Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đọc báo (trong và ngoài nước) thấy nhiều người bàn tán về từ "indo-pacific" của ông Trump trong (các) bài diễn văn của ông này nhân cuộc du hành 12 ngày sang Châu Á. Hầu hết mọi người (nhà báo, học giả…) đều cho rằng từ "indo-pacific" của ông Trump lấy ý từ quan điểm "tứ giác kim cương" của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, gồm có hai trục (tung và hoành) Nhật-Úc và Mỹ-Ấn. Người khác thì cho rằng "indo-pacific" bắt nguồn từ Indonesia, "indo" là Indonesia…

indo1

Bản đồ Indo-Pacific - Ảnh minh họa

Theo tôi, quan niệm "Indo-Pacific" là một quan niệm về địa chiến lược của Mỹ, bắt đầu từ năm 2008, từ khi lực lượng PACOM (còn gọi là USPACOM, United States Pacific Command) đầu não đặt tại Honolulu, được nới rộng thẩm quyền, bao gồm Ấn độ dương, vùng biên giới Pakistan - Ấn độ, qua vịnh Băng gan (Bengal), xuyên qua eo biển Malacca, bao gồm luôn các nước ASEAN… Ta có thể đọc một số tài liệu (sách vở) của các chiến lược gia Mỹ xuất bản từ năm 2007 nói về tầm quan trọng về an ninh và kinh tế của khu vực "Indo-Pacific".

Thói quen của người Việt, khi ta gọi "Châu Á Thái bình dương" là liên tưởng đến diễn đàn kinh tế APEC. Sau đó là quan niệm "chuyển trục" sang Châu Á của Obama, theo đó Việt Nam là "điểm tựa", đã khiến mọi người "hồ hỡi", quên đi một thực tế quan trọng khác. "Châu Á - Thái bình dương" đơn thuần là một quan điểm về kinh tế. Trong khi "Indo-Pacific" luôn là một quan điểm về "địa chính trị" của Mỹ.

Điều rõ ràng (mà không ai chịu thấy), vì sự "ỏng ẹo" của Việt Nam (tưởng mình có giá lắm !), kế hoạch "chuyển trục" sang Châu Á (mà Việt Nam là điểm tựa) của Obama thất bại (hay không đủ thời gian để thành công).

Thực ra Mỹ chua bao giờ "bỏ" Châu Á để nói rằng "chuyển trục" hay dời trục. Căn cứ hải quân, không quân của Mỹ ở Diego Garcia tọa lạc giữa Ấn độ dương và vịnh Băng gan (Bengal) kiểm soát liên tục và chặt chẽ các hải lộ và không lộ vùng Ấn Độ dương. Tương tự căn cứ Guam thì kiểm soát "vòng đảo thứ hai", bao bọc Trung Quốc ở Thái bình dương. Hai căn cứ lớn nhứt (hải ngoại) này chịu sự kiểm soát của Honolulu (PACOM).

indo2

Tổng thống Donald Trump viếng thăm căn cứ PACOM đặt tại Honolulu - Ảnh Alamy

"Tứ giác kim cương" của Shinzo Abe không thuyết phục được, bởi vì lực lượng quân sự Nam Hàn được xem đứng hàng thứ tư trên thế giới. Đài loan kế bên cũng có lực lượng của mình, đủ để răn đe không để Trung Quốc xâm lăng.

Châu Á - Thái bình dương cốt lõi là kinh tế. Kế hoạch "chuyển trục" của Obama thì để Ấn độ (và Pakistan) ra ngoài. So sánh cán cân lực lượng, thì ngoài Ấn độ, nước nào có khả năng "mắt đổi mắt, răng đổi răng" với Trung Quốc ?

Qua ông Trump người Mỹ trở lại quan điểm địa chiến lược "kinh điển" của họ. Nếu để ý diễn văn của ông Trump, ta thấy ông này ví von Việt Nam là "trung tâm" của "indo-pacific". Thật là đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Về "địa lý", rõ ràng Việt Nam đứng ở vị trí trung tâm. Về "chiến lược", Việt Nam là cái "yết hầu" của Trung Quốc.

Vấn đề là thái độ "ỏng ẹo" làm bộ làm tịch của Việt Nam có thể khiến cho các chiến lược gia của Mỹ "bỏ" Việt Nam cho Trung Quốc. Thử nhìn xem, Việt Nam "sáp nhập" vào Trung Quốc chưa chắc đã đem lại trọng lượng gì cho Trung Quốc.

Theo tôi, người Mỹ trở lại quan điểm chiến lược "Indo-Pacific" (thay vì chuyển trục sang Châu Á) là việc hết sức thông minh và tinh tế.

Bởi vì, "con cờ" đứng ngoài (chiến lược Indo-Pacific) là Nga. Nhưng nếu có theo dõi tình hình nước Nga thì ta thấy nước này bị đe dọa tứ phương mà mối đe dọa nặng nề nhứt là đến từ Trung Quốc.

Kế hoạch "con đường tơ lụa" của Trung Quốc đã làm phân hủy liên minh CEE (Cộng đồng kinh tế Á- Âu) của Nga. Các nước Trung Á, vốn là các cộng hòa cũ của LX tách ra độc lập, lần lượt "xa lánh" Nga và đứng vào "con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Trong khi vùng Viễn Đông của Nga thì đang bị Trung Quốc "xâm lược" bằng kinh tế và di dân. Trong chừng mực vùng này đã thuộc kiểm soát (kinh tế) của Trung Quốc.

Đối với Nhật, Nga còn tranh chấp quần đảo Kouril. Nga đã ký nhiều hiệp định với Nhật nhằm phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông để "đối trọng" với Trung Quốc. Vấn đề là Nhật và Nga đến nay vẫn "trong tình trạng chiến tranh". Vì sau Thế chiến II, cho tranh chấp Kouril, hai bên vẫn chưa ký kết hiệp định hòa bình.

Dĩ nhiên Nga sẽ không "ngồi yên" để Trung Quốc "đạp lên chưn mình", để cho Trung Quốc lôi kéo các nước Trung Á và "Hán hóa" khu vực Viễn Đông.

Vì vậy kế hoạch "phục hưng Trung hoa" để hoàn thành "giấc mộng Trung hoa" của Trung Quốc sẽ không đơn giản.

Riêng Việt Nam, do việc "ỏng ẹo" quá đáng (mà không biết mình hương sắc đã tàn rồi), bây giờ phải đứng một mình.

Theo quan điểm của ông Trump, kinh tế bây giờ phải "hỗ tương", có qua có lại công bằng, không được ăn gian. Việt Nam làm thế nào có thể ra "đấu trường" đấu "tay đôi" với các nước khác ?

Việt Nam có "thương hiệu gì" ? có mặt hàng gì để "cạnh tranh" với đời ?

Tôi có nói hôm kia, Việt Nam sẽ trở thành nơi bán hàng dỏm của Trung Quốc. Mà việc này, theo luật (quốc tế) là phạm luật.

Không biết các "trí tuệ đỉnh cao" có hiểu ý tứ của ông Trump "Việt Nam là tâm điểm của Indo-Pacific" hay không ?.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 16/11/2017

Published in Diễn đàn

Như mi người đã biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đến Hà Ni chính thc thăm Vit Nam din ra t chiu ngày 11 đến 12 tháng 11 năm 2017 va qua, sau khi tham d Hi ngh thượng đnh APEC ti Đà Nng, mt thành ph bin thuc Trung phn Vit Nam. Cuc thăm này nằm trong chuyến đi dài ngày đu tiên sau 11 tháng đc c ca Tổng thống Trump đến các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương như Nht Bn, Nam Hàn, Trung Quc, Vit Nam và sau cùng là Philippine đ d Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

chuyendi0

Lộ trình chuyến viếng thăm Đông Á của Tổng thng Hoa Kỳ, Donald Trump, từ ngày 5 đến 12/11/2017.

Sau đây là một s nhn định ca chúng tôi v chuyến đi Việt Nam này ca Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

1. Một chuyến đi được coi là thành công tt đp cho c đôi bên

Vì mc đích chuyến đi ca Tổng thống Trump và s trông đi t chuyến đi này ca phía Vit Nam dường như đôi bên đều đã thành đt trên nguyên tc được ghi nhn trong Thông cáo chung.

Thật vy, nhng gì mà đôi bên M-Vit mun đt được nm trong khuôn kh quan h"đối tác toàn din" giữa hai nước tng được ghi nhn qua thông cáo chung sau chuyến thăm ca Th tướng Việt Nam Nguyn Xuân Phúc ti M cui tháng 5 va qua. Vì vy thành qu chuyến đi ln này cũng ch là tái khng đnh nhng gì đã đt được trước đây trong quan h M-Vit được nhc li trong thông cáo chung ln này. Mt cách tng quát hai bên đã ghi nhn và ca ngợi nhng thành qu đã đt được và cam kết tiếp tc m rng, cng c và thc hin đ tht cht hơn na quan h đi tác gia hai nước, được c th hóa qua mt s hip ước song phương đựợc ký kết nhân chuyến đi này trên các lãnh vc kinh tế, quân s quốc phòng, an ninh khu vực…

Trên lãnh vực kinh tế, theo thông cáo, đôi bên sẽ cam kết tăng cường các cuc tho lun hướng ti m rng thương mi, trao đi mu dch-đu tư gia hai nước đ đt được các tha thun thương mi nhiu t đô la, trên nguyên tc có thể lên ti 12 t đô la trên cơ s đôi bên cùng có li…

Trên lãnh vực an ninh, quc phòng song phương, Thông cáo chung cũng cho thấy s có hp đng mua mt s vũ khí phòng v ca Hoa Kỳ như Th Tướng Nguyn Xuân Phúc ha hn khi gp Tổng thống Trump trong chuyến đi M trước đây, trên nguyên tc có th lên đến hàng chc t dollar. Đây là s đáp tr li mi chào hàng ca v Tng thng Hoa Kỳ gc doanh nhân, khi trc tiếp nói vi các lãnh đo Vit Nam, rng hãy mua thiết b quân s ca M, nht là máy bay và tên lửa. Ông Donald Trump tng nói vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 12/11, rng "Chúng tôi mong muốn nước ngài mua thiết b t Hoa Kỳ. Chúng tôi sn xut thiết b tt nht. Chúng tôi sn xut máy bay và thiết b quân s tt nht. Các tên la thì thuộc loi không ai có th cnh tranh ni…". Còn trong cuộc gp vi Ch tch Trn Đi Quang, Tng thng Trump nói rng "quan hệ quc phòng ca chúng ta tht tuyt vi".Ông nói : "Chúng tôi có nhiều giao dch vi nước ngài liên quan ti mua vt liu và mua mt s lượng đáng k thiết b quân s. Và chúng tôi trân trng điu đó. Nó to công ăn việc làm cho nước M, và nước ngài có được thiết b tt nht thế gii". Tổng thng M nói tiếp rng "vì thế, chúng tôi mun Vit Nam mua ca chúng tôi, và chúng ta phi xóa bỏ vic mt cân bng thương mi", mà ông Trump nói là lên tới 32 t đôla trên nguyên tc.

Thông cáo chung cũng cho biết đôi bên Vit-M s chung quyết kế hoch hành đng 3 năm v hp tác quc phòng giúp tăng cường các hot đng hi quân gia hai nước ; M s chính thc chuyn giao tàu tun tra ca Lc lượng tun duyên M cho hi quân Vit Nam giúp cng c an ninh hàng hi Vit Nam…

Trên lãnh vực an ninh khu vc, đôi bên cũng bầy t s thng nht ch trương phi ht nhân hóa trên bán đo Tru Tiên và trong khu vực, cũng như tích cc thc hin các ngh quyết ca Liên Hip Quc trong chiến dch áp lc ti đa buc Triu Tiên tr li l trình phi ht nhân hóa. Mc du không trc tiếp nói đến vn đ tranh chp ch quyn Bin Đông (sợ đng chm vi Trung Quc làm mất thành qu đt được trong chuyến thăm Trung Quc trước Hi ngh APEC ?), nhưng trong Thông cáo chung các nhà lãnh đo M-Vit đã tái khng đnh tm quan trng ca t do hàng hi, hàng không, thương mi không b cn tr Bin Đông và cùng ng h phương thức gii quyết tranh chp mt cách hòa bình, đa phương vi vai trò trung tâm là t chc phát trin vùng ASIAN, da trên lut l quc tế như Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin 1982 và mong b Quy tc ng x Bin Đông sm được hoàn thành và đi vào thc hiện đ gii quyết tranh chp hàng hi cũng như bin đo, chng quân s hóa Bin Đông... Trong trao đi riêng vi các nhà lãnh đo Vit Nam Tổng thống Trump đã bày t s sn sàng làm trung gian đ gii quyết tranh chp ch quyn bin đo gia Trung Quc và Việt Nam… nhưng dường như phía Vit Nam đáp ng ý tưởng này mt cách dè dt và hoài nghi (Vì có người lo s chính quyn Trump có th dùng vn đ Bin Đông đ thương lượng hu tìm thun li trong quan h hai chiu vi Trung Quc…).

Trong diễn văn đc trước Hội ngh APEC trước đó, Tổng thống Trump dương như có ch ý làm đp lòng nước ch nhà, khi nhc li tinh thn chng ngoi xâm bo v đc lp ch quyn đt nước ca Hai Bà Trưng chng quân xâm lược Phương Bc. Ông nói "Đó là tinh thần cháy bng trong lòng người yêu nước mi quc gia. Nước ch nhà Vit Nam không ch có tinh thn đó trong 200 năm mà là trong gn 2000 năm. Vào khong năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã đánh thc tinh thn ca người dân vùng đt này. Đó là ln đu tiên người dân Vit Nam đng lên đu tranh cho s đc lp và nim t hào ca các bn.Phải chăng đây là hành đng gián tiếp nói lên quan đim tôn trng đc lp ch quyn ca Hoa Kỳ và s ng h quan đim, thái đ và hành đng ng x ca Vit Nam nói riêng và các quc gia trong vùng trong việc đi phó vi tham vng ln chiếm các bin đo ca Trung Quc da trên sc mnh.

2. Chuyến đi đã th hin ch nghĩa thc dng trit đ trong chính sách đi ngoi ca chính quyn Donald Trump

Theo đó, chính quyền ca Tổng thống Trump thc hin triệt đ và công khai mi phương cách, bin pháp đ đem li li ich cao nht cho Hoa Kỳ, thc hin ch trương "quyền li quc gia Hoa Kỳ là ti thượng", để đt điu mà Tổng thống Trump ha hn vi c tri khi tranh c là làm cho "Hoa Kỳ vĩ lại tr li".

Để thành đạt ch trương và mc tiêu ti hu này,Tổng thống Trump đã và đang đy mnh mũi nhn : bo v mu dch song phương, ưu tiên phát trin kinh tế quc ni phc v quc kế dân sinh – chm dt hay hn chế ti đa vài trò cnh sát quc tế và Hoa Kỳ ch đóng vai hổ tr, giao li gánh nng an ninh quc phòng cho các nước t bo v và cùng chia x trách nhim quc tế mt cách công bng, hp lý (chứ không phi như bao lâu nay Hoa Kỳ phi bao sân quá nhiu..).

Vì vậy, qua Thng Cáo Chung sau chuyến đi thăm Vit Nam vừa qua cũng như nhng li tuyên b khi đến các nước trong vùng như Nht Bn, Nam Hàn, Trung Quc và c trên din đài Hi ngh thượng đnh APEC…ch nghĩa thc dng đã được Tổng thống Trump th hin triết đ, không che du. Nht là trong chuyến đi thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump đã có thái đ hòa du và nhng li tuyên b trái vi nhng gì trước đây nói v quan h mu dch song phương th li ca Trung Quc, bt công và có hi cho quyn li ca Hoa Kỳ. Trong din văn đc trên din đàn APEC, Tổng thống Trump cũng đã nói, rng "Từ hôm nay tr đi, chúng ta s cnh tranh mt cách công bng và bình đng. Chúng tôi s không đ nước M b li dng thêm na. Tôi s luôn đt nước M lên hàng đu, như cách mà tôi mong mun tt c các bn trong hi trường này đưa t quc mình lên trên hết. M sn sàng phi hp vi tng lãnh đo trong hi trường này hôm nay đ đt được thương mi cùng có li mang li li ích cho c nước bn ln nước tôi. Đó là thông đip mà tôi mun truyn ti đây...". 

Đồng thi trong các li tuyên bố đó đây trong chuyn thăm Vit Nam, cũng được th hin trong Thng Cáo Chung v chuyến đi Việt Nam mà chúng tôi trích dn đôi điu trong bài viết này.

3. Vì chủ nghĩa thc dng, Tổng thống Donald Trump không coi trng vn đ vi phm nhân quyn và khác biệt chế đ chính tr như là rào cn trong chính sách đi ngoi vi Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung.

Vì vậy, trong Thông cáo chung, ch đ cp mt cách chung chung đến vn đ nhân quyn vn vn trong mt câu ngn gn, đúng 11 ch, rng hai nhà lãnh đạo "ghi nhận tm quan trng và thúc đy quyn con người…". Còn lại hu hết ni dung Thông cáo chung đ cp đến các thành qu đã đt được trên thc tế và s hp tác trong tương lai v các vn đ hai bên cùng quan tâm và cùng có li. T như ghi nhận thin chí và và ca ngi nhng đóng góp ca Hoa Kỳ trong vic ty xóa cht đc màu da cam, hp tác tiếp tc tìm kiếm di ct chiến binh hai bên trong cuc chiến, m Đi hc Fulbright, hot đng ca t chc chí nguyn hòa bình…và nhiu li ích song phương khác trên các lãnh vc chính tri, kinh tế, văn hóa, giáo dc, khoa hc, k thut gia hai nước…

Theo nhận đnh ca nhiu người, do chính sách thc dng trit đ trên ca Tổng thống Trump khác vi các Tng thng Hoa Kỳ tin nhim, nên nhà cm quyn Vit Nam đã tỏ ra coi thường mi lên án ca công lun, mnh tay đàn áp, bt b nhiu nhà bt đng chính kiến, kết án nng n ngay trước ngày Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thc thăm Vit Nam. Đng thi t đây các nhà bt đng chính kiến, các nhà đu tranh cho dân chủ ti Vit Nam s gp nhiu khó khăn hơn, cường đ và mc đô đàn áp ca nhà cm quyn s gia tăng, s phn các tù nhân lương tâm trong các nhà tù không còn được Hoa kỳ quan tâm, can thip như bao lâu nay na…

Điển hình gn nht là v bt giam và kết án nng n Bloger M Nm Nguyn Ngc Như Quỳnh, 38 tui, mt người vào tháng Sáu va qua đã b tòa án Khánh Hòa kết án 10 năm tù vi ti danh "tuyên truyền chng nhà nước", theo điều 88 B lut Hình s Vit Nam ; ch vì nhng bài viết trên các trang bloge Mẹ Nm, phn ánh nhng s tht ca đt nước và s bt đng chính kiến vi nhà cm quyn ca tác gi, th hin quyn t do tư tưởng cá nhân.Trong đu năm nay mt ph n khác là bà Trn Th Nga cũng đã b công an tnh Hà Nam bt giam và b kết án 9 năm tù cùng tôi danh với Bloger M Nm. Bà là mt thành viên ca Hi Ph n Vit vì Nhân quyn và thường xuyên lên tiếng bênh vc cho nhng dân oan b nhà nước chiếm đt.

Có thể vì nhng s bt b giam cm, kết án nng n này đã vi phm nhân quyn trng trn của nhà cm quyn Vit Nam, mà có li đn đoán cho rng Đ nht phu nhân Hoa Kỳ Melania đã không cùng đến thăm Vit Nam vi Tổng thống Trump, dù trước đó đã đi cùng trong chuyến đi đến Nht Bn, Nam Hàn và Trung Quc. Nht là, mt trong hai tù nhân lương tâm trên là Bloger Mẹ Nm Nguyn Ngc Như Quỳnh, người mà Đ nht phu nhân Melania đã công khai ca ngi vic B Ngoi Giao Hoa Kỳ vinh danh là "Người Ph N can đm nht thế gii".

4 - Một vài s kin có ý nghĩa trong chuyến đi thăm Vit Nam ca Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Một là s kin đón tiếp long trng và nhng li ca tng Tổng thống Donald Trump và cm ơn Hoa Kỳ ca các lãnh đo nhà nước Viêt Nam và qua nội dung Thông cáo chung, v nhng thành qu trong quan h song phương đã và s đem li li ích cho Vit Nam, nâng quan hi tác toàn din Hoa Kỳ và Vit Nam" lên mt tng cao mi … Dường như nhà cm quyn Vit Nam mun thành đt ý đ to thế đi trọng đ quân bình trong chính sách đi ngoi đi dây gia Hoa Kỳ và Trung Quc hu gim áp lc ln lướt ngày mt gia tăng ca Trung Quc ; đ ít ra cũng duy trì được cách ng x phù hp, hiu qu ít nhiu vi đi sách "lá mặt, lá trái" của Trung Quc bao lâu nay trong quan hệ Vit-Trung trên h sơ ch quyn Bin đo.(miệng nói hu ho, thc thế ln chiếm bin đo, áp chế Việt Nam đủ điu…)

Vì vậy có nhn đnh cho rng Vit Nam đã thành đt ý đ trên bng th thut ngoi giao khôn khéo, có hiu qu, vì đáp ứng đúng thị hiếu ca khách hàng là Tổng thống Trump tng là mt nhà kinh doanh thành công ln trước khi tr thành Tng thng Hoa Kỳ. Vi nghi thc đón tiếp long trng và nhng li ca tng qua ca ming các lãnh đo Vit Nam đã đánh đúng th hiếu thuc cá tính của mt Tổng thống vn ưa thích được người ta ca tng, tung hô và phn ng nhanh, quyết lit, không khoan nhượng vi nhng li ch trích phê bình trái ý ca bt c ai.Đng thi đáp ng " li chào hàng" ca mt Tổng thống gc doanh nhân vn có ch trương "lợi ích kinh tế trước hết, li ích quc gia trên hết", Việt Nam đã làm "vui lòng khách đến, va lòng khách đi". Nghĩa là, Tổng thống Donald Trump cm thy vui, phn khi t hào là chuyến đi thăm Vit Nam thành công ln như đã thành công ti Trung Quc trên đường đến Việt Nam( bán được hàng t đollar hàng hóa, quân bình cán cân mu dch song phương, cng c được quan h ngoi vi mt đi tác có v trí chiến lược quan trng trong vùng rt hu ích cho Hoa Kỳ… ). Trong khi nhà cầm quyn Vit Nam thì tin rng, với th thut ngoi giao khôn khéo ca mình đã gt hái được mt thành qu theo đúng ý đ.

Tuy nhiên, dù muốn thành đt ý đ trên, nhưng nhà cm quyn Vit Nam vn s phn ng bt li t phía Trung Quc khi h cm thy Vit Nam đã coi trng mi quan h với Hoa Kỳ hơn Trung Quc hay ng theo M. Do đó, b ngoài đng và nhà cm quyn Vit Nam luôn tìm cách chng t lúc nào cũng coi trng và cam chu khut phc trướ"Đồng chí Trung Quc" hơn là "Đối tác Hoa Kỳ".Vì vậy, trong nhng chuyến đi Hoa Kỳ trước đây của các lãnh t hàng đu như Nguyn Phú Trng, thường là phi ghé qua Trung Quc trước, trên đường đến Hoa Kỳ. Gn nht, trong bài viết ca Tp Cn Bình trước chuyến thăm Vit Nam đăng trên báo Nhân Dân cơ quan ngôn lun ca đng Cng sn Vit Nam,Ông ta đã nhắc li đip ng"Việt Nam-Trung Quc có sông lin sông, núi lin núi…" và từng nói "Việt-Trung có cùng vn mnh" (nhân dân Việt Nam vn đang rt lo s Tp Cn Bình đi đến kết lun rng "sông có thể cn, núi có th mòn, song chân lý y không bao gi thay đổi !").

Có lẽ vì mi lo s trên mà trong nghi thc đón tiếp Ch tch Trung Quc, kiêm Tổng bí thư đng cộng sản Trung Quc va qua, người ta thy mt vài chi tiết nh có ý nghĩa, như nghi thc đón tiếp Tp Cn Bình phi long trng hơn đón Donald Trump, vi 21 phát đại bác chào mng h Tp, mà Tổng thống Trump thì không. Hay Tp thì được t tr triu đình ca chế đ là Tng Bí thư Trng, Ch tch nước Quang, Ch tch Quc hi Ngân và Th tướng Phúc đón tiếp nng hu, "thắm tình đng chí anh em". Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Trump ch được Ch tch nước Trn Đi Quang tiếp đón và ch ghé thăm xã giao Tng bí thư đng cm quyn Nguyn Phú Trng, như mun chng t dù đón tiếp Donald Trump long trng thế nào cũng không th hơn được s đón tiếp "người đng chí anh em" Tập Cn Bình đâu.

Hai là có sự trái ngược lý trí và tình cm gia nhân dân và các lãnh đo đng và nhà nước biu l trong vic đón tiếp Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng bí thư kiêm Ch tch nước Trung Quc Tp Cân Bình.

Qua hình ảnh phát tán trên hệ thống internet toàn cu, người ta thy đông đo nhân dân Vit Nam t nguyn t giác kéo ra hai bên đường nng nhit đón chào Tổng thống Hoa Kỳ nhng nơi phái đoàn đi qua (tương t như nng nhit đón chào các Tng thng Hoa Kỳ tin nhim Barrack Obama, George W. Bush, Bill Clinton…). Trong khi Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình thì ngoài các thành phn dân chúng được nhà cm quyn t chc sp xếp đón chào, s người t nguyn tự giác hay hiếu kỳ đã không xut hin nhiu nhng nơi phái đoàn đi qua.

Sự trái ngược này có ý nghĩa gì không cn nói ra thì ai cũng biết nhân dân Vit Nam yêu ghét ai, mong ch ai đến, ai là bn, ai là thù, ai đã giúp Vit Nam có b mt phôn vinh như hôm nay và sẽ đưa Vit Nam hi nhp hoàn toàn vào thế gii văn minh tiến b ngày nay …Và như thế "lòng dân, ý đảng có là mt" nhưng Ta" thường t hào hay không ?

Houston, ngày 14 tháng 11 năm 2017

Thiện Ý

Nguồn : VOA, 15/11/2017

Published in Diễn đàn

Bắt đầu từ ngày 03/11/2017, ông Donald Trump lên đường khởi sự vòng công du Châu Á đầu tiên trong cương vị tổng thống Mỹ. Theo chương trình dự kiến, ông sẽ bắt đầu bằng khu vực Đông Bắc Á, thăm ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc rồi Trung Quốc. Sau đó, ông sẽ ngược xuống vùng Đông Nam Á, ghé Việt Nam tham dự Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng rồi ra Hà Nội tiếp xúc với giới lãnh đạo Việt Nam, trước khi qua Philippines dự Thượng Đỉnh của hiệp hội Đông Nam Á ASEAN.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ngoại trưởng Rex Tillerson (T). Ảnh tại Nhà Trắng, ngày 01/11/2017.  Reuters/Kevin Lamarq

Với một loạt vấn đề chồng chất, từ tên lửa, hạt nhân Bắc Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cho đến thâm hụt thương mại với Trung Quốc, khủng bố hoành hành ở Philippines, biết bao vấn đề đang là những thách thức đặt ra cho người đứng đầu nước tự nhận mình là cường quốc Thái Bình Dương, mà nhất cử nhất động trong vòng công du sẽ được theo dõi, mổ xẻ.

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc đã vui lòng chia sẻ các nhận định của ông về một số thách thức đặt ra cho tổng thống Mỹ, phải lao vào một môi trường đa phương trong lúc bản thân lại chủ trương song phương và Nước Mỹ Trên Hết-America First.

Carlyle Thayer : Thách thức chính mà ông Donald Trump phải đối mặt trong chuyến đi Châu Á là thuyết phục các quốc gia trong khu vực rằng Hoa Kỳ vẫn tích cưc dấn thân một cách xây dựng vào khu vực, và chứng tỏ tư thế lãnh đạo trong nhiều lãnh vực - từ kinh tế, chính trị, đến ngoại giao và quân sự - các lãnh vực mà các quốc gia khu vực sẽ theo đuổi.

Liên quan đến các vấn đề kể trên, thách thức đối với tổng thống Trump là làm sao xử lý một cách đa phương các vấn đề đó, và tôn trọng thay vì phá hoại các định chế đa phương sẵn có như APEC, ASEAN và quan trọng hơn hết là Thượng Đỉnh Đông Á EAS.

RFI : Còn đối với khu vực, họ chờ đợi gì nơi ông Trump và chính quyền Mỹ ?

Carlyle Thayer : Ở Đông Bắc Á thì rõ ràng là Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ hoan nghênh lời tái khẳng định của tổng thống Trump chống phổ biến hạt nhân ở Bắc Triều Tiên nhưng không đến mức tán đồng việc Mỹ đơn phương sử dụng sức mạnh quân sự.

Ở Trung Quốc thì Tập Cận Bình sẽ muốn ông Trump nói ra là ông sẽ đối đãi với Trung Quốc như một cường quốc ngang hàng và hai bên cùng làm việc với nhau, thứ nhất là để giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên một cách hòa bình và thứ hai là cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế chứ không phải là một cách đơn phương.

Ở Đông Nam Á, các nước trong khu vực muốn thấy tổng thống Mỹ hỗ trợ một cách mạnh mẽ quyền tự chủ của ASEAN trong khu vực và vị trí trung tâm của hiệp hội Đông Nam Á trên các vấn đề an ninh khu vực. Họ cũng muốn thấy tổng thống Mỹ cam kết là sẽ để cho nước Mỹ hỗ trợ một cách cụ thể công cuộc xây dựng cộng đồng ASEAN và sự hội nhập kinh tế.

RFI : Sự kiện tổng thống Trump vắng bóng tại Thượng Đỉnh Đông Á phải chăng là một tín hiệu xấu đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á ?

Carlyle Thayer : Quyết định vào giờ chót của ông Trump là rời Manila trở về Mỹ sớm và bỏ qua Thượng Đỉnh Đông Á là một sai lầm lớn của chính quyền của ông. EAS tập hợp không chỉ 10 thành viên của ASEAN mà còn có các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các đối tác như Ấn Độ, New Zealand, cũng như Trung Quốc và Nga.

Từ lâu các đồng minh và đối tác của Mỹ hy vọng EAS sẽ trở thành một diễn đàn thực thụ của các lãnh đạo, bàn thảo, xử lý các vấn đề, các thách thức về an ninh qua sự liên kết giữa các định chế đa phương của ASEAN, như Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng mở rộng và Thượng Đỉnh EAS.

Hoa Kỳ luôn tuyên bố mình là một cường quốc Thái Bình Dương, còn Trung Quốc thì khẳng định rằng Mỹ là nước ở bên ngoài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giờ đây có thể phát biểu tại Thượng Đỉnh với một chiếc ghế bỏ trống. Hành động của ông Trump sẽ có tiếng vang lớn hơn là lời lẽ của ông.

RFI : Tổng thống Trump sẽ viếng thăm Việt Nam, ông ấy có thể ‘mang’ cái gì đến cho Hà Nội ?

Carlyle Thayer : Ông Trump sẽ dừng chân 2 lần ở Việt Nam. Lần đầu là ở Đà Nẵng để dự Thượng Đỉnh APEC. Ông Trump sẽ phát biểu tại Diễn Đàn APEC-CEO, và sẽ cổ vũ cho những thỏa thuận tự do mậu dịch tiêu chuẩn cao được xem như nền tảng cho quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Lần thứ nhì là chuyến viếng thăm chính thức Hà Nội.

Chuyến công du Việt Nam của ông Trump tiếp nối ngay theo chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo chính phủ Đông Nam Á đầu tiên chính thức thăm Washington sau ngày ông Trump nhậm chức.

Tổng thống Trump sẽ mang thêm cho Việt Nam sự đảm bảo là Hoa Kỳ vẫn tôn trọng cam kết phát triển công cuộc đối tác toàn diện mà chính quyền trước của ông Obama đã đồng ý. Ông Trump sẽ nhấn mạnh trên sự tương đồng quan điểm chiến lược giữa hai quốc gia, và những cơ hội trước mắt đối với cả hai bên, kể cả trong việc tăng cường sự tương tác giữa hai chính phủ ở mọi cấp, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, trao đổi khoa học, công nghệ và giáo dục, và cả về di sản chiến tranh (chất độc da cam, bom mìn chưa nổ).

Ông cũng sẽ nói là Hoa Kỳ hậu thuẫn cho một trật tự dựa trên cơ sở luật pháp và một giải pháp hòa bình ở Biển Đông. Và cuối cùng thì tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cho các công ty Mỹ vào Việt Nam đầu tư, trao đổi thương mại, để hai bên cùng hưởng lợi.

RFI : Đâu là những lãnh vực mà Việt Nam có thể tranh thủ nhân chuyến thăm của ông Trump ?

Carlyle Thayer : Trên bình diện chung, Việt Nam sẽ tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trên Bắc Triều Tiên để nước này ngưng việc phổ biến hạt nhân ; ủng hộ việc chống khủng bố, chống tin tặc và ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không của Mỹ trên Biển Đông.

Riêng về Việt Nam, Hà Nội sẽ tái khẳng định cam kết cải tổ kinh tế để các tập đoàn Mỹ có thể hoạt động tốt hơn ở Việt Nam. Nhất là các lãnh đạo Việt Nam rất có thể sẽ cho thấy thiện chí sẵn sàng giải quyết những vấn đề ưu tiên kinh tế mà các nhà đàm phán thương mại Mỹ nêu lên, như bảo vệ quyền sở hữu tri thức, du nhập thuốc thú y và dịch vụ Mỹ (như tài chính, quảng cáo, và chuyển vùng điện thoại di động roaming).

Lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ nhấn mạnh đến hợp tác trong công nghệ quốc phòng.

RFI : Nhiều nhà phân tích cho rằng vấn đề Biển Đông chỉ là thứ yếu trong các ưu tiên của Mỹ ? Ông nghĩ thế nào ?

Carlyle Thayer : Cả ông Trump lẫn các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng đều chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Nhưng họ không đưa ra được một chiến lược nhất quán để ngăn chận các hành động quyết đoán của Trung Quốc.

Mỹ đã phản ứng trước việc Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân bằng cách thông qua chính sách Northeast Asia First-Đông Á trước đã-qua đó hạ thấp vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trong danh sách các ưu tiên. Câu hỏi khó giải đáp đối với ông Trump là ông có thể thành công trong việc gây sức ép trên Trung Quốc hay không, cả về hồ sơ Bắc Triều Tiên lẫn Biển Đông, mà không gây ra phản ứng kháng cự của Trung Quốc hay yêu cầu là phải có đi có lại ?

Tổng thống Trump đã đi theo chính sách chung của Mỹ về Biển Đông khi ông tiếp hai thủ tướng Việt Nam và Singapore. Đó là chủ trương ủng hộ giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở luật quốc tế, gồm luật biển UNCLOS, tôn trọng tiến trình pháp lý và ngoại giao, đúc kết sớm bộ Quy Tắc Ứng Xử, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không.

Vào tháng 5, tổng thống Trump đã thông qua một kế hoạch thường niên mới về các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nhắm thách thức các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc và những quốc gia khác.

Trọng Nghĩa thực hiện

Nguồn : RFI, 02/11/2017

Published in Diễn đàn