Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc 20 : "Chuyện gì đã xảy ra với Hồ Cẩm Đào ?"

Bế mạc Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc, phải chăng cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào bị ép rời hội trường ? Nga tố cáo Ukraine chuẩn bị tấn công bằng "bom bẩn" ; Trục Pháp – Đức lung lay đe dọa sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu ; Nước Anh có thủ tướng thứ ba trong vòng hai tháng và Tân nữ thủ tướng Giorgia Meloni khẳng định Ý vẫn thuộc về Liên Âu. Trên đây là những chủ đề chính trong mục Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

ho1

Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào rời hội nghị tại phiên họp bế mạc ngày 22/10/2022. AFP – Noel Celis

Trung Quốc : Hồ Cẩm Đào "bị ép" rời hội trường ?

"Chuyện quái gì xảy ra cho Hồ Cẩm Đào ?" là câu hỏi trên trang mạng Foreign Policy ngày 22/10/2022, ngay sau khi Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc cùng ngày, với một đoạn video truyền hình trực tiếp hiếm hoi và gây sốc : Cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012), được cho là "bị hộ tống" rời hội nghị một cách công khai trong vẻ bối rối và không hài lòng, ngay trước cuộc bỏ phiếu sau cùng của kỳ họp.

James Palmer, phó tổng biên tập Foreign Policy, lưu ý rằng Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc là một sự kiện được tổ chức và dàn dựng hết sức chặt chẽ, vì các chính sách cho những năm sắp tới đã được bàn thảo từ nhiều tuần, nhiều tháng trước đó. Thế nên, theo ông, ít nhất có ba giả thuyết để giải thích. Thứ nhất là do vấn đề sức khỏe, hoặc do tuổi cao sức yếu hoặc nghi vấn có kết quả dương tính xét nghiệm PCR Covid-19 bất ngờ. Thứ hai, Tập Cận Bình lo sợ Hồ Cẩm Đào bỏ phiếu trắng hoặc chống lại ông trong phiên bỏ phiếu kết thúc đại hội. Tuy nhiên, theo James Palmer, giả thuyết thứ ba mới là đáng quan tâm, và đáng lo ngại nhất.

Theo đó, đây là một kịch bản đã được lên kế hoạch. Ông Tập Cận Bình cố tình và công khai làm nhục người tiền nhiệm – báo hiệu việc sử dụng các công cụ kỷ luật đảng để rồi có biện pháp trừng phạt tư pháp chống Hồ Cẩm Đào. Một cử chỉ khác thường nhưng là còn nhằm truyền đạt một thông điệp về quyền lực tuyệt đối của Tập Cận Bình, vốn dĩ đã được củng cố mạnh mẽ. Việc ông Tập trở thành "hạt nhân" của Đảng cộng sản Trung Quốc và nắm thêm quyền lãnh đạo một nhiệm kỳ thứ ba, là điều chưa từng có tại Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

James Palmer nhắc lại trong buổi khai mạc đại hội, Tập Cận Bình đã có những lời lẽ khắc nghiệt để mô tả tình hình nội bộ đảng lúc ông mới lên cầm quyền khi nói đến một sự "sa sút, lơ là, kém hiệu quả trong sự lãnh đạo của đảng", nhưng không nêu đích danh Hồ Cẩm Đào hay những cái tên nào khác, dù rằng có nhắc đến một cách tượng trưng những đóng góp của Hồ Cẩm Đào đối với lý thuyết Mác-xít, Triển vọng Phát triển Khoa học.

Trung Quốc và chuyện "thâm cung bí sử"

Một sự sỉ nhục công khai như thế có thể là một tín hiệu rõ ràng gởi tới "những bậc lão thành đã về hưu", những cựu lãnh đạo vẫn sinh hoạt đảng, một lực lượng trong đảng mà quyền lực của Tập Cận Bình không bị trói buộc. Trong trường hợp này, thì cử chỉ muốn giúp đỡ Hồ Cẩm Đào của Lật Chiến Thư là một lòng tốt mang tính bản năng, nhưng nguy hiểm đối với một đồng chí cũ.

Nhưng James Palmer cũng cho rằng cách làm này dường như là "Không Cần Thiết". Bởi vì, mọi nguồn lực mà ông Hồ Cẩm Đào có được trong nội bộ đảng đã bị biến mất từ lâu, phe Đoàn Thanh Niên đã bị tiêu diệt, các đồng chí của ông, hoặc bị bãi chức hoặc bị bắt giam. Thế nên, khó có thể tin rằng Hồ Cẩm Đào là một mối đe dọa chính đáng cho Tập Cận Bình.

Kể cả khi Tập Cận Bình muốn có một hành động tàn ác thâm độc, Hồ Cẩm Đào nếu có bị làm nhục, thì điều đó cũng sẽ được thực hiện trong cuộc họp kín như những gì từng diễn ra dưới thời Mao Trạch Đông. Và do vậy, thế giới sẽ không bao giờ biết được chính xác điều gì đã xảy ra trong nhiều năm tại một đất nước mà yếu tố bí mật và thận trọng luôn là một tiêu chí của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Dẫu sao thì theo nhận định của nhà báo Dorian Malovic, trưởng ban Châu Á nhật báo công giáo La Croix, với kênh truyền hình TV5Monde, Tập Cận Bình bế mạc đại hội với một lời cảnh báo kép dành cho phương Tây :

"Đây là một thông điệp kép dành cho nước ngoài. Tôi xin lưu ý là những hình ảnh này, ngay cả người dân Trung Quốc cũng không được xem, và thậm chí từ khóa Hồ Cẩm Đào trên các mạng xã hội hiện giờ vẫn bị kiểm duyệt. Đối với người nước ngoài, thông điệp đưa ra rất rõ ràng, đương nhiên Tập Cận Bình có thể tuyên bố "Trung Quốc cần đến thế giới và thế giới cũng cần đến Trung Quốc".

Trong khi chờ đợi, Trung Quốc sẽ tiếp tục áp đặt chính sách "Zero Covid", hạn chế, phong tỏa, nhốt hàng triệu người dân, và gây ra nhiều vấn đề kinh tế, thất nghiệp ở giới trẻ. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ co cụm lại, bảo vệ mình trước các ảnh hưởng dân chủ và nhân quyền từ nước ngoài. Và nhất là, Trung Quốc sẽ thật sự tập trung hoạt động của mình cho an ninh nội địa như Tập Cận Bình tuyên bố, bất chấp việc gây thiệt hại cho nền kinh tế".

Bom bẩn : Nga dọa Kiev hay dọa phương Tây ?

Về tình hình chiến tranh tại Ukraine do Nga phát động, sự kiện đáng chú ý là việc bộ trưởng Quốc Phòng Sergey Shoigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov từ hôm 23/10/2022 đã liên tiếp gọi điện cho các đồng cấp Mỹ và Châu Âu, tố cáo Kiev có kế hoạch sử dụng "bom bẩn" hoặc một thiết bị nổ phát tán chất liệu hạt nhân khi kích nổ, nhưng không phải là một vũ khí hạt nhân hoàn toàn.

Lời cáo buộc này của Nga đã bị các lãnh đạo phương Tây thẳng thừng bác bỏ, cho là "vô căn cứ", và lên án Nga sử dụng lập luận này như là một tiền đề cho một cuộc tấn công "với một cớ giả tạo" để rồi đổ lỗi cho Kiev, leo thang quân sự.

Cùng lúc, truyền thông Nga đưa tin, trong một động thái hiếm có, Moskva cho triển khai đội chuyên gia xử lý ô nhiễm hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. George Beebe, chuyên gia về chiến lược, giám đốc Viện Quincy nhận định, thông tin này như là một lời nhắc nhở, rằng cuộc chiến "có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ - Nga".

Cũng theo ông, các cuộc điện đàm cho thấy có một cuộc tranh luận trong nội bộ Nga và họ tin rằng phương Tây không còn lo sợ chiến tranh hạt nhân và do vậy cần thiết lập lại "thế cân bằng của nỗi khiếp hãi" mà Nga tin rằng từng là nền tảng cho sự ổn định trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Câu hỏi đặt ra, các nỗ lực nhằm khôi phục nỗi sợ chiến tranh hạt nhân của Nga và mối ngờ vực của Nga về một số nhóm Ukraine chuẩn bị sử dụng vũ khí phóng xạ là có thể đi đến mức độ nào. Ông Beebe cảnh báo một trong hai câu trả lời đều hàm chứa nhiều rủi ro leo thang xung đột.

Yevgeny Prigozhin : Một hiểm họa cho Vladimir Putin ?

Cũng liên quan đến Nga, một số nguồn tin, đặc biệt là từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Institut Study of the War) của Mỹ, khẳng định rằng ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân Wagner dường như đang cho lập một cơ cấu quân sự song song với quân đội Nga. Một cấu trúc có nguy cơ trở thành một mối đe dọa cho tổng thống Nga Vladimir Putin. Cùng lúc, ông Yevgeny Prigozhin mỗi lúc một chỉ trích gay gắt về quân đội Nga trong nhiều cuộc phỏng vấn đăng trên nhiều trang mạng Internet.

Trả lời RFI, nhà nghiên cứu Lukas Aubin, tác giả Địa Chính trị Nga (Nhà xuất bản La Decouverte), nhận định còn quá sớm để biết được chuyện gì xảy ra trong điện Kremlin :

"Một nhà nghiên cứu như tôi không thể trả lời về một tin đồn. Đúng, có thể Vladimir Putin đang gặp rắc rối trong nội bộ, nhưng hiện tại vẫn chưa có nguồn đáng tin cậy nào để biết chính xác điều đó. Tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị đối với những tuyên bố được đưa công khai cho đến nay, chính là hiện tại vẫn chưa có ai dám lên tiếng chống lại Vladimir Putin trực tiếp. Không ai chính thức tự nguyện làm suy yếu Điện Kremlin một cách công khai. Có thể trong một vài tuần hoặc một vài tháng, chúng ta sẽ có thêm thông tin về chủ đề này và chúng ta sẽ thấy rằng thực sự, mọi thứ đã chuyển động rất nhiều trong nội bộ và Vladimir Putin đang gặp khó khăn lớn. Nhưng hiện tại, tôi không cảm thấy những người như Yevgeny Prigozhin đang bỏ rơi ông Putin".

Trục Pháp – Đức rạn nứt, Liên Hiệp Châu Âu lâm nguy ?

Đối thoại "hữu nghị" và "mang tính xây dựng", là những lời lẽ ngoại giao được đưa ra từ phía Đức sau cuộc gặp giữa thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm thứ Ba 26/10/2022 tại điện Elysée. Cuộc gặp này diễn ra vào lúc quan hệ giữa hai nước từ nhiều tuần qua trở nên căng thẳng do những bất đồng trong nhiều hồ sơ lớn như năng lượng, kinh tế và quốc phòng.

Theo phân tích từ nhà nghiên cứu Sophie Pornschlegel, thuộc European Policy Center, trên kênh truyền hình France 24, mối bất hòa này khó thể sớm giải quyết và đây có thể là một mối nguy cho khối Liên Hiệp Châu Âu.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong một tình thế khá mới sau hai năm dịch bệnh với một cuộc chiến ngay trước cửa nhà. Khủng hoảng càng nhiều, người ta càng có xu hướng co cụm và như vậy áp lực sẽ càng lớn cho các nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ, bởi vì cử tri sẽ nhìn thấy giá khí đốt sưởi mùa đông sẽ tăng vọt một cách ấn tượng, do vậy người ta sẽ thấy có một áp lực lớn đến từ cử tri. Và những cử tri này là ở cấp độ quốc gia, thế nên, mong muốn tìm kiếm những giải pháp ở cấp Châu Âu sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều cho các nhà lãnh đạo.

Nhưng tôi hy vọng rằng họ sẽ chứng tỏ có một tầm nhìn dài hạn để cuối cùng hiểu rằng nếu chúng ta không có một giải pháp ở cấp Châu Âu, chúng ta chỉ làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng trong thời gian dài. Bởi vì họ sẽ lại rơi vào tình huống, theo đó, ở Đức, người dân có thể trả được hóa đơn tiền sưởi và ngành công nghiệp sẽ khởi sắc, bởi vì kinh tế vẫn trụ được, nhưng ở Slovakia và tại nhiều nước Châu Âu khác, tình hình lại không được như thế, và điều đó sẽ còn làm nảy sinh thêm những căng thẳng trong lòng khối Liên Hiệp Châu Âu. Đây rõ ràng là những điều chúng ta không mong muốn vì chúng ta thấy rõ là tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ muốn làm mọi cách để chia rẽ Liên Âu".

Anh Quốc : Rishi Sunak và một chính phủ "Bojo bis" ?

Ngày 25/10/2022, nước Anh lại đổi thủ tướng mới, người thứ ba trong vòng hai tháng. Gốc người Ấn Độ, Rishi Sunak là người da mầu đầu tiên trở thành lãnh đạo vương quốc Anh. Khi thông báo thành phần nội các mới mang đủ mọi xu hướng trong đảng Bảo Thủ, Rishi Sunak cam kết một sự ổn định, hứa hẹn "sửa chữa" những sai lầm do người tiền nhiệm bà Liz Truss phạm phải.

Tuy nhiên, chuyên gia Alexandre Guigue, giáo sư trường đại học Savoie-Mont Blanc, chuyên nghiên cứu về luật công Vương quốc Anh, trả lời đài RFI, ghi nhận có sự tiếp nối đường lối chính sách của Rishi Sunak với cựu thủ tướng Boris Johnson, cũng bị bắt buộc từ chức trước đó.

"Chúng ta có thể hơi ngạc nhiên khi thấy rằng trong một tình huống khủng hoảng tồi tệ, chúng ta có cảm giác là cũng chính những gương mặt đó được phân bổ lại ở các bộ, hoặc họ thay đổi chuyển từ bộ này sang bộ khác, hoặc đơn giản là họ vẫn giữ nguyên vị trí, như thể không có khủng hoảng, thủ tướng không thay đổi, và chính phủ này chỉ thiếu mỗi người đứng đầu là Boris Johnson. Chính phủ mới này chẳng mấy gì khác hơn so với chính phủ của ông Boris Johnson. Người ta ít nhiều gì cũng nhìn thấy những gương mặt cũ, những người sẽ giữ cùng một chính sách mà không có định hướng gì nhiều.

Người ta cũng không rõ là chính phủ này sẽ đi theo hướng nào. Tôi tin rằng mọi cặp mắt đang đổ dồn vào Rishi Sunak, người từng bắt đầu nghĩ đến một chiến lược khác khi ông còn là bộ trưởng Tài chính cho Boris Johnson, và ra sức tách khỏi Boris Johnson để tỏ rõ ý định muốn trở thành một nhà lãnh đạo mới của đảng bảo thủ. Giờ điều đó đã xảy ra, ông trở thành thủ tướng. Chính Rishi Sunak phải đưa ra một động lực. Điều ít nhất tôi có thể nói là chính phủ mà ông ấy lập ra chưa thực sự cho thấy có một đường lối chính sách mới nào".

Ý : Khi lãnh đạo đảng hậu-phát xít tuyên bố chống phát xít

Ngày 25/10/2022, lần đầu tiên với tư cách là thủ tướng chính phủ, Giorgia Meloni, lãnh đạo đảng cực hữu Ý Fratelli d’Italia – Huynh Đệ Ý, đã có bài phát biểu trước Nghị Viện ở Roma. Trong vòng 70 phút, bà đề cập đến những chương lớn trong chương trình hành động cho 5 năm tới. Một diễn văn trống rỗng đối với phe đối lập, nhưng lại được phe đa số vỗ tay hoan nghênh.

Từ Roma, thông tín viên Anne Treca tường thuật :

"Giorgia Meloni đã nói nhiều về quá trình sự nghiệp của bà, từ việc tham gia phong trào thanh niên hậu phát xít cho đến vận mệnh phụ nữ đầu tiên đứng đầu một chính phủ. Để nói về nước Ý, bà đã 15 lần dùng đến từ "tổ quốc" trong khi những người khác chỉ nói "đất nước".

Dù vậy, bài phát biểu của bà lại không "sặc mùi" chủ nghĩa dân tộc. Bà muốn một nước Ý trong Liên Hiệp Châu Âu. Về kinh tế, Meloni theo bước chân của Mario Draghi. Và bà cũng chuẩn bị những sáng kiến về những chủ đề trọng tâm đưa ra trong cuộc vận động tranh cử của phe bảo thủ như cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp, giảm nhẹ áp lực thuế có mục tiêu, và xem xét vấn đề thu nhập công dân.

Về các vấn đề xã hội, Meloni vẫn bám vào các nguyên tắc lớn : Hỗ trợ gia đình và việc sinh con. Bà dẫn tên của hai vị giáo hoàng, đầu tiên là đức Phanxicô và xa hơn nữa là đức Gioan Phaolo II, để khẳng định sự gắn bó của bà với tự do. Đây là một từ khác mà bà sử dụng nhiều nhưng hàm ý "bổn phận".

Bà còn long trọng tuyên bố phản đối chủ nghĩa phát xít và hứa rằng chính phủ của bà sẽ đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chống bài Do Thái, bạo lực chính trị và mọi hình thức phân biệt đối xử. Rõ ràng là một bài diễn văn để trấn an, còn phải chờ xem hành động cụ thể ra sao". 

Minh Anh

Published in Quốc tế

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc 20 : "Chuyện gì đã xảy ra với Hồ Cẩm Đào ?"

Bế mạc Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc, phải chăng cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào bị ép rời hội trường ? Nga tố cáo Ukraine chuẩn bị tấn công bằng "bom bẩn" ; Trục Pháp – Đức lung lay đe dọa sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu ; Nước Anh có thủ tướng thứ ba trong vòng hai tháng và Tân nữ thủ tướng Giorgia Meloni khẳng định Ý vẫn thuộc về Liên Âu. Trên đây là những chủ đề chính trong mục Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

dh1

Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình nhìn cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào rời hội nghị tại phiên họp bế mạc ngày 22/10/2022. AFP – Noel Celis

Trung Quốc : Hồ Cẩm Đào "bị ép" rời hội trường ?

"Chuyện quái gì xảy ra cho Hồ Cẩm Đào ?" là câu hỏi trên trang mạng Foreign Policy ngày 22/10/2022, ngay sau khi Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc cùng ngày, với một đoạn video truyền hình trực tiếp hiếm hoi và gây sốc : Cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012), được cho là "bị hộ tống" rời hội nghị một cách công khai trong vẻ bối rối và không hài lòng, ngay trước cuộc bỏ phiếu sau cùng của kỳ họp.

James Palmer, phó tổng biên tập Foreign Policy, lưu ý rằng Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc là một sự kiện được tổ chức và dàn dựng hết sức chặt chẽ, vì các chính sách cho những năm sắp tới đã được bàn thảo từ nhiều tuần, nhiều tháng trước đó. Thế nên, theo ông, ít nhất có ba giả thuyết để giải thích. Thứ nhất là do vấn đề sức khỏe, hoặc do tuổi cao sức yếu hoặc nghi vấn có kết quả dương tính xét nghiệm PCR Covid-19 bất ngờ. Thứ hai, Tập Cận Bình lo sợ Hồ Cẩm Đào bỏ phiếu trắng hoặc chống lại ông trong phiên bỏ phiếu kết thúc đại hội. Tuy nhiên, theo James Palmer, giả thuyết thứ ba mới là đáng quan tâm, và đáng lo ngại nhất.

Theo đó, đây là một kịch bản đã được lên kế hoạch. Ông Tập Cận Bình cố tình và công khai làm nhục người tiền nhiệm – báo hiệu việc sử dụng các công cụ kỷ luật đảng để rồi có biện pháp trừng phạt tư pháp chống Hồ Cẩm Đào. Một cử chỉ khác thường nhưng là còn nhằm truyền đạt một thông điệp về quyền lực tuyệt đối của Tập Cận Bình, vốn dĩ đã được củng cố mạnh mẽ. Việc ông Tập trở thành "hạt nhân" của Đảng cộng sản Trung Quốc và nắm thêm quyền lãnh đạo một nhiệm kỳ thứ ba, là điều chưa từng có tại Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

James Palmer nhắc lại trong buổi khai mạc đại hội, Tập Cận Bình đã có những lời lẽ khắc nghiệt để mô tả tình hình nội bộ đảng lúc ông mới lên cầm quyền khi nói đến một sự "sa sút, lơ là, kém hiệu quả trong sự lãnh đạo của đảng", nhưng không nêu đích danh Hồ Cẩm Đào hay những cái tên nào khác, dù rằng có nhắc đến một cách tượng trưng những đóng góp của Hồ Cẩm Đào đối với lý thuyết Mác-xít, Triển vọng Phát triển Khoa học.

Trung Quốc và chuyện "thâm cung bí sử"

Một sự sỉ nhục công khai như thế có thể là một tín hiệu rõ ràng gởi tới "những bậc lão thành đã về hưu", những cựu lãnh đạo vẫn sinh hoạt đảng, một lực lượng trong đảng mà quyền lực của Tập Cận Bình không bị trói buộc. Trong trường hợp này, thì cử chỉ muốn giúp đỡ Hồ Cẩm Đào của Lật Chiến Thư là một lòng tốt mang tính bản năng, nhưng nguy hiểm đối với một đồng chí cũ.

Nhưng James Palmer cũng cho rằng cách làm này dường như là "Không Cần Thiết". Bởi vì, mọi nguồn lực mà ông Hồ Cẩm Đào có được trong nội bộ đảng đã bị biến mất từ lâu, phe Đoàn Thanh Niên đã bị tiêu diệt, các đồng chí của ông, hoặc bị bãi chức hoặc bị bắt giam. Thế nên, khó có thể tin rằng Hồ Cẩm Đào là một mối đe dọa chính đáng cho Tập Cận Bình.

Kể cả khi Tập Cận Bình muốn có một hành động tàn ác thâm độc, Hồ Cẩm Đào nếu có bị làm nhục, thì điều đó cũng sẽ được thực hiện trong cuộc họp kín như những gì từng diễn ra dưới thời Mao Trạch Đông. Và do vậy, thế giới sẽ không bao giờ biết được chính xác điều gì đã xảy ra trong nhiều năm tại một đất nước mà yếu tố bí mật và thận trọng luôn là một tiêu chí của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Dẫu sao thì theo nhận định của nhà báo Dorian Malovic, trưởng ban Châu Á nhật báo công giáo La Croix, với kênh truyền hình TV5Monde, Tập Cận Bình bế mạc đại hội với một lời cảnh báo kép dành cho phương Tây :

"Đây là một thông điệp kép dành cho nước ngoài. Tôi xin lưu ý là những hình ảnh này, ngay cả người dân Trung Quốc cũng không được xem, và thậm chí từ khóa Hồ Cẩm Đào trên các mạng xã hội hiện giờ vẫn bị kiểm duyệt. Đối với người nước ngoài, thông điệp đưa ra rất rõ ràng, đương nhiên Tập Cận Bình có thể tuyên bố "Trung Quốc cần đến thế giới và thế giới cũng cần đến Trung Quốc".

Trong khi chờ đợi, Trung Quốc sẽ tiếp tục áp đặt chính sách "Zero Covid", hạn chế, phong tỏa, nhốt hàng triệu người dân, và gây ra nhiều vấn đề kinh tế, thất nghiệp ở giới trẻ. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ co cụm lại, bảo vệ mình trước các ảnh hưởng dân chủ và nhân quyền từ nước ngoài. Và nhất là, Trung Quốc sẽ thật sự tập trung hoạt động của mình cho an ninh nội địa như Tập Cận Bình tuyên bố, bất chấp việc gây thiệt hại cho nền kinh tế".

Bom bẩn : Nga dọa Kiev hay dọa phương Tây ?

Về tình hình chiến tranh tại Ukraine do Nga phát động, sự kiện đáng chú ý là việc bộ trưởng Quốc Phòng Sergey Shoigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov từ hôm 23/10/2022 đã liên tiếp gọi điện cho các đồng cấp Mỹ và Châu Âu, tố cáo Kiev có kế hoạch sử dụng "bom bẩn" hoặc một thiết bị nổ phát tán chất liệu hạt nhân khi kích nổ, nhưng không phải là một vũ khí hạt nhân hoàn toàn.

Lời cáo buộc này của Nga đã bị các lãnh đạo phương Tây thẳng thừng bác bỏ, cho là "vô căn cứ", và lên án Nga sử dụng lập luận này như là một tiền đề cho một cuộc tấn công "với một cớ giả tạo" để rồi đổ lỗi cho Kiev, leo thang quân sự.

Cùng lúc, truyền thông Nga đưa tin, trong một động thái hiếm có, Moskva cho triển khai đội chuyên gia xử lý ô nhiễm hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. George Beebe, chuyên gia về chiến lược, giám đốc Viện Quincy nhận định, thông tin này như là một lời nhắc nhở, rằng cuộc chiến "có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ - Nga".

Cũng theo ông, các cuộc điện đàm cho thấy có một cuộc tranh luận trong nội bộ Nga và họ tin rằng phương Tây không còn lo sợ chiến tranh hạt nhân và do vậy cần thiết lập lại "thế cân bằng của nỗi khiếp hãi" mà Nga tin rằng từng là nền tảng cho sự ổn định trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Câu hỏi đặt ra, các nỗ lực nhằm khôi phục nỗi sợ chiến tranh hạt nhân của Nga và mối ngờ vực của Nga về một số nhóm Ukraine chuẩn bị sử dụng vũ khí phóng xạ là có thể đi đến mức độ nào. Ông Beebe cảnh báo một trong hai câu trả lời đều hàm chứa nhiều rủi ro leo thang xung đột.

Yevgeny Prigozhin : Một hiểm họa cho Vladimir Putin ?

Cũng liên quan đến Nga, một số nguồn tin, đặc biệt là từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Institut Study of the War) của Mỹ, khẳng định rằng ông Yevgeny Prigozhin, nhà sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân Wagner dường như đang cho lập một cơ cấu quân sự song song với quân đội Nga. Một cấu trúc có nguy cơ trở thành một mối đe dọa cho tổng thống Nga Vladimir Putin. Cùng lúc, ông Yevgeny Prigozhin mỗi lúc một chỉ trích gay gắt về quân đội Nga trong nhiều cuộc phỏng vấn đăng trên nhiều trang mạng Internet.

Trả lời RFI, nhà nghiên cứu Lukas Aubin, tác giả Địa Chính trị Nga (Nhà xuất bản La Decouverte), nhận định còn quá sớm để biết được chuyện gì xảy ra trong điện Kremlin :

"Một nhà nghiên cứu như tôi không thể trả lời về một tin đồn. Đúng, có thể Vladimir Putin đang gặp rắc rối trong nội bộ, nhưng hiện tại vẫn chưa có nguồn đáng tin cậy nào để biết chính xác điều đó. Tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị đối với những tuyên bố được đưa công khai cho đến nay, chính là hiện tại vẫn chưa có ai dám lên tiếng chống lại Vladimir Putin trực tiếp. Không ai chính thức tự nguyện làm suy yếu Điện Kremlin một cách công khai. Có thể trong một vài tuần hoặc một vài tháng, chúng ta sẽ có thêm thông tin về chủ đề này và chúng ta sẽ thấy rằng thực sự, mọi thứ đã chuyển động rất nhiều trong nội bộ và Vladimir Putin đang gặp khó khăn lớn. Nhưng hiện tại, tôi không cảm thấy những người như Yevgeny Prigozhin đang bỏ rơi ông Putin".

Trục Pháp – Đức rạn nứt, Liên Hiệp Châu Âu lâm nguy ?

Đối thoại "hữu nghị" và "mang tính xây dựng", là những lời lẽ ngoại giao được đưa ra từ phía Đức sau cuộc gặp giữa thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm thứ Ba 26/10/2022 tại điện Elysée. Cuộc gặp này diễn ra vào lúc quan hệ giữa hai nước từ nhiều tuần qua trở nên căng thẳng do những bất đồng trong nhiều hồ sơ lớn như năng lượng, kinh tế và quốc phòng.

Theo phân tích từ nhà nghiên cứu Sophie Pornschlegel, thuộc European Policy Center, trên kênh truyền hình France 24, mối bất hòa này khó thể sớm giải quyết và đây có thể là một mối nguy cho khối Liên Hiệp Châu Âu.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong một tình thế khá mới sau hai năm dịch bệnh với một cuộc chiến ngay trước cửa nhà. Khủng hoảng càng nhiều, người ta càng có xu hướng co cụm và như vậy áp lực sẽ càng lớn cho các nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ, bởi vì cử tri sẽ nhìn thấy giá khí đốt sưởi mùa đông sẽ tăng vọt một cách ấn tượng, do vậy người ta sẽ thấy có một áp lực lớn đến từ cử tri. Và những cử tri này là ở cấp độ quốc gia, thế nên, mong muốn tìm kiếm những giải pháp ở cấp Châu Âu sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều cho các nhà lãnh đạo.

Nhưng tôi hy vọng rằng họ sẽ chứng tỏ có một tầm nhìn dài hạn để cuối cùng hiểu rằng nếu chúng ta không có một giải pháp ở cấp Châu Âu, chúng ta chỉ làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng trong thời gian dài. Bởi vì họ sẽ lại rơi vào tình huống, theo đó, ở Đức, người dân có thể trả được hóa đơn tiền sưởi và ngành công nghiệp sẽ khởi sắc, bởi vì kinh tế vẫn trụ được, nhưng ở Slovakia và tại nhiều nước Châu Âu khác, tình hình lại không được như thế, và điều đó sẽ còn làm nảy sinh thêm những căng thẳng trong lòng khối Liên Hiệp Châu Âu. Đây rõ ràng là những điều chúng ta không mong muốn vì chúng ta thấy rõ là tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ muốn làm mọi cách để chia rẽ Liên Âu".

Anh Quốc : Rishi Sunak và một chính phủ "Bojo bis" ?

Ngày 25/10/2022, nước Anh lại đổi thủ tướng mới, người thứ ba trong vòng hai tháng. Gốc người Ấn Độ, Rishi Sunak là người da mầu đầu tiên trở thành lãnh đạo vương quốc Anh. Khi thông báo thành phần nội các mới mang đủ mọi xu hướng trong đảng Bảo Thủ, Rishi Sunak cam kết một sự ổn định, hứa hẹn "sửa chữa" những sai lầm do người tiền nhiệm bà Liz Truss phạm phải.

Tuy nhiên, chuyên gia Alexandre Guigue, giáo sư trường đại học Savoie-Mont Blanc, chuyên nghiên cứu về luật công Vương quốc Anh, trả lời đài RFI, ghi nhận có sự tiếp nối đường lối chính sách của Rishi Sunak với cựu thủ tướng Boris Johnson, cũng bị bắt buộc từ chức trước đó.

"Chúng ta có thể hơi ngạc nhiên khi thấy rằng trong một tình huống khủng hoảng tồi tệ, chúng ta có cảm giác là cũng chính những gương mặt đó được phân bổ lại ở các bộ, hoặc họ thay đổi chuyển từ bộ này sang bộ khác, hoặc đơn giản là họ vẫn giữ nguyên vị trí, như thể không có khủng hoảng, thủ tướng không thay đổi, và chính phủ này chỉ thiếu mỗi người đứng đầu là Boris Johnson. Chính phủ mới này chẳng mấy gì khác hơn so với chính phủ của ông Boris Johnson. Người ta ít nhiều gì cũng nhìn thấy những gương mặt cũ, những người sẽ giữ cùng một chính sách mà không có định hướng gì nhiều.

Người ta cũng không rõ là chính phủ này sẽ đi theo hướng nào. Tôi tin rằng mọi cặp mắt đang đổ dồn vào Rishi Sunak, người từng bắt đầu nghĩ đến một chiến lược khác khi ông còn là bộ trưởng Tài Chính cho Boris Johnson, và ra sức tách khỏi Boris Johnson để tỏ rõ ý định muốn trở thành một nhà lãnh đạo mới của đảng bảo thủ. Giờ điều đó đã xảy ra, ông trở thành thủ tướng. Chính Rishi Sunak phải đưa ra một động lực. Điều ít nhất tôi có thể nói là chính phủ mà ông ấy lập ra chưa thực sự cho thấy có một đường lối chính sách mới nào".

Ý : Khi lãnh đạo đảng hậu-phát xít tuyên bố chống phát xít

Ngày 25/10/2022, lần đầu tiên với tư cách là thủ tướng chính phủ, Giorgia Meloni, lãnh đạo đảng cực hữu Ý Fratelli d’Italia – Huynh Đệ Ý, đã có bài phát biểu trước Nghị Viện ở Roma. Trong vòng 70 phút, bà đề cập đến những chương lớn trong chương trình hành động cho 5 năm tới. Một diễn văn trống rỗng đối với phe đối lập, nhưng lại được phe đa số vỗ tay hoan nghênh.

Từ Roma, thông tín viên Anne Treca tường thuật :

"Giorgia Meloni đã nói nhiều về quá trình sự nghiệp của bà, từ việc tham gia phong trào thanh niên hậu phát xít cho đến vận mệnh phụ nữ đầu tiên đứng đầu một chính phủ. Để nói về nước Ý, bà đã 15 lần dùng đến từ "tổ quốc" trong khi những người khác chỉ nói "đất nước".

Dù vậy, bài phát biểu của bà lại không "sặc mùi" chủ nghĩa dân tộc. Bà muốn một nước Ý trong Liên Hiệp Châu Âu. Về kinh tế, Meloni theo bước chân của Mario Draghi. Và bà cũng chuẩn bị những sáng kiến về những chủ đề trọng tâm đưa ra trong cuộc vận động tranh cử của phe bảo thủ như cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp, giảm nhẹ áp lực thuế có mục tiêu, và xem xét vấn đề thu nhập công dân.

Về các vấn đề xã hội, Meloni vẫn bám vào các nguyên tắc lớn : Hỗ trợ gia đình và việc sinh con. Bà dẫn tên của hai vị giáo hoàng, đầu tiên là đức Phanxicô và xa hơn nữa là đức Gioan Phaolo II, để khẳng định sự gắn bó của bà với tự do. Đây là một từ khác mà bà sử dụng nhiều nhưng hàm ý "bổn phận".

Bà còn long trọng tuyên bố phản đối chủ nghĩa phát xít và hứa rằng chính phủ của bà sẽ đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chống bài Do Thái, bạo lực chính trị và mọi hình thức phân biệt đối xử. Ro ràng là một bài diễn văn để trấn an, còn phải chờ xem hành động cụ thể ra sao". 

Minh Anh

Published in Châu Á
samedi, 29 octobre 2022 23:08

Bí ẩn Hồ Cẩm Đào

Đảng cộng sản Trung Quc đã tng dùng đi hi đng làm cơ hi thanh trng ni b ; không nhng ct chc mà còn c tình làm nhc các cán b lãnh đo cao cp. Năm 1959, đi hi đưa ra mt ngh quyết lên án Bành Đc Hoài là "phn t phn cách mng theo ch nghĩa sa đi (tu chính ch nghĩa)". "Bành Nguyên Soái" tng được suy tôn là anh hùng khi ch huy quân đi Trung Quốc trong cuc chiến tranh Hàn Quc 1952, nhưng đã "phm ti" phn đi chính sách kinh tế "Bước Nhy Vt" ca Mao Trch Đông. Trong thi Cách Mng Văn Hóa hn lon, t 1966, Tp Trng Huân, thân sinh ca Tp Cn Bình, cũng b t là mt "phn t phn đng" và b đy đa nhiu năm.

hocamdao1

Sau cùng viên trợ lý nâng được Hồ Cẩm Đào đứng lên và kéo đi. Họ Hồ dừng chân, ghé xuống nói gì đó, Tập Cận Bình gật đầu nhè nhẹ nhưng không quay lại nhìn.

Dân Trung Hoa không được chng kiến nhng cuc thanh trng ni b đó.

Ngày nay khác, vì có internet. Trong tun trước, c thế gii được thy cnh cu Tng bí thư H Cm Đào, 79 tui, b kp nách kéo ra khi hi trường. Tuy nhiên, hơn mt t dân Trung Quc ch được thy cnh H Cm Đào lúc b phiếu bu Trung ương Đng và sau đó là hình nh lúc bế mc, cái ghế ca ông, bên tay trái Tp Cn Bình, b b trng. Đến cui tun, Tân Hoa Xã mi gii thích trên Twitter rng H Cm Đào mt mi nên được dn ra ngoài ngh ngơi. Và nói thêm, sc khe ông đã kh quan !

Không ai tin nhng li gii thích đó ; nhưng cũng không ai dám đt câu hi : Chuyn gì đã xy ra ?

Báo chí nước ngoài phi nghiên cu nhng đon phim đ tái lp li th t câu chuyn đã xy ra.

Trong gn 2.000 đi biu d đi hi, hàng ghế ch ta là hình nh Tp Cn Bình ngi bên phi H Cm Đào, người đng đu Đảng cộng sản 10 năm trước. Giang Trch Dân, người tin nhim ca H, cũng ch chính thc nm quyn 10 năm, không ti d được vì đã 96 tui. Bây gi Tp Cn Bình phá l thi hn 10 năm, chính thc làm Tng bí thư sut đi !

Trước khi đi hi công b ban chp hành trung ương mi, người ta thy H Cm Đào, ngi gia Tp Cn Bình và Lt Chiến Thư, thò tay ra mó vào mt tp tài liu. Hình chp bn tài liu hé m sau này cho biết trong đó có danh sách Trung Ương Đng, toàn là tay chân ca Tp Cn Bình.

Không ai biết H Cm Đào s vào sp giy đó đ làm gì. Ông ta có đnh nêu ý kiến khác thường nào không ? Ch Lt Chiến Thư, ngi bên trái H, đưa tay chn lên tp giy, kéo v phía mình và đt dưới mt tm bìa màu đ, trong khi ghé tai nói nh vi H.

Tp Cn Bình ngi phía bên kia, liếc mt nhìn không nói gì, ri quay đu nhìn sang bên mt. Hình như đó là mt tín hiu, mt nhân viên tr lý chy ngay ti ghé tai nghe lnh, Tp Cn Bình đp ngón tay lên mt t giy trước mt. H Cm Đào ngi im liếc mt nhìn cnh đó và lng nghe. Viên tr lý quay sang nói nh vi H ri đưa cánh tay mt tay nâng ông già đng dy.

H Cm Đào rút ra khi tay viên tr lý, không chu đng lên. Viên tr lý phi ra đng phía sau, dùng c hai tay nhc hai bên ông già lên, nhưng cũng không được. Trong lúc đó, H Cm Đào vn đưa tay s lên tp giy trước mt Tp Cn Bình, b Tp ngăn li.

Sau cùng viên tr lý nâng được H Cm Đào đng lên và kéo đi. H H dng chân, ghé xung nói gì đó, Tp Cn Bình gt đu nhè nh nhưng không quay li nhìn. H đt tay lên vai th tướng Lý Khc Cường, ngi bên tay mt Tp Cn Bình, Cường gt gt nhưng cũng không quay đu nhìn li.

Khi H Cm Đào còn đng đu Trung Quốc, Lý Khc Cường là mt người có trin vng lên thay, vn được H nâng đ khi làm ch tch Đoàn Thanh niên cộng sản. Tay chân thân tín ca H đu được đào to trong oàn" này, trong đó có Vương Dương và H Thun Hoa. Vương Dương đng hàng th tư trong Thường V Bộ Chính trị nhim k 2017, H Thun Hoa tng làm phó th tướng. C ba người thuc oàn Phái" này, năm nay đu b Tp Cn Bình cho v hưu.

Khi H Cm Đào được dn ra ngoài, bước đi sau lưng 19 lãnh t cao nht đng ngi trên bàn ch ta, không mt người nào quay đu li chào tin. Tt c đu gi nét mt lnh lùng, nhìn thng trước mt, coi cnh tượng áp gii ông ch tch cũ ra ngoài hi trường din ra sau lưng mình là bình thường, không khác gì cnh con rui bay trên chén trà trước mt. My người đang nói chuyn vi nhau c tiếp tc nói không ngh !

Người ngi bên tay trái H Cm Đào là Lt Chiến Thư khi thy h H b lôi đng lên và kéo đi, đã nhm dy tính bước theo, nhưng đã được người ngi sau mình là Vương H Ninh níu tay gi li. Lt Chiến Thư đang đng hàng th ba trong ban Thường V nay đã ti tui 72, phi v hưu. Nhưng Vương H Ninh mi 67, thua Tp Cn Bình 2 tui, đã được thăng t hàng th 5 lên hng 4 và vn gi vai trò lý thuyết gia ca đng, vi nhim v ph biến Tư tưởng Tp Cn Bình !

H Cm Đào chc s được yên hưởng tui già vì không còn cơ hi nào đ chng đi. S mnh ông còn may mn hơn ông t là H Tôn Hiến, mt nhân vt ni tiếng đi vi người Vit Nam vì được Nguyn Du k trong Truyn Kiu. Sng vào thế k 16, H Tôn Hiến đã lp nhiu công trng dp tr "gic Oa", nhng tay tho khu thường cướp bóc vùng duyên hi Trung Quc, trong đó có T Hi. Nhưng vào cui đi, H Tôn Hiến b b tù, được tha thì chết vì b đu đc, năm 1563. Khi người con đem xác b v tính chôn ct làng, tnh An Huy bây gi, thì dân chúng phn đi, phi b áo quan bên đường mà chy. Khi Nht Bn tn công chiếm Cao Ly (159298) H Tôn Hiến li được phc hi, dân Hàng Châu lp đn th.

Hình nh H Cm Đào b s nhc ngay trong đi hi đng cho thy Tp Cn Bình đã cng c đa v vng chc, không còn lo b các "lãnh t k cu" quy phá na. Nhưng cũng cho thy nhng người cng sn không còn chút tình nghĩa đng chí nào na. Đó là mt bài hc cho dân Trung Hoa cũng như dân Vit Nam !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 29/10/2022

Published in Diễn đàn

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe.

hocamdao1

Khi nghe Hồ nói chuyện trước khi rời đi, Tập đã tỏ thái độ khá lạnh lùng và thiếu thân thiện. Ông thậm chí không quay người về phía Hồ mà chỉ khẽ gật đầu, quay mặt về phía trước.

Cảnh tượng diễn ra trước các phương tiện truyền thông và máy quay nước ngoài đã vô tình cho thế giới chứng kiến những kịch tính của chính trường Trung Quốc, vốn dĩ thường xảy ra ở hậu trường – sâu bên trong khu Trung Nam Hải ở trung tâm Bắc Kinh, nơi đặt văn phòng của các quan chức Trung Quốc.

Chuyện gì đã thực sự xảy ra ? Một nguồn tin có quan hệ chính trị đã chia sẻ một vài thông tin mật từ những người trong cuộc, bất chấp việc kiểm duyệt thông tin chặt chẽ ở Trung Quốc.

Vào thứ Bảy, ngày bế mạc đại hội đảng, tất cả các nhà lãnh đạo ngồi trên sân khấu chính của Đại Lễ đường Nhân dân đều cố gắng tránh giao tiếp bằng mắt với Hồ, nguồn tin cho biết.

Điều mà mọi người lo sợ là họ sẽ bị Hồ chặn lại và bắt phải nghe quan điểm của ông. Dù lập luận của Hồ là gì, đó cũng không phải là điều họ muốn nghe. Trên thực tế, nếu bị bắt gặp nói chuyện với Hồ, và có phản ứng ‘sai’, người ta có thể phải đối mặt với rủi ro chính trị đáng kể. Ai nấy đều rất dè chừng.

Mọi người đều biết rõ điều đang ở trong đầu Hồ : sự thất vọng dồn nén với Tập.

Nhưng có gì đó không ổn. Đảng cộng sản Trung Quốc vốn được biết đến với kỷ luật nghiêm khắc. Trong những hoàn cảnh bình thường, Hồ, cựu lãnh đạo đảng, chắc chắn sẽ không phá hỏng thời khắc quan trọng của Tập bằng cách công khai bày tỏ sự không hài lòng của mình.

Nói đúng hơn, những đảng viên lão thành đã nghỉ hưu không thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Ngay cả trong những lúc riêng tư, họ cũng cư xử theo cách không làm tổn hại đến quyền lực của nhà lãnh đạo đương nhiệm.

Tuy nhiên, nhiều khả năng chuyện gì đó bất thường đã xảy ra.

Có lẽ đúng là Hồ không được khỏe trong lễ bế mạc đại hội toàn quốc. Nhưng chính vì không khỏe nên ông có thể hành động không đúng như dự định.

Manh mối nằm trong lời giải thích sau đó được đăng trên tài khoản Twitter tiếng Anh của Tân Hoa Xã , về lý do tại sao Hồ bị hộ tống ra ngoài.

"Phóng viên Liu Jiawen của Tân Hoa Xã được biết rằng Hồ Cẩm Đào nhất quyết tham dự phiên bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng, bất chấp việc ông ấy đang dành thời gian để phục hồi sức khỏe".

"Vì ông đã cảm thấy không khỏe trong suốt phiên họp, nhân viên của ông, vì lý do bảo vệ sức khỏe cho ông, đã đưa ông đến một căn phòng cạnh hội trường để nghỉ ngơi. Hiện ông đã khỏe hơn nhiều" – dòng tweet thứ hai cho biết.

Liu Jiawen là một nhân vật có ảnh hưởng, giữ cương vị phó chủ tịch Tân Hoa Xã.

Trong lễ bế mạc, Hồ Cẩm Đào ngồi cạnh Tập và Lật Chiến Thư, vị chủ tịch 72 tuổi của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc.

Liệu Hồ có nói với Tập và Lật rằng ông muốn phát biểu tại buổi lễ hay không ? Một số người tin rằng ông có thể đã làm vậy, dù không thể xác minh tin đồn. Chưa kể nó cũng có thể đã bị phóng đại.

Nhưng dòng tweet của Tân Hoa Xã đã gợi ý theo hướng này. Trong khi hầu hết các nhà quan sát tập trung vào vế sau của dòng tweet – rằng Hồ rời đi vì lý do sức khỏe – thì vế đầu lại chứa đựng một tiết lộ bất ngờ.

Nó ngụ ý rằng Hồ đáng lẽ không tham dự phiên bế mạc vì lý do sức khỏe, nhưng ông vẫn tham dự, và đi ngược lại mong muốn của Tập. Tại sao Hồ nhất quyết muốn tham dự lễ bế mạc ?

hocamdao2

Các thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ mới : Tập Cận Bình (trái), Lý Cường, Triệc Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, và Lý Hi xuất hiện trước truyền thông sau đại hội đảng vào ngày 23/10. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Dù sự thật sẽ mãi là bí ẩn, nhưng có một điều chắc chắn. Trên sân khấu hôm ấy, Tập rất tự hào về chiến thắng chính trị của mình. Ngồi bên cạnh, Hồ chắc hẳn đã phiền lòng vì không bảo vệ được những người mà ông bảo trợ.

Tập tài liệu màu đỏ nằm trước mặt Hồ chứa danh sách các nhà lãnh đạo mới của đảng – điều mà ông thậm chí không muốn xem.

Ban Thường vụ mới không bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, người chỉ mới 67 tuổi, vẫn chưa đến tuổi nghỉ hưu. Nó cũng không bao gồm Uông Dương, người cùng tuổi với Lý. Cả hai người đều có liên hệ với Đoàn, phe phái do Hồ đứng đầu.

Một đòn trời giáng khác đối với Hồ Cẩm Đào là việc Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa, người được mệnh danh là "Tiểu Hồ" không những mất chỗ trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, mà còn bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị ngay ngày hôm sau, dù ông còn khá trẻ – chỉ mới 59 tuổi.

Sang ngày Chủ nhật, Tập bước vào nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng bí thư của đảng và chính thức giới thiệu sáu thành viên còn lại của Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, gồm toàn những phụ tá thân cận của ông.

Giây phút kịch tính khi Hồ Cẩm Đào rời khỏi hội trường là đỉnh điểm của cuộc đấu tranh chính trị kéo dài suốt một thập niên qua.

Tại lễ bế mạc, một phó chủ nhiệm của Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, cơ quan đóng vai trò như ban thư kí cho Tập, đã đưa Hồ đến lối ra.

Dường như, hành động đó là trái với ý muốn của Hồ. Hai lần, vị cựu lãnh đạo cố gắng quay về chỗ ngồi của mình. Nếu xét ẩn ý từ lời giải thích của Tân Hoa Xã, Hồ đã không muốn rời sân khấu vào thời điểm đó – khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ông đặt ra cho mình, bất kể điều đó là gì.

Sau khi nói vài lời với Tập, Hồ vỗ vai Lý Khắc Cường như để an ủi vị thủ tướng bị buộc phải nghỉ hưu.

hocamdao3

Hồ Cẩm Đào đứng bên phải Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở Bắc Kinh năm 2015. (Ảnh của Takaki Kashiwabara)

Theo lời một chuyên gia y tế đã xem đoạn phim Hồ rời khỏi sân khấu, ông có các dấu hiệu của một triệu chứng thường có của bệnh Parkinson, ông đã đi nhanh về phía lối ra trong khi hơi nghiêng người về phía trước.

Cách đây bảy năm, công chúng đã biết được tình trạng sức khỏe của Hồ khi ông đứng trên khán đài ở Thiên An Môn trong một cuộc duyệt binh. Hình ảnh từ camera truyền hình cho thấy các đầu ngón tay trái của ông liên tục run lên. Đó là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh Parkinson.

Khi nghe Hồ nói chuyện trước khi rời đi, Tập đã tỏ thái độ khá lạnh lùng và thiếu thân thiện. Ông thậm chí không quay người về phía Hồ mà chỉ khẽ gật đầu, quay mặt về phía trước.

Ở phía cuối dãy ghế, Hồ Xuân Hoa chẳng buồn che giấu sự bất mãn của mình. Ông khoanh tay một cách bất thường, với nét mặt tỏ rõ sự cau có. Ông hẳn đã biết về việc mình bị giáng chức.

hocamdao4

Hồ Xuân Hoa (giữa) đã không hề rục rịch khi Hồ Cẩm Đào rời sân khấu vào ngày 22/10. Ngôn ngữ cơ thể của ông đã tiết lộ về số phận của ông, điều sẽ được công bố vào ngày hôm sau. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Dù nhục nhã nhưng Hồ Xuân Hoa vẫn phải nở nụ cười một ngày sau đó, ngày Chủ nhật, khi Tập đi ngay bên cạnh ông trong một buổi lễ khác, đánh dấu việc kết thúc đại hội.

Tại đại hội toàn quốc năm 2002, Giang Trạch Dân đã trao lại chức vụ Tổng bí thư cho Hồ Cẩm Đào, nhưng không từ bỏ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Trái ngược với Giang, Hồ Cẩm Đào đã nghỉ hưu một cách bình thường tại đại hội toàn quốc năm 2012 và để Tập lên kế nhiệm mình. Người ta nói rằng bằng cách nghỉ hưu hoàn toàn, Hồ đã cố gắng làm cho Tập cảm thấy mắc nợ ông.

Nhưng một nguồn tin chính trị ở Bắc Kinh chỉ ra rằng, vào thời điểm đó, sức khỏe của Hồ đã giảm sút, và ông không còn đủ sức để chơi các trò chơi quyền lực.

Chiến thắng áp đảo của Tập trong việc bổ nhiệm nhân sự có liên quan một phần không nhỏ đến sức khỏe sa sút của Hồ và sự suy yếu quyền lực chính trị sau đó của ông.

Tập đã chớp thời cơ, còn Hồ không thể phòng thủ hiệu quả. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng không thể làm được gì nhiều về mặt chính trị, vì còn bị nhấn chìm trong các công việc của một thủ tướng.

Nếu Hồ còn khỏe mạnh, kết quả có lẽ đã khác. Có thể đã có một con đường cho cả Lý Khắc Cường và Hồ Xuân Hoa tiếp tục sự nghiệp.

hocamdao5

Khi Hồ Cẩm Đào rời đi, Lý Cường đang mỉm cười nói chuyện với phó thủ tướng Tôn Xuân Lan. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Trong khi đó, ngồi bàn đầu trong lễ bế mạc là Lý Cường, 63 tuổi, Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Trong lúc Hồ Cẩm Đào được dẫn ra khỏi hội trường, Lý Cường đã mỉm cười khi đang nói chuyện với phó thủ tướng Tôn Xuân Lan.

Ngày hôm sau, Lý Cường trở thành tâm điểm chú ý khi trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, xếp thứ hai sau Tập trong hệ thống thứ bậc của đảng.

Lý Cường tỏ ra không quan tâm đến việc vị cựu chủ tịch nước đang đi phía sau mình.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Lý Cường, một trong những phụ tá thân cận nhất của Tập, lúc ấy đã biết trước tương lai chính trị tươi sáng của mình. Ông được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị một ngày sau đó, với tư cách là ứng viên thay thế Lý Khắc Cường làm thủ tướng vào mùa xuân năm sau.

Thái độ của Lý Cường trái ngược hoàn toàn với thái độ của Hồ Xuân Hoa, người đã ngồi yên khoanh tay khi Hồ rời sân khấu. Tại thời điểm này, đã rõ ai là kẻ thắng người thua. Và đó chính là kết cục của cuộc tranh giành quyền lực nội bộ đảng.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Was Hu Jintao about to express discontent ?". Nikkei Asia, 27/10/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 2/10/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Published in Diễn đàn

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo.

Chí ít thì đó là lý thuyết. Trong một đoạn phim vài giây được quay một cách vụng về khi đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc vào cuối tuần qua, thực tế đã xé toạc vẻ ngoài đẹp đẽ và tiết lộ những kịch tính xứng đáng ở tầm William Shakespeare. Vụ việc xảy ra ngay thời điểm vốn đã được định sẵn để trở thành khoảnh khắc vinh quang tột đỉnh của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, sau khi ông sửa điều lệ đảng để cho phép bản thân, về mặt nguyên tắc, có thể nắm quyền đến chừng nào ông muốn – mà đối với một người đàn ông 69 tuổi nghĩa là nắm quyền cho đến hết phần đời còn lại.

Không bị tiếng nói nào phản đối, Tập đã thanh trừng nhiều nhân vật thuộc nhóm thiểu số trong đảng dám ủng hộ các chính sách và phong cách quản trị khác với những gì ông đặt ra. Trong số những cái tên đã bị sa thải một cách thẳng thừng là thủ tướng Lý Khắc Cường, người từng được xem là ứng viên cho vị trí lãnh đạo Trung Quốc. Hồi tháng 8, Lý đã gây xôn xao khi tuyên bố trong chuyến thăm tới Thâm Quyến rằng "Chương trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến triển. Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng", điều mà một số chuyên gia hy vọng là dấu hiệu rằng sự phản kháng đối với Tập sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại và đáng chú ý là bình luận của vị thủ tướng đã nhanh chóng bị xóa khỏi Internet ở Trung Quốc.

Một trường hợp thay đổi nhân sự cấp cao khác có liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Uông Dương, người đã từng phát biểu những suy nghĩ rất khác với Tập, rằng "Chúng ta phải xóa bỏ ý nghĩ sai lầm rằng hạnh phúc là một món quà do đảng và chính phủ ban phát". Ông ủng hộ việc từng bước cải cách chính trị Trung Quốc, tập trung tạo ra nhiều không gian hơn cho xã hội dân sự cũng như cho "giải phóng tư tưởng".

Thế nhưng, trước khi phiên họp có thể khép lại với những nụ cười, thể hiện niềm tin nhất loạt vào sự vĩ đại của Tập, một sự kiện bất ngờ và khó hiểu đã xảy ra. Ngồi bên trái Tập là người tiền nhiệm trực tiếp của ông, Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, trong bộ dạng xanh xao, yếu ớt một cách đáng ngạc nhiên. Hồ đã bất ngờ bị mời rời khỏi ghế – vẻ mặt lộ rõ đó không phải điều ông muốn – và bị dẫn ra khỏi hội trường, để lại một chiếc ghế trống ngay chính giữa hàng ghế đầu của đại hội.

hocamdao00

Cảnh Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc. Nguồn : The Guardian.

Hồ đã không chịu rời đi trước khi với tay cầm một tập giấy đặt trước mặt Tập, khiến Tập phải giữ chúng lại. Gần như toàn bộ dàn lãnh đạo cấp cao nhất ngồi tại hàng ghế đó đều nhìn chằm chằm về phía trước, vờ như chẳng có chuyện gì quan trọng xảy ra. Nhưng khi một trong những người phụ tá kéo mạnh vào vai ông, Hồ đã nói vài lời với Tập, người đã gật đầu cùng vẻ mặt vô cảm. Sau đó, Hồ cố gắng quay sang vỗ vai người mà mình bảo trợ, Lý Khắc Cường, trước khi bị đưa đi xa khỏi tầm máy quay.

Đúng như dự đoán, các chương trình tin tức Trung Quốc đã xóa sạch cảnh này, nhưng người ta đã nhanh chóng xì xầm về sự việc bất thường.

Bộ máy của Tập sau đó đưa ra lời giải thích theo kiểu ‘Vua Lear.’ Hành động của Hồ Cẩm Đào là hành động của một ông lão ốm yếu, chân đi không vững. Dù đúng là có khả năng này, nhưng đây không phải là lời giải thích khả dĩ hoặc thỏa đáng nhất. Như nhà khoa học chính trị Joseph Torigian đã viết trong cuốn sách xuất bản gần đây, Prestige, Manipulation, and Coercion : Elite Power Struggles in the Soviet Union and China After Stalin and Mao (Uy tín, thao túng và cưỡng bức : Các cuộc đấu tranh quyền lực cấp cao ở Liên Xô và Trung Quốc sau Stalin và Mao), "những bước ngoặt quan trọng là những khoảnh khắc mà trong đó chính trị trở nên ‘dễ thấy’ nhất, và do đó, chúng cho phép chúng ta đặt ra giả thuyết về những giới hạn và khả năng cho tương lai".

Ở đây, khả năng mà chúng ta ngay lập tức nên xem xét là Hồ – người thường bị xem là một nhà lãnh đạo vô diện, yếu đuối, và bất tài trong suốt 10 năm cầm quyền, từ năm 2002 cho đến khi Tập lên kế nhiệm vào năm 2012, đã chọn thời điểm này để công khai thể hiện sự bất đồng của mình với cách quản lý đảng dưới thời Tập, vốn đã tập trung quyền lực một cách bất thường vào tay một người duy nhất.

Để hiểu được logic đằng sau cách giải thích này đòi hỏi một chút hiểu biết về lịch sử, cụ thể là việc Hồ đã lên nắm quyền và thực thi quyền lực như thế nào. Ông chính thức trở thành lãnh đạo vào năm 2002, điều này đã được quyết định từ trước khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào năm 1997, mở ra một kỷ nguyên mới về sự chuyển giao quyền lực thường xuyên, hòa bình, và được thể chế hóa ở một quốc gia chưa từng biết đến việc này. Quá trình sẽ diễn ra theo một lịch trình kéo dài 10 năm, được chia thành hai nhiệm kỳ, nghĩa là về mặt lý thuyết, đảng có thể loại bỏ một nhà lãnh đạo tồi hoặc không được lòng dân ngay sau nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên.

Cơ chế đằng sau hệ thống mới của Đặng cũng tước bỏ một quyền của nhà lãnh đạo tối cao – lựa chọn người kế nhiệm của chính mình, cho phép đảng đóng vai trò nhiều hơn trong việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo tương lai. Trong trường hợp của Hồ, quyền chỉ định người kế vị đã bị lấy khỏi tay người kế nhiệm Đặng, Giang Trạch Dân. Chính Đặng, người có quyền lực vô song hồi thập niên 1990, đã chọn Hồ làm người kế nhiệm Giang.

Thời gian Hồ Cẩm Đào tại nhiệm – trùng với sáu năm tôi làm phóng viên tại Trung Quốc – thường bị mỉa mai là giai đoạn không có phương hướng, một thập niên bị lãng phí đối với người Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, di sản nắm quyền của ông rất phức tạp.

Về mặt nào đó, đây là thời kỳ hoàng kim của đất nước, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc và nhiều thay đổi lớn trong mức sống của hầu hết người dân. Tất nhiên, Hồ không phải là một nhà dân chủ, nhưng sự bùng nổ của Internet đã tạo ra một không gian mới cho tự do ngôn luận. Thủ tướng của Hồ, Ôn Gia Bảo, cũng đã tìm cách đem lại khuôn mặt ‘nhân tính’ cho chính phủ, nhiều lần công khai bày tỏ sự quan tâm đối với người nghèo và những người yếu thế.

Sáng kiến chính trị quan trọng nhất của Hồ là nỗ lực thể chế hóa một phong cách cầm quyền mang tính tập thể hơn những gì thường thấy ở Trung Quốc. Như nhà khoa học chính trị Susan Shirk viết trong cuốn sách mới của mình, Overreach : How China Derailed Its Peaceful Rise (Vươn xa quá tầm : Cách Trung Quốc làm chệch hướng sự trỗi dậy hòa bình của mình), Hồ đã làm điều này bằng cách cân bằng sự đại diện của các bên liên quan trong các cơ quan ra quyết định quan trọng nhất của đất nước, bao gồm đảng, chính phủ, chính quyền cấp tỉnh, và quân đội.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, ông đã mở rộng cơ quan quyền lực nhất ở Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, từ bảy lên chín thành viên, và công khai lựa chọn cách cầm quyền bình đẳng với các ủy viên khác, thay vì là một nhà lãnh đạo áp đặt mọi thứ. Đáng chú ý, Hồ giải thích đây là "nỗ lực ngăn chặn nhà lãnh đạo cao nhất ra quyết định tùy tiện", vốn là một trong những nỗi sợ hãi chính của Đặng sau thời kỳ cầm quyền kéo dài và đầy biến động của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.

Điều này đưa chúng ta đến với Tập, người rõ ràng đã tìm mọi cách có thể để đi theo hướng ngược lại, tập trung gần như tất cả quyền lực vào tay mình, bao quanh mình bằng những kẻ chỉ biết vâng lời và những tay chân thân tín trung thành, theo đó làm trầm trọng thêm nguy cơ trên.

Tuy nhiên, trước khi thảo luận về Tập, chúng ta nên dành thời gian để xét xem mọi việc đã diễn ra như thế nào dưới thời Hồ. Phong cách cầm quyền tập thể của ông có thể mang chủ đích tốt, nhưng nó đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng. Trách nhiệm dường như không thuộc về một người cụ thể, nghĩa là mỗi thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị được phép điều hành ‘thái ấp’ của riêng mình trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của nền kinh tế hoặc hệ thống an ninh quốc gia. Và các ủy viên hiếm khi phản đối hành động của nhau ngay cả theo cách riêng tư, vì họ tin rằng điều đó sẽ ngăn người khác can thiệp vào các dự án riêng và những người mà họ bảo trợ. Nói cách khác, dưới thời Hồ, không có ai chịu trách nhiệm chính, và nạn tham nhũng đã diễn ra ở quy mô đáng báo động.

Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết rõ chuyện gì đã xảy ra với Hồ, người rời khỏi sân khấu chính trị vào thứ Bảy vừa rồi theo đúng nghĩa đen, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy nữa – bí ẩn này sẽ theo ông đến cuối cuộc đời chính trị. Nhưng điều mà chúng ta biết là việc Hồ phải rời đi một cách bất ngờ và không vui vẻ đã khiến Tập bẽ mặt, dù vô tình hay cố ý.

Mặt tối của những sự kiện này nhấn mạnh một điểm yếu cơ bản của các hệ thống Lê-nin-nít như ở Trung Quốc : một điểm yếu mà không ai có thể khỏa lấp được – từ Mao Trạch Đông (người chứng kiến cái chết của hai người kế nhiệm được chỉ định), Đặng Tiểu Bình (người lật đổ người kế nhiệm được chỉ định cuối cùng của Mao, Hoa Quốc Phong, vì những lý do liên quan đến tham vọng và quyền lợi cá nhân hơn là sự khác biệt về hệ tư tưởng hoặc chính sách, rồi sau đó tạo ra một công thức cho quá trình chuyển đổi trong tương lai), Giang Trạch Dân (người nghỉ hưu theo đúng lịch trình nhưng đã giữ lại các chức danh phụ suốt nhiều năm, đồng thời làm suy yếu quyền lực và hạn chế sự lựa chọn của Hồ), và giờ là Tập Cận Bình.

Trên thực tế, cách tiếp cận của Tập là sự quay trở lại với nguồn gốc của các hệ thống Lê-nin-nít – và cụ thể là quay trở lại với hình mẫu của một lãnh đạo trọn đời khác, cựu lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Tập đã xây dựng sự sùng bái cá nhân, và tạo ra Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới chỉ gồm những ‘gã tí hon’ về chính trị – những người đàn ông thiếu tầm vóc chính trị, chưa từng có kinh nghiệm tại chính quyền trung ương, có mạng lưới quan hệ hạn chế – và do đó không đặt ra thách thức nào đối với Tập.

Ban Thường vụ này gồm Lý Cường, người có khả năng trở thành thủ tướng của Tập vào năm tới, thay thế Lý Khắc Cường hiện đã bị phế truất. Hiếm có nhà phân tích nào tin rằng Lý Cường – người từng gây bất bình khi còn làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, nơi ông giám sát chiến dịch cách ly hà khắc trong đợt bùng phát Covid-19 gần đây – lại có thể trở thành người kế nhiệm cuối cùng của Tập. Và đó mới là điều quan trọng.

Như nhà khoa học chính trị Victor Shih của Đại học California San Diego lập luận trong cuốn sách mới của mình, Coalitions of the Weak : Elite Politics in China From Mao’s Stratagem to the Rise of Xi (Liên minh của những kẻ yếu : Nền chính trị cấp cao ở Trung Quốc từ mưu lược của Mao đến sự trỗi dậy của Tập), đây là một chiến thuật mà Mao sử dụng vào cuối thời kỳ cai trị của mình, khi ưu tiên của ông chuyển từ câu hỏi về di sản ý thức hệ, hoặc thậm chí là tương lai của Trung Quốc, sang ngăn chặn sự trỗi dậy của những kẻ thách thức và đảm bảo sự trường tồn chính trị của chính ông.

Bài học ở đây là các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn, phần lớn là bởi đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo tối cao đều cai trị vượt trên luật pháp. Như người Mỹ đã được nhắc nhở sau vụ tấn công Tòa nhà Quốc hội vào ngày 06/01/2021, một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một xã hội ổn định là việc tôn trọng quy tắc kế nhiệm. Nhưng tại Trung Quốc, vấn đề vẫn chỉ xoay quanh những cuộc tranh giành quyền lực trần trụi, thường được che khỏi mắt công chúng, nhưng không hề bị quy tắc nào cản trở. Trong một hoàn cảnh như vậy, người ta không thể mong đợi một kết thúc tốt đẹp.

Howard W. French

Nguyên tác : "The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness", Foreign Policy, 24/10/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/10/2022

Howard W. French là chuyên gia bình luận của Foreign Policy, giảng viên tại Trường Báo chí Sau Đại học thuộc Đại học Columbia, và là một phóng viên nước ngoài lâu năm. Cuốn sách mới nhất của ông là "Blackness : Africa, Africans and the Making of the Modern World, 1471 to the Second World War".

Published in Diễn đàn