Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Donald Trump và "món nợ" với giới đại gia công nghệ Silicon Valley

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump vẫn không hết gây bất ngờ nếu nhìn vào số bài viết trên một số tuần báo Pháp từ ngày 20-27/11/2024, chỉ trừ tuần báo Le Nouvel Obs dành số đặc biệt kỉ niệm ngày thành lập với chủ đề "Sức mạnh của niềm vui".

daigia1

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump cùng Elon Musk trước lần phóng thử thứ 6 tên lửa SpaceX Starship ngày 19/11/2024 tại Boca Chica, bang Texas, Mỹ. AP - Brandon Bell

Dù "mối quan hệ nguy hiểm giữa Putin-Kim" là chủ đề chính của tuần báo Courrier international, nhưng hồ sơ lớn đề cập đến "Trump bổ nhiệm một đội ngũ để báo thù cho ông". Le Point quan tâm đến "Những cuộc chiến mới của ngành tình báo chúng ta" nhưng cũng không quên "Elon Musk hay Taylor Swift, sự chia rẽ thực sự của người Mỹ". Bên cạnh hồ sơ chính là Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được mở cửa trở lại, L’Express có rất nhiều bài về tân chính phủ của ông Donald Trump hoặc mối quan hệ với giới đại gia công nghệ ở thung lũng Silicon thông qua Elon Musk.

Silicon Valley sẽ không bao giờ còn như trước

Mục "Những Thế giới mới" của tuần báo L’Express dành phân tích mối quan hệ mới được hình thành, có đi có lại, giữa giới đại gia công nghệ Mỹ và tân tổng thống Donald Trump trong bài viết "Silicon Valley sẽ không bao giờ như trước nữa".

Năm 2016, Silicon Valley ngả sang "xanh dương" vì nghi ngờ năng lực của tỉ phú nổi tiếng nhưng vô danh trên chính trường. Họ lo cho tương lai đất nước và nền dân chủ. Bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump, nhận được đến 99% ủng hộ tài chính ở Silicon Valley, theo nền tảng chuyên theo dõi quyên góp chính trị Crowpac. Năm 2024, cả thung lũng chuyển về "đỏ" vì tin vào lời hứa của ứng viên đảng Cộng Hòa để ngành công nghệ bùng nổ.

Elon Musk, được coi là người liên danh "giấu mặt" sau khi ông Trump bị ám sát hụt, không tiếc tiền và sức cho ứng viên đảng Cộng Hòa. Rất nhiều đại gia công nghệ khác cũng hào phóng rút hầu bao : Doug Leone, đồng sáng lập Sequoia Capital hoặc Antonio Gracias, của Equity Partners, cũng như những đồng nghiệp cũ ở Paypal : Peter Thiel (Palantir Technologies), Keith Rabois (Khosla Ventures) và David Sacks (Craft Ventures). Họ là những nhà đầu tư theo đảng Cộng Hòa, phản đối tư tưởng wokism. Một số người bỏ bang California, bị coi là cấp tiến, như Elon Musk chuyển đến Texas, nhưng lần này, họ đã biết vận dụng ảnh hưởng ngầm của chiếc nôi ngành công nghệ Mỹ.

Tự do đầu tư không giới hạn vào AI và ADN, sinh học

Ông Donald Trump nhận được hộ ủng hộ tài chính, đổi lại ông hứa không đánh thuế đối với lãi gia tăng chưa thực hiện hoặc ra quy định về lĩnh vực công nghệ. Trong khi chính quyền Biden, trong suốt 4 năm, vẫn "gửi đi thông điệp rõ ràng rằng các doanh nghiệp công nghệ cũng phải tuân theo luật và quy định với những ngành khác", theo giải thích của giáo sư David Karpf, Trường Truyền thông và Quan hệ công chúng, Đại học George Washington. Đối với các nhà đầu tư, như Marc Andreessen và Ben Horowitz đứng đầu quỹ a16z đã đầu tư vài tỉ đô la vào trí tuệ nhân tạo sáng tạo và tiền ảo, đó là "một trở ngại cho kiếm tiền".

Với ông Trump, rất nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng Mỹ sẽ bắt đầu một thập niên sáng tạo không bị gò bó để không bị "chết", cả về nghĩa đen lẫn kinh tế. Chuyên gia về kỹ thuật số Nikos Smyrnaios, giảng viên Đại học Toulouse III cho rằng "có khả năng các công ty khởi nghiệp Mỹ được chính quyền Trump cho phép đi xa hơn trong các nghiên cứu về sinh học hoặc ADN".

Chí ít ông chủ các đại tập đoàn công nghệ hy vọng được nhanh chóng tự do phát triển AI, bởi bối cảnh công nghiệp đã thay đổi và phải cạnh tranh với Trung Quốc. Theo Daniel Ives, thuộc Wedbush Securities, "cổ phiếu công nghệ sẽ còn tăng thêm 20% vào năm 2025" và nhiệm kỳ của Trump là "thời kỳ vàng son cho AI".

"Có đi có lại"

Thế nhưng, nhóm đại gia công nghệ không muốn bị thụ động, phải đi tuyển người vận động hành lang đối với một số văn kiện, như AI Act ở Châu Âu, mà họ muốn tham gia vào chiến thắng của một dân biểu nào đó để chắc chắn rằng người này sẽ không cản đường lĩnh vực. Thậm chí, nắm luôn quyền, như trường hợp Elon Musk, giữ bộ Hiệu quả chính phủ.

Theo điều tra của tờ New Yorker, lĩnh vực tiền ảo đã đầu tư hơn 100 triệu đô la cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump và vài chục dân biểu ủng hộ tiền ảo. Bà Marietje Schaake, tác giả cuốn The Tech Coup, nhận định : "Thắng lợi của ông Trump là chiến thắng của các tỉ phú ngành công nghệ và tài chính rủi ro, hiện đã rất mạnh. Với Vance (phó tổng thống) và Musk, họ có một ghế trực tiếp ở bàn họp".

Các nhà đầu tư tiền ảo như trút bớt gánh nặng vì ông Trump hứa sa thải ngay khi ông nhậm chức hai nhà điều tra Kina Khan và Gary Gensler, hắc tinh của tiền ảo. Đây có lẽ là một cách ông Trump đền đáp sự ủng hộ của họ, cũng như sau này sẽ để họ lách các quy định.

Nhà xã hội học Olivier Alexandre nhắc lại trong 50 năm lịch sử, Silicon Valley vẫn thường theo đảng Cộng Hòa và sẽ không có gì bất thường với việc thung lũng sẽ trở lại Cộng Hòa.

Elon Musk, "bạn thân nhất làm sếp"

Thân thiết với gia đình tân tổng thống Mỹ còn có lợi cho cả nhóm những tên tuổi lớn của Silicon Valley thân với Musk. Họ có thể có ảnh hưởng lớn trong chính phủ đang hình thành của ông Trump. Để minh họa cho bài trích dịch "Elon Musk, bạn thân nhất làm sếp" của tờ The New York Times, tuần báo Courrier international đã chọn bức biếm họa ông Donald Trump đeo hai sừng, theo hình mũ của một người ủng hộ MAGA đã xông vào trụ sở Quốc hội, phía trên bộ não của ông Trump là đầu của ông chủ Tesla và SpaceX cùng với chú thích : "2024 bão táp của Nhà Trắng".

Ông Elon Musk muốn thành lập một "đội xung kích", xuất thân từ lĩnh vực tư nhân để cải cách chính phủ và dự kiến làm thế nào đó để "những người làm cách mạng của chính phủ thu hẹp này, toàn tâm toàn ý với lý tưởng, có được một chỗ đứng trong chính quyền sắp tới của Trump".

Trump tập hợp nội các báo thù

Elon Musk phụ trách bộ Hiệu quả Chính phủ trong "Nội các của Trump" được minh họa theo góc nhìn hài hước của Emanuel Del Rosso ở Ý gồm có Dark Vador, Joker, người ngoài hành tinh Alien… Tranh biếm họa này minh họa cho bài viết "Tại Mỹ : Trump tập hợp một đội ngũ báo thù" của Los Angeles Times, được Courrier international trích dịch.

Tờ báo ở bờ Tây nước Mỹ nhận thấy "để thành lập nội các tương lai, tân tổng thống Mỹ đã chọn những nhân vật khiêu khích, sẵn sàng biến thành người thực thi báo thù các thể chế cho ông Trump". Tờ báo quan ngại vào lúc thông thường, không một lựa chọn nào trong số đó có thể được Thượng Viện thông qua nhưng sắp tới, Quốc hội lưỡng viện đều trong tay đảng Cộng Hòa. Thường bị coi là "thiếu kinh nghiệm, xung đột lợi ích, thậm chí là vô trách nhiệm" nhưng họ "được tuyển để giữ lời hứa làm đảo lộn Washington của ông Trump".

Cả một nội các gây sốc ở Washington, nhưng cử tri của ông Trump hoan hỉ. Nhật báo The New York Times đã phỏng vấn khoảng 20 cử tri của tổng thống thứ 47, họ ca ngợi "một tuyệt tác", "một sự kết nối hoàn hảo", "một dàn casting 5 sao".

Putin - Kim : Mối quan hệ nguy hiểm

Tổng thống thứ 47 của Mỹ sẽ phải đối phó với "mối quan hệ nguy hiểm giữa Putin và Kim", theo tựa chính của hồ sơ trang nhất của Courrier international. Việc triển khai 10.000 lính Bắc Triều Tiên giúp Nga chiến đấu với Ukraine đã thay đổi cục diện chiến tranh và có nguy cơ mở ra một mặt trận khác ở Châu Á.

Theo tờ The Sunday Times ở Luân Đôn, "câu lạc bộ những kẻ bất hảo dự báo buổi xế tà Mỹ". Có thể phần đóng góp của Kim Jong-un không phải là quá lớn nhưng ông đã đưa được mình vào tâm điểm chú ý trong cuộc chiến đã kéo dài 1.000 ngày. Đối với Moskva, các nước phương Tây không có quyền bình luận về việc lính Bắc Triều Tiên tham chiến vì đây là chuyện nội bộ của Nga.

Tại sao Kim Jong-un lại gửi quân đến Nga ? Một trong những khả năng được báo Hàn Quốc Kyughyang Shinmun giải thích là Bình Nhưỡng muốn tăng cường liên minh với Nga theo kiểu liên minh giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc cũng dè chừng việc Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau. Dù vậy, theo nhà nghiên cứu Miles Yu, giám đốc Trung tâm về Trung Quốc thuộc Viện Hudson, được Wall Street Journal trích dẫn, "Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ việc hỗ trợ lén lút - hoặc chí ít là gián tiếp - cho Nga và Bắc Triều Tiên". Trước khả năng rút lui của Mỹ sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống, Ukraine đang tìm những đồng minh mới ở Châu Á.

Ukraine - Nga : Chiến tranh lạnh ở Châu Phi

Giao tranh khốc liệt trên chiến trường, Ukraine và Nga cũng đối đầu ở vùng Sahel, Châu Phi, được L’Express ví "như một cuộc chiến tranh lạnh" trong phóng sự điều tra về "Những hoạt động bí mật của Kiev và Moskva".

Nga đã hoạt động từ khá lâu ở Châu Phi với hai mục tiêu chính : gia tăng ảnh hưởng chính trị bằng cách gạt các nước phương Tây và biến các nước Châu Phi thành khách hàng của Moskva ; tài trợ cho chiến tranh ở Ukraine nhờ vào việc khai thác bất hợp pháp vàng và kim cương ở khắp vùng Sahel.

Khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine, 16 nước Châu Phi vắng mặt, 8 nước không bỏ phiếu và một nước bỏ phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga. Đây là gáo nước lạnh khiến chính Ukraine thức tỉnh vì từ khi độc lập, Châu Phi không nằm trong chương trình nghị sự ngoại giao của chính quyền Kiev. Để cứu vãn tình thế, Ukraine không ngừng nỗ lực, ví dụ thông qua chương trình cung cấp "Lúa mì cho Châu Phi" do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian để vận chuyển qua Hắc Hải.

Từ đầu năm 2024, Kiev muốn làm đảo lộn đà tiến của Nga ở trong vùng bằng các hoạt động chống Wagner và công ty tiếp nối Africa Corps. Theo giáo sư Sean McFate, nguyên sĩ quan quân đội Mỹ, "chiến lược bí mật của Ukraine để "diệt" những lợi ích của Nga ở Châu Phi không chỉ dựa trên việc sử dụng chính nguồn lực của mình, mà còn dựa vào những công ty quân sự tư nhân (SMP) và lính đánh thuê ủng hộ phương Tây ở Châu Phi, là những người có thể giúp họ hoặc bằng hành động trực tiếp, hoặc ít ra là tư vấn về mặt tình báo".

Về mặt ngoại giao, chỉ từ đầu năm 2024, Ukraine mở 7 đại sứ quán và hướng đến mục tiêu có 20 cơ quan đại diện ở Châu Phi cho đến cuối năm để mở rộng ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo kết luận của bài phóng sự, với những mối quan hệ được xây dựng từ lâu, những nguồn kinh doanh mờ ám và những chiến dịch bôi nhọ các nước phương Tây, cỗ máy chiến tranh của tổng thống Nga Putin vẫn có thể vận hành lâu dài.

Có nên sợ trí tuệ nhân tạo - AI ?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã xuất hiện trong nhiều hoạt động và đời sống. Nhưng có nên sợ trí tuệ nhân tạo không ? Tuần báo Le Nouvel Obs đặt câu hỏi này với nhà sử học Israel Yuval Noah, tác giả tác phẩm nổi tiếng Sapiens và Aurélie Jean, nhà nghiên cứu về AI, để giới thiệu hai cách nhìn khác nhau.

Nhà sử học Yuval Noah tỏ ra bi quan khi miêu tả AI như một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới vì AI là công nghệ đầu tiên không phải là một công cụ mà là hàng triệu tác nhân, có thể tự đưa ra quyết định, tự học và phát triển. AI có thể chế tạo thuốc nhưng các loại vũ khí được trang bị AI cũng có thể tự quyết định tấn công vào đâu, giết ai, tự lập chiến lược… Trí tuệ nhân tạo mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu nhưng đã ở mức độc lập khá cao, có thể có những hệ quả nguy hiểm. Và sẽ ra sao trong 10, 50 năm nữa ? Vì những người lập trình AI cũng không thể đoán trước AI sẽ làm gì.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Pháp, đằng sau mỗi thuật toán đều có ít nhất một người quyết định công nghệ này được thiết kế, phát triển, thử nghiệm, duyệt và sử dụng như thế nào. Về mặt quân sự, đúng là phải chú trọng đến cách sử dụng AI.

Nhà thờ Đức Bà Paris chuẩn bị mở cửa trở lại

Ngày 07 và 08/12/2024, Nhà thờ Đức Bà Paris - Notre-Dame de Paris mở cửa trở lại đón công chúng sau hơn 5 năm trùng tù vì hỏa hoạn. Tuy nhiên, đằng sau sự kiện này có bốn cuộc chiến được L’Express nêu trong mục Hồ sơ trang nhất.

Thứ nhất là cuộc chiến mới giữa Giáo hội và Nhà nước liên quan đến việc vào ngày khánh thành, tổng thống Pháp sẽ phát biểu ở bên trong hay bên ngoài nhà thờ vì tại Pháp, Nhà nước và Giáo hội tách biệt nhau.

Thứ hai liên quan đến giáo hoàng, tổng giám mục và tổng thống. Giáo hoàng Francis nói trước một số nhà báo hôm 13/09 là sẽ không đến Paris. Và giáo phận Paris liên tục tìm cách giải thích lịch trình dày đặc của giáp hoàng nhưng giáo hoàng lại có kế hoạch đến Ajaccio, đảo Corse của Pháp vào giữa tháng 12.

Thứ ba là cuộc chiến về kinh phí trùng tu. Nhà nước Pháp sở hữu nhà thờ Đức Bà Paris, trong khi chính phủ vẫn chưa tìm ra được ngân sách cho năm 2025. Cuối cùng là các mạnh thường quân không muốn bị kêu gọi quyên góp thêm vì "sở thích" của tổng thống khi ông muốn thay một số cửa kính thời Viollet-le-Duc bằng kính đương đại.

Gác qua những bất đồng nội bộ, chưa bao giờ một công trình lại được quan tâm đến như vậy ở Pháp. Ngay sau khi bị cháy, đã có 840 triệu euro được quyên góp để trùng tu. Khoảng 2.000 tình nguyện viên và 250 doanh nghiệp được huy động suốt 5 năm. Dự kiến hàng năm Nhà thờ Đức Bà Paris đón khoảng 15 triệu khách tham quan.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế

Sau hơn 10 năm vào Vit Nam, Facebook đã giúp "khai dân trí" người Vit và tr thành din đàn ln nht cho các tiếng nói phn bin quc gia do Đảng cộng sản cm quyn có nn truyn thông "mt chiu" do nhà nước qun lý. Cùng vi YouTube, các nn tng mng xã hi này ngày càng được ph biến như ngày càng tăng cao li nhun ti Vit Nam, nơi có hơn 96 triu dân. Nhưng đ gi được th trường "béo b" này, h đang làm nhiu người dùng Vit Nam "tht vng" khi b cáo buc t li nhun lên hàng đu" và "tha hip" vi chính quyn trong vic kim duyt thông tin.

tapdoan1

Các tp đoàn công ngh ca M đang ngày càng có được li nhun cao th trường Vit Nam nơi có hàng chc triu người dùng nhưng cũng đang ngày càng làm người dùng "tht vng" vì s chp hành tăng cao vi yêu cu ca chính quyn trong kim duyt thông tin.

Sáng sm hôm din ra cuc b ráp ca công an Hà Ni ti làng Đng Tâm, 9/1, blogger Bùi Th Minh Hng thc hin mt livestream cuc đin thoi ca ch vi mt người cháu ca c Kình đang có đa con 3 tháng tui b ngt hơi cay, khi lc lượng anh ninh tn công vào đây. Các đăng ti trc tiếp ca ch trên c Facebook và YouTube b xóa ngay sau đó.

Vài tiếng sau khi thc hin livestream, ch b công an ti tn nhà bt gi và b câu lưu trong 8 gi đng h. Ti đn công an, ch Hng, người tng th án tù 3 năm v "ti gây ri trt t công cng" và mt trong 20 n tù nhân được đi s Hoa K ti Liên Hiệp Quốc vinh danh, b tra hi v nhng đăng ti ca ch trên mng xã hi.

"Trong năm 2019, mt năm có 12 tháng thì tôi b khóa tài khon (trên Facebook) tng cng trong 9 tháng và bt c mt tài khon ph nào tôi lp ra đu b đánh sp", ch Hng nói vi VOA và cho biết nhng đăng ti ca ch b xóa có ni dung "liên quan đến chính quyn".

Nhng thông báo ca Facebook gi cho ch Hng được ch cung cp cho VOA cho thy các bài viết ca ch bao gm vic công an đến nhà bt ch hay thông tin v vic chính quyn khám xét nhà khi bt gi nhà báo đc lp Nguyn Tường Thu đu được cho là "vi phm tiêu chun cng đng" mà ch Hng khiếu ni nhưng không nhn được phn hi.

Ch Hng là mt trong s nhng người dùng mng xã hi Vit Nam mà VOA phng vn cho bài viết này trong đó có các nhà báo, Facebooker, nhà hot đng xã hi và blogger chuyên viết bài phn bin và h đu cho biết tng b g bài, xóa đăng ti hoc khóa tài khon cũng như chng kiến hin tượng này din ra ph biến đi vi nhiu người dùng mng xã hi Vit Nam trong thi gian qua.

"Tôi thường xuyên b Facebook g các bài viết mà không thông báo lý do", nhà báo Trương Châu Hu Danh, người thường có các đăng ti phn bin xã hi trên Facebook tp trung nhiu vào sai phm ca các quan chc đa phương, cho biết. "H ch nói là do lut đa phương".

Nhà báo có gn 168.000 người theo dõi trên Facebook nói rng các bài viết ca anh "b g" nhiu, liên tc trong 2 năm qua, k t khi câu chuyn đu tranh chng BOT (trm thu phí giao thông) "bn" Vit Nam.

Các bài viết ca nhà báo này v v tham nhũng Bình Dương, vi lượng theo dõi và tương tác lên đến hàng nghìn ln, cũng b xóa vì "b gii hn do lut đa phương".

"Tôi khiếu ni h không tr li hoc h im luôn", anh Danh cho biết. Facebooker này b công an Vit Nambt gi hôm 17/12 vi cáo buc "li dng các quyn t do, dân ch", mt ngày sau khi anh tr li phng vn ca VOA.

"Hin tượng này ph biến Vit Nam", Đoàn Bo Châu, mt blogger chuyên viết bài phn bin xã hi tng b g bài mt vài ln sau đó được khôi phc, cho biết. "Bn bè tôi nhiu người nói b g bài trên Facbeook, thm chí b khóa tài khon do viết v nhng vn đ nhy cm, có s ch trích đi vi chính quyn".

Anh Châu cho biết, vi lượng người theo dõi ln hơn 120.000, anh được các t chc nhân quyn quc tế đưa vào danh sách các tài khon được bo v Vit Nam nên không còn b xóa bài na.

Ging như anh Châu, mt blogger thường xuyên viết bài phn bin xã hi, Nguyn Lân Thng, cũng được đưa vào danh sách k trên nhưng trước đó vài năm, anh thường xuyên "b g bài, khóa tài khon mà không được thông báo".

Vào năm ngoái nhc s Tun Khanh, người cũng thường xuyên có các đăng ti phn bin xã hi, lên tiếng phn ng chuyn Facebook chèn ép người dùng và "tho hip vi nhà cm quyn Vit Nam và mt s nước có nn cai tr đc tài đ gi được th phn".

Theo nhà báo Võ Văn To, mt người cũng tng có các đăng ti trên mng xã hi b xóa vì "vi phm tiêu chun cng đng", đó là "l h k thut" ca Facebook đ công an và mng lưới dư lun viên do quân đi qun lý li dng bng cách lp báo cáo đ g b ni dung mà h không mun lan truyn trên mng.

‘Đng loã’

Quyn t do biu đt đã n r trên Facebook và YouTube Vit Nam, nơi nhà nước nm quyn kim soát truyn thông chính thng và dùng nó làm công c tuyên truyn cho Đảng cộng sản, trong mt thp k qua. Nhưng theo T chc Ân xá Quc tế (Amnesty International) "gn đây nhà chc trách đã bt đu tp trung vào vic coi s biu đt ôn hòa trên mng là mt mi him ho hin hu đi vi chế đ".

Theo mt báo cáo mi nht do Ân xá Quc tế công b trong tháng này, Facebook và YouTube đã tr thành "nhng nơi săn lùng ca các nhà kim duyt, quân đi trên không gian mng và nhng dư lun viên do nhà nước bo tr".

Các nn tng này không nhng điu đó xy ra" mà cònng loã" vi chính quyn Vit Nam trong vic "kim duyt và trn áp trên quy mô công nghip" đi vi s biu đt ôn hòa trên mng Vit Nam, vn theo t chc nhân quyn có tr s London, Anh.

Tuy nhiên, B Ngoi giao Vit Nam ngay sau đó đã phn bác báo cáo này ca Ân xá Quc tế, và cho biết các doanh nghip nước ngoài được "to điu kin thun li" đ hot đng và kinh doanh đây "trên cơ s tuân th quy đnh pháp lut Vit Nam".

Vit Nam hi năm ngoái chính thc áp dng Lut An ninh Mng, trong đó yêu cu Facebook và Googlephi tuân th các quy đnh pháp lut s ti, bao gm c vic m văn phòng đi din và lưu tr d liu cá nhân ti Vit Nam.

Các ngun tin ca Reuters trong năm nay tiết l rng Facebook b buc phi tuân th các yêu cu ca chính ph Vit Nam trong vic siết cht kim duyt đ hn chế các đăng ti "có tính phê bình" sau khi mng xã hi ca M b làm chm lượng truy cp và thm chí b đe do đóng ca Vit Nam.

B Thông tin và Truyn thông Vit Nam trong nhng năm gn đây thường xuyên công b vic các mng xã hi Facebook và YouTube g b bài viết, đăng ti bng nh cũng như video clip mà chính quyn cho là có ni dung "xu, đc" theo yêu cu ca Hà Ni.

Mi đây nht, b này hôm 13/12 cho biết t đu năm đến nay Facebook và YouTube đã g b hàng ngàn bài viết b cho là "vi phm pháp lut" cũng như xóa hàng trăm tài khon, fanpage và các kênh cha thông tin "tuyên truyn chng Nhà nước", "chng Đng" theo yêu cu ca b.

C th, b Thông tin và truyền thông nói rng Facebook g, chn gn 4.000 bài viết vi mc tăng 400% so vi năm 2019 và đt t l g, chn theo yêu cu là 95%, trong khi YouTube, do Google s hu, đã ngăn chn và g b gn 30.000 video clip b cho là "vi phm" và "phn đng" vi t l chp hành là 87%.

Các báo cáo minh bch ca Facebook và Google cho thy h đã thc hin xóa đăng ti bài viết và video theo yêu cu ca chính ph Vit Nam.

Trong khi Facebook cho biết h "hn chế tiếp cn" vi các đăng ti ca người dùng theo báo cáo ca B Thông tin và truyền thông đi vi các ni dung "chng Đảng cộng sản Vit Nam", Googlenói rng các ni dung mà YouTube "xóa b" theo yêu cu ca chính ph Vit Nam thuc din "có th b coi là vi phm lut đa phương".

Facebook không tr li yêu cu bình lun ca VOA v nhng tiêu chí hot đng ca h Vit Nam và liu h có "tho hip" vi chính ph Vit Nam trong vic kim duyt thông tin hay không, trong khi mt đi din ca Google cho VOA biết h "có các chính sách rõ ràng đi vi các yêu cu xóa g (đăng ti) t các chính ph trên thế gii.

"Chúng tôi ph thuc vào các chính ph đ thông báo cho chúng tôi biết v các ni dung mà h cho là vi phm pháp lut thông qua các quy trình chính thc, và s hn chế nếu thy thích hp sau khi đã xem xét k lưỡng", đi din ca Google đưa ra ý kiến.

Người sáng lp và là CEO ca Facebook, ông Mark Zuckerberg, trong bui điu trn trước Quc hi Hoa K vào tháng trước nói mng xã hi này "không kim duyt" mà ch "tuân th theo lut pháp đa phương ca các quc gia" mà h hot đng.

Li nhun

"Bn thân người đi din ca Facebook đã công khai công nhn h hot đng đâu là h tuân th pháp lut nơi đy", tiến sĩ Nguyn Quang A, mt nhà hot đng dân ch tng có ln b đóng tài khon trên Facebook, nói. "Có nghĩa rng yêu cu ca chính ph Vit Nam được h thc hin".

Vit Nam, vi dân s 96 triu người, là mt th trường "béo b" cho c Facebook và Google, công ty đang s hu YouTube.

Năm 2018, vi khong 65 triu tài khon Vit Nam, Facebook ghi nhn doanh thu gn 1 t USD đt nước này chiếm khong 1/3 doanh thu ca mng xã hi khng l M Đông Nam Á. Trong khi đó Google thu được 475 triu USD trong cùng thi gian này nh vào qung cáo trên Youtube Vit Nam.

"Đó là mt công ty kinh doanh dùng công ngh và đi vi h, nhng người kinh doanh, li nhun được đt lên hàng đu", anh Đoàn Bo Châu nói. "Do đó h có đt mt nước s ti nào thì h cũng phi tho hip vi chính quyn ca đt nước đó đ làm sao vn hành ch h thc s không quan tâm nhiu đến nhng tiêu chí chung như t do ngôn lun, quyn biu đt ý kiến hay dân ch".

Ti bui điu trn Thượng vin M hôm 17/11, Thượng ngh s M Marsha Blackburn đã cáo buc Facebook "ưu tiên li nhun hơn nguyên tc" khi bóp nght nhng tiếng nói bt đng theo lnh ca các chính ph nước ngoài.

Blogger Nguyn Lân Thng cho biết "sc ép lên công vic kinh doanh ca các thc th mng xã hi là rt ln" Vit Nam và thông cm vi vic "h phi tuân th theo yêu cu ca chính quyn" trong khi nhà báo Võ Văn To tht vng khi cho rng Facebook "vì tìm kiếm li nhun mà phi đu hàng trước nhng nhà cm quyn đc tài trong đó có Vit Nam".

"Tôi nghĩ cui cùng thì (Facebook) cũng ch là mt công ty vi mc đích ti thượng là kiếm tin", nhà báo Trương Châu Hu Danh nói hôm 16/12. "Có th Vit Nam vic kiếm tin ca h ln quá nên thành ra h s chp nhn gt b mt s tiêu chun chung đ theo tiêu chun riêng nhm mc đích kiếm tin".

Theo các tiêu chun và lut quc tế v quyn con người, các doanh nghip có nghĩa v phi tôn trng nhân quyn.Nguyên tc 11 ca B Nguyên tc Hướng dn ca Liên Hip Quc v Kinh doanh và Nhân quyn (UNGPs) nói rng tt c các công ty có trách nhim tôn trng tt c các quyn con người bt k nơi nào h hot đng.

"Các doanh nghip có nghĩa v tôn trng nhân quyn dù h hot đng đâu trên thế gii, và Vit Nam không phi là ngoi l", theo Phó Giám đc khu vc ph trách các chiến dch ca Ân xá Quc tế, Ming Yu Hah.

Hy vng vào chính ph M ?

Facebook, k t khi có phiên bn tiếng Vit vào năm 2008, đã tr thành nn tng ph biến nht Vit Nam vi 66 triu người dùng và là th trường ln th 7 trên thế gii.

"Facebook rt là quan trng đi vi s phát trin v nhn thc ca người dân Vit Nam", blogger Châu nói, và nhn đnh rng s hin din ca mng xã hi Vit Nam, đc bit là Facebook, đóng vai trò trong vic "khai dân trí" cho người dân ca quc gia không có nn báo chí t do vì truyn thông chính thng nm dưới s qun lý ca nhà nước và được coi là công c tuyên truyn ca Đảng cộng sản.

Vit Nam được co là mt trong nhng quc gia ít có t do báo chí nht trên thế gii khi b RSF xếp hng 175/180 nước vCh s T do Báo chí năm 2020.

"T ngày có Facebook, nhn thc ca người dân tăng cao rõ rt", nhà báo Danh nhn đnh và cho biết hin nay không mt mng xã hi nào Vit Nam có th thay thế được Facebook đây.

Nhà báo To cho biết đã có nhng li kêu gi ca nhiu người dùng Facebook trong nước chuyn sang dùng mng xã hi khác như Mind đ phn đi cũng như "ty chay" vic Facebook "tho hip" vi chính quyn trong vic kim duyt thông tin, nhưng theo ông "cui cùng vn phi quay li Facebook" vì s ph biến ca mng này.

"Facebook là mt công c tuyt vi đ mi cá nhân có th đóng vai trò như là mt nhà báo, như là mt phát thanh viên truyn hình đ phn ánh s vic, s tht và nhng câu chuyn xã hi xung quanh h", blogger Châu nói. "Đó là mt s cân bng li v thông tin".

"Nhưng tiếc thay chính quyn đã kim soát ngày càng cht ch hơn và cũng đã b tù rt nhiu nhng người dùng mng xã hi đ phát biu nên chính kiến ca mình", anh Châu nói. "Đó là mt điu đáng bun và đáng lo ngi".

T chc Theo dõi Nhân quyn quc tế (HRW) hi tháng 4 năm nay cho rng Facebook đã đu hàng trước sc ép ca chính quyn Vit Nam khi đng ý chn bài ca nhng người bt đng chính kiến, và hkêu gi chính ph M dùng đòn by ngoi giao đ h tr công ty mng ln nht ca Hoa K trước sc ép này.

HRW cho rng l ra Hoa K và các quc gia khác cn s dng tt hơn đòn by ngoi giao đ h tr Facebook trong tình hung b chính quyn Vit Nam gây sc ép. T chc này cũng kêu gi các doanh nghip cn ng h Facebook mt cách công khai hơn đ ngăn nga các chiến thut mnh tay ca chính quyn.

"Tôi nghĩ chính ph M, c th là quc hi M, chính quyn M mi đt ra được nhng điu lut hay quy đnh gì đó đ các công ty phi thay đi mô hình kinh doanh ca h đ không làm hi đến nhân quyn và nhiu th khác", TS Quang A nói.

Ân xá Quc tế, trong báo cáo v vic ng loã" ca các tp đoàn công ngh khng l M gm Facebook và Google đưa ra hi đu tháng này, cũng kêu gi chính ph M phi "ngay lp tc có các bin pháp nhm điu chnh các công ty công ngh đt các nước s ti phi đm bo tôn trng nhân quyn trong các hot ca h trên toàn cu phù hp vi B Nguyên tc Hướng dn ca Liên Hiệp Quốc v Kinh doanh và Nhân quyn".

Theo t chc này, các công ty công ngh M phi m bo rng các cá nhân là nn nhân ca các vi phm nhân quyn do hành đng ca các công ty nào được tiếp cn vi các bin pháp khc phc hiu qu".

"Facebook là mt doanh nghip có tr s chính Hoa K thì h phi tuân th tt c quy đnh và pháp lut ca Hoa K nên tôi nghĩ nếu nhà nước M làm gay gt chuyn này, nghiêm cm các doanh nghip xâm phm đến quyn t do ngôn lun ca công dân các nước trên toàn thế gii không ch riêng M thì bt buc (Facebook) phi chp hành", nhà báo To nói, và cho rng "nếu chính ph M ch cnh báo và cho qua thì t nn đó s còn mãi và như thế thì xu hướng đc tài s ln lướt".

Theo t chc Ân xá Quc tế, các chính ph đàn áp khác có th áp dng các chiến lược tương t tc yêu cu các công ty công ngh siết cht kim duyt thông tin và s "gây ra hu qu sâu rng trên toàn cu".

"Nếu chính ph M mà can thip thì có th s có tác đng", nhà báo Danh nói thi đim trước khi b bt. "Nhưng cá nhân tôi nghĩ Tng thng M và người M trước tiên ch quan tâm đến quyn li ca người M còn Vit Nam thì xa lm".

Nguồn : VOA, 18/12/2020

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

gafa1

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện.

Sở dĩ những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook có thể thống trị thế giới Internet là bởi họ đã tạo nên các sản phẩm tuyệt vời cho người dùng. Tuy nhiên còn có lý do nữa là họ gây khó khăn cho các công ty khác trong việc thâm nhập thị trường và cạnh tranh. Điều này làm giảm chất lượng sản phẩm của chính họ, hạn chế sự lựa chọn của người dùng và cản trở quá trình đổi mới sáng tạo.

Cái khó đối với các nhà hoạch định chính sách là làm sao để vừa có thể duy trì thế mạnh của những tập đoàn công nghệ khổng lồ nhưng đồng thời cũng tạo ra một thị cạnh tranh sôi động cho nền kinh tế số như lý tưởng của chủ nghĩa tư bản để có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đem lại lợi ích cho người dùng. Việc tăng cường thực thi luật sáp nhập và luật chống độc quyền có thể là một giải pháp nhưng cách tiếp cận tốt nhất sẽ là thiết lập những quy định mới, cụ thể hơn qua đó khuyến khích sự cạnh tranh, mang lại cảm giác an tâm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cơ hội cho các công ty mới nổi thâm nhập thị trường cũng như cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn và sự kiểm soát tốt hơn.

Trong những thập niên gần đây, nhiều ngành công nghiệp đang trở nên tập trung hóa hơn và ngày càng bị chi phối bởi một số lượng nhỏ doanh nghiệp. Tình trạng này không phải lúc nào cũng xấu, chẳng hạn như những nhà bán lẻ lớn có hiệu quả hoạt động tốt sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, năng suất sẽ ngày càng tăng trong khi giá bán và chiết khấu trên mỗi sản phẩm ngày càng xuống thấp. Tuy nhiên cũng có khi nó đưa đến những hệ quả tiêu cực, ví dụ như sự sáp nhập của các bệnh viện ở Hoa Kỳ khiến cho chi phí y tế trở nên đắt đỏ hơn nhưng hiệu quả hoạt động lại không được cải thiện tương xứng.

Xu hướng tập trung hóa trong lĩnh vực công nghệ cũng đem lại những mặt tích cực và tiêu cực. Nhìn theo hướng tích cực thì đó là hiệu ứng mạng (khi nhiều người cùng sử dụng một sản phẩm thì giá trị của sản phẩm đó sẽ tăng theo) và lợi thế kinh tế nhờ qui mô và phạm vi (economies of scale and scope). Ngược lại cũng có mặt tiêu cực, chẳng hạn như khi một nhóm nhỏ công ty tận dụng sức mạnh mà họ nắm giữ trong một số lĩnh vực để mở rộng và bảo vệ nó ở những lĩnh vực khác. Ví dụ như thương vụ giữa Google và Apple trong đó Google trả tiền để công cụ tìm kiếm của hãng được cài mặc định trên các sản phẩm của Apple.

Những người bảo vệ các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) lập luận rằng thị trường hiện nay có thể thiếu tính cạnh tranh nhưng cả Google lẫn Facebook vẫn đang phải gồng mình để bảo vệ vị thế của mình khỏi "những người kế nhiệm tiềm năng" : Google đã từng lật đổ Yahoo trong mảng tìm kiếm và Facebook lật đổ Myspace trong mảng mạng xã hội. Nhưng nếu chính sách vẫn không thay đổi, chuyện những kẻ đi sau có thể lật đổ những kẻ đương nhiệm rất khó xảy ra. Những gã khổng lồ công nghệ hiện đang hưởng lợi lớn từ một nền kinh tế Internet ngày càng trưởng thành và ổn định cùng với lượng dữ liệu khổng lồ và hệ thống mạng có quy mô rộng khắp. Và một điều nữa là những chính sách hiện tại của chính phủ cho phép những gã khổng lồ này thâu tóm các đối thủ tiềm năng. Năm 2012, Facebook mua Instagram, hai năm sau họ tiếp tục mua lại WhatsApp, một phần lý do của việc này là muốn tránh số phận tương tự như Myspace.

Việc thiếu cạnh tranh khiến chúng ta phải trả giá rất đắt. Nhìn bề ngoài, những nền tảng kỹ thuật số có vẻ đang cung cấp các sản phẩm miễn phí cho người tiêu dùng, nhưng thật ra tất cả đều có phí đi kèm. Người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm được quảng cáo, ít có sự lựa chọn hơn, đồng t hời thông tin riêng tư cũng không được bảo vệ tốt và quá trình đổi mới sáng tạo cũng sẽ diễn ra chậm hơn.

Giải pháp tăng cường thực thi pháp luật trong việc chống độc quyền cũng như giám sát các vụ sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ có thể thúc đẩy tính cạnh tranh, tuy nhiên cách tiếp cận này có giới hạn. Tòa án không theo kịp với tốc độ đổi mới và thường đưa ra các biện pháp khắc phục không triệt để. Cách tiếp cận nên làm lúc này là ban hành những quy định khuyến khích sự cạnh tranh.

Từ tháng 4 năm 2021, Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số của Vương quốc Anh sẽ áp dụng bộ quy tắc ứng xử buộc các công ty phải tuân theo nếu muốn có quyền truy cập vào nền tảng số. Chính phủ đã vận động để thông qua luật cho phép thiết lập một bộ quy tắc ứng xử "đáp ứng ba mục tiêu lớn là giao dịch công bằng, lựa chọn mở cùng với niềm tin và tính minh bạch". Bộ quy tắc sẽ chỉ áp dụng cho các công ty thuộc hàng lớn nhất, để lại không gian tự do sáng tạo hoàn toàn cho các công ty nhỏ và vừa. Nó bao gồm các quy định tương tự như luật cạnh tranh hiện hành nhưng việc thực thi sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp cho các công ty lớn có thể tiên liệu tốt hơn.

Tại Hoa Kỳ, sau cuộc điều tra thị trường kỹ thuật số, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã đưa ra các khuyến nghị từ cả nhóm đa số và thiểu số trong ủy ban vào tháng 10 năm nay. Khuyến nghị từ cả hai nhóm có điểm chung là đều yêu cầu tăng cường thực thi luật chống độc quyền. Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner từ bang Virginia và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley từ bang Missouri đã hợp tác cùng nhau để đưa vào các quy định cho phép người dùng dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi giữa các mạng xã hội cũng như các nền tảng khác, các doanh nghiệp mới cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường. Đây là lúc phải hành động và Hoa Kỳ nên đi theo con đường đã được suy tính cẩn trọng của Vương quốc Anh.

Jason Furman

Nguyên tác : Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation", Wall Street Journal, 09/12/2020.

Nguyễn Thanh Hải dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 15/12/2020

Jason Furman là giáo sư thực hành tại Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng giai đoạn 2013-2017. Ông chủ trì hội đồng chuyên gia của chính phủ Anh đưa ra các đề xuất góp phần hình thành nên Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số.

Additional Info

  • Author Jason Furman, Nguyễn Thanh Hải
Published in Diễn đàn

OCDE chuẩn bị "cách mạng thuế" trên quy mô toàn cầu

Thời sự nổi bật trên các báo Pháp hôm nay : Thổ Nhĩ Kỳ tấn công miền bắc Syria, bất chấp đe dọa nửa vời của Donald Trump ; tổng thống Mỹ từ chối hợp tác với Hạ Viện, để ngăn chặn thủ tục luận tội phế truất ; thăm dò dư luận tại Pháp : Đông đảo cử tri có thể bỏ phiếu chống hệ thống hiện hành. Đặc biệt đáng chú ý có việc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation de coopération et de développement économiques-OCDE) công bố dự án đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia. Dự án được coi là "cải cách thuế trên quy mô toàn cầu lớn chưa từng có", nhằm thiết lập một hệ thống thuế của thế kỉ 21, chống bất công nghiêm trọng hiện nay.

gafa1

GAFA nằm trong tầm ngắm của OCDE.Damien MEYER / AFP

"Bốn cuộc đối đầu lớn"

Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, trong mục "Quan điểm", giới thiệu nhận định của kinh tế gia Nourriel Roubini, với tựa đề "Kinh tế thế giới với cạm bẫy đối đầu giữa những cái tôi quá to". "Cặp đối kháng quan trọng nhất" là Mỹ - Trung, tiếp theo đó là Mỹ - Iran. Thứ ba là cuộc đối đầu giữa thủ tướng Anh và Liên Hiệp Châu Âu trong hồ sơ Brexit. Và thứ tư là cuộc đối đầu giữa IMF – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và chính quyền Argentina.

Nhấn mạnh đến "bốn cuộc đối đầu lớn" hiện tại, tác giả lưu ý : tương lai của kinh tế thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo các cặp đối kháng này có thể tìm được "thỏa hiệp" hay không. Theo tác giả, kết cục của bốn cuộc đối đầu nói trên phụ thuộc lại rất nhiều vào tham vọng "cá nhân" của lãnh đạo mỗi bên. Kinh tế gia Nourriel Roubini được coi là người, mà ngay từ năm 2005, dự báo trước cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2007.

"Rùa chạy đua với thỏ" ?

Liệu kinh tế gia Nourriel Roubini lần này có tiên đoán đúng xu hướng của nền kinh tế thế giới ? Số phận thế giới có lẽ không đơn giản là phụ thuộc vào thái độ "bốc đồng" hay "độc đoán" của một vài cá nhân lãnh đạo cường quốc, mà là kết quả của những gì sâu xa hơn, của sự khủng hoảng nghiêm trọng của mô hình kinh tế ngự trị từ hàng thế kỉ nay.

Cộng đồng quốc tế không bó tay chờ đợi kết quả bốn cuộc đối đầu, mà kinh tế gia Mỹ dự đoán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới.

Theo Les Echos, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) – bao gồm 134 quốc gia phát triển và đang phát triển – hôm nay công bố dự án chi tiết, khoảng 20 trang, về việc đánh thuế các tập đoàn tin học đa quốc gia, rất được nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ trông đợi (bài "Đánh thuế GAFA : Cương lĩnh cho một cuộc chiến quy mô toàn cầu đang định hình").

Les Echos so sánh nỗ lực của OCDE với "con rùa" trong cuộc chạy đua với "thỏ". Con rùa chậm chạp, nhưng kiên định, rút cục có thể đến đích trước những "con thỏ" của thời đại tin học.

Thay thế hệ thống thuế, tuổi đời hơn thế kỷ

Một tình trạng vô cùng bất công hiện nay là nhiều tập đoàn đa quốc gia, trong đó có các đại gia tin học thuộc nhóm GAFA (tức tên gọi tắt của các tập đoàn Google, Apple, Facebook và Amazon), thu được các khoản lời lãi khổng lồ, nhưng lại gần như tránh được việc nộp thuế, do các quy định lỗi thời, ra đời cách nay hơn một thế kỉ. Các quốc gia bị mất đi các nguồn thu rất lớn. Les Echos nhận định đây là dự án cải cách thuế "có tầm vóc lớn nhất và cũng nhiều thách thức chưa từng thấy" trên phạm vi toàn cầu.

Trả lời báo Le Monde, ông Pascal Saint-Amans, giám đốc Trung tâm Chính trị và quản lý thuế của OCDE cho biết, với dự thảo chi tiết này, các đàm phán thực sự sẽ diễn ra, với nhiều cơ may, dự án sẽ thành công. Một trong những điểm thuận lợi của tiến trình là việc Hoa Kỳ thay đổi hoàn toàn thái độ, sẵn sàng hợp tác với quốc tế trong dự án đánh thuế nhằm vào nhiều đại công ty Mỹ.

Tối thiểu 13% doanh thu toàn cầu

Cho đến nay, dự án đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia rơi vào bế tắc, do mỗi quốc gia chủ trương một cách (Anh muốn giới hạn trong các tập đoàn kỹ thuật số hàng đầu, Pháp chủ trương đánh thuế rộng hơn, nhưng tập trung vào các đại gia tin học, trong khi Hoa Kỳ chủ trương đánh thuế tất cả…). Để tạo đột phá, tổ chức OCDE đề nghị một "tiếp cận thống nhất", có nghĩa là đối tượng đánh thuế bao gồm toàn bộ các công ty có tương tác với thị trường, với người tiêu thụ, tuy các công ty này không thiết lập cơ sở ổn định tại các thị trường liên quan. Tiếp cận của OCDE có thể nói là rộng hơn chủ trương của Anh và Pháp, nhưng hẹp hơn so với Hoa Kỳ.

Các đại gia tin học là đối tượng chính của dự án cải cách thuế. Dự kiến thuế đánh vào nhóm GAFA sẽ chiếm tối thiểu "13% thu nhập toàn cầu" của từng tập đoàn.

Tuy nhiên, theo OCDE, hiện còn quá sớm để đo lường được các hệ quả về tài chính của dự án cải cách đối với từng quốc gia. Cuộc cải cách thuế nói trên của OCDE được giới kinh tế theo dõi sát. Một thành viên của Ủy ban Độc lập về cải cách thuế quốc tế (ICRICT), kinh tế gia Pháp Thomas Piketty, cảnh báo nguy cơ là dự án này sẽ chỉ đi đến kết cục là "chuyển được các khoản lợi nhuận từ những thiên đường thuế về các quốc gia giầu có".

Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria : Người Kurdistan bị "phản bội"

Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào vùng đông bắc Syria, do người Kurdistan kiểm soát, là chủ đề chính của Libération. Nhật báo thiên tả chạy tựa trang nhất : "Đánh người Kurdistan : Cuộc chiến bẩn thỉu của Thổ Nhĩ Kỳ", ghi nhận định : ''lợi dụng thái độ lập lờ của Mỹ, Ankara đưa quân tấn công''.

Xã luận Libération, với tựa đề "Syria : Sự phản bội không giới hạn", nhận định : cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ viễn cảnh miền đông bắc Syria "một lần nữa rơi vào thảm họa", tiếp theo sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi giáo, vừa tạm thời được dẹp yên. Chính quyền Ankara – quốc gia từng hứa hẹn giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, ổn định tình hình biên giới và tham gia vào việc xây dựng một Nhà nước Syria – đang trở thành "mối đe dọa trực tiếp".

Libération nhấn mạnh là người Kurdistan - một dân tộc bất khuất, đã có "nhiều thập niên nỗ lực tranh đấu và xây dựng một nền văn hóa chính trị độc đáo" – giờ đây đang phải hứng chịu một sự phản bội mới, không biết là lần thứ bao nhiêu. Cuộc khủng hoảng lần này làm nổi bật "sự bất lực" của các nước Châu Âu. Libération đặt câu hỏi : Lý tưởng quyền tự quyết dân tộc, khát vọng dân chủ còn có ý nghĩa gì không với các nước Châu Âu ?

Libération thừa nhận cộng đồng Kurdistan nằm ở một vị trí bất lợi, tại một khu vực giằng xé giữa nhiều thế lực, thiếu đại diện tại phương Tây… Thế nhưng Libération cũng so sánh bầu không khí nhiệt huyết tại Châu Âu trong bối cảnh Liên Bang Nam Tư tan vỡ, nhiều quốc gia – dân tộc mới ra đời, với tình hình khá tương đồng tại Syria hiện nay nhưng Châu Âu lại chìm trong không khí thờ ơ, để phê phán thái độ nhất bên trọng, nhất bên khinh.

Trump : Chính sách "nguy hiểm" và "ngây ngô"

Cũng Libération có bài phỏng vấn ông Mark R. Jacobson, cựu cố vấn bộ quốc phòng Mỹ. Ông lên án quyết định "hết sức nguy hiểm" của tổng thống Donald Trump, bỏ rơi đồng minh Kurdistan, một lực lượng chủ chốt – đổ nhiều xương máu – trong cuộc chiến tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo đáng sợ. Theo cựu cố vấn quốc phòng Mỹ, lẽ ra quân đội Mỹ phải làm nhiệm vụ làm tấm đệm giữa hai đồng minh của phương Tây (Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurdistan – Syria). Tuy nhiên, Mark R. Jacobson không hề ngạc nhiên trước thái độ của tổng thống Mỹ. Kể từ khi lên cầm quyền đến nay, thứ nhất Donald Trump liên tục khẳng định sẽ rút quân khỏi Syria, và thứ hai là ông Trump tỏ ra thiện cảm với các lãnh đạo độc đoán ở khắp nơi, từ Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, đến Putin nước Nga, hay Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên.

Về phần mình, nhật báo La Croix tố cáo "Chính sách ngây ngô" của tổng thống Mỹ. Về mặt thực tế, với quyết định rút quân khỏi miền đông bắc Syria, tổng thống Mỹ coi như đã thực hiện được lời hứa rút quân khỏi Trung Đông, mà ông coi việc can thiệp là một "quyết định tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ". Với quyết định này, ông Trump khẳng định : "Đối với chúng tôi, các cuộc chiến ngu xuẩn không hồi kết đã chấm dứt". Vấn đề là chiến tranh không hề kết thúc, quân Mỹ rút đi thì ngay lập tức quân Thổ Nhĩ Kỳ tràn đến đe dọa người Kurdistan, vốn là một lực lượng bảo đảm an ninh tại vùng Cận Đông, được Mỹ ủng hộ mạnh mẽ.

Mỹ : Trump phản công, cử tri ngày càng ủng hộ phế truất

Về chính trường nước Mỹ, báo chí Pháp nhất loạt chú ý đến đòn phản công mới của tổng thống Mỹ. Trước áp lực gia tăng của Hạ Viện, yêu cầu cung cấp thông tin cho các điều tra trong thủ tục luận tội phế truất (liên quan đến những mờ ám xung quanh cuộc điện đàm với nguyên thủ Ukraine), tổng thống Mỹ quyết định tuyên chiến. Les Echos khẳng định giờ là lúc Nhà Trắng và Hạ Viện, do đảng Dân chủ kiểm soát, trực tiếp đối đầu trong cuộc chiến không khoan nhượng.

"Tổng thống Trump tuyên chiến với Hạ Viện" là tựa đề của Le Figaro. Từ chối hợp tác với cơ quan lập pháp Hoa Kỳ trong điều tra đồng nghĩa với tuyên chiến công khai. Về phần mình, đảng Dân chủ tỏ ra không lo ngại trước quyết định bất hợp tác của người đứng đầu Nhà Trắng. Theo dân biểu Gerry Connolly, tiểu bang Virginia, Hạ Viện "đã có trong tay gần như toàn bộ tài liệu cần thiết, và việc tổng thống từ chối hợp tác chỉ dẫn đến phản tác dụng". Điều này có thể khiến công luận càng nghiêng về khả năng tổng thống Trump có điều gì đó cần phải giấu diếm.

Le Figaro cũng cho biết bối cảnh xã hội Mỹ trong không khí căng thẳng gia tăng giữa hành pháp (Nhà Trắng) và lập pháp (Hạ Viện). Hai thăm dò dư luận mới nhất (trong số ba cuộc), công bố hôm thứ Ba, 08/10, cho thấy đa số dân Mỹ ủng hộ thủ tục phế truất đi đến cùng, tức tổng thống Trump bị cách chức (với kết quả 53 và 58%, cao hơn nhiều so với 21% hồi đầu năm nay). Tỉ lệ có phần thấp hơn, với 42% trong cuộc thăm dò dư luận thứ ba (42%).

Vẫn về phản ứng của dư luận Mỹ, báo Le Monde có hồ sơ "Thủ tục phế truất : Trump chọn phương án dùng sức mạnh". Căn cứ vào kết quả tổng hợp các thăm dò của FiveThirtyEight, Le Monde nhấn mạnh đến tỉ lệ ủng hộ phế truất tăng vọt chỉ trong hai tuần. Vào thời điểm Hạ Viện khởi sự thủ tục phế truất, số người ủng hộ chỉ là thiểu số (39% với 51% chống). Hai tuần sau đó, ngày 08/10, đa số ủng hộ phế truất (50% so với 42%).

Pháp : Đông đảo cử tri muốn bỏ phiếu chống hệ thống

Trở lại nước Pháp, thăm dò thái độ của cử tri trước cuộc bầu cử địa phương 2020, và hơn hai năm trước cuộc bầu cử tổng thống 2020, là chủ đề chính của nhiều báo.

Le Figaro thiên hữu chạy tựa trang nhất "Điều tra : Người Pháp có xu hướng bỏ phiếu để phản kháng". Theo thăm dò của Opinion Way cho Fondapol, có đến ba phần tư người Pháp dự định bỏ phiếu chống lại hệ thống hiện hành trong cuộc bầu cử tổng thống 2022. Chống lại hệ thống có nghĩa là hoặc bầu cho lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen, hoặc lãnh đạo cực tả Jean-Luc Melenchon, bỏ phiếu trắng, hay vắng mặt.

Ngược lại với Le Figaro, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm trước hết đến cuộc bầu cử địa phương sẽ diễn ra đầu năm tới. Xã luận Les Echos mang tựa đề : "Làn sóng Xanh" cần được nhìn nhận nghiêm túc. Đảng cầm quyền hiện lo ngại đảng Xanh khẳng định mạnh mẽ trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới, giúp cho ''cánh tả hồi sinh''.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Khi các tập đoàn tin học lớn của Mỹ "thần phục" Trung Quốc

Báo Le Monde số ra ngày 08/08/2017 có hai bài viết đáng chú ý phê phán các tập đoàn tin học của Mỹ như Google, Amazon, Facebook, Apple – gọi tắt là GAFA - vì miếng lợi đã nhượng bộ, trước đòi hỏi kiểm duyệt của Bắc Kinh, để có được thị phần tại Trung Quốc.

tapdoan1

Logo của bốn tập đoàn Google, Amazon, Facebook và AppleCopy d'ecran : glossaire-international.com/

Mở đầu bài xã luận có đề tựa "Các tập đoàn tin học khổng lồ nhượng bộ Bắc Kinh", Le Monde nhắc lại : Cách nay gần 10 năm, bà Hillary Clinton, lúc đó là ngoại trưởng Mỹ, đã tố cáo nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, ngày càng tỏ rõ quyết tâm áp đặt kiểm duyệt và lập biên giới tin học ngăn chặn công dân nước họ.

Ở thế kỷ 21 này, chính quyền Trung Quốc đã dựng lên một bức trường thành điện tử, nhằm kiểm soát các tác động chính trị của mạng internet. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter đã bị cấm tại Trung Quốc.

Thế nhưng, nhiều tập đoàn tin học lớn không thể bỏ qua thị trường hàng trăm triệu cư dân mạng này và chấp nhận các thỏa hiệp về những giá trị cơ bản, vốn là bản sắc của các xã hội phương Tây.

Hai tập đoàn có tính biểu tượng cao trong lĩnh vực tin học và công nghệ số của Mỹ là Apple và Amazon đã chấp nhận đòi hỏi của Bắc Kinh, rút bỏ ứng dụng VPN cho phép tránh kiểm duyệt. Tập đoàn quả táo ngụy biện là phải tuân thủ luật lệ các quốc gia, những nơi mà Apple làm ăn.

Đối với Le Monde, đây là một tiền lệ nguy hiểm. Khi đạt được điều họ muốn đối với Apple, Bắc Kinh đã giành được hai thắng lợi. Một là chọc thủng khối các giá trị phương Tây và hai là tránh không bị tụt hậu trong lĩnh vực mang tính chiến lược này. Điều tệ hại là Nga đang theo bước Trung Quốc, cũng ra lệnh cấm VPN. Rồi thủ tướng Hungary cũng coi mô hình Trung Quốc là đáng xem xét.

Để kết luận, Le Monde nhấn mạnh là cần nhắc lại với các tập đoàn tin học khổng lồ này một khẩu hiệu khá nổi tiếng trước đây của Google : "Đừng mất đạo đức".

Apple : "Khôn nhà dại chợ"

Còn trong bài "Các tập đoàn GAFA đối mặt với bức Trường thành của Nhà nước Trung Quốc", Le Monde vạch trần thái độ hai mặt của Apple trong lĩnh vực kiểm duyệt : Tập đoàn quả táo lùi bước trước Bắc Kinh, nhưng lại tỏ ra cứng rắn với chính quyền Mỹ.

Đầu năm 2016, FBI đã đề nghị Apple phá mã của một điện thoại di động của một trong những tên khủng bố tấn công ở San Bernardino (California). Vào thời điểm đó, Apple đã từ chối, nhân danh nguyên tắc bảo vệ đời tư của công dân.

Ông André Loesekrug Pietri, sáng lập viên quỹ đầu tư A Capital, làm việc tại Trung Quốc từ một thập niên qua, nhận định : Apple có thái độ chắc ăn tại Hoa Kỳ, bởi vì chống lại chính quyền liên bang thì tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp. Thế nhưng, tại Trung Quốc thì ngược lại.

Ngoài việc bắt các tập đoàn nước ngoài phải nhượng bộ nhằm mục đích tăng cường kiểm duyệt, Bắc Kinh còn tìm mọi cách bảo vệ các tập đoàn tin học Trung Quốc. Trên thị trường nội địa, 100% là công nghệ tin học Trung Quốc.

Bắc Kinh không cho phép đối tác nước ngoài mua các doanh nghiệp tin học hàng đầu của Trung Quốc và buộc họ phải ký các hợp đồng đối tác với các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong lúc, Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài, mua lại các công ty ngoại quốc.

Câu hỏi đặt ra là liệu có quá muộn hay không đối với phương Tây ? Có một điều chắc chắn là Trung Quốc coi công nghệ là một trong những trụ cột của tăng trưởng và muốn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2030. Trung Quốc hiện có 900 triệu người dùng internet và có một nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển lĩnh vực trí thông minh nhân tạo : đó là nguồn dữ liệu khổng lồ. Và không có gì bảo đảm là Bắc Kinh chia sẻ nguồn dữ liệu này cho bất kỳ ai.

Bắc Triều Tiên thách thức thế giới bất chấp trừng phạt

Một chủ đề khác cũng được báo chí Pháp đặc biệt quan tâm là hồ sơ Bắc Triều Tiên. Nhận định đầu tiên một số báo Pháp đưa ra là Trung Quốc đã có những thay đổi trên hồ sơ này. Không như những lần trước, luôn vấp phải quyền phủ quyết của Bắc Kinh và Moskva, trong phiên họp hôm thứ Bảy 05/8 vừa qua, toàn thể Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết siết chặt trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.

Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc dự trù giảm đến 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Bắc Triều Tiên, ước tính gây thất thu cho nước này mỗi năm khoảng 3 tỷ đô la. Tại Liên Hiệp Quốc, "Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt và kêu gọi nối lại đối thoại" như tựa thông báo của Le Monde. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố "sẽ áp dụng đầy đủ và nghiêm ngặt" các lệnh trừng phạt.

Thế nhưng, Bình Nhưỡng "bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vẫn từ chối mọi đối thoại về hạt nhân". Tựa một bài viết trên Les Echos. Bắc Triều Tiên giận dữ phản ứng cho rằng những biện pháp trừng phạt này đã "vi phạm mạnh mẽ chủ quyền quốc gia". Thông qua hãng thông tấn KCNA, Bình Nhưỡng khẳng định không nhường bước trước các áp lực, "không đặt việc giải trừ hạt nhân" lên bàn đàm phán.

Trước thái độ cương quyết này của Bắc Triều Tiên mà bài xã luận có tựa đề "Răn đe Bắc Triều Tiên", trên La Croix, đã kêu gọi Bình Nhưỡng nên mở cửa. Tờ báo tin chắc rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ chẳng có mấy hiệu quả.

Bởi vì, hạt nhân chính là vũ khí răn đe tốt nhất để bảo toàn sự sống còn của chế độ cộng sản nhà họ Kim. Đó còn là một sự bảo đảm cho nền độc lập của đất nước giữa sự bủa vây của những cường quốc khác : Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, mà còn có cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vũ khí hạt nhân được xem như là một yếu tố của niềm tự hào dân tộc, đòi hỏi sự hy sinh của người dân Bắc Triều Tiên. Và những lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Quốc đưa ra từ năm 2006 chẳng thể nào làm dịch chuyển quyết tâm này của chế độ. Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc hạt nhân và chắc chắn không từ bỏ vị thế này.

Tuy nhiên, La Croix cho rằng cần phải đưa Bình Nhưỡng đến với các mối quan hệ xung quanh, không chỉ bằng mối tương quan lực lượng, mà còn dựa trên những trao đổi. Bắc Triều Tiên không thể nào tiếp tục là "một vương quốc khép kín" như cách đây 20 năm. Xã hội cần được mở cửa để đời sống của người dân được cải thiện.

Kinh tế trỗi dậy bất chấp cấm vận

Về điểm này, Le Monde trong một bài phóng sự ghi nhận có "Những dấu hiệu kinh tế trỗi dậy tại đất nước của Kim Jong-un". Bất chấp các lệnh cấm vận, sự cô lập và sự trấn áp của chế độ, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của người dân. Theo quan sát của Ngân hàng Triều Tiên (tại Seoul), tăng trưởng của Bình Nhưỡng có lẽ ở mức 3,9%.

Le Monde buộc phải công nhận Bắc Triều Tiên có một sức sống đáng ngạc nhiên. Nhiều tòa nhà chọc trời cao từ 20-30 tầng đây đó mọc lên ở Bình Nhưỡng. Nhiều đại lộ, trung tâm thương mại hay nhà hàng nhan nhản khắp nơi. Đất nước có nhiều sản phẩm sản xuất trong nước hơn và bắt đầu có dấu hiệu của sự cạnh tranh giữa cùng một loại mặt hàng.

Một mô hình kinh tế linh hoạt cũng dần xuất hiện, một sự hòa trộn giữa nền kinh tế tập trung và kinh tế tư nhân sơ khai. Xã hội Bắc Triều Tiên tiến triển dĩ nhiên sẽ kéo theo hệ quả bất bình đẳng do có sự phát triển không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, thậm chí giữa các khu phố ngay trong lòng thủ đô.

ASEAN : 50 tuổi nhưng chưa trưởng thành

Hôm nay, ASEAN mừng sinh nhật 50 tuổi. Sự kiện này không được các báo Pháp đề cập đến, ngoại trừ nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo mỉa mai : "Đã 50 tuổi rồi, ASEAN mãi mơ về thị trường chung".

Trước hết, tờ báo ghi nhận có sự mất đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Giống như mọi phiên họp hàng năm, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) không ra được một thông cáo chung có thái độ cứng rắn với chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, bất chấp mong đợi của một số nước thành viên.

Les Echos trích nhận xét của Gareth Leathers, thuộc công ty tư vấn Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn cho rằng ASEAN, tuy là một thị trường lớn có đến 620 triệu dân, nhưng "khó có thể nhanh chóng chuyển mình để tạo thành một thị trường chung hay một vùng sản xuất có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc". Nguyên nhân là do định chế này đã không có được một đường hướng chính trị rõ ràng, mỗi thành viên ưu tiên lợi ích riêng của mình bất chấp các thiệt hại cho cả nhóm.

Bất đồng đó trong nội bộ ASEAN cũng phần do ảnh hưởng quá khứ lịch sử. Mỗi một thành viên đều mang đậm một dấn ấn ảnh hưởng thuộc địa riêng. Số thì chịu tác động từ Tây Ban Nha, Hà Lan hay Trung Quốc. Số khác thì mang ảnh hưởng của đế chế Anh. Thêm vào đó là nhịp độ phát triển của mỗi nước một khác, cách thực hành mỗi nơi một kiểu…

Dẫu sao thì Les Echos cũng công nhận rằng ASEAN trong 50 năm qua đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Trao đổi thương mại không bị áp thuế trong khu vực là 70%. Từ năm nước thành viên nay trở thành 10. Kinh tế nông nghiệp dần được thay thế bằng kinh tế công nghiệp. "Trọng lượng kinh tế" của khu vực trong những lĩnh vực trọng điểm giờ cũng ngang bằng với kinh tế Anh Quốc. Đà tăng trưởng này có thể sẽ còn tiến triển với tỷ lệ tăng cao nhất thế giới, nhất là đối với các nước Philippines, Miến Điện và Việt Nam.

Phần còn lại phải làm là trên phương diện chính trị. Kế hoạch năm 1997 có tiêu đề "Tầm nhìn ASEAN 2020" đã nuôi dưỡng tham vọng xây dựng một cộng đồng thật sự có chung những giá trị và hoàn thiện hội nhập khu vực. Vậy mà 20 năm đã trôi qua, cảm giác thuộc khối ASEAN giờ không còn phổ biến ở tầm mức khu vực nữa. Tờ báo cho rằng cần phải xây dựng thành công một bản sắc ASEAN, để sau đó một quyền lực chính trị có thể dựa vào.

"Lào, biên giới mới của Trung Quốc"

Bên cạnh những chủ đề trên, loạt bài phóng sự mùa hè về "Những con đường tơ lụa mới của Trung Quốc" trên báo Le Monde hôm nay ra tiếp số thứ hai, lần này liên quan đến "Lào, biên giới mới của Trung Quốc". Tờ báo cho rằng dự án đường sắt mà Trung Quốc đang xây dựng tại đất nước nghìn voi buộc chính quyền Vientiane ngày càng lệ thuộc nhiều vào Bắc Kinh.

Nga – Mỹ : Hờn giận còn dai dẳng

Về thời sự quốc tế, trên mục Ý kiến, Le Figaro đăng bài nhận định của nhà báo Renaud Girard, giải thích vì sao "Bất hòa Mỹ-Nga sẽ kéo dài".

Theo tác giả, quan hệ Washington-Moskva lên cơn sốt cao là do hai nguyên nhân hoàn cảnh. Trước tiên là việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Do Kremlin thù ghét Hillary Clinton, tình báo Nga đã tìm cách moi móc thông tin của đảng Dân Chủ, thực hiện các vụ tấn công tin học vào các tài khoản, hộp thư điện tử của bà Clinton, đảng Dân Chủ, rồi tung lên mạng những thông tin bất lợi cho ứng viên đảng Dân Chủ.

Lý do thứ hai là sự khao khát trả thù mãnh liệt của truyền thông và giới tinh hoa trí thức Mỹ thuộc xu hướng "tự do" (liberal) - bên Pháp gọi là giới trí thức "tiến bộ" (progressiste) - không hề muốn Donald Trump trúng cử tổng thống. Thay vì tự cật vấn lương tâm, truyền thông và giới tinh hoa Mỹ mơ tưởng đến tiến trình "impeachment – phế truất" tổng thống, dựa trên cái gọi là sự cấu kết với các lợi ích của ngoại bang.

Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi. Có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn giải thích sự bất hòa kéo dài giữa Mỹ và Nga.

Trước hết, về mặt tâm lý, Moskva không bao giờ có thể chấp nhận là Nga đã không còn vị thế ngang hàng với Hoa Kỳ. Quá trình này được khởi đầu từ hội nghị Teheran – Iran, tháng 11/1943 và kết thúc tháng 12/1991, với sự sụp đổ của Liên Xô.

Nguyên nhân thứ hai là Nga muốn áp dụng học thuyết mà Mỹ đã từng áp dụng đối với các nước Nam Mỹ trước kia : đó là tạo dựng khu vực ảnh hưởng đối với các nước Cộng Hòa Xô Viết cũ.

Điểm thứ ba : Nga và Mỹ tuy là hai siêu cường, nhưng chỉ giống nhau về bề ngoài. Hai nước này không có cùng hệ thống chính trị và do vậy, không thể hiểu biết nhau. Nga là một chế độ chuyên chế cổ điển. Moskva dường như muốn có một hội nghị thượng đỉnh để tái thúc đẩy quan hệ song phương. Thế nhưng, đây là điều bất khả thi vì khả năng hành động của Donald Trump hạn hẹp hơn đồng nhiệm Vladimir Putin.

Do vậy, bất hòa Mỹ-Nga sẽ còn kéo dài. Đây không phải là tin tức tốt lành và hoàn toàn không có lợi gì cho người Pháp chúng ta.

Trang nhất các báo Pháp

Le Monde, ngoài thông báo sau kỳ nghỉ hè "Điện Elysée, đang chuẩn bị cho ngày trở lại đầy khó khăn", còn đưa ra một dự báo khá lý thú "Vào năm 2100, 40% dân số thế giới sẽ là người Châu Phi". Dự phóng của Liên Hiệp Quốc còn cho thấy là vào năm 2050, trong một thế giới có đến 9,8 tỷ dân, cứ ba người trẻ có một người là gốc Châu Phi. Đến năm 2100, dân số Châu Phi và Châu Á sẽ ngang bằng với nhau là 4,5 tỷ người, so với con số 1,7 tỷ trong năm 2017.

Le Figaro, bên cạnh tít nhỏ "Quy chế Đệ Nhất Phu Nhân : Điện Elysée, muốn dập tắt tranh luận", là đề tài "Brexit : Những người Anh này muốn có một quốc tịch khác". Từ năm 2016, sau kết quả trưng cầu dân ý với thắng lợi của phe ủng hộ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, số lượng người Anh xin quốc tịch Pháp và Đức đã tăng vọt. Giải thích về hiện tượng này, Le Figaro cho rằng hơn một triệu người dân Anh đang sinh sống tại Châu lục cảm thấy như bị chính phủ bỏ rơi trong các cuộc đàm phán về Brexit, vào lúc mà chính phủ thủ tướng Theresa May lại không có những đường lối rõ ràng cho cuộc thương lượng.

Libération, cũng như Le Figaro, quan tâm đến vị thế của bà Brigitte Macron với hàng tít nhỏ : "Đệ Nhất Phu Nhân, một quy chế vẫn còn chưa được công nhận". Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất của tờ báo thiên tả này là việc bà Carla del Ponte, công tố viên của Ủy ban điều tra về Syria thuộc Liên Hiệp Quốc đã quyết định từ chức do quá nản lòng. Nhật báo đặt câu hỏi : "Tội ác chống nhân loại, ai sẽ phán xử Bachar al-Assad ?".

Les Echos có bài điều tra dài đề tựa : "Những con đường mới của nạn buôn đồ giả". Bùng nổ thương mại điện tử đang tạo thuận lợi cho các khả năng buôn hàng giả, hàng nhái trên quy mô lớn. Lần đầu tiên, một bản đồ nghiên cứu chung của Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE và Cơ Quan Sở Hữu Trí Tuệ Châu Âu EUIPO đã được lập cho thấy các tổ chức buôn lậu đang tăng cường các điểm trung chuyển nhằm che giấu nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Cuối cùng, nhật báo công giáo La Croix trên trang nhất đặt câu hỏi lớn : "Liệu chúng ta có thể được chọn vắc-xin hay không ?". Bộ Y tế Pháp đang nghiên cứu về khả năng đưa vào luật một điều khoản cho phép các bậc phụ huynh được phép phản đối việc cung cấp 11 loại vắc-xin bắt buộc sắp tới đây.

Minh Anh

Published in Quốc tế