Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation, trong tiếng Anh).

doimoi0

Nhà nghiên cứu Peter Zinoman

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng.

Khi các sinh viên hỏi tôi tư liệu về Đổi Mới, tôi thường giới thiệu tác phẩm của Adam Fforde về kinh tế, Carlyle Thayer chính trị, Tường Vũ ý thức hệ, Ben Kerkvliet nông nghiệp, Hy Văn Lương văn hóa làng xã, Pam McElwee chính trị môi trường, Nguyễn Võ Thu Hương quan hệ giới, John Schafer văn học…

Nhưng thật khó tìm ra một bài báo, sách, hay một học giả nào cung cấp tổng quan về Đổi Mới - bao gồm lịch sử về nguồn gốc của nó, diễn trình thay đổi theo thời gian, và ảnh hưởng khác nhau lên các lĩnh vực đời sống người Việt.

doimoi1

Giáo sư Peter Zinoman phát biểu của trong buổi thảo luận về sách Bên Thắng Cuộc hôm 24/3, tại Hội thảo hàng năm của Hội nghiên cứu Châu Á (Association for Asian Studies) ở Washington DC, Mỹ. Đây là hội thảo học thuật lớn nhất về Châu Á ở Bắc Mỹ, với hơn 400 nhóm thảo luận các chủ đề, hơn 3.000 người dự.

Cái nhìn toàn cảnh

Một trong những thành tựu của sách Bên Thắng Cuộc (tác giả Huy Đức) là đem lại ghi chép tốt nhất, ở bất kỳ ngôn ngữ nào, về lịch sử và tầm quan trọng của Đổi Mới. Cuốn sách xem xét kỹ lưỡng cuộc khủng hoảng trong nước đã thúc đẩy đòi hỏi xã hội muốn có những cải tổ sâu rộng trong thập niên sau kết thúc Chiến tranh Đông dương lần hai.

Sách kể lại quá trình tiến hành cải tổ theo kiểu "tiến một bước, lùi hai bước". Sách cũng mô tả các lý do cắt bỏ đột ngột nghị trình cải cách, đặc biệt về văn hóa và chính trị.

Tóm lại, Bên Thắng Cuộc cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về Đổi mới - giúp khám phá và giải thích những thành công và thất bại của nó.

doimoi2

Tác giả Huy Đức phát biểu tại buổi thảo luận về sách của ông hôm 24/3

Bên Thắng Cuộc xác định nguồn gốc Đổi mới là trong khủng hoảng tự tạo ra khiến Việt Nam khó khăn trong giai đoạn hậu chiến 1975-1986. Khủng hoảng này gồm bảy thành tố chủ chốt, được Huy Đức viết trong bảy chương:

1. Giam cầm không qua xử án hàng trăm ngàn người miền Nam trong các trại cải tạo khắc nghiệt sau chiến tranh

2. Đảng-Nhà nước đàn áp thành phần tư sản miền Nam, đóng cửa, hoặc quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ, tịch thu của cải

3. Trừng phạt dân số gốc Hoa. Ban đầu chính sách này chỉ là một phần của cuộc tấn công tư sản miền Nam, nhưng sau nó phát động lên thành một phần chiến dịch riêng loại bỏ "gián điệp" ở Việt Nam trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc

4. Quân đội Việt Nam tiến vào và chiếm đóng Campuchia từ 1978

5. Hàng trăm ngàn người chạy trốn qua đường biển, trên bộ vào cuối 1970, đầu 1980, hy vọng thoát khỏi sự cai trị của người cộng sản và định cư ở nước ngoài

6. Nỗ lực chính thức của chính phủ nhằm chuyển hóa miền Nam thông qua xóa bỏ văn hóa "suy đồi". Các biện pháp gồm đốt sách, cấm "tác giả phản động", kiểm soát việc mặc gì, thời trang, kiểu tóc, kiểm duyệt khắt khe về nghệ thuật, ưu tiên cho con em người lao động và cách mạng, phân biệt các gia đình từng làm cho chính thể cũ

7. Miền Bắc chiến thắng áp đặt hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa kém cỏi lên miền Nam bị đánh bại.

Thẳng thắn

Một trong những điều phi thường về Bên Thắng Cuộc là sự thẳng thắn đáng ngạc nhiên trong các phần này của sách, nhất là khi ta biết sách là của một nhà báo sống trong nước. Huy Đức mô tả các viên chức cộng sản nói dối thản nhiên và liên tục về thời hạn cải tạo. Ông mô tả các thành viên gia đình được khuyến khích khai báo về người thân. Ông liệt kê điều kiện khổ sở trong các trại, và sự đối xử tệ bạc với gia đình người bị giữ. Ông mô tả làn sóng chống tư sản, chống người Hoa là chiến dịch tham lam của ăn cướp, bóp nặn, cưỡng ép ra đi.

Phần viết về cuộc xâm phạm Campuchia nhấn mạnh sự trớ trêu trong quan hệ lịch sử gần gũi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Pol Pot. Mô tả về làn sóng ra đi sau 1975 bộc lộ vai trò của giới an ninh địa phương thoái hóa khi họ tạo điều kiện và kiếm lời từ đợt chạy trốn. Ông cũng không ngần ngại mô tả việc "Bắc hóa" tai hại trong kinh tế miền Nam, là một chiến dịch xuất phát từ kiêu ngạo, ngu dốt và bám vào ý thức hệ.

Huy Đức trách Lê Duẩn về việc "Bắc hóa" nhưng ông cũng ngụ ý về vai trò Hồ Chí Minh khi đặt cạnh nhau phần nói về chính sách (chương 8) với đoạn về "Con đường của Bác".

Trong "Con đường của Bác", Huy Đức mô tả Hồ Chí Minh ủng hộ tập thể hóa kinh tế miền Bắc giai đoạn 1950 - trong đó có cuộc Cải cách Ruộng đất 1953-56 tai tiếng, tấn công tư sản miền Bắc là tiền đề cho tấn công tư sản miền Nam sau 1975.

Ở đây, Huy Đức vượt khỏi cách giải thích ngày càng phổ biến về chính trị cộng sản Việt Nam giai đoạn 1950, 60 xem Lê Duẩn quá khích khác Hồ Chí Minh trung dung (một cách nghĩ được phim tài liệu mới đây của Ken Burns áp dụng).

Huy Đức không phải là cây bút đầu tiên trong nước nhắc đến những phần tiêu cực này trong lịch sử hậu chiến Việt Nam. Nhưng đáng kinh ngạc là cách ông từ bỏ bút pháp quen thuộc của giới cầm bút trong nước (dùng uyển ngữ, nói tránh nói giảm).

Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ghi chép của Huy Đức về khủng hoảng hậu chiến thật quan trọng không chỉ vì sự bộc trực, không úp mở mà còn vì cách nó giúp giải thích sự xuất hiện của chính sách Đổi mới giữa thập niên 1980.

Giống như phần mô tả về khủng hoảng dẫn tới Đổi mới, phần viết về quá trình cải cách của Huy Đức cũng bao gồm nhiều yếu tố phức tạp.

1. Tường thuật các thử nghiệm về làm ăn tư nhân không được trên cho phép - thường gọi là phá rào - ở nhiều địa phương cuối 1970, tạo ra tăng trưởng và năng động trái ngược với trì trệ và thiếu hiệu quả của kinh tế xã hội chủ nghĩa

2. Mô tả các lãnh đạo đảng bắt đầu ủng hộ các thử nghiệm tại Đại hội Đảng lần 6

3. Tường thuật Việt Nam rút quân khỏi Campuchia nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn giúp Việt Nam mở rộng và củng cố cải tổ kinh tế

4. Mô tả nỗ lực thành công phần nào trong cuối thập niên 1980 mở rộng tinh thần cải cách kinh tế sang lĩnh vực trí thức và văn hóa, thông qua giải phóng cho truyền thông và giảm kiểm duyệt nghệ thuật

Mô tả thất bại của cố gắng mở rộng tinh thần cải tổ sang chính trị thông qua cổ vũ các hình thức đa nguyên và dân chủ đa đảng

Khủng hoảng 1975-1986 cung cấp bối cảnh rộng lớn cho Đổi mới được mô tả trong sách, ngoài ra, Huy Đức cũng chỉ rõ những yếu tố khác tác động việc áp dụng nghị trình cải cách. Một trong đó là môi trường toàn cầu mới có lợi bất ngờ cho cải cách ở Việt Nam. Môi trường này bao gồm giới lãnh đạo đổi mới ở Trung Quốc và Liên Xô, Bức tường Berlin sụp đổ, các đồng minh xã hội chủ nghĩa ngừng viện trợ, các tổ chức đa phương và phi chính phủ sẵn sàng giúp đỡ, và môi trường ngoại giao thay đổi trong ASEAN, EU và Mỹ.

Truyền thống đổi mới

Một yếu tố nữa là lịch sử lâu dài từ trước của cải cách kinh tế, hoạt động kinh doanh trong dân, đã đem lại truyền thống để từ đó Đổi mới phát triển.

Huy Đức mô tả các thử nghiệm quan trọng của Kim Ngọc với chủ trương "khoán hộ" ở Vĩnh Phú thập niên 1960, việc phá rào ở Long An của Bùi Văn Giao, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính những năm 1970. Ở chương 16, ông kể thêm về sự nghiệp các doanh nhân thành đạt như Bạch Thái Bưởi giai đoạn thực dân, sự bền gan của thương nhân tơ lụa Trịnh Văn Bô trong Chiến tranh Đông dương lần một và những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Những ví dụ này báo trước sự lớn dậy tự phát của doanh nghiệp nhỏ thành công ở miền Nam trước thời Đổi mới, như vá ép áo mưa rách, bơm mực ruột bút bi, tái chế dép nhựa cũ, nấu xà bông. Số liệu ở đây cân đối thú vị với phần về bối cảnh toàn cầu để chứng tỏ năng lượng đổi mới cũng được dựng xây từ nền tảng trong nước trước đó. Nó cũng gợi ý rằng phát triển kinh tế thị trường giai đoạn 1980 có cả việc học lại tư duy đã lãng quên chứ không phải là phát triển những thói quen này từ điểm số không.

Theo Huy Đức, một yếu tố nữa định hình và khuyến khích cải tổ là việc giới trí thức Việt Nam tiếp xúc với các phiên bản quá khích của xã hội cộng sản Châu Á từ giữa tới cuối 1970.

Ví dụ, ông cho rằng sau khi Nguyên Ngọc quan sát Campuchia thời hậu Khmer Đỏ bị tàn phá, ông đã đặt câu hỏi căn bản về tính chất của các hệ thống cộng sản: "Tại sao chỉ có các quốc gia cộng sản mới có cách mạng văn hóa và những cánh đồng chết?"

Hay cái nhìn tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản của nhà báo đổi mới Kim Hạnh là do sau khi dự "Liên hoan Thanh niên, Sinh viên" tại Bình Nhưỡng trở về năm 1989, bà thấy Bắc Hàn "như một thứ trại tập trung có quy mô toàn quốc".

Huy Đức cũng viết những người miền Bắc chứng kiến sự phồn thịnh vật chất của các đô thị miền Nam sau 1975 đã đặt câu hỏi về tuyên truyền nhà nước xoay quanh đời sống miền Nam. Sự say mê của người Bắc về tủ lạnh, xe máy khiến họ quan tâm đến cách làm của kinh tế tư bản miền Nam. Sự tiếp xúc với miền Nam đã "đánh thức nhu cầu văn hóa của người dân miền Bắc".

Mới lạ

Với tôi, một phần bất ngờ khi đọc Huy Đức kể về sự trổi dậy của cải cách là vai trò của sinh viên đại học. Trong chương về Đa nguyên, ông kể lại lịch sử hoạt động sinh viên mà ít người biết trong thập niên 1980, khá giống với phong trào sinh viên chống độc đoán lúc đó ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cuối cùng, cách Huy Đức giải thích về sự xuất hiện của Đổi mới tỏ ra chú ý khác lạ về các vai trò phức tạp của nhóm chóp bu trong Đảng. Điều này trái ngược với hầu hết ghi chép về Đổi mới ở phương Tây. Do thiếu dữ liệu về nguồn gốc gia đình, lịch sử nghề nghiệp, tính cách, xu hướng chính trị, triết lý, kết nối xã hội của các thành viên Bộ chính trị, các nghiên cứu cũ thường đặt các lãnh đạo cộng sản vào các nhóm thô sơ mang tính chất cố định, nhị nguyên.

Họ mô tả quan hệ chính trị ở Việt Nam cộng sản là cuộc đấu tranh nhị nguyên giữa các đại biểu của phe "bắc và nam", "quốc gia, quốc tế", "thân Trung, thân Liên Xô", "ủng hộ cải cách, chống cải cách". Sự trái ngược của Bên Thắng Cuộc thật kinh ngạc.

Cuốn sách mô tả thật chi tiết về tính cách, tiểu sử nhiều lãnh đạo cộng sản như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng.

Một chương 15 hấp dẫn chỉ nói về các cuộc đấu tranh liên quan đời tư, sự nghiệp và chính trị của Võ Nguyên Giáp.

Chương 14 thì so sánh hệ thống về sự nghiệp, gia đình, phong thái của Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Chương 18 lại tìm hiểu quan hệ và cạnh tranh giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Dữ liệu tiểu sử tập thể này cung cấp một phần quan trọng giúp ta hiểu về tiến trình cải tổ vì tính cách và quan hệ đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị khép kín.

Anh hùng rõ rệt trong Bên Thắng Cuộc là nhà cải cách Võ Văn Kiệt, nhưng người ủng hộ bất ngờ Đổi mới lại là Trường Chinh. Ông thay đổi suy nghĩ từ một nhà bảo thủ Marxist-Leninist thành người ủng hộ đổi mới vững chắc là chủ đề chương 10.

Dù đã 80, nhân vật linh động này thành thật nghiên cứu các vấn đề miền Nam và rồi ủng hộ, đề xuất giải pháp đổi mới. Nghiên cứu trước đây xem cải tổ bắt đầu khi Trường Chinh qua đời và Nguyễn Văn Linh lên làm lãnh đạo đảng năm 1986, nhưng Huy Đức ghi nhận đóng góp quyết định của Trường Chinh cho cải tổ.

Mặt khác, một số học giả phương Tây từng xem Nguyễn Văn Linh là thủ lĩnh đổi mới, nhưng ông này, trong sách Huy Đức, là nhân vật dao động và rốt cuộc thành người bảo thủ, đã bỏ lỡ cơ hội thúc đổi mới tiến lên sau tiến bộ ban đầu. Xu hướng hiện nay của Việt Nam - kinh tế thị trường gắn với hệ thống độc đảng không nhân nhượng, lạc hậu - đã củng cố từ thời Nguyễn Văn Linh.

Hạn chế của Đổi Mới

Hạn chế của đổi mới được xem xét trong các chương 12, 13 đánh giá số phận phức tạp của cải cách về tự do trí thức và thúc đẩy dân chủ. Sau khi mô tả sự cởi trói báo chí ngắn ngủi của Nguyễn Văn Linh cuối 1980, chương 12 kể nhiều về sự đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm thập niên 1950.

Sự bịt miệng phong trào này dường như tương tự câu chuyện Huy Đức kể về việc Nguyên Ngọc mất chức lãnh đạo tạp chí Văn Nghệ cuối thập niên 1980.

Chương 13 bắt đầu với câu chuyện tích cực về giới thiệu bầu cử dân chủ trong trường đại học, nhưng giọng văn tối dần khi Đảng đối diện sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, và sau đó là sự biến mất đột ngột của chính thể cộng sản Đông Âu. Sau khi ghi lại phản ứng lúng túng, lạc lõng của ban lãnh đạo trước tiến trình dân chủ hóa ở Đông Âu, chương này mô tả thăng trầm của những người cổ vũ dân chủ như chính khách Trần Xuân Bách, nhà báo Bùi Tín, và tướng quân đội Trần Độ.

Trong các chương sau đó, những người cải cách rơi vào thế thủ, dính vào bê bối, mâu thuẫn nội bộ, không thể thúc đẩy nghị trình bên ngoài kinh tế. Đánh giá thấp của Huy Đức dành cho những lãnh đạo sau này như Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng mang lại không khí bi quan trong các chương cuối. Sau hứa hẹn của cuối thập niên 1980, cải cách tại Việt Nam đã kẹt trong sa lầy của chính trị độc đoán trong nhà nước độc đảng.

Kiến thức từ bên trong ít người sánh bằng của Huy Đức về chính trị cấp cao cho phép ông mô tả các cuộc phiêu lưu cải tổ thời hậu chiến. Cuốn sách nổi trội nhờ chi tiết và sự sâu sắc hơn mọi ghi chép đã có.

Thật đáng tiếc các nhà xuất bản ngoại quốc lại thấy sách quá dài, quá chi tiết nên không muốn cho dịch. Nhưng tôi tin rằng một khi được ra mắt bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, Bên Thắng Cuộc sẽ thay đổi căn bản cách những nhà quan sát Việt Nam ở Tây phương suy nghĩ về giai đoạn quan trọng này trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Peter Zinoman

(Đại học California, Berkeley)

Nguồn : BBC, 28/03/2018

Published in Diễn đàn
vendredi, 12 janvier 2018 18:04

Ung thư giai đoạn cuối

Cách đây mấy năm, khi có biến – ông Bắc Hà cũng từng bị… "ung thư" – để rồi sau khi Nguyễn Tấn Dũng hoàn hồn, ông lại khỏe như võ sĩ. Một tướng, bám ghế sau hai năm quá tuổi mới chịu bàn giao, năm ngoái vẫn còn kỳ kèo xin một chức trợ lý để hòng ngồi lại ; nay, ngửi thấy mùi còng số 8, nghe nói, lại vừa phát bệnh... ; một tướng khác thì ở trong trạng thái "tâm thần".

ungthu1

Ngửi thấy mùi còng số 8, tướng Trần Bắc Hà (trái) bỗng phát bệnh...

Phát biểu của Đinh La Thăng về giải Nobel Y học thời còn Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có khi chẳng phải là phét lác, mầm bệnh ung thư ở Việt Nam không như những gì loài người từng biết mà nó di căn bởi nhân cách tế bào.

Rất lạ là quan chức Việt Nam khi còn chức thì lại thường giấu bệnh. Từ Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, đến – đặc biệt là – Đoàn Khuê. Đại tá Vũ Bằng Đình mất chức Giám đốc Viện 108 chỉ vì báo cho Trung ương bệnh án ung thư hạch của tướng Đoàn Khuê ở thời điểm mà ông này khát khao trở thành Chủ tịch.

Trong chính trường Việt Nam, tôi chỉ biết mỗi ông Nguyễn Minh Triết là khác với các đồng chí của mình. Năm 2003, khi đang là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ phát hiện ông bị ung thư tiền liệt. Sức khỏe trên hết. Việc đầu tiên ông Triết làm là viết đơn từ chức. Tôi nhớ ngay sau đó, cả Tổng bí thư Nông Đức Mạnh & Trưởng ban Tổ Chức Trần Đình Hoan đã đích thân bay vô động viên ông Triết yên tâm chữa bệnh mà không cần từ chức. Không rõ do bác sĩ chẩn đoán sai hay do điều trị kịp thời, ông Triết "vui thú điền viên" tới tận bây giờ sau khi qua một nhiệm kỳ tưng bừng làm Chủ tịch.

Đã từng có một bị án chết vì thực sự ung thư mà (trước sức ép dư luận) không được hoãn thi hành án để điều trị. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm pháp luật trước khi bị ung thư, thậm chí trước khi bị tâm thần phải bị khởi tố điều tra. Nếu họ bệnh thật thì cho dù không phải chịu hình phạt tù, trách nhiệm trả lại tiền đã ăn cắp của dân cũng phải tuân theo pháp luật. Những ai thực sự bệnh tật khi tại chức thì cũng nên nêu gương ông Triết, mạng mình còn không quý làm sao các ông biết quý mạng dân. Đừng bám cho đến khi nhân cách bị ung thư tới giai đoạn cuối.

Huy Đức

Nguồn : fb.truonghuysan, 12/01/2018

Đọc thêm :

Trần Bắc Hà đi Singapore chữa ung thư gan hay ‘lánh nạn’ ?

Published in Diễn đàn
mercredi, 03 janvier 2018 13:13

Hãy giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải

Nếu chưa thể minh hoan hãy giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải

Nếu có một bồi thẩm đoàn độc lập, rất có thể Hồ Duy Hải đã được tuyên vô tội. Nếu những gì nêu trong bài báo này là đúng, rất nhiều dấu hiệu "cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án" đã xuất hiện trong các tiến trình tố tụng. Tôi không rõ, các vị thẩm phán có đủ niềm tin nội tâm Hải có tội không mà dám lạnh lùng áp dụng mức tử hình với Hải.

hoduyhai1

Nếu có một bồi thẩm đoàn độc lập, rất có thể Hồ Duy Hải đã được tuyên vô tội.

Tháng 12/2014, Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang) đã quyết định hoãn thi hành án cho Hải. Không chỉ ông, dư luận, kể cả các cơ quan tố tụng lúc đó, đã không đủ niềm tin vững chắc Hải có tội để tước đoạt mạng sống của anh.

Khi chưa tìm thấy ai khác đã gây án (như các vụ án Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Văn Chấn...) không ai dám cả quyết Hồ Duy Hải có vô tội hay không. Nhưng, bằng cách suy đoán đó (trên nền tảng các bằng chứng buộc tội sơ sài và mâu thuẫn) mà ta vẫn cho rằng Hải có tội chúng ta đã vi phạm nguyên tắc căn bản nhất của công lý rồi (suy đoán vô tội). Nói chi đến trường hợp coi Hải là có tội khi bằng chứng không thuyết phục.

Hơn 4 năm qua, các cơ quan tố tụng không bổ sung được bất cứ chứng cứ mới nào để cũng cố một bản án từng khiến chúng ta ngờ vực. Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nên ký ân giảm cho Hồ Duy Hải. Khi nắm trong tay sinh mệnh của một con người, sức nặng mà ông đang gánh không chỉ là cây bút. Ngay cả khi có đủ niềm tin nội tâm, "sát sinh" vẫn phải cần cân nhắc, nói chi đến trường hợp bị kết án rất khiên cưỡng như Hồ Duy Hải.

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 03/01/2018

*******************

Làm rõ 'nhân chứng đặc biệt' vụ tử hình Hồ Duy Hải (Tuổi Trẻ, 29/05/2017)

Mới đây, gia đình Hồ Duy Hải đã có đơn gửi đến lãnh đạo các cơ quan tố tụng trung ương đề nghị làm rõ việc rút bớt hồ sơ trong điều tra vụ án mạng tại Bưu điện Cầu Voi.

hoduyhai2

Hồ Duy Hải đã bị phúc thẩm tuyên tử hình - Ảnh : Tư liệu Tuổi Trẻ

Trong đơn, người thân của Hồ Duy Hải - người bị kết án tử hình trong vụ giết hại hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cho rằng các cơ quan tố tụng đã rút bớt hoặc không đưa vào kết luận điều tra, cáo trạng những bằng chứng, hồ sơ có lợi cho Hải, dẫn đến việc làm sai lệch hồ sơ vụ án để kết tội bị cáo.

Rút bớt hồ sơ ?

Theo luật sư Trần Hồng Phong (người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải), trong hồ sơ vụ án có nhiều bút lục là các biên bản, kết luận giám định hoặc giấy xác nhận liên quan đến vụ án nhưng lại không thể hiện trong kết luận điều tra và cáo trạng.

Cụ thể, hồ sơ rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay - trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về "chiếc xe máy" và "người thanh niên") của nhân chứng Đinh Vũ Thường.

Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân). Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân...

Theo đơn tố cáo, sau khi Hồ Duy Hải bị bắt giam, cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định 4 tang vật : dấu vân tay, lông tóc, máu và than tro. Nhưng cơ quan điều tra chỉ sử dụng duy nhất 1 trong số 4 kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự kết luận về "than tro" thu được tại nhà Hải.

Tuy nhiên, phần sử dụng này lại cắt bỏ phần nội dung quan trọng nhất : "Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và simcard".

Điều này cho thấy chưa thể kết luận Hồ Duy Hải đã đốt thắt lưng, quần áo, simcard sau khi gây án để che giấu hành vi tội phạm (như quan điểm của cơ quan điều tra).

Thế nhưng trong kết luận điều tra và cáo trạng, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân đã cắt bỏ phần kết luận quan trọng nhất, đồng thời lại mô tả là "phù hợp" với lời khai của Hồ Duy Hải vì "có thành phần vải và nhựa polyter".

Trong khi đó, các kết luận giám định còn lại (máu, lông tóc) thể hiện không có sự liên quan đến Hồ Duy Hải thì không được đưa vào.

Đề nghị làm rõ bản chất vụ án

Tại bản kết luận giám định số 158 ngày 11/4/2008 kết luận : Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải.

"Như vậy, với việc dấu vân tay của hung thủ thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải, phải chăng các cơ quan tố tụng đã rút khỏi hồ sơ tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải ?" - luật sư Phong đặt nghi vấn.

Từ những căn cứ pháp lý trên, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đơn này để làm rõ bản chất vụ án.

Thực tế Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình và có quyết định thi hành án. Tuy nhiên, sau đó Hải được tạm hoãn thực hiện việc thi hành bản án này. Từ năm 2011 đến nay, gia đình Hồ Duy Hải liên tục làm đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải và đơn tố giác tội phạm.

Sau khi đơn được gửi ra Tòa án nhân dân tối cao, tòa này đã có thông báo cho gia đình và luật sư biết nội dung đơn tố cáo đã được chuyển cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xem xét xử lý.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tòa này vẫn chưa nhận được hồ sơ tố cáo và hứa sẽ cho kiểm tra lại.

Nếu nội dung đơn tố cáo của gia đình Hồ Duy Hải và luật sư về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của một số cán bộ tiến hành tố tụng thì thẩm quyền xem xét giải quyết là cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chứ không phải Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng theo vị này, nếu hồ sơ có được chuyển về tòa thì tòa cũng sẽ chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Rút khỏi hồ sơ "nhân chứng đặc biệt"

Trong vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Nghị là người có liên quan và vai trò đặc biệt quan trọng. Trên thực tế, Nguyễn Văn Nghị là người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (thể hiện trong lời khai của anh Cao Hoàng Tuấn Anh).

Trong đêm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi và có lời khai nhìn thấy một thanh niên trong bưu điện tối 13/1/2008. Sau đó Nguyễn Văn Nghị đã bị bắt.

Cơ quan điều tra từng tạm giữ và lấy lời khai của Nguyễn Văn Nghị. Thế nhưng sau đó Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách "nhân chứng".

"Toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Vì sao không cho Nguyễn Văn Nghị nhận dạng Hồ Duy Hải ? Vì sao không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị ? Đây là những điều rất bất thường" - luật sư Trần Hồng Phong đặt câu hỏi.

Hai nữ nhân viên bị sát hại dã man

Theo hồ sơ, ngày 13/1/2008 tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau.

Tại hiện trường vương lại nhiều dấu vân tay của hung thủ.

Hơn hai tháng sau, ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải - nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km - bị bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết người tại Bưu điện Cầu Voi.

Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Hoàng Điệp

*********************

Nhiều cơ quan cùng vào cuộc vụ tử tù Hồ Duy Hải (Tuổi Trẻ, 05/12/2014)

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Sơn - phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao - xác nhận cơ quan này đã nhận được công văn do báo Tuổi Trẻ gửi kèm đơn đề nghị khẩn cấp của luật sư Trần Hồng Phong.

hoduyhai3

Bị cáo Hồ Duy Hải tại phiên tòa sáng 29/11/2008 - Ảnh : Diệu Hi

Dù bận rất nhiều cuộc họp trong cả ngày 4/12 nhưng ông Sơn đã đọc gấp đơn và các tài liệu đính kèm (gồm cáo trạng, bản án sơ thẩm và phúc thẩm, các quyết định trưng cầu giám định liên quan đến vụ án khẳng định mẫu dấu vân tay thu được tại hiện trường không phải là của Hồ Duy Hải).

Sau khi đọc xong đơn đề nghị khẩn cấp trên, ông Nguyễn Sơn đã có kiến nghị gửi chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại vụ án ngay lập tức.

Ông Sơn cũng chuyển đơn của luật sư Phong kèm các hồ sơ cho chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình.

Không chỉ có các kiến nghị của luật sư Trần Hồng Phong hay văn bản của luật sư Trần Văn Tạo được gửi đến Chủ tịch nước và các cơ quan có thẩm quyền.

Trong ngày 4/12, ông Lê Thúc Anh - chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - đã có công văn gửi đến ông Trương Hòa Bình về việc đề nghị xem xét kháng nghị bản án đối với Hồ Duy Hải.

Ngoài nội dung này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đề nghị tạm hoãn việc thi hành bản án tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải bởi qua nghiên cứu đơn và hồ sơ do luật sư Trần Hồng Phong cung cấp.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận thấy hồ sơ vụ án có những tình tiết, chứng cứ cần phải được xác định đánh giá để đảm bảo bản án tử hình đúng người đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai có liên quan đến tính mạng con người.

Hoàng Điệp - V. Trường

Published in Diễn đàn
samedi, 18 novembre 2017 09:57

Mạng xã hội

Dữ liệu rất quan trọng cho công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nhưng sử dụng các số liệu từ Đức, Hàn Quốc... thậm chí từ Trung Quốc để so sánh với Việt Nam cũng giống như so sánh hai số hạng không cùng đại lượng (mét so với kg).

facebook1

Người Đức, người Mỹ... sử dụng mạng xã hội đôi khi chỉ để đáp ứng những nhu cầu bạn bè trong từng group nhỏ. Người Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngoài những nhu cầu thông thường, còn là để thực hiện các quyền Hiến định - quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến; quyền làm công tác từ thiện, giúp đỡ người yếu thế. Những quyền mà báo chí nhà nước và không gian chính trị của Việt Nam không có khả năng cung cấp.

Tự do biểu đạt chính kiến quan trọng đến nỗi, tổng thống của một quốc gia tự do như D. Trump cũng phải sử dụng mạng xã hội để tuyên ngôn khi ông không còn tin báo chí. Đừng so với Trung Quốc, chỉ trong một quốc gia mà việc người dân chỉ trích lãnh đạo, chỉ trích chính quyền được coi là "văn hoá" thì quốc gia đó mới có cơ may được coi là văn minh, chính quyền của quốc gia đó mới được coi là chính quyền mạnh.

Với những tiến sỹ rừng như ông Trương Minh Tuấn thì tôi không chấp, tôi rất tiếc khi nghe phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ông có một trí nhớ tuyệt vời, một khả năng diễn thuyết rất thuyết phục, nhưng ông đã mơn trớn các đại biểu có chức có quyền trong quốc hội thay vì giúp phần lớn trong họ nắm được mạng xã hội là môi trường sống của thế giới ngày nay. Nó chứa chấp đủ thứ dịch bệnh của loài người nhưng nó cũng giúp chính loài người từng bước loại bỏ các dịch bệnh đó và nuôi nấng từng mầm tích cực.

Chỉ từ khi có internet, Việt Nam mới tốt lên như vậy và chính quyền mới mạnh như vậy (dù bị chỉ trích nhiều hơn, dù nhiều người chỉ trích chính quyền không muốn thế).

Dân trí của Việt Nam như ông nói, chưa bằng Thái và tất nhiên là chưa bằng Đức. Nhưng vì sao. Chưa có một quốc gia nào (tôi không tính Trung Quốc và Bắc Hàn) mà Bộ Luật Hình Sự chứa đựng nhiều điều luật để đe doạ người sử dụng mạng xã hội như Việt Nam. Tuy nhiên, các công cụ này chủ yếu nhắm vào những người sử dụng mạng xã hội để "nói xấu lãnh đạo và tuyên truyền chống chế độ". Danh dự, nhân phẩm và bí mật đời tư của thường dân, trong thi hành luật, chưa bao giờ được ưu tiên bảo vệ.

Đừng lẫn lộn các khái niệm trong an ninh mạng. Những gì thuộc về bí mật quốc gia phải thuộc trách nhiệm của những người được giao nắm giữ nó. Có thể vận đông ý thức của công dân trừ những vụ việc nhân danh bí mật quốc gia để lén lút chia chác tài sản của dân. Trong thời đại ngày này, quốc gia nào cũng phải có ý thức lập nhiều tầng dữ liệu (cái gì local, cái gì international). Còn thông tin cá nhân thì kể từ khi ta mua vé máy bay, mua hàng trên Alibaba, xin visa... từng cá nhân đã chấp nhận tiết lộ bí mật đời tư của mình, đừng đổ hết cho mạng xã hội.

Cũng không nên dùng con số doanh thu quảng cáo 300 triệu USD (như anh Đam nói) hay 100 triệu (như anh Tuấn nói) để kích thích dạ dày quốc hội. Facebook, Google không kinh doanh ở Việt Nam, họ kinh doanh toàn cầu. Ngay cả các cường quốc cũng vẫn còn đang phải tranh cãi việc đánh thuế như thế nào. Các nhà cung cấp dịch vụ internet phải tuân thủ luật thương mại điện tử nhưng các quốc gia cũng phải tuân thủ các cam kết "tránh đánh thuế hai lần".

Đành rằng, thu được đồng thuế nào từ con số 300 triệu đó đều tốt. Nhưng chỉ chăm bẵm vào những con số đó là đã để lá che mất rừng. Thử tính, nếu người dân Việt đã bỏ ra 300 triệu USD quảng cáo trên mạng xã hội toàn cầu thì doanh thu có đóng thuế cho ngân khố quốc gia phải tăng lên đến nhường nào.

Đành rằng, để mạng xã hội phát triển thì việc nhũng nhiễu dân sẽ không còn như chỗ không người nữa; việc đưa con đàn cháu đống vào bộ máy quyền lực sẽ bị săm soi; công trình nghìn tỷ đắp chiếu sẽ không thể che mắt dân cho đến khi mục nát... Nhưng, cầm quyền thì phải nhận ra rằng, mạng xã hội không chỉ đang chỉ trích chính quyền - giúp Chính phủ tu sửa để rồi vừa có quyền vừa có dân - mà còn đang chỉ trích những thói hư tật xấu trong xã hội, đang "khai dân trí và chấn dân khí" chứ không chỉ mắng nhiếc nhau. Hãy vì lợi ích bền lâu của Việt Nam, đừng vì những mục tiêu ngắn hạn.

Huy Đức

Nguồn : fb.Truong Huy San, 18/11/2017

*****************

Đọc thêm :

Bị chặn facebook vì bán rượu gây quỹ cho Nhịp Cầu Hoàng Sa

Facebook đã chặn một số chức năng (gửi tin nhắn, post cmts, edit...) trên account của tôi trong vòng 24 giờ và mãi tới chiều hôm qua, họ mới gửi cho mấy post bán rượu gây quỹ cho Nhịp Cầu Hoàng Sa trên tường nhà tôi, nói là nó vi phạm các nguyên tắc của facebook. Xin lỗi anh Mark và các bạn nhưng chúng tôi cũng muốn có lại đôi lời rằng.

facebook2

Thỉnh thoảng những người ủng hộ chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa - thường là bạn đọc của tôi, nhà thơ Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà báo Quốc Vĩnh... - lại gửi tặng chút quà, phần lớn là rượu. Chúng tôi thống nhất với nhau là với những chai có giá hàng triệu trở lên thì chỉ được bán gây quỹ.

Không chỉ vì ngồi uống với nhau những chai rượu có khi có giá 5, 7 chục triệu là rất lãng phí và không thể chấp nhận (như thư của cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình dưới đây); chúng tôi muốn sử dụng uy tín xã hội của mình cho những mục tiêu xã hội. Đôi khi nhìn những chai rượu ngon, chúng tôi chưa một lần được thử, được đưa bán, anh em cũng có người cằn nhằn. Cằn nhằn nhưng không có ai đòi uống cả.

facebook không tự nhiên chặn account của ai đó, phải có người "báo cáo". Trước đây anh Trần Đăng Tuấn cũng đã bị một lần. Rõ ràng, những người báo cáo phải thuộc các "thế lực thù địch", những kẻ không muốn nhìn thấy khía cạnh tích cực của mạng xã hội. Rượu bán từ đầu tháng họ đợi tới khi Quốc hội chất vấn về mạng xã hội mới "report" hẳn không phải là không có ý gì.

Huy Đức, 18/11/2017

Published in Diễn đàn
mercredi, 15 novembre 2017 17:12

Ngân sách và Tiến sĩ

Tôi rất ấn tượng cái cách ông cựu chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị hay tự giới thiệu trình độ văn hóa của ông là "tiểu học". Cho dù kể từ khi "tham gia cách mạng" ông được cho bổ túc rất nhiều, có đủ bằng cấp, nhưng theo ông phần tiểu học của ông là thực học ; các bằng cấp kia là ráng học để làm. Ông Võ Văn Kiệt cũng chỉ khai trong lý lịch là biết đọc, biết viết.

ts1

Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch tỉnh An Giang nói : ""Tôi rất không hài lòng giáo dục phổ thông và "Bổ túc văn hóa" (mà tôi có học sau 1975)"…

Đành rằng, thời bình mà lãnh đạo không được học hành đầy đủ là bi kịch của dân tộc ; nhưng dân tộc ấy còn bi kịch hơn khi có các nhà lãnh đạo vì mặc cảm thất học mà cố khoác cho mình bao nhiêu bằng cấp cho dù chẳng thực học được mấy ngày.

Cái tư duy chính sách đưa ra chỉ tiêu đào tạo hàng chục nghìn tiến sĩ rồi chi hàng chục nghìn tỷ đồng nếu không phải vì mưu đồ "% dự án" thì cũng thật là bệnh hoạn. Khoa học kỹ thuật của nước nhà thua kém phải chăng là vì tỷ lệ tiến sĩ của Ta thấp hơn. Tại sao mấy ông "chính trị gia" lại cần phải giáo sư tiến sĩ ; tại sao các tỉnh lại phải thu hút người có bằng cấp ; trong khi, những loại bằng cấp đó chỉ thực sự cần cho người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu mà thôi.

Nên giải tán cái gọi là các "Viện hàn lâm" của Việt Nam, đưa nó về các trường đại học theo đúng chuyên ngành. Để cho các trường đại học đào tạo tiến sĩ theo chuẩn chất lượng của mình và chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ. Cái mà các trường, các trung tâm nghiên cứu cần ở nhà nước là bảo hộ được quyền sở hữu trí tuệ ; cho tự do sáng tạo chứ không phải chi bao nhiêu ngân sách để sản xuất ra bao nhiêu tiến sĩ.

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 15/11/2017

PS : Đọc các luận văn Tiến sĩ của quan chức, nhớ câu chuyện một ông chủ tịch hội đồng Tiến sĩ nhận xét, "luận văn của anh rất giống báo cáo uỷ ban" ; vị nghiên cứu sinh thành thât trả lời, "Dạ, thầy để tôi về kêu thư ký viết lại" (đã hỏi thầy Đào Công Tiến về "riu-mơ" này, thầy cười).

Published in Diễn đàn

Luật An ninh mạng thách thức uy tín chính trị của Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh, Nghị quyết này là một trong những hành động thiết thực dân cần chứ không phải là những tuyên bố cải cách to tát nói rồi để đấy. Tuy nhiên, Dự luật An ninh mạng có thể sẽ nhận chìm uy tín chính trị của ông (và cả Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân), đặc biệt, là uy tín trước cộng đồng quốc tế.

duluat1

Dự luật An ninh mạng không phải là để bảo vệ các cơ sở dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và bí mật cá nhân của người dân mà là những thông tin "tuyên truyền chống chế độ".

Chủ quyền quốc gia và tự do của người dân

Không có gì quá ngạc nhiên khi một số nhà báo, trí thức... ngạc nhiên khi Google, Facebook... chưa phản ứng Dự luật đòi Google, Facebook... phải đặt máy chủ ở Việt Nam mà người trong nước đã nêu ý kiến. Các bạn trí thức này đã tư duy trên nền tảng chủ quyền quốc gia truyền thống, họ ý kiến trên tâm thế "nhà nước" (cho dù tôi biết nhiều người không phải là người nhà nước) chứ không trên tâm thế của những người dân được hưởng lợi từ Google, Facebook...

Nếu như, điều kiện đặt máy chủ tại Việt Nam đối với Google, Facebook... chủ yếu đặt họ trước các bài toán kinh doanh khi phải bỏ thêm tiền lắp đặt thêm các "server", thì đối với người Việt Nam là vấn đề tự do. Chính quyền sẽ dễ dàng gây sức ép với các nhà cung cấp dịch vụ như email, youtube, facebook... buộc áp dụng điều 9, điều 10 của Dự thảo gỡ bỏ các bài viết của người dân khi họ đặt máy chủ tại Việt Nam thay vì tại Hongkong hay Singapore như hiện nay.

Theo Dự thảo và theo tuyên bố mới đây của Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ thì mối quan tâm ưu tiên của Dự luật này không phải là để bảo vệ các cơ sở dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và bí mật cá nhân của người dân (đặc biệt là sau khi có "cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư") mà là những thông tin "tuyên truyền chống chế độ".

Mạng xã hội chỉ là công cụ, nó cũng như con dao, thái rau hay gây án là tùy người dùng. Bộ Luật Hình sự có đủ tội danh để chính quyền bắt bớ những ai trái ý.

Chỉ có vài quốc gia còn hình sự hóa quyền chỉ trích chính quyền của người dân và Việt Nam là một trong số ít đang có quá nhiều điều luật để buộc tội những hành vi mà ở các quốc gia tiến bộ coi là quyền tự do của dân chúng (ngôn luận và bày tỏ chính kiến). Lẽ ra, chính quyền Việt Nam đã phải đủ trưởng thành để nhận thức rằng, chính mình đã mạnh lên rất nhiều, bộ máy đã bớt nhũng nhiễu đi rất nhiều kể từ khi có internet và người dân có thể dùng mạng xã hội để lên tiếng.

Chủ quyền quốc gia liệu còn ý nghĩa gì không khi mà trong đó người dân được sống với ít tự do hơn. Chính Hồ Chí Minh - người sáng lập ra chế độ này - cũng đã tuyên bố, "nước có độc lập mà dân không có tự do thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa". Một khi buộc được các nhà cung cấp dịch vụ đặt máy chủ trong nước, đắc chí vì thấy họ phải tuân theo điều mà vài người tưởng là chủ quyền quốc gia, quyền tự do của người dân sẽ bị can thiệp. Chỉ chiếu theo các tiêu chí của Hồ Chí Minh thôi, đã thấy đòi hỏi chủ quyền kiểu đó là vô nghĩa.

Có hai Bộ Công an ?

Trong hai năm đầu của mình, Bộ trưởng Tô Lâm đã làm được rất nhiều việc, cả về chống tham nhũng trong hệ thống và cải cách trong ngành. Nghị quyết 112 rõ ràng mang đậm dấu ấn của ông. Nếu Nghị quyết này triển khai thành công theo hướng - người dân không bị đặt trong tình trạng "bất hợp pháp" chỉ vì thiếu các thủ tục hành chánh và không còn bị cảnh sát khu vực đe dọa quyền tự do đi lại & tự do cư trú chỉ vì thiếu tờ KT3 hay tờ hộ khẩu - thì ông Tô Lâm và ông Trần Tuấn Anh có thể được coi là hai thành viên tiên phong cải cách của Nội các ; việc làm của hai ông cho dân chúng lờ mờ thấy nội hàm của "Chính phủ kiến tạo".

Nhưng, Nghị quyết 112 & Dự luật An ninh mạng tuy cùng xuất phát từ Bộ Công an đã cho thấy hai cách tiếp cận khác xa nhau. Một bên Bộ sẵn sàng từ bỏ quyền lực, một bên Bộ lại thể hiện cách tiếp cận như thời Việt Nam chưa có internet. Nếu những điều luật đi ngược lại xu thế của thời đại trong Dự luật An ninh mạng thành hiện thực, rất khó để tin rằng, hiện chỉ có một Bộ Công an của ông Tô Lâm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho dù có mấy bộ công an thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc & Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Nếu người dân không còn công cụ để giám sát bộ máy thì những nỗ lực bãi bỏ hộ khẩu, giấy phép con, điều kiện kinh doanh... sẽ dần dần bị vô hiệu hóa bởi chính những quan chức (mặc sức) tha hóa nằm trong bộ máy.

Nghiêm trọng hơn, nếu ông bà cho phá vỡ các cam kết quốc tế của những người tiền nhiệm - không buộc nhà cung cấp các dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam - thì không những uy tín chính trị của ông bà trên trường quốc tế sẽ bị thách thức mà ông bà có thể sẽ trở thành những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng cộng sản để lọt một đạo luật thắt chặt không gian tự do nhất kể từ khi Việt Nam đổi mới.

Huy Đức

Nguồn : fb. Osinhuyduc, 06/11/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 novembre 2017 10:34

Luật... chống lại loài người

Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google... thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam.

internet0

Ngăn chặn mạng xã hội, với Facebook, Google… là những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh

Định kỳ, Google, Facebook... đều có các báo cáo về sự can thiệp (gỡ link, gỡ bài) của các quốc gia. Chúng ta không ngạc nhiên khi tên tuổi của Bộ Thông tin Việt Nam dưới thời Trương Minh Tuấn sẽ được nhiều lần nhắc đến trong những báo cáo như thế (dù Bộ Thông tin và truyền thông không phải là tác giả của dự luật này nhưng với những việc ông Tuấn đã làm và nếu bây giờ im lặng thì cũng là đồng lõa). Và, chỉ không lâu nữa, khi các vụ án tham nhũng lớn được phanh phui, chúng ta sẽ giải thích được vì sao nhiều quan chức lại coi minh bạch là kẻ thù của họ.

Năm 1997, khi quyết định mở cửa cho internet với nguyên tắc "quản lý được tới đâu thì phát triển tới đó", các nhà lãnh đạo Việt Nam và ngay cả nhóm vận động cho internet cũng không hình dung được "những thông tin xấu, chống phá chế độ" lại được tung lên với quy mô như thế. Nhưng, những lợi ích mà internet đưa lại cho đất nước lớn đến nỗi, ngay chính Bộ chính trị thời bị coi là bảo thủ đó (2001) vẫn phải mở ra bằng chủ trương, trình độ quản lý phải theo internet chứ không phải để internet theo trình độ quản lý.

Chính tôi cũng nhiều lần trở thành nạn nhân của internet. Những kẻ giấu mặt đã thường xuyên bịa đặt các loại thông tin, vu khống và bôi nhọ tôi. Nhưng, trong tôi, chưa bao giờ xuất hiện bất cứ ý muốn nào đòi "quản lý" internet. Bọn xấu, cho dù giấu mặt hay trâng tráo xuất hiện chưa bao giờ là số đông. Những gì mà internet mang lại là một không gian, nơi, người Việt Nam được tiếp cận với rất nhiều giá trị đặc biệt là tự do ; những giá trị mà chính quyền chưa có khả năng mang về cho dân chúng.

Tôi có thể đoán biết sự sợ hãi của những người ủng hộ một đạo luật có thể trao cho họ quyền kiểm duyệt cả internet và mạng xã hội. Nhưng, quý vị đừng nên tư duy ngắn hạn như vậy. Đừng vì chỉ để bảo vệ những đồng tiền nhớp nhúa, đừng vì để bảo vệ những cái ghế đang lung lay. Tôi biết, có vị chỉ còn ít tháng nữa là phải về hưu. Đừng tước đoạt nốt những giá trị tự do mà rồi chỉ ít lâu nữa thôi quý vị cũng sẽ là một thường dân cần nó.

Báo chí cần công bố tên tuổi những người chấp bút đạo luật này. Báo chí cũng cần công bố tên tuổi những người đã phát ngôn, sẽ biểu quyết ủng hộ đạo luật này. Đừng nghĩ đơn giản những việc quý vị đang làm chỉ "gật" theo quán tính như trước giờ. Quý vị đang có một cơ hội cho thấy, quyết tâm của quý vị là bảo vệ hay chống lại thế giới văn minh ; là xếp Việt Nam ở thứ hạng nào trên bản đồ của thế giới

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 03/11/2017

Published in Diễn đàn

Đấu giá bức tranh quý của cố Họa sĩ Lưu Công Nhân

Hãy mua tranh hoặc "góp một viên gạch" giúp một gia đình tử sĩ Hoàng Sa an cư.

Nhịp Cầu Hoàng Sa xin bắt đầu đấu giá bức "Áo Hoa" của cố họa sĩ Lưu Công Nhân (35x40, sơn dầu trên canvas, vẽ năm 1992), mức giá khởi điểm là 45 triệu VND. Sau 3 ngày, kể từ khi người đầu tiên đặt đúng mức giá này, cuộc đấu giá sẽ kết thúc, bức tranh sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.

nchs1

Tranh "Áo Hoa" của cố họa sĩ Lưu Công Nhân (35x40, sơn dầu trên canvas, vẽ năm 1992)

Bức tranh quý này của cố họa sĩ Lưu Công Nhân nằm trong bộ sưu tập của người sở hữu nhiều tranh Lưu Công Nhân nhất hiện nay, ông Nguyễn Phúc Hưởng. Ông Hưởng đã tặng bức tranh cho Nhịp Cầu Hoàng Sa để bán đấu giá giúp xây nhà cho một gia đình tử sĩ Hoàng Sa mà chúng tôi vừa tìm thấy : Hạ sĩ cơ khí Dương Văn Lợi.

nchs2

Bà quả phụ Dương Văn Lợi hiện vẫn đang ở thuê tại một khu nhà lụp xụp ở cuối đường Lê Văn Lương

Hạ sĩ Dương Văn Lợi hy sinh ngày 19/01/1974 trên Hộ tống hạm Nhật Tảo trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa bất thành trước quân Trung Quốc xâm lược. Khi hạ sĩ Dương Văn Lợi hy sinh, vợ ông - Hồ Thị Ngà - mới 23 tuổi, một nách hai con : con gái Dương Thị Thu Thủy (25/11/1971) mới hơn 2 tuổi và con trai Dương Văn Thy (07/05/1973) chưa đầy 1 tuổi. Cũng vì bao nhiêu năm trôi dạt, tần tảo vẫn không thoát được nghèo, mà mãi tới bây giờ Nhịp Cầu Hoàng Sa và các đồng đội mới tìm thấy gia đình hạ sĩ Dương Văn Lợi.

nchs3

Năm 1974, bà Dương Văn Lợi, nhũ danh Hồ Thị Ngà, là một thiếu nữ mới 23 tuổi đã trở thành quả phụ với hai con thơ : Dương Thị Thu Thủy (25/11/1971) mới hơn 2 tuổi và Dương Văn Thy (07/05/1973) chưa đầy 1 tuổi.

Bà quả phụ Dương Văn Lợi hiện vẫn đang ở thuê tại một khu nhà lụp xụp ở cuối đường Lê Văn Lương, phía sau siêu thị Vivo Phú Mỹ Hưng. Trong khi vợ chồng người con trai, làm thợ hồ, đang nay đây mai đó đi theo các công trình xây dựng, bà Ngà trông nom các cháu ngoại để vợ chồng người con gái làm bánh tét truyền thống Long An mưu sinh. Chủ đất tại khu vực này hiện đã nhận tiền đền bù nhưng thương tình cảnh khó khăn của gia đình bà Ngà, tổng cộng 6 người, nên vẫn để bà tạm trú dưới túp lều mái tôn che nắng, che mưa, trong khi lệnh giải tỏa từng ngày thúc giục.

nchs4

Thư báo tử của Bộ Tư Lệnh Hải Quân gửi gia đình cố hạ sĩ cõ khí Dương Văn Lợi tử trận ngày 19/01/1974 tạin Hoàng Sa

Nguyện vọng của gia đình bà quả phụ Dương Văn Lợi là mong có một chỗ ở, có thể đốt lò làm bánh mà không ảnh hưởng tới xóm giềng, để giữ được mối manh với các bạn hàng từ bao lâu nay trong vùng Nhà Bè.

Chúng tôi rất mong các bạn tham gia cuộc đấu giá hoặc góp mỗi người một viên gạch, cùng với Nhịp Cầu Hoàng Sa, giúp bà quả phụ Dương Văn Lợi có một nơi để an cư.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.

nchs5

Ông Nguyễn Phúc Hưởng trao bức tranh cho Nhịp Cầu Hoàng Sa với sự chứng kiến của con trai cố họa sỹ Lưu Công Nhân, anh Lưu Quốc Bình, và họa sỹ Lê Thiết Cương.

Nhịp Cầu Hoàng Sa kính mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của các bạn theo những địa chỉ sau :

1. Đỗ Thanh Triều – Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh – số TK 0071001176816 cho tiên đồng VN (VND) 
Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh số TK 0071370974455 cho dollar

2. Trường hợp chuyển tiền mặt xin gửi : Đỗ Thanh Triều, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, điện thoại : 0903383994.

3. Tài khoản Paypal : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

4. Những người ở Mỹ có thể gửi check cho "Thai Dinh" (tức Đinh Quang Anh Thái ) địa chỉ 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA  ; với memo "Đóng góp cho Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa"

Huy Đức

(01/11/2017)

Published in Diễn đàn

Năm 2000, sau thử nghiệm làm một tờ báo mới bất thành, tôi lấy cùng lúc mấy lớp tiếng Anh. Cho đến khoảng 1995, 1996, khi nghe một phóng viên trong báo Tuổi Trẻ nói "quận number one" tôi vẫn không biết "number one" là 1. Cho nên, khi một người bạn nhờ dẫn một "thằng Mỹ" ra Phú Quốc mấy ngày tôi đi liền.

cia1

Photo : George & Lan Huong Thi Nguyen tháng 6/2017, tại Standford Medical Center.

Từ tiếng Anh đầu tiên mà tôi học được từ anh chàng này là "f*cking a*shole" - Ảnh buột miệng văng ra khi bị một xe tải chạy tung bụi mù trời, ép hai thằng văng ra lề đường (Tôi chở anh ấy, cao hai mét, nặng gần trăm ký, trên một chiếc Dream II).

Thời đó, Phú Quốc chưa có nhiều đại gia. Chúng tôi lấy phòng ở Tropicana - một resort nhỏ nhưng rất dễ chịu. Hằng ngày, tôi chở anh ấy xuống An Thới, thuê thuyền ra biển đi câu và lặn tìm san hô. Chiều về, hai thằng lại kêu đĩa mực nướng nằm uống bia trên bãi biển. Không hiểu do... tôi hay anh bạn Mỹ mà một cô đầm da nâu sáng, dáng như vệ nữ... hình như ở bên khách sạn của Sài Gòn Tourist, chiều nào cũng cứ lượn qua lượn lại trước mặt chúng tôi vài ba vòng... Anh bạn Mỹ nháy mắt rủ tôi nhìn theo và dạy tôi đọc bằng tiếng Anh các đường cong trên người cô gái.

Từ ánh mắt cho đến cách "liếc gái" của anh ấy cực kỳ duyên dáng, anh chàng Mỹ ấy là George Belcher, khi ấy đang là bạn trai của một người bạn Việt Nam của tôi - Lan Hương, chủ phòng tranh Saigon Gallery. Tôi viết những dòng này sau mấy ngày lặng lẽ dõi theo FB của Lan Hương và lờ mờ nhận thấy sự thật rằng, George đã ra đi mãi mãi.

George là một "tay sát gái", trước khi gặp Lan Hương, bạn tôi, anh ấy đã từng có nhiều bạn gái là hoa khôi, hoa hậu. Tôi nói với George, "Tôi lớn lên ở miền Bắc, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng lòng căm thù 'Mỹ - Ngụy' ; lớn lên, biết rõ hơn tình huống lịch sử, lại chứng kiến những gì diễn ra ở Campuchia, hiểu có những việc mà con người chỉ có thể làm trong hoàn cảnh chiến tranh nên tôi không còn căm thù như trước nữa. Nhưng, kể từ sau khi Việt Nam mở cửa thì tôi lại bắt đầu căm thù, vì có bao nhiêu phụ nữ hay ho như Lan Hương, 'Mỹ - Ngụy' các anh về mang đi hết…".

Cho dù thèm khát phong thái lịch lãm, hài hước và rất đàn ông của George, điều tôi muốn nói về ông cũng không phải vì lòng... căm thù. George không chỉ hấp dẫn với phụ nữ, mà ông truyền rất nhiều cảm hứng cho chúng tôi về lịch sử. Năm 2002, tôi may mắn được cùng thực hiện một chuyến xuyên Việt với ông và một nhà sử học người Mỹ - James P. Delgado. George say mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam và trong chuyến đi đấy, anh muốn cùng James biến ý tưởng xây dựng một bảo tàng hàng hải tại Hội An thành hiện thực (ý tưởng này sau đó cũng bất thành). George cũng là người đã đã đưa các nhà sử học nước ngoài đến nghiên cứu truyền thuyết các cọc gỗ Bạch Đằng...

Năm 2001, tôi tới Mỹ và thành phố đầu tiên tôi dừng chân rất may mắn lại là San Francisco. George lái xe đưa tôi làm một city tour và sau khi cho tôi biết cảm giác chạy xe trên những con đường dốc đứng trong thành phố, anh đãi tôi món mì dẹt với nghêu, ngon đến mức giờ vẫn béo ngậy mỗi khi nhớ tới. George có một căn hộ áp mái trong một tòa nhà 6 tầng, mọi thứ, từ lavabo, toilet dễ đã có từ hàng trăm năm ; nhưng, nó cực kỳ ấm áp và, đặc biệt, cửa sổ phòng khách của anh luôn như một bức tranh, 5 phút trước có thể nhìn thấy toàn bộ Golden Gate, năm phút sau chỉ còn hai chóp dây văng, mờ mơ trong mây...

Trong căn hộ này, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với bộ sưu tập đồ sộ về tranh của các họa sỹ Việt Nam thế hệ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm... Năm 2006, khi quay lại đây, George dẫn tôi đi thăm bảo tàng The Young. Rất nhiều điều tôi biết về hội họa và hội họa Việt Nam là nhờ Lan Hương và George. Những lần đi Mỹ, gọi điện thoại về San Francisco, George thường là người bắt máy và lúc nào cũng dõng dạc, "George Belcher" ; khi nhận ra tôi và trao máy cho Lan Hương ông không bao giờ quên nhắc tôi bệnh nấu cháo điện thoại đường dài của vợ.

George lâm trọng bệnh mấy năm nay, đọc FB của Lan Hương thì có thể đoán được là anh đã vĩnh viễn chia tay vợ con. Nhưng, bất cứ lúc nào nghĩ về anh, bên tai tôi lại nghe dõng dạc giọng anh, "George Belcher", và kế đó là hình ảnh một "thằng Mỹ" cao gần hai mét, co tay cho gân guốc nổi lên, nheo mắt cười với mấy nông dân Phú Quốc - trầm trồ khi thấy ông bập bẹ tiếng Việt - "Tôi là xê i a (C.I.A.)". Ông không phải là C.I.A. dù từng phục vụ trong cơ quan "chiêu hồi" của Mỹ ở Việt Nam hồi cuối thập niên 1960s, nhưng cho dù ông có là một "spy" thì đó cũng là "the one we love".

Huy Đức

(31/10/2017)

Published in Văn hóa
lundi, 30 octobre 2017 15:54

Cái gốc của tăng biên chế

Như thường lệ, các đại biểu quốc hội lại bàn về "giảm biên chế, thu gọn đầu mối..." như những người... ngoài cuộc. Chưa thấy ai đặt câu hỏi đúng để tìm câu trả lời vì sao công cuộc tinh giảm biên chế và bộ máy được bắt đầu từ thập niên 1990s tới nay đã không thành hiện thực.

bienche1

Trong ngành giáo dục sẽ tinh giản biên chế nhân sự như kế toán, y tế học đường ; khi tuyển mới thì áp dụng chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn (trừ trường hợp ở vùng sâu, vùng xa). Trong ảnh : Lễ khai giảng năm học mới một trường học ở Lai Châu. Ảnh : Lê Anh Dũng (VietnamNet)

Trong các năm 1991-1994, biên chế đã từng giảm được 31.000 người, để rồi trong các năm 1995-1998, số biên chế lại tăng trở lại 113.000 người. Cuối năm 1998, tổng số người hưởng lương và phụ cấp là 2,5 triệu người, trong đó, biên chế của bộ máy nhà nước là 1,3 triệu. Đây là giai đoạn thứ Hai của thời kỳ "phát triển kinh tế nhiều thành phần", thời ký "tiền kinh tế thị trường..." trong khi cung cách quản lý của nhà nước vẫn là "quan liêu bao cấp". Nhu cầu hành chánh của dân tăng lên vì được tự do làm ăn, tự do đi lại... thì bộ máy đáp ứng nhu cầu đó tất nhiên phải tăng lên.

Trong khoảng 2002 đến 2012, số lượng công chức (chỉ riêng hành chánh) tăng từ 72.833 người lên đến 200.784 người cũng do đây là thời kỳ hậu Luật Doanh nghiệp, kinh tế dân doanh phát triển trong khi số lượng giấy phép và điều kiện kinh doanh tăng thêm tới 7.000 (con số của VCCI, theo CIEM là 5.300).

Như vậy, nếu không thay đổi cung cách "quản lý ", Nhà nước vẫn muốn can thiệp vào các mối quan hệ mà thị trường, xã hội và người dân có thể tự xử lý ; Nhà nước vẫn muốn dùng quyền lực hành chánh can thiệp vào các quan hệ kinh tế và dân sự thì đừng mong tinh giản biên chế hay thu gom đầu mối.

Từ tháng 8/1991, chính phủ đầu tiên của ông Võ Văn Kiệt chỉ có 3 phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thay vì 6 như trước đó. Và, hiện nay thì Chính phủ đang có 5 phó thủ tướng và các bộ cũng có 5, 7 ông bà thứ trưởng. Chính phủ cũng như các bộ đã không tách bạch được hai chức năng căn bản của mình : Hành pháp chính trị (hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực quốc gia...) và Hành chính công vụ (bao gồm chức năng cung cấp dịch vụ công). Chính phủ cũng không phân định đâu là phần việc của chính quyền trung ương, đâu là phần việc của địa phương. Lãnh đạo Chính phủ vì thế thường xuyên phải đi hết tỉnh này, bộ nọ, 5 phó thủ tướng, hơn trăm thứ trưởng có khi chưa phải là nhiều.

Nếu các chức năng này tách ra thì ta sẽ thấy chỉ cần một bộ cũng có thể đảm trách chức năng ban hành chính sách, đàm phán quốc tế cho nhiều bộ. Trong khi đó, chẳng cần phải sáp nhập theo cách giấu (thay vì giảm) đầu mối những cơ quan thật sự cần : Ví dụ như Tổng cục Năng lượng, Tổng cục Du Lịch... Và, những cơ quan như Tổng Cục địa chính lẽ ra chẳng cần phải "trốn" trong Bộ Tài nguyên vì nó không nên làm chính sách mà nên làm những phần việc mà đất nước này cần nó : Quản lý về mốc giới lãnh thổ, mốc giới phần đất đai vẫn còn ở dạng tài nguyên chưa thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân ; Đo đạc và lập bản đồ thửa đất ; Đăng ký, lưu trữ hồ sơ về đất đai...

Nếu không xác lập triết lý quản trị quốc gia, chỉ can thiệp khi người dân thực sự cần, thì không thể tổ chức được một bộ máy thích hợp : xác lập được ranh giới rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp ; và, trong hành pháp, tách bạch rõ chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.

Nếu không phân biệt các ngạch trật trong nguồn lực cán bộ : chính trị gia (nắm quyền qua dân cử hay đảng cử) ; chính trị gia và viên chức chính trị bổ nhiệm (được các nhà lãnh đạo dân cử lựa chọn và được các cơ quan dân cử phê chuận) ; công chức hành chánh chuyên nghiệp (những người được đào tạo, tuyển chọn, thường thông qua thi tuyển)... Thì, sẽ không bao giờ có thể tinh giảm biên chế một cách đúng đắn và bộ máy sẽ như một trạm thu dung, chứa chấp những công chức thiếu chuyên môn và chính trị gia nửa mùa - một đội ngũ cán bộ chỉ có thể sa thải bằng cách tống về hưu khi đến tuổi.

Huy Đức

(30/10/2017)

Published in Diễn đàn