Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp ước bưu chính được ký kết từ năm 1874 là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến tranh thương mại của chính quyền Trump

Tổng thống Trump hiện đang có kế hoạch rút khỏi một hiệp ước bưu chính đã có tuổi thọ lên đến 144 năm (tức là được ký kết vào năm 1874 – người dịch), một hiệp ước mà đã cho phép các công ty Trung Quốc vận chuyển các gói hàng nhỏ (bưu phẩm, bưu kiện) đến Hoa Kỳ với biểu cước phí vận chuyển được chiết khấu đến một mức quá cao (at a steeply discounted rate), rẻ hơn rất nhiều so với các công ty đối thủ của Mỹ và khiến thị trường Hoa Kỳ tràn ngập các loại hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền.

ngan1

Tổng thống Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 2017. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, các quan chức chính quyền đang cân nhắc liệu hai người sẽ gặp lại nhau tại Argentina vào tháng tới hay không.

Việc rút khỏi này được Nhà Trắng công bố vào hôm thứ Tư, là một phần của một sự thúc đẩy có phối hợp của ông Trump để chống lại sự thống trị của Trung + và trừng phạt Trung + về những gì mà chính quyền Trump nói là một mô thức của những thực tiễn thương mại không công bằng. Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết "đã không có một sự tiến bộ đáng kể nào trong việc chỉnh sửa các điều khoản" của hiệp ước bưu chính này và Nhà Trắng sẽ bắt đầu quá trình rút khỏi này trong khi tìm cách "đàm phán các thỏa thuận song phương và đa phương để giải quyết các vấn đề".

Hiệp ước Liên minh Bưu chính Toàn cầu (Universal Postal Union Treaty) được soạn thảo lần đầu tiên vào năm 1874, đã quy định các khoản cước phí vận chuyển mà các cơ quan bưu chính của các quốc gia căn cứ vào đó mà tính phí để gửi thư và bưu phẩm nhỏ đến các nước trên thế giới. Kể từ năm 1969, các nước nghèo và các nước đang phát triển – bao gồm cả Trung Quốc - đã được tiếp cận với các biểu cước thấp hơn so với các nước giàu ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Các quan chức của chính quyền Trump nói rằng trong khi biểu cước thấp hơn (của Hiệp ước Liên minh Bưu chính Toàn cầu) có mục đích là nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển ở châu Á và châu Phi, thì các công ty Trung Quốc, mà hiện đang chiếm khoảng 60% các gói hàng (thư từ, bưu phẩm, bưu kiện) được vận chuyển vào Hoa Kỳ, đã lợi dụng biểu cước thấp hơn này để vận chuyển hàng may mặc, đồ dùng gia đình và các mặt hàng điện tử tiêu dùng (vào Hoa Kỳ). Nhiều trang web hiện nay cung cấp miễn phí cước vận chuyển từ Trung Quốc, một phần cũng là vì biểu cước bưu chính thấp.

Quyết định rút khỏi này được thực hiện theo sự thúc giục của Peter Navarro, cố vấn thương mại hàng đầu của ông Trump, một người đã nhìn nhận động thái này là một phương cách để ngăn chặn Trung Quốc và một cơ hội để thách thức quyền lực của các tổ chức quốc tế, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là một tổ chức mà, theo quan điểm của ông, đã không trao cho Hoa Kỳ các quyền phủ quyết (voting powers) tương xứng với tầm vóc kinh tế của quốc gia này (Hoa Kỳ).

Ông Trump, người đã phát biểu trong chương trình "60 phút" hồi cuối tuần trước rằng sự hối tiếc lớn nhất của ông trên cương vị tổng thống là đã không nhanh chóng "chấm dứt" Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ sau khi nhậm chức, cũng háo hức nhấn mạnh rằng ông là một người cứng rắn trong vấn đề thương mại bằng cách rút khỏi hiệp ước này, thậm chí ngay cả khi nó là một hiệp ước tương đối mơ hồ, những người quen thuộc với cách tư duy của ông về vấn đề này cho biết như vậy.

Vào hôm thứ Tư, các quan chức của Bộ Ngoại giao đã thông báo cho các quan chức tại Liên minh Bưu chính Toàn cầu có trụ sở tại Bern, Thụy Sĩ, một chi nhánh của Liên hợp quốc điều hành hiệp ước này, về ý định rút khỏi hệ thống này (Liên minh Bưu chính Toàn cầu) và tự tuyên bố một biểu cước phí vận chuyển mới cao hơn đối với Trung Quốc.

Theo các quy định của Hiệp ước Liên minh Bưu chính Toàn cầu này, các quốc gia thành viên sẽ có một năm để thương lượng lại các điều khoản mới trước khi việc rút khỏi trở thành vĩnh viễn. "Nếu các cuộc thương thuyết thành công, thì chính phủ Hoa Kỳ sẽ chuẩn bị hủy bỏ thông báo rút lui và ở lại trong Hiệp ước Liên minh Bưu chính Toàn cầu", tuyên bố của Nhà Trắng cho biết như vậy.

Động thái này rất có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Chính quyền Trump đã cáo buộc TQ là đã có hành vi thương mại không công bằng và đã trừng phạt bằng cách áp đặt biểu thuế mới trị giá tới 250 tỷ USD đối với các loại hàng hóa của Trung Quốc, đã hạn chế đầu tư và các biện pháp khác. Các quan chức chính quyền Hoa Kỳ vẫn đang cân nhắc liệu ông Trump có nên gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina vào tháng tới hay không.

Không rõ liệu Trung Quốc sẽ có trả đũa hay không nếu Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước bưu chính này. Các quan chức chính quyền Trump cho biết họ đang xem xét các biểu cước phí vận chuyển áp dụng cho các quốc gia khác và chưa đưa ra bất kỳ một quyết định nào về việc liệu chính sách này có áp dụng cho các quốc gia khác ngoài Trung Quốc hay không.

Các quan chức của chính quyền Trump cho biết rằng vì phiên bản cuối cùng của hiệp ước này chưa bao giờ được đưa ra để bỏ phiếu thông qua, cho nên chính quyền Trump không cần có sự chuẩn thuận của quốc hội để rút khỏi (Hiệp ước này).

Đã từ lâu, Hiệp ước là một nguồn gây thất vọng đối với các đời tổng thống của cả hai đảng (Dân chủ và Cộng hòa), và đã gây ra nhiều những khiếu kiện từ các doanh nghiệp nhỏ, từ các nhà bán lẻ lớn, như Amazon và hãng vận tải khổng lồ như UPS. Hiệp ước này được sửa đổi lần gần đây nhất là vào năm 2016 để tăng một số cước phí vận chuyển đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Nhưng ông Navarro và ông Trump cho rằng những thay đổi đó là không đủ để đối phó với sự bùng nổ của việc chào hàng miễn phí cước vận chuyển hàng hóa trực tuyến từ Trung Quốc.

ngan2

Các bộ phận phân loại, xử lý thư trong tháng 12 tại Opa-Locka, Fla Các công ty Trung Quốc hiện chiếm khoảng 60% các gói hàng được vận chuyển vào Hoa Kỳ.

"Những sự chênh lệch, những thực tế không cân xứng này đã dẫn tới một sự bóp méo, một sự biến dạng rất lớn trong thị trường thương mại điện tử", ông Navarro đã viết trên tờ Financial Times (FT) hồi tháng trước như vậy. "Thường là một công ty Trung Quốc có thể bán các sản phẩm hàng giả, hàng nhái ("knockoff products") thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến, chẳng hạn như Amazon hoặc Alibaba, cho các khách hàng Mỹ với những giá cước phí vận chuyển thấp hơn so với những giá cước phí mà các nhà bán lẻ Mỹ vận chuyển hàng hóa thứ thiệt (hàng "xịn") cho các khách hàng Mỹ. Hơn nữa, trong khi USPS chịu tổn thất một đô la cho mỗi gói hàng nhỏ đến từ Trung Quốc, thì cước phí vận chuyển các bưu phẩm, bưu kiện từ Mỹ (đi Trung quốc) lại bị tính phí cao hơn rất nhiều".

Một báo cáo năm 2015 của Tổng Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ phát hiện rằng hiệp ước (bưu chính này) được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho lưu lượng thư từ và bưu kiện nhỏ giữa 192 quốc gia, đã không được đại tu, không được chỉnh sửa một cách căn bản để phản ánh những hiện thực mới của thương mại điện tử và không động chạm gì đến việc chiết khấu cao ghê gớm cho các đối thủ cạnh tranh quốc tế Trung Quốc.

Cước phí vận chuyển của một gói 4,4 pound, bưu kiện lớn nhất được quy định trong hiệp ước, từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ là vào khoảng 5 USD, theo ước tính của Hoa Kỳ. Các công ty Mỹ có thể phải trả từ hai đến bốn lần cao hơn mức cước phí vận chuyển đó (tức là từ khoảng 10 đến 20 USD – người dịch) để gửi một gói hàng tương tự chỉ từ Los Angeles đến New York, và còn cao hơn thế nữa đối với các gói hàng (bưu phẩm, bưu kiện) được gửi đến Trung Quốc.

"Hiệp định bưu chính này đã tạo ra kẻ được và người mất, kẻ thắng và người thua", các tác giả của báo cáo đã kết luận như vậy, đặc biệt là dịch vụ bưu chính quốc gia của Trung Quốc và "các nhà bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc trong phân khúc các gói bưu phẩm, bưu kiện có giá trị thấp và trọng lượng nhẹ so với chi phí của Cơ quan Dịch vụ Bưu chính Mỹ và các nhà bán lẻ Mỹ".

Sự chênh lệch về các mức cước phí vận chuyển đối với những người nộp thuế và các nhà bán lẻ của Mỹ là không được rõ ràng, một phần là vì Dịch vụ Bưu chính không công bố các phân khúc vận chuyển chi tiết từ quốc gia này tới các quốc gia khác.

Một nghiên cứu năm 2014, được trích dẫn lại trong một phân tích của Dịch vụ Bưu chính về vấn đề này đã ước tính rằng, tính chung, chi phí vận chuyển chiết khấu (tức là mức cước được ưu đãi – người dịch) đã gây tổn thất lớn cho các quốc gia công nghiệp khoảng 2,1 tỷ USD một năm.

Các tổn thất đối với các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất có thể sẽ còn lớn hơn, một khi thương mại trực tuyến phát triển rộng rãi hơn nữa.

Các ngành công nghiệp, thậm chí cả những nhóm mà đã nghi ngờ về biểu thuế mà tổng thống Trump đã áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, cũng đều hoan nghênh động thái này như một động thái tương xứng và nhắm tới các mục tiêu rõ ràng.

"Hiệp định Liên minh Bưu chính Toàn cầu đã lỗi thời này đã góp phần đáng kể vào việc hàng hóa giả mạo và các loại ma túy nguy hiểm từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Hoa Kỳ", Jay Timmons, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia, một hiệp hội của các công ty thương mại, cho biết như vậy. "Các nhà sản xuất và công nhân sản xuất tại Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi lớn từ việc thiết định lại (một hiệp định bưu chính) hiện đại hơn và công bằng hơn đối với Trung Quốc".

Nhưng những thay đổi, chỉnh sửa này cũng có thể có tác động lớn hơn đối với các nhà bán lẻ nhỏ, những người đã thấy mình bị thất thế trước những kẻ cạnh tranh Trung Quốc hơn hẳn về tiềm lực tài chính và giá cước rẻ.

Jayme Smaldone, người điều hành một công ty đồ gia dụng có 12 nhân viên tại Rahway, bang New Jersy, lần đầu tiên đã nhận thức được vấn đề này khi ông phát hiện ra rằng các trang web đã bán những chiếc cốc Mighty Mug – một loại cốc uống cà-phê do ông thiết kế đặt dính vào máy tính xách tay và các công cụ khác mà không bị đổ - bị làm giả từ Trung quốc.

Ông nói "(chính quyền Mỹ) đã thực hiện một vài hành động. (Nhưng) lẽ nào chính phủ (Mỹ) của tôi lại có thể đi trợ cấp cho Trung Quốc và sẽ đẩy tôi ra khỏi hoạt động kinh doanh ?".

Glenn Thrush 

Nguyên tác : Trump Opens New Front in His Battle With China : International Shipping, New York Times, 17/10/2018

Mai Hưng chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 29/10/2018

Published in Diễn đàn

Lời người dịch :Bài báo này cho chúng ta biết thêm nhiều những hoạt động khác của chính trường nước Mỹ mà chúng ta không được biết tới. Và trong một mức độ nào đó, nó cho thấy toàn cảnh của một cuộc chiến tổng lực trong "đấu tranh này là trận cuối cùng" nhằm xóa bỏ một lần và vĩnh viễn một nước Trung + xã nghĩa phát-xít. Tổng thống Trump sẽ đến và đi. Trump chỉ là một thời đoạn khởi đầu của cuộc chiến trường kỳ này mà thôi. Lịch sử chắc sẽ ghi nhận rằng Trump may mắn là con người ngẫu nhiên được gánh vác nhiệm vụ của thời đoạn lịch sử đó.

phandon0

Tổng thống Trump phản đòn Trung Quốc bằng công cụ viện trợ cho nước ngoài

*****************

Trong một sự đảo ngược quan trọng, Trump đã phê duyệt chi tiêu hàng tỷ USD để tài trợ cho các khoản vay

Tổng thống Trump, trong lúc tìm cách chống lại ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc, đang theo đuổi một sự mở rộng, gia tăng đáng kể các khoản viện trợ (của Mỹ) cho các nước ngoài để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ, điều này cho thấy sự ủng hộ của ông đối với một sáng kiến mà có lúc ông đã từng bác bỏ.

Cách đây hơn một tuần, với một chút phô trương, ông Trump đã ký ban hành một đạo luật để thành lập một cơ quan mới phụ trách các công tác viện trợ cho nước ngoài - Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - và cho phép cơ quan này được cung cấp 60 tỷ đô la cho các khoản vay, các khoản bảo lãnh vay và các khoản bảo hiểm cho các công ty có ý định kinh doanh làm ăn ở các nước đang phát triển.

Động thái này là một sự đảo ngược quan trọng đối với ông Trump, (bởi vì) ngay từ những thời khắc đầu tiên của chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2015, ông đã là người chỉ trích mạnh mẽ việc viện trợ cho nước ngoài. Kể từ khi trở thành tổng thống, ông Trump đã đề xuất cắt giảm 3 tỷ đô la Mỹ viện trợ cho các nước ngoài, ông ủng hộ sự cắt giảm kinh phí đối với Tổng công ty đầu tư tư nhân hải ngoại và thực hiện các bước đi để cắt giảm Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ - một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ phân bổ 22,7 tỷ USD / năm cho các khoản tài trợ trên toàn thế giới.

(Tuy nhiên) sự thay đổi của tổng thống Trump là không nhằm nhò gì trong việc bất ngờ sử dụng lại các khoản ngoại viện so với tham vọng ngăn chặn kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thống trị kinh tế, công nghệ và chính trị. Trung Quốc đã dành gần 5 năm để đầu tư cho một kế hoạch nhằm có được ảnh hưởng lớn hơn trên quy mô toàn cầu bằng cách tài trợ cho các dự án lớn tại khắp Châu Á, Đông Âu và Châu Phi.

Nay thì ông Trump muốn lấy lửa trị lửa, hay là nói theo ngôn ngữ Tầu,"dĩ độc trị độc".

"Tôi đã thay đổi, và tôi nghĩ rằng ông ấy (Trump) cũng đã thay đổi, và tất cả những thay đổi ấy là nhắm vào Trung Quốc", Hạ nghị sĩ Ted Yoho, thuộc đảng Cộng hòa bang Florida, người đã giúp giới thiệu kế hoạch này với các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa bảo thủ khác trong Hiệp hội Tự do của Hạ nghị viện ("the House Freedom Caucus"), một tổ chức đã có một quá khứ lịch sử chống lại các chương trình viện trợ cho nước ngoài.

phandon2

Công nhân tại dự án One Galle Face, được tài trợ bởi một công ty Trung Quốc, tại Colombo, Sri Lanka. Tổng thống Trump đã lập ra một cơ quan viện trợ nước ngoài mới để chống lại ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Ảnh : Bloomberg

"Ngay từ đầu, toàn bộ động lực hoạt động của tôi tại Quốc hội là để loại bỏ việc viện trợ cho nước ngoài. Đó là công việc, là hoạt động của tôi", ông Yoho, chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại (của Hạ nghị viện) phụ trách khu vực Châu Á và Thái Bình Dương cho biết như vậy. "Nhưng nếu chúng ta có thể tái thiết lập và hiện đại hoá nó, vâng, tôi sẽ không phản đối điều đó. Có những người muốn làm điều này đối với viện trợ nhân đạo, tốt thôi. Có những người như tôi muốn làm điều này đối với an ninh quốc gia, như tôi chẳng hạn, cũng tốt thôi".

Nỗ lực này là một phần trong một nỗ lực lớn lao của chính quyền Trump nhằm ngăn chặn sự thống trị kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Ông Trump đã áp đặt một biểu thuế trị giá 250 tỷ đô la đối với các loại hàng hóa Trung Quốc như là một hình phạt đối với các hoạt động thương mại của Bắc Kinh, mà ông nói rằng đã khiến cho các công ty Mỹ rơi vào thế bất lợi. Hồi tuần trước, chính quyền Trump đã chi tiết hóa một kế hoạch sử dụng các quyền hạn được mở rộng để giải quyết các vấn đề đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ, mục đích chủ yếu của nó là làm cho Trung Quốc khó tiếp cận hơn đối với các công nghệ và bí mật thương mại của Mỹ.

Hồi tuần trước, chính quyền Trump cũng cho biết rằng sẽ hạn chế nghiêm ngặt việc xuất khẩu các công nghệ hạt nhân dân sự sang Trung Quốc.

Quốc hội lưỡng đảng Hoa Kỳ đang thúc đẩy việc gia tăng viện trợ cho nước ngoài vốn đã được bắt đầu dưới thời chính quyền Obama, nhưng nó đã được đổi tên thành một trong những công cụ, phương tiện để cạnh tranh với "Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc, với mục tiêu là phân bổ 1 nghìn tỷ đô la viện trợ xây dựng và đầu tư cho hơn 100 quốc gia.

Các khoản đầu tư lớn nhất của Trung Quốc là nhắm tới các mục tiêu là các quốc gia như Pakistan và Nigeria, với mục tiêu là mở rộng quyền lực địa chính trị của Bắc Kinh và giành quyền được tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản và dầu mỏ. Nhưng nó (Trung +) cũng chi hàng tỉ đô la cho các dự án ở các quốc gia nhỏ hơn ít có khả năng chuyển đổi thành các lợi nhuận chính trị hoặc tiền tệ. Hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chính 60 tỷ USD cho Châu Phi, bao gồm các hạn mức tín dụng, trợ cấp và tài trợ đầu tư.

Các khoản đầu tư (của Trung Quốc) đã làm dấy lên mối lo ngại rằng các quốc gia nghèo và mới nổi như Djibouti và Sri Lanka có thể ngày càng bị buộc chặt vào Trung Quốc, (TQ) có thể sẽ nắm giữ các tài sản của các quốc gia này một khi các quốc gia này bị vỡ nợ.

3phandon3

Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Cyril Ramaphosa của Nam Phi trong một diễn đàn ở Bắc Kinh về sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi. Ảnh : NYT

Derek M. Scissors, một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, người chuyên nghiên cứu về các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, đã nói rằng : "Toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc là xây dựng những thứ mà không ai muốn xây dựng – các tuyến đường sắt giữa các quốc gia Châu Phi thù địch nhau, các hệ thống đường xá tại các khu vực địa hình hiểm trở, các nhà máy điện mà sẽ không bao giờ mang lại lợi nhuận".

"Nếu một quốc gia không thể trả được nợ, họ (Trung +) sẽ chiếm đoạt các tài sản mà họ (Trung +) muốn", ông nói thêm. "Nhưng họ không đặt bẫy nợ. Đây là hoạt động mở rộng phạm vi tầm với (ảnh hưởng) của họ và thực hành sức mạnh thụ động (phải chăng đây chính là một sự khác biệt, hiểm độc mang "đặc sắc Trung Quốc xã nghĩa" ? – người dịch)".

Sáng kiến của Hoa Kỳ ít tham vọng hơn. Nhưng nó "ít nhất cũng cho phép chúng tôi có khả năng và cơ hội để cạnh tranh", Tom Hart, giám đốc điều hành khu vực Bắc Mỹ của ONE, một tổ chức phát triển phi lợi nhuận mà nhạc sĩ Bono đã giúp thành lập, đã cho biết như vậy.

Cơ quan mới sẽ thay thế cho Tổng công ty Đầu tư Tư nhân hải ngoại (the Overseas Private Investment Corporation = O.P.I.C), vốn được thành lập vào năm 1971 như một định chế cho vay nhằm khuyến khích các công ty Mỹ đầu tư vào các nước đang phát triển và nó sẽ có một năng lực (tài chính) gấp đôi trong tổng thể nguồn cho vay của mình. Thực thể mới này, cũng như thực thể cũ, sẽ tài trợ chủ yếu thông qua các khoản phí, và sẽ cung cấp các khoản vay, các khoản bảo lãnh vay vốn và các khoản bảo hiểm rủi ro chính trị cho các công ty đang mong muốn tham gia công cuộc đầu tư vào các nước đang phát triển.

O.P.I.C. đã thu xếp (tìm kiếm) được nhiều triệu đô la mỗi năm cho Bộ Tài chính, kết quả của một chiến lược đầu tư thận trọng bao gồm các khoản vay dành cho các tập đoàn của Mỹ đối với các dự án có mức độ rủi ro tương đối thấp, chẳng hạn như khoản vay 400 triệu đô la cho General Electric, Bechtel và các nhà đầu tư khác trong năm 2015 để xây dựng một nhà máy hóa dầu lớn nhất tại Ai-cập.

Chương trình trợ giúp mới trị giá 60 tỷ đô la đã được tái trao cho một thẩm quyền có giá trị trong vòng 5 năm thuộc Cục Hàng không Liên bang và việc thông qua gói trợ giúp này là kết quả của một nỗ lực lưỡng đảng. Nó bao gồm ONE, Viện Brookings, các dân biểu bảo thủ tại Hạ nghị viện như ông Yoho và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Chương trình này được dẫn dắt bởi Ray Washburne, chủ tịch của O.P.I.C. và một người gây quỹ hàng đầu của đảng Cộng hòa từ bang Texas.

O.P.I.C., giống như hầu hết các cơ quan phát triển nước ngoài khác, đã phải chịu đựng sự công kích nặng nề từ phía cánh tả, cánh này lập luận rằng một sự trợ giúp như vậy là một sự lãng phí các nguồn lực của liên bang và là một hình thức lãng phí phúc lợi đối với các công ty. Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã gây trở ngại cho việc tái trao thẩm quyền cho cơ quan này.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump đã thề là sẽ "ngừng cấp viện trợ cho các nước có thái độ căm ghét chúng ta".

phandon4

Hành khách trên tàu Kenya Railways trên tuyến Mombasa-Nairobi, được tài trợ bởi sáng kiến 'nhất đới, nhất lộ' của Trung Quốc. Ảnh : Bloomberg

Thượng nghị sĩ Chris Coons, thuộc đảng Dân chủ bang Delaware, người có chân trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết rằng "Thành thực mà nói, tôi ngạc nhiên. Tôi vẫn không thể tin rằng chúng tôi đã hoàn tất nó. Chúng tôi đã làm việc về vấn đề này kể từ năm 2015. Về cơ bản, đó chính là đề xuất mà chúng tôi đã đưa ra từ thời chính quyền Obama. Chúng tôi đổi tên để tập trung vào Trung Quốc".

Cơ quan này có các nhiệm vụ giải trình mới và bao gồm các yêu cầu báo cáo để ngăn chặn việc phân biệt đối xử về giới và sử dụng lao động trẻ em, nhưng, theo một cách khác, nó cũng tương tự như đề xuất trước đây mà thôi.

Một thời gian ngắn sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc ngân sách năm ngoái, Mick Mulvaney - với sự ủng hộ nhiệt tình của tổng thống - đề xuất cắt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài của Bộ Ngoại giao xuống một phần ba, một kế hoạch đã loại bỏ ngân sách của O.P.I.C.

"Đó không phải là một ngân sách của quyền lực mềm", ông Mulvaney giải thích tại thời điểm đó. "Đó là một ngân sách của quyền lực cứng".

Tuy nhiên, quyền lực mềm cho thấy là khó có thể loại bỏ nó.

Các nghị sĩ quốc hội thuộc đảng Cộng hòa đã bác bỏ những cắt giảm của ông Mulvaney. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chiến đấu chống lại các nỗ lực của ông Mulvaney trong việc cắt giảm 3 tỷ USD dành cho các khoản viện trợ nước ngoài trong năm nay, khi (ông Pompeo) nói với Tổng thống Trump rằng việc cắt giảm sẽ làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trên trường quốc tế và chính vị thế của ông ta (ông Pompeo) cùng với toàn bộ các nhân viên làm công tác viện trợ cho nước ngoài của bộ này (bộ ngoại giao Mỹ), theo sự trao đổi của hai quan chức chính quyền nắm rõ vấn đề này.

Cuối cùng, ông Yoho đã không còn đồng ý với ông Mulvaney nữa và quay sang ủng hộ việc mở rộng quỹ đầu tư, khi lập luận rằng việc mở rộng của nó có lẽ sẽ không ảnh hưởng gì đến người đóng thuế.

Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nhấn mạnh rằng sáng kiến này cho thấy có một sự thay đổi chiến lược. Ông Trump dường như biết rằng chỉ riêng một mình sự phóng chiếu (sự thi triển) sức mạnh quân sự sẽ không đủ để cạnh tranh với Trung +, ông nói.

Ông Corker, một nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa bang Tennessee, người mà sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ tới nói rằng "Chúng ta đang nhận thấy những gì mà Trung Quốc đang thực hiện trên khắp Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là ở Venezuela, và mọi người đang tỉnh thức và nhận ra rằng chúng ta phải đồng hành cùng các quốc gia, chứ không chỉ tập trung vào đầu tư, tức là phải hướng họ sang cách tiếp cận dựa trên thị trường. Vì vậy, nhiều chính sách đối ngoại của chúng ta hiện đang tập trung vào việc cố gắng tạo ra một đối trọng đối với Trung Quốc, đặc biệt là đối trọng với các hoạt động bất chính của họ (Trung +)".

Nhiều câu hỏi quan trọng vẫn còn chưa có câu trả lời, ví dụ như quỹ này sẽ hoạt động như thế nào trong hình thức mở rộng mới của nó. Chìa khóa của sự thành công của nó, như các quan chức phát triển cho biết, là tạo ra một hệ thống mới mà sẽ đầu tư thận trọng vào các tác động kinh tế và chính trị tối đa - và để đảm bảo rằng các dự án sẽ không có tham nhũng và quản lý yếu kém, một vấn đề mà đã gây nhiều tai họa trong hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Malaysia và nhiều quốc gia khác.

Câu hỏi lớn hơn là liệu nó sẽ làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.

"Tôi khá hoài nghi", ông Scissors nói. "Toàn bộ khái niệm là chúng tôi cung cấp nhiều tiền hơn cho những diễn viên chính, những người đầu tư vào những nơi mà họ sẽ không đánh mất tiền. Chúng tôi cố gắng khéo léo giải quyết các vấn đề quan hệ công chúng. Nhưng chúng tôi thực ra không cạnh tranh với người Trung Quốc".

Glen Thrush

Nguyên tác : Trump Embraces Foreign Aid to Counter China’s Global Influence, The New York Times, 14/10/2018

Mai Hưng chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 28/10/2018

Published in Diễn đàn