Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có th nhìn vào bng đi chiếu tài sn ca các ngân hàng M đ hiu ti sao tun trước ông Jerome Powell tuyên b đi thái đ v lm phát. Ông thng đc Ngân Hàng Trung Ương M (Fed) s không s hãi như hi xưa na, khi thy giá sinh hot lên cao.

nganhang1

Tòa Nhà Fed ti Washington.

Bng đi chiếu tài sn và n nn (balance sheet) ca các ngân hàng thương mi M cho thy s tin gi vào h thng ngân hàng tăng lên gp năm ln, trong khi li nhun ca tt c các ngân hàng đu đi xung, gim bt 70% so vi năm ngoái, theo báo cáo tun trước ca FDIC (Federal Deposit Insurance Corp) là cơ quan bo him cho nhng người gi tin vào ngân hàng.

Trong sáu tháng đu năm 2020, người M đã gi vào các ngân hàng 2,4 ngàn t (trillion) đô la. Bn ngân hàng Chase, Bank of America, Citigroup và Wells Fargo được thêm 900 đô la tin ký thác. Nhưng bn nhà bank ln nht này chu đng mt na s tin li st gim chung.

Đi vi chúng ta thì tin ký thác trong ngân hàng được coi là tài sn. Nhưng đi vi các ngân hàng thì tin người ta ký thác (deposits) chính là các khon n. Tài sn ca ngân hàng là các món tin cho vay, sinh li.

Các ngân hàng lâm cnh "n chng cht" vì thân ch gi tin vào nhiu quá ! Nhng xí nghip tm ngưng hot đng vì Covid 19 đem tin gi vào ngân hàng thay vì mua nguyên liu, tr lương hoc đu tư. Thường dân vô ti nhiu người tht nghip nhưng nhn được tin ca nhà nước không đem xài hết cũng gi vô ngân hàng. Các ngân hàng tràn ngp tin gi vào, mà tin vô ri thiếu đường đi ra.

Mi lo ca các ngân hàng trong thi gian bnh dch là không thy các thân ch mi đến xin vay mà nhiu thân ch cũ khánh tn, không tr được n. Trong quý đu năm nay, các ngân hàng đã dành ra 53 t đô la đ bù các món n xu s không thu hi được (credit loss provisions). Trong quý th nhì, s tin d phòng tăng lên thành 62 tỷ USD.

Các ngân hàng kiếm li nh cho vay tính lãi sut cao hơn s li tin tr cho người đem tin đến gi. Mc chênh lch đó, năm ngoái là 3,39%, năm nay ch còn 2,81%. Tháng Ba va qua, Ngân Hàng Trung Ương M đã ct lãi sut căn bn xung gn s không, cũng vì Covid 19 bt c nn kinh tế đng khng li. Lãi sut xung thì tin li ca ngân hàng khi cho vay cũng xung, trong khi h chưa điu chnh được chi phí, khiến mc li càng xung thp.

Trước vin tượng tương lai không biết bao gi Covid 19 mi chm dt, các ngân hàng đu tiên đoán kinh tế còn lâu mi hi phc. Nhng món tin quc hi và chính ph gi cho người dân và các xí nghip ch tm thi gim bt cơn đau, nhưng không th cha lành cơn bnh đè nng trên c nn kinh tế.

Chính ph và quc hi M đang chi my ngàn t đô la đ "kích thích" người dân tiêu th và các xí nghip đng sa thi nhân viên, Ngân Hàng Trung Ương đã đóng góp vào chiến dch kích thích này bng cách gim lãi sut, cho dân vay tin d dàng hơn. Nhưng Ngân Hàng Trung Ương b bó tay vì, th nht h không mun gim lãi sut xung dưới s không ; và th nhì, h có th mua các trái khoán đ bơm tin vào trong h thng nhưng không th trc tiếp mua hàng hóa ca các nhà sn xut. H mun bơm bao nhiêu tin vào trong các ngân hàng thương mi cũng được, nhưng không th bt mi người đi vay ri đem tin ra chi tiêu.

Đó là lý do ông Jerome Powell phi "kích thích" dân tiêu th bng cách tuyên b trước : s không lo ngăn nga lm phát như trước na. Không ngăn chn lm phát, nghĩa là s không tăng lãi sut. Nếu lm phát tăng lên trên 2% thì Qu D Tr Liên Bang cũng vn gi lãi sut rt thp, chp nhn cho giá sinh hot tăng thêm na, đ bù li nhng ngày t l lm phát thp dưới 2%. Fed hy vng rng khi kinh tế bt đu hot đng tr li thì người dân M s lo giá c còn tăng hơn, cho nên kiếm được đng tin nào h s đem chi tiêu ngay. Đó là cách thúc đy cho kinh tế hi phc nhanh hơn !

Nhưng không có gì bo đm rng người tiêu th và gii đu tư s đi theo đúng con đường mà gii lãnh đo tin t mong mun. Đó là kinh nghim mà Nht Bn đã tng tri qua. Năm 2013, khi mc lm phát vào khong mt phn trăm, Ngân Hàng Trung Ương Nht đã công b mc tiêu tăng lm phát lên 2 phn trăm. H dùng đ các khí c có sn đ bơm thêm tin vào nn kinh tế : Ct lãi sut xung s không, ri s âm ; mua các chng khoán đ đưa tin thêm cào các ngân hàng. Sáu năm sau, giá sinh hot vn không tăng theo ch tiêu ca gii lãnh đo tin t !

Chính sách mi ca Fed hy vng s kích thích được người tiêu th M, vì dân M không có thói quen tiết kim nhiu như dân Nht Bn. Nhưng trong tương lai Ngân Hàng Trung Ương M có th s gi lãi sut thp rt lâu, khi b áp lc ca các nhà chính tr. Các v tng thng đu mun Fed gi lãi sut thp, thúc đy người ta tiêu th và đu tư.

Nhưng lãi sut thp quá và kéo dài quá lâu có th gây phn ng ngược li, khiến kinh tế không phát trin đúng tm mc có th đt được. Ông Powell mi nhc li rng các chu k kinh tế gia tăng gn đây đã kết thúc vi nhng cuc khng hong tài chánh. Lãi sut thp thúc giá nhà ca, giá các chng khoán, giá du la và vàng tăng lên quá đà, gây nên xáo trn.

Vay tin d dàng có th khiến các xí nghip đu tư vào nhng d án không tăng năng sut và đt hiu qu kinh tế cao. Nhiu công ty hay ngành hot đng đáng l b đào thi nhưng vn được duy trì vì lãi sut thp. Nguy him nht là chính sách lãi sut thp s thi phng giá các chng khoán nhiu ri ro, gây ra khng hong tài chánh như đã din ra trong nhng năm 2007, 2008.

Mt điu đáng lo ngi khác, là khi Ngân Hàng Trung Ương chp nhn cho lm phát lên cao thêm trước khi tăng lãi sut thì chưa ai biết nên cho lm phát tăng đến mc nào s phi bt đu ngăn li. Trong tương lai, nếu quyết đnh ngăn chn lm phát ca Ngân Hàng Trung Ương đến tr quá thì người tiêu th s lâm nn. Lm phát là mt th thuế bt tt c mi người phi tr. Nhưng các người làm ch nhà ca hay ch nhân các c phiếu không lo lm, vì giá các món đó s tăng lên cùng vi lm phát. Nhng người nghèo s gánh ho nhiu hơn vì lương bng không lên theo kp. Khi đó, Fed s phi lo chn đng lm phát, s tăng lãi sut nhiu ln, đưa kinh tế đi xung thp nng n hơn mà đáng l không cn thiết.

Hy vng rng nhng gii lãnh đo tin t s tránh được nhng điu đáng lo ngi trên đây. Ngân Hàng Trung Ương không th đưa tin trc tiếp cho người tiêu th. Ch có quc hi làm được vic này vì quc hi M nm quyn chi tiêu ca nhà nước. Ông Jerome Powell đã không ngn ngi kêu gi các nhà chính tr hãy đóng vai trò tích cc hơn !

Cui cùng, kinh tế hi phc nhanh hay chm s tùy thuc vào các d lut tr cp cho người dân mà quc hi và chính ph M đang tho lun. Mun cho dân tiêu th nhiu hơn thì phi tăng li tc cho h. Nhng người có li tc thp nht và gii trung lưu đáng được nâng đ nht. Khi có tin, h thường chi tiêu ngay, vì h còn rt nhiu th cn mua sm.

Khi khi lượng người tiêu th đông nht, là nhng người lao đng lương thp, bt đu xài tin thoi mái, thì các hàng hóa, dch v s luân chuyn, các xí nghip s hot đng mnh hơn. Các ngân hàng s m ca cho vay, không còn dư quá nhiu tin như hin nay na. Các ngân hàng là xương sng ca nn kinh tế. Thân th khe khon, điu hòa thì b xương sng mi mnh.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 04/09/2020

Published in Diễn đàn
samedi, 03 février 2018 17:25

Một nhân vật đáng kính nể

Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang đọc hôm tối thứ Ba, 30  tháng Giêng, Tổng Thống Donald Trump đã nhận là nhờ ông mà Hoa Kỳ đã có thành tích mạnh mẽ về tạo công ăn việc, lương bổng tăng, và mức thất nghiệp thấp nhất trong nhiều năm.

USA-FED/YELLEN

Bà Janet Yellen, Chủ tịch Hội đồng Dự trữ lên bang, tức là thống đốc Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ từ .

Trong khi đó, Tiến sĩ Janet Yellen, người thực sự chịu trách nhiệm cho những thành quả này, đang chuẩn bị rời bỏ chức vụ là chủ tịch của Hội đồng Dự trữ lên bang, tức là thống đốc Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.

 Hôm thứ Tư vừa qua, bà chủ trì phiên họp cuối của Ủy ban Chính sách của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, và hôm thứ Sáu, 2  tháng Hai, là ngày cuối của bà ở Ngân hàng FED (Federal Reserve System).

Sáng thứ Hai tới, ông Jay Powell – một nhân vật Cộng Hòa, một giám đốc ngân hàng đầu tư, và đương kim thành viên của Hội Đồng Fed – sẽ tuyên thệ nhậm chức lên thay thế bà.

Trong một thế giới công bằng hơn, bà Yellen đáng lẽ phải được mời tiếp thêm nhiệm kỳ bốn năm thứ nhì, như hầu hết các người tiền nhiệm thuộc nam giới của bà. Nhưng vào cuối năm ngoái, ông Trump đã quyết định thay thế bà.

Sau khi đã trải qua 14 năm ở Fed, và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo ngân hàng trong suốt lịch sử 105 năm, bà Yellen – một giáo sư kinh tế học nổi tiếng thông minh với bằng tiến sĩ kinh tế của Đại Học Yale – ra đi với một thành tích đáng kính nể.

Khi nhận chức vụ chủ tịch, bà nhanh chóng chứng tỏ nắm vững những phương cách khéo léo về truyền thông và chính trị cần thiết để điều hành một định chế như Fed. Trong các bài diễn văn và ở các cuộc họp báo, bà giải thích sự suy nghĩ của Fed rõ ràng và cẩn thận, tìm đủ mọi cách để không sử dụng những danh từ chuyên môn vốn được các kinh tế gia thường dùng.

Các bạn đồng nghiệp thích bà nhưng họ cũng kính nể bà, và bà cũng đã được lòng một số những nhân vật quan trọng bên Cộng Hòa ở Quốc Hội. Nhờ vậy mà những kêu gọi mới đây, từ một số nơi của đảng Cộng Hòa, đòi tổ chức một cuộc kiểm toán Ngân Hàng Fed có tính xoi mói, đã bị bác bỏ.

Bà cũng chơi được cả với ông Trump, vốn cùng là người New York.

Bà Yellen lớn lên ở Brooklyn. Hồi  tháng Mười Một năm ngoái, khi ông Trump loan báo là ông sẽ chỉ định ông Powell thay vì giữ bà Yellen một nhiệm kỳ thứ nhì, ông đã tuyên bố "Bà là một người phụ nữ tuyệt vời vốn đã làm một công tác thật rất tốt".

Lời tuyên bố đặt câu hỏi tại sao ông ta không giữ bà Yellen lại. Nó được rộng rãi giả định là chính trị đảng phái đóng một vai quan trọng: Bà Yellen là một người Dân Chủ, và Tổng Thống Barack Obama chỉ định bà năm 2013. Nhưng cũng còn có một lý do có thể khác. Ông Trump có thể tin là với Tiến sĩ Yellen không còn tại chức, nó sẽ dễ dàng hơn cho ông "nhận vơ" một số những thành quả của bà.

Những thành quả này bao gồm việc trông nom cho một giai đoạn lịch sử tạo công ăn việc làm. Nhà bình luận Heather Long chỉ ra là "Dưới bà Yellen, mức thất nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm xuống nhất trong tất cả các vị lãnh đạo Fed trong thời hiện đại".

Vào  tháng Hai, 2014, khi bà Yellen nhậm chức, mức thất nghiệp là 6,7% ; ngày nay mức thất nghiệp là 4,1%. Và gần ba phần tư sự giảm mức thất nghiệp này đến trước khi ông Trump nhậm chức.

Cũng phải ghi nhận thêm là, khi bà Yellen nhậm chức, hầu hết các kinh tế gia tin là một mức thất nghiệp dưới 5%, hay khoảng đó sẽ dẫn đến lạm phát. Những cuốn sách dạy kinh tế nói là nếu thất nghiệp xuống dưới một mức nào đó, giá cả sẽ tăng. Để chặn một vòng xoắn leo thang lạm phát, Fed phải can thiệp vào và tăng lãi xuất nhanh chóng – và một hành động như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến suy thoái.

Tiến sĩ Yellen đã không chấp nhận lập trường máy móc này. Dẫn sự việc là nhiều triệu người đã không đi kiếm việc nữa trong và sau cuộc đại khủng hoảng năm 2007-2009. Bà lý luận là mức thất nghiệp là một thước đo không đủ cho tình trạng của thị trường lao động, và rằng có những thước đo khác, như là mức độ tham gia thị trường lao động, cũng cần phải được tính đến.

Còn gây tranh cãi hơn nữa, bà còn lý luận là có thể có những lợi ích quan trọng nếu Fed điều hành "một nền kinh tế áp lực cao", trong đó mức thất nghiệp được giữ thấp và chủ nhân khó tìm người. Trong tình trạng đó, bà Yellen dự đoán, trong một bài diễn văn hồi năm 2016, là các công nhân vốn đã bỏ thị trường lao động sẽ bị lôi cuốn trở lại, các công ty sẽ có khuyến khích để đầu tư, nhu cầu nói chung của nền kinh tế sẽ cao hơn, và tăng trưởng lương cũng như năng suất – vốn đã mãi không tăng – sẽ tăng.

Các kinh tế gia thì bảo lập luận này đã trở lại với những lập luận của thời thập niên 1960 bởi một thế hệ các kinh tế gia theo trường phái Keynes. Với sự thăng tiến của trường phái tân cổ điển thì lập luận này không còn hợp thời trang nữa. Nhưng như bà Yellen đã nhận thấy, nó có thể giữ chìa khóa cho việc vượt ra khỏi các chiều hướng tăng trưởng chậm, đầu tư ở mức thấp, và lương bổng không tăng.

Kinh nghiệm của tám năm qua cho thấy là cần phải có một sự sụt giảm mức thất nghiệp đáng kể cho lợi tức trung điểm của các gia đình hồi phục sự mất mát mà họ đã chịu trong cuộc suy thoái. Chỉ khi thất nghiệp xuống đến dưới mức trước kia được coi là an toàn thì lương mới tăng hơn lạm phát. Bà Yellen đã chào đón phát triển này và tìm cách khuyến khích thay vì là làm thui chột tăng trưởng quá sớm. Ngay cả bây giờ, gần chín năm hậu cuộc hồi phục năm 2009, lãi suất của Fed mới chỉ có 1,5%. Với lạm phát cũng ở mức 1,5 (theo cách đo mà Fed lựa chọn) – dưới mức chính thức của Fed là 2%.

Nó cũng có thể lý luận là – và đã được lý luận như vậy – là với mức lạm phát thấp như vậy, Fed không có lý do tăng lãi suất, ngay cả từ từ. Tuy nhiên ngược lại người ta cũng có thể lý luận là chính sách của Fed đã dẫn đến một cuộc tăng trưởng kinh hồn của thị trường chứng khoán mà nay đang có vẻ trở thành một cái bong bóng. Biết cả hai sự chỉ trích này, bà Yellen đã rút lui kích thích kinh tế từng bước một.

Nhờ Tổng Thống Trump và bên Cộng Hòa, Fed nay đối diện với một thách thức mới, trong hình thức thêm một kích thích cho nền kinh tế bằng cắt giảm thuế nhưng là cắt giảm ngay tức thời rồi từ từ rút. Liệu Fed có nên theo đuổi lập trường hiện nay và tìm cách thích ứng với kích thích này hay không ? Hay là nên tăng lãi xuất nhanh hơn.

Bà Yellen nay không còn phải đưa ra câu trả lời cho bài toán đó nữa. Cái bài toán nhức đầu đó nay sẽ là của ông Powell, người hẳn biết là bất cứ chỉ một dấu hiệu nào là Fed có một lập trường diều hâu hơn là sẽ bị tấn công bởi những tràng pháo kích Twitter từ tổng thống – kể cả sự có thể gây xáo trộn cho thị trường chứng khoán nữa.

Bà Yellen đáng được thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng bà thực sự đã ra đi thật đúng lúc. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 03/02/2018

Published in Diễn đàn

Như các thị trường tài chính chờ đợi, hôm Thứ Tư 14 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tăng lãi suất vì kinh tế đã có chỉ dấu phục hồi sau nạn Tổng suy trầm năm 2008-2009. Nhưng tình hình có khả quan như vậy không ? Và những gì có thể xảy ra cho kinh tế thế giới ?

laisuat1

Sàn chứng khoán New York, ngày 31 tháng 1 năm 2017. AFP

Chờ đợi sự bất ngờ !

Chân Như : Chân Như xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau hai ngày họp của cơ chế quyết định về chính sách tín dụng và tiền tệ, chiều Thứ Tư 14 vừa qua, Hội đồng Dự trữ Liên bang là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ vừa tăng lãi suất và thông báo việc thu hồi dần lượng tiền đã bơm ra từ sau vụ Tổng suy trầm 2008-2009. Các thị trường tài chính đã dự báo quyết định này và tin là Hoa Kỳ và toàn cầu đã ra khỏi thời u ám bất thường kể từ năm 2008. Thưa ông, tình hình có thật khả quan như vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là khi mọi người đều có vẻ lạc quan thì ta nên chờ đợi sự bất ngờ ! Việc Ngân hàng Trung ương Mỹ nâng lãi suất thêm 25 điểm được dự đoán trước và hết gây chú ý như năm ngoái vì người ta cho rằng định chế tiền tệ này đang trở lại chính sách tín dụng bình thường sau khi hạ lãi suất tới số không và tung ra ba đợt bơm tiền bất thường, gọi là "tăng mức lưu hoạt có định lượng" hay "quantitative easing" kể từ năm 2008.

Tôi xin giải thích về bối cảnh chung hầu mình có thể thấy trước được những gì khả dĩ xảy ra. Sau vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và Âu Châu năm 2008 rồi nạn "Tổng suy trầm" hay "Suy trầm Toàn cầu" qua hai năm 2008-2009, các ngân hàng trung ương trên thế giới ráo riết áp dụng biện pháp tiền tệ là hạ lãi suất để thoát khỏi tình trạng "ách tắc tín dụng", là khi doanh nghiệp vay tiền không được và sản suất suy giảm. Nhưng dù lãi suất đã hạ tới sàn, là mấp mé số không, tình hình chẳng cải tiến mà khủng hoảng còn bùng nổ trong khối Euro của các nước Âu Châu. Vì vậy, một số ngân hàng trung ương lớn như của Hoa Kỳ, Âu Châu và Anh Quốc áp dụng thêm biện pháp bất thường của Nhật Bản, xin tạm diễn tả là mua vào trái phiếu với nhiều kỳ hạn dài ngắn và trả ra bằng tiền mặt, là bơm tiền vào kinh tế. Qua ba đợt trước sau, Ngân hàng Trung ương Mỹ bơm ra tới 4.500 tỷ Mỹ kim, là một con số khổng lồ. Chi tiết chuyên môn ở đây là việc hạ lãi suất trực tiếp chi phối lãi suất ngắn hạn làm nền tảng cho các lãi suất của ngân hàng ; còn biện pháp mua vào nhiều loại trái phiếu, trả bằng tiền bút toán cho các ngân hàng lại còn có thể giảm phân lời đi vay dài hạn và kích thích đầu tư.

Chân Như : Thưa ông, có phải nhờ vậy mà kinh tế Mỹ đã phục hồi hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sự thể không hẳn như vậy. Cùng biện pháp tiền tệ của cơ chế độc lập là Ngân hàng Trung ương thì Chính quyền áp dụng biện pháp ngân sách để kích thích kinh tế là tăng chi, khi bị bội chi thì vay thêm tiền, cho nên số nợ đó lên tới gần 20 ngàn tỷ đô la, là một con số khổng lồ khác. Cả hai loại biện pháp tiền tệ và ngân sách của Hoa Kỳ đều bất thường vì kích thước quá lớn với kết quả thật ra quá nhỏ, chưa kể tới hậu quả là gây lệch lạc trong hệ thống kinh tế và tài chính. Thứ nhất, sau khi ra khỏi suy trầm từ Tháng Bảy năm 2009, kinh tế phục hồi chậm, nạn thất nghiệp và thất nghiệp trá hình, hay khiếm dụng vì người ta chỉ tìm ra việc bán thời gian với lương thấp, vẫn còn cao. Trong khi đó tiền bơm ra lại chảy vào thị trường cổ phiếu làm giàu cho thiểu số có tiền đầu tư và các tập đoàn kinh tế lớn. Những mâu thuẫn chính trị giữa các thành phần dân chúng đang xảy ra một phần cũng xuất phát từ đó, điển hình là lời than về chênh lệch giàu nghèo. Nói vắn tắt thì các biện pháp kích thích kinh tế lại gây hậu quả bất lường về xã hội cho Hoa Kỳ. Nhưng dù sao thì so với các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật thì tình hình kinh tế Mỹ vẫn khá hơn cả, vì vậy, từ năm 2014, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ thông báo việc "vuốt nhọn chính sách tiền tệ" là sẽ nâng lãi suất khi sinh hoạt kinh tế có vẻ khả quan hơn và còn thu hồi lại lượng tiền đã bơm ra từ năm 2008.

laisuat2

Một bảng điện tử báo chỉ số Nikkei trước một công ty chứng khoán tại Tokyo vào ngày 14 tháng 2 năm 2017. AFP

Chân Như : Và thưa ông phải chăng tuần qua thì Hoa Kỳ vừa đi tới giai đoạn ấy với quyết định tăng lãi suất và cả chương trình lần lượt thu hồi lượng tiền đã bơm ra ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đấy là nhận định chung của các thị trường tài chính nhưng chính vì vậy mà ta mới cần thận trọng để khỏi bị bất ngờ. Thứ nhất, tình hình Hoa Kỳ có vẻ khả quan là nếu so sánh với các nước công nghiệp khác như Nhật Bản hay Âu Châu. Thứ hai, cũng từ vụ Tổng suy trầm 2008, Trung Quốc áp dụng biện pháp tăng chi và bơm tín dụng rất mạnh, mạnh nhất và nhanh nhất, nên thổi lên bong bóng đầu cơ. Ta không quên là giữa năm 2015, thị trường cổ phiếu của Trung Quốc sụt giá mạnh và gây lo ngại toàn cầu. Chính là vì yếu tố bất trắc đó tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Mỹ mới hoãn việc nâng lãi suất khỏi số không cho tới Tháng 12 mới lần đầu tiên tăng lãi suất. Từ đó đến nay họ tăng ba đợt vào Tháng 12 năm 2016, rồi Tháng Ba và Tháng Sáu vừa qua. Điều chúng ta nên chú ý ở đây là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ mặc nhiên giữ một vai trò toàn cầu vì còn phải cân nhắc những yếu tố quốc tế hay sự bất trắc từ các nền kinh tế lớn kia. Đâm ra nhiều người cứ nói đến sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và sự suy tàn của chủ nghĩa tư bản Mỹ mà ít ai chú ý đến sự kiện đó. Bây giờ, người ta lại cho rằng tình hình Âu Châu đã tạm ổn sau cuộc bầu cử tại Pháp và sự thoái lui của trào lưu ly khai tại Âu Châu, rồi kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu khả quan hơn nên thế giới trở về trạng thái bình thường và việc tăng lãi suất Hoa Kỳ là một biểu hiện. Tôi nghĩ sự thật không được lạc quan như vậy và tương lai chưa là màu hồng.

Không còn công cụ kích thích kinh tế

Chân Như : Ông vừa nêu vài chi tiết mà có lẽ thính giả của chúng ta bắt đầu quan tâm. Thứ nhất là Ngân hàng Trung ương Mỹ không chỉ lấy quyết định về chính sách căn cứ trên các yếu tố nội địa như lạm phát hay thất nghiệp mà còn phải nhìn ra cục diện toàn cầu. Sau đó, ông cho là tình hình tương lai chưa hẳn là lạc quan như vậy. Xin đề nghị ông giải thích thêm chuyện này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin đi từ chuyện kinh tế rồi mới nói đến các yếu tố phức tạp hơn.

Khi thấy ngân hàng trung ương tăng lãi suất, ta có thể kết luận rằng tình hình đã khả quan, thất nghiệp đã giảm, sản xuất đã tăng và các doanh nghiệp đã có thể chịu được chi phí tài chính cao hơn khi đi vay tiền. Nhưng đấy là một loạt "đã", để diễn tả chuyện đã qua, chứ sau này ra sao thì chưa ai biết. Ngân hàng trung ương tất nhiên phải biết tính và dự báo khi quyết định. Từ đó, ta có thể nghĩ tới một kết luận khác : định chế phụ trách tiền tệ vừa nâng lãi suất và hút lại tiền ở ngoài thị trường là cũng để phòng ngừa khi năng suất hay sinh hoạt kinh tế sa sút thì còn chỗ hạ lãi suất hay bơm thêm tiền để kích thích sản xuất. Chuyện này hơi khó hiểu nên tôi xin giải thích thêm : với lãi suất quá thấp hoặc tuột dưới số âm thì ngân hàng trung ương không còn khí cụ kích thích nếu kinh tế lại bị suy trầm. Mà kinh tế Hoa Kỳ có thể bị suy trầm nữa !

Chân Như : Ông vừa nói đến một chuyện rợn người là sau nạn Tổng suy trầm năm 2009, Hoa Kỳ lại có thể bị suy trầm nữa ? Ông căn cứ trên điều gì mà dự báo điều bi quan này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, sinh hoạt kinh tế thăng giáng hay lên xuống theo chu kỳ. Về ngôn từ, khi đà tăng trưởng sản xuất mà giảm trong hai quý tức là sáu tháng liền thì người ta gọi đó là suy trầm, và chỉ biết được sau sáu tháng. Nghĩa là có khi kinh tế đang suy trầ mà mình chưa hay ! Xin nói thêm là nếu kinh tế không tăng trưởng nữa thì đấy là suy thoái và nếu lan rộng kéo dài ra nhiều lãnh vực thì ta gọi là khủng hoảng. Thứ hai, người ta nghiệm ra là từ 70 năm nay, cứ sáu bảy năm là kinh tế Hoa Kỳ lại bị suy trầm một lần như tiến trình thanh toán nạn sản xuất dư dôi và kém hiệu năng, sau đó lại là một chu kỳ tăng trưởng khác. Vậy mà kể từ 2009, Mỹ đã qua tám năm không suy trầm và nếu có thể tránh được cho tới cuối năm nay, năm tới sẽ có thể bị với xác suất cao hơn. Có khi Ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ tăng lãi suất là để ứng phó với kịch bản đó, là còn đất để lùi, còn mức để hạ, nhằm kích thích kinh tế.

Chân Như : Nếu điều ấy xảy ra, tức là qua năm tới, kinh tế Mỹ lại bị suy trầm thì thưa ông, chuyện gì có thể xảy ra ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, các chính trị gia lại đả kích nhau là thủ phạm và lại nói phét về liều thuốc chữa trị của họ. Với tình trạng phân cực quá nặng hiện nay, chính trường Mỹ sẽ là đấu trường khét lẹt ! Thứ hai, từ 70 năm nay, Hoa Kỳ đã gặp sáu lần suy trầm mà chưa chết, lại vẫn lừng lững đi lên. Nếu có bị lần thứ bảy vào thời gian tới thì vẫn là siêu cường kinh tế. Nhưng các nước khác mới bị chấn động nếu sống nhờ xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vốn là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Thí dụ như Đức cần bán 110 tỷ đô la hàng hóa vào Mỹ thì sẽ bị nạn nếu dân Mỹ tiêu thụ ít hơn. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, Đức bán hàng nhiều nhất cho hai nước đang có vấn đề là Pháp và Anh. Kinh tế Đức mà suy trầm thì các nước Đông Âu sẽ lãnh họa.

Nghĩa là suy trầm tại Mỹ sẽ làm kinh tế Đức suy sụp, nhưng thật ra chưa nguy kịch bằng Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc vào xuất khẩu mà hơn một phần năm của lượng xuất khẩu là bán vào Hoa Kỳ, cho nên giới tiêu thụ tại Mỹ cũng ảnh hưởng đến tình hình Trung Quốc hơn là những gì báo chí tường thuật về sức mạnh của xứ này. Đã vậy thì tuần qua, lãnh đạo Bắc Kinh lại vừa nhấn tới trong quốc sách lấy tín dụng làm đòn bẩy kinh tế khi mở rộng qua mục tiêu xã hội, là đòi các ngân hàng quốc doanh lớn nhất phải tài trợ nông dân và các tiểu doanh thương. Tín dụng cho loại khách nợ cò con này vốn đã tăng quá nhanh mà nay tiêu chuẩn cho vay lại còn được nới lỏng thì nguy cơ vỡ nợ và phá sản càng dễ bùng nổ nếu kinh tế sa sút vì hiệu ứng từ Hoa Kỳ ! Trong khi đó, mối nguy bể bóng đầu cơ trên thị trường bất động sản thì vẫn tăng chứ chưa giảm. Những chuyện ấy tất nhiên sẽ có hậu quả chính trị cho giới lãnh đạo ở trên.

Chân Như : Mới chỉ điểm qua một vòng như vậy thì người ta có thể thấy rằng việc Hoa Kỳ hạ lãi suất chưa hẳn là tin vui, đấy có phải là kết luận của ông không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ đấy là tin vui cho Hoa Kỳ trong ngắn hạn, nhưng nếu nhìn rộng ra ngoài thì các nước chưa nên vội mừng là đã ra khỏi sự hoạn nạn khởi đi từ năm 2008. Đây là chúng ta chưa nói đến rất nhiều bất ổn khác về cả an ninh lẫn chính trị từ Âu sang Á.

Chân Như : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Chân Như thực hiện

Nguồn : RFA, 21/06/2017

Published in Diễn đàn