Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lần đu tiên trong lch s mi quan h Liên Hiệp Châu Âu (EU) vi chính quyn Vit Nam nói chung và vi gii xã hi dân s đc lp - bao gm nhng người đu tranh cho dân ch và nhân quyn Vit Nam - nói riêng, mt văn bn hành chính ca Văn phòng Ch tịch Hội đng Châu Âu (cơ quan chính tr cao nht EU) đã được gi đến 17 t chc xã hi dân s đc lp Vit Nam, phúc đáp bn kiến ngh ngày 18/1/2019 ca khi xã hi dân s đc lp v phn ng tình trng chính quyn Vit Nam vi phm nhân quyn trm trng và đề ngh hoãn phê chun Hip đnh Thương mi T do EU-Vit Nam (EVFTA).

hdca1

Trang đầu ca lá thư thay mt ông Donald Tusk gi các t chc xã hi dân s Vit Nam. (Hình : Phạm Chí Dũng cung cấp)

ng h các t chc xã hi dân s Vit Nam

Văn bản trên mang s SGS19/001167, ký ngày 12 tháng 2 năm 2019 bi mt viên chc có trách nhim, truyn đt ý kiến ca Ch tch Hi đng Châu Âu Donald Tusk, trong đó nhn mnh : "Các vn đ nhân quyn vn liên tc được EU nêu ra vi Vit Nam, k c cp cao nhất. Đi thoi Nhân quyn EU-Vit Nam ti đây cũng là mt dp đ chúng tôi tiếp tc vic này, và s đ cp đến khuôn kh pháp lý ca Vit Nam đi vi quyn t do biu đt, t do hip hi, t do t tp, t do tôn giáo tín ngưỡng, và trường hp ca cá nhân những nhà hot đng nhân quyn".

Chủ tch Hi đng Châu Âu cũng cho biết nhà nước Vit Nam "đã nhiu ln nhc li cam kết thúc đy tiến b nhanh chóng" trong lĩnh vc liên quan đến quyn lao đng, và "EU chc chn s theo dõi sát sao bt kỳ din tiến nào trong lĩnh vực này".

Cuối thư, Hi đng Châu Âu xác quyết vic h ng h các t chc xã hi dân s Vit Nam tiếp tc n lc đu tranh đ bo v và thúc đy nhân quyn trong nước.

hdca2

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (phải), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu, Brussels. (Hình: AFP)

Văn bản ca Văn phòng Ch tch Hi đng Châu Âu gi cho T chc Theo dõi Nhân quyền quc tế và 17 t chc xã hi dân s đc lp, trong đó có nhng t chc trong nước như Hi Bu Bí Tương Thân, Hi Cu Tù nhân Lương tâm, Hi Nhà báo Đc lp, Defend the Defenders, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Lut Khoa tp chí, Hi đng Liên tôn và một s t chc tôn giáo khác.

Sự công nhn mc nhiên

Nguyễn Anh Tun - mt nhà hot đng nhân quyn có nhiu kinh nghim quc tế vn cho biết trước đây EU thường ch tr li thư kiến ngh ca nhng t chc xã hi dân s bng hình thc thư ghi nhn ý kiến và cám ơn. Nhưng văn bn ca EU gi các t chc xã hi dân s Vit Nam vào ngày 12/2/2019 là mt trường hp đc bit vì đó không phi là mt bc thư cám ơn, mà là mt công văn mang tính thông báo tình hình và th hin thái đ tôn trng hơn hn vi gii hoạt đng nhân quyn Vit Nam. EU thường s dng văn bn hành chính đ làm vic vi các đi tác, và trong trường hp này, đó là s công nhn mc nhiên ca EU đi vi v thế chính tr - xã hi ca các t chc xã hi dân s đc lp Vit Nam, bt chp chính quyền Vit Nam chưa tng tha nhn cũng như đã c tình quên lãng quyn t do lp hi được quy đnh bi hiến pháp 1992.

Rõ ràng vào đầu năm 2019, vai trò và v thế ca gii t chc xã hi dân s đc lp Vit Nam đã vươn lên mt tm cao mi trong con mt cộng đng quc tế.

Vào trung tuần tháng 1 năm 2019 khi Hi đng Châu Âu chun b mt cuc hp đ b phiếu v kh năng có phê chun EVFTA và sau đó trình cho Ngh vin Châu Âu hay không, mt bn kiến ngh khn cp ca T chc Theo dõi Nhân quyn quc tế (Human Right Watch) cùng 17 tổ chc xã hi dân s trong và ngoài Vit Nam gi đến Ngh vin Châu Âu, Hi đng Châu Âu và các cơ quan liên quan, yêu cu EU hoãn thông qua EVFTA vì chính quyn Vit Nam đã không làm bt c điu gì đ ci thin nhân quyn, và ‘nhân quyền trên hết’ - điu kin cn ca Ngh vin Châu Âu - cho ti nay đã hoàn toàn b chính th đc tr Vit Nam pht l.

Ngay sau đó, cuộc hp ca Hi đng Châu Âu đã quyết đnh hoãn phê chun EVFTA, to nên mt cú s ln đi vi chính th Vit Nam - giới chóp bu mà cho ti gn thi đim đó vn t tin vi kết qu ‘EVFTA s sm được ký kết và phê chun’ cùng mt lung dư lun trong ni b đng v ‘Châu Âu cn Vit Nam hơn Vit Nam cn Châu Âu’, đc bit sau cuc điu trn EVFTA ti Brussels ca B vào tháng 10 năm 2018 mà sau đó Ủy ban Châu Âu đã chun thun EVFTA và gi t trình cho Hi đng Châu Âu đ xem xét phê chun, khiến Th tướng Nguyn Xuân Phúc cùng h thng tuyên giáo và báo đng đng ca v ‘thng li EVFTA’.

Nhưng thái đ ch quan thái quá đã phải tr giá. Nhng t chc xã hi dân s trong và ngoài Vit Nam - gii mà chính quyn luôn coi thường ‘ch có mt nhúm người’ và hoàn toàn không phi là đi trng chính tr ca Đảng cộng sản Việt Nam, đã làm nên mt chiến thng ngon mc nhưng được tích lũy bi chiều sâu hệ thng : bn kiến ngh yêu cu hoãn EVFTA đã có tác đng đáng k đến EU và dn đến quyết đnh hoãn EVFTA.

Thắng li này đã dn ra mt đnh đ ‘sáng mt sáng lòng’ đi vi Đảng cộng sản Việt Nam : nếu trong nước, đng có th huy đng hàng trăm ngàn công an đp nghẹt quyn làm người ca người dân, đàn áp dã man các cuc biu tình và đình công, bt b gii đu tranh dân ch nhân quyn, thì khi ra sân chơi quc tế li là mt câu chuyn khác hn. Dù ch là ‘mt nhúm người’, nhưng gii t chc xã hi dân s vi hành động đu tranh cho quyn li ca người dân li có sc nh hưởng quc tế và hiu qu quc tế vn cao hơn rt nhiu so vi B Ngoi giao và các t chc ‘cánh tay ni dài ca đng’ ch biết m dân và di trá v nhân quyn.

Quyết đnh hoãn EVFTA ca Hi đng Châu Âu là bằng chng rõ ràng nht cho ti nay v vic Liên Hiệp Châu Âu không còn đáng b xem là yếu thế và nhu nhược trong con mt ca chính quyn Hà Ni, và quyết đnh này là s tuân th mt cách trit đ và kiên đnh tinh thn bn ngh quyết nhân quyền của Ngh vin Châu Âu ban hành vào tháng 11 năm 2018.

Quyết đnh hoãn EVFTA cũng là mt cnh báo gián tiếp đi vi chính quyn Vit Nam : không chu ci thin nhân quyn mt cách thc tâm, thc cht và mang tính chng minh được, s chng có EVFTA nào t đng chui vào d dày ca nhng k ch biết ăn không biết làm.

Và nếu nhng k đó vn ch biết ăn mà không biết làm, thm chí quc hi mi ca Châu Âu sau tháng 5 năm 2019 cũng s không tái xem xét hip đnh này cho nhng k ch biết đàn áp đng bào ca mình.

Vận hành cơ chế tham vn xã hi dân s

Sau vụ EVFTA b hoãn, có l gii chóp bu Vit Nam đã phi nhìn nhn Xã hi dân s không ch là mt thc th, mà còn là mt thc th không h yếu t trong cuc chiến nhân quyn vi chính quyn.

Văn bản ca EU thông báo tình hình nhân quyền - EVFTA cho các t chc xã hi dân s Vit Nam không nhng là mt s công nhn thc th trên, mà còn là s th hin công khai mt phương châm và phương pháp làm vic ca EU : nhn mnh vai trò tham vn ca các t chc xã hi dân s n mt quy đnh nm trong khuôn kh Hip đnh EVFTA mà phía Vit Nam đã ký. Không cn ch đến khi EVFTA được trin khai (chưa biết khi nào), ngay vào lúc này đây EU đang vn hành cơ chế tham vn y vi tiêu chí ‘nhân quyn trên hết’.

chế vn hành mang tính hành chính và tôn trọng trên cũng có nghĩa là nếu trong thi gian ti EVFTA được ký kết, phê chun, b phiếu thông qua và đi vào trin khai, nhng cuc hp ca EU vi các cơ quan ca chính ph Vit Nam v các d án thành phn và tiu thành phn trong hiệp đnh này s có th có mt nhng t chc xã hi dân s v lao đng, môi trường và nhân quyn - như mt yếu t thúc đy và đm bo tính minh bch hóa các chương trình và d án, gia tăng phn bin ca cng đng và nhân dân và tăng cường tính hiu qu ca hiệp đnh đ hn chế đến mc ti thiu hành vi lm dng, li dng, lũng đon và tham nhũng ca gii quan chc Vit Nam trong quá trình thc hin Hip đnh EVFTA.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 15/02/2019

Published in Diễn đàn

Trong khi Hội đồng Châu Âu và Ủy ban Châu Âu có một cuộc họp để bỏ phiếu liên quan những thủ tục về số phận của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu), đã có một xác nhận đầu tiên mang tính gián tiếp của Tiến sĩ Chang Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tại Việt Nam về khả năng Hiệp định EVFTA có thể sẽ không được thông qua khi Việt Nam chưa chứng minh được cho Nghị viện Châu Âu những cải tiến trong vấn đề lao động.

vneu1

Tiến sĩ Chang Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tại Việt Nam

Ông Chang Hee Lee - người có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan của Liên minh Châu Âu - đưa ra nhận định ‘nguy hiểm’ trên tại buổi gặp gỡ với phóng viên khu vực phía Nam tại Sài Gòn ngày 14/01/2019.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời Tiến sĩ Lee cho biết EVFTA sẽ được Ủy ban Thương mại Châu Âu xem xét vào tháng Hai năm 2019. Tiếp đó, vào tháng Ba, hiệp định này sẽ được đưa ra Nghị viện Châu Âu.

Và từ giờ đến lúc đó, nếu Việt Nam không tiến triển gì trong việc đáp ứng các yêu cầu về lao động, dựa trên những tuyên bố của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động thì hiệp định này có thể sẽ không được thông qua và đây sẽ là một tổn thất của Việt Nam.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa phê chuẩn 3/8 công ước cơ bản, gồm công ước về thương lượng tập thể (98) ; công ước về tự do hiệp hội (87) và công ước về lao động cưỡng bức (105).

Theo Tiến sĩ Lee, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã có kế hoạch phê chuẩn công ước 98 vào tháng 5/2019 ; công ước 105 vào năm 2020 và công ước 87 vào năm 2023. "Kế hoạch này là tốt nhưng như thế là chưa đủ với Nghị viện Châu Âu. Đó như tờ séc rỗng trong khi họ cần tiền mặt. Vấn đề là nhiệm kỳ của Nghị viện Châu Âu sẽ kết thúc vào tháng 5 tới. Từ giờ đến thời điểm bầu cử, không có tiến bộ mới nào thì họ không biết lấy gì để chứng minh", tiến sĩ Lee nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một trong những điểm được nhìn vào là sửa đổi Bộ luật Lao động. Nhiệm vụ của việc sửa đổi là đưa bộ luật này tiệm cận nhiều hơn với tiêu chuẩn quốc tế của ILO, nhất là điều khoản thương lượng tập thể và tự do hiệp hội. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động 2012 cũng để đáp ứng yêu cầu của hiệp định CPTPP, bên cạnh nhu cầu tự thân của Việt Nam.

Nhưng lao động có phải là khó khăn duy nhất mà chính thể độc đảng ở Việt Nam phải đối mặt để khó ‘nuốt’ được EVFTA ?

Trên tất cả là nhân quyền - rất nhiều vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt Nam mà cho tới nay vẫn không hề được cải thiện theo khuyến nghị và khuyến cáo của các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và Liên minh Châu Âu.

Ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị viện Châu Âu bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền mà đã nhấn kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao xuống mốc 50/50.

Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban Châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định : "Quan hệ giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền ; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này".

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về các quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do báo chí và Internet, bắt bớ người hoạt động nhân quyền, đàn áp người biểu tình, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện Châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng Châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có thông qua EVFTA với Việt Nam hay không.

Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện Châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng Châu Âu thông qua, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam về cái thời mà bản hiệp định này mới chỉ là ý tưởng.

Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa là đến kỳ bầu lại Nghị viện Châu Âu. Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền. Cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính yếu ấy mà Cộng đồng Châu Âu đã chưa thể thông qua EVFTA với Việt Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ ký.

Cách nói rất thận trọng trước báo giới Việt Nam của Giám đốc Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tại Việt Nam - ông Chang Hee Lee - về tương lai Hiệp định EVFTA là một cảnh báo gián tiếp đối với chính quyền Việt Nam : không chịu cải thiện nhân quyền một cách thực tâm, thực chất và mang tính chứng minh được, sẽ chẳng có EVFTA nào tự động chui vào dạ dày của những kẻ chỉ biết ăn không biết làm.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 18/01/2019

Published in Diễn đàn

Ba Lan đã không đạt được mục đích khi phản đối chủ tịch Hội Đồng Châu Âu mãn nhiệm Donald Tusk, người Ba Lan, tái đắc cử. Tuy nhiên, tối 09/03/2017, ông Donald Tusk đã dễ dàng nhận được sự tín nhiệm của các nước thành viên để đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ hai năm rưỡi.

eu1

Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, ngày 09/03/2017 tại Bruxelles. REUTERS/Yves Herman

Quyết định trên cũng khơi sâu thêm rạn nứt giữa Liên Hiệp Châu Âu và Ba Lan. Là quê hương của ông Donald Tusk ? nhưng Ba Lan lại kịch liệt phản đối quyết định của Liên Hiệp và đả kích rằng đó là "một tiền lệ nguy hiểm".

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Anastasia Becchio tường trình :

"Tối hôm qua (09/03), nữ thủ tướng Ba Lan xuất hiện với vẻ mặt căng thẳng và giận dữ đối với các đồng nhiệm trong Liên Hiệp ở cuộc họp báo riêng. Bà Beata Szydlo phát biểu "đó là một tiền lệ rất nguy hiểm". Để phản đối quyết định bầu lại ông Donald Tusk, bà đã từ chối ký nháy vào các quyết định của thượng đỉnh, thường được thông qua bằng đồng thuận.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đã tránh được hành động phản kháng mang tính hình thức này vì có quyền công bố các kết luận riêng của mình về cuộc họp và ông đã làm việc này.

Rất nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu đã cố giảm nhẹ sự cố trên. Tổng thống Pháp François Hollande nhấn mạnh là sự phản đối của Ba Lan sẽ không gây nhiều hậu quả. Lãnh đạo của một số nước khác như Bỉ và Luxembourg thì giận dữ vì một vấn đề "nội bộ" của Ba Lan lại gây cản trở công việc của Liên Hiệp Châu Âu. Và vì điều này xảy ra vào đúng lúc Liên Hiệp cần tỏ ra đoàn kết hơn bao giờ hết. 

Trong buổi làm việc sáng nay (10/03), các nước thành viên, trừ Anh Quốc, gặp nhau để thảo luận về tài liệu 60 năm hiệp ước thành lập Liên Hiệp Châu Âu. Hiệp ước này sẽ được kỷ niệm tại thủ đô Roma ngày 25/03. Thế nhưng, tối hôm qua, thủ tướng Ba Lan lại lên giọng cảnh báo : "Nếu ở Roma, mọi người mà nói rằng tất cả đều tuyệt vời và chúng ta đang đi đúng hướng, thì kết quả sẽ là một cuộc khủng hoảng mới". Đây là một dấu hiệu không mấy tốt đẹp cho các cuộc thảo luận giữa 27 nước thành viên diễn ra vào sáng nay".

Thu Hằng

Published in Quốc tế