Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/06/2020

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ…

Nguyễn Ngọc Trân

Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ và Luật bảo vệ môi trường

cangio1

Ba kiến nghị

Ngày 02/09/2019, tác giả Nguyễn Ngọc Trân (1) đã gửi đến các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội một bức thư về Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Dưới đây là nội dung :

"Tôi xin gửi đến các đồng chí (…) thư này bài viết của tôi về Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (2) một dự án đầu tại Thành phố mang tên Bác, tác động còn nhiều điều hệ trọng chưa được làm rõ.

Tôi quan tâm đến Dự án này có hơi muộn (từ đầu năm 2019) vì nghĩ rằng dự án nào cũng có hai mặt Được Mất, và lãnh đạo Thành Phố Hồ Chí Minh chắc chắn đã có sự quan tâm đúng mực cần thiết.

Đến khi xem video clip "Siêu dự án lấn biển Cần Giờ 2870 ha của Vingroup - Đầu siêu lợi nhuận", tôi thực sự ngỡ ngàng hết sức băn khoăn, bởi lẽ dường như :

+ Siêu lợi nhuận được đánh đổi bằng cả một bãi triều bị chiếm dụng, đào bới, san lấp ;

+ "Lỗ mũi và lá phổi" của Thành phố từ nay bị án ngữ. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (được UNESCO công nhận) rồi sẽ ra sao ?

+ Siêu lợi nhuận có được từ khai thác hàng trăm triệu mét khối cát ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang bị sạt lở nghiêm trọng vì thiếu hụt trầm tích. Đạo lý nào ?

+ Dự án can thiệp rất thô bạo vào môi trường nhưng đánh giá đã kỹ chưa ?

Tìm hiểu Dự án trong điều kiện hết sức khó khăn để có được tài liệu về Dự án, tôi thấy có ba vấn đề cấp thiết cần được Dự án làm rõ :

1. Trước tiên tên của Dự án gì ? Có một sự lập lờ với từ "đô thị" trong tên gọi. Không có"đô thị" trong tên của báo cáo Đô thị mới. Có lẽ để dễ được phê duyệt. Nhưng phải có"đô thị"trong tên thì Dựán mới có"siêu lợi nhuận" !

2. Dự án không mảy may quan tâm đến tác động lên sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long (nơi mà Dự án sẽ khai thác khoảng 100 triệu khối cát trong hai năm).

3. Dự án đánh giá quá sơ lược tác động lên Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Tại Hội nghị đánh giá hai năm thực hiện NQ 120/NQ-CP về Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 18/06/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đánh động nguy cơ tiềm ẩn đối với Đồng bằng sông Cửu Long của Dự án này.

Không thể để lần lừa kéo dài, đặt đất nước vào tình trạng đã rồi, với nhận thức trách nhiệm việc mình làm, tôi xin kiến nghị :

1. Yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Tài nguyên Môi trường rà soát lại Dự án, đánh giá thật khách quan, toàn diện đầy đủ, làm rõ tác động của Dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đến sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phố Hồ Chí Minh xem lại quyết định đưa Dự án vào cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch chung của Thành phố, và chỉ đưa vào khi nào đã làm rõ và chứng minh rằng tác động của Dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ và đến sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long là ở mức độ kiểm soát được và chấp nhận được.

Bộ Tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và đánh giá tác động môi trường trong cả nước, thực thi trách nhiệm của mình, có ý kiến về các tác động môi trường của Dự án và kết luận của Thành phố Hồ Chí Minh về hai tác động nói trên.

2. Chính phủ chưa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung của Thành phố (hiện đã được cập nhật Dự án khu đô thị du lịch lấn biển quy 2870 chừng nào hai tác động nói trên chưa được làm rõ chứng minh rằng các tác động ở mức độ kiểm soát được chấp nhận được.

 

3. Vì sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh và của Đồng bằng sông Cửu Long, vì đạo lý trong phát triển, kính mong được sự quan tâm của các đồng chí".

Quyết định 826/QD-TTg và pháp luật bảo vệ môi trường

cangio2

Phác thảo vị trí Khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Ảnh: The Straits Times

Ngày 12/06/2020, Văn phòng Chính phủ ban hành Quyết định số 826/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký.

Trong khi chờ có toàn văn của Quyết định 826 để nghiên cứu toàn diện, theo thông tin từ các báo mạng, tác giả xin lưu ý nội dụng sau đây :

"Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà đầu tư Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ triển khai thực hiện dự án phải bảo đảm các vấn đề liên quan quốc phòng, an ninh ; quy hoạch giao thông ; thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng quy định pháp luật ;

Đánh giá kỹ tác động của dòng chảy tự nhiên, sau khi dự án hoàn thành không tạo xói mòn cho khu vực khác và việc thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh ; đánh giá kỹ tác động việc khai thác, vận chuyển sử dụng vật liệu san lấp ; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, không gây ảnh hưởng xấu đến khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, không làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn…".

Nội dung vừa trích dẫn thể hiện các kiến nghị của tác giả phần nào đã được quan tâm. Tuy nhiên, trong Quyết định còn nhiều chỗ chưa rõ và có thể là những khe hở trong quá trình thực hiện Dự án. Cụ thể :

+ "Không tạo xói mòn cho khu vực khác". Khu vực khác ở trong hay ở ngoài địa bàn của dự án ? Nếu tạo xói mòn ngoài đia bàn của Dự án thì vẫn được triển khai ?

+ "Đánh giá kỹ tác động việc khai thác, vận chuyển sử dụng vật liệu san lấp". Cùng câu hỏi như trên được đặt ra, nếu gây sạt lở nghiêm trọng nhưng ngoài địa bàn, là đồng bằng sông Cửu Long hay một địa bàn khác, thì Dự án có được triển khai hay không ?

+ "Tuân thủ chặt chẽ khung pháp của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ" nhưng vẫn tác hại đến khu dự trữ sinh quyển thì Dự án được triển khai hay không ?

+ "Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà đầu (…) thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng quy định pháp luật".

"Đúng quy định của pháp luật" cụm từ này đặt lên vai của các đại biểu Quốc hội Quốc hội trách nhiệm nặng nề khi thảo luận thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (a) Phải bảo đảm chất lượng của báo cáo Đô thị mới ; (b) Báo cáo này không thể chỉ khu lại trong địa bàn của dự án phải bao gồm các các địa bàn mà việc thực hiện dự án tác đông đến, (c) tính công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình của các cấp khi phê duyệt báo cáo Đô thị mới và dự án nói chung (3).

Cần một phương thức quản lý mới để bảo vệ được môi trường

Trong Quyết định 826/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhà đầu phải (…) thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường (…) ; đánh giá kỹ tác động của dòng chảy tự nhiên (…) ; đánh giá kỹ tác động việc khai thác, vận chuyển sử dụng vật liệu san lấp ; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn (…).

Giả thiết rằng UBND đã chỉ đạo chặt chẽ, rằng nhà đầu tư báo cáo đã thực hiện đầy đủ, đã đánh giá kỹ, đã tuân thủ chặt chẽ, kể cả đã tham vấn tư vấn quốc tế, v.v.

… nhưng rồi nhiều lý do cái Mất sẽ rất lớn đối với môi trường hội so với cái Được, thì trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai, cấp nào ?

Gọi giả thiết, nhưng những trường hợp như vậy không hiếm trong thực tế trách nhiệm cuối cùng lơ lững, không biết thuộc về ai.

Thực tế này từ lâu cho thấy phương thức quản trên đây cần được sửa đổi bổ sung để chỉ rõ ai, khâu nào chịu trách nhiệm cuối cùng. Pháp luật về bảo vệ môi trường cần quy định một phương thức quản lý khác, địa chỉ, nội dung, trách nhiệm ràng mức độ kiểm soát được và chấp nhận được ngưỡng để được phê duyệt.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mà Quốc hội sẽ thảo luận thông qua là một thời điểm thích hợp đúng lúc cho đổi mới này./.

Nguyễn Ngọc Trân

Nguồn : Viet-studies, 24/06/2020

Phần bổ sung :

+ Nếu vào đường dẫn này https://www.youtube.com/watch?v=kZekpLRDzHQbạn đọc sẽ nhận được từ màn hình : This video has been removed by theuploader.

+ Nếu vào đường dẫn này https://www.youtube.com/watch?v=Cw68Eg6SyEsbạn đọc sẽ được xem thông tin tiếp thị về Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Việc khai thác cát ở đồng bằng sông Cửu Long không chi tiết như trong video đã bị gở xuống, nhưng vẫn còn một đoạn trong đó có hình dướiđây :

cangio3

Chú thích :

1. Giáo Tiến sĩ khoa học, Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI., nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007).

2. Cần đánh giá đầy đủ các tác động đến sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và Đồng bằng sông Cửu Long

3. Xem thêm Nguyễn Ngọc Trân, Đầu tư công, Tác động môi trường, Luật bảo vệ môi trường

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Ngọc Trân
Read 683 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)