Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh : ‘Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm không bị di dời’ (VOA, 04/02/2019)

Các công trình chính yếu ca Dòng mến Thánh giá Th Thiêm và nhà th Th Thiêm "s được gi li", các lãnh đo thành ph H Chí Minh nói hôm 2 và 4/2. Tranh chấp đt đai, trong đó có các cơ s tôn giáo, do vic thc hin d án đô th mi Th Thiêm là vn đ nhc nhi đi vi thành ph trong nhiu năm nay.

menthanhgia1

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Thin Nhân thăm mt tu vin Th Thiêm, 2/2/2019

Thanh Niên, Zing.vn và một s báo khác đưa tin rng phát biu k trên ca các lãnh đo Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra khi hến thăm, chúc Tết" ti Dòng mến Thánh giá Th Thiêm và nhà th Th Thiêm.

Tin nói cuộc đi thăm ca đoàn lãnh đo thành ph do y viên B Chính tr, Bí thư Thành y Nguyn Thin Nhân dn đu đã din ra hôm 2/2. Khi gp g vi đi din Dòng mến Thánh giá, trong đó có linh mc Lê Đăng Niêm, Chánh x nhà th Th Thiêm, ông Nhân đã "chia sẻ hướng gii quyết" đi vi các công trình tôn giáo hin hu Th Thiêm, thuc qun 2 ca thành ph.

Mặc dù các báo không cho biết ông Nhân có nói c th gì na hay không, song cũng vn các báo dn li ông Huỳnh Cách Mng, Phó Ch tch y ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nói hôm 4/2 rằng hướng gii quyết ca thành ph là "gi li các công trình chính yếu ca Dòng mến Thánh giá Th Thiêm và nhà th Th Thiêm", vn đã tn ti hàng trăm năm qua đa phương này.

Ông Mạng, cũng là thành viên đoàn lãnh đo đi thăm Thủ Thiêm, nói thêm rng "riêng mt s khu vc lân cn s được xem xét chnh trang cho phù hp quy hoch, đm bo m quan", theo các bn tin.

Trong cuộc gp, chúc Tết, Bí thư Nhân đã bày t "trân trng" nhng hot đng xã hi ca Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm và đánh giá rng vic dòng tu này chia s giúp đ nhng người khó khăn là "vic làm rt tt cho xã hi".

menthanhgia2

Nhà nguyện tu vin Dòng Mến Thánh Giá Th Thiêm.

Chỉ cách đây 2 năm, tu vin và nhà th ca Dòng mến Thánh Giá Th Thiêm còn phi đi mt vi sc ép di di đ nhường đt cho mt phn ca khu đô th mi.

Soeur Đặng Th M Hnh, thư ký Dòng mến Thánh Giá Th Thiêm, hi tháng 1/2017 cho VOA biết chính quyn địa phương mun gn vic "gii phóng mt bng" mt ngôi trường tng thuc tu vin Dòng Mến Thánh Giá vi vic di di c tu vin, nhưng phía tu vin không chp nhn.

thi đim đó, Soeur M Hnh cho biết hi năm 1975, tu vin đã cho chính quyn ca nhng người cng sn "mượn" trường hc ca tu vin. Đến năm 2015, khi có d án xây đô th mi Th Thiêm, ngôi trường trong din b phá d đ làm đường. Tu vin đã đ ngh chính quyn bi thường nhưng h t chi. Chính quyn nói nếu "tính chung" c tu vin và ngôi trường, thì h s bi thường.

Theo Soeur Mỹ Hnh, cho đến ngày 17/1/2017, chính quyn chưa gi văn bn chính thc đt ra hn chót di di song h có nhng hình thc gây sc ép khác. Bà cũng cho hay chính quyn đã nhiu ln "hip thương" vi tu vin. Phía chính quyền nói s cp đt nơi mi cũng như bi thường chi phí di di và xây dng. Tuy nhiên, phía tu vin kiên quyết không ra đi, dù giá tr vt cht ca khon bi thường có là bao nhiêu.

Lịch s ghi chép li rng giáo đoàn Th Thiêm, nơi có Tu vin Dòng mến Thánh giá, được thành lp năm 1840. Mt nhà th g được dng ln đu đó năm 1865.

Các tài liệu khác nhau cho thy khu vc thuc quy hoch làm khu đô th mi Th Thiêm, có gn 30 công trình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, bao gm các đình, chùa, đền, miếu, tnh xá, tu vin, nhà th và nhà nguyn.

Tuy nhiên, tới gia 2016, nhiu công trình trong s đó đã b phá d, di di. Trong đó, s kin gây chú ý là hi đu tháng 9/2016, chính quyn đã cưỡng chế vic di di chùa Liên Trì dù các v sư đã ta kháng.

*********************

Thành phố Hồ Chí Minh hứa không di dời cơ sở chính của Nhà thờ và Nhà dòng Mến Thánh giá tại Thủ Thiêm (RFA, 04/02/2019)

Thành phố Hồ Chí Minh hứa không di dời cơ sở chính của Nhà thờ và Nhà dòng Mến Thánh giá tại Thủ Thiêm.

menthanhgia3

Nhà thờ Thủ Thiêm - Courtesy of tinmungchonguoingheo.com

Báo chí nhà nước ngày 4/2/2019 tường thuật về chuyến đi của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thăm, chúc Tết Nhà thờ Thủ Thiêm hôm 2/2 qua đó khẳng định sẽ giữ nguyên trạng tất cả các công trình mang tính lịch sử bao gồm Nhà thờ và Nhà dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sắp tới chính quyền thành phố sẽ có phương án chống ngập để hỗ trợ tu viện và tổ chức kết nối giao thông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Còn ông Huỳnh Cách Mạng, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại trả lời phỏng vấn với báo Thanh Niên cho hay, hướng giải quyết của thành phố là giữ lại các công trình chính yếu của Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm tồn tại hàng trăm năm qua ở Thủ Thiêm.

Riêng một số khu vực lân cận sẽ được xem xét chỉnh trang cho phù hợp quy hoạch, đảm bảo mỹ quan.

Hồi tháng 12 năm ngoái, nhà báo Nguyễn Công Khế cũng chia sẻ trên trang cá nhân thông tin chưa được kiểm chứng về cuộc họp của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là "gần như có quyết định không di dời Dòng Mến Thủ Thiêm và Nhà Thờ Thủ Thiêm và đề nghị khu này được công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia".

Nhà thờ Thủ Thiêm đầu tiên được xây dựng vào năm 1859, còn Nhà dòng (Tu viện) Mến Thánh giá Thủ Thiêm có mặt từ năm 1840.

Những năm qua, cả Nhà thờ và Nhà dòng ở Thủ Thiêm đều nằm trong tầm ngắm thu hồi của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để giao cho chủ đầu tư, khi là cơ sở tôn giáo lâu năm còn tồn tại duy nhất ở Thủ Thiêm.

Một cơ sở tôn giáo khác là Chùa Liên Trì thuộc Tăng đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị phá bỏ năm 2016 trong sự phản đối của dư luận, tới nay trụ trì chùa là Hòa Thượng Thích Không Tánh vẫn chưa ổn định chỗ ở.

Published in Việt Nam

‘Hơn 15 năm trước tôi là người cực kỳ ái mộ, xem ông Nguyễn Thiện Nhân như thần tượng. Nhưng thời gian và hiện tình đất nước giúp tôi mở mắt. "Tôi nhận ra, một cá nhân dù có giỏi đến đâu, dù đạo đức cao vợi thế nào, nhưng nếu ở trong "tổ quỷ" lâu ngày rồi thì cũng phải thỏa hiệp để tồn tại, và như vậy dần biến chất đến mất chất. Nếu có tỉnh táo cố gắng giữ mình lương thiện để không hại dân hại nước thì sẽ chẳng làm được việc gì ra hồn, còn nếu dụng tâm chứng tỏ "năng lực", leo cao luồn sâu trong bộ máy cai trị ấy thì chẳng chóng thì chầy, hắn sẽ tha hóa. Vì sao ?

ntn1

Nguyễn Thiện Nhân thăm chùa Thiền Tịnh, quận 2. Ảnh : VIỆT DŨNG

Vì không có "người cộng sản tốt" ; Chỉ có người tốt chọn nhầm cộng sản và khi đã chọn nhầm thì sớm muộn cũng thành người không tốt’ – lời tự bạch của một facebooker là Nguyễn Hồng.

Vào những ngày cận tết nguyên đán 2018, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã bất ngờ đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Trong cuộc thăm viếng đột ngột này, ông Nhân còn chúc các xơ ‘giữ vững đức tin’. 

Khi đó, có ý kiến đánh giá rằng Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình. Do vậy, cuộc thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm của ông Nhân vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm thời không bị rủi ro của âm mưu giải tỏa.

Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã trở lại quá khứ Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân với lời hứa như đinh đóng cột vào năm 2006 : ‘Năm 2010 giáo viên sẽ sống được bằng lương’.

8 năm sau cái mốc 2010 đó, hàng ngàn giáo viên ở nhiều vùng thôn quê phải nghỉ việc vì lương không đủ sống, vì bị nợ lương, và vì bị cho nghỉ việc.

Tuyệt đối không thấy cựu bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cải chính một lời nào về sự cam kết của mình.

Vào đầu tháng Năm năm 2018, khi xuất hiện tin tức về Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong số 9 lô đất mà Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong chuẩn bị đưa ra đấu giá và tin tức này đã bị nhiều dư luận phản ứng mãnh liệt, có tin vỉa hè nói rằng Bí thư Nhân có ý kiến không đồng tình với việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm. Tuy nhiên sau đó, đã chẳng có một biểu hiện công khai nào của Nguyễn Thiện Nhân nhằm khẳng định cái ý tứ tốt lành đó.

Thậm chí Nguyễn Thiện Nhân đã hành động ngược lại.

Cuối tuần trước, ngay sau khi trở về Sài Gòn từ Hội nghị Trung Ương 7 ở Hà Nội, một trong những việc đầu tiên mà ông Nguyễn Thiện Nhân làm là dẫn đầu một đoàn đi thăm và tặng quà cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn Thủ Thiêm vào chiều tối ngày 12/5/2018. Các cơ sở tôn giáo ông Nhân đi thăm lần này là các cơ sở Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam "quốc doanh".

Báo đảng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Bí thư Quận 2 Nguyễn Hoài Nam đã báo cáo rằng đã có khoảng 22 cơ sở tôn giáo trong khu vực qui hoạch đã "đồng thuận di dời, bàn giao mặt bằng", chính quyền thành phố đã hoán đổi cho các cơ sở tôn giáo nhưng vị trí vị trí mới ở nơi có đầy đủ cơ sở hạ tầng, diện tích được tăng thêm 20%, giá trị bồi thường vật kiến trúc xây dựng được áp dụng cao hơn so với nhà dân 2,8 lần, hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/m² đối với phần diện tích chính điện (của cơ sở phải di dời), tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp phép xây dựng, hỗ trợ kéo điện, nước…cho quá trình thiết kế, xây dựng lại chỗ mới. v.v.

Tường thuật của báo đảng còn cho biết các chùa mà ông Nhân đến thăm rất vui khi được hỗ trợ thêm 20% đất, hỗ trợ tiền di dời, xây dựng lại chùa mới to đẹp hơn và Phật tử sẽ đông hơn.

Nguyễn Thiện Nhân đi thăm các chùa Phật giáo ở Quận 2 để làm gì, nếu không phải nhằm gián tiếp gửi thông điệp cho Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm về một vị trí mới sẽ ‘đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ nếu cơ sở Công giáo này chịu di dời ?

Cũng có nghĩa là Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vẫn còn nằm nguyên trong một âm mưu chiếm đất của cơ sở tôn giáo này.

Trong khi đó, sự biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm càng tạo điều kiện để chính quyền và các nhóm lợi ích lấp liếm rằng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm ‘nằm trong quy hoạch giải tỏa’.

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.

Nhiều thông tin cho biết chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 (đứng đằng sau là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Đến lúc này, trên sân khấu lợi ích nhóm đất vàng Thủ Thiêm không chỉ là những cái tên quá quen mặt trong quá khứ như Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang, mà còn hé lộ cả những ‘diễn viên’ mới là Nguyễn Thành Phong và Nguyễn Thiện Nhân.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 15/05/2018

Published in Diễn đàn

Dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm bị di dời vì thuộc trong 9 lô đất ở trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được bán đấu giá. Liệu rằng Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm sắp mất trong nay mai ?

nha1

Nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh : tinmungchonguoingheo.com

Thăm dò dư luận

Dư luận và nhiều người Công giáo tại Việt Nam bày tỏ sự hoang mang trước thông tin, được báo chí truyền tải vào ngày 1 tháng 5, về Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm, để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông đúng tiến độ.

Dư luận không chỉ hoang mang mà còn bức xúc khi một ngày sau đó trong cuộc họp báo, người phát ngôn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan cho biết bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc và các bộ ngành có liên quan trong vòng 20 năm qua vẫn chưa tìm thấy bản gốc.

Vào ngày 3 tháng 5, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Điệp lên tiếng với truyền thông rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm trả lời cho người dân biết là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vì ngay cả Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có.

Dư luận thắc mắc rằng dựa vào đâu mà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định di dời Nhà thờ Thủ Thiêm, có giá trị lịch sử lâu đời hơn 160 năm, và phải chăng có sự khuất tất ẩn giấu nào liên quan đến quyết định này của Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh ?

Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang dùng truyền thông để dọn đường dư luận cho ý đồ giải tỏa Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm của họ. Linh mục An-Tôn Lê Ngọc Thanh còn nhấn mạnh truyền thông liên tục đăng tin đồn thổi về Hội thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua cũng nhằm chủ ý này :

"Họ cố tình thổi Hội thánh Đức Chúa Trời, lúc thì gọi như vậy lúc thì gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, để cho người ta thấy tôn giáo nói chung và theo tinh thần Ki-tô giáo như Công giáo nói riêng là xấu, bậy bạ khiến cho những người không có tôn giáo ở Việt Nam tin theo và dẫn đến chính quyền quyết định giải tỏa nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm được dân chúng ủng hộ bởi vì đó là một thứ đạo tào lao".

Đạt được mục đích di dời ?

Đài RFA ghi nhận Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm là hai cơ sở tồn tại hơn một thế kỷ tại Thủ Thiêm, thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số ngôi trường của nhà dòng bị Nhà nước trưng thu làm cơ sở giáo dục. Một trường được sử dụng làm trường tiểu học đã bị đập phá và Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thương lượng bồi thường 50 tỷ đồng cho nhà dòng. Tuy nhiên, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm cho biết nếu ngôi trường không được chính quyền tiếp tục dùng vào mục đích giáo dục thì hãy trả lại cho nhà dòng và nhà dòng từ chối nhận số tiền bồi thường đó. Một ngôi trường khác đập phá hồi hạ tuần tháng 10 năm 2015, nhưng phải tạm dừng do gặp phải sự phản đối của nhà dòng và dư luận.

Thêm vào đó, nghĩa trang của giáo xứ Thủ Thiêm, rộng hơn 2 héc-ta cũng bị giải tỏa cách nay 2 năm, nhưng Chính quyền đã không đền bù một đồng nào cho nhà thờ. Thông tin mới nhất chúng tôi được nghe từ người phụ trách pháp lý của Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm là Chính quyền thành phố gây áp lực lên một số vị tại Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh vận động nhà thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tự nguyện di dời.

Liên quan đến tin tức Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm vừa được truyền thông loan đi, một nữ tu trong Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm cho biết không nhận được thông báo chính thức nào từ phía chính quyền. Vị nữ tu này cho biết :

"Cả chục năm nay qua trao đổi (với Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh) thì mấy soeur nói cứ để nguyên hiện trạng như vậy, mấy soeur không đồng ý. Trước sau mấy soeur vẫn giữ lập trường như thế. Còn báo chí đăng thì kệ họ cứ đăng vì đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Cho đến bây giờ vẫn chưa có gì hết".

Giáo dân Giuse-Cao Thăng Ca, người người phụ trách pháp lý của Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm, khẳng định với RFA rằng không có việc di dời xảy ra vì :

"Thực chất nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm theo quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh đến giờ phút này vẫn còn được phép tồn tại. Hiện nay vấn đề pháp lý về quy hoạch đối với hội dòng và nhà thờ không thể chối cãi và phủ nhận được. Nếu bất kỳ một người nào muốn tìm thông tin về quy hoạch về Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm chỉ cần vào trang web ‘Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh’ thì thấy bản vẽ cho đến năm 2018 nhà thờ và nhà dòng vẫn tồn tại. Mới nhất đây, ông Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh đồng ý cho công ty của Hàn Quốc là Công ty Lotte để đầu tư làm khu lõi trung tâm thành phố-khu thành phố văn minh, thì trong bản vẽ này vẫn vẽ nhà thờ và nhà dòng tồn tại".

Ông Cao Thăng Ca cho biết thêm có khoảng 3000 giáo dân tại giáo xứ Thủ Thiêm và hiện chỉ còn khoảng 400 đến 500 giáo dân vì số còn lại đã bị giải tỏa, di dời. Tuy nhiên, các gia đình giáo dân vẫn kiên trì đòi công lý, bảo vệ đất đai nhà cửa của họ và Nhà thờ Thủ Thiêm cùng Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.

"Hiện nay Cha xứ là Cha Lê Đăng Niêm, mặc dù sức khỏe của Ngài rất kém do bị tai biến nhưng Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ tài sản, bảo vệ đoàn chiên. Ngài là tấm gương sáng cho giáo dân noi theo. Thành ra, chúng tôi cũng cương quyết gìn giữ và bảo vệ được nhà thờ, không cho bất kỳ một thế lực hay nhóm lợi ích nào xâm hại đến nhà thờ".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận truyền thông mạng xã hội mấy ngày qua tiếp tục có những ý kiến gửi đến Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần phải gìn giữ Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm vì đó không chỉ là công trình tôn giáo mang giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc nghệ thuật mà còn là biểu tượng nối liền quá khứ và hiện tại của thành phố.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 03/05/2018

Published in Diễn đàn

Trong não trạng và thói quen lâu năm hầu như chưa có gì thay đổi, không một quan chức cao cấp và cả trung cấp nào muốn đến thăm hỏi hoặc chào xã giao một "đối tượng" sắp bị giải tỏa, nhất là đối tượng đó thuộc loại "nhạy cảm".

thuthiem1

Hiện tượng lạ : ông Nguyễn Thiện Nhân chúc các sơ Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm "giữ vững đức tin"
Ảnh : Tuổi Trẻ

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã từ nhiều năm qua nằm trong danh sách "đối tượng giải tỏa", cho dù cơ sở Công giáo này đã có lịch sử tồn tại đến 170 năm và được khá nhiều tổ chức quốc tế về tôn giáo lẫn chính trị và môi trường quan tâm chia sẻ. 

Vì thế, cuộc đến thăm ngày 10/2/2018 của Nguyễn Thiện Nhân – một ủy viên bộ chính trị và là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm – có thể xem là hiện tượng "lạ".

Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình.

"Tiếp quản" di sản của cựu bí thư thành ủy Đinh La Thăng từ tháng 5/2017, nhưng Nguyễn Thiện Nhân đã có vẻ rút được "bài học kinh nghiệm sâu sắc" từ ông Thăng. So với thói ồn ào khoa trương lẫn chơi nổi của Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân tỏ ra lặng lẽ và kín đáo hơn nhiều. Một trong những tiêu chí so sánh giữa hai nhân vật cao cấp này là tần suất xuất hiện trên mặt báo nhà nước của Nguyễn Thiện Nhân là ít hơn hẳn Đinh La Thăng.

Chí ít, việc một nhân vật thận trọng và thủ thế cao độ như Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào những này cận tết nguyên đán 2018 cho thấy cơ sở Công giáo này đã tạm thoát khỏi "danh sách tử thần" và do đó tạm an toàn. Kết luận sơ bộ này phù hợp với tình hình êm ắng tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm từ giữa năm 2017 đến nay, sau những can thiệp nhất định của Tổng lãnh sự quán Canada và trước đó là một chuyến viếng thăm chia sẻ của Hồng y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hồi đầu năm 2016.

Trong chiến dịch giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đặc biệt mang tính "lấy thịt đè người" vào năm 2015, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 đã chỉ cử những quan chức cấp thấp đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để vừa chiêu dụ vừa đe dọa các sơ. Sau đó là một lực lượng đông đảo lên đến vài trăm người vừa công an vừa dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước đã bao vây cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một thủ đoạn tạo áp lực nặng nề về tâm lý để khiến các sơ hoặc phải tự nguyện rời bỏ mảnh đất rộng nhiều hecta có giá thị trường đến hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông này, hoặc phải chấp nhận một đơn giá bồi thường đất đai rẻ mạt của chính quyền.

Cũng vào năm 2015, nghe nói chính quyền ở Sài Gòn đã "cân lên đặt xuống" giữa chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xem "cái nào giải tỏa trắng dễ hơn."

Cuối cùng, Đinh La Thăng đã hạ lệnh cho "phá chùa". Chùa Liên Trì đã bị quân của ông Thăng ủi sạch chỉ trong một buổi sáng.

thuthiem2

Ông Lê Thanh Hải trao tặng Huy hiệu biểu dương của thành phố cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát - Ảnh minh họa

Rõ là tiền vẫn trên hết. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.

Khi còn là bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên đới không hề trừu tượng với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường đối với người dân bản địa.

Nhiều thông tin cho biết chính quyền quận 2 (đứng đằng sau là chính quyền thành phố mà người "đại diện" chính là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Trước hành động đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào tháng Mười, 2015, có dư luận cho rằng một động cơ có thể là trước khi chính thức rời cương vị lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và sau đó không loại trừ khả năng sẽ "về vườn," cựu Bí thư Lê Thanh Hải muốn tỏ rõ một "trách nhiệm cuối cùng" để lấy về "đất sạch" cho các đối tác đầu tư của ông ta.

Nhưng do số phận chính trị của cựu Bí thư Hải đã trở nên chơi vơi sau đại hội 12, số phận của các dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng chơi vơi không kém.

Gần đây, xuất hiện những đồn đoán về việc "Trung ương đánh Lê Thanh Hải và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát". Nếu đúng với đồn đoán có vẻ có cơ sở này, "thế và lực" của ông Lê Thanh Hải đã gần như "chìm" hẳn, và số phận của ông ta lẫn Vạn Thịnh Phát sẽ được chung quyết nội trong năm 2018 này. 

Trong khi đó, không phải tất cả nhưng phần lớn dàn lãnh đạo mới của thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, là những người chưa bị dư luận dị nghị nhiều về việc "dính" với các dự án Thủ Thiêm của giới quan chức. Không một ai muốn bị biến thành kẻ đổ vỏ cho người khác ăn ốc.

Ít nhất, chuyến thăm của Nguyễn Thiện Nhân tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm an toàn, tương lai của Lê Thanh Hải là rất bấp bênh, còn chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh dường như muốn chứng tỏ với Vatican rằng họ không còn quá "sắc máu" trong cơ chế áp chế Công giáo.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 13/02/2018

Published in Diễn đàn

"Tin đồn" về việc chính quyền quận 2 sẽ giải tỏa khu trường học của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xuất hiện vào Tháng Hai, lập tức thu hút sự chú ý và chia sẻ từ cộng đồng mạng, giới Công Giáo và những người yêu quý di sản văn hóa. Sau vài lần chứng kiến "giải tỏa hụt" tại đây, công luận nhân quyền một lần nữa lại dậy sóng.

thuthiem1

"Tin đồn" về việc chính quyền quận 2 sẽ giải tỏa khu trường học của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xuất hiện vào Tháng Hai

Tổng lãnh sự Canada tại Sài Gòn đã phải đưa ra lời cảnh báo về tương lai cận kề giải tỏa trắng tu viện này và nhà thờ Thủ Thiêm, hàm ý rằng các di sản của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm còn lâu đời hơn cả Canada, đồng thời lên tiếng cảnh báo việc nhà cầm quyền thành phố dự định phá dỡ cơ sở tôn giáo này.

Thế nhưng từ đó đến nay lại chưa có động tĩnh gì từ phía chính quyền. Phía trước nhà thờ vẫn thậm thụt láo lác vài ba nhân viên an ninh, nhưng không thấy hiện ra xe ủi theo kiểu "cày sâu cuốc bẫm".

Vậy vì sao "tin đồn" giải tỏa xuất hiện và nhằm mục đích gì ?

Quá khứ "tin đồn"

"Tin đồn" trên lại có nét khá tương đồng với "tin đồn" sẽ cưỡng chế và giải tỏa chùa Liên Trì của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, xuất hiện đều đặn hàng năm và đặc biệt trước Tháng Tám, 2016. Cứ thỉnh thoảng, Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, lại được Phật tử nào đó cho biết là chính quyền quận 2 "sẽ cưỡng chế chùa vào ngày X…". Nhưng điều lạ lùng là có vẻ những nạn nhân tương lai của vụ giải tỏa không mấy tự hỏi là làm sao Phật tử lại có thể biết được kế hoạch chi tiết ngày giờ cưỡng chế giải tỏa của chính quyền – những chi tiết luôn nằm trong độ "tuyệt mật" của ngành công an, dù là công an cấp quận ?

Tất nhiên, sau tin tức đầy đe dọa đó được đưa ra, cả chùa mất ngủ, còn Thầy Không Tánh lên huyết áp. Không khí trong chùa vào thời gian gần "ngày X" căng như dây đàn. Thông tin về giải tỏa chùa cũng được đưa lên mạng xã hội và gửi đến các cơ quan ngoại giao lẫn các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Nhưng đến "ngày X", mọi chuyện vẫn yên tĩnh. Chỉ có công an mặc thường phục lượn lờ xung quanh chùa.

Phải đến vài ba lần sau khi có "tin đồn" tương tự trên, cũng là vài ba lần Hòa Thượng Thích Không Tánh đau tim và phải đi bệnh viện, chùa Liên Trì mới chính thức bị một lực lượng cưỡng chế lên tới vài ba trăm công an và dân phòng. Thời điểm giải tỏa đó – Tháng Tám, 2016 – lại khá bất lợi cho chùa Liên Trì : quan hệ Việt – Mỹ bất chợt lạnh đi dù Tổng Thống Mỹ Barack Obama vừa khoát tay gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, còn công an Việt Nam thì vừa ngạo mạn "Việt Nam sẽ vào TPP mà chẳng cần thả đứa nào" vừa bắt đầu khởi động chiến dịch "bắt người", trong lúc giới chức sắc tôn giáo ly khai bị gia tăng đàn áp.

Tiền vẫn trên hết

Giờ đây, "tin đồn" tái xuất dành cho giới tu sĩ hiền lành, thậm chí hiền lành thái quá, của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Hiện thời cũng là giai đoạn chưa có gì khả quan về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Ngay trước khi "tin đồn" trên xuất hiện, hàng loạt người bất đồng chính kiến bị công an bắt bớ, hàng loạt người khác bị "côn đồ công vụ" đánh đập dã man, một cuộc tuần hành khiếu kiện của bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc ở miền Trung bị công an Nghệ An hành hung không thương tiếc. Trong khi đó, quan hệ giữa Vatican với chính quyền Việt Nam vẫn chưa đạt được "quan hệ đầy đủ" khi tòa thánh vẫn chưa quyết định đặt đại diện thường trú tại Việt Nam.

Rõ là tiền vẫn trên hết. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, có diện tích đến vài chục ngàn mét vuông với giá thị trường lên đến hàng trăm triệu đồng/mét vuông, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.

Vào năm 2015, dòng phải chịu một cơn hoảng loạn khi chính quyền quận 2 kéo vài trăm công an và dân phòng định giải tỏa khu trường học. Tuy nhiên, chiến dịch này phải tạm ngưng lại do bị cộng đồng quốc tế và giới Công Giáo phản ứng quyết liệt.

Cũng vào năm 2015, nghe nói chính quyền ở Sài Gòn đã "cân lên đặt xuống" giữa chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xem "cái nào giải tỏa trắng dễ hơn". Nếu xét về bản lĩnh, rõ ràng Hòa Thượng Thích Không Tánh thuộc dạng "cứng đầu" hơn nhiều so với các soeur ở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. So với thái độ dứt khoát không nhận bồi thường của hòa thượng, các soeur lại có vẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu thống nhất và không mấy quyết liệt vạch rõ âm mưu chiếm đất của dòng tu này. Chính cách cư xử quá "mềm" như thế có thể ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Công Giáo Việt Nam và sự tồn vong của dòng.

Nhưng dòng này lại được sự quan tâm đặc biệt của không chỉ của Giáo Hội Công Giáo trong nước mà cả giáo hội khắp thế giới. Chuyến thăm của Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đến dòng hồi đầu năm 2016 đủ nói lên mối quan tâm đó.

Thế là thay vì "bứng" Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm trước, chùa Liên Trì đã bị chính quyền thành phố cho "thế mạng". Vai trò của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lại luôn bị chính quyền Việt Nam đặt ngoài vòng pháp luật, càng khiến chùa trở thành ốc đảo chơ vơ dễ bị xâm phạm hơn.

"Ném đá dò đường"

Sau khi chùa Liên Trì bị san phẳng không còn bất kỳ vết tích gì, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đương nhiên nằm trong "tầm ngắm" của chính quyền. Nhiều thông tin cho biết chính quyền quận 2 (đứng đằng sau là chính quyền thành phố) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ không buông tha cho dòng.

So với chùa Liên Trì chỉ có diện tích hơn 600 thước vuông, khu đất quá rộng của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sẽ là phần thưởng xứng đáng cho giới tài phiệt có đủ dũng khí "vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Cái cách xuất hiện "tin đồn" về giải tỏa khu trường học của dòng Tháng Hai rất có thể là một động tác "ném đá dò đường", tuân thủ chặt chẽ chiến thuật tạo tác động tâm lý và từ đó gây khủng bố tâm lý hàng giáo phẩm giáo hội Công Giáo, vượt quá sức chịu đựng của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm khiến giới các vị nơi đây buộc phải xống áo ra đi vào một ngày nào đó.

Nếu không bị cộng đồng và dư luận trong ngoài nước phản ứng mạnh mẽ, việc chính quyền làm nhiều cách để lấn ép các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và giải tỏa khu nhà thờ này sẽ chỉ còn là thời gian nào trong năm 2017 mà thôi.

Phạm Chí Dũng

Người Việt, 12/03/2017

Published in Diễn đàn