Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) tạm thời hoãn ký kết, vì "lý do kỹ thuật", nhưng đằng sau nó là câu chuyện nhân quyền với Luật an ninh mạng và những trấn áp mà Nhà nước Việt Nam tiến hành trong năm 2018.

hoan1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Châu Âu (INTA) Bernd Lange tại Hà Nội ngày 15/09/2017 - VNA / VNS Ảnh Văn Điệp

VOA Tiếng Việt đặt một cái tiêu đề rất đau cho bản thân ông Thủ tướng, với EVFTA bị hoãn phê chuẩn trong lúc Thủ tướng Việt Nam đang "vận động" ở Davos.

Các báo nhà nước như VTV, VOV, Nhân Dân,… đưa tin về hoạt động của Thủ tướng Phúc, trong đó bao gồm gặp gỡ các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Apple – những đối tượng bị báo chí nhà nước răn đe trong đợt đầu năm nay,.. nhằm vận động các tập đoàn toàn cầu thúc đẩy để Liên minh Châu Âu sớm ký chính thức và phê chuẩn EVFTA.

Trục trặc "kỹ thuật" trong những ngày cuối năm (âm lịch) trở thành món quà không hề tốt lành lắm đối với Nhà nước Việt Nam cũng như bản thân ông Thủ tướng. Bởi lẽ, đây là hiệp định thương mại cực kỳ quan trọng trợ giúp cho nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi vũng lầy, khi mà đối tác EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Và cùng với việc hoãn ký kết EVFTA cùng với việc chưa xóa thẻ vàng chống lại xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU khiến cho mọi sự nỗ lực của Thủ tướng bị xóa sổ trong phút chốc.

Sự cố nêu trên, đặt ở một góc nhìn nào đó - rõ ràng – trở thành một bài học về cái gọi là : ứng xử phù hợp với thông lệ quốc tế. Bao gồm tuân thủ về mặt hành động trong các cam kết nhân quyền, hơn là tiếp tục thực thi chính sách hình thức về mặt nhân quyền kéo dài hàng thập niên qua, dưới lớp bọc "an ninh quốc gia". Sự tùy tiện trong áp dụng luật pháp trong nước không nên trở thành "thông lệ" khi thực thi cam kết các công ước về nhân quyền.

Hà Nội chưa bao giờ thực tâm hiểu được điều nêu trên, bởi họ luôn tin tưởng trình độ "đu dây" và "lách luật" nhân quyền của mình. Khi trong nước có thêm một lãnh đạo quyền lực, đứng đầu chức vụ Chủ tịch nước, người sẵn sàng bẻ cong Hiến Pháp và đặt nó nằm bên dưới Cương lĩnh Đảng, thì "đu dây" và "lách luật" càng trở nên mạnh bạo hơn bao giờ hết. Nhưng càng làm như thế, thì lại càng khiến ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp nhiều khó khăn trong thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế.

Từng là Phó Thủ tướng dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, và giờ ông Phúc lại là người sửa chữa, thu dọn di sản tệ hại do người tiền nhiệm để lại. Cơ cấu hóa lại nền kinh tế trở thành một tiêu chính trị mà ông Nguyễn Xuân Phúc theo đuổi để đạt được một giá trị chính trị trong tương lai. Nhưng trên hết, nền kinh tế không nên quá bi đát để làm phát sinh ra những mâu thuẫn xã hội tiềm tàng.

Nắm giữ chức vụ Thủ tướng vào năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tính xông xáo của mình trong các sự việc phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội qua các lần "chỉ đạo", từ chống hình sự hóa hành chính qua vụ quán café Xin Chào, cho đến các chỉ đạo liên quan đến tai nạn giao thông, quy đổi tiền tệ,… Và cao nhất là liên quan đến dự luật về đặc khu. Điều này cho thấy một sự "tỉ mỉ" và có phần "tâm huyết" trong điều hành quản trị quốc gia, bản thân ông Thủ tướng cũng thẳng thắn thừa những các khiếm khuyết về mặt cơ chế qua quan điểm "trên nóng dưới lạnh" và chuyện tham nhũng (sân sau) trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nằm trong một cơ chế khó, nơi mà "1 người xây dựng 90 thằng phá, 9 thằng ngồi chơi". Và đó là lý do vì sao mà dù đã đặt quyết tâm chính trị lên cao nhất, nhưng cải cách doanh nghiệp nhà nước (tích hợp sứ mệnh chống tham nhũng) bị thất bại, và nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu 5 năm trong cắt giảm mạnh số lượng doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn xuống còn 103 vào năm 2020 từ 583 vào năm 2016, khi con số này vẫn còn hơn 500 cuối năm 2018.

"Trăm dâu đổ đầu tằm" giờ đây trở thành câu thành ngữ miêu tả đúng tâm trạng và hoàn cảnh của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi ông phải tiếp tục vừa dọn dẹp di sản người tiền nhiệm, lại vừa dọn tiếp những hệ quả mà người "đồng chí Nguyễn Phú Trọng" thải ra, liên quan đến câu chuyện "trấn áp nhân quyền, bảo vệ chế độ". Hoãn ký lần này gián tiếp đưa Việt Nam tiến gần sát hơn cảnh báo : Nếu lỡ cơ hội này thì không ai biết điều gì sẽ diễn ra trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện Châu Âu.

Trong một khía cạnh khác, việc một số nhà hoạt động nhân quyền đón nhận tin hoãn ký kết EVFTA với tâm trạng phấn khởi không phải là vì "họ dân chủ cuội, yêu nước vờ, và trong lòng họ chỉ có mỗi nỗi hận thù. Mong muốn duy nhất của họ là đạp đổ chế độ bằng mọi giá" như Facebooker Trần Quốc Quân đánh giá, mà họ đơn giản muốn Hà Nội tuân thủ luật chơi quốc tế (trong đó có cam kết nhân quyền) hơn là cách ứng xử kỳ quặc như trước đây. Và phẩm giá con người phải được thực thi thay vì đánh tráo.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 26/01/2019

Published in Diễn đàn

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, chính quyền Việt Nam và giới chuyên gia ‘phản biện trung thành’ không giấu nổi vui mừng khi thông báo tin tức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý, đồng thời thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (IPA).

evfta1

Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh (phải) và đại diện EU kết thúc quá trình rà soát pháp lý EVFTA. Ảnh : ANTĐ

IPA là hiệp định mang nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS), được tách riêng ra khỏi Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU. Về thực chất, đây là phương án 2 trong hai phương án – được đặt ra bởi hai đoàn đàm phán của EU và Việt Nam – nhằm kết thúc quá trình rà soát pháp lý EVFTA được đặt ra trước đây.

Trong đó, phương án 1 là không có IPA nhưng thời gian đàm phán sẽ lâu hơn một số tháng, có thể là nhiều tháng hoặc vài ba năm. Sau một thời gian đôn đáo vận động và đã phải liên tục cử các đoàn ‘quốc tế vận’ của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và cả Trưởng ban đối ngoại trung ương Hoàng Bình Quân đi các nước Thụy Sĩ, Bỉ, Slovakia, Hungary… nhưng vẫn không mang lại kết quả rõ rệt nào, cuối cùng phía Việt Nam đã chọn phương án 2 ‘ăn non’ nhưng không ăn chắc, tức tách rời IPA khỏi EVFTA để EVFTA được kết thúc rà soát pháp lý sớm hơn và do vậy cũng mang lại hy vọng được thông qua nhanh hơn.

Tuy nhiên trong tiến trình thực tế, EVFTA đã trở thành một ‘con rùa’ mà đã khiến giới chóp bu Việt Nam không ít lần công khai bày tỏ thái độ sốt ruột và cả ‘lên máu’.

Mặc dù đã kết thúc giai đoạn đàm phán từ tháng Mười Hai năm 2015 – thời điểm mà hệ thống tuyên giáo cùng báo đảng Việt Nam khoa trương hết lời về ‘sẽ phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2016’, phải mất đến hai năm rưỡi sau đó hiệp định ngổn ngang này mới kết thúc giai đoạn rà soát pháp lý, trong khi thông thường khoảng thời gian rà soát pháp lý đối với những hiệp định tương tự chỉ mất từ 6 tháng đến 1 năm.

Không phải ngẫu nhiên mà thời kỳ rà soát pháp lý cho EVFTA kéo dài quá lâu như thế.

Tuy cho tới nay phía EU vẫn chưa quá bức xúc với tình trạng thâm hụt thương mại hai chiều với Việt Nam như việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục gây sức ép vì Việt Nam đã xuất siêu đến gần ba chục tỷ USD vào thị trường Mỹ hàng năm, nhưng nguồn cơn đầu tiên của sự chậm chạp EVFTA có lẽ thuộc về ‘thẻ vàng hải sản’ – phản ánh một quá trình hành vi rất thiếu ‘fair-play’ của Việt Nam đối với EU.

Cộng hưởng với tình trạng nhôm và thép Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ với khối lượng lớn nhưng phần lớn trong số đó lại có nguồn gốc Trung Quốc, rất có thể người Mỹ và EU đã phải đặt vấn đề một cách nghiêm trọng về hành vi gian lận thương mại của các doanh nghiệp và cả giới quản lý điều hành ở Việt Nam, để từ đó phải xem xét lại có nên thông qua nhanh chóng Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ và EVFTA hay không.

Nguồn cơn thứ hai là nhân quyền.

Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của Châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, "EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".

Đến đầu tháng Sáu năm 2018 thì sự việc trở nên rõ hơn nhiều. Tờ Nhật báo Frankfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) của Đức cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do "trong thời gian tới đây". Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.

Cũng theo thông tin của nhật báo này, một phần của sự nhượng bộ từ phía Việt Nam cũng là việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài.

Với những vụ trả tự do như thế, Hà Nội hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ kinh tế với nước Đức và EU, báo FAZ tường thuật. Đại diện EU cũng nói với Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng Châu Âu. Thuộc vào trong số những nhượng bộ về ngoại giao của Việt Nam cũng là việc cải thiện những điều kiện giam giữ cho các tù nhân chính trị khác.

Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 29/06/2018

Published in Diễn đàn

Thỏa thun thương mi vi Liên minh Châu Âu (EU) d kiến s được phê chun trong năm nay s thúc đy tăng trưởng ca nn kinh tế xut khu ca Vit Nam mà không cần đến s tr giúp t th trường M, các nhà phân tích nói.

fta1

Công nhân làm việc ti mt xưởng may mc tnh Vĩnh Phúc.

Hiệp đnh thương mi t do Vit Nam - Liên minh Châu Âu đã hoàn tt đàm phán năm 2015, nếu được ký kết, s giúp đy tc đ tăng trưởng kinh tế hàng năm ca Vit Nam thêm na phn trăm, tức trên 7% vào năm 2019, theo s liu t công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates.

Ba thành viên của khi liên hip 28 quc gia Châu Âu này là Đc, Hà Lan và Vương quc Anh đã chiếm đế 9% tng lượng xut khu t Vit Nam.

Bộ Công Thương Vit Nam hôm 26/6 cho biết hai bên đã hoàn tt quá trình rà soát pháp lý cho tha thun này, theo Nhân Dân, trang web tin tc ca Đng Cng sn Vit Nam.

Thỏa thun được các nhà đàm phán ký vào tháng 12 năm 2015 cn phi được Ngh vin Châu Âu cũng như các nhà lp pháp Vit Nam thông qua.

Adam McCarty, kinh tế gia trưởng ca Mekong Economics ti th đô Hà Ni cho rng : "Hip đnh s giúp Vit Nam tiếp cn tt hơn vi th trường Châu Âu, không ch là hàng may mc và giày dép thông thường, mà còn hi sn và các loi nông sn chế biến khác. Nói chung là rt tt".

Các đối tác thương mi hàng đu

Liên minh Châu Âu, với th trường khong 500 triu người, là đi tác thương mi s 3 ca Vit Nam, sau Trung Quc và Hoa Kỳ. Trao đi thương mi năm ngoái đt khong 50,4 t USD.

Việt Nam da vào xut khu hàng may mc, ph tùng ô tô và hàng đin t gia dng đ kích thích GDP, vn đã mc cao trên thế gii. Quc gia Đông Nam Á từng hy vng Hip đnh Thương mi Đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) s m con đường min thuế vào th trường Hoa Kỳ cho đến khi Tng thng M Donald Trump rút M ra khi hip đnh này vào năm ngoái.

Thỏa thun gia EU và Vit Nam s giúp b thuế nhập khu hơn 99% trên tt c hàng hóa trong vòng mt thp niên và m ca cho Vit Nam vào các dch v ca Châu Âu như chăm sóc sc khe, đóng gói và t chc hi ngh.

"Nó sẽ không th bù đp được, bi vì M vn là nn kinh tế ln nht và quan trng nht, nng nó mang li cơ hi cho doanh nghip", Song Seng Wun, mt chuyên gia kinh tế chuyên v Đông Nam Á thuc đơn v ngân hàng tư nhân ca CIMB Singapore nhn đnh.

Liên minh Châu Âu theo đuổi tha thun thương mi vi Vit Nam đ các công ty ca h có thể tiếp cn tt hơn th trường tiêu dùng đang ngày càng thnh vượng vi khong 93 triu dân. Các nhà đu tư nước ngoài thích Vit Nam vì giá nhân công r, to ra công ăn vic làm trong nước nhm thúc đy chi tiêu ca người tiêu dùng.

Việc ct gim thuế quan sẽ giúp nhp khu các mt hàng xa x ca Châu Âu vào Vit Nam, Maxfield Brown, cng s cp cao ca công ty tư vn Dezan Shira & Associates ti thành ph H Chí Minh cho biết.

Hiệp đnh cũng s giúp EU đi vào Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN), là khối 10 quốc gia mà Vit Nam là mt trong nhng thành viên.

EU đã không đạt được tha thun thương mi vi hip hi này vào năm 2009, sau 2 năm đàm phán, mt phn vì ASEAN không th hòa gii các chương trình ngh s khác nhau ca tt c các quc gia thành viên.

Các bước cui cùng

Các nhà phân tích nói rằng cuc hp ca B Công thương Vit Nam trong tháng này vi y viên thương mi ca EU cho thy hip đnh gn như đã hoàn tt. Hai bên đã "đt được đng thun" ti cuc hp, trên tt c mi ni dung ca tha thun bo v đu tư, theo Nhân Dân.

Trong một tình hung có th xy ra, vào năm ngoái, các thành viên ca Ngh vin Châu Âu đã lên tiếng bày t quan ngi v nhân quyn ti Vit Nam. Mt s người đ xut phi có thêm tranh lun ti Vit Nam v quyn chính tr và tự do ngôn lun.

"Việt Nam có th mun có được tha thun thương mi cui cùng đ xóa b vic EU phân loi Vit Nam là mt nn kinh tế phi th trường", chuyên gia McCarty nói. "Ch đnh đó s giúp gii phóng lĩnh vc thương mi giày dép ca Vit Nam", ông nói.

Chuyên gia này cho rằng nhng quy đnh mà EU đt ra hin nay đ chng bán phá giá hàng nhp khu t Vit Nam, đang khiến Hà Ni "đau đu".

Đầu tư ca Châu Âu ti Vit Nam tăng lên trong hai năm qua vi kỳ vng hip đnh thương mi t do s hoàn thành, ông Brown nói.

Tính đến năm ngoái, 24 quc gia t Châu Âu đã thc hin tng cng 2.000 khon đu tư ti Vit Nam, đt tng tr giá 21,5 t USD.

Đầu tư trc tiếp nước ngoài (FDI) ti các nhà máy sn xut hàng xut khu ch yếu vn đến các quc gia Châu Á như Nht Bn, Singapore và Hàn Quc.

"Đã đạt ti giai đon này thì cn phi có mt s khích l cho c hai bên đ vượt qua vch đích và m ra th trường cho các nhà sn xut và xut khu Châu Âu, còn Vit Nam nhn được nhiu FDI hơn", chuyên gia Brown nói.

Ralph Jennings

Nguồn : VOA, 29/06/2018

Published in Diễn đàn