Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ và Luật bảo vệ môi trường

cangio1

Ba kiến nghị

Ngày 02/09/2019, tác giả Nguyễn Ngọc Trân (1) đã gửi đến các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội một bức thư về Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Dưới đây là nội dung :

"Tôi xin gửi đến các đồng chí (…) thư này bài viết của tôi về Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (2) một dự án đầu tại Thành phố mang tên Bác, tác động còn nhiều điều hệ trọng chưa được làm rõ.

Tôi quan tâm đến Dự án này có hơi muộn (từ đầu năm 2019) vì nghĩ rằng dự án nào cũng có hai mặt Được Mất, và lãnh đạo Thành Phố Hồ Chí Minh chắc chắn đã có sự quan tâm đúng mực cần thiết.

Đến khi xem video clip "Siêu dự án lấn biển Cần Giờ 2870 ha của Vingroup - Đầu siêu lợi nhuận", tôi thực sự ngỡ ngàng hết sức băn khoăn, bởi lẽ dường như :

+ Siêu lợi nhuận được đánh đổi bằng cả một bãi triều bị chiếm dụng, đào bới, san lấp ;

+ "Lỗ mũi và lá phổi" của Thành phố từ nay bị án ngữ. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (được UNESCO công nhận) rồi sẽ ra sao ?

+ Siêu lợi nhuận có được từ khai thác hàng trăm triệu mét khối cát ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang bị sạt lở nghiêm trọng vì thiếu hụt trầm tích. Đạo lý nào ?

+ Dự án can thiệp rất thô bạo vào môi trường nhưng đánh giá đã kỹ chưa ?

Tìm hiểu Dự án trong điều kiện hết sức khó khăn để có được tài liệu về Dự án, tôi thấy có ba vấn đề cấp thiết cần được Dự án làm rõ :

1. Trước tiên tên của Dự án gì ? Có một sự lập lờ với từ "đô thị" trong tên gọi. Không có"đô thị" trong tên của báo cáo Đô thị mới. Có lẽ để dễ được phê duyệt. Nhưng phải có"đô thị"trong tên thì Dựán mới có"siêu lợi nhuận" !

2. Dự án không mảy may quan tâm đến tác động lên sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long (nơi mà Dự án sẽ khai thác khoảng 100 triệu khối cát trong hai năm).

3. Dự án đánh giá quá sơ lược tác động lên Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Tại Hội nghị đánh giá hai năm thực hiện NQ 120/NQ-CP về Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 18/06/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đánh động nguy cơ tiềm ẩn đối với Đồng bằng sông Cửu Long của Dự án này.

Không thể để lần lừa kéo dài, đặt đất nước vào tình trạng đã rồi, với nhận thức trách nhiệm việc mình làm, tôi xin kiến nghị :

1. Yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Tài nguyên Môi trường rà soát lại Dự án, đánh giá thật khách quan, toàn diện đầy đủ, làm rõ tác động của Dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đến sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phố Hồ Chí Minh xem lại quyết định đưa Dự án vào cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch chung của Thành phố, và chỉ đưa vào khi nào đã làm rõ và chứng minh rằng tác động của Dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ và đến sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long là ở mức độ kiểm soát được và chấp nhận được.

Bộ Tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và đánh giá tác động môi trường trong cả nước, thực thi trách nhiệm của mình, có ý kiến về các tác động môi trường của Dự án và kết luận của Thành phố Hồ Chí Minh về hai tác động nói trên.

2. Chính phủ chưa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung của Thành phố (hiện đã được cập nhật Dự án khu đô thị du lịch lấn biển quy 2870 chừng nào hai tác động nói trên chưa được làm rõ chứng minh rằng các tác động ở mức độ kiểm soát được chấp nhận được.

 

3. Vì sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh và của Đồng bằng sông Cửu Long, vì đạo lý trong phát triển, kính mong được sự quan tâm của các đồng chí".

Quyết định 826/QD-TTg và pháp luật bảo vệ môi trường

cangio2

Phác thảo vị trí Khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Ảnh: The Straits Times

Ngày 12/06/2020, Văn phòng Chính phủ ban hành Quyết định số 826/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký.

Trong khi chờ có toàn văn của Quyết định 826 để nghiên cứu toàn diện, theo thông tin từ các báo mạng, tác giả xin lưu ý nội dụng sau đây :

"Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà đầu tư Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ triển khai thực hiện dự án phải bảo đảm các vấn đề liên quan quốc phòng, an ninh ; quy hoạch giao thông ; thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng quy định pháp luật ;

Đánh giá kỹ tác động của dòng chảy tự nhiên, sau khi dự án hoàn thành không tạo xói mòn cho khu vực khác và việc thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh ; đánh giá kỹ tác động việc khai thác, vận chuyển sử dụng vật liệu san lấp ; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, không gây ảnh hưởng xấu đến khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, không làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn…".

Nội dung vừa trích dẫn thể hiện các kiến nghị của tác giả phần nào đã được quan tâm. Tuy nhiên, trong Quyết định còn nhiều chỗ chưa rõ và có thể là những khe hở trong quá trình thực hiện Dự án. Cụ thể :

+ "Không tạo xói mòn cho khu vực khác". Khu vực khác ở trong hay ở ngoài địa bàn của dự án ? Nếu tạo xói mòn ngoài đia bàn của Dự án thì vẫn được triển khai ?

+ "Đánh giá kỹ tác động việc khai thác, vận chuyển sử dụng vật liệu san lấp". Cùng câu hỏi như trên được đặt ra, nếu gây sạt lở nghiêm trọng nhưng ngoài địa bàn, là đồng bằng sông Cửu Long hay một địa bàn khác, thì Dự án có được triển khai hay không ?

+ "Tuân thủ chặt chẽ khung pháp của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ" nhưng vẫn tác hại đến khu dự trữ sinh quyển thì Dự án được triển khai hay không ?

+ "Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà đầu (…) thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng quy định pháp luật".

"Đúng quy định của pháp luật" cụm từ này đặt lên vai của các đại biểu Quốc hội Quốc hội trách nhiệm nặng nề khi thảo luận thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (a) Phải bảo đảm chất lượng của báo cáo Đô thị mới ; (b) Báo cáo này không thể chỉ khu lại trong địa bàn của dự án phải bao gồm các các địa bàn mà việc thực hiện dự án tác đông đến, (c) tính công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình của các cấp khi phê duyệt báo cáo Đô thị mới và dự án nói chung (3).

Cần một phương thức quản lý mới để bảo vệ được môi trường

Trong Quyết định 826/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà đầu phải (…) thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường (…) ; đánh giá kỹ tác động của dòng chảy tự nhiên (…) ; đánh giá kỹ tác động việc khai thác, vận chuyển sử dụng vật liệu san lấp ; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (…).

Giả thiết rằng UBND đã chỉ đạo chặt chẽ, rằng nhà đầu tư báo cáo đã thực hiện đầy đủ, đã đánh giá kỹ, đã tuân thủ chặt chẽ, kể cả đã tham vấn tư vấn quốc tế, v.v.

… nhưng rồi nhiều lý do cái Mất sẽ rất lớn đối với môi trường hội so với cái Được, thì trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai, cấp nào ?

Gọi giả thiết, nhưng những trường hợp như vậy không hiếm trong thực tế trách nhiệm cuối cùng lơ lững, không biết thuộc về ai.

Thực tế này từ lâu cho thấy phương thức quản trên đây cần được sửa đổi bổ sung để chỉ rõ ai, khâu nào chịu trách nhiệm cuối cùng. Pháp luật về bảo vệ môi trường cần quy định một phương thức quản lý khác, địa chỉ, nội dung, trách nhiệm ràng mức độ kiểm soát được và chấp nhận được ngưỡng để được phê duyệt.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mà Quốc hội sẽ thảo luận thông qua là một thời điểm thích hợp đúng lúc cho đổi mới này./.

Nguyễn Ngọc Trân

Nguồn : Viet-studies, 24/06/2020

Phần bổ sung :

+ Nếu vào đường dẫn này https://www.youtube.com/watch?v=kZekpLRDzHQbạn đọc sẽ nhận được từ màn hình : This video has been removed by theuploader.

+ Nếu vào đường dẫn này https://www.youtube.com/watch?v=Cw68Eg6SyEsbạn đọc sẽ được xem thông tin tiếp thị về Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Việc khai thác cát ở đồng bằng sông Cửu Long không chi tiết như trong video đã bị gở xuống, nhưng vẫn còn một đoạn trong đó có hình dướiđây :

cangio3

Chú thích :

1. Giáo Tiến sĩ khoa học, Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI., nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007).

2. Cần đánh giá đầy đủ các tác động đến sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và Đồng bằng sông Cửu Long

3. Xem thêm Nguyễn Ngọc Trân, Đầu tư công, Tác động môi trường, Luật bảo vệ môi trường

Additional Info

  • Author Nguyễn Ngọc Trân
Published in Diễn đàn

Để vùng đất Cần Giờ ‘cất cánh’ sau mấy chục năm ngủ quên, cần cơ chế đặc biệt như Phú Quốc (Kiên Giang) hay Vân Đồn (Quảng Ninh).

cangio1

Một góc rừng ngập mặn Cần Giờ chụp vào ngày 07-08-2019. Ảnh : M.Trí.

Đó là ý kiến của ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu trong một đề xuất với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Đào Hồng Tuyển được biết đến là ‘chúa đảo Tuần Châu’. Ông khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi rời quân ngũ từ cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1979.

Theo ông Tuyển thì để phát triển Cần Giờ, thì chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần đề xuất chính phủ cho cơ chế đặc biệt như Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh). Ông Tuyển nói rằng hơn chục ki lô mét bờ biển có thể xây dựng hệ thống bến cảng du thuyền để làm Đại hội du thuyền quốc tế như ở Singapore, Thái Lan.

Tránh dùng cụm từ ‘đặc khu’ đang được cho là ‘nhạy cảm chính trị’, ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, tán đồng ý kiến của ông Đào Hồng Tuyển, và cho rằng phải có cơ chế chính sách riêng cho Cần Giờ từ tài chính, đầu tư, phát triển ngành nghề.

Câu hỏi đặt ra : Cần Giờ cần ‘cơ chế mềm’ như Phú Quốc, như Vân Đồn để làm gì ?

Ông Ngô Văn Dị (Năm Dị), hiện là Vạn trưởng Vạn lạch Cần Thạnh, cựu Quận trưởng Quận Cần Giờ, tỉnh Gia Định trước năm 1975, cho biết ở đất đai ven biển thị trấn Cần Thạnh, phần lớn đã được tập đoàn Vingroup sở hữu. "Họ mua lại đất đai của dân và chính quyền cũng duyệt quy hoạch dự án của họ. Trong thời gian chờ đợi thực hiện dự án, họ vẫn để nguyên cho người xứ này làm ăn mua bán…". Ông Năm Dị cho biết.

Sống ở Cần Giờ, ở biển, không làm nghề biển thì làm gì ? Thế nhưng dạo này việc đánh bắt ngày càng kém do nguồn lợi thủy sản sút giảm. "Hơn chục năm nay nuôi nghêu ở Cần Giờ gần như thất bại thảm hại, vì chuyện xả thải của nhà máy Vedan từ sông Thị Vải khiến vùng biển qua 3 xã Cần Thạnh, Thạnh An và Long Hòa của Cần Giờ gần như không thể khai thác các nguồn lợi thủy sản như trước…". Ông Nguyễn Văn Tới, cư dân Cần Giờ chia sẻ.

Trao đổi tiếp về câu chuyện quy hoạch Cần Giờ liệu có cần hướng đến kiểu ‘đặc khu’ như Phú Quốc, ý kiến từ một số cựu thanh niên xung phong nông trường Đỗ Hòa thời Cần Giờ có tên Duyên Hải, cho rằng cần tránh vết đổ như hồi duy ý chí quy hoạch trồng dừa ở đất phèn Đỗ Hòa thập niên 80 thế kỷ trước. 

"Rừng ngập mặn cần giờ là một quần thể bao gồm các loại động, thực vật trên cạn và thủy sinh. Được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Nằm cách cửa ngõ Đông Nam Sài Gòn hơn 50 cây số. Rừng ngập mặn cần giờ là một trong những cánh rừng đẹp nhất Đông Nam Á. Nếu lại như Phú Quốc phát triển những khu nhà trùng điệp, thì tương lai Cần Giờ sẽ bị ngập lụt hệt Phú Quốc hổm rày !". Ông Phụng – người từng mệnh danh ‘vua kể chuyện ma’ của nông trường Đỗ Hòa, nhận định.

Các khu nhà trùng điệp ở Phú Quốc mà ông Phụng nói đến, với dân bất động sản, gọi đó là những dự án Condotel - căn hộ khách sạn được xây dựng trong các khu được quy hoạch dành cho du lịch nghỉ dưỡng.

"Cần Giờ sẽ là một cái bẫy tài chính nếu như lại cho phát triển những dự án Condotel như tại Phú Quốc. Hiện tại đang có lời mời gọi kiểu, nếu phân khúc biệt thự cần số vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về bài toán tài chính, thì Condotel là một giải pháp đầu tư hợp lý giúp nhiều người có thể tham gia vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Với mức giá chỉ tương đương với căn hộ thông thường nhưng vẫn mang lại lợi ích đầu tư như dòng biệt thự nghỉ dưỡng, sản phẩm căn hộ khách sạn Condotel là lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư.

Chỉ cần ra Phú Quốc ở những ngày này sẽ thấy ‘đảo ngọc’ đã thành ‘đảo ngập’, và vô số dự án Condotel chôn vốn…". Ông Phụng nhận xét.

Bà Nguyễn Thị Nghiệp – Cử nhân Sinh học của trường Đại học Khoa học và Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, bức xúc rằng dường như cho đến nay các nhà đầu tư vẫn tiếp tục chiêu trò ‘lobby’ với những nhà hoạch định chính sách, khiến những quan chức này ‘quên mất’ lý thuyết hồi còn học trên giảng đường là trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu, thì kiểu rừng ngập mặn như Cần Giờ sẽ góp phần giảm thiểu đến 50% năng lượng tác động từ sóng biến. Ngăn ngừa nước biển dâng cao cũng như góp phần bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng ven biển. 

"UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới. UNESCO cũng công nhận khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, gồm có các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải. Theo định nghĩa của UNESCO, khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn, giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.

Như vậy, rõ ràng là trước mắt ở Phú Quốc đang đánh mất dần các giá trị hệ sinh thái này qua việc phát triển ồ ạt những dự án bất động sản. Cần Giờ bị hủy hoại từ xả thải của Vedan, và những gợi ý kiểu như vị chúa đảo Tuần Châu… Cần phải hiểu là khi trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, các nước phải tuân thủ các hiệp ước, công ước và các cam kết quốc tế mà Chính phủ đã ký". Bà Nguyễn Thị Nghiệp bức xúc lên tiếng.

Có thể là một so sánh dạng ‘nói quá’, nhưng không phải không có lý khi trên cộng đồng mạng xã hội ví von : "Nếu để người cộng sản quản lý sa mạc Sahara, thì trong vài năm chúng ta sẽ thiếu cát" (!?).

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 12/08/2019

Published in Diễn đàn

ngheo1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đặt vấn đề về việc huyện Cần Giờ có tiềm lực, có rừng, có biển... tại sao vẫn nghèo ? (Ảnh : Báo Sài Gòn Giải Phóng)

Chừng nào mà chúng ta chưa có những chế tài xử lí nghiêm những người vi phạm, những người cố ý làm thiệt hại công quĩ thì chừng đó đất nước chúng ta còn nghèo.

LTS : Trước câu hỏi của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng về việc huyện Cần Giờ có tiềm lực về nhiều mặt mà tại sao vẫn nghèo ?

Thầy giáo Nguyễn Cao chỉ ra một số nguyên nhân khiến người dân luôn phải làm việc lam lũ mà cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo.

Trong chuyến làm việc gần đây tại huyện Cần Giờ, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã đặt vấn đề với cán bộ và nhân dân của địa phương : 

Đây là huyện có tiềm lực về tài chính, con người và nhiều thứ khác. Số lượng dân không lớn nhưng diện tích rất lớn, có rừng, có biển… tại sao vẫn nghèo ?

Vấn đề của ông Đinh La Thắng đặt ra không mới nhưng vẫn là một câu hỏi lớn không chỉ cho huyện Cần Giờ mà cho cả xã hội chúng ta hôm nay.

Cách đây mấy chục năm, nhà thơ Nguyễn Duy đã từng trăn trở, day dứt trong bài thơ "Đánh thức tiềm lực" : 

…Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non/ châu báu vô biên dưới thềm lục địa/ rừng đại ngàn bạc vàng là thế/ phù sa muôn đời sữa mẹ/ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể/ còn mặt đất hôm nay - em nghĩ thế nào ?/ lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao ?

Những câu thơ của Nguyễn Duy viết từ trước những năm đất nước chưa đổi mới nhưng cho đến hôm nay, cái nghèo, cái khó vẫn còn hiện hữu ở khắp các nơi trên cả nước. 

Sau cơn bão số 1 và 2 của năm 2016, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí 260 tỉ đồng từ ngân ngân sách dự phòng cho 12 địa phương khắc phục thiệt hại, thực hiện hỗ trợ dân sinh và khắc phục cấp bách cơ sở hạ tầng thiết yếu như : công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, đê điều...

(Trong đó, Nam Định 50 tỷ đồng ; Thái Bình 40 tỷ đồng ; Hà Nam, Điện Biên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Sơn La mỗi tỉnh 10 tỷ đồng ; Ninh Bình, Hải Phòng, Hòa Bình mỗi tỉnh 20 tỷ đồng ; Hà Giang, Lào Cai mỗi tỉnh 30 tỷ đồng).

Những tháng cuối năm 2016, các tỉnh miền Trung liên tục gánh chịu những trận lũ lụt tràn về. 

Trời mưa lớn, thủy điện xả nước, những mái nhà thấp thoáng trong đồng nước mênh mông. 

Nhiều lãnh đạo tỉnh phải đề nghị trung ương hỗ trợ khẩn cấp. Đặc biệt là Bình Định nơi vừa phải chịu liên tiếp 5 trận lũ đồn dập. 

Vì thế, ngày 19/12, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh 500 tỉ đồng để khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất. 

Trong đó, hỗ trợ khôi phục hạ tầng giao thông 180 tỉ đồng, khôi phục hạ tầng thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt 180 tỉ đồng, hỗ trợ đời sống dân sinh 100 tỉ đồng, hỗ trợ giống lúa để phục vụ sản xuất đông xuân 2016-2017 là 40 tỉ đồng.

Trong lúc đời sống nhân dân một số tỉnh gặp khó khăn thì sự hỗ trợ của ngân sách trung ương và sự chung tay của một số tổ chức, cá nhân là điều cần thiết. 

Bởi hàng triệu người đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão lụt, thiên tai. Những đồng tiền mà người dân đang nhận đó mới thực sự thấy ý nghĩa. 

Nhất là khi mùa xuân đang về, khi mà mọi người bắt đầu rục rịch đi sắm Tết thì nhiều người dân trong vùng lũ lụt vừa qua đang sống trong cảnh tan hoang của cửa nhà, ruộng đồng xác xơ…

Quay lại với vấn đề ông Đinh La Thăng đề cập trong chuyến thăm Cần Giờ, tại sao có rừng, có biển… mà vẫn nghèo ? 

Tại sao một huyện của một thành phố trung tâm về kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước mà dân tình vẫn nghèo ?

Phải chăng người dân chưa tìm được hướng đi hay lãnh đạo chưa gần dân, chưa chú trọng cho việc đầu tư để phát triển ? 

Là một huyện có vị trí địa lí thuận lợi, có đường ranh giới chung với nhiều tỉnh mà lại là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có biển.

Những điều kiện về địa lí tạo cho Cần Giờ có một vị thế thuận lợi. Vậy mà…vẫn nghèo !

Chợt nhớ đến các tỉnh miền Trung, có một thời chúng ta đã từng đua nhau làm thủy điện, nên rừng bị cạn kiệt dần, năm nào cũng mưa lũ kèm xả nước "đúng qui trình" của thủy điện nên dân không làm sao mà phát triển được. 

Những cơn lũ bất thình lình được thủy điện xả vào đêm đến người chạy còn chưa xong nói gì đến lấy đồ đạc hay vật nuôi.

Vì thế, mỗi trận lũ đi qua là người dân vùng lũ lại gần như trở về với hai bàn tay trắng gây dựng lại từ đầu… rồi sang năm lại bão lũ…

Cũng vào thời điểm cuối năm rộ lên thông tin 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả như : nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ ; dự án nhà máy bột giấy Phương Nam ; dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 ; nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất ; nhà máy đạm Ninh Bình ; dự án đạm Hà Bắc ; đạm DAP 1 Lào Cai ; DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước ; Ethanol Phú Thọ ; nhà máy đóng tàu Dung Quất ; dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai… 

Song hành cùng các dự án thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng thì chúng ta cũng đang phải chứng kiến hàng loạt các vụ án tham nhũng gần đây đã gây thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỉ đồng ta mới cảm nhận thấy tội ác mà một vài cá nhân gây cho đất nước biết chừng nào. 

Số tiền đó đủ để chăm lo cho hàng triệu người dân đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đủ để xây dựng lại hàng trăm mái trường xập xệ và đầu tư được biết bao hệ thống cơ sở hạ tầng cho đất nước. 

Và, dù không muốn thì chúng ta cũng phải liên tưởng : Để hỗ trợ cho hàng chục tỉnh bị thiên tai thì chính phủ cũng chỉ có thể hỗ trợ được vài trăm tỉ đồng…

Vậy mà, chỉ cần một "đại án" hay một dự án đắp chiếu cũng gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỉ đồng. Đó là chưa kể những "dư chấn" trong lòng xã hội.

Chừng nào mà chúng ta chưa có những chế tài xử lí nghiêm minh những người vi phạm, những người cố ý làm thiệt hại công quĩ nhà nước thì chừng đó đất nước chúng ta vẫn còn nghèo. 

Trong khi các đoàn thể, các tổ chức xã hội đang vận động người dân cả nước chung tay cho người dân vùng lũ từng tin nhắn điện thoại thì đâu đó vẫn lãng phí hàng tỉ tiền ăn nhậu, vẫn có những dự án hàng ngàn tỉ đắp chiếu hay càng sản xuất càng lỗ, đâu đó vẫn là những đại án tham nhũng hàng ngàn tỉ… thử hỏi đất nước làm sao thoát khỏi chữ "nghèo" ?

Nguyễn Cao

Nguồn : GDVN, 05/01/2017

Additional Info

  • Author Nguyễn Cao
Published in Diễn đàn