Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức, công dân được tự do lập hội. Liên Âu sẽ đình chỉ thương mại nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Cùng với những ích lợi về kinh tế mà hai bên có được, Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên Âu (EVFTA) còn ràng buộc Việt Nam thay đổi tình trạng nhân quyền tồi tệ từ ngày cộng sản nắm quyền đến nay.

Các cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam cần dựa vào các cam kết thay đổi của nhà cầm quyền Hà Nội để thúc đẩy cho một Việt Nam văn minh.

Liên Âu khẳng định đây là hiệp định tiên tiến nhất. Bởi lần đầu tiên tổ chức này ký hiệp định thương mại với một nước chỉ mới bắt đầu phát triển. Việt Nam còn nhiều cách biệt về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Ngoài thương mại, nhà cầm quyền cộng sản còn phải cam kết về nhân quyền, môi trường…

evfta1

Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU nói: “Lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia”

Bởi chưa tin vào cộng sản Việt Nam mà EVFTA không được thông qua một cách dễ dàng. Trong số 633 của Nghị viện châu Âu tham gia có đến 192 người phản đối và 40 bỏ phiếu trắng. Hiệp định này cũng đã bị chậm lại vài năm do vi phạm nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Trước đó, đã có nhiều tiếng nói, có cả hắn vận động cho việc chưa thông qua hiệp định này cho đến khi Việt Nam có những thay đổi về tình trạng nhân quyền trong nước. Nổi bật nhất 68 tổ chức phi chính phủ đã vận động cho việc Nghị viện Châu Âu không phê chuẩn hiệp định do sự bi đát về thực tế nhân quyền tại Việt Nam.

Tuy nhiên, khi hiệp định được thông qua phải thấy ở đây một cơ hội thoát Trung. Việt Nam tránh được con đường mà các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Philiphine, Myanmar đang đi vào sự lệ thuộc Trung Quốc.

Hắn đồng tình với tuyên bố của Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU: “Lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia”. “Đây là lý do vì sao Nghị viện EU bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó, chúng ta đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời đảm bảo tiếng nói của EU có sức mạnh hơn trước”.

Thực tế tại một số quốc gia trong khu vực đáng là bài học để cho mọi người Việt hy vọng.

Trong khi các nước dân chủ từ châu Á, qua châu Âu, sang châu Mỹ… còn ngại ngần với Campuchia và phản đối cách đàn áp đối lập của Hunsen, thì Trung Quốc không hề có thái độ này. Thay vào đó Trung Quốc dùng vốn vay để gây ảnh hưởng. Các nhà đầu tư từ Trung Quốc đã chi phối nhiều mặt trong xã hội Khơ Me. Campuchia trở thành đồng minh tin cậy nhất của Trung Quốc trên thế giới. Quốc gia này trở thành cánh tay nối dài của Trung Quốc, gây chia rẽ trong nội bộ các nước Đông Nam Á.

Chính sách gây ảnh hưởng của Trung Quốc trên đất Lào cũng không khác mấy. Và họ đã thành công trong việc kéo Lào về phía mình từ tay Việt Nam.

Tại Myanmar, Trung Quốc từng là chỗ dựa về nhiều mặt của chính quyền quân sự trước đây. Tuy khi quốc gia này chuyển mình sang dân chủ, nhiều dự án đầu tư lớn của Trung Quốc sau đó đã được xem xét lại. Nhưng trước việc thế giới lên án việc thế lực quân sự tại Myanmar đàn áp người Rohingya. Trung Quốc vẫn không lên tiếng, dùng quyền phủ quyết. Họ đã trở thành chỗ dựa của Myanmar trong những hồ sơ quốc tế.

Philiphine quốc gia có sự mâu thuẫn gay gắt với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hãi. Tổng thống trong nhiệm kỳ trước đã kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài thường trực quốc tế và đã thắng. Tuy nhiên đến thời tổng thống Rodrigo Duterte thì lại quay cầu phục Trung Quốc. Ông Duterte quay sang Trung Quốc, Nga… bởi hai quốc gia này không lên án ông vi phạm về quyền con người, chuẩn mực luật pháp trong cuộc chiến chống lại việc buôn lậu ma túy.

Mạnh về kinh tế, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ thể hiện một quốc gia tử tế, có trách nhiệm. Họ sẵn sàng cộng tác với các thể chế, nguyên thủ độc tài. Việc cho vay của Trung Quốc không ràng buộc các điều kiện về tự do, dân chủ, nhân quyền như các nước, định ước dân chủ phát triển khác. Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để kéo các thể chế phản dân chủ về cùng phe.

Với Hiệp định EVFTA, ngoài sự hội nhập về kinh tế, việc được chơi cùng sân với các nước, tổ chức dân chủ, phát triển là cơ hội để Việt Nam thoát ra khỏi vòng tay Trung Quốc.

Nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thất hứa, các lực lượng tiến bộ cùng đi kiện họ, thúc đẩy liên Âu ngưng hiệp định. Doanh nghiệp, người dân chắc sẽ không chịu ngồi im để mất món lợi họ đang có được.

Võ Ngọc Ánh (16/2/2020)

Published in Diễn đàn

Nhân quyền cho Việt Nam, cơ hội cho Dân biểu Châu Âu trước khi bỏ phiếu EVFTA

Claudio Francavilla, RFA, 07/02/2020

Vào ngày 11/2 tới đây, Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu đối với Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (EVFTA). Đây là lần bỏ phiếu quan trọng quyết định việc hiệp định có đi vào hiệu lực hay không. Đã có nhiều tiếng nói từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, thúc giục các Dân biểu Châu Âu bỏ phiếu hoãn việc thực hiện EVFTA cho đến khi Việt Nam thực sự có cải thiện về nhân quyền. Các tổ chức nhân quyền quốc tế hy vọng gì vào lần bỏ phiếu tới ? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Claudio Francavilla, đại diện của Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) tại Châu Âu về chiến dịch vận động này.

evfta1

Hình minh họa.Ủy viên Thương mại của Châu Âu Cecilia Malmstrom (trái), Bộ trưởng Môi trường Kinh doanh, Thương mại và Doan nghiệp Romaia Stefan Radu Oprea (giữa) và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (phải) ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019 AFP

RFA : Hôm 4/2 vừa qua, tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế cùng một số các tổ chức phi chính phủ khác đã gửi thư đến Nghị viện Châu Âu trước khi Nghị viện nhóm họp để bỏ phiếu cho Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên HRW gửi thư đến Nghị viện Châu Âu để thúc giục việc hoãn EVFTA, nhưng lần bỏ phiếu hồi tháng 1 vừa qua của Ủy ban Thương mại Quốc tế vẫn có kết quả là đồng ý với hiệp định. Vậy các ông có hy vọng gì vào lần gửi thư lần này ?

Claudio Francavilla : Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi gửi thư thế này. Khoảng 1 năm rưỡi trước đây chúng tôi cũng đã gửi thư rồi và cả hồi tháng 1 năm 2019 chúng tôi cũng gửi thư thúc giục các Dân biểu Châu Âu gây sức ép, yêu cầu Việt Nam phải có những nhượng bộ trong vấn đề nhân quyền.

hy vọng và mục đích vẫn không thay đổi, đó là để các dân biểu Châu Âu nhận thấy đây là cơ hội chưa từng có trước đây để có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để có được những cải thiện nhân quyền chắc chắn từ Hà Nội. Nếu không làm vậy mà vẫn đồng ý với Hiệp định trong khi chưa có những cải thiện có ý nghĩa về vấn đề nhân quyền, có nghĩa là họ đã phí phạm mất cơ hội này.

RFA : Ông có nghĩ là phía vận động có đủ phiếu bầu lần này, vì lần trước chỉ có 6 phiếu bầu không và 29 phiếu bầu đồng ý.

evfta2

Biểu tình trước Nghị viện Châu Âu hôm 21/1/2020 phản đối EVFTA Photo : RFA

Claudio Francavilla : Tất nhiên kết quả bỏ phiếu ở Ủy ban Thương mại Quốc tế không phải là điều chúng tôi không dự đoán trước. Tất nhiên, các Dân biểu về thương mại chủ yếu chú ý vào các vấn đề thương mại và không quan tâm lắm đến các vấn đề khác như nhân quyền chẳng hạn. Và điều này là bất chấp những khuyến cáo mạnh mẽ từ nhiều Dân biểu khác như các Dân biểu Saskia Bricmont và Dân biểu Kirton Darling và một số Dân biểu khác. Họ đã cố gắng thuyết phục các Dân biểu khác hoãn lại việc bỏ phiếu này. Cùng lúc, chúng tôi cũng có được ý kiến từ Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện đòi hoãn bỏ phiếu. Tuy nhiên những lời kêu gọi này đã bị các Dân biểu thương mại bỏ qua. Tuy nhiên, các Dân biểu đã biết nhiều hơn về tình hình ở Việt Nam. Vào lúc này, có nhiều các Dân biểu và các nhóm liên tục tìm cách thuyết phục các đồng nghiệp của họ để hoãn lại việc thực hiện Hiệp định trong cuộc bỏ phiếu tới. Các tổ chức phi chính phủ cũng làm tương tự và chúng tôi hy vọng những nỗ lực này sẽ đạt được kết quả.

RFA : Đã có nhiều sức ép từ phía EU lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền, bao gồm cả nghị quyết từ Nghị viện Châu Âu hồi năm 2018. Tuy nhiên, theo nhận định của HRW thì tình hình nhân quyền của Việt Nam vẫn xuống dốc. Ông nhận định thế nào về điều này ?

Claudio Francavilla : Tôi nghĩ các sức ép đã không được chắc chắn và thực chất như đáng ra phải vậy. Các nghị quyết không phải là các công cụ có tính ràng buộc từ phía EU khi những đàn áp này đang xảy ra trong khi Châu Âu đang cố gắng hoàn tất thỏa thuận. Trong khi đó, nhiều Dân biểu đã gửi thông điệp đến Hà Nội là mọi chuyện đều ổn thỏa, và Nghị viện sẽ đồng ý. Tất nhiên Hà Nội thấy là không phải thay đổi gì cả trong việc họ tiếp tục đàn áp (nhân quyền). Họ thấy là việc đàn áp cũng không mang lại hậu quả gì. Chính quyền Hà Nội thấy là họ không phải lo bị trừng phạt khi có những chỉ trích trên trường quốc tế. Và đó là lý do mà các tổ chức nhân quyền quốc tế đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian qua. Đây là cơ hội mà các Dân biểu không nên bỏ lỡ để gây ảnh hưởng.

RFA : Đã có những nhượng bộ từ phía Việt Nam về vấn đề nhân quyền trong quá trình đàm phán EVFTA. Theo ông đánh giá thì những nhượng bộ nào là có ý nghĩa và những nhượng bộ nào cần phải rõ ràng và chắc chắn hơn ?

Claudio Francavilla : Tôi cho rằng đó là những nhượng bộ nhỏ có tính tích cực thay vì là những nhượng bộ thực sự có ý nghĩa. Một trong những nhượng bộ đó là việc thông qua một trong 3 công ước quan trọng của ILO mà Việt Nam phải thông qua, còn 2 công ước nữa Việt Nam vẫn còn phải thông qua. Thêm nữa là Bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua hồi năm ngoái. Tuy nhiên, ILO cơ quan phối hợp với Việt Nam trong những thay đổi này đã nói rằng vẫn còn những thiếu sót. Ví dụ, Bộ Luật Lao động cho phép thành lập công đoàn độc lập, tuy nhiên tên gọi công đoàn độc lập không được nói đến chính thức trong luật. Khi đọc kỹ bạn sẽ thấy là nếu có thì họ chỉ được hoạt động ở mức độ nhà máy và địa phương. Họ phải được chính phủ chấp thuận nếu muốn thành lập. Trong luật cũng có các điều kiện khi nào thì chính phủ cho hoặc không cho phép thành lập các công đoàn như vậy. Cho nên quá trình này là hoàn toàn tùy tiện. Đó là những gì đã xảy ra. Còn những gì chưa xảy ra là việc trả tự do cho các tù chính trị. Như các bạn biết, đó là trường hơp bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng, người đã liên lạc với Nghị viện Châu Âu. Tôi thấy có phản hồi của Đại sứ Việt Nam về trường hợp này, nói rằng ông Phạm Chí Dũng bị bắt vì vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng là tội gì thì không nói. Đại sứ còn so sánh quyền tự do bày tỏ ý kiến ở Việt Nam với các trường hợp khác ở phương Tây hay ở EU.

evfta3

Hình minh họa. Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh tại phiên tòa án ở Nghệ An hôm 15/11/2019. Courtesy of baonghean.vn

Kêu gọi quan trọng nhất từ các Dân biểu là kêu gọi Việt Nam thay đổi Bộ Luật Hình sự. Trên thực tế, theo những số liệu thống kê thì có khoảng từ 140 đến 300 nhà hoạt động bị bỏ tù. Họ bị bỏ tù vì các điều luật hà khắc trong Bộ Luật Hình sự. Các điều luật này đã hình sự hóa bất cứ việc bày tỏ ý kiến hoặc bất đồng chính kiến, bất cứ những chỉ trích nào nhắm vào chính phủ. ILO cũng nói rằng các điều luật đó tạo thêm những rào cản cho việc thực thi quyền của người lao động theo hiệp định.

Việt Nam có thể thông qua các công ước hay thông qua bất cứ điều luật nào mà bạn muốn nhưng những điều này gần như là vô nghĩa trừ khi các điều luật trong Bộ Luật Hình sự được thay đổi.

RFA : Có một số người cho rằng việc thông qua EVFTA sẽ dẫn đến những cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam. Ông nhận định thế nào về ý kiến này ?

Claudio Francavilla : đây là một lập luật trống rỗng, giống như một khẩu hiệu mà chúng tôi cứ nghe đi nghe lại từ những những người ủng hộ việc thông qua hiệp định. Trong lá thư mà chúng tôi mới gửi, chúng tôi đã cố gắng lập luận đối lại lập luật này và chứng minh rằng nó không có ý nghĩa. Một số điểm mà chúng tôi tranh luận lại bao gồm :

Thứ nhất, lập luận của những người ủng hộ cho rằng khi kinh tế phát triển thì tầng lơp trung lưu cũng phát triển và mạnh hơn, và họ sẽ đòi hỏi thêm các quyền về dân sự và chính trị, và sẽ có những thay đổi trong nước. Nhưng nếu nhìn vào ví dụ Trung Quốc thì điều này khác hẳn. Không có bằng chứng nào cho thấy là kinh tế phát triển thêm thì sẽ có thêm quyền chính trị. Mặt khác, Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế rất tốt trong những năm qua, nhưng việc đàn áp lại gia tăng.

Lập luận thứ hai là thỏa thuận thương mại có chương về phát triển bền vững và điều khoản về nhân quyền, cho nên khi hiệp định đi vào hiệu lực nó sẽ mang lại thay đổi trong nước. Chúng tôi đã đọc chương về phát triển bền vững và chúng tôi không thấy các điều khoản bắt buộc, không có chế tài, không có thời hạn. Nó đơn giản chi đề nghị thông qua các công ước của ILO. Nếu bạn đọc Hiệp định bạn sẽ thấy là Việt Nam sẽ xem xét việc tiến hành thông qua các công ước. Hiệp định không nói là Việt Nam phải làm, nên làm trong thời gian nào, nếu Việt Nam cứ trì hoãn việc thông qua. Cho nên ảnh hưởng của chương này là gần như không có.

Lập luận thứ 3 của những người ủng hộ việc thông qua hiệp định là điều khoản nhân quyền trong Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác giữa Việt Nam và EU (PCA). Họ nói là nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền thì Hiệp định sẽ bị ngưng lại. Một số lý do cho thấy điều này là hoang tưởng. Thứ nhất điều này chưa từng bao giờ xẩy ra trong quá khứ khi một thỏa thuận thương mại bị ngưng lại vì vấn đề nhân quyền. Thứ hai là nếu nó bị ngưng thì sẽ có hại cho cộng đồng các doanh nghiệp Châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam. Tình hình đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn lên cao, người ta có thể nói là khi thỏa thuận đi vào hiệu lực thì điều khoản nhân quyền sẽ có tác dụng nhưng thực tế không phải vậy.

RFA : Một trong các điều kiện trong thư của các tổ chức phi chính phủ đưa ra đối với Việt Nam là thiết lập một cơ chế giám sát độc lập để giúp người dân bị ảnh hưởng bởi hiệp định, xin ông có thể giải thích thêm về điều kiện này ? Phải chăng hiệp định cũng đã có những điều khoản về vấn đề môi trường và nhân quyền rồi ?

evfta4

Hình minh họa. Ông Lê Đình Kinh với các vết thâm trên người (trái) và cảnh sát cơ động vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 Courtesy of FB

Claudio Francavilla : Đúng là thỏa thuận có chương về phát triển bền vững nhưng không có điều khoản nào có thể thực hiện. Về cơ chế mà chúng ta nói đến. Nếu nhìn vào vụ Đồng Tâm mới đây thì đây là vụ liên quan đến cưỡng chế đất đai vốn là điều khá phổ biến ở Việt Nam. Với thỏa thuân này thì Việt Nam sẽ sản xuất nhiều hơn và xuất khẩu nhiều hơn. Do đó sẽ cần nhiều đất đai hơn. Ở một đất nước mà tư pháp không độc lập, một cơ chế để giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận là điều cần thiết. Việc để những người dân này phụ thuộc vào hệ thống tư pháp Việt Nam như vậy sẽ không phải là điều lý tưởng cho họ. Bạn có thể mở lại đàm phán về hiệp định, hoặc có thể áp dụng một thủ tục tùy chọn để thiết lập cơ chế này.

RFA : Ngày 11/2 tới Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu lần cuối về hiệp định và nếu được thông qua thì chỉ khoảng 1 tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc hoàn tất thủ tục, hiệp định sẽ đi vào hiệu lực. Ông nghĩ thế nào về khả năng bên vận động có thể thuyết phục các Dân biểu, và nếu phần đông họ vẫn đồng ý như lần bỏ phiếu trước thì kế hoạch tiếp theo của bên vận động là gì ?

Claudio Francavilla : Chúng tôi hy vọng sẽ không phải là lần cuối cùng. Chúng tôi đã thấy nhiều nỗ lực từ nhiều Dân biểu và các tổ chức phi chính phủ, thuyết phục Nghị viện Châu Âu hoãn lại hiệp định. Nếu chúng tôi không thành công trong việc này thì tất nhiên công việc của chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận những gì xảy ra ở Việt Nam và gây ảnh hưởng tới các bên. Nhưng nếu Nghị viện đồng ý thì điều này sẽ làm mọi việc thêm phức tạp. Nếu các Dân biểu đồng ý với Hiệp định mà không có một dấu hiệu cải thiện về nhân quyền thì thông điệp mà họ gửi cho Hà Nội là tất cả những lời kêu gọi không có ý nghĩa gì, vì họ đã có cơ hội tạo ảnh hưởng mà họ đã không sử dụng. Việt Nam không quan tâm đến những tuyên bố của quốc tế. Tất cả mọi người đều biết về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam mà EU có. Một khi các Dân biểu có cơ hội, họ nên tận dụng vì một khi họ lãng phí nó thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn trong tương lai.

RFA : Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Nguồn : RFA, 07/02/2020

**********************

Vụ Đồng Tâm bị tố cáo là "tội ác"

RFA, 06/02/2020

"Tôi tố cáo"

Một bài viết của Nhà văn Nguyên Ngọc, với nhan đề "Tôi tố cáo", được tác giả phổ biến vào ngày 4/2 đã lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua với sự chú ý đặc biệt trong dư luận.

evfta5

Hình minh họa. Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng (trá), đảng viên gần 60 năm tuổi đảng Lê Đình Kinh (phải), người vừa bị giết chết trong vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 - Courtesy of AFP, Facebook, RFA edited

Trong nội dung bài viết "Tôi tố cáo", Nhà văn Nguyên Ngọc mô tả lại vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1 rằng "gần 3000 quân thuộc lực lượng vũ trang chính quy của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại và các khí tài công nghệ tác chiến tiên tiến đã được huy động bất ngờ tấn công vào thôn Hoành" và Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định vụ việc này là một vụ "giết người đi đôi với cướp của" qua hành động lực lượng vũ trang khống chế làng Đồng Tâm ; bắt bớ, đánh đập người dân Đồng Tâm ; tập trung đột kích vào nhà cụ Lê Đình Kình, "dùng vũ khí phá cửa nhà cụ Kình, phun hơi cay, xông thẳng vào giường cụ Kình, đánh đập tra tấn Cụ máu me lênh láng khắp phòng, chĩa thẳng súng bắn đúng vào tim Cụ, vào đầu Cụ, bắn nát chân Cụ" và "còn bắn nát một tủ sắt, cướp mang đi một tủ gỗ trong đó cụ Kình vẫn cất giữ chu đáo tất cả giấy tờ bản đồ chính thức về Đồng Tâm và riêng Đồng Sênh".

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ tấn công quy mô và giết người kinh hoàng ở thôn Hoành mà nạn nhân là cụ Lê Đình Kình "đã bị các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam xử tử hình với hình thức tàn bạo nhất, không theo bất cứ quy định và trình tự pháp luật nào hết", qua các tuyên bố công khai của Bộ Công an cho thấy đã không có bất cứ một văn bản mệnh lệnh có tính pháp lệnh của bất kỳ cơ quan pháp luật nào.

Trong cùng ngày 4/2, Nhà báo Lê Phú Khải đăng tải trên trang Facebook cá nhân bài viết có tựa đề "Đồng Tâm. Đất và Máu". Trong bài viết vừa nêu, Nhà báo Lê Phú Khải nhắc lại một vụ án liên quan đến đất và máu đã làm rung chuyển dư luận Việt Nam và Pháp hồi đầu thế kỷ 20, đó là vụ án xảy ra ở đồng Nọc Nạn. Người nông dân Biện Toại trong vụ án này được tòa án dưới thời Thực dân Pháp cai trị tuyên trắng án vì đã chống lại bọn cường hào và lực lượng Phú Lang Sa cầm quyền để bảo vệ đất khẩn hoang của gia đình.

Nhà báo Lê Phú Khải viết gần một thế kỷ sau "Đất và máu Đồng Tâm sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử thế kỷ 21 và mãi mãi, dù chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam có còn hay mất, thì vết nhơ này vẫn còn mãi với những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam ở thời điểm này". Nhà báo Lê Phú Khải đã khẳng định trong bài viết của ông rằng "Vụ Đồng Tâm, nhà nước độc đảng, độc tài đã hành xử vô luân, vô pháp ở thời đại 4.0 thông tin nối mạng toàn cầu !"

Vào tối ngày 6/2, nhà văn Nguyên Bình lên tiếng rằng bà có cùng quan điểm tố cáo Chính quyền Việt Nam trong vụ Đồng Tâm với Nhà văn Nguyên Ngọc và Nhà báo Lê Phú Khải. Nhà văn Nguyên Bình nói với RFA :

"Về vụ Đồng Tâm thực ra tôi cũng đã theo dõi từ đầu, mấy năm nay chứ không phải bây giờ. Tôi thấy rõ ràng là những tư liệu hay các vấn đề gì liên quan thì đúng y như cụ Kình đã nói mà cụ Kình đã nói rất nhiều lần và lần nào cũng nói đúng như thế. Tôi đã tận mắt nhìn thấy bản đồ treo ở nhà cụ Kình rồi. Chỗ cánh đồng Sênh là chắc chắn không phải thuộc đất quốc phòng như nhà cầm quyền nói.

Bây giờ tôi đang thắc mắc là không hiểu tại sao có một động cơ gì sâu xa mà họ làm đến mức độ như thế ? Và tôi thấy việc đánh úp dân Đồng Tâm là quá dã man và quá vi phạm đủ mọi thứ luật pháp mà chính luật pháp do Nhà nước Việt Nam này đề ra, nhưng họ đã không làm. Tôi cho là từ ông to nhất gồm ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Tô Lâm thì đều sai trái hết, chẳng có gì là đúng cả".

Từ Paris, Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, thuộc Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, theo dõi sát sao vụ việc Đồng Tâm và ông nêu lên quan điểm cá nhân về cách hành xử của Chính quyền Việt Nam trong vụ việc này :

"Đây là hành động chứng tỏ Đảng cộng sản Việt Nam đã tan vỡ về mặt tinh thần. Chứ còn ngay cả một chính quyền đạo tặc tới đâu chăng nữa, khi mà quyết định giết một người thì cũng phải có một pháp luật tối thiểu, có một xử án tối thiểu nào đó dù là vu cáo đi nữa. Còn đằng này không. Không xử án cũng không vu cáo. Chỉ có xông vào giết người và cướp của. Hành động này là thuần túy đạo tặc. Tôi nghĩ rằng không thể so sánh với bất cứ hành động của một chính quyền nào. Đảng cộng sản Việt Nam trong vụ này đã không hành động như một chính quyền, mà hành động như một đảng cướp".

Là một nhà quan sát tình hình Việt Nam, ông Nguyễn Gia Kiểng nhấn mạnh :

"Những vụ đàn áp dân oan trước đây cũng có những cảnh giết người. Tôi đã từng coi một video, trong đó người ta dùng xe ủi đất để giết một người đàn bà nên vụ Đồng Tâm chỉ là thêm một trong những tội ác của chế độ Cộng sản trong chính sách cướp đất của dân thôi".

evfta6

Một số nhân sĩ trí thức Việt Nam. Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ hai, bìa trái sang) và Nhà báo Lê Phú Khải (áo sơ mi trắng)đứng ngay phía sau Nhà văn Nguyên Ngọc. Courtesy : Facebook Lê Phú Khải

Tuyên bố lên án "tội ác" ở Đồng Tâm

Đài RFA ghi nhận một Tuyên bố "Lên án tội ác diễn ra ở Đồng Tâm rạng sáng 8/1/2020" được công bố từ Việt Nam vào ngày 6/2. Trong tuyên bố này nêu rõ vụ việc ở Đồng Tâm là "là một tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại kỉ cương luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người mà thế kỷ 21 đã đạt được".

Bản tuyên bố kêu gọi sự tham gia ký tên của các cá nhân và tổ chức với "đòi hỏi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án giết người, hành hung và bắt người, chiếm đoạt tài sản lớn của dân" và phải trừng trị nghiêm khắc trước pháp luật "những ai chủ mưu, tổ chức, chỉ huy chiến dịch lớn phi pháp từ đêm 8/1/20 đánh vào dân lương thiện Đồng Tâm".

Trong các bài viết của mình, Nhà văn Nguyên Ngọc và Nhà báo Lê Phú Khải cũng đòi hỏi Chính quyền Việt Nam lập tức ra lệnh khởi tố vụ án giết cụ Lê Đình Kình một cách minh bạch, công khai, công bằng.

Nhà báo Lê Phú Khải vào tối 6/2 nói với RFA :

"Vụ Đồng Tâm như thế tức là phi nhân, phi pháp, ai cũng thấy rồi. Thế bây giờ nhà nước còn một con đường để gỡ lại là những người dân ở Đồng Tâm đã bị bắt thì phải đem xử cho tử tế, đúng pháp luật giống như trong bài tôi viết ‘Đồng Tâm : Đất và Máu’, cứ xử như cách đây 100 năm mà Thực dân Pháp đã xử vụ đồng Nọc Nạn. Được như vậy thì quá quý rồi ! Thực dân Pháp cai trị mình 100 năm mà còn có luật pháp. Bây giờ mình không có luật pháp thì còn ra cái gì nữa ? Một nhà nước mà phi nhân, phi pháp như thế thì nó không thể tồn tại được".

Ông Nguyễn Gia Kiểng đánh giá vụ việc Đồng Tâm là "đánh dấu một cột mốc trên chặng đường đào thải của Đảng cộng sản Việt Nam" và ông đồng tình sự lên án đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, ông không cho rằng Chính quyền Việt Nam sẽ khởi tố vụ án giết hại cụ Lê Đình Kình :

"Chuyện đã quá hiển nhiên rồi cho nên không còn cái gì để bàn cãi nữa. Trong tương lai tôi không nghĩ Đảng cộng sản sẽ có mở một cuộc điều tra dù là hình thức về vụ giết người này. Có thể là họ tiếp tục chính sách trơ lì bằng cách là đem những người ở Đồng Tâm ra tòa xét xử về tội ‘chống nhà nước’. Nhưng mà có một điều là họ không xét xử hành động đạo tặc và hành động giết người, bởi vì tôi nghĩ chính họ phạm cái tội này. Có lẽ trong cấp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, cũng có những người tiếc rằng mọi sự đã xảy ra như thế nhưng dầu sao chăng nữa thì họ cũng không đủ can đảm để xin lỗi và nhận lỗi đâu. Trái lại, họ sẽ đem con cháu ông Kình ra xét xử và họ cũng sẽ ngượng mà không xét xử quá nặng thôi".

Một số nhân sĩ trí thức Việt Nam vào ngày 31/1 đã soạn thảo và công bố một bức thư gửi đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres để kêu gọi sự can thiệp trong vụ Đồng Tâm với một cuộc điều tra độc lập.

Nhà văn Nguyên Bình, một người ký tên trong Tuyên bố "Lên án tội ác diễn ra ở Đồng Tâm rạng sáng 8/1/2020" xác quyết với RFA :

"Nếu mà không có sự vào cuộc của một tòa án hay một điều tra độc lập của quốc tế thì không thể nào làm rõ được vụ này".

Còn nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài viết "Tôi tố cáo" đã kết rằng "Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới. Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu".

Nguồn : RFA, 06/02/2020

Published in Diễn đàn

Ngày càng nhiều Dân biểu Châu Âu đã nhận thức được sự tàn bạo và bất tín của chế độ Việt Nam, và nhận ra rằng lần bỏ phiếu này là một trong những lần hiếm hoi mà họ có quyền lực ràng buộc trong chính sách đối ngoại của EU.

eu1

Công nhân trong một nhà máy xuất khẩu thủy sản Việt Nam. (Ảnh : World Bank)

Trong những tuần tới, Nghị viện Châu Âu dự kiến sẽ đưa ra quyết định ràng buộc về việc có nên phê duyệt, hoãn hay từ chối Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) hay không.

Việc bỏ phiếu diễn ra sau một chặng đường dài gần như chẳng có hồi kết.

Các cuộc đàm phán giữa Ủy ban và chính phủ Việt Nam đã diễn ra từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2019.

Trong thời gian này, Việt Nam đã đàn áp những người bất đồng chính kiến và lao động có tổ chức tàn bạo, đặc biệt là từ năm 2016. Nhiều nhất là các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, blogger, hoạt động tôn giáo và các nhà vận động công đoàn đã bị tấn công tàn nhẫn hoặc giam cầm theo Bộ luật hình sự vì bày tỏ quan điểm ôn hoà của họ.

Trong một số trường hợp, có người bị kết án chỉ vì đăng bài trên Facebook.

EU đã nhiều lần nhấn mạnh xu hướng tiêu cực này chỉ vài tuần trước khi các cuộc đàm phán kết thúc.

Hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ đã khiến nhiều dân biểu trong quốc hội Châu Âu lên tiếng. Vào tháng 9 năm 2018, 32 dân biểu Châu Âu đã gửi thư kêu gọi cải thiện nhân quyền cụ thể tại Việt Nam trước khi bỏ phiếu.

Những lo ngại đã được đưa ra một lần nữa vào/10 năm 2018 trong phiên điều trần với chính quyền Việt Nam, và nhắc lại một tháng sau đó trong một giải pháp khẩn cấp.

Đáng tiếc là chính phủ đã tiếp tục đàn áp, với việc thông qua luật an ninh mạng đầy tranh cãi vào/1 năm ngoái và làn sóng bắt giữ mới.

Việt Nam cũng từ chối khuyến nghị của các quốc gia thành viên EU trong quá trình xem xét mới nhất tại Liên Hợp Quốc để sửa đổi luật hình sự và thả tù nhân chính trị.

Vào tháng 6, một nhóm dân biểu đã gửi thư yêu cầu cải thiện nhân quyền cụ thể để làm chuẩn mực cho thủ tục chấp thuận sắp tới của quốc hội.

Ủy ban đối ngoại của quốc hội đã bày tỏ quan điểm tương tự vài tháng sau đó trong một ý kiến ​​không ràng buộc, phản ánh lời kêu gọi gần đây của các nhóm phi chính phủ quốc tế và Việt Nam trong đó có cả Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.

Đáng chú ý, ông Phạm Chí Dũng, một trong những người ký đơn kêu gọi, đồng thời là tác giả của một bản kiến nghị [kêu gọi hoãn phê chuẩn EVFTA], đã bị bắt vào ngày 21/11, rất có thể là do anh ta tiếp cận với dân biểu Châu Âu. Vụ bắt giữ đã gây ra sự phẫn nộ trong quốc hội, dẫn đến một bức thư của chủ tịch David Sassoli đề cập đến trường hợp của ông Phạm Chí Dũng.

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền câu trả lời của Đại sứ Việt Nam là thẳng thắn bảo vệ việc bắt giữ và so sánh một cách trơ trẽn những hạn chế của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận với những quyền này ở các nước phương Tây.

Vào/12, MEP Jan Zahradil, đã từ bỏ chức vụ báo cáo viên các thỏa thuận thương mại sau các cáo buộc về việc liên kết với Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong nỗ lực giải quyết một số vấn đề này, một số thành viên ủy ban thương mại đã yêu cầu một lộ trình ràng buộc (quá hạn từ lâu) về việc phê chuẩn các công ước về quyền lao động cốt lõi, không tin vào thời hạn năm 2023 mà Chính phủ tự đưa ra, thời hạn không có ràng buộc và không thể thi hành.

Các thành viên của ủy ban cũng rụt rè nêu ra một số vấn đề nhân quyền lớn hơn và kêu gọi đưa luật hình sự "phù hợp với các công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế)".

Vào ngày 6/1, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời, tuyên bố một cách thẳng thắn rằng "đó là một chính sách nhất quán của chính phủ Việt Nam để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền", và không giải quyết các đề xuất gây tranh cãi nhất của dân biểu, bao gồm cải cách Bộ luật hình sự.

Vậy bây giờ chúng ta đang ở đâu ?

Trừ khi có sự thay đổi lịch trình, vào thứ ba (21/1), ủy ban thương mại phải thông qua tiến trình cuối cùng trong các thỏa thuận, sau đó sẽ phải có cuộc bỏ phiếu cuối cùng toàn thể vào đầu tháng Hai.

Các dân biểu thương mại đang ở một vị trí khá khó khăn.

Đa số trong ủy ban có thể đồng ý ngay lập tức cho EVFTA và IPA. Nhưng ngày càng nhiều dân biểu đã nhận thức được sự tàn bạo và không đáng tin cậy của chế độ Việt Nam, và nhận ra rằng cuộc bỏ phiếu này là một trong những lần hiếm hoi họ có quyền lực ràng buộc trong chính sách đối ngoại của EU – và họ có thể và muốn sử dụng thẩm quyền này nhằm bảo đảm cải thiện nhân quyền cụ thể tại Việt Nam.

Nhiều người đã tỏ ra khó chịu với việc ông Phạm Chi Dũng tiếp tục bị giam giữ, và có một cảm giác phổ biến rằng chấp thuận phê chuẩn khi chính phủ Việt Nam không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nhân quyền nào được đưa các dân biểu đưa ra sẽ làm giảm nghiêm trọng uy tín của quốc hội.

Điều đó cũng có nguy cơ chia rẽ nội bộ trầm trọng giữa các nhóm chính trị và giữa các ủy ban khác nhau có thể dẫn đến việc cuộc bỏ phiếu nghịch vào tháng Hai.

Thay vì chọn thỏa hiệp các thỏa thuận hay nguyên tắc và uy tín của riêng họ, trong những tuần tới, các dân biểu có cơ hội hình thành một mặt trận chung và đưa ra một số tiêu chuẩn nhân quyền chiến lược, cụ thể và khả thi, cũng như chỉ đồng ý bật đèn xanh cho các thỏa thuận nếu như Việt Nam cũng đồng thuận với họ.

Nếu phải đề cập đến chỉ hai người trong số các tiêu chuẩn cụ thể này thì đó là : một cam kết nghiêm túc để sửa đổi luật hình sự và thả tù nhân chính trị, bắt đầu với việc thả ông Phạm Chí Dũng và những người khác có sức khỏe kém.

Chỉ cần bỏ phiếu đồng ý, mà không nhận được bất cứ điều gì từ chính phủ Việt Nam, là lãng phí một cơ hội chưa từng có cho sự thay đổi tích cực ở Việt Nam.

Claudio Francavilla

Nguyên tác : MEPs : Don't waste your chance to change Vietnam, Euobserver, Brussels, 15/01/2020

Diễm Thi dịch

Nguồn : VNTB, 15/01/2020


Claudio Francavilla là nhân viên Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Liên Hiệp Châu Âu.

Published in Diễn đàn

Nghị Viện Châu Âu sẽ kêu gọi cấm vận và chế tài quan chức cộng sản Việt Nam ?

Khác nhiều với thái độ và hành động xuê xoa trước đây, EU (Liên Hiệp Châu Âu) đang có những hành động cứng rắn chưa từng có đối với những quốc gia còn lại trên thế giới nằm trong chế độ cộng sản.

camvan1 - Copie

Công an trấn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hồi tháng Năm, 2014. (Hình : Getty Images)

EU kêu gọi cấm vận quan chức Trung Quốc, dừng xuất cảng công nghệ tới Trung Quốc.

Theo trang "trithucvn.net", trong một phiên họp toàn thể vào ngày 18/04/2019, Nghị Viện Châu Âu đã phê chuẩn một nghị quyết khẩn cấp, kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, nhất là đối với cộng đồng dân tộc thiểu số và cộng đồng tín ngưỡng ở quốc gia này. Đặc biệt, lần đầu tiên Nghị Viện Châu Âu lên tiếng kêu gọi Hội Đồng Châu Âu ra lệnh cấm vận các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, và kêu gọi các nước Châu Âu nói riêng cũng như phương Tây nói chung dừng xuất khẩu công nghệ và hàng hóa phục vụ cho hệ thống theo dõi công dân độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Trung Quốc là nơi có những nhóm tù nhân tôn giáo lớn nhất thế giới. Các cộng đồng Kitô giáo phải đối mặt với sự đàn áp ngày càng tăng ở Trung Quốc. Tình hình ở Tân Cương, nơi có 10 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh sinh sống, ngày càng xấu đi. Hàng chục ngàn tới hàng triệu người bị giam giữ trong trại cải tạo không qua xét xử. Chính phủ Trung Quốc đã từ chối nhiều yêu cầu tới Tân Cương từ nhiều nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc. Còn tình hình ở Tây Tạng đã xấu đi trong vài năm qua với việc chính quyền Trung Quốc cắt giảm một loạt các quyền con người dưới cái cớ an ninh và ổn định, và tham gia vào các cuộc tấn công không ngừng chống lại bản sắc và văn hóa Tây Tạng.

Đáng chú ý, đối với các nước thành viên, Nghị Viện Châu Âu kêu gọi :

– Kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu EU ngăn chặn mọi hoạt động do chính quyền Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ EU nhằm quấy rối cộng đồng người Turk, người Tây Tạng và các nhóm tôn giáo hoặc sắc tộc khác để buộc họ làm người cung cấp thông tin, buộc họ quay trở lại Trung Quốc hoặc buộc họ im lặng.

– Kêu gọi các quốc gia thành viên giám sát tình hình nhân quyền đáng lo ngại ở Tân Cương mạnh hơn, bao gồm cả hành vi đàn áp và giám sát của chính phủ, và lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

– Kêu gọi Hội Đồng Châu Âu xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chịu trách nhiệm về vấn đề đàn áp ở Khu Tự Trị Tân Cương.

– Kêu gọi EU, các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế tạm dừng mọi hoạt động xuất khẩu và chuyển giao công nghệ, hàng hóa và dịch vụ – những thứ đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng và cải thiện bộ máy giám sát công nghệ cao. Đồng thời bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc đã đang xuất cảng công nghệ này tới các quốc gia độc tài khác trên toàn thế giới.

Trong rất nhiều nghị quyết lên án nhân quyền ở Trung Quốc, lần đầu tiên sau nhiều năm, Nghị Viện Châu Âu đề cập tới việc cấm vận và ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là một hành động mạnh mẽ, nằm trong một bối cảnh chung trên thế giới, khi hàng loạt quốc gia công khai gây áp lực tới chính quyền Bắc Kinh trước thực trạng nhân quyền của nước này. Cùng với những áp lực về thương chiến, áp lực nhân quyền cũng khiến Bắc Kin ngày càng lo sợ hơn.

Châu Âu không phải là nơi duy nhất đang cân nhắc tới lệnh cấm vận đối với quan chức Trung Quốc.

Trước đó, các nghị sĩ Mỹ từ cả Thượng Viện và Hạ Viện đã lên tiếng kêu gọi chính quyền cấm vận Trung Quốc vì nhân quyền. Các chuyên gia cũng đang tác động tới chính phủ Canada nhằm cấm vận các quan chức Trung Quốc theo đạo luật Magnitsky được ban hành hơn 18 tháng trước.

Úc và Liên Hiệp Châu Âu đã tham gia cùng Anh, Mỹ, Canada, Estonia, Latvia và Lithuania để dự lập một đạo luật Magnitsky quốc tế. Đạo luật này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhiều biện pháp cấm vận các quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ý nghĩa của nó là việc cấm vận đối với chính quyền ĐCSTQ sẽ có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu.

EU sẽ kêu gọi cấm vận và chế tài quan chức Việt Nam ?

Chỉ trong ít tháng gần đây, EU đã có loạt hành động phản ứng nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng bắt bớ và xử tù nặng nề đối với những người bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền, xã hội dân sự.

Vào tháng Năm, 2019, Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam đã phản ứng sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án nặng nề đối với hai người bất đồng là bà Vũ Thị Dung và bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, và "mong đợi việc bà Vũ Thị Dung và bà Nguyễn Thị Ngọc Sương sẽ được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện".

Đến tháng Sáu, 2019, mức độ phản ứng đã lên đến cấp EU ở Bruxelles, Bỉ (nơi đặt trụ sở của EU) đối với trường hợp kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh bị tòa án Việt Nam tuyên án 6 năm tù và 5 năm quản chế, đồng thời nhận định đây là "một sự phát triển đáng lo ngại".

Vào lúc này, có thể những người Châu Âu đã đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam : chính sách "đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại" của Việt Nam là cực kỳ "xuyên suốt" cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.

Đã đến lúc EU cần có một khung luật của mình như Luật Nhân quyền Magnitsky.

Nếu trước đây Luật Nhân quyền Magnitsky chỉ áp dụng đối với Cộng hòa Liên bang Nga và một ít quốc gia khác, thì bộ luật này đã được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua vào tháng 12/2016 và được tổng thống Mỹ ký ban hành trong cùng tháng. Những cái tên quốc gia đặc biệt nhất nằm trong bộ luật này chắc chắn sẽ là những địa chỉ có "thành tích nhân quyền" tai tiếng nhất : Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…

Gieo nhân nào ắt gặt quả nấy. Giới quan chức công an trị Việt Nam – đối tượng chủ yếu và gây ra tuyệt đại đa số vụ hành hung và bức bách đến chết người dân – đã đến lúc phải trả giá, tương tự vài chục trường hợp quan chức Nga và Syria vi phạm nhân quyền đã bị Chính phủ Mỹ chế tài bằng cách cấm nhập cảnh vào Mỹ và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ và những quốc gia đồng thuận với quan điểm chế tài của Mỹ.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, các quan chức cấp Bộ Công an chịu trách nhiệm về chỉ đạo "ngành dọc" và chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình an ninh – trật tự trong phạm vi quốc gia. Tại các tỉnh, thành phố, cơ chế bảo đảm an ninh – trật tự cũng tương tự đối với giám đốc công an, phó giám đốc công an phụ trách an ninh và phụ trách cảnh sát của các tỉnh, thành phố này.

Hoàn toàn có thể hiểu và áp dụng rằng những quan chức có trách nhiệm bảo vệ an ninh – trật tự này cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra các vụ bắt bớ người hoạt động nhân quyền, hành hung và sách nhiễu những người hoạt động nhân quyền và dân oan đất đai, người bảo vệ môi trường…

Thậm chí ngay cả cấp trưởng phòng hay phó phòng nghiệp vụ của công an quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố – những nhân vật thường đặt bút ký giấy triệu tập sai quy định pháp luật (công an chỉ được triệu tập người dân khi có quyết định khởi tố vụ án) – cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan, bất kể họ nhận chỉ thị từ cấp trên nào để liều mình ký giấy triệu tập như thế.

Mặc dù cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê toàn diện nào, nhưng cần chú ý một dư luận rằng tương tự Trung Quốc, rất nhiều quan chức Việt Nam có tài sản và thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc… Nếu vài chục năm trước số quan chức này chủ yếu là cao cấp thì nay còn có cả quan chức trung cấp. Theo đó, dàn quan chức công an từ cấp phó giám đốc, giám đốc công an tỉnh, thành phố trở lên đều thuộc loại cao cấp, còn cấp trưởng, phó phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh, thành phố và cấp quận huyện thuộc loại trung cấp, đều có thể liên quan với một khối tài sản nào đó ở nước ngoài.

Năm 2016, hồ sơ Panama đã tiết lộ có đến 19 tỷ USD được người Việt Nam chuyển ra nước ngoài. Rất nhiều dư luận cho rằng phần lớn trong số tiền này có nguồn gốc từ tham nhũng và được chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích rửa tiền.

Riêng với các cơ quan tư pháp Mỹ, việc điều tra về tài sản và thân nhân của giới quan chức Việt Nam và Trung Quốc trên đất Mỹ là hoàn toàn không có gì khó khăn. Nghe nói một bản danh sách dài về giới quan chức Việt Nam có tài sản ở Mỹ đã được vài tổ chức người Việt hải ngoại lập ra với nội dung rất cụ thể…

Không loại trừ khả năng trong thời gian tới, nếu chính quyền Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp nhân quyền hoặc không có động tác nào cải thiện nhân quyền, những gì mà Nghị Viện EU kêu gọi chế tài đối với Trung Quốc và giới chức vi phạm nhân quyền Trung Quốc sẽ được lặp lại đối với chính thể độc tài ở Việt Nam. Khi đó, những quan chức vi phạm này sẽ hết đường đi Mỹ và cả sang Châu Âu, còn tài sản của họ gửi ở các ngân hàng nước ngoài – tích góp vơ vét từ xương máu của người dân Việt – sẽ bị phong tỏa và bị tịch thu.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 30/06/2019

Published in Diễn đàn

"Dự án Luật Về hội đã được Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị" – được thông báo bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10/4/2019 - là nhượng bộ thứ ba của chính thể độc đảng Việt Nam trước EU (Liên Hiệp Châu Âu) liên quan đến số phận còn đang chuông treo mành chỉ của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam).

evfta1

Xã hội dân sự phản đối công an tra tấn ở Việt Nam.

Nhượng bộ thứ hai xảy ra khi lần đầu tiên giới chóp bu Việt Nam chịu xuống thang trước yêu cầu của EU về việc ký kết 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, liên quan đến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Dấu hiệu nhượng bộ trên xuất hiện trong chuyến đi Châu Âu vào cuối tháng 3 năm 2019 của Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội Việt Nam, được phát lại bởi Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Châu Âu (EU) là Bernd Lange - một cơ quan tham mưu rất quan trọng về các hiệp định thương mại quốc tế và có vai trò quan trong không kém Hội đồng Châu Âu, bà Ngân cho biết : "Nhận thức về một số vấn đề về lao động giữa hai bên có thể còn có những khác biệt nhất định, nhưng Quốc hội Việt Nam sẽ nghiêm túc, xem xét kỹ lưỡng các quy định có liên quan đến 3 Công ước của Tổ chức ILO theo khuyến nghị của EU, EP. Hiện nay, việc sửa đổi Bộ luật Lao động cũng đã được khởi động và theo lịch trình, tại kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi này".

Rất có thể là vào kỳ họp tháng 5 năm 2019, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa vấn đề 3 công ước quốc tế này để bỏ phiếu thông qua.

Còn dấu hiệu nhượng bộ đầu tiên là Luật Biểu tình.

Vào tháng 3 năm 2019, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa lấp ló : "Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta".

Tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10/4/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long một lần nữa ‘đọc vẹt’ những ý tứ che đậy trên.

Luật về Hội đã được rút ra khỏi chương trình các năm trước đây (từ 2016 - 2018) sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP và do vậy Việt Nam không còn là ‘quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong TPP’.

Nhưng việc Luật về Hội đã được Ban cán sự chính phủ làm tờ trình xin ý kiến Bộ Chính trị cho thấy nhiều khả năng dự luật này sẽ được ‘đảng quyết định tất cả’ để sau đó đưa ra kỳ họp tháng 5 năm 2019 cho các đại biểu quốc hội đồng loạt ‘gật’.

Còn Luật Biểu tình có lẽ còn lâu mới có được cái may mắn như Luật về Hội, khi chưa được Ban Cán sự chính phủ có ý kiến và cũng chưa trình ra Bộ Chính trị, mà còn đang giao cho Bộ Công an ‘xử’.

Về thực chất, đằng sau động thái chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình chỉ là sự tiếp nối của một chuỗi động tác đối phó và ma mị nhằm đạt được mục tiêu ký kết và phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2019. Mà chưa có gì được xem là ‘thành tâm’.

Bộ Công an - còn được biệt danh là ‘bộ đàn áp nhân quyền’, đã quá tai tiếng về đàn áp biểu tình và vô số vấn nạn tra tấn người dân. Việc giao cho bộ này làm Luật Biểu tình, trong khi đúng ra phải giao cho Bộ Nội vụ hay Bộ Tư pháp, là quá bất hợp lý, chẳng khác nào ‘giao trứng cho ác’ và tiếp thêm một mồi lửa thách thức EU và các chính phủ tiến bộ trên thế giới.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 13/04/2019

Published in Diễn đàn

Ngay sau khi tin tức v EVFTA (Hip đnh thương mi t do Vit Nam - Châu Âu) b Liên Hiệp Châu Âu (EU) hoãn li vic phê chun lan truyn rng rãi trên mng xã hi và trong dư luận (trừ mt báo nhà nước) vào ngày 24/01/2019, mt s ngun tin t ni b Đảng cộng sản Việt Nam đã xác nhn tâm trng chung ca gii lãnh đo cao cp là b bt ng và tht vng đến mc ‘mt c thượt ra’ mà không biết phi nói gì.

evfta1


Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh điều trần trước Ủy ban Nghị viện Châu Âu về Thương mại Quốc tế về Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu ngày 11/10/2018 -VNA / VNS Kim Chung - Ảnh minh họa

‘Mặt c thượt ra’

‘Không biết nói gì’ cũng là cách mà Bộ Ngoi giao thông qua người phát ngôn ca mình th hin vào ngày 24/1 trong mt cuc hp báo. Trang thông tin đin t ca Chính ph tường thut rng khi tr li câu hi ca phóng viên v thông tin mt s t chc dân s kêu gi EU hoãn b phiếu thông qua EVFTA, Người Phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng ch nói là hin nay c Vit Nam và EU đang tích cc các n lc và th tc đ sm có th chính thc phê chun và đưa EVFTA đi vào thc thi. Nhưng hoàn toàn không có bt kỳ mt li lên án hay chỉ trích nào - theo não trng và thói quen trước đây - đi vi ‘mt s t chc dân s’ mà trong rt nhiu ln th chế đc đng đc tr Vit Nam đã gán ghép vi ‘các thế lc thù đch’ và ‘din biến hòa bình’.

Vậy ‘mt s t chc dân s’ là nhng t chc nào ?

‘Tưởng rng chu ngã ai dè xe nghiêng’

Vào trung tuần tháng 11 năm 2019 khi Hi đng Châu Âu chun b mt cuc hp đ b phiếu v kh năng có phê chun EVFTA và sau đó trình cho Ngh vin Châu Âu hay không, mt bn kiến ngh khn cp ca T chc Theo dõi Nhân quyền quc tế (Human Rights Watch) cùng 17 t chc xã hi dân s trong và ngoài Vit Nam gi đến Ngh vin Châu Âu, Hi đng Châu Âu và các cơ quan liên quan, yêu cu EU hoãn thông qua EVFTA vì chính quyn Vit Nam đã không làm bt c điu gì đ ci thiện nhân quyn, và ‘nhân quyn trên hết’ - điu kin cn ca Ngh vin Châu Âu - cho ti nay đã hoàn toàn b chính th đc tr Vit Nam pht l.

Nhiều cái tên t chc xã hi dân s trong nước mà chính quyn Vit Nam nhn mt đã hin din trong bn kiến nghị trên : Hi Bo v quyn t do tôn giáo, Hi Cu tù nhân lương tâm Vit Nam, Hi Nhà báo đc lp Vit Nam, Bu Bí Tương Thân, Defend the Defenders và mt s t chc tôn giáo khác.

Hoàn toàn có th thông cm vi tâm trng b bt ng và tht vng ca gii chóp bu Vit Nam khi nhn được tin EVFTA b hoãn. Bi trước đó, ‘đng và nhà nước ta’ vn t tin vi kết qu ‘EVFTA s sm được ký kết và phê chun’ cùng mt lung dư lun trong ni b đng v ‘Châu Âu cn Vit Nam hơn Vit Nam cn Châu Âu’, đc bit sau cuộc điu trn EVFTA ti Brussels ca B vào tháng 10 năm 2018 mà sau đó y ban Châu Âu đã chun thun EVFTA và gi t trình cho Hi đng Châu Âu đ xem xét phê chun, khiến Th tướng Nguyn Xuân Phúc cùng h thng tuyên giáo và báo đng đng ca v ‘thng lợi EVFTA’.

Trạng thái t tin ca gii chóp bu Vit Nam còn kéo dài đến gia tháng 1 năm 2019, vi nhng t báo nhà nước khp khi tin tc ‘EVFTA sp được phê chun’ khi Hi đng Châu Âu, do sc ép ca mt s ngh sĩ và doanh nghip Châu Âu mun thúc đy nhanh thủ tc ca hip đnh này mà không đếm xa đến tình trng nhân quyn b xâm phm trm trng Vit Nam, chun b m mt cuc hp v vn đ này.

Nhưng thái đ t tin thái quá đã phi tr giá. Nhng t chc xã hi dân s trong và ngoài Vit Nam - gii mà chính quyền luôn coi thường ‘ch có mt nhúm người’ và hoàn toàn không phi là đi trng chính tr ca Đảng cộng sản Việt Nam, đã làm nên mt chiến thng ngon mc nhưng được tích lũy bi chiu sâu h thng : bn kiến ngh yêu cu hoãn EVFTA đã có tác đng đáng k đến EU.

Thắng li này đã dn ra mt đnh đ ‘sáng mt sáng lòng’ đi vi Đảng cộng sản Việt Nam : nếu trong nước, đng có th huy đng hàng trăm ngàn công an đ bóp nght quyn làm người ca người dân, đàn áp dã man các cuc biu tình và đình công, bt b gii đu tranh dân chủ nhân quyn, thì khi ra sân chơi quc tế li là mt câu chuyn khác hn. Dù ch là ‘mt nhúm người’, nhưng gii t chc xã hi dân s vi hành đng đu tranh cho quyn li ca người dân li có sc nh hưởng quc tế và hiu qu quc tế vn cao hơn rất nhiu so vi B Ngoi giao và các t chc ‘cánh tay ni dài ca đng’ ch biết m dân và di trá v nhân quyn.

Chỉ ít tháng trước chiến thng v hoãn EVFTA, gii t chc xã hi dân s cũng đã giành mt thng li quan trng : vào tháng 9 năm 2018, 50 tổ chức dân s đã đng lot gi thư cho các cơ quan quc tế v tình trng hãng Facebook có nhiu du hiu và biu hin ‘đi đêm’ vi chính quyn Vit Nam đ bóc g nhiu ‘tin phn đng’ - mà thc cht là bài viết mang tính phn bin chính quyn ca nhng người đấu tranh nhân quyn. Sau đó và cùng vi mt cuc điu trn ca lãnh đo Facebook trước Quc hi Hoa Kỳ, Facebook đã phi điu chnh thái đ ‘bóc g’, đ cho đến đu năm 2019 Facebook đã b chính quyn Vit Nam ch đo cho h thng tuyên giáo và báo đng đồng lot đu t v thái đ ‘bt hp tác’ và không chu đóng thuế.

Còn giờ đây sau v EVFTA b hoãn, có l gii chóp bu Vit Nam đã phi nhìn nhn Xã hi dân s không ch là mt thc th, mà còn là mt thc th không h yếu t trong cuc chiến nhân quyn với chính quyn, rt tương hp vi cnh ‘nực cười Châu chu đá xe, tưởng rng chu ngã ai dè xe nghiêng’.

Chiến thng mang tên EVFTA ca gii xã hi dân s vào đu năm 2019 có th là mt đim tt cho xu thế nhân quyn tăng tiến ti Vit Nam trong năm nay, nhưng li là mt đim xu cho s tn vong ca chế đ ‘Vit Nam cùng Venezuela nm tay nhau tiến lên ch nghĩa xã hội’.

hi còn li cho đng đc tr

Theo lịch trình d kiến trước đây mà chính ph Vit Nam đt rt nhiu kỳ vng và đã trin khai nhiu cuc vn đng va ngm ngm va công khai đ hoàn thành th tc ký kết và phê chun càng sm càng tt, Hip định EVFTA có thể s được Hi đng Liên Hiệp Châu Âu xem xét phê chun vào tháng Hai năm 2019. Tiếp đó, vào tháng Ba, hip đnh này s được đưa ra Ngh vin Châu Âu đ thông qua.

Nhưng quyết đnh hoãn EVFTA ca Hi đng Châu Âu là bng chng rõ ràng nht cho tới nay v vic Liên Hiệp Châu Âu không còn đáng b xem là yếu thế và nhu nhược trong con mt ca chính quyn Hà Ni, và quyết đnh này là s tuân th mt cách trit đ và kiên đnh tinh thn bn ngh quyết nhân quyn ca Ngh vin Châu Âu ban hành vào gia tháng 11 năm 2018.

Giới chóp bu Hà Ni đã tht bi cay đng : chiến thut câu gi nhân quyn và ch ha không làm ca h đã không còn ma m được EU theo cái cách mà h đã qua mt T chc Thương mi thế gii (WTO) đ được tham gia vào t chc này vào năm 2007. Quá nhiều ‘thành tích nhân quyn’ ca chính th Vit Nam trong mt thp k qua, đc bit v ‘bt cóc Trnh Xuân Thanh’, đã khiến c Châu Âu được ‘sáng mt sáng lòng’.

Quyết đnh hoãn EVFTA cũng là mt cnh báo gián tiếp đi vi chính quyn Vit Nam : không chu ci thin nhân quyn mt cách thc tâm, thc cht và mang tính chng minh được, s chng có EVFTA nào t đng chui vào d dày ca nhng k ch biết ăn không biết làm.

Bernd Lange - Chủ tch y ban Thương mi Quc tế ca Quc hi EU và là cơ quan có thm quyn rt quan trng, bên cnh Hi đng Châu Âu, đ trình d tho EVFTA cho Ngh vin Châu Âu xem xét - tuy là người được xem là ôn hòa, gi đây cũng phi quyết liệt : "Nếu không có tiến b nào v nhân quyn, và đc bit là quyn ca người lao đng, thì s không có bt c hip đnh nào được Quc hi Châu Âu thông qua hết".

Chỉ còn chưa đy 4 tháng na s din ra cuc bu c mt quc hi mi ca Châu Âu - vi nhng gương mặt mi và quan đim mi mà rt có th s ưu tiên ngh trình cho nhng vn đ cp thiết khác ch không phi là xem xét phê chun EVFTA đ Vit Nam được ‘ăn sn và ăn ngay’.

Nhưng thc tế là ch còn chưa đy 2 tháng na s đến phiên hp ca Ngh vin Châu Âu - cơ hi cui cùng đ th chế cng sn Vit Nam nhn được hy vng t EVFTA. Chính quyn Vit Nam s phi làm gì t đây đến lúc đó đ ‘còn nước còn tát’ ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 27/01/2019

Published in Diễn đàn

Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền...

 

evfta1

Tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.

Khi năm 2018 đã chính thức lết trôi cái thân hình rã rượi của nó qua ngày cuối cùng, trong lúc Thủ tướng Phúc vẫn say sưa nghiêng ngoẹo bản thành tích về các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được và đặc biệt là GDP tăng tới 7%, một dấu ấn không hề mờ nhạt và không thể trốn tránh là việc ông Phúc đã cố tình không nhắc chút nào đến ‘EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu) được ký kết’ - điều mà ông ta cùng hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền đã ra sức khoa trương trong hai tháng 10 và 11 năm 2018.

Thậm chí cho đến đầu tháng 12 năm 2018, Bộ Lao động, thương binh và xã hội còn tổ chức Hội thảo "Cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP và FTA với EU". Đã rõ là chủ đề hội thảo này phản ánh tư thế ăn chắc về ‘EU cần Việt Nam hơn là Việt Nam cần EU’, ‘EVFTA trước sau gì cũng sẽ được ký kết’ và ‘Việt Nam thành công với EVFTA’, tức hiệp đnh này sẽ được Cộng đồng Châu Âu cho phép Ủy ban thương mại Châu Âu ký kết với Việt Nam vào tháng Mười Hai năm 2018, để sau đó đến tháng Ba năm 2019 sẽ được Nghị viện Châu Âu chính thức phê chuẩn, mang lại một nguồn máu quý báu giúp cho chân đứng kinh tế của chính thể độc trị ở Việt Nam - vốn đang suy nhược toàn thân - thêm một thời gian cầm cự nữa.

Nhưng vì sao EVFTA vẫn chưa thể ký ?

Chính phủ và Bộ Lao động, thương binh và xã hội có thể đã không cập nhật tình hình thời sự, hoặc không thèm quan tâm đến một yếu tố mà có thể khiến EVFTA tưởng như nằm trong túi Việt Nam vẫn có thể tuột ra : nhân quyền trong EVFTA.

Bởi khác rất nhiều với quan hệ EU - Việt Nam cách đây vài năm, tình thế hiện thời đã chuyển biến lớn : nhân quyền và công đoàn độc lập mới là số một trong những điều kiện cần của EVFTA.

Ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị viện Châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền nhấn kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao xuống mốc 50/50.

Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban Châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định : "Quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền ; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này".

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về các quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do báo chí và Internet, bắt bớ người hoạt động nhân quyền, đàn áp người biểu tình, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện Châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng Châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban Châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.

Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện Châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng Châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.

Từ trước khi hồ sơ EVFTA được Ủy ban Châu Âu tổ chức điều trần tại Brussels vào tháng Mười năm 2018, đã xuất hiện nhiều cảnh báo từ giới quan chức Châu Âu về việc nếu EVFTA không kịp được phê chuẩn trước khi Nghị viện Châu Âu tổ chức bầu cử, sẽ không có gì chắc chắn là nghị viện mới của Châu Âu - với nhiều gương mặt nghị sĩ mới và quan điểm cũng khác biệt - sẽ dễ dàng thông qua EVFTA. Thậm chí trong trường hợp ‘xấu nhất’, bản hiệp định này sẽ bị một nghị viện mới bộn bề công việc, trong đó bao gồm cả quan điểm chiếm số đông về không thể chấp nhận cho một nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng được hưởng lợi từ thị trường chung Châu Âu, gạt phắt sang một bên để số phận của EVFTA cũng hẩm hiu tương tự như Hiệp định TPP vào đầu năm 2017 khi bị Mỹ rút ra.

Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền. Cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính yếu ấy mà Cộng đồng Châu Âu đã không cho phép Ủy ban Châu Âu ký EVFTA với Việt Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ ký.

Thường Sơn

Nguồn : RFA, 02/01/2019

Published in Diễn đàn

EU đang thay thế Mỹ trong đàm phán và áp lực nhân quyền với Việt Nam

Trong một lần trả lời phỏng vấn đài BBC Việt ngữ sau khi sang Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết ‘đến 1/11/2016, họ cho tôi gặp vợ tôi sau gần một năm bị tạm giam. Trong lần gặp đó, vợ tôi nói chính phủ Đức nói sẵn sàng tiếp nhận nếu gia đình tôi muốn đi. Vậy là gia đình tôi đã quyết định lựa chọn đi định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức’.

eu1

Ông Nguyễn Văn Đài, bà Vũ Minh Khánh (bên trái) và bà Lê Thu Hà, ngày 8/6/2018 tại Đức. Ảnh Facebook Vũ Minh Khánh.

Như vậy, có thể cho rằng vai trò vận động cải thiện nhân quyền và thả tù nhân lương tâm của Nhà nước Đức đã bắt đầu từ nửa cuối năm 2016, song trùng với thời gian mà Mỹ ‘chuyển giao’ vai trò đàm phán nhân quyền với Việt Nam cho EU.

Sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.

Việc Việt Nam chấp nhận phóng thích nhân vật nguy hiểm nhất như Luật sư Nguyễn Văn Đài càng cho thấy rõ hơn về điểm ngoặt, nếu không muốn nói là bước ngoặt, trong xu thế buộc phải cởi nới nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam – một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược.

Có thể cho rằng nếu yêu cầu kiêm điều kiện của Đức về việc phải thả Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà không được thỏa mãn, với tư cách là đầu tàu kinh tế và cũng là một trong những đầu tàu chính trị trong khối EU, Đức sẽ thẳng tay phủ quyết EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu) và còn thể đưa vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ theo hướng quốc tế hóa và tạo ra thế triệt buộc đối với chính thể và một số quan chức cao cấp của Việt Nam.

Vào năm 2016, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy thay vì đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên như trước đó, Mỹ đã tập trung "đối tác quân sự" với Việt Nam trên căn bản vấn đề Biển Đông. Còn nhân quyền đang được Mỹ "chuyển giao" cho nghị viện Châu Âu để tiến hành thường xuyên những cuộc đối thoại nhân quyền với chính quyền Việt Nam, và hơn thế nữa là hỗ trợ Xã hội dân sự ở Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng Sáu năm 2016, Nghị viện Châu Âu đã tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Khác với bản nghị quyết gần nhất về nhân quyền cũng của tổ chức này vào năm 2009 được coi là khá mềm mỏng, bản nghị quyết lần này được một số nhà đấu tranh đánh giá có tính cách như một bản cáo trạng, lời lẽ đanh thép và đề cập đến hầu hết các vấn nạn nhân quyền bị xâm hại ở Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp…, và về nhiều người bất đồng bị chính quyền bắt giam.

Sự kiện Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng Sáu năm 2018 càng làm những cuộc Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt, nếu còn được duy trì, sẽ càng mờ nhạt về ý nghĩa của nó.

Nhưng cơ chế chế tài vi phạm nhân quyền thì nhiều khả năng vẫn được Mỹ duy trì, chủ yếu đến từ Quốc hội Mỹ. Đó là Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) – đã được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua vào ngày 8/12/2016. Những động thái sốt ruột và cấp tập gần đây của nhiều nghị sĩ Mỹ đối với tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cho thấy Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu có thể được áp dụng vào một thời điểm nào đó trong năm 2018 hoặc năm 2019, áp dụng những biện pháp chế tài thích đáng của đạo luật này đối với giới quan chức Việt Nam. Theo đó, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách : thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội ; thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Từ năm 2015 đến nay, Ủy hội Tự do tôn giáo Hoa Kỳ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cùng nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Chính phủ Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng "tái hòa nhập" CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ. Cơ chế cấm vận này cũng sẽ khiến con đường để Việt Nam tiếp cận Hiệp định thương mại song phương với Mỹ là chông gai hơn hẳn hiện thời, nếu không nói là vô vọng.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 21/06/2018

Published in Diễn đàn