Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : Tình hình Biển Đông vẫn đáng quan ngại (RFI, 15/10/2017)

Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại, phát biểu hôm 14/10/2017 nhân một hội nghị về biển tại Goa, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ đã bày tỏ thái độ quan ngại về cả cuộc tranh chấp Triều Tiên lẫn Biển Đông. Đặc biệt về Biển Đông, lãnh đạo Hải Quân Ấn cho rằng nguyên do đến từ việc "chủ quyền lãnh thổ" của các đảo quốc và các nước đã bị một số quốc gia "nghiễm nhiên vô hiệu hóa".

song1

Ảnh minh họa : Chiến hạm Ấn Độ viếng cảng Port Area tại Philippines ngày 30/09/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Theo hãng tin Ấn Độ TNN, đô đốc Lanba đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm sao cho các đại dương được tự do và an toàn để cho mọi quốc gia có thể sử dụng được một cách hợp pháp. Và khi xuất hiện tranh chấp giữa các quốc gia sử dụng biển, điều đó cần phải được giải quyết thông qua các cơ chế giải quyết xung đột đã được thiết lập.

Thế nhưng, theo tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : "Thái độ hẹp hòi, dân tộc chủ nghĩa cực đoan đôi khi có xu hướng làm suy yếu các cơ chế, ví dụ như ở Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên, và đó là vấn đề khiến ai cũng phải quan ngại".

Bên cạnh đó, theo đô đốc Lanba, một yếu tố đáng quan ngại khác là sự trỗi dậy của các hình thức tội phạm hàng hải khác nhau như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy, vũ khí và đánh cá bất hợp pháp.

Đối với tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : "Không thể giải thích việc chia sẻ quyền sở hữu một cách lỏng lẻo, để biến điều đó thành hành động cướp tài nguyên một cách vô tội vạ… Bảo tồn hệ sinh thái mỏng manh, đảm bảo tính bền vững của môi trường vì lợi ích chung và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của tất cả vùng duyên hải cũng là một trách nhiệm tập thể mà một vài nước có thể là cố tình lãng quên để trục lợi".

Đô đốc Ấn Độ không tố cáo đích danh nước nào, nhưng thông điệp của ông được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước trong thời gian qua thường xuyên bị cáo buộc là ỷ mạnh chèn ép các láng giềng để đòi chủ quyền rộng khắp trên hầu như toàn bộ Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tàn phá hệ sinh thái trong vùng khi cho nạo vét các rạn san hô mà họ chiếm đóng tại Biển Đông để bồi đắp và xây dựng các tiền đồn trên đó.

Trọng Nghĩa

******************

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc (RFA, 14/10/2017)

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu với tờ Washington Free Beacon trên chuyến bay từ Miami đến Washington rằng việc cho chiến hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

song2

Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis. AFP

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis như vừa nêu là phản ứng đầu tiên của phía Hoa Kỳ đối với cáo buộc mà Trung Quốc đưa ra sau khi khu trục hạm USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ thực hành chuyến đi bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Bắc Kinh cho rằng hoạt động của khu trục hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Vùng quần đảo này Bắc Kinh đặt tên là Tây Sa và hoàn toàn chiếm quyền kiểm soát từ Việt Nam Cộng Hòa sau trận hải chiến vào năm 1974. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Theo lời của ông Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thì Hoa Kỳ trong mấy thập niên nay từng cho tàu chiến tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) không chỉ trong vùng biển gần Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hoạt động như thế là vô hại.

Chuyến FONOPS do khu trục hạm USS Chafee tiến hành vào ngày 10 tháng 10 vừa rồi qua khu vực biển quần đảo Hoàng Sa là chuyến thứ tư trong năm nay của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên lần này, chiến hạm USS Chafee không đi vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như ba lần trước. Đó là vào ngày 10 tháng 8, khu trục hạm USS John S McCain đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa ; ngày 2 tháng 7 khu trục hạm USS Sthethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa ; ngày 24 tháng 5 khu trục hạm USS Dewey cũng đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn.

Published in Châu Á

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên : Donald Trump "mắc chứng hoang tưởng, tự đại" (RFI, 24/09/2017)

Khẩu chiến giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ vẫn tiếp tục. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là Bắc Triều Tiên đang có hành động tự sát. Hôm 23/09/2017, phát biểu trước Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho đã đáp trả, gọi ông Donald Trump là "một người mắc chứng hoang tưởng, tự đại".

my1

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 23/09/2017 -Reuters

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường thuật :

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên tiến về phía bục phát biểu lát đá cẩm thạch xanh, mắt nhìn thẳng, trên ngực áo cài một huy hiệu in hình các lãnh đạo họ Kim. Dưới ánh nhìn chăm chú của các thành viên phái đoàn Hoa Kỳ đang cầm bút để ghi chép, lãnh đạo ngoại giao Bắc Triều Tiên phác thảo vài nét tính cách của tổng thống Mỹ : Có một thực tế phi lý là nước Mỹ đang nằm dưới sự lãnh đạo của một người như ông Trump, một người tâm thần bất ổn, mắc chứng hoang tưởng, tự đại, đầy sự hợm hĩnh, một người bị chính người dân Mỹ gọi là chúa nói phét và tổng thống dối trá.

Rồi sau đó, ngoại trưởng Ri Yong-ho nhắc lại việc ông Donald Trump đã hứa hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng đe dọa lãnh thổ Mỹ hay các đồng minh của Hoa Kỳ. Ông Ri Yong-ho phát biểu : Ông Trump đã phạm một sai lầm không thể sửa chữa được, chắc chắn lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ bị tên lửa bắn vào.

Ngoại trưởng Ri Yong-ho cũng khẳng định rằng Bình Nhưỡng đang ở giai đoạn cuối trước khi trở thành một Nhà nước có vũ khí hạt nhân và đừng ai mơ rằng các biện pháp trừng phạt lại có thể làm Bắc Triều Tiên bị lung lay. Ông nói : Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đạt được sự cân bằng lực lượng với Hoa Kỳ". 

Thùy Dương

******************

Mỹ điều oanh tạc cơ chiến lược bay gần bờ biển Bắc Triều Tiên (RFI, 24/09/2017)

Hôm 23/09/2017, vài giờ trước khi ngoại trưởng Bắc Triều Tiên, tại Liên Hiệp Quốc, tố cáo tổng thống Mỹ đã có những phát biểu chống lại Bình Nhưỡng, coi nguyên thủ Hoa Kỳ là một "kẻ tâm thần", "hoang tưởng tự đại" và "trùm nói dối", chính quyền Mỹ đã điều máy bay ném bom B1, được tiêm kích F15 đi hộ tống, đã bay qua Nhật Bản, gần bờ biển Bắc Triều Tiên. Theo Washington, đây là một thông điệp gửi tới Bình Nhưỡng.

my2

Tiêm kích Mỹ và Hàn Quốc bay trên không phận bán đảo Triều Tiên, ngày 18/09/2017 (Ảnh do bộ Quốc Phòng Mỹ công bố ngày 23/09/2017) - Steven SCHNEIDER / US ARMY / AFP

Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet gửi về bài tường trình :

"Kim Jong-un và Donald Trump không ngớt thóa mạ nhau : Lãnh đạo kính yêu của Bắc Triều Tiên gọi thủ lĩnh thế giới tự do là một lão già lẩm cẩm tâm thần, còn Donald Trump thì mỉa mai đó là một kẻ điên khùng và đặt cho cái tên người tên lửa nhỏ nhoi, ngụ ý nói đến sở thích bắn tên lửa đạn đạo của lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Hôm qua, sự gia tăng khẩu chiến này đi kèm với việc Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh : Được hộ tống bởi các tiêm kích F-15 xuất kích từ căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản, các máy bay ném bom B1 cất cánh từ Guam đã bay qua không phận Nhật Bản, ở phía đông bờ biển Bắc Triều Tiên.

Dana White, phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết, trong thế kỷ 21, chưa bao giờ các máy bay của Mỹ lại tiến gần đến Bắc Triều Tiên như vậy. Bà giải thích, Washington muốn chứng tỏ là đang xem xét nghiêm túc hành vi nguy hiểm của Bình Nhưỡng và đồng thời có nhiều lựa chọn về mặt quân sự sẵn sàng được sử dụng để bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh.

Tuy nhiên, chưa chắc là Kim Jong-un bị ấn tượng bởi chính sách pháo hạm này đến mức ngừng bắn thử tên lửa".

Còn tại Bắc Triều Tiên, hôm qua, chính quyền nước này đã cho tổ chức một cuộc biểu tình tại quảng trường Kim Nhật Thành, ở Bình Nhưỡng, với sự tham gia của hàng chục ngàn người, để bày tỏ sự ủng hộ đối với lãnh đạo Kim Jong-un. Theo giới quan sát, những cuộc biểu tình kiểu này thường xuyên được chính quyền Bình Nhưỡng tổ chức.

Cũng trong ngày hôm qua, một trận động đất với cường độ 3,5 trên bậc thang Richter, đã xẩy ra ở Bắc Triều Tiên, gây lo ngại là Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân mới.

Tuy nhiên, cho đến hôm nay, giới chuyên gia quốc tế vẫn có những dự đoán khác nhau. Theo Tổ chức Hiệp ước cấm hoàn toàn thử hạt nhân (OTICE), thì đó là thể là dư chấn của vụ thử hạt nhân ngày 03/09.

Còn thông cáo của Cơ quan địa chất Hoa Kỳ (USGS) thẩm định, vụ động đất này xẩy ra ở độ sâu 5 km, dường như tại nơi mà Bắc Triều Tiên đã tiến hành các thử hạt nhân trước đây và cách nơi mà Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch ngày 03/09 khoảng hai chục km.

Trong khi đó, các chuyên gia Hàn Quốc và Trung Quốc cho rằng đây chỉ là một vụ động đất tự nhiên.

RFI tiếng Việt

****************

Máy bay ném bom Mỹ 'lượn gần' Bắc Hàn (BBC, 24/09/2017)

Các máy bay ném bom của Hoa Kỳ lượn gần bờ biển phía đông của Bắc Hàn để chứng tỏ Mỹ luôn có sẵn lựa chọn quân sự để đánh bại bất kỳ mối đe dọa nào, Lầu Năm góc cho biết.

my3

Phi cơ ném bom B-1B Lancer

Bộ quốc phòng Mỹ cho biết chuyến bay chạm đến điểm xa nhất của vùng phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên.

Các phi cơ ném bom B-1B Lancer của Hoa Kỳ có các chiến đấu cơ F-15C Eagle hộ tống lần đầu tiên trong Thế kỷ 21 đã bay sát vào bờ biển Bắc Hàn để thể hiện sức mạnh.

Quân lực Hoa Kỳ đăng trên Twitter hình một chiếc phi cơ trong chuyến bay đêm còn phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, bà Dana White xác nhận đây là cách Tổng thống Trump có biện pháp quân sự trong nhiều biện pháp đáp trả đe doạ.

Chuyến bay về phía Bắc đường Phi Quân sự ở Vĩ tuyến 38 độ Bắc vẫn nằm trong không phận quốc tế nhưng gần bờ biển Bắc Hàn.

Các máy bay ném bom đến từ Guam còn các máy bay F-15 bay lên hộ tống từ căn cứ của Hoa Kỳ tại đảo Okinawa, Nhật Bản.

Căng thẳng gia tăng gần đây do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

my4

Biểu tình chống Mỹ tại Bình Nhưỡng hôm 23/9

Phát biểu trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Bắc Hàn nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến hành "sứ mệnh tự sát".

Bình luận của ông Ri Yong-ho bắt chước lời của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc hôm 19/9, khi ông gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "gã tên lửa đang trong sứ mệnh tự sát".

Ông Ri nói thêm rằng "những lời xúc phạm" của ông Trump cho thấy ông này "bị loạn trí và mắc chức vĩ cuồng" - và là "sai lầm không thể đảo ngược" khiến các tên lửa của Bình Nhưỡng sẽ nhắm vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ông Ri cảnh báo ông Trump sẽ phải "trả giá đắt" cho bài phát biểu nói "tiêu diệt hoàn toàn" Bắc Hàn nếu Washington buộc phải tự bảo vệ nước Mỹ hoặc các đồng minh.

Tổng thống Mỹ đáp trả trên Twitter rằng ông Ri và ông Kim sẽ "không tồn tại được lâu" nếu họ tiếp tục phát ngôn như vậy.

*************************

Hải quân Hoa Kỳ và Nhật tập trận trong tình hình căng thẳng Triều Tiên (RFA, 22/09/2017)

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ đang tiến hành tập trận với tàu chiến Nhật Bản tại vùng biển phía nam Bán đảo Triều Tiên.

my5

Tàu chiến hạm USS Ronald Reagan tại căn cứ hải quân Yokosuka, Kanagawa. STR / JIJI PRESS / AFP

Thông cáo của Quân đội Nhật cho biết tin này vào ngày 22 tháng 9. Theo đó hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, đóng tại Nhật, cùng với các tàu hộ tống từ ngày 11 tháng 9 vừa qua bắt đầu hoạt động tập trận với tàu của Hải Quân Nhật. Hoạt động diễn ra tại vùng biển phía nam và tây những đảo chính của Nhật Bản.

Phía Nhật tham gia có hàng không mẫu hạm chở trực thăng, Ise, và hai khu trục hạm.

Đợt diễn tập kéo dài đến ngày 28 tháng 9.

Thông cáo của Quân đội Nhật còn cho biết nhóm tàu tác chiến Ronald Reagan sẽ tiến hành một cuộc diễn tập khác với Hải quân Hàn Quốc vào tháng 10 tới đây.

Published in Quốc tế
mercredi, 13 septembre 2017 17:15

Hoa Kỳ : Đã qua rồi thời siêu cường ?

Việc Hoa Kỳ không thể buộc các thành viên trong Hội Đồng Bảo An chấp nhận một dự thảo nghị quyết cứng rắn trừng phạt Bắc Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa, đánh dấu sự thoái trào ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Viễn Đông.

hoaky1

Bộ 3 quyền lực của nước Mỹ : Tổng thống Donald Trump (giữa), chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan (trái) và Mitch McConnell lãnh đạo đa số tại Thượng Viện, ngày 05/09/2017. Reuters/Joshua Roberts

Sau khi bức tường Berlin và chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành một siêu cường – cả về đạo lý, văn hóa, ngoại giao, tài chính và quân sự - một mình định ra luật chơi cho toàn thế giới và chính cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine đã gọi Hoa Kỳ là một siêu cường.

Sức mạnh siêu cường của Mỹ thể hiện rõ qua cuộc xung đột Kosovo năm 1999. Trong vai trò lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tấn công quân sự Serbia, không cần đến sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ đã tách một tỉnh của Serbia – Kosovo – để tạo dựng thành một Nhà nước riêng biệt mà không một quốc gia nào trên thế giới dám ho he phản đối.

Cái thời đó đã qua, "Vai trò siêu cường của Hoa Kỳ đã chấm hết", nhà báo Renaud Girard khẳng định trên báo Le Figaro. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên là một bằng chứng rõ ràng nhất. Hoa Kỳ không còn đủ khả năng định đoạt mọi việc và buộc các nước khác phải đi theo.

Ngay khi vào Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã tuyên bố là Mỹ không cho phép Bắc Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa, có thể mang đầu đạn hạt nhân, đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ. Bất chấp các tuyên bố hăm dọa từ phía Washington, chính quyền Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thử tên lửa và hạt nhân. Ngày 03/09/2017, Bắc Triều Tiên thử một quả bom có sức công phá lớn gấp 5 năm lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima Nhật Bản.

Ngày 11/09, Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng với nội dung rất cứng rắn, như cấm vận dầu lửa, ngừng nhập khẩu đồ may vải sợi của Bắc Triều Tiên, ngừng trả lương cho khoảng 60 ngàn người Bắc Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, phong tỏa tài sản hãng hàng không Bắc Triều Tiên, phong tỏa tài sản và hạn chế xuất cảnh của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Thế nhưng, trước sự đe dọa phủ quyết của Trung Quốc và Nga, Hoa Kỳ đã phải lùi bước

Tác giả cho rằng, thực ra, sự bất lực của Mỹ trong việc buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân không phải là một ngoại lệ mà chỉ là một sự tiếp theo hàng chuỗi thất bại địa chính trị của Hoa Kỳ.

Trước khi phải nhượng bộ trong vấn đề Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ đã phải lùi bước trong hồ sơ khác : Trước hết là Afghanistan. Khi tấn công Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban năm 2001, chính quyền Washington đã cảnh báo là ai không ủng hộ Mỹ thì là kẻ thù của Mỹ.

Thế nhưng, Pakistan làm ra vẻ ủng hộ chống khủng bố nhưng trên thực tế lại trở thành cứ địa bí mật của Taliban. Giờ đây, Taliban phát triển mạnh ở các vùng nông thôn Afghanistan và hầu như không thể đánh đuổi được nữa.

Bước lùi thứ hai là tại các vùng mà Nga vốn có ảnh hưởng truyền thống như Gruzia và Ukraine, Hoa Kỳ đã ủng hộ các cuộc cách mạng mầu nhưng lại không dự ứng được sự phản ứng rất mạnh của Nga.

Bước lùi thứ ba là trong hồ sơ Syria. Washington đã đề ra lằn ranh đỏ và đòi Bachar al-Assad phải ra đi, thế nhưng, tổng thống Syria, vẫn tiếp tục tại vị.

Renaud Girard kết luận, quan hệ quốc tế dựa trên tương quan lực lượng. Thế nhưng, tương quan lực lượng là một khái niệm được cảm nhận chứ hiếm khi được chứng minh. Trong trò chơi này, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng nhất và không có gì tồi tệ hơn là thái độ "giả vờ cứng rắn" của quốc gia sen đầm quốc tế, liên tục đưa ra những lời đe dọa, nhưng không bao giờ tiến hành trừng phạt.

Về mặt địa chính trị, tốt hơn hết là giữ kín ý đồ, không nói nhiều, hứa hẹn ít, nhưng hành động nhanh chóng để đặt đối phương vào tình thế việc đã rồi.

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Theo New York Times, biến cố dẫn đến cuộc biểu tình của nhóm da trắng kỳ thị và bạo động xảy ra ở Charlottesville, Virginia, ngày 12/8/2017, phát xuất từ bức tượng Đại tướng Robert E. Lee, Tư lệnh Liên minh Miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ thế kỷ 19. Bức tượng khắc họa hình ảnh Đại tướng Lee mặc quân phục, cưỡi trên một con chiến mã, tất cả đã ngả sang màu xanh đen theo thời gian.

kythi1

Tượng Đại tướng Lee mặc quân phục, cưỡi trên một con chiến mã, tất cả đã ngả sang màu xanh đen theo thời gian tại Charlottesville, Virginia, Hoa Kỳ

Bức tượng đã tồn tại ở Charlottesville gần 100 năm, nhưng vài năm gần đây, ngày càng có nhiều người dân và các viên chức thành phố kêu gọi dỡ bỏ nó, vì cho rằng đây là một biểu tượng cho chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" cần phải bị xóa bỏ khỏi xã hội Mỹ. Qua biến cố này, bản chất của Donald Trump cũng đã hiện rõ.

Nhận diện nhóm Da trắng thượng đẳng

Người Da trắng thượng đẳng (White Supremacists) là một hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc dựa vào niềm tin rằng người da trắng cao cấp hơn trong một số đặc tính và đặc điểm so với những người từ các chủng tộc khác, vì thế họ siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc khác về mặt chính trị, kinh tế và xã hội.

kythi2

Nhóm "Người Da trắng Thượng đẳng" biểu dương lực lượng ở Charlottesville.

Ku Klux Klan, thường được gọi là KKK hay đơn giản là Klan, là tên gọi chung của ba phong trào vùng dậy của người da trắng tự coi là thượng đẳng trong ba thời kỳ ở Mỹ : 1865–1871, 1915-1944 và 1950 đến ngày nay.

Chữ KKK có lẽ xuất phát từ tiếng Hy Lạp "kuklosm" nghĩa là "vòng tròn". Các thành viên chủ yếu là nam giới da trắng ủng hộ các quan điểm cực đoan như thuyết người da trắng thượng đẳng, phân biệt chủng tộc, chống nhập cư (từ Nam Âu, như người Italy chẳng hạn), bài Do Thái và bài Công giáo. KKK ngày nay chống đối phong trào dân quyền cho người da đen và phong trào xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở các trường học.

Một số thành viên của KKK bị kết tội giết người vì liên quan đến vụ sát hại trẻ em trong vụ đánh bom Nhà thờ Baptist trên phố 16 ở Birmingham, Alabama, vào năm 1963 và sát hại nhà hoạt động dân quyền ở bang Mississippi năm 1964. Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý Southern Poverty ở Alabama năm 2016, có khoảng 130 nhóm KKK trên toàn nước Mỹ với khoảng 5.000 - 8.000 thành viên. Từ New Jersey cho đến Los Angeles có nhiều nhóm KKK. Trong những thập niên gần đây, KKK tấn công cả người nhập cư và người đồng tính luyến ái. Năm 1999, hội đồng thành phố Charleston, Nam Carolina, đã thông qua nghị quyết tuyên bố KKK là tổ chức khủng bố. Nhiều thành phố khác cũng làm như vậy.

Qua nhiều cuộc tranh đấu gay cấn, Đạo luật Quyền Dân Sự (Civil Right Act) được Tổng Thống Johnson ban hành năm 1964 có hiệu lực từ ngày 2/7/1964 cấm phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo và nguồn gốc quốc gia.

Công ước Quốc tế về Xóa bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination - ICERD) đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 21/12/1965 và có hiệu lực ngày 04/01/1969. Trong công ước này các thành viên cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về chủng tộc và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các chủng tộc. Nạn phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ tại Hoa Kỳ và các nước trên thế giới, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn còn xuất hiện.

Biến cố Charrlottesville

Xóa bỏ những di sản của chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" là một xu thế ngày càng phổ biến ở Mỹ. Ngày càng có nhiều bức tượng liên quan đến Liên minh Miền Nam bị phá bỏ, những con đường mang tên đại tướng Lee bị đổi tên, các tượng đài bị di dời.

kythi3

Biểu tình chống chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" - Ảnh minh họa

Trong Ngày hội Sách Virginia năm 2012, bà Kristin Szakos, ủy viên Hội đồng Thành phố Charlottesville, đã châm ngòi cho một làn sóng tranh cãi dữ dội khi đưa ra gợi ý về việc phá bỏ tượng Đại tướng Lee. Năm 2016, Wes Bellamy, ủy viên hội đồng Charlottesville và một phó thị trưởng thành phố phát động chiến dịch mới nhằm tìm cách tháo dỡ tượng đài Đại tướng Lee. Tháng 2/2017, Hội đồng Thành phố bỏ phiếu nhất trí di chuyển tượng tướng Lee ra khỏi công viên trung tâm.

Những người phản đối nộp đơn kiện vào tháng ba, cho rằng hội đồng không có thẩm quyền làm như vậy theo luật của bang Virginia. Ngày 12/8/2017, Jason Kessler, một thành viên phong trào chủ nghĩa dân tộc da trắng khá nổi tiếng ở Charlottesville, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối quyết định tháo dỡ tượng tướng Lee. Họ xuống đường với bảng hiệu "Alt-right" có nghĩa "Cánh hữu khác", mang tư tưởng cực hữu, chối bỏ chủ nghĩa bảo thủ dòng chính tại Mỹ. Họ tập trung từ sáng sớm tại công viên Emancipation (tên cũ là công viên Lee), nơi đặt tượng đài Robert Lee. Họ hô to "Make America White Again". Họ gồm một số quân nhân, những người mang tư tưởng kỳ thị chủng tộc, những người theo chủ nghĩa Phát xít mới và một số người nói rằng họ chỉ muốn bảo vệ lịch sử vùng đất phương nam của họ.

Bên ngoài, những người biểu tình chống Phát xít ném chai lọ vào những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và hô khẩu hiệu : "Biến khỏi những con phố của chúng tôi, những kẻ Phát xít cặn bã". Hơi cay từ cả hai phe mù mịt trong không khí. Một thành viên của phong trào chủ nghĩa dân tộc da trắng đã lái xe lao vào đám đông đang biểu tình chống phân biệt chủng tộc, gây thiệt mạng cho bà Heather Heyer, một phụ nữ 32 tuổi, và làm nhiều người khác bị thương. Thủ phạm là cậu James Alex Fields, 20 tuổi, được cho là cảm tình viên của Đức Quốc Xã, đã bị bắt và truy tố.

Hôm 21/8 Hội đồng thành phố Charlottesville họp, dân chúng đã tràn vào lên án cảnh sát đã không bảo vệ dân chúng.

Trump đứng về phía White Supremacists ?

Từ khi chưa trở thành tổng thống, ông Trump đã nhiều lần bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với người da đen thuê căn hộ thuộc tập đoàn của gia đình ông, hay vụ chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, không sinh ra trên lãnh thổ Mỹ. Khi trở thành ứng cử viên tổng thống, ông Trump đã đề xuất cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ... Ông Trump bị chỉ trích vì phản ứng yếu ớt sau vụ bạo lực ở Virginia.

Ông David Duke, cựu thủ lãnh KKK, đã đăng tải trên Twitter lời chúc mừng Trump ngay sau khi ông ta đắc cử tổng thống như sau : "Chúa ban phước cho Donald Trump ! Đã đến lúc làm đúng. Đến lúc lấy lại nước Mỹ !". Trong khi đó một nhóm công giáo Viêt Nam ở Mỹ sùng Trump cho rằng Trump là người được Thiên Chúa sai đến để cứu nước Mỹ và thế giới !

Ngày 13/8, Trump lên án "cả 2 bên đã có những hành động bạo lực", và "Trách nhiệm gây ra cái chết của Heather Heyer nằm ở mọi phía". Các nhóm Tân Phát xít ăn mừng, đánh giá sự thụ động của Trump là sự yểm trợ ngấm ngầm hành động của chúng.

Thượng nghị sĩ Cory Gardner (Colorado) thuộc Đảng Cộng Hòa, đã hối thúc Tổng thống phải lên tiếng chỉ rõ các nhóm kỳ thị chủng tộc và các nhóm quá khích trong làn sóng bạo lực ở Virginia. Khi thấy dư luận không đồng tình, sáng hôm sau 14/8, trong một thông báo tại tòa Bạch Ốc, Trump nói :

"Kỳ thị chủng tộc là điều xấu xa và những kẻ gây bạo lực vì lý do kỳ thị đều là những kẻ tội phạm và côn đồ, kể cả KKK, Tân Quốc xã, thành phần da trắng cực đoan kỳ thị chủng tộc và các nhóm reo rắc hận thù khác, tất cả đều đáng lên án dựa trên những giá trị mà chúng ta đều trân quý trong tư cách là người Mỹ".

Thật lòng Donald Trump hoàn toàn không muốn lên tiếng gọi đích danh những kẻ khủng bố, bởi vì chính những phần tử bạo loạn đó đã ủng hộ ông, đưa ông lên làm tổng thống. David Duke, cựu thủ lĩnh KKK, thuộc nhóm Tân Phát xít, đã viết trên Twitter, khuyên Trump nên soi gương lại để biết ai đã đưa mình lên địa vị tổng thống.

Hôm 15/8, từ tòa Tháp Trump ở New York, Trump lại tuyên bố thẳng thừng rằng "cả hai bên đều có lỗi". Ông còn khẳng định là ở hai phe đều có những người "rất tốt"

Những lời phát biểu này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ khắp nước Mỹ. Tại hơn 800 địa điểm trên nước Mỹ, dân chúng biểu tình chống lại phái hữu cực đoan. Các tập đoàn công nghiệp lớn nhất ở Mỹ, đồng loạt công khai lên án bạo động.

Tiến sĩ Cornel West, Giáo sư Đại học Harvard nói : "Alt-right là mối nguy mới. Chúng ta thấy những người cánh hữu trong Nhà Trắng khuyến khích họ, cho họ thêm sức mạnh... Chúng ta đang ở tại thời điểm nguy hiểm"

Hôm 16/8, hai vị Tổng thống Cộng Hòa tiền nhiệm là George H.W. Bush và con là George W. Bush đã ra tuyên bố chung, tuy không nêu đích danh Tổng thống Trump, nhưng nhấn mạnh là mọi người đừng quên lời của Thomas Jefferson, tác giả chính của Tuyên Ngôn Độc lập : "Nước Mỹ phải luôn luôn bác bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và lòng hận thù dưới mọi hình thức. Chúng ta hãy nhớ những chân lý cơ bản trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, theo đó mọi người sinh ra đều bình đẳng ; được thượng đế ban cho những quyền bất khả xâm phạm".

Còn cựu Tổng Thông Barack Obama trích dẫn trong một tin nhắn Twitter câu nói của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela : "Không ai được sinh ra để ghét người khác vì màu da, nguồn gốc hay tôn giáo của họ…". Thông điệp này đã được gần 4 triệu lượt "like" và đã trở thành tin nhắn có nhiều "like" nhất trong lịch sử Twitter.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel xem phản ứng của Tổng thống Trump về vụ bạo động ở Charlottesville là một "sai lầm to lớn".

Ngày 14/8 ông Brian Krzanick, Giám đốc Điều hành của Intel viết : "Sáng sớm hôm nay, tôi đã rút lui khỏi Hội Đồng Cố Vấn Công Nghiệp Mỹ. Tôi từ chức để kêu gọi mọi người quan tâm đến sự tổn hại nặng nề vì sự chia rẽ chính trị đang gây ra bởi những vấn đề chính trị, cùng với những câu hỏi cần thiết đặt ra, vì sao có sự suy thoái của nền công nghiệp Mỹ". Sáng hôm sau 15/8, ông Scott Paul, Chủ tịch Alliance for American Manufacturing viết : "Tôi từ chức khỏi Hội đồng này là vì đó là điều đúng đắn mà tôi phải làm".

Các thành viên của hai tổ chức ủng hộ và cố vấn cho Tổng thống Trump gồm toàn các doanh gia mạnh nhất nước là Hội đồng Công nghệ Hoa Kỳ (American Manufacturing Council) và Diễn đàn Chiến lược và Chính sách (Strategy & Policy Forum) đã tuyên bố rút ra khỏi các tổ chức này. Trump liền tuyên bố giải tán các tổ chức đó,

Sự đồng loạt rút lui khỏi Hội đồng Cố vấn của các Giám đốc Điều hành các ngành công nghiệp hàng đầu ở Mỹ, khiến cho Tổng thống Trump trở thành người anh hùng càng lúc càng cô đơn hơn.Khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ Vĩ đại hơn" trở thành "Làm cho nước Mỹ Thu nhỏ lại".

Hôm 23/8, Ủy ban về xóa bỏ Phân biệt Chủng tộc của Liên Hiệp Quốc đã ra một thông cáo lên án những ý tưởng tôn giáo cực đoan hay bất kỳ hệ tư tưởng nào tương tự bác bỏ các nguyên tắc nhân quyền cốt lõi về nhân phẩm và sự bình đẳng. Thông cáo kêu gọi chính quyền Mỹ cùng với các nhà chính trị cấp cao "giải quyết gốc rễ nguyên nhân dẫn tới sự phổ biến các biểu hiện kỳ thị như vậy".

Văn hóa phân biệt chủng tộc ?

Hôm 19/8, Trump đã phóng ra nhiều tweet, gọi bức tượng Lost Cause đang bị xem xét dời đi là "rất đẹp" và bày tỏ sự thất vọng khi "chứng kiến lịch sử và văn hóa tuyệt vời của đất nước đang bị loại bỏ". Nhưng "lịch sử và văn hóa tuyệt vời" đó là lịch sử và văn hóa nào ?

Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus, sau đó là các tượng đài của Lenin và Stalin. Năm 1991, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe, thủ đô của Tajikistan, kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân. Năm 2012, Mông cổ cũng quyết định hạ tượng Lenin. Theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, Lenin là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Năm 2014, người dân Ukraina cũng quyết định hạ tượng của Lenin. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng. Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập bức tượng.

Vậy các tượng đài của Miền Nam biểu tượng lịch sử và văn hóa gì ? Lịch sử và văn hóa của chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc ? CNN nhận định rằng ông Trump không thật sự ở trong đảng Cộng Hòa, ông đứng giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ – "đảng Trump !". Phải chăng đảng Trump là đảng Người da trắng Thượng đẳng ?

Người Châu Á tham gia KKK !

Ngày 12/8, một thanh niên gốc Á bị bắt gặp đang tuần hành chung với một nhóm cực hữu thượng tôn người da trắng và phân biệt chủng tộc tại thành phố Charlottesville.

Nói với trang NextShark, một thành viên của Liên đoàn Tự do Dân chủ Mỹ, người đã ghi lại cảnh nam thanh niên gốc Á tuần hành chung với KKK, cho biết : "Ban đầu tôi nghĩ anh ta chỉ vô tình đi ngang qua. Nhưng khi tôi thấy anh ta đi chung với họ một lần nữa, tôi như chết lặng và đã quay lại cảnh này". Trên trang NextShark, một số người suy đoán anh này là thành viên của một nhóm tân phát xít nào đó nên mới đủ can đảm đi chung với nhóm KKK.

Có lẽ đây cũng chỉ là một kẻ cuồng Trump với sự xác tín Trump đang cứu nước Mỹ và thế giới, nên khi thấy nhóm thượng đẳng da trắng bạo dộng ủng hộ Trump là anh ta theo, không cần biết họ đang làm gì. Một số người Việt cuồng Trump cũng đã viết trên diễn đàn Google hay Yahoo các bài bênh vực cho nhóm thượng đã da trắng. Họ lý luận rằng người da trắng đã đến đây và xây dựng nên đất nước vĩ đại này. Nay những kẻ đến sau (ám chỉ Obama) lại tranh giành các chức vị lãnh đạo của họ, cướp công của người da trắng, bị chống lại là đúng… !

Vốn sống trong một đất nước có chiến tranh ý thức hệ kéo dài, họ có tập quán luôn coi tất cảnhững gì của "phe ta" đều là đúng là tốt, còn "phe địch" đều là sai là xấu, nên khi đến Mỹ họ vẫn giữa nguyên lối suy nghĩ đó. Họ chỉ dựa vào tiêu chuẩn "địch" hay "ta" khi lập luận chứ không dựa vào công lý, lẽ phải nên đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác.

Bản chất của Trump đã hiện rõ

Tiến sĩ David Smith tại Trung tâm Nghiên cứu về Hoa kỳ thuộc Đại học Sydney, cho biết ông tin rằng cuộc họp báo mới nhất đã cho thấy một Donald Trump thực sự :

"Những gì ông thực sự tạo chú ý là ý tưởng nầy, đó là câu 'Mọi người không thể bảo tôi phải làm gì, cũng như không thể bảo tôi phải nói gì'. Điều thú vị là ông ta tự đặt mình về phe bảo thủ, trong cuộc tranh luận nầy.

"Đây là con người Donald Trump đích thực, những nhận xét của ông lên án những kẻ kỳ thị chủng tộc, tân Phát Xít và bọn Ku Klux Klan là những kịch bản có sẵn. Ông ta tuyên bố dưới áp lực của các cố vấn và của giới truyền thông...

"Vì vậy đó chính là ông Trump thực sự và là người chứng kiến những kẻ chống lại các phần tử chủ trương da trắng ưu việt, mới là kẻ thù thực sự của ông...

"Không có chính trị gia nào tại Mỹ thực sự đi quá xa trong việc bênh vực cho những gì xảy ra tại Charlottesville".

Trump must go now ?

Donald Trump thường đưa ra những tuyên bố hay chủ trương ngây ngô và trái với Hiến Pháp và luật pháp của Hoa Kỳ cũng như luật pháp quốc tế, nên càng ngày càng bị nhiều người xa lánh. Hôm 20/8/2017, sau những ngày đi nghỉ hè, ông đã trở về Tòa Bạch Ốc trong cô đơn.

Ông Robert Reich, giáo sư về chính sách công tại Đại học Berkeley ở California, đã từng giữ chức Bộ trưởng lao động dưới thời chính phủ Clinton và được tạp chí Time xếp vào các bộ trưởng có hiệu quả nhất của thế kỷ 20, đã viết một bài dưới đầu đề "Enough of This Madness. Trump Must Go Now" (Sự diên rồ này đã đủ. Bây giờ Trump phải ra đi). Theo ông, đã có đủ bằng chứng để luận tội Trump dựa trên lý do lạm dụng quyền lực, cản trở công lý, và vi phạm điều khoản trong Hiến Pháp cấm nhận các khoản tiền của nước ngoài mà không được quốc hội cho phép.

Ngày 24/8/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Vừa qua, tôi có 2 tháng Hè sang Hoa Kỳ và Canada ngh ngơi, thăm bn bè và d cuc Hp Mt Dân Ch ln th 15 ti Đi hc Long Beach, nam California, mt cuc hp thân mt, m áp tình quê hương, có s tham d t xa ca các chiến sĩ dân ch trong nước như cô Đoan Trang và linh mục Lê Ngc Thanh.

my1

Hình minh họa.

Đúng vào lúc này, tình hình Hoa Kỳ trở nên sôi sc sau khi có Tng thng mi, Donald Trump, dn đến mt cuc khng hong chính tr âm kéo dài, chưa biết s kết thúc ra sao. Sáu tháng m đu nhim kỳ Tổng thống th 45 tỏ ra m nht, m đm, ch tiêu tín nhim ca xã hi t 42% tt nhanh, mc thp nht trong 70 năm dưới 12 khóa Tổng thống gn nht.

Bao nhiêu lời ha trong tranh c không thành hin thc, t xóa b Obamacare, đến gim thuế ln, dng tường ngăn vi Mexico, quyết đnh cm người nhp cư t các nước Hi Giáo b tr ngi ln, v trí uy tín quc tế ca Hoa Kỳ gim xung thp hơn Pháp, Đc, Anh… Các v điu tra v Tổng thống, con trai và con r dính đến người Nga trong bu c làm cho ông Trump ch lo thanh minh bảo v cá nhân và gia đình, "quên mt" cái chc v Tổng thống.

Tình hình Hoa Kỳ thật s u ám, cho đt nước và cho các nước liên minh, bè bn, cho toàn thế gii, cho nước Vit Nam, vì Hoa Kỳ hàng 2 thế k gn đây có vai trò lãnh đo ca thế gii dân ch, cường quc s 1 v chính tr, kinh tế, tài chính, quc phòng, khoa hc k thut, giáo dc và văn hóa, đng đu thế gii.

Tôi làm quen với nước M t hi hc trung hc, khi giáo sư T Quang Bu dy tiếng Anh, gii thiu các cun sách đa lý, lch s, văn hc ca hai nước Anh, M.

Tôi vui sướng khi thy Hoa Kỳ đưa quân tham chiến châu Âu trong Thế Chiến 1, càng mng khâm phc Hoa Kỳ đóng vai trò quyết đnh trong đi thng phát xít trong Thế Chiến 2, khi mang đi quân đ b lên b bin Normandie ri gii phóng cả Châu Âu và toàn chiến trường Châu Á, buc phát xít Nht đu hàng.

Tôi đã viếng thăm các nghĩa trang lit sĩ M, Anh, Canada, Úc, vi hàng vn nm m quân nhân M b mình trên chiến trường châu Âu vì nghĩa v quc tế cao c.

Tôi khâm phục tài ba ch huy các chiến dch ln ca các tướng Eisenhower, MacArthur…, tài lãnh đo ca Tổng thống Roosevelt, sau trn Trân Châu Cng đã cp tc xây dng nn công nghip quc phòng đ s, hin đi cung cp dư dt tàu chiến, máy bay, xe tăng… cho các chiến trường Âu Á.

Tôi đặc bit đánh giá rt cao tướng MacArthur đã lãnh đo quân chiếm đóng Nht Bn vi tinh thn nhân bn và sáng sut, không h có tr thù, còn duy trì chế đ Nht Hoàng lng vi kế hoch dân ch hóa trit đ, chuyn nhanh nn kinh tế chiến tranh sang kinh tế hòa bình thnh vượng, gi là phép Thn kỳ Nht Bn, ông được dân Nht coi là v anh hùng, cu tinh dân tc.

Tại đó không h có các tri ci to, thc tế là các tri giam tàn bo kiu nhc hình đ tr thù, không có hàng na triu lc lượng "tiếp quản " Miền Bc kéo vào cai tr min Nam như Vit Nam sau 30/4/1975, h lên mt thng tr v các mt chính tr, an ninh, kinh tế, tài chính, tư pháp, tòa án, giáo dc, y tế, mà ma mai và cay đng thay, k tiếp qun thường kém ci xa v hiu biết, chuyên môn so với k b tr.

Tôi thường nghĩ nếu B Chính tr và lãnh đo min Bc biết tnh táo sáng sut nhìn ra nhng mt tt, tiến b ca Vit Nam Cng hòa đ lưu gi và phát trin, áp dng cho c min Bc thì tình hình đã khác hn. Đó là h thng tư pháp đc lp, nn giáo dc khai phóng, người cày có rung thuc quyn s hu ca mình. Ch 3 điu đó đã là s vượt tri rõ ràng ca người thua cuc so vi k thng cuc cao ngo mù quáng di dt đến đn đn ngu si.

Tôi đã 26 lần sang thăm Hoa Kỳ, k t ln th nht sang trụ s Liên Hp Quc New York đ theo dõi các phiên hp năm 1988, đúng lúc có dp theo dõi cuc tranh lun công khai gia hai ng c viên Tổng thống Bush và Dukakis, tr li tc thi các câu hi ca mt nhà báo mt cách rõ ràng, gn gàng, xúc tích, như 2 sinh viên qua cuc thi sát hch cui khóa, không cho phép p úng, nhm ln, lúng túng, sai lc.

Đến năm 1992, 1994, tôi d quan sát 4 cuc hp ca Quc Hi Hoa Kỳ, gp g hơn 10 ngh sĩ và dân biu, đến Thư Vin Quc Hi nghiên cu 2 tun l lin, còn được mi thuyết trình v vn đ "tù binh M Vit Nam" theo như tôi biết. Tôi thy rõ s vn hành sinh đng c th theo phép tc cht ch ca nn dân ch Hoa Kỳ rt mc trưởng thành. Tôi ch băn khoăn mt chi tiết là theo lut bu Tổng thống, s phiếu không theo tổng s phiếu trong c nước cng li, mà qua chế đ đi c tri cho tng bang, nên bà Clinton b thua khi bà có hơn 2 triu phiếu c tri ph thông nhiu hơn Trump. Mt nét không hay.

Năm 1997, tôi có dịp ghé thăm th trn Gettysburg, bang Pennsylvania, xem bảo tàng đây, nơi lưu gi nhng tài liu v cuc ni chiến Bc – Nam, v kết thúc cuc ni chiến rt có hu, s hòa gii bi hùng cm đng gia Đi tướng min Bc chiến thng U. Grant vi Đi Tướng R.E. Lee min Nam bi trn tháng 4/1865, cnh quân lính miền Bc chào đón trang trng quân đu hàng, còn cho phép quân min Nam gii giáp v quê hương, được mang theo súng ngn, tt c la nga đ khôi phc nhanh nông nghip, chung sc phát trin công nghip min Bc và nn nông nghip trng lúa mì và bông ở min Nam, thng nht trong phát trin đng b c 2 min.

Chúng ta Bắc và Nam là anh em, là Mt Hp Chng Quc Hoa Kỳ dưới Mt lá c Sao và Vch, mt Quc ca, mt Quân đi, bài tr trit đ t phân bit chng tc, gii thoát mi nô l, xây dng "nền Dân chủ ca nhân dân, cho nhân dân, bi nhân dân". Ti Gettysburg, tôi nhiu ln ngm ngùi nghĩ đến s phn dân Vit Nam, thng nht trong hn thù, cuc hòa gii ha hn thành s la di trơ trn, s gii phóng min Nam thành cuc chiếm đóng thô bo, bên thắng cuc thp hèn hơn bên thua cuc.

Một nét thú v là tôi gp tướng Westmoreland 3 ln ti Washington DC và New York các năm 1997 và 1999, ông lng nghe tôi k v đường mòn H Chí Minh mà tôi đã tri qua 3 chuyến đi và v các năm 1961, 1963 và 1975, về buổi gp ca tướng Giáp vi tướng Đng S Nguyên tư lnh đường mòn, khi ông báo cáo rng không quân vi B52 đánh bao nhiêu cũng không ngi, vì ch có 3 phn nghìn s bom trúng vào đường, do B52 bay nhanh, th bom t trên 3.000 mét nên bom tn mát rt rng. Điều lo nht là khi M cho vài trung đoàn hay 1 l đoàn B binh hay Thy quân Lc chiến chiếm hn 1 hay 2 binh trm trong s 32 binh trm thì rt gay, vì 1 binh trm có t chc cc kỳ phc tp, có trên dưới 30 đu mi, các loi kho, hm cha riêng vũ khí, trang bị, quân trang, thc phm, thuc men, h thng quân y, mng lưới cao x, mng thông tin, rađa, radio, h thng giao liên, bưu v, nhà khách, bãi trú quân, lc lượng chng thám báo, gián đip, lc lượng công binh cùng Thanh niên xung phong sa đường, bãi xe tải, kho du, xưởng sa cha, trm ngh cho tài xế… Nếu b chiếm, binh trm s như ong v t, mt liên lc vi nhau vì tn ra xung quanh, không biết s phc hi chiếm li ra sao. Đường dây vào Nam s b đt thi gian dài… Điu đáng lo nht y không xảy ra, cho đến chiến dch Nam Lào thì đường mòn đã phát trin rng, sâu xung phía Nam. Ông "tướng Óet" bun ru tha nhn rng "chúng tôi không có tình báo quân s ti ch, không hiu đi phương, Lu Năm Góc rt xa, cho rng B52 có vai trò quyết định, theo thuyết vũ khí lun !"

Tôi cảm thy rt may mn được làm quen trên đt M rt nhiu nhà báo M và Vit, thân thiết như nhà báo lão thành Stanley Karnow, am hiu lch s Vit Nam, tôi tng gii thiu gp tướng Giáp hi 1989, cùng cô con gái Catherine Karnow, chuyên chụp nh thi s, nhà nghiên cu Muray Hiebert, các Thượng ngh s McCain và Kerry, tng mi tôi thông báo v vn đ tù binh M, 2 người thường gi thiếp chúc Tết dương lch, vi li nói tôi còn nh mãi : "Chúng tôi đòi dân ch cho Vit Nam chính là để vinh danh mt cách thiết thc hơn 60 ngàn đng đi hy sinh trên chiến trường xa, cũng là đ hàng triu thanh niên các bên Vit Nam hy sinh không vô ích".

Tôi cũng luôn nhớ ông A. Patty, nhân viên tình báo M trong đi Con Nai tng đến chiến khu Việt Bắc trước Cách mng tháng Tám. Tháng 5/1990, trong l k nim 100 năm ngày sinh ông H Chí Minh, trong gi ngh tôi đã dn ông Patty đến gp Tướng Giáp ti Hi trường Ba Đình. Ông Patty tng nói vi tôi "ông H rt khôn, du k bn thân là cng sn của Đ Tam Quc tế, nhưng b ngoi giao M hi đó biết rõ chuyn này".

Tôi học được nhiu kinh nghim ca nn truyn thông Hoa Kỳ đa dng, phong phú, chuyên sâu. Có nhà báo chuyên v phóng s, phng vn, bình lun, săn tin, chuyên v chính tr, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, văn hc, văn hóa, chuyên sâu v ti ác, nn khng b, chiến tranh, v chng tc, tôn giáo, tín ngưỡng, v các loi th thao.

Tôi quen thân vi các nhà báo Vit các đài VOA - Tiếng nói Hoa Kỳ, RFA - Á Châu T do, các đài tiếng Vit California, Texas, các nhà báo, nhà bình lun, nhà nghiên cu Trn Văn Sơn, Đ Quý Toàn – Ngô Nhân Dng, Ngô Vĩnh Long, Nguyn Mnh Hùng, Đinh Quang Anh Thái, Vũ Quang Vit… và không sao k hết. Tôi đã đi gn khp Hoa Kỳ rng ln, b thế, hin đi vi bao thắng cnh kỳ v, t b Thái Bình Dương sang b Đi Tây Dương, thăm hàng chc trường Đi Hc, mi trường như mt th trn đông đo, nơi đào to ra nhiu nht s khôi nguyên Nobel đ loi, dn đu thế gii, nơi đào to trí thc cao cho toàn thế gii.

Trong cuộc đi tôi, Hoa Kỳ là nước tôi có n tượng sâu đm nht, quý mến, khâm phc nht, mt nước đa chng tc, thành hình t mi quc gia thuc mi dân tc các lc đa Âu, Á, M, Úc, Phi, chan hòa, đan xen, pha trn ln nhau, đóng góp cho nn văn minh nhân loại vô vàn cng hiến v tài năng, phát minh, chiến đu cho chính nghĩa và dân ch, đi đu đy lúi thm ha phát xít và thm ha cng sn, là đim ta và ngn đuc soi đường cho toàn nhân loi.

y vy mà Hoa Kỳ đang tri qua mt thi kỳ có th gi là khó khăn nhất, phc tp nht, vai trò dn đu thế gii b đe da, nn dân ch truyn thng b lung lay, có th dn đến chiến tranh t cc b đến toàn cu.

Tất c nhng khó khăn y đu được quy v mt mi : Cá tính và cách điu hành khó tiên đoán ca v tng thống đương nhim.

Tôi chỉ còn tin th chế dân ch khá hoàn thin ca Hoa Kỳ đ đt nước này sm ra khi vòng bế tc, khôi phc uy tín, sc mnh toàn din ca mình, da trên chế đ pháp quyn cht ch và lòng dân Hoa Kỳ luôn hướng thin, được s ưu ái tin yêu của toàn thế gii dân ch văn minh.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Một nhà phân tích cao cấp của CIA đã đưa ra một cái nhìn công khai hiếm hoi phân tích tình báo về Trung Quốc. Michael Collins, Phó trợ lý giám đốc và người đứng đầu trung tâm đặc vụ Đông Nam Á, tin rằng cần tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và mối quan ngại gần đây của công chúng về Nga đang làm Hoa Kỳ sao lãng mối đe dọa mang tên Trung Quốc.

Trung Quốc cho hạ thủy tàu sân bay 70.000 tấn tự đóng đầu tiên và là tàu sân bay thứ hai của nước này, từ cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

"Có rất nhiều bàn tán về Nga như là một đối thủ cạnh tranh, coi trật tự quốc tế tự do là điều không nhất thiết phải quan tâm, đang tích cực tham gia vào việc phá hoại ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều khu vực trên thế giới và Nga hoàn toàn có khả năng để thực hiện điều đó", Collins cho biết tại một diễn đàn an ninh ở Aspen, Colorado. "Tôi cũng cho rằng Trung Quốc đang áp dụng cả ba điều trên, và ngày càng có nhiều quyền lực hơn để thực hiện những điều đó ".

Collins lưu ý rằng trong khi Nga đang gây ra những vấn đề rắc rối cho Hoa Kỳ, thì Nga cũng nhận thấy những căng thẳng Mỹ - Trung có lợi cho họ.

Collins nói : "Sẽ rất có lợi cho Nga khi Trung Quốc là một rắc rối đối với Hoa Kỳ. Cho nên ngay cả khi chúng ta chỉ nghĩ đến những rắc rối mà Nga gây ra cho Hoa Kỳ, thì tôi vẫn cho rằng rất thuận lợi và có ích cho Nga, khi Nga biết rằng Trung Quốc cũng có mối quan hệ xung đột với Hoa Kỳ và vì thế họ có thể hỗ trợ lẫn nhau".

Theo quan điểm của chuyên viên phân tích CIA, Trung Quốc đang phá hoại trật tự quốc tế, vốn do Mỹ dẫn đầu, đã mang lại hòa bình và ổn định ở Châu Á trong vòng 40 năm qua. Bắc Kinh đang tìm cách chiếm đoạt quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ không chỉ giới hạn ở Châu Á, mà còn có thể nhìn thấy trên khắp thế giới, khi mà Trung Quốc vừa cho ra mắt một căn cứ quân sự lớn tại vị trí chiến lược Sừng Châu Phi ở Djibouti. Căn cứ của Trung Quốc nằm gần với quân đội Hoa Kỳ.

Một vấn đề là hệ thống chống dân chủ của Trung Quốc.

Collins cho biết  : "Trung Quốc có quan điểm khác về cai trị và ý nghĩa của nó. Họ đang gia tăng sử dụng các biện pháp cưỡng chế, quyết đoán để đạt được mục đích, là những điều mà chúng tôi không tán thành và những nước khác trong khu vực cũng không đồng ý. Để chúng tôi hiểu các vấn đề như Triều Tiên, Biển Đông, thương mại, phương thức Trung Quốc tiếp cận những vấn đề này, thì chúng tôi phải hết sức chú tâm".

Không giống như học giả Graham Alison của trường đại học Harvard, Collins không tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể bùng nổ chiến tranh. Trung Quốc dường như không tìm mâu thuẫn với Hoa Kỳ hoặc với các quốc gia khác, và đang nổ lực để duy trì quan hệ ổn định với Washington.

Một vấn đề nữa của Bắc Kinh liên quan đến cái mà Collins mô tả là "tính chất dễ vỡ của thể chế chính trị và sự ổn định”. Ông Collins nói : "Đối với Trung Quốc, họ phải cố giữ điều đó cho an toàn và cần sự ổn định, mối quan hệ thân thiết, vững vàng với Hoa Kỳ.

Về vấn đề Biển Đông, ông Collins nói rằng Trung Quốc đang nổi lên từ cái mà ông gọi là "theo đuổi tham vọng chủ quyền lãnh thổ" đối với một chính sách định hướng ngày càng có áp lực. Tham vọng của Trung Quốc liên quan đến việc kiểm soát Biển Đông vì nhiều lý do - quân sự, kinh tế, chính trị và ảnh hưởng toàn diện.

Collins cho biết : "Và càng ngày chúng ta càng nhận ra điều mà Trung Quốc nghĩ rằng họ đang thực hiện ở Biển Đông là hoàn toàn có thể đạt được".

Quyết tâm ngày càng tăng của Trung Quốc là một lo lắng cho CIA và Collins cho biết nó đã được châm dầu bởi sự ì ạch chống lại âm mưu bá chủ của Trung Quốc trong những năm gần đây.

"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã học được trong vài năm qua rằng họ có thể áp dụng các biện pháp cưỡng bức để tiến vào Biển Đông cũng như trong các lĩnh vực khác - kinh tế hoặc chính trị - và họ đã đạt được điều họ muốn mà không gặp bất kì một sự phản ứng nào".

Tòa án quốc tế ra phán quyết bác bỏ chủ quyền 90% diện tích Biển Đông của Trung Quốc, nhưng chỉ nhận được sự khinh rẻ, coi thường từ Bắc Kinh. Collins cho biết: "Trung Quốc đã học được từ điều đó, rằng họ có thể thách thức luật pháp quốc tế và sẽ không bị trừng phạt gì cả".

Các nhà phân tích cảnh báo rằng sự táo bạo ngày càng tăng của Trung Quốc thì không là điềm tốt cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực.

Về nội tình của Trung Quốc, Collins cũng cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thúc đẩy nhu cầu kiểm soát tranh chấp ở Biển Đông là "điều mà Trung Quốc cần phải đạt được".

Trong quá khứ, giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc giới hạn khái niệm về các lợi ích cốt lõi của quốc gia để duy trì sự cai trị của Đảng Cộng sản và giành lại quyền kiểm soát Đài Loan. Ngày nay, họ đã mở rộng định nghĩa về các lợi ích cốt lõi bao gồm cả Biển Đông.

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có đang chơi trò “Ai là gà" (game of chicken) hay không ?

(Game of chicken là trò chơi mà hai người tham dự đối đầu với nhau trên một con đường hẹp theo kiểu "dê đen dê trắng". Nếu không ai tránh đường thì cả hai sẽ đâm vào nhau và cùng thua cuộc, nhưng nếu một người rút lui trước thì sẽ thua trước và bị gọi là "gà". Ông Collins cho biết cuộc chơi “Ai là gà ?” đang có lợi cho phía Trung Quốc hơn).

"Người Trung Quốc đang học cái mà tôi gọi là một chính sách đối ngoại mô phạm, tiếp cận để nhận ra những gì họ làm mà sẽ không bị trừng phạt gì cả".

Collins cho biết, chính quyền mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang ở trong một thời Kỳ quan trọng nhằm giúp định hình nhận thức về Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang cố gắng hiểu chính quyền Mỹ, và cố gắng tìm ra đâu là những phạm vi mà chính quyền Mỹ có thể sẵn sàng chấp nhận căng thẳng hơn nữa và những phạm vi nào sẽ phớt lờ".

Một phạm vi mà chính quyền Trump đang ra sức thúc ép Trung Quốc là kiểm soát Bắc Triều Tiên. Collins cho biết ông tin rằng Bắc Kinh ủng hộ phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, nhưng họ đã mất quá nhiều thời gian tiến hành kiểm soát Bắc Triều Tiên hơn là Hoa Kỳ mong muốn.

Về vai trò lãnh đạo Trung Quốc, Collins tiên đoán quyền lực của nhà lãnh đạo cao cấp Tập Cận Bình sẽ tiếp tục được tăng cường trong Đại hội Đảng Cộng sản sắp tới. Ông nói Bắc Triều Tiên là một vùng đệm chiến lược để giữ không cho Hoa Kỳ và các đồng minh lại gần.

Collins thậm chí tin rằng Tập Cận Bình có thể tìm cách gia tăng quyền lực của mình bằng cách tham gia thêm nhiệm kì thứ ba sau hai nhiệm kì năm năm, cũng giống như Đặng Tiểu Bình đã có thể chỉ đạo sau hậu trường trong những năm 1980.

Ông Collins nói : "Bất kể vị trí của Tập Cận Bình ở đâu, ông ta vẫn sẽ có ảnh hưởng khá lớn".

Collins cũng được đặt câu hỏi về một trong những điều cơ bản của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ - rằng thương mại và cam kết với Trung Quốc sẽ tạo ra những cải cách chính trị dân chủ.

Tôi nghĩ có một thái độ lạc quan quá mực rằng việc Hoa Kỳ cam kết với Trung Quốc sẽ dẫn đến những cải cách chính trị và chúng tôi nên thấy những cải cách này của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa thấy gì cả".

Bill Gertz

Chuyển dịch : Mai V. Phạm

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/cia-analyst-china-poses-greater-threat-russia-21682?page=2

Published in Diễn đàn

Sự kiện Mỹ tiến hành ba chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông từ hạ tuần tháng Năm 2017 đến nay, sau một thời gian dài bất động, rốt cuộc đã rõ nguyên nhân : Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y một kế hoạch hành động cụ thể do bộ Quốc Phòng Mỹ đưa lên nhằm thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

media

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 02/07/2017. Reuters

Breitbart News, một hãng truyền thông thân cận với Nhà Trắng, ngày 20/07/2017, đã trích dẫn một quan chức Mỹ tiết lộ rằng : Ngay từ tháng Tư vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã chuyển lên cho tổng thống Mỹ một kế hoạch nhằm đối phó với các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, phác thảo cả một lịch trình dùng cho cả năm, điều động chiến hạm Mỹ đi vào những vùng biển quốc tế mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền một cách bất hợp pháp.

Theo hãng tin Breibart, mặc dù Hải Quân Hoa Kỳ đã thường xuyên tiến hành các «hoạt động bảo vệ tự do hàng hải» trên khắp thế giới từ nhiều thập niên trước đây, nhưng chính quyền Obama, vì tránh đụng chạm đến Trung Quốc, đã cho dừng các chiến dịch này ở Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, chỉ thực hiện một vài vụ vào năm 2016.

Quan chức Mỹ trả lời hãng Breibart tố cáo : Dưới thời tổng thống Obama, Lầu Năm Góc đã gửi yêu cầu tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tới Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, nhưng các đề nghị này đã bị chận lại. Trong thời gian đó, thì Trung Quốc rốt ráo bồi đắp các rạn san hô trong tay họ ở Biển Đông, lắp đặt ngày càng nhiều thiết bị quân sự bên trên, bất chấp việc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên các khu vực đó.

Theo nhận xét của quan chức Mỹ nói trên, với kế hoạch mới, Nhà Trắng biết trước về các chiến dịch dự trù, do đó không bị «bất ngờ» mỗi khi có đề xuất được chuyển lên, và việc bật đèn xanh sẽ nhanh chóng hơn trước đây.

Việc chấp thuận nhanh hơn sẽ cho phép các hoạt động tuần tra được thực hiện một cách «rất bình thường» và «rất thường xuyên», mang tính chất một phần của hoạt động hải quân thông thường, trái với thời Obama là mỗi chiến dịch đề xuất đều mang tính chất cá biệt, «làm một lần rồi thôi», nhằm phản ứng lại một điều gì cụ thể mà Trung Quốc đã làm, do đó bị xem xét và phê duyệt kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn để được chấp nhận.

Trong khuôn khổ kế hoạch mới được tổng thống Donald Trunp chấp thuận, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ là nơi đề xuất chiến dịch tuần tra, đề nghị này được chuyển lên theo hàng dọc, lần lượt đi qua Hạm Đội Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc, và sau đó đến Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Lầu Năm Góc cũng sẽ chuyển yêu cầu qua bộ Ngoại Giao cùng lúc với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, để đảm bảo rằng chiến dịch sẽ không tác hại tới một hoạt động ngoại giao nào đó.

Theo ông Harry Kazianis, giám đốc nghiên cứu về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu National Interest, việc tiến hành thường xuyên, đều đặn các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông là một điều tốt, để cho Trung Quốc biết rằng «Hoa Kỳ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, cũng giống như Bắc Kinh, khi họ tiến hành các hoạt động quanh đảo Guam, Hawaii hoặc gần Alaska».

Chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng được Quốc Hội Mỹ ủng hộ, thậm chí vào tháng Năm vừa qua, một nhóm thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng còn công khai bày tỏ lo ngại trước sự kiện từ tháng 10 năm ngoái đến lúc đó, Mỹ đã không làm một cuộc tuần tra nào ở Biển Đông.

Giải thích về việc tại sao trước tháng Năm, bộ Quốc Phòng Mỹ đã bác bỏ mọi đề nghị tiến hành các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, quan chức Mỹ nói trên giải thích là vào thời điểm đó, bộ trưởng Mattis không muốn phê duyệt các chiến dịch riêng lẻ, mà muốn chờ có được kế hoạch tổng thể.

Kế hoạch đã được thông qua, và chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông đầu tiên thời tổng thống Trump đã được tung ra ngày 24/05, với khu trục hạm USS Dewey tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh bãi Vành Khăn (Mischief) ở Trường Sa. Qua ngày 02/07, đến lượt tàu khu trục USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn tại Hoàng Sa. Đến ngày 06/07, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer đã bay tuần tra ngang không phận Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Hình ảnh nước Mỹ xấu đi trong mắt thế giới dưới chính quyền Tổng thống Trump (VOA, 28/06/2017)

Hình ảnh nước M trong mt thế gii đã xu đi rõ rt dưới chính quyn Tng thng Trump, theo mt cuc khảo sát thc hin ti 37 quc gia.

my1

ng h viên ca ông Trump t chc biu tình chng cuc tun hành "100 Ngày Tht bi" New York hôm Th By 29/4/2017, để phn đi ông Trump vào dp 100 ngày ông lên làm Tng Thng.

Kết qu kho sát do Trung tâm Nghiên cu Pew thc hin, cho thy cái nhìn thin cm v Hoa Kỳ trong phn còn li ca thế gii đã tut dc, t 64% xung còn 49%. Riêng ti Mexico, nước láng ging phía Nam nước M, ch30% người đươọc kho sát nói h có quan đim tích cc v Hoa Kỳ.

Hình ảnh nước M đã xu đi trên khp thế gii t khi Tng thng Donald Trump lên cm quyn. Mt đa s áp đo người dân các nước khác không tin tưởng vào kh năng lãnh đo ca ông Trump, theo kết qu cuc kho sát ca Trung tâm Pew.

5 tháng sau khi ông Trump lên nhậm chc, cuc nghiên cu tri rng trên 37 quc gia cho thy t l tán thành Hoa Kỳ trong phn còn li ca thế gii st gim xung còn 49%, so vi 64% vào lúc cui nhim kỳ Tng thống thứ nhì ca người tin nhim, tc là sau 8 năm cm quyn ca Tng Thng Barack Obama.

Tỷ l đi tượng có quan đim tiêu cc v nước M cao hơn nhiu ti các nước đng minh thân cn nht ca Hoa Kỳ, k c hai nước láng ging là Mexico và Canada, và các đi tác Châu Âu, như Đc và Tây Ban Nha.

Ông Trump lên cầm quyn hi tháng Giêng năm nay, cam kết s đt "Nước M Trên Hết". T đó, ông đã xúc tiến kế hoch thăm dò đ xây mt bc tường dc theo biên gii giáp vi Mexico, loan báo rút Hoa Kỳ ra khi Hip định Khí hu Paris, đng thi t cáo nhiu nước k c Canada, Đc và Trung Quc, v nhng đường li làm ăn không công bng đi vi Hoa Kỳ.

Tỷ l đi tượng không tin tưởng vào kh năng Tng thng Donald Trump s hành x đúng đn trong các vn đ quc tếcùng cao. Tại Canada, t l này là 75%, ngang vi nước Anh, Đc : 87%, Pháp : 86%. Tây Ban Nha : 92%. Ti Châu Á, t l người không tin tưởng kh năng lãnh đo ca Tng thng Trump là 78%, Nht Bn : 72%, Úc : 70%, Indonesia : 57%.

Đi ngược vi xu hướng hu như toàn cu này, các đi tượng Vit Nam và Philippines có cái nhìn tích cc hơn v đương kim Tng thng M. T l không tin tưởng vào ông Trump ti Vit Nam ch mc 29%, trong khi t l tán thành ông Trump đt 58%.

Tại Philippines, t l tán thành ông Trump lên tới 69%, t l không tin tưởng ch mc 23%.

Vẫn da trên cuc kho sát ca Trung tâm Nghiên cu Pew, Tng thng M Donald Trump hình như chiếm được cm tình nhiu hơn ti các nước nm dưới quyn cai tr ca các chế đ đc tài, đc bit Châu Phi.

Phúc trình của Trung tâm Pew nói hin tượng t l đi tượng có cái nhìn thin cm vi nước M tut dc t khi ông Trump lên nm quyn rt ph biến, t Châu M La tinh, Bc M, Châu Âu, Á Châu và Châu Phi.

Cuộc kho sát được thc hin da trên câu tr li của hơn 40,000 người trong thi gian t ngày 16/2 ti ngày 8/5 năm nay.

Trên toàn cầu, 75% đi tượng được kho sát mô t ông Trump là "kiêu ngo", 65% cho rng ông Trump là "bt khoan dung", và 62% cho rng ông "nguy him". Nhưng đa s 55% cũng mô t ông là một "lãnh đo mnh m".

********************

Hình ảnh về Mỹ bị thay đổi lớn vì Trump ? (BBC, 27/06/2017)

my2

Trump không ngại chia sẻ quan điểm của ông về các quốc gia khác, nhưng các quốc gia khác thì nghĩ gì về ông ?

Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã có sự "ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thế giới nhìn nhận Hoa Kỳ", một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy.

Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, phỏng vấn hơn 40.000 người từ 37 quốc gia trong năm nay, cho thấy mức độ ưa thích nước Mỹ chỉ tăng ở Việt Nam và Nga, nhưng suy giảm ở rất nhiều nước khác.

Pew kết luận rằng Tổng thống Hoa Kỳ và các chính sách của ông "đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới".

Cuộc khảo sát chỉ cho thấy hai trên 37 nước có quan điểm tốt hơn về ông Trump so với ông Obama - là Israel và Nga.

Nhưng báo cáo này cũng cho thấy nhiều người cảm thấy mối quan hệ của đất nước họ và Hoa Kỳ sẽ không thay đổi trong nhiều năm tới.

Những điểm mấu chốt từ cuộc khảo sát, được tiến hành từ 16/2 đến 8/5, bao gồm :

Độ ưa thích nước Mỹ giảm

Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm ở mức độ rộng toàn cầu. Số dân chúng có quan điểm tích cực về nước Mỹ giảm mạnh ở nhiều nước thuộc Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.

Mức độ ưa thích nước Mỹ chỉ tăng ở hai quốc gia là Nga và Việt Nam.

Tin trưởng Obama hơn Trump

Cựu Tổng thống Obama ở thời điểm kết thúc nhiệm kỳ được tín nhiệm cao hơn nhiều so với Tổng thống Trump ở thời điểm hiện tại.

Ở Việt Nam, mức chênh lệch đánh giá độ tín nhiệm giữa Obama và Trump là 13 điểm. Còn ở Indonesia, độ chênh lệch lên tới 41 điểm.

my3

Giữa các đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, sự tín nhiệm giảm nhiều nhất.

Hầu hết đều không có quan điểm tích cực về Trump

Dựa trên thang đánh giá từ "Nguy hiểm", "Không chập nhận được", "Ngạo mạn", "Có quan tâm", "Đủ tư chất", "Thuyết phục", "Một nhà lãnh đạo tài năng, hầu hết đều đánh giá ông Trump là một người "kiêu ngạo", báo cáo của Pew cho biết.

Hầu hết đều cho ông Trump là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, nhất là ở khu vực Mỹ Latin và các quốc gia Châu Phi. Tuy nhiên rất ít có quốc gia nào thấy ông Trump hội tụ đủ tư chất làm tổng thống.

my4

Kết quả lựa chọn ngẫu nhiên từ 37 nước tham gia khảo sát

Đây không phải là ý kiến của chúng tôi mà là ý kiến của 40.447 người do công ty Pew và đồng sự của họ phỏng vấn.

Mọi người có thể lo lắng về việc Trump có ảnh hưởng gì tới đất nước của họ, rất nhiều có thể thấy ông ta kiêu ngạo hay nguy hiểm - nhưng như thế không có nghĩa là việc ông ấy làm tổng thống có tác động trực tiếp tới họ.

Điều này có thể không đúng với mọi trường hợp, nhưng trung bình khoảng 41% người dân cho rằng quan hệ giữa đất nước họ với Hoa Kỳ không thay đổi.

Tuy khảo sát tập trung vào ý kiến quốc tế, nhưng một báo cáo gần đây cũng của Pew cho thấy rằng tỷ lệ ủng hộ ông Trump tại Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp kể từ khi ông lên nắm quyền.

Chỉ khoảng 39% người Mỹ cho rằng ông làm tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, ông Trump vẫn được đa số ủng hộ trong đảng của mình.

Published in Quốc tế

Mỹ : Các bang có cưỡng lại được chính quyền trung ương ?

Tổng thống Donald Trump từ khi lên lãnh đạo nước Mỹ đã đưa ra không ít những quyết sách. Có điều hầu hết trong số đó đều gây tranh cãi hoặc vấp phải chống đối của tư pháp hay chính quyền ở tiểu bang. Trên nhật báo Le Monde có bài viết mang tựa đề khá hấp dẫn : "Các bang của nước Mỹ liệu có thể sửa chữa sai lầm của Trump ?".

bang1

Pin mặt trời trên nóc trụ sở Google tại Mountain View, California, Hoa Kỳ. Ảnh 18/06/2007. REUTERS/Kimberly White/File Photo

Bài viết của tác giả Barry Eichengreen, giáo sư Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Berkeley tại California. Nhắc lại một loạt các quyết định của tổng thống Donald Trump từ khi bước vào Nhà Trắng, tác giả viết : "Với sự hậu thuẫn của Quốc hội do phe Cộng Hòa nắm, Donald Trump đang rắp tâm phá hoại khá nhiều giá trị căn bản gần gũi với người Mỹ. Ông hứa hẹn cho dân Mỹ được hưởng chăm sóc y tế bằng cách hủy luật Obamacare. Ngân sách quốc gia của Trump dự kiến các khoản cắt xén lớn trong nhiều lĩnh vực, từ trường mẫu giáo đến trợ cấp thực phẩm cho người bần cùng rồi qua đến ngân sách dành cho nghiên cứu y học. Kế hoạch cải cách thuế khóa của ông chỉ nhằm phân chia thu nhập mang lợi cho người giàu có. Gần đây hơn là quyết định không suy tính của ông bác bỏ thỏa thuận khí hậu Paris, khiến vị thế của nước Mỹ trên thế giới bị suy yếu. Nghiêm trọng hơn là quyết định đó còn mang hiểm họa cho sức khỏe và lợi ích của toàn cầu".

Từ cách đặt vấn đề như vậy, tác giả nhắc lại hệ thống chính trị của Hoa Kỳ theo thể chế liên bang chứ không như nước Pháp, một thể chế cộng hòa thống nhất, Nhà nước trung ương có quyền lực tối cao. Hiến Pháp Mỹ quy định các tiểu bang của Mỹ có quyền tương đối độc lập không chỉ được phân chia bởi chính phủ liên bang. Tuy nhiên, vai trò quyền lực của các tiểu bang Mỹ giờ đang bị đảo lộn và tác giả đặt vấn đề : "Liệu người Mỹ có thể dựa trên cơ sở các quyền của tiểu bang để đấu tranh chống lại việc cắt giảm chương trình xã hội và hủy bỏ các quy định pháp chế liên bang ?"

Tác giả bài viết lấy ví dụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tiểu bang California ấn định cho mình những chuẩn mực riêng, khá khắt khe, về khí phát thải của xe hơi. Có 14 tiểu bang khác ở Mỹ đã thông qua các chuẩn mực đó và nó được áp dụng cho 40% dân số Mỹ. Các nhà chế tạo xe hơi không thể tự ý sản xuất các mẫu xe khác nhau ở mỗi bang. Như vậy California có thể áp đặt cho cả nước những chuẩn mực của họ về khí phát thải của xe hơi.

Đi xa hơn, tác giả còn cho rằng California có quyền tự do ký các thỏa thuận về khí hậu với Trung Quốc hay với các nước khác. California là một tiểu bang có tiềm lực kinh tế đứng hàng thứ 6 thế giới, nên có thể là một đối tác đáng tin cậy đối với những nước quan tâm lo lắng đến môi trường.

Bài viết cũng cho biết, ngoài lĩnh vực môi trường, California còn có những quyết sách về thuế khóa, chi tiêu cưỡng lại chính sách của chính quyền liên bang.

Tuy nhiên theo tác giả, Donald Trump và Quốc hội có thể tìm cách hạn chế các quyền của các tiểu bang tiến bộ bằng cách vận dụng các điều khoản Hiến Pháp về tài chính để ngăn cản các tiểu bang hành động một cách tự do .

Tác giả bài viết kết luận, "Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ biết chúng ta đang sống trong một nước Mỹ thế nào, một nước Mỹ nhân từ hay thù hằn".

Ford thách thức khẩu hiệu "mua hàng Mỹ tuyển người Mỹ" của D.Trump

Le Monde cho biết, "bất chấp Trump, hãng xe Ford vẫn di dời sản xuất sang Trung Quốc". Tờ báo viết : Thái độ huênh hoang của Donald Trump về việc chống di dời sản xuất ở các công ty Mỹ đã không kéo dài lâu. Hôm mùng 3 tháng Giêng, tổng thống Mỹ la toáng lên là đã thắng lợi khi hãng xe Ford thông báo từ bỏ đầu tư một nhà máy lắp ráp xe hơi mới tại Mexico. Thế nhưng, ông chủ Nhà Trắng không nghĩ được chỉ 6 tháng sau đó, hãng xe hơi Mỹ đã quyết định làm mẫu xe mới Focus ở Trung Quốc thay vì ở Mexico. Hôm 20/06, hãng này thông báo, bắt đầu từ năm 2019, các xe Ford bán tại thị trường Mỹ sẽ được nhập từ xưởng sản xuất của hãng đặt tại Trùng Khánh, Trung Quốc.

Hãng xe Ford không phải là nhà chế tạo duy nhất lắp ráp tại Trung Quốc rồi cho nhập về Mỹ. Hãng General Motors nổi tiếng cũng đã nhập về thị trường trong nước hàng chục nghìn xe Made in China trong năm nay.

Người ta đang chờ xem tổng thống Trump sẽ tung ra đòn phép gì đối với những nhà khổng lồ ngành công nghiệp xe hơi Mỹ dám thách thức khẩu hiệu "mua hàng Mỹ tuyển nhân công Mỹ" của ông.

Pháp : Cuộc điều chỉnh chính phủ ồn ào

Trở lại với thời sự nóng đang làm náo động chính trường cũng như báo chí Pháp từ hôm qua đến nay là cuộc cải tổ chính phủ hậu bầu cử Quốc hội. Cuộc điều chỉnh thành phần nội các ban đầu tưởng chừng đơn giản và mang tính thủ tục nhưng đã trở nên phức tạp sau khi 3 Bộ trưởng chủ chốt thuộc Phong Trào Dân Chủ-Modem, một đồng minh quan trọng của đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước (LREM), lần lượt thông báo không tham gia thành phần chính phủ mới.

Cuộc cải tổ nội các đã được các báo chính của Pháp đưa lên trang đầu và giành khá nhiều thời lượng để phân tích bình luận.

Ngoài ông Richard Ferrand, một trong những nhân vật tin cẩn nhất của tổng thống Macron, đã thông báo rời chính phủ trước đó một hôm, các báo Pháp ra hôm nay đều tập trung nhiều vào trường hợp của ba bộ trưởng thuộc Modem, đảng liên minh của LREM và góp phần quan trọng trong chiến thắng của ông Macron trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua. Đó là ông François Bayrou, Bộ trưởng tư pháp đang chủ trì dự luật lành mạnh hóa đời sống chính trị của Pháp, bà Marielle de Sarnez, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu và Bộ trưởng quốc phòng Sylvie Goulard.

Điều khiến các báo dồn sự chú ý đó là nguyên nhân rời khỏi chính phủ của các nhân vật trên đó là vì tất cả họ đều rơi vào vòng điều tra của tư pháp liên quan đến những nghi vấn xung đột lợi ích, lạm dụng công quỹ, tạo công ăn việc làm khống… từ cách đây nhiều năm. Cuộc cải tổ chính phủ ban đầu được giới quan sát đánh giá chỉ mang tính kỹ thuật, thủ tục, giờ trở nên phức tạp hơn dự kiến nhiều.

Nhật báo Le Monde nhận định qua hàng tựa : "Bayrou gây ra khủng hoảng đầu tiên trong kỷ nguyên Macron". Theo tờ báo việc cả "chủ tịch đảng Modem và bà Marielle de Sarnez (nguyên phó chủ tịch Modem) phải rời khỏi chính phủ trong bối cảnh bị nghi ngờ tạo việc làm khống cho các trợ lý nghị viện Châu Âu là một cú sốc đối với hành pháp"

Nhật báo Libération nhận xét : "Macron sao chép lại chính phủ cho sạch" nhưng cũng đầy hoài nghi với cuộc điều chỉnh cơ quan hành pháp của ông Macron. Nhật báo công giáo La Croix cũng dành nhiều trang bài cho sự kiện này với ghi nhận "làm lành mạnh hóa đời sống chính trị thật khó khăn".

Vẫn là chính trường sôi động của nước Pháp. Le Figaro nhìn sang đảng cánh hữu với bài "Ngày mà Những Người Cộng Hòa bị nổ tung", đề cập đến sự kiện liên minh đối lập cánh hữu và trung (LR và UDI) đông dân biểu nhất (135 ghế) đang bắt đầu rạn nứt trong nội bộ. Hôm qua, một nhóm dân biểu của LR cùng với một nhóm của UDI đã chính thức thành lập nhóm dân biểu độc lập tại Quốc hội. Đây là một dấu hiệu cho thấy, phe đối lập hiện được cho là lớn nhất ở Quốc hội cũng đang đứng trước nguy cơ tan vỡ.

Lãnh đạo Uber bị cổ đông đẩy ra khỏi cửa

Một tin tức thời sự quốc tế khác cũng được các báo Pháp chú ý nhiều đó là việc "chủ tịch tổng giám đốc của Uber từ chức vì sức ép của các cổ đông".

Theo nhật báo kinh tế Les Echos, "Uber đang lật sang trang mới". Travis Kalanick, chủ tịch tổng giám đốc của tập đoàn khổng lồ về dịch vụ thuê xe du lịch , hôm qua đã thông báo từ chức. Người đồng sáng lập ra công ty này đã bị đẩy ra khỏi cửa bởi 5 nhà đầu tư góp vốn quan trọng nhất của tập đoàn.

Uber là công ty khởi nghiệp ban đầu thành lập 2009 mới chỉ có vốn 11 tỷ đô la. Uber nhanh chóng làm ăn thành công với việc mở rộng mạng lưới trên khắp thế giới với loại hình dịch vụ đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Giờ đây giá trị của tập đoàn này ước tính khoảng 70 tỷ đô la, một con số mà không có công khởi nghiệp nào trên thế giới có thể sánh kịp. Mặc dù vẫn đang ăn nên làm ra, nhưng thời gian gần đây hãng bắt đầu lâm vào khủng hoảng bởi lãnh đạo công ty Travis Kalannick liên tục bị rơi vào những bê bối trong công việc cũng như đời tư.

Nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng, vượt qua được khủng hoảng lần này có thể Uber sẽ "bước vào tuổi trưởng thành".

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Bảy thủy thủ mất tích khi xảy ra vụ tàu khu trục USS Fitzgerald bị va chạm bởi tàu chở container gắn cờ hiệu Philippines, vào hôm thứ Bảy tại nam Vịnh Nhật Bản. Cả bảy nạn nhân được Hải quân Hoa Kỳ xác nhận đã chết.

USS1

Hình bảy thủy thủ Mỹ tử vong trên chiến hạm USS Fitzgerald do va chạm với tàu chở hàng của Philippines tên vùng biển Nhật Bản hôm 16/6/2017. AFP photo

Thông tin vừa nêu được hãng thông tấn Reuters loan tải vào hôm thứ Hai, ngày 19 tháng 6.

Tin nói vụ va chạm xảy ra trong lúc một số thủy thủ đoàn của tàu khu trục USS Fitzgerald đang ngủ. Vụ tai nạn làm bể đường ống nước của tàu khiến hai khoang ngủ, phòng radio và phòng máy phụ trợ bị ngập nước.

Chiếc USS Fitzgerald phải quay trở lại căn cứ hải quân Yokosuka phía nam Tokyo vào tối thứ Bảy để sửa chữa.

Hạm trưởng Bryce Benson, một thành viên bị thương được đưa đến Bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ ở Yokosuka bằng trực thăng đã rời bệnh viện vào hôm thứ Hai. Hiện chỉ còn một thủy thủ nằm viện nhưng tình trạng sức khỏe không được thông báo.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đang tiến hành điều tra vụ va chạm tàu. Phó Đô đốc Joseph P. Aucoin, chỉ huy trưởng Hạm Đội 7vào hôm Chủ nhật từ chối đưa ra bình luận về nguyên nhân vụ va chạm.

Một trong bảy hải quân bị thiệt mạng trong vụ việc vừa nêu được xác nhận là người gốc Việt có tên Ngọc T Trương Huỳnh 25 tuổi từ Oakville, bang Connecticut.

Published in Quốc tế