Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa ngã ngũ mà còn có thể kéo dài lan rộng vào việc cải tổ cấu trúc kinh tế của Bắc Kinh. Gặp cảnh ngộ đó, Việt Nam có thể tưởng mình có lợi vì bán hàng nhiều hơn vào thị trường Mỹ khi số nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã giảm mạnh. Nhưng thật ra Việt Nam cũng gặp nhiều rủi ro tiềm ẩn về cả ngoại thương lẫn ngoại tệ. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao….
Hôm thượng tuần tháng 11/2019, ông Wilbur Ross đã nhắc nhở Việt Nam rằng rủi ro cho Việt Nam là có thật nếu Việt Nam bán hàng của Tầu vào Mỹ. AFP
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Thưa ông, Cục Thống Kê Hoa Kỳ thuộc Bộ Thương Mại cho biết rằng so với cùng kỳ năm ngoái thì số xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay đã tăng hơn 38% trong khi hàng hóa Trung Quốc bán vào thị trường Hoa Kỳ lại giảm tới gần 13%. Ai cũng nhìn ra mối tương quan của sự chuyển dịch đó là Việt Nam có lợi trong trận thương chiến đã bùng nổ từ năm ngoái giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng liệu rằng lợi thế đó có thể gây tác dụng ngược là Việt Nam sẽ bị Hoa Kỳ trừng phạt khi bán hàng của Trung Quốc và nhiều xứ khác dưới nhãn hiêu gọi là "Chế tạo tại Việt Nam" hay chăng ? Ông nghĩ thế nào về rủi ro này ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhìn trong trường kỳ thì từ năm năm trước rồi, kinh tế Trung Quốc hết giữ vai trò "công xưởng toàn cầu" nhờ lợi thế dân số đông và nhân công rẻ cho nên giới đầu tư cần tìm các thị trường thay thế, trong đó có Việt Nam. Nhưng thật ra, từ nhiều năm nay Việt Nam chưa khai thác nổi lợi thế mới. Nhìn vào ngắn hạn khi hàng hóa Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế vì hiệu ứng của trận thương chiến, trong khi hàng Việt Nam lại không bị thuế nhập nội vào Mỹ thì quả nhiên là số xuất cảng của Việt Nam vào Mỹ tăng vọt như chúng ta vừa thấy. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hàng đó có thật là do Việt Nam chế tạo hay chỉ là hàng Trung Quốc hoặc của nước khác được ngụy trang thành hàng Việt Nam ?
Chính quyền Mỹ, từ các Bộ Ngân khố, Thương mại tới đích thân Tổng thống Donald Trump, đã cảnh báo về hiện tượng ấy sau khi áp thuế tới 400% trên thép từ Việt Nam vào tháng Bảy vừa qua vì đấy là thép của xứ khác.
Có lẽ Chính quyền Hà Nội cũng hiểu vậy mà chưa thể kiểm soát hay ngăn nổi tình trạng gian lận đó. Vì vậy, rủi ro cho Việt Nam là có thật nếu Chính quyền Mỹ điều tra và kết luận rằng Việt Nam bán hàng của Tầu vào Mỹ như Tổng trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Wilbur Ross, đã nhắc vào đầu tháng trước tại Hà Nội.
Nguyên Lam : Giới quan sát quốc tế cho là cả hai Chính quyền Mỹ-Việt đều đang điều tra hiện tượng này với kết quả là Hà Nội đã ngưng bán một số loại ván ép vào thị trường Mỹ sau khi số ván ép của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam tăng đến 37% vào quý I của năm nay khi ván ép của Việt Nam bán vào Mỹ lại tăng đến 95% trong cùng kỳ sau khi ván ép của Tầu vào Mỹ bị áp thuế đến 25%. Ông nghĩ sao về chuyện đó ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Quả thật Việt Nam gặp rủi ro lớn nếu hàng của mình cũng bị áp thuế 25% vì đó chỉ là hàng Trung Quốc dùng Việt Nam làm nơi trung chuyển để bán qua Hoa Kỳ. Cái lợi ngắn hạn của sự gian lận không bù nổi sự thiệt hại cho cả nền kinh tế. Vì vậy mà tháng trước quan thuế của Việt Nam đã tịch thu khoảng hơn bốn tỷ đô la nhôm Tầu ngụy danh là nhôm sản xuất tại Việt Nam.
Nguyên Lam : Như vậy thưa ông, đâu là bài toán cho giới lãnh đạo Hà Nội ?
Một công nhân ở nhà máy thép tư nhân tại Việt nam (Ảnh minh họa). AFP
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Việt Nam có một hệ thống kiểm soát rất rộng mà nông vì kém hiệu năng mà thừa tham nhũng. Hải quan của Việt Nam chỉ có thể kiểm tra được 5% các hồ sơ xuất nhập khẩu nên hàng của Trung Quốc rất dễ vào Việt Nam rồi dán nhãn Việt mà tái xuất cảng vào Mỹ. Chính quyền Hoa Kỳ biết vậy và dùng đó làm sức ép để phía Việt Nam giảm mức xuất siêu trong luồng giao dịch với Mỹ. Tại Hà Nội, Tổng trưởng Thương Mại Wilbur Ross có phát biểu là việc mua bán giữa đôi bên đã tăng rất mạnh trong 25 năm qua, nhưng Việt Nam lại đạt thặng dư mậu dịch tới 40 tỷ đô la với Hoa Kỳ.
Một giải pháp khai thông cho Hà Nội là nên mua thêm hàng và tiếp nhận đầu tư từ doanh nghiệp Mỹ. Khi đó, vấn đề vẫn lại là cơ chế của Việt Nam, chưa nói tới một khía cạnh quan trọng không kém là việc hợp tác về an ninh và quân sự với Hoa Kỳ trước đà bành trướng và sức ép của Bắc Kinh nếu ta nhớ rằng ngoài Tổng thưởng Thương Mại thì Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng vừa thăm Việt Nam và năm tới sẽ trao cho Hà Nội một chiến hạm thuộc lớp Hamilton của Lực lượng Cảnh sát Duyên phòng Hoa Kỳ.
Nguyên Lam : Ngoài ra, ông còn thấy rủi ro gì khác cho Việt Nam ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Ngoài chuyện ngoại thương, tôi còn thấy một vấn đề khác là ngoại tệ !
Việt Nam hãnh diện là đạt xuất siêu, là xuất nhiều hơn nhập, trong mối quan hệ về ngoại thương với các nước. Nhưng xuất siêu của Việt Nam với Hoa Kỳ đang là vấn đề như chúng ta vừa phân tách ở trên. Đã vậy, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam còn nhận được một lượng kiều hối rất cao, năm nay có thể lên tới gần 17 tỷ đô la. Nhưng đấy chỉ là mấy con số ảo nếu chúng ta chịu khó đào sâu một chút.
Nguyên Lam : Vì sao ông lại gọi đó là những con số ảo ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nếu nhìn trên tổng thể của kế toán quốc gia thì quả là kinh tế của Việt Nam có đạt thặng dư mậu dịch. Nhưng đi vào chi tiết thì ai đạt mức thặng dư đó ?
Kinh tế Việt Nam còn quá lệ thuộc vào luồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thường được gọi tắt là FDI, từ Foreign Direct Investment. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để dùng lao động Việt Nam làm gia công và xuất khẩu ra ngoài. Trong khi lượng xuất cảng của các doanh nghiệp có 100% phần vốn của ngoại quốc chiếm tới 70% của số xuất cảng của Việt Nam thì các doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm có 30% mà thôi. Nói cho phũ phàng thì doanh nghiệp quốc tế chiếm phần lớn, tỷ trọng đóng góp thuần túy của Việt Nam chỉ có phần nhỏ và sau khi sử dụng công sức của dân Việt doanh nghiệp quốc tế có thể chuyển tiền lời ra ngoài.
Bước kế tiếp, ta nên tự hỏi là doanh nghiệp nội địa cần nhập bao nhiêu để có thể xuất khẩu hàng hóa ra ngoài ? Câu trả lời là Việt Nam đã để mất ngoại tệ khi buôn bán với thế giới, con số đó cho cả năm nay có thể vượt quá 41 tỷ đô la, cao hơn gấp đôi lượng kiều hối được trút vào Việt Nam là khoảng 17 tỷ trong năm nay….
Nguyên Lam : Nghĩa là đằng sau nhưng con số hào nhoáng đó, thật ra Việt Nam lại bị thất thoát ngoại tệ trong luồng giao dịch buôn bán với các nước. Thưa ông, Việt Nam còn bị những rủi ro gì khác ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hiện tượng tẩu tán tư bản hay thất thoát ngoại tệ còn có nhiều ngả khác nữa, thí dụ như tiền đầu tư vào du học sinh, hay đầu tư vào gia cư địa ốc ở ngoại quốc, năm nay, hai khoản này có thể lên tới ít nhất là sáu tỷ đô la, mà ta chưa nói đến việc đầu tư ra ngoài bị thua lỗ, thậm chí mất sạch vốn.
Việt Nam đang hãnh diện là trong bốn tháng đầu năm nay đã bán được hơn 20 tỷ đô la hàng hóa vào Mỹ thì lại có thể bị trừng phạt nếu là hàng gian lận mượn nhãn "Chế tạo tại Việt Nam" như chúng ta vừa trình bày. Trong khi đó luồng ngoại tệ bị chảy ra ngoài qua ngả nhập khẩu, du học, đầu tư và thất thoát vì thua lỗ có thể vượt quá 40 tỷ trong năm nay. Tức là Việt Nam thật ra thiếu ngoại tệ và đang cuống cuồng đi vay, ít ra là hơn 20 tỷ đô la trong năm nay. Có vay là có trả cả vốn lẫn lời sau này mà cũng chỉ bằng phân nửa kim ngạch ngoại tệ bị chảy ra ngoài. Vì vậy, nạn thương chiến với Hoa Kỳ không là mối hiểm nguy duy nhất, mà rủi ro về thiếu ngoại tệ mới là bài toán đáng ngại cho ngân sách quốc gia. Trong khi đó, kinh tế của Việt Nam vẫn quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, là hiện tượng mà quốc tế gọi là một "nền kinh tế công cụ", hay "captive economy".
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích của tuần này.
Nguyên Lam thực hiện
Nguồn : RFA, 11/12/2019
Vốn được xem là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, Việt Nam đang nỗ lực duy trì lợi thế đó, tránh bị Hoa Kỳ trả đũa, bằng cách ngăn chận hàng Trung Quốc trung chuyển qua lãnh thổ Việt Nam để né thuế của Mỹ. Trang mạng Asia Times ngày 10/12/2019 đã có một bài viết về đề tài này.
Có rất nhiều hàng của Trung Quốc dễ dàng được dán nhãn "Made in Vietnam" để né thuế của Mỹ.
Với việc Hoa Kỳ áp thuế 25% lên một số mặt hàng của Trung Quốc và dự tính sẽ áp các mức thuế khác kể từ ngày 15/12, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm cách chuyển hàng qua ngõ Việt Nam, vốn không bị áp thuế quan lên phần lớn các hàng xuất sang Mỹ.
Mối quan ngại bị Hoa Kỳ trả đũa do hàng Trung Quốc mạo danh Việt Nam càng lớn hơn sau khi vào tháng 7 vừa qua, Washington áp thuế 400% lên thép nhập từ Việt Nam.
Theo Asia Times, trước đó, các nhà điều tra Mỹ và Việt Nam đã phát hiện là một số mặt hàng sản xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan đã được chở đến Việt Nam để "chế biến" thêm chút ít, trước khi được đóng gói trở lại và xuất sang Mỹ như là hàng "Made in Vietnam".
Việt Nam đứng đầu bảng (+38,4%) liệt kê hàng hóa nhập siêu vào Hoa Kỳ (Trung Quốc đứng chót bảng (-12,8%) : Quý 1/2019 so với Quý 1/2018 - Nguồn : US Census Bureau
Hà Nội rõ ràng là không muốn làm phật lòng Chính quyền Donald Trump, vốn đã đặt Việt Nam trong tầm ngắm do thặng dư mậu dịch của Việt Nam vẫn ngày càng tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2019, thặng dư mậu dịch của Việt Nam đã lên tới 41 tỷ đôla, tăng đến 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Asia Times nhắc lại là do mức thặng dư cao như thế, vào tháng 5 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã thêm Việt Nam vào danh sách các quốc gia có thể đang thao túng tiền tệ. Tháng sau đó, trả lời phỏng vấn truyền thông Mỹ, Tổng thống Trump đã gọi Việt Nam là "kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất".
Mặc dù Hà Nội có vẻ nỗ lực giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ, mức thặng dư vẫn tiếp tục tăng, và có khả năng mức tăng đó là do các mặt hàng Trung Quốc trá hình "Made in Vietnam". Theo Asia Times, các giới chức Việt Nam đã gia tăng nỗ lực ngăn chặn các mặt hàng đó sau chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Thương mại Mỹ vào đầu tháng 11.
Gần đây, Hà Nội đã lập ra một danh sách gồm 25 hàng có nguy cơ là hàng Trung Quốc "cải trang" Made in Vietnam. Bên cạnh đó, Bộ Công thương đã thông báo là kể từ cuối tháng 12 sẽ ngưng xuất khẩu các sản phẩm gỗ dán sang Hoa Kỳ. Biện pháp này được đưa ra sau khi các số liệu cho thấy là hàng gỗ dán nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng 37% trong quý đầu của năm nay, trong khi xuất khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam sang Mỹ tăng đến 95% so với cùng kỳ năm 2018.
Hoa Kỳ đã áp thuế 25% lên hàng gỗ dán sản xuất ở Trung Quốc. Nếu Washington áp thuế tương tự đối với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam, đây sẽ là một thảm họa đối với một ngành mà kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lên tới 190 triệu đôla trong năm 2018.
Vấn đề là các quan chức thật sự nỗ lực chống hàng Trung Quốc mạo danh Việt Nam lại đang gặp một số vấn đề : Vào tháng trước, hãng tin Channel News Asia loan tin các viên chức hải quan Việt Nam cho biết họ chỉ có thể kiểm tra 5% tổng số bản khai xuất nhập khẩu, điều này có nghĩa là có rất nhiều hàng của Trung Quốc dễ dàng được dán nhãn "Made in Vietnam" để né thuế của Mỹ.
Theo Asia Times, rất có thể là các quan chức Mỹ hiểu các vấn đề mà Hà Nội đang gặp phải, nhưng họ vẫn thúc ép Việt Nam thay đổi, vì họ có thể dùng áp lực này để buộc Việt Nam giảm mức thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ.
Vào đầu tháng 12, Bộ Tài chính Việt Nam thông báo đang xem xét khả năng cắt giảm thuế quan đối với nông phẩm nhập từ Mỹ, một vấn đề trọng yếu đối với Chính quyền Trump, đặc biệt trong bối cảnh tái tranh cử tổng thống năm 2020, ông rất cần lá phiếu của các bang có đông cử tri nông gia.
Nhưng đồng thời tại Washington, cũng có người quan ngại là thúc ép Việt Nam quá mạnh về thương mại có thể gây tổn hại cho việc xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần dần trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, vì hai bên đều có lợi ích trong việc ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Asia Times nhắc lại là vào giữa tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã mở chuyến viếng thăm đầu tiên của ông ở Việt Nam, để tái khẳng định mối quan hệ an ninh giữa Washington với Hà Nội. Nhân dịp này, ông Esper đã thông báo vào năm tới sẽ chuyển giao cho hải quân Việt Nam một tàu tuần duyên thứ hai, chiếc High Endurance Cutter lớp Hamilton, để tăng cường khả năng tuần tra của Việt Nam trên vùng Biển Đông.
Nguồn : RFI tiếng Việt, 11/12/2019
Thủ tướng Phúc tiếp cận tổng thống Mỹ sau khi ông Trump chỉ trích Việt Nam (VOA, 28/06/2019)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 28/6 tiếp cận Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một buổi làm việc vào giờ ăn trưa tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản, chỉ hai ngày sau khi ông Trump chỉ trích Việt Nam gay gắt về vấn đề thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 28/6/2019. Ông Trump hôm 26/6 chỉ trích Việt Nam vì lạm dụng thương mại với Mỹ. (Ảnh chụp từ VTV1)
Hôm 26/6, nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ khi nói rằng "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất" hơn cả Trung Quốc.
Truyền thông chính thống Việt Nam không đăng tải bất cứ thông tin nào về chỉ trích của ông Trump đối với Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu của VOA gửi hôm 27/6 xin bình luận về phát biểu của tổng thống Mỹ.
Tại Osaka hôm 28/6, Thủ tướng Phúc đã tiếp cận ông Trump sau khi tổng thống Mỹ ngồi xuống để bắt đầu một buổi làm việc vào giờ ăn trưa của hội nghị G20, theo phóng viên Nhà Trắng của VOA tháp tùng ông Trump tới dự hội nghị này.
Tổng thống Mỹ lắng nghe trong lúc thủ tướng Việt Nam đứng giải thích điều gì đó với ông qua một người phiên dịch, trong tư thế ngồi và hai tay quàng trước ngực với khuôn mặt nghiêm nghị.
Việt Nam là một trong 8 nước được mời tới dự hội nghị đang diễn ra ở Nhật Bản và theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam cho biết hôm 28/6, ông Phúc và ông Trump đã gặp gỡ bên lề hội nghị tại Nhật Bản.
"Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi cởi mở và xây dựng về những trọng tâm hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực thương mại, năng lượng," theo bản tin của báo Điện tử Chính phủ (VGP News) được đăng kèm với bức ảnh 2 vị nguyên thủ tươi cười giơ ngón tay cái.
*****************
Bộ Ngoại giao lên tiếng về chỉ trích của Trump cáo buộc Việt Nam ‘lạm dụng’ thương mại (VOA, 28/06/2019)
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 28/6 nói rằng Việt Nam muốn phát triển quan hệ thương mại "công bằng" với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc quốc gia Đông Nam Á là đang lạm dụng Mỹ về thương mại "tệ hơn cả Trung Quốc".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump chụp ảnh bên lề Hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, hôm 28/6. (Twitter @VNGovtPortal)
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói với VOA, qua một email trả lời liên quan tới phản ứng của Việt Nam trước những phát chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng "Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi".
Trả lời phỏng vấn Fox Business hôm 26/6, ông Trump nói Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.
"Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả các nước," ông Trump nói.
Đây là lần đầu tiên ông Trump đưa ra chỉ trích sắc bén nhắm vào Việt Nam về thương mại, một trong những vấn đề hàng đầu trong chủ trương chính sách của ông suốt hơn hai năm rưỡi nắm quyền.
Mức thâm hụt thương mại của mỹ với Việt Nam là 39,5 tỷ USD năm 2018, tăng 3,1% so với năm 2017, theo dữ liệu của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Việt Nam hiện đang thứ 17 trong số những bạn hàng thương mại lớn nhất với Mỹ, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 58,9 tỷ USD vào năm ngoái.
Chính quyền Trump đã tăng áp lực để Việt Nam điều chỉnh cán cân thương mại bằng cách áp thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khi cân nhắc đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ.
"Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước," bà Hằng cho VOA biết và nói thêm rằng Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện với Mỹ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã và đang "thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu" cũng như "cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Hoa Kỳ".
Khi được hỏi liệu có đánh thuế hàng hóa của Việt Nam hay không, Tổng thống Trump nói với người dẫn chương trình của Fox Business hôm 26/6 rằng "chúng tôi đang thảo luận" với Việt Nam nhưng không nói rõ là vấn đề gì.
Trả lời câu hỏi của VOA về việc liệu chính quyền của ông Trump có đang thảo luận với Việt Nam hay không, bà Hằng cho biết "Việt Nam và Hoa Kỳ thường xuyên trao đổi thông qua cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để hình thành chiến lược hợp tác lâu dài và toàn diện, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh".
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại hiện đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc," tổng thống Mỹ nói hôm 26/6, nhắc tới việc thuế quan của ông áp lên hàng hóa Trung Quốc đang khiến các công xưởng sản xuất dời đi các nơi khác để tránh chi phí gia tăng do bị đánh thuế.
Hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ đã tăng 38% trong bốn tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ.
Trong khi đó, xuất khẩu hàng điện tử và máy tính Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh trong năm nay, cho thấy các công ty Trung Quốc đang tìm cách tránh thuế quan của Mỹ bằng cách tuồn hàng sang Việt Nam để thay bao bì trước khi lại xuất khẩu các mặt hàng đó sang Mỹ. Các quan chức Việt Nam đầu tháng này nói rằng Trung Quốc cố tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ và yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.
Trong bối cảnh đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho VOA biết rằng "Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác".
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế với VOA, Việt Nam cần khẩn trương giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ, công bố sách trắng về xuất khẩu, và quan trọng nhất là chặn đứng ngay việc một số hãng xuất hàng sản xuất từ Trung Quốc dán mác Việt Nam để củng cố lòng tin từ phía Hoa Kỳ sau tuyên bố chỉ trích Việt Nam của Tổng thống Trump.
******************
Hôm 27/6, thị trường chứng khoán Việt Nam VN Index rớt giá gần 1,7% ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Việt Nam gay gắt về vấn đề thương mại, cáo buộc nước này đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ, theo hãng tin Bloomberg.
Vào cuối ngày 27/6/2019, trang Bloomberg loan tin chỉ số VN Index giảm 16.02 điểm, sụt 1,67%.
Bloomberg nói rằng đây là lần sụt giảm đến mức thấp nhất của VN-Index kể từ ngày 12/2/2019 cho đến nay.
Trang VnExpress cũng chạy tít là "VN-Index giảm hơn 16 điểm", nhưng không nói rõ lý do, chỉ nói rằng : "lực bán bất ngờ gia tăng trong khi dòng tiền bắt đáy không đủ sức hấp thụ".
Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business hôm 26/6, ông Trump nêu nhận định về một loạt vấn đề kinh tế, vài tiếng trước khi ông lên đường sang Nhật Bản dự hội nghị của Nhóm 20 cường quốc kinh tế.
"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc", tổng thống nói, nhắc tới việc thuế quan của ông áp lên hàng hóa Trung Quốc đang khiến các công xưởng sản xuất dời đi các nơi khác để tránh chi phí gia tăng.
Khi được hỏi ông có muốn đánh thuế lên Việt Nam hay không, ông không phủ nhận và cho biết Mỹ "đang thảo luận" với Việt Nam, nhưng không nói rõ là về vấn đề gì, và nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người".
Ông Trump thường xuyên than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ và đang áp đặt những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh điều mà ông xem là sự mất cân bằng thương mại, trong đó có Việt Nam.
Bloomberg cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức về bình luận này.
Theo quan sát của VOA, truyền thông Việt Nam trong ngày qua cũng không đề cập đến phát biểu chỉ trích Việt Nam của ông Trump.
Các chuyên gia kinh tế nói với VOA rằng tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng hôm 26/6 chứng tỏ rằng thương chiến Mỹ - Trung đang tiếp tục căng thẳng và bây giờ đến lượt Việt Nam là mục tiêu trong việc tăng thuế suất tiếp theo dưới chính sách thương mại của ông Trump.
Từ Florida, Tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí nói :
"Quá bất lợi ! Tôi không ngờ ông ấy lại lôi Việt Nam ra mà nói mạnh như vậy.
"Hoa Kỳ đặt Việt Nam sau Trung Quốc về địch thủ trong chiến tranh thương mại. Phía Mỹ nêu ra vấn đề này thì sẽ cản trở mối quan hệ đối tác toàn diện hiện nay cũng như việc hướng đến quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam".
Từ California, tiến sĩ Lê Minh Nguyên nhận định :
"Khi ông Trump nói như thế tôi nghĩ rằng ông đặt vấn đề xem Việt Nam có ý lợi dụng hệ thống của Hoa Kỳ để tiếp tay với Trung Quốc.
"Ông Trump là người nói thẳng. Từ lúc lên nắm quyền cho tới nay, anh có tính giơ cao đánh khẽ, nghĩa là bước đầu ông dọa nạt, đánh phủ đầu, sau đó thì tìm một thương ước hay một thỏa thuận để có lợi cho Hoa Kỳ, nhằm gây áp lực với những nước cộng sản như Trung Quốc hay Việt Nam, buộc họ phải thay đổi cấu trúc mới giải quyết được vấn đề, tức là các nền kinh tế phải tương đồng.
"Tôi cho rằng vi phạm của Việt Nam là nghiêm trọng, và những vi phạm này cũng dễ thấy, không cần tin tình báo cũng biết được : đó là nhiều công ty Trung Quốc sang Việt Nam và dùng Made in Vietnam để đưa hàng sang Hoa Kỳ. Ông Trump nhận xét như vậy là quá đúng, nhưng để giải quyết vấn đề này thì rất phức tạp".
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí cho biết thêm :
"Việc hàng Trung Quốc sang và gắn mác hàng Việt Nam là điều mà người Mỹ lo ngại nhất".
Chính quyền Trump đã tăng áp lực để Việt Nam điều chỉnh cán cân thương mại bằng cách áp thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khi cân nhắc đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ.
Thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Mỹ với Việt Nam tiếp tục gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2017, lên tới mức 39,5 tỉ đôla trong năm 2018 theo thống kê về ngoại thương của Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ.
Dữ liệu về ngoại thương do Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ công bố vào đầu tháng 6 cho thấy thuế quan của Mỹ đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại của ông Trump.
Theo CNN, hàng nhập khẩu Mỹ từ Việt Nam tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm ngoái, trong khi đó Tổng Cục Hải Quan Việt Nam cho biết trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam chi tới gần 30 tỷ đôla để nhập hàng hóa từ Trung Quốc, tăng12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Từ California, nhà nghiên cứu kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nói với VOA rằng thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ có bao gồm hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc là ‘điều đã quá rõ ràng’.
Ông Nghĩa nói rằng mặc dù Tổng thống Donald Trump hay tuyên bố lung tung, nhưng việc ông nói đến tên Việt Nam trong một chương trình chuyên về kinh tế như vậy có nghĩa là ông đã được cấp dưới thông báo và cập nhật về tình hình giao thương của Việt Nam với Mỹ.
"Ông ấy muốn răn đe Việt Nam là ông ấy đang nghĩ đến việc đó", ông Nghĩa nói và cho biết phía Mỹ ‘đã bỏ qua việc Việt Nam là nước thao túng tiền tệ rồi’ nên trong vấn đề này nếu Việt Nam không giải quyết cho rõ ‘thì sẽ bị thiệt hại rất nặng’.
"Trong 11 tháng chiến tranh thương mại vừa rồi, nhiều người Việt Nam nghĩ rằng có thể lợi dụng được tình hình", ông giải thích. "Họ dán nhãn ‘Made in Vietnam’ lên hàng Trung Quốc để bán sang Hoa Kỳ".
"Số lượng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ gia tăng dữ dội trong vòng 5, 6 tháng đầu năm. Họ (người Mỹ) biết hết. Họ khui ra hết. Việt Nam nếu không giải quyết chuyện này thì nghĩa là lợi bất cập hại", ông nói thêm.
Theo ông Nghĩa thì mặc dù Chính phủ Việt Nam không có chủ trương như vậy nhưng lại không kiểm soát để các cơ sở kinh doanh có hành vi thương mại như thế.
Khi được hỏi lời phàn nàn của ông Trump như vậy là nhắm vào thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ hay nhắm vào việc Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc lách thuế của Mỹ, ông Nghĩa nói : "Thặng dư thì còn có thể thảo luận được. Nhưng nếu trong thặng dư đó có một phần lớn là thặng dư của Trung Quốc ngụy trang thành hàng Việt Nam thì tức là toa rập với Trung Quốc để lừa nước Mỹ thì sẽ rất có hại cho Việt Nam".
***************
Việt Nam 'nên cải tổ nền kinh tế' để tạo lòng tin với Mỹ (VOA, 28/06/2019)
Các chuyên gia kinh tế nói với VOA rằng Việt Nam cần khẩn trương giảm thặng dư mậu dịch với Mỹ, công bố sách trắng về xuất khẩu, và quan trọng nhất là chặn đứng ngay việc một số hãng xuất hàng sản xuất từ Trung Quốc dán mác Việt Nam để củng cố lòng tin từ phía Hoa Kỳ sau tuyên bố chỉ trích Việt Nam của Tổng Thống Donald Trump hôm 26/6.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị Osaka 2019
Tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí ở bang Florida nói :
"Các hãng sản xuất Việt Nam xuất hàng sang Mỹ thì không sao, nhưng hàng Trung Quốc chuyển sang Việt Nam như công ty Asanzo rồi sang Mỹ thì họ không đồng ý. Mỹ đã biết chuyện Asanzo từ mấy tháng rồi, mà Việt Nam mới khám phá ra thôi. Việt Nam phải chặn và kiểm soát gắt gao những chuyện tương tự như Asanzo, mà theo tôi biết có cả chục hãng đã làm như vậy.
"Họ có danh sách hết cả vì văn phòng thương mại Hoa Kỳ đã điều tra và đã lập danh sách về Việt Nam".
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí nói thêm rằng để phản ứng lại chỉ trích của Tổng thống Trump, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn một sách trắng (white book) về số lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm qua, trong đó giải thích rõ tính cách gia công trong các hàng xuất cảng điện tử chẳng hạn, thí dụ rõ nhất là điện thoại Samsung, giá trị gia tăng của Việt Nam chỉ là 5-10%. Qua đó sẽ cho thấy giá trị thực hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ thấp hơn con số đã công bố nhiều.
"Điểm này rất ít các chuyên viên bên Mỹ biết đến, đừng nói gì là nhà chính trị như ông Trump", theo lý giải của ông Phạm Đỗ Chí gửi cho VOA qua email tối ngày 26/6.
"Việt Nam nên sẵn sàng với các tài liệu này khi đàm phán chính thức với Mỹ về các biện pháp làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam", ông Chí viết thêm.
Ngoài ra, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí đề xuất :
Việt Nam nên tuyên bố có chương trình cụ thể nhập cảng thêm một số hàng hóa của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam : Mua máy bay Boeing cho các hãng hàng không mới lập, nhất là nhấn mạnh cho việc sửa soạn lập đường bay thẳng sang Mỹ ; Mua thêm xe hơi Mỹ và giảm thuế nhập khẩu, mua sắm các dụng cụ y tế cao cấp của Mỹ…
Khuyến khích sinh viên sang du học và nghiên cứu sau đại học ở Mỹ, thay vào "lỗ hổng" của sinh viên Trung Quốc mà Mỹ đang chặn lại.
Việc làm thật sự để tránh một cuộc thương chiến mới do Mỹ đặt ra, là cải tổ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam một cách thật sự và sâu rộng, nâng cao khu vực tư nhân , khuyến khích khởi nghiệp với công nghệ cao từ Mỹ, cải tổ hệ thống ngân hàng tư nhân,...
Nâng cao việc kiểm soát và tôn trọng sở hữu trí tuệ với Mỹ
Duyệt lại chính sách FDI một cách chọn lọc hơn, khuyến khích các hãng Hoa Kỳ có kết nối với việc phát triển công nghệ Việt Nam
Sau cùng và quan trọng nhất là chú trọng đến việc thiết lập chính sách đối tác chiến lược và toàn diện với Mỹ, là mục tiêu chính yếu của cuộc thăm viếng Mỹ đang chờ đợi của lãnh đạo Việt Nam trong vài tháng tới.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí nhận định : "Việt Nam đang ở vào thế vô cùng thuận lợi với Mỹ trong kế hoạch lưu thông hàng hải tự do ở Biển Đông, mà Mỹ và các đồng minh trong khối Ấn Độ-Thái Bình Dương đang muốn tăng cường thiết lập và bảo vệ. Việc này sẽ bảo vệ an ninh quân sự và chính trị của Việt Nam : mục tiêu mong mỏi bất chiến tự nhiên thành !"
Ông khuyên rằng đừng để mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là chuyện nhỏ nhưng gây ảnh hưởng xấu đến chiến lược đối tác đang được mong đợi.
Tương tự như đề xuất của Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên ở bang California khuyên rằng trong ngắn hạn Việt Nam nên mở thêm thị trường cho hàng hóa Mỹ và về dài hạn Việt Nam nên thay đổi cơ chế kinh tế :
"Phải mở thêm thị trường Việt Nam cho hàng hóa Mỹ, như xe hơi Mỹ chẳng hạn, thị trường tài chính tiền tệ, thanh toán điện tử…
"Muốn cải thiện sự đe dọa của Tổng thống Trump thì Việt Nam phải có một nền thương mại công bằng, ngưng trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp quốc doanh.
"Việt Nam phải làm sao đừng để cho Hoa Kỳ thấy rằng mình là bàn tay nối dài của Trung Quốc thông qua các công ty Trung Quốc hoạt động trá hình ở Việt Nam".
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ California đưa ra lời khuyên rằng để giải tỏa quan ngại của Mỹ thì phía Việt Nam nên để cho Mỹ đặt nhân sự tại các hải cảng của Việt Nam để kiểm tra các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ngay từ gốc để đảm bảo rằng đó là những sản phẩm ‘Made in Vietnam’ theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Ông cho biết Việt Nam và Mỹ ‘đang nói chuyện với nhau’ về cán cân thương mại và trong vụ việc này, ‘Việt Nam phải tỏ rõ thiện chí’.
"Tòa Đại sứ Việt Nam, tham tán thương mại của Việt Nam phải tìm cách liên lạc (với phía Mỹ) và giải thích", ông nói. "Phải xác nhận là có trường hợp như thế và chúng tôi đang tìm cách kiểm soát".
"Nguyên vật liệu nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, sau đó lại xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ. Vậy tỷ trọng những sản phẩm ‘Made in Vietnam’ có bao nhiêu phần trăm là Việt Nam đóng góp", ông nói và cho rằng Việt Nam phải làm rõ ràng vấn đề này với Mỹ.
Khi được hỏi khi Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay, thì tỷ trọng đóng góp của Việt Nam là bao nhiêu phần trăm trong hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ thì Mỹ sẽ chấp nhận được, ông Nghĩa dẫn ra hiệp định thương mại tự do mới vừa ký kết giữa Mỹ, Canada và Mexico quy định mức ‘70% sản phẩm xuất phát từ thị trường xuất khẩu’.
"Mỹ không muốn hai nước láng giềng của Mỹ mua hàng Trung Quốc rồi bán vào Mỹ với dãn nhác mác của Canada và Mexico", ông giải thích.
Về thặng dư thương mại của Việt Nam đối với Mỹ, ông Nghĩa cho rằng ‘Việt Nam đạt được xuất siêu bao nhiêu với Hoa Kỳ thì nhập siêu bấy nhiêu với Trung Quốc’ và rằng ‘hiện tượng này đã kéo dài từ lâu’.
"Lãnh đạo Việt Nam phải giải thích rõ ràng là làm sao có thặng dư thương mại và có thể mua một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn để cân bằng mậu dịch", ông khuyên.
Về lâu dài, ông khuyến cáo Việt Nam không nên đi theo con đường của Trung Quốc sản xuất ‘toàn hàng rẻ tiền’ hay tập trung vào đầu tư của Trung Quốc mà ông cho rằng ‘toàn dùng công nghệ tồi tệ, thiết bị lạc hậu’ mà phải chuyển sang sản xuất với trình độ công nghệ cao với sự đầu tư từ Nhật Bản để xuất khẩu các hàng hóa có giá trị cao hơn sang Mỹ và Tây Âu.
Trả lời câu hỏi tác động của việc Mỹ áp thuế cùng lúc với hàng tiêu dùng từ cả Trung Quốc và Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng mặc dù người tiêu dùng Mỹ phải chịu giá hàng hóa đắt hơn ‘nhưng so với việc Việt Nam bị đánh thuế vì ăn gian thì cũng phải cân nhắc’.
"Không ai muốn chuyện này, nhưng khi nhìn thấy sự gian lận đó thì người ta (người tiêu dùng Mỹ) cũng phải chấp nhận", ông nói thêm và cho biết ‘còn nhiều nơi sản xuất hàng rẻ tiền như thế chứ không phải chỉ Việt Nam, Trung Quốc không thôi’.
"Có thể (chính quyền Mỹ) đã suy nghĩ về chuyện đó (đánh thuế Việt Nam) rồi nên ông Trump mới nói".
Ông Nghĩa cũng cho rằng hiệp định mậu dịch tự do mà Việt Nam sắp ký kết với Liên minh Châu Âu ‘chưa giúp được’ cho Việt Nam bù trừ cho thiệt hại từ thị trường Mỹ nếu Việt Nam bị áp thuế.
"Lãnh đạo Việt Nam phải cho thấy rõ ràng họ quyết tâm ngăn chặn thì may ra còn có thể đỡ được", ông nói. "Nếu không sẽ bị vạ lây".
****************
Vì sao Việt Nam có nguy cơ trong tầm ngắm của bộ Tài Chính Mỹ ? (RFI, 27/06/2019)
Thương chiến Mỹ - Trung đang làm thay đổi các cách thức trao đổi mậu dịch giữa Mỹ và Châu Á. Việc Hoa Kỳ tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc làm gia tăng hiện tượng di dời nhà xưởng sang Việt Nam. Hệ quả là hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng vọt và thâm thủng mậu dịch của Mỹ với nước này cũng tăng theo.
Xưởng may Maxport tại tỉnh Thái Bình, Việt Nam, ngày 13/06/2019.Reuters/Kham/File Photo
Ông Jean-Raphaël Chaponnière, chuyên gia kinh tế Trung Tâm Châu Á, trên trang mạng Asialyst, lưu ý, bộ Tài Chính Mỹ đang theo dõi sát mọi biến chuyển tại Việt Nam.
Làn sóng di dời nhà xưởng
Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Mỹ đã bị sụt giảm. Thâm hụt mậu dịch giữa Washington với Bắc Kinh giảm 8% tức khoảng 113 tỷ đô la, trong khi mà bản thân tổng mức thâm hụt hầu như không thay đổi – nằm trong khoảng 347 và 349 tỷ đô la.
Theo giải thích của ông Chaponnière, mức giảm thâm thủng của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã được bù bằng mức tăng thâm hụt của Mỹ với các nước Châu Á khác. Với 16,8 tỷ đô la trong giai đoạn từ tháng Giêng cho đến tháng Tư 2019, thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Việt Nam đứng hàng thứ hai tại Châu Á, sau Trung Quốc và đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Nếu như Hoa Kỳ thực thi các đe dọa áp thuế chống Trung Quốc, nhập siêu của Mỹ đối với Việt Nam trong năm 2019 này rất có thể vượt quá 50 tỷ đô la.
Xung đột thương mại Mỹ và Trung Quốc còn thúc đẩy nhanh hơn nữa làn sóng di dời nhà xưởng, được khởi động do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng lên. Các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều chọn lựa. Hoặc họ tiến hành tự động hóa ; hoặc họ đến lập doanh nghiệp tại các tỉnh phía tây đất nước, ở đó, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện và có mức lương thấp hơn ; hoặc họ di dời sang các nước khác.
Theo một điều tra được thực hiện cuối năm 2017 tại 640 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ ở phía nam Quảng Đông, phần đông các doanh nghiệp này dự kiến tự động hóa dây chuyền sản xuất, một số ít (6% trong ngành may mặc và 12% trong ngành đóng giày) là nghĩ đến việc ra khỏi vùng duyên hải, và một nửa trong nhóm thiểu số này nhắm đến di dời nhà xưởng ra nước ngoài.
Đương nhiên, làn sóng di chuyển nhà xưởng đã tăng nhanh sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế 25% nhắm vào 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc, bao gồm một phần lớn hàng hóa do hãng Wall Mart phân phối tại Mỹ.
Việt Nam : Quốc gia hưởng lợi từ cuộc thương chiến ?
Việt Nam là quốc gia thu hút các doanh nghiệp rời Trung Quốc nhiều nhất. Dòng di chuyển nhà xưởng giải thích vì sao xuất khẩu Việt Nam tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2010 – 2018. Hiện tại, xuất khẩu Việt Nam tương đương 110% tổng sản phẩm nội địa.
Làn sóng này bắt đầu trong những năm 2000 khi xảy ra căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và Tokyo. Sự kiện khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khi ấy buộc phải áp dụng một chiến lược mà hãng tài chính lớn của Nhật Nomuara đặt tên là "China one plus". Nghĩa là đầu tư ở Trung Quốc và tại một nước khác, tránh tình trạng "để tất cả trứng trong cùng một rổ". Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã chọn Việt Nam và họ đôi khi dựng xí nghiệp ở miền Bắc để dễ bề xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo chân Nhật Bản là Hàn Quốc. Năm 2019, hơn 7000 doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng khoảng 700 ngàn lao động Việt Nam. Mức lương trung bình của nhân công Việt Nam là 3800 đô la/năm, rẻ hơn ba lần so với tại Trung Quốc. Những doanh nghiệp này chiếm đến gần 1/3 tổng xuất khẩu của Việt Nam.
Trong số các doanh nghiệp Hàn Quốc, Samsung là nhà đầu tư lớn nhất. Tập đoàn này cho lắp ráp tại Việt Nam đến một nửa trong số 300 triệu chiếc điện thoại Galaxy bán ra trên thế giới và thu hút nhiều nhà thầu phụ khác. Tương tự, hãng LG cũng đang đóng cửa nhà xưởng ở Pyeongtaek và mở rộng khu xưởng ở Hải Phòng, nơi này lắp ráp 11 triệu chiếc điện thoại thông minh.
Có thể nói từ năm 2014, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, trước Nhật Bản và bỏ xa cả Trung Quốc. Dù vậy, trong khoảng từ tháng Giêng và tháng 5/2019, đầu tư của Trung Quốc đã tăng gấp năm lần và họ đã qua mặt Hàn Quốc bằng cách gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Phân tích các số liệu nhập khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ cho thấy là các sản phẩm bị liên lụy bởi thông báo tăng thuế hải quan đã tăng thêm 34%, tăng nhanh hơn các sản phẩm thuộc những chủng loại khác đến ba lần. Hậu quả : Thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã tăng vọt và kể từ giờ hàm chứa một rủi ro cho Hà Nội.
Trong tầm ngắm của bộ Tài chính Mỹ
Từ những năm 1990, cứ mỗi sáu tháng, bộ Tài Chính Mỹ công bố một báo cáo về chính sách trao đổi của những đối tác thương mại chủ yếu của Mỹ. Mục đích là để xác định xem những nước này có thao túng tỷ giá hối đoái hay không để củng cố tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của họ vào thị trường Mỹ.
Tài liệu này phân tích những nước nào có được thặng dư mậu dịch ít nhất là 20 tỷ đô la đối với Mỹ. Nhất là, bộ Tài Chính giám sát những nước nào mà cán cân tài khoản vãng lai vượt quá 3% GDP của họ và đồng tiền bị giảm giá so với đồng đô la Mỹ.
Đối với những quốc gia này, bộ Tài Chính xem xét đến chính sách can thiệp của các ngân hàng trung ương để thu mua đô la nhằm tránh cho đồng tiền nội tệ bị tăng giá so với đồng đô la. Nếu như số tiền tích trữ được trong năm nhờ vào những biện pháp can thiệp từ các ngân hàng trung ương của những nước có liên quan vượt quá 2% GDP của những nước đó, bộ Tài chính Mỹ có thể suy ra rằng có nhiều xác suất thao túng đồng tiền. Cuối cùng, nếu như báo cáo đi đến kết luận này, hành pháp của Mỹ được phép đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại chống lại quốc gia bị cáo buộc thao túng tiền tệ.
Trung Quốc từ lâu là mục tiêu chính trong những báo cáo của bộ Tài Chính. Tuy nhiên, trong suốt thời gian nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama chưa bao giờ kết luận Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ. Bất chấp các cáo buộc của ứng viên Donald Trump, không một báo cáo nào được công bố kể từ khi ông Donald Trump đắc cử đi đến một kết luận như vậy, kể cả trong báo cáo hồi tháng 5/2019 mới đây.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc từng bị trượt giá đến 10% so với đồng đô la năm 2018, xóa tan tác động của việc tăng thuế nhập khẩu. Xu hướng này đang tiếp diễn trong năm nay đến mức ngưỡng 7 nhân dân tệ đổi lấy một đô la rất có thể bị vượt qua.
Thế nhưng, báo cáo mới nhất của bộ Tài Chính đã đưa thêm nhiều nước Châu Á mới : Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam. Khi ghi nhận cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam tăng lên và có khả năng vượt 5% PIB trong năm 2018, báo cáo lưu ý rằng mặc dù đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt trong năm 2016, nhưng tỉ giá của đồng Việt Nam so với đô la thay đổi rất ít bởi vì Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã nhiều lần can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm giữ cho đồng nội tệ không tăng giá.
Nếu như Việt Nam nằm trong tầm ngắm của bộ Tài Chính Mỹ, nước này vẫn chưa làm cho ông Donald Trump nổi dóa. Tuy nhiên, trong một dòng tweet, tổng thống Mỹ lưu ý : "Rất nhiều doanh nghiệp rời Trung Quốc sang Việt Nam hay nhiều nước khác. Chính vì thế Trung Quốc muốn có một thỏa thuận".
Tác giả cảnh báo : Nếu như những trông đợi của tổng thống Mỹ không đạt được tại thượng đỉnh G20 diễn ra ở Osaka trong hai ngày 28 và 29 tháng 6/2019, chủ nhân Nhà Trắng có nguy cơ đổi ý đối với Việt Nam !
RFI tiếng Việt
******************
Hàng tỉ đôla giá trị hàng hóa Trung Quốc chịu thuế quan của Mỹ trong chiến tranh thương mại giữa hai nước đang đi đường vòng vào Mỹ qua ngả các nước khác ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, theo dữ liệu của Việt Nam được báo Wall Street Journal loan tải hôm thứ Tư.
Trong năm tháng đầu năm nay, hàng điện tử, máy tính, máy móc và các thiết bị khác xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh so với một năm trước đó. Đồng thời những hàng hóa đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng, tờ Journal dẫn số liệu thương mại do Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố cho biết.
Cụ thể, máy tính và hàng điện tử của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 71,6 phần trăm trong năm tháng đầu năm nay lên 1,8 tỉ đôla, hơn gấp năm lần so với tốc độ xuất khẩu các sản phẩm như vậy trên toàn thế giới. Trong cùng giai đoạn này, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong danh mục này tăng 80,8 phần trăm lên 5,1 tỉ đôla, gấp bốn lần tốc độ được ghi nhận cho toàn thế giới, dữ liệu của Việt Nam cho thấy.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, máy móc và thiết bị từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 54,4 phần trăm so với năm trước lên 1,7 tỉ đôla, so với mức tăng 6,7 phần trăm toàn cầu, theo dữ liệu. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian tăng 29,2 phần trăm lên 5,7 tỉ đôla, gấp khoảng hai lần tốc độ được báo cáo đối với hàng nhập khẩu trên toàn thế giới.
Tờ Journal cũng ghi nhận những xu hướng thương mại tương tự ở Đài Loan, một nước xuất khẩu công nghệ lớn.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hơn một năm qua đã tìm cách loại bỏ tập tục được gọi là trung chuyển (transshipment), trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc thường được gia công hoặc thay đổi ở mức tối thiểu trong một lần dừng ngắn ở một cảng thứ ba và sau đó tái xuất khẩu dưới dạng sản phẩm có nguồn gốc từ cảng thứ ba.
Tờ Journal dẫn lời một phát ngôn viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết cơ quan đã xác định việc trung chuyển bất hợp pháp hàng hóa Trung Quốc qua một số quốc gia, chỉ ra các trường hợp trong những tháng gần đây tại Việt Nam, Malaysia và Philippines. Bà nói cơ quan này sẽ tiếp tục theo đuổi hành động né tránh thuế quan như vậy.
Không lâu sau khi tờ Journal loan tin, ông Trump đả kích Việt Nam bằng những lời lẽ gay gắt trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business.
"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc", tổng thống nói. "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người".
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa hồi đáp ngay tức thì yêu cầu của VOA bình luận về những phát biểu của ông Trump.
Tin tức này cũng xuất hiện trong bối cảnh một doanh nghiệp được chứng nhận sản xuất "hàng Việt Nam chất lượng cao" ở Việt Nam bị phát giác nhập khẩu các bộ phận và linh kiện từ Trung Quốc và sau đó bóc tem xuất xứ để thay bằng nhãn "Made In Vietnam", theo một cuộc điều tra của báo Tuổi Trẻ.
Truyền thông trong nước cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là đã yêu cầu các bộ và các cơ quan kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan tới Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo và báo cáo kết quả trước ngày 30 tháng 7.
"Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói vào thứ Năm tuần trước, nói thêm rằng Tổng cục Hải quan Việt Nam đang có những bước đi cụ thể để ngăn chặn hành vi này.
Ông Phúc sẽ đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. Không rõ ông có định gặp gỡ ông Trump bên lề sự kiện này hay không và liệu những vấn đề thương mại có được nêu ra hay không.
Dữ liệu ngoại thương của Mỹ cho thấy thuế quan đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại của ông Trump.
Vào tháng 5 năm 2018, Mỹ đánh thuế hơn 250 phần trăm lên một số mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam sau khi kết luận rằng chúng chứa "một phần đáng kể" thép Trung Quốc.
Mỹ đã áp đặt thuế quan 25 phần trăm lên 200 tỉ đôla giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc và đang chuẩn bị áp thêm thuế quan lên thêm 300 tỉ đôla giá trị hàng hóa nữa, từ đồ chơi cho tới đồ điện tử, về cơ bản là bao trùm hết toàn bộ thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
https://youtu.be/HZ04FfGd7CQ?list=PL231429C17BE39E34
"Made in Vietnam" trong thương chiến Mỹ-Trung
Nguyễn Quang Duy, 29/06/2019
Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business, ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường :
"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc… Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng".
Ông Trump đã công khai rõ ràng Hà Nội đang tiếp tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung.
Thượng bất chính…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : "Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam" - Ảnh VnReview
Vào ngày 14/03/2018, phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Samsung lên khoe :
"Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng 3/4 lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam)".
Về lại Việt Nam được ai đó nhắc khéo nên tại một Hội nghị ở Hà Nội, ngày 19/12/2018, ông Phúc lại tuyên bố :
"…nói Samsung là 100% nước ngoài là nhầm lẫn ! Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước trước đây bằng 0 thì nay đã trên 30%".
Hạ tất loạn !
Đến Thủ tướng còn muốn biến hàng ngoại thành hàng Việt, nói gì các tư nhân chỉ biết chạy theo lợi nhuận làm giàu.
Tuần này báo Tuổi Trẻ vạch trần Asanzo nhập linh kiện, lột tem, xé nhãn Trung Quốc, lắp ráp thành sản phẩm dán tem, dán nhãn "Made in Vietnam", "Xuất xứ từ Việt Nam" và "Hàng Việt Nam chất lượng cao" để bán giá thật cao.
Được báo Tuổi trẻ phỏng vấn Chủ tịch Tập đoàn Asanzo ông Phạm Văn Tam cho biết : "Gần như là mình nhập 100%. Bên mình chỉ là khâu đầu - cuối, mình ráp lên, kiểm tra sản phẩm đạt thì cho ra thị trường".
Ông Tam thừa nhận : "Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam".
Asanzo bắt đầu doanh nghiệp vào cuối năm 2013, nhưng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Chỉ sau 1 năm Asanzo đã bán ra hơn 100.000 tivi. Đến năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần. Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000.
Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, lên kế hoạch cho năm 2019 đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng.
Hơn 6 năm mọi cơ quan công quyền, kể cả quan thuế và thuế vụ, đều không hay biết phải đợi đến khi bị phanh phui Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ra lệnh vào cuộc điều tra.
Pháp luật lỏng lẻo như thế nói gì việc vô số công ty Trung Quốc đang hoạt động trá hình tại Việt Nam.
Pháp luật mù mờ…
Chưa chắc Asanzo đã làm trái với pháp luật Việt Nam, vì ngay chính Samsung, 100% linh kiện nhập, vẫn nhìn nhận là hàng "Made in Vietnam".
Luật hiện hành không rõ ràng nên dễ được giải thích một sản phẩm là "Made in Vietnam" khi giá trị gia tăng tại Việt Nam lớn hơn hay bằng 30% giá trị sản phẩm.
Các sản phẩm của Samsung có giá trị thương hiệu nên thu lợi nhuận rất cao. Hằng năm Samsung thu lợi nhuận trên 5 tỷ USD cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Vì thế nếu cộng thêm các chi phí khác giá trị gia tăng tại Việt Nam dễ vượt trên 30% giá xuất xưởng và xuất cảng.
Phần giá trị gia tăng cho Việt Nam rất nhỏ chỉ một vài phần trăm, nhưng Samsung là thương hiệu Đại Hàn và nước này đã ký Thỏa ước ngoại thương với Mỹ.
Asanzo khi nhập linh kiện từ Trung Quốc được miễn 10% thuế quan, các chi phí lắp ráp và giá thương hiệu hay mức lời rất cao, nên giá trị gia tăng cũng dễ dàng đạt trên 30% tổng giá bán ra nên cũng đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam.
Ngày nay hầu hết các nước, ngay cả Trung Quốc, đều có quy định thành luật cụ thể và rõ ràng về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa như made in/by/for…, produced in…, designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for..., không mù mờ như luật pháp Việt Nam.
Lạ một điều là Việt Nam đã bắt đầu thi hành CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), sẽ ký EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh Châu Âu) vào cuối tháng 6 này, lại vẫn chưa điều chỉnh luật để phù hợp với luật pháp các quốc gia khác.
Gần đây hàng Trung Quốc biến hóa thành hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tránh thuế đang rõ ràng gia tăng nhưng Hà Nội vẫn không tích cực ngăn chặn.
Theo báo Wall Street Journal ngày 26/6/2019 có hàng tỷ Mỹ Kim hàng hóa Trung Quốc tránh quan thuế Mỹ đi đường vòng vào Mỹ qua các nước Á Châu, đặc biệt là Việt Nam.
Nếu Hà Nội không điều chỉnh lại luật pháp, buộc Mỹ phải trừng phạt, người dân Việt đã khổ sẽ phải khổ thêm.
Nỗi đau của dân nghèo…
Asanzo chủ yếu nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam biến hóa thành hàng Việt Nam để bán trong thị trường Việt Nam nên thua thiệt là người tiêu thụ, nhất là người ở thôn quê nghèo, ít tiền, không rành về thương hiệu và phẩm chất mặt hàng.
Asanzo phải đóng 10% thuế quan khi nhập 1 tivi từ Trung Quốc, nhưng nếu nhập vài linh kiện để lắp ráp tivi tại Việt Nam thì Asanzo được miễn khoản thuế này. Lỗ hổng luật pháp để Asanzo tránh thuế quan.
Theo báo Tuổi Trẻ, Asanzo còn lập nhiều công ty ma để trốn và tránh thuế.
Asanzo là một doanh nghiệp tư nhân lớn mà dễ dàng trốn và tránh thuế cả 6 năm như thế thì cần xét lại khả năng chuyên môn của cả Thuế Quan lẫn Sở Thuế của Việt Nam.
Thất thu ngân sách như thế chỉ làm lợi cho những kẻ biết luồn lách còn thua thiệt vẫn chính là người dân.
Chủ tịch Asanzo ông Phạm Văn Tam là một "Shark Tank" lại thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình VTV để "truyền cảm hứng" cho giới trẻ khởi nghiệp làm giàu giúp đất nước phú cường, vỡ lẽ ông lại là "cá mập" chuyên làm giàu trên xương máu dân nghèo.
Niềm tự hòa công nghiệp hóa đất nước…
Từ ngày miền Bắc quyết định tiến lên xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã theo mô hình Xô Viết thực hiện công nghiệp hóa đất nước đến nay đã trên 60 năm.
Công nghiệp do đó luôn được Hà Nội ưu tiên, trước kia Hà Nội cho xây dựng các Tập đoàn nhà nước nhưng đều thất bại.
Ngày nay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nâng đỡ mọi mặt nhờ thế thống lĩnh nền kinh tế Việt Nam. Không ít đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Con số này đang gia tăng khi hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế.
Tư nhân Việt đều nhỏ không đủ sức cạnh tranh. Muốn lớn mạnh và làm giàu thì phải gian dối như Asanzo biến hóa hàng Trung Quốc thành "Made in Vietnam".
60 năm ước mơ "Made in Vietnam" kết quả là hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, công nghiệp hóa đất nước xem như thất bại.
Mượn cả mô hình phát triển…
Ngay cả mô hình phát triển cũng mượn "Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc" đổi lại thành "Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"…
Một hình thức "Made in China" nay thành "Made in Vietnam"
Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp 70% dân số vẫn sống ở nông thôn với một mức sống vô cùng thấp.
Dồn nguồn lực để công nghiệp hóa thì phải dùng nguồn lực từ nông nghiệp, nông dân là thành phần phải chịu hy sinh.
Công nghiệp hóa đã hoàn toàn thất bại, trong khi đồng bằng sông Cửu Long sông Hồng Hà xưa là vựa lúa nay người nông dân sống nghèo và thiếu thốn.
Đã đến là lúc Hà Nội phải nhìn nhận thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa.
Hà Nội cần thay đổi thể chế…
Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc nhở Hà Nội đừng lợi dụng Mỹ.
Như khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Tòa Bạch Ốc tháng 6/2017 ông nhắc về cán cân thương mãi mất quân bình, dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng tháng 11/2017 ông tuyên bố nhiều nước lợi dụng Mỹ.
Ở Hà Nội tháng 2/2019, ông nói rõ sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam cân bằng cán cân thương mãi Mỹ-Việt.
Mua nhiều vũ khí Mỹ nghĩa là khi xảy ra chiến tranh phải phụ thuộc vào Mỹ, nếu không Mỹ dễ dàng khống chế số vũ khí này.
Ông Trump ngay trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước tiếp tay với Mỹ để chống lại các chế độ xã hội chủ nghĩa, Hà Nội lại vẫn muốn đeo đuổi thứ chủ nghĩa này.
Ông Trump đang tìm mọi cách để ép Trung Quốc thay đổi thể chế cộng sản, chấp nhận luật chơi chung cho các quốc gia theo kinh tế tự do, thì Hà Nội lại tiếp tay với Trung Quốc.
Chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung càng lúc càng trở nên khốc liệt, ngay trước mắt là Hà Nội cần giảm thiểu việc lệ thuộc vào Trung Quốc, không để nước này mượn đường "hàng Tàu nhãn Việt" hay đầu tư lắp ráp hàng Trung Quốc rồi tuồn hàng sang Mỹ.
Nhưng con đường đúng đắn cho Hà Nội là phải thay đổi thể chế thực hiện một nền kinh tế tự do đúng nghĩa, với một nền chính trị tự do và dân chủ đưa đất nước thoát khỏi đau thương của chiến tranh Mỹ-Trung, hòa nhập cùng thế giới tự do.
Melbourne, Úc Đại Lợi, 29/6/2019
Nguyễn Quang Duy
Trung Khang, RFA, 27/06/2019
Chỉ vài giờ trước khi lên đường dự Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26/06/2019, Tổng thống Trump đã nói : Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ nhất, còn hơn Trung Quốc. Ông cũng nói rằng ‘Gần như tất cả các nước trên thế giới đều lợi dụng Mỹ’. Phát biểu của Tổng thống Mỹ vào giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ Trung đang gia tăng, đã gây ra những lo ngại về khả năng Hoa Kỳ có thể cũng sẽ áp thuế nặng lên các hàng hóa của Việt Nam như đối với Trung Quốc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Nhà trắng hôm 26 tháng 6 năm 2019, trước khi lên đường dự Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Reuters
Hoa Kỳ mới đây đã áp 25% thuế lên khoảng 200 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Tổng thống Trump dọa rằng Mỹ có thể còn áp thuế lên khoảng hơn 300 tỷ đô la hàng hóa còn lại từ Trung Quốc.
Trao đổi với RFA hôm 27/6/2019, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :
"Tôi nghĩ việc này Việt Nam cũng đã ý thức được rồi, ngay từ lần đầu tiên ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ, thì Tổng thống Trump cũng đã nhắc ông Phúc về tình trạng xuất siêu của Việt Nam qua Hoa Kỳ. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 xuất siêu sang Hoa Kỳ, tuy nhiên xuất siêu của Trung Quốc, Nhật và các nước trên Việt Nam ở quy mô lớn hơn Việt Nam rất nhiều".
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ đạt trên 47 tỷ đô la, tăng hơn 14% so với năm trước đó. TRong đó, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ gần 35 tỷ đô la trong năm 2018. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo Bà Phạm Chi Lan, khi căng thẳng thương mại Mỹ Trung diễn ra thì Việt Nam cũng đối mặt những thách thức rất lớn, trong đó cụ thể nhất là đầu tư ở Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế khi xuất khẩu đi Mỹ. Điều này một mặt giúp Việt Nam tăng trưởng thêm nhờ nguồn vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài tăng, nhưng mặt khác làm cho nguy cơ xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ tăng.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business News, Tổng thống Trump cũng thừa nhận thực tế mà ông gọi là đáng quan tâm này.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam 2,29 tỷ đô la, đứng hạng 3 các nước đổ vốn vào Việt Nam.
Việc các dự án FDI từ Trung Quốc tăng nhanh tại Việt Nam được đánh giá do tác động của thương chiến Mỹ - Trung. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế cao từ Mỹ đánh lên các sản phẩm từ Trung Quốc.
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 27/6, đưa ra nhận định về tuyên bố mới của Tổng thống Trump :
"Tôi thấy cái này Việt Nam phải cấp tốc, khẩn trương làm chứ không thể chần chừ được. Bởi vì việc di chuyển nhà xưởng sang Việt Nam cũng nhiều, đồng thời họ di chuyển sản phẩm sang rồi dán nhãn ‘Made in Vietnam’ cũng nhiều. Người ta đã nói nhiều lần chứ không phải mới đây. Lần này Tổng thống Trump tuyên bố Việt Nam lạm dụng có thể là do công ty Việt Nam hợp thức hóa chuyện đó".
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam công bố hôm 9/6/2019, Trung Quốc cố tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ. Cụ thể các công ty Trung Quốc trước hết xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, sau đó hàng hóa được thay bao bì và ghi "Made in Vietnam" trước khi xuất sang Mỹ, nhằm tránh mức thuế 25% do Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh trên hàng hóa của Trung Quốc.
Năm 2018, hải quan Mỹ cũng từng phát hiện Công ty FINEWOOD Việt Nam có hành vi nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó đưa về nhà xưởng để thay đổi nhãn mác và xuất khẩu sang Mỹ với xuất xứ Việt Nam.
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng có thể Tổng thống Trump đưa ra thông điệp này không chỉ với Việt Nam mà còn nhắm tới Trung Quốc :
"Đây cũng có thể là thông điệp của Tổng thống Trump vừa cho Việt Nam, vừa cho Trung Quốc về việc Trung Quốc đừng lợi dụng con đường Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ".
Với nghi vấn đây là thông điệp của Tổng thống Trump vừa cho Việt Nam, vừa cho Trung Quốc về việc Trung Quốc đừng lợi dụng con đường Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng ông Trump theo đuổi chính sách thuế quan với mọi nước, không ám chỉ riêng Trung Quốc. Ông nói tiếp :
"Việt Nam không để hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ... dùng xuất xứ Việt Nam, cho nên không sợ. Chính phủ Mỹ đã điều tra nhiều tháng rồi. Cũng có một số trường hợp, người doanh nhân Việt Nam mua hàng Trung Quốc, gắn nhãn ‘Made in Vietnam’ để bán, thì đó là các cá nhân gian lận, không buộc tội cho cả một chính phủ được".
Trong cuộc họp báo ngày 20/6 của Bộ Ngoại Giao, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về biện pháp của Việt Nam trước thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc gắn nhãn "Made in Vietnam" để xuất sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lấy danh nghĩa hàng Việt Nam.
Vào đầu tháng 6, các quan chức Việt Nam nói Trung Quốc cố tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ, và yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Vấn đề thứ hai đáng quan tâm trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam là thao túng tiền tệ. Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 27/6, đưa ra nhận định :
Hình minh họa. Tiền VND AFP
"Thứ hai có thể có vấn đề thao túng tiền tệ nữa. Đây là vấn đề nghiêm trọng và tôi cho rằng nhà nước cần cấp tốc đưa ra những quy chế, để quản lý, hường dẫn cho các doanh nghiệp. Nhất là những người ham lợi, họ bất chấp, nếu để việc trừng phạt xảy ra thì sẽ liên lụy các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 28/5/2019 xếp Việt Nam vào danh sách 9 nước cần phải theo dõi về thao túng tiền tệ vì chưa đáp ứng được một số tiêu chí của Mỹ.
Có 3 tiêu chí để Bộ Tài chính Mỹ quyết định một nước có bị xem là thao túng tiền tệ hay không gồm : có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và thiên lệch với bằng chứng rõ ràng, thường xuyên can thiệp tiền tệ.
Thao túng tiền tệ (currency manipulation), là một hình thức phá giá, là làm mất giá đồng nội tệ để coi đó là một hình thức trợ cấp cho xuất khẩu. Đấy là điều mà nhiều người Mỹ đang lên tiếng chỉ trích Chính phủ Trung Quốc về hành động này.
Trước cáo buộc của Bộ Tài chính Mỹ, hôm 6/6/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam không thực hiện và không có ý định thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế thương mại.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore khi trao đổi với đài RFA hôm 4/6/2019 qua tin nhắn liên quan vấn đề này, nhận định :
"Nếu Tổng thống Trump muốn, ông ấy sẽ đánh thuế cao lên hàng Việt Nam. Việt Nam có thể khắc phục bằng cách mua thêm hàng hóa Mỹ như đậu tương, than, vũ khí, thịt bò, thịt heo, hàng công nghệ cao.v.v… Theo tôi, mua thêm hàng hóa Mỹ là cách đơn giản nhất cho Việt Nam.
Cũng trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26/6, khi được hỏi liệu Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa Việt Nam không (tương tự như với Trung Quốc), Tổng thống Trump nói rằng Việt Nam là nước lợi dụng nhất dù Việt Nam đã mua nhiều than từ West Virginia, Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Trump cũng đã từng nói, Việt Nam nên mua vũ khí của Mỹ, vì Hoa Kỳ đã bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 5/2016, nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội.
Tháng 8/2018, có tin đưa ra từ Bộ Quốc phòng Mỹ là Việt Nam ký một hợp đồng trị giá gần 100 triệu đô là mua vũ khí. Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó tránh bình luận tin này.
Bà Phạm Chi Lan thì cho rằng nhận xét của ông Trump nói ‘Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc’ có phần chưa thật xác đáng. Vì thực tế, không thể so sánh kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giữ Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đang xuất siêu sang Mỹ vẫn hơn 300 tỷ USD, còn Việt Nam xuất siêu sang Mỹ có tăng lên mấy chục phần trăm trong mấy tháng đầu năm nay, nhưng chỉ vẫn vài chục tỷ thôi.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 27/06/2019
******************
Và cuối cùng tới phiên Việt Nam
Cánh Cò, RFA, 26/06/2019
Nhiều người nghi ngờ tác động hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc chạy sang núp dưới cái bóng Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ sẽ làm cho kinh tế Việt Nam khó khăn thêm nếu Trump chú ý tới những mánh khóe gian dối mà Trung Quốc sẽ làm như thường thấy xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó đã tới và Trump cũng đã công khai lên tiếng chỉ trích thái độ mà ông gọi Việt Nam là "kẻ lạm dụng" (1).
Hải quan chặn hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam
Hà Nội sống quá lâu trong sự coi thường đế quốc Mỹ, một con hổ giấy, một kẻ thù giấu mặt, thậm chí một đất nước rất dễ lợi dụng nên tâm lý phớt lờ cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn xuất hiện trong tư duy của báo chí lẫn cán bộ làm kinh tế. Mỹ đánh Tàu thì chỉ có lợi cho Việt Nam mà thôi, và từ đó sinh ra những kế hoạch "hậu trường" nhằm lợi dụng cuộc chiến này để thủ lợi.
Cách thủ lợi nhanh chóng và gọn gàng nhất là âm thầm mời các công ty Trung Quốc vốn đang bị Mỹ bao vây mang nhà máy vào Việt Nam rồi tái xuất sang Mỹ với cái nhãn Made in Vietnam.
Nhưng mang vật tư xây dựng một nhà máy tiêu tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc gì cuộc chiến sẽ kéo dài nên khi nghe đối tác đề nghị mang hàng đã xuất kho từ Trung Quốc, ém quân một thời gian, dán lại nhãn giao cho Việt Nam xuất sang Mỹ… con đường nhẹ tênh nhưng lại có lợi nhiều hơn so với suy nghĩ một chiến lược dài hơi nhân cơ hội này chiếm lĩnh thị trường nước Mỹ thay thế một phần nhỏ của hàng hóa Trung Quốc trước đây.
Tâm lý 'ăn xổi, ở thì' vẫn ngự trị trong bất cứ chính sách nào mà Hà Nội đưa ra, nhất là cái lợi khó cưỡng trước mắt. Thế nhưng Tổng thống Trump không phải là Obama hay Clinton, ông Trump có cặp mắt cú vọ nhanh chóng phát hiện những con chuột tuy lén lút nhưng lì lợm, gian dối khi làm kinh tế dù là Trung Quốc hay Việt Nam. Chính sách của chính phủ mà ông đứng đầu không bỏ sót một quốc gia nào dù đồng minh hay đối nghịch. Việt Nam tuy là nước lập lờ giữa hai khái niệm ấy nhưng do vị trí đặc thù của địa chính trị nên được sự chú ý của ông Tổng tư lệnh của cuộc chiến tranh thương mại chống Trung Quốc. Việt Nam tỏ ra non tay và quá xem thường nước Mỹ dưới thời của Trump nên sáng hôm nay lãnh hậu quả mà không người dân nào muốn thấy.
"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc", là câu phát biểu của Tổng thống Trump với chương trình Fox Business vào sáng Thứ Tư ngày 26 tháng 6, và tệ hơn nữa khi ông thêm rằng "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả các nước".
Sự khó chịu lên tới mức giận dữ của Trump có khiến Hà Nội lo ngại hay không là một việc nhưng chắc chắn rằng người lo ngại hơn cả là Chủ tịch nước/Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì ông đang thu dọn hành trang để lên đường sang Mỹ. Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa đối với ông khi lần đầu tiên ông sang Mỹ với danh phận của một nguyên thủ quốc gia chứ không phải là chủ tịch của một đảng phái, cho dù là Đảng cộng sản chăng nữa.
Ông Trọng thật khó ăn nói khi gặp ông Trump mà bị nhìn dưới đôi mắt là người đang thủ lợi một cách bất minh trong cuộc chiến tay đôi giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù ông Trump chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích về vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhưng gót chân Achilles về thâm thủng mậu dịch của Mỹ vẫn là trọng tâm mà ông Trump nhắm tới sẽ không làm ông phớt lờ những kết quả gần đây đang đặt trên bàn của ông trong phòng bầu dục.
Có lẽ Việt Nam ngủ quên trước lời khen ngợi của ông Trump vào vài tuần trước khi nói với một kênh truyền hình ở Anh rằng "Việt Nam là đối tác thương mại thứ dữ và họ đàm phán, kinh doanh rất tốt". Việt Nam quên bẵng rằng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" vốn chưa bao giờ rời khỏi bàn tay của bất cứ tống thống nào của nước Mỹ. Khen để Việt Nam tự thay đổi cho phù hợp với xu thế mới chứ không phải khen để rồi tưởng rằng cá đã cắn câu.
Con cá Mỹ tuy có cắn câu chăng nữa chỉ sợ chiếc cần của Việt Nam quá nhỏ bé để làm chủ con cá ấy.
Chính sách mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc từ hàng chục năm nay đã tỏ ra có hại cho kinh tế Việt Nam hơn lúc nào hết. Người Việt đã quen thuộc với hàng Trung Quốc đóng nhãn Made in Vietnam nên vấn đề này đối với nhiều người không quan trọng nhưng trong cuộc chiến tranh thương mại đang xảy ra, việc thay đổi nơi xuất xứ của hàng hóa là hành vi được xem là tiếp tay cho kẻ thù của Mỹ. Có cần thiết đóng vai kẻ thù cho vừa lòng đàn anh phương Bắc hay không là câu hỏi người dân đang chờ lời giải đáp từ chính quyền của mình.
Vời ông Trump, bất cứ giải thích nào cũng vô giá trị vì con số mà các cơ quan theo dõi xuất xứ hàng hóa của Mỹ đưa ra mới là kết quả đáng tin.
Thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Mỹ với Việt Nam gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2017, lên tới mức 39,5 tỉ đôla trong năm 2018 không phải là con số không đáng để ý. Nhưng đáng để ý hơn nữa khi con số ấy đem về nguồn lợi cho dân chúng Việt Nam là bao nhiêu mới đáng nói. Có bao nhiêu phần trăm hàng hóa của Trung Quốc dán nhãn Việt Nam nằm trong gần 40 tỉ thâm hụt mậu dịch mới là điều mà Tổng thống Trump cần làm rõ.
Việt Nam sẽ phản hồi mạnh mẽ để khỏa lấp những cáo buộc mà Mỹ đưa ra nhưng cái người ta chờ đợi là lời giải thích có chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể chứ không phải là những "quan ngại" như thường thấy.
Chỉ lo rằng sau khi ra về từ hội nghị nhóm G20 tại Nhật ông Trump sẽ đánh thuế lên nhiều mặt hàng Made in Vietnam thì lúc ấy những con chuột hữu nghị sẽ trốn vào đâu trong sự giận dữ của người dân cả nước ?
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 26/06/2019 (canhco's blog)
(1) https://www.voatiengviet.com/a/trump-chi-trich-viet-nam-la-ke-lam-dung-thuong-mai/4974670.html