp tháng 3 năm ngoái.

Published in Việt Nam