Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu 2024 khép lại, ghi nhận những chiến thắng cho phe cánh hữu trong kết quả sơ bộ. Nhiều chuyên gia nhận định cuộc bầu cử này không chỉ tác động đến lục địa già mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác ngoài Châu Âu, trong đó có ASEAN và Việt Nam.

baucu1

Nhiều chuyên gia nhận định cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu 2024 không chỉ tác động đến lục địa già mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác ngoài Châu Âu, trong đó có Việt Nam. Ảnh minh họa Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đang tìm kiếm các đồng minh trung dung

Khoảng hơn 180 triệu cử tri thuộc 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã đi bầu cử từ ngày 6 - 9/6.

Tại Pháp, Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) - một đảng cực hữu, dân túy - giành chiến thắng với 32% số phiếu bầu, hơn gấp đôi so với Đảng Phục hưng (Renaissance) của Tổng thống Emmanuel Macron.

Tại Đức, đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) về nhì với 15,9% số phiếu bầu, xếp trên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz. Đứng đầu là đại liên minh của hai đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) - Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU).

Mặc dù các đảng cực hữu và các đảng dân tộc chủ nghĩa có những thành công nhất định trong lần bầu cử này, nhưng phe trung hữu vẫn chiếm đa số ghế trong nghị viện.

Các đảng trung hữu dành được đa số ghế ở Đức, Hy Lạp, Ba Lan và Tây Ban Nha, đồng thời ghi nhận những bước tiến đáng kể tại Hungary của Thủ tướng Viktor Orbán - một lãnh đạo dân túy.

Các nhà quan sát chính trị nhận định việc chiếm nhiều ghế hơn tại Nghị viện Châu Âu sẽ giúp phe cực hữu  có tiếng nói lớn hơn trong tương lai.

Việc gia tăng ảnh hưởng của phe cánh hữu có thể cản trở tiến trình thông qua luật mới để giải quyết các vấn đề cấp bách như an ninh, biến đổi khí hậu, cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc và Mỹ.

Vấn đề nhập cư và cuộc chiến tại Ukraine  cũng được cho là sẽ bị tác động.

Trước sự trỗi dậy của phe cực hữu, bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, thành viên Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) trung hữu - đã lên tiếng tìm kiếm các đồng minh trung dung.

Đảng EPP đứng đầu cuộc bầu cử khi chiếm 186/720 ghế.

Không chỉ tác động tại Châu Âu

Nhiều chuyên gia cho biết cuộc bầu cử này không chỉ quan trọng ở Châu Âu mà còn lan tỏa sức ảnh hưởng ra toàn cầu.

"Sự trỗi dậy của phe cực hữu ở Nghị viện Châu Âu chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều rào cản thương mại hơn giữa EU và Trung Quốc", Reuters dẫn lời chuyên gia kinh tế Joerg Kraemer của công ty tài chính ngân hàng của Đức Commerzbank trong một bản tin ngày 11/6.

Ông Kraemer nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể "trả đũa" lên các sản phẩm sữa, rượu vang và linh kiện máy bay từ Châu Âu.

Nhà nghiên cứu David Hutt, Viện Trung Âu chuyên Nghiên cứu về Châu Á (CEIAS), nhận xét trên trang DW vào hôm 12/6 rằng cuộc bầu cử này tác động đến các quốc gia Đông Nam Á trên nhiều khía cạnh như thương mại, phát triển bền vững, môi trường và nhập cư.

"Có vẻ như các chính phủ Đông Nam Á chưa nhận ra tầm quan trọng của cuộc bầu cử này đối với khu vực", DW dẫn lời nhận xét của nhà nghiên cứu Bridget Welsh tại Viện Nghiên cứu Châu Á của Đại học Nottingham, chi nhánh Malaysia.

Alfred Gerstl, chuyên gia về quan hệ quốc tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Đại học Vienna (Áo), nói với DW rằng các chính phủ Đông Nam Á dường như đoán cuộc bầu cử sẽ có kết quả thuận lợi cho các đảng cánh tả, định hướng thị trường tự do.

Nhưng kết quả rõ ràng không như họ mong đợi.

Các đảng cánh tả như Renew Europe hay liên minh của Đảng Xanh và Đảng Liên minh Tự do Châu Âu (Greens/EFA) đã mất đi lần lượt 23 ghế và 18 ghế trong Nghị viện Châu Âu so với năm 2019.

Ông Gerstl nhấn mạnh xu hướng chủ nghĩa dân tộc gia tăng có thể đồng nghĩa EU ít có xu hướng hỗ trợ hợp tác phát triển với Đông Nam Á.

Ông David Hutt cho biết trong quá khứ, EU đã áp dụng các biện pháp thuế bảo hộ đối với các nước Đông Nam Á, chẳng hạn như tăng thuế đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar trong giai đoạn 2019 - 2021 để bảo vệ nông dân Châu Âu.

Việt Nam có thể là 'bên thua cuộc' ?

baucu2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh EU - ASEAN ở Brussels (Bỉ) vào tháng 12/2022

Các nhà quan sát cho rằng Việt Nam rất coi trọng việc mở rộng quan hệ kinh tế với EU - một đối tác mà Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do vào năm 2019.

Chia sẻ với BBC News tiếng Việt, Tiến sĩ Martin Sebena - giảng viên ngành chính trị tại Đại học Hong Kong - nhận định rằng sự trỗi dậy của các đảng phái cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, các lãnh đạo dân túy tại Châu Âu có thể gây bất lợi cho Việt Nam.

"Việt Nam là một nước hưởng lợi lớn từ chiến lược giảm thiểu rủi ro của EU (chuyển đầu tư sang Việt Nam để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc). Tuy nhiên, các lãnh đạo dân túy không mặn mà với chiến lược này lắm vì họ cho rằng nó gây ra lạm phát", ông Sebena nói.

Trong một bài viết trên BBC InDepth vào ngày 8/6, tác giả Katya Adler cho rằng sự trỗi dậy của phe cực hữu sẽ chống lại các chính sách chuyển đổi xanh của EU.

Bà Adler đưa dẫn chứng với việc các đảng phái cánh hữu tại Pháp, Hà Lan và Ba Lan gần đây đã gây áp lực, khiến EU đã thu hồi hoặc hủy bỏ một số quy định quan trọng về môi trường - một lĩnh vực mà Việt Nam đang được EU đầu tư mạnh mẽ.

Nikkei Asia trong một bài viết vào cuối tháng 5/2024 đánh giá Việt Nam đang muốn xây dựng hình ảnh một điểm đến đầu tư "xanh", thân thiện với môi trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Nikkei cũng đánh giá mong muốn này và cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của chính phủ Việt Nam là có thể "quá tham vọng", "vội vàng".

Vào cuối năm 2022, Việt Nam ký kết thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD với các nước thuộc EU và nhóm G7.

JETP có mục đích giúp Việt Nam sớm đạt đỉnh phát thải trong năm 2030, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu. Thỏa thuận này đồng thời hỗ trợ Việt Nam sản xuất gần 50% sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thêm vào đó, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), cơ quan tài chính của EU, cũng cam kết tài trợ cho Việt Nam trong các hoạt động chuyển đổi xanh.

Không chỉ riêng Châu Âu, Tiến sĩ Edmund Malesky chuyên về kinh tế chính trị tại Đại học Duke, Mỹ nói với BBC News Tiếng Việt rằng các công ty Mỹ trong lĩnh vực năng lượng sạch cũng bị hình ảnh điểm đến đầu tư "xanh" của Việt Nam hấp dẫn.

"Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng đang ở trạng thái 'chờ đợi' và tìm hiểu thêm về các hoạch định chính sách của Việt Nam liên quan đến kinh tế, năng lượng và môi trường", Tiến sĩ Malesky lưu ý, đồng thời nhấn mạnh các nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng cách tiếp cận "chờ đợi và theo dõi" kể từ khi những biến động chính trị ở Việt Nam diễn ra trong những tháng gần đây.

Ông David Hutt nhận xét Đông Nam Á ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài trợ của EU cho các chính sách chuyển đổi xanh của mình.

Ủy ban Châu Âu trong những năm gần đây đã theo đuổi Thỏa thuận Xanh (Green Deal) mạnh mẽ cũng như tăng cường hỗ trợ tài chính cho Philippines để đối phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, liên minh Greens/EFA đã mất ghế (theo kết quả sơ bộ) và đảng lãnh đạo EPP thì đang muốn hạn chế một số mục tiêu chuyển đổi xanh đầy tham vọng.

Nhà nghiên cứu David Hutt cho rằng điều này có thể dẫn đến những thay đổi tiềm tàng trong quan hệ EU - Đông Nam Á, đặc biệt là về hợp tác thương mại và môi trường.

Các nhà hoạt động môi trường tin rằng việc Nghị viện Châu Âu chuyển hướng sang cánh hữu sẽ khiến các mục tiêu về chuyển đổi xanh bị trì hoãn vô thời hạn.

Nguồn : BBC, 13/06/2024

Published in Việt Nam

Liên Âu bất bình vì Việt Nam hoãn một cuộc họp trước khả năng tổng thống Nga thăm Hà Nội

Bộ Ngoại giao Việt Nam khiến Liên Hiệp Châu Âu bất bình vì hoãn một cuộc họp với một quan chức cấp cao của Liên Âu về các biện pháp trừng phạt Nga, trước khả năng tổng thống Vladimir Putin công du Hà Nội. Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 13-14/05/2024 nhân chuyến đi Đông Nam Á của ông David O’Sullivan.

lienau1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch nước của Việt Nam Võ Văn Thưởng gặp nhau bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường ngày 17/10/2023 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. AP - Grigory Sysoyev

Theo một nhà ngoại giao nắm rõ hồ sơ, được Reuters trích dẫn, Hà Nội đã đề nghị hoãn cuộc họp với lý do "các nhà lãnh đạo quá bận" để gặp đặc sứ chuyên trách các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu đối với Nga. Thông tin hoãn cuộc họp được ba nhà ngoại giao khác xác nhận, trong đó có một người nêu khả năng cuộc họp sẽ được tổ chức vào tháng 7.

Tuy nhiên, một số người nắm rõ hồ sơ cho rằng lý do hoãn cuộc họp nói trên có thể liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Putin. Chuyến công du này có thể bị "phá hỏng" vì những cuộc họp với đặc phái viên của Liên Hiệp Châu Âu.

Ngay sau khi Reuters tiết lộ thông tin, phái đoàn ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ "thất vọng" về quyết định hoãn cuộc họp, đồng thời cho biết là đang thảo luận với chính quyền Việt Nam về ngày họp mới. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng đã xác nhận tin này trong buổi họp báo ngày 09/05, đồng thời cho biết sẽ thông báo "vào thời điểm thích hợp" khi được hỏi về khả năng tổng thống Nga thăm Việt Nam.

Đại sứ quán Nga tại Hà Nội chưa trả lời đề nghị bình luận của Reuters. Tuy nhiên, vào tuần trước, đại sứ Nga Gennady Bezdetko xác nhận ông Putin đã nhận lời mời thăm Việt Nam và chuyến công du có thể diễn ra sau lễ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5.

Lần cuối tổng thống Nga thăm Việt Nam là vào năm 2017. Việt Nam không phải là thành viên của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, cơ chế đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Putin, bị cáo buộc đã đưa nhiều trẻ em Ukraine sang Nga.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Ông Hoàng Hải Nguyễn nhận định : Liên Hiệp Châu Âu thiếu kiến ​​thc chuyên sâu v các chế độ toàn tr ca Trung Quc và Vit Nam khi tham gia hip định thương mi Vit Nam - EU và khi x lý đại dch Covid-19.

euvn1

EU phụ thuộc nhiều vào các nguồn thông tin từ các chế độ độc tài, khiến EU tiếp xúc quá nhiều với các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Luliu Winkler MEP, Phó chủ tịch Ủy ban Thương mại của Nghị viện Châu Âu cho biết "trong thời điểm khó khăn này trên bối cảnh thương mại quốc tế - do căng thẳng và biến động ngày càng gia tăng - EU đang thúc đẩy quy tắc dựa trên thương mại. Chúng tôi cần các Hiệp định Thương mại để đảm bảo sự ổn định, bảo vệ và lợi ích cho các công ty và người tiêu dùng ở tất cả các bên ". Bernd Lange MEP cho biết "Tôi tự hào rằng nhóm Đảng Xã hội và Dân chủ trong ba năm qua đã dẫn đầu Nghị viện Châu Âu để đạt được những cải thiện cụ thể cho hàng triệu người lao động tại Việt Nam".

EU nhận thức rõ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, chẳng hạn, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã bị bắt giam và buộc tội "làm, lưu trữ, phổ biến hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Việc bắt giữ ông rất có thể liên quan đến việc ông tiếp xúc với Nghị viện Liên Hiệp Châu Âu (EU), thể hiện sự lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam và yêu cầu EU xem xét lại hiệp định thương mại. "Việc giam giữ ông ấy đã gây ra sự phẫn nộ trong Nghị viện EU, và chủ tịch Sassoli đã nêu lên trường hợp của ông ; tuy nhiên, đại sứ Việt Nam tại EU đã bảo vệ vụ bắt giữ và so sánh những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận của Việt Nam với những hạn chế ở Châu Âu".

Câu chuyện Bọ cạp và Ếch, giống như một con bọ cạp không quên cắn, và một chế độ toàn trị sẽ không quên kiểm soát. Trước khi đầu tư quá nhiều, EU nên hiểu bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam và chế độ này là gì chứ không phải chế độ đại diện cho ai. Một vài lời thuyết phục và sự thể hiện tạm thời và rất dễ gây hiểu lầm sẽ làm cho con Ếch mất cảnh giác và quên / bỏ qua những gì mà nó đã biết về con Bọ Cạp. Đôi khi, những người tài giỏi quên rằng chế độ toàn trị không phải là bạn của họ ; chế độ đó có thể là bạn của họ trong một thời gian. Tuy nhiên, cuối cùng, chế độ độc tài sẽ cắn bạn giống như Bọ Cạp cắn Ếch.

Melinda Taylor tuyên bố "Do đó, Thỏa thuận được xây dựng dựa trên những lời hứa trong tương lai sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền mà không phải là một hồ sơ cụ thể về việc tuân thủ. Hơn nữa, không có quy định rõ ràng nào liên quan đến tiến trình thời gian cho các hành động đó và hậu quả của việc không tuân thủ. Việc ký kết Hiệp định làm giảm phạm vi sử dụng thương mại để đạt được đòn bẩy trong các lĩnh vực quan tâm và bản thân Hiệp định, như hiện tại, có khả năng bật đèn xanh cho các vi phạm nhân quyền trong tương lai. "

EU chủ quan khi chỉ nghĩ một chiều. Trong trường hợp này, họ tin rằng thông qua hợp tác kinh doanh, họ có thể thay đổi hành vi của các đối tác mà không cần xem xét rằng các đối tác này có khả năng thực hiện nghĩa vụ nào của họ không. Nói một cách ẩn dụ, hậu quả của việc này là khi chúng ta ở trên cùng một con thuyền với đối tác, và nếu họ đục một cái lỗ trên con thuyền, thì chúng ta đều chìm. EU có thể tạo ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ Việt Nam thông qua thương mại. EU có thể gây áp lực buộc nhà nước đối tác nới lỏng một số biện pháp hà khắc được sử dụng để kiểm soát công dân họ. EU cho rằng họ có ưu thế và nắm quyền kiểm soát, đồng thời đối tác thương mại của họ sẽ không hành xử để có thể ảnh hưởng tiêu cực đến EU.

EU hoàn toàn biết rằng Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia có chế độ kiểm duyệt thông tin chặt chẽ và áp bức quyền tự do báo chí. Tất cả các kênh truyền thông đều thuộc sở hữu nhà nước và kể từ cuối tháng 12 năm 2019, đã có tin tức giả mạo từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc về sự lây lan của virus. Tuy nhiên, trên thực tế, vi rút từ Vũ Hán đang lây lan nhanh chóng, khiến nhiều người và thi thể chất đống trong các ngôi mộ tập thể.

EU và các nước Châu Âu khác đã phớt lờ thông tin từ các nguồn độc lập. Ví dụ, trước khi bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU, Nghị viện EU đã được cung cấp bản báo cáo "Tranh chấp đồng Sênh" mà cộng đồng người Việt ở Châu Âu đã đề cập đến vụ tấn công dã man người dân Làng Đồng Tâm ở Việt Nam. Vụ tấn công nhằm tranh chấp đất đai giữa dân làng và chính quyền Việt Nam dẫn đến cái chết của 4 người, trong đó có một lãnh đạo cao tuổi của thôn Đồng Tâm. Nghị viện EU đã ngang nhiên bỏ qua báo cáo. Trong trường hợp đại dịch Covid-19, họ chỉ dựa vào thông tin trực tiếp từ Chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc đưa ra tỷ lệ tử vong thấp chỉ từ 3 đến 4%. Phải đến ngày 30 tháng 1, WHO mới đưa ra một tuyên bố liên quan đến Covid-19. Tại thời điểm này, WHO vẫn khuyến nghị các nước tiếp tục hoạt động như thường, không hạn chế việc đi lại và xuất nhập khẩu hàng hóa. WHO đã không thực hiện nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin cập nhật kịp thời ; sự kết hợp này lên đến đỉnh điểm khi Châu Âu trở thành tâm điểm của đại dịch toàn cầu.

Sau đây, chúng tôi kể lại những sự kiện sau đây để mọi người nắm bắt được tầm nhìn và khả năng của bộ máy chính trị và hành chính của EU :

1. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, Phó Chủ tịch, Luliu Winkler, của Ủy ban Thương mại Quốc hội Châu Âu và là thành viên của EPP, đã ra tuyên bố rằng giao dịch với Việt Nam với các quy tắc nhất định sẽ có lợi hơn là không có bất kỳ quy tắc nào.

2. Vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, chủ tịch Bernd Lange của Ủy ban Thương mại Nghị viện Châu Âu cũng tuyên bố rằng lịch sử cho thấy sự cô lập không thay đổi một quốc gia.

3. Vào ngày 8 tháng 3 năm 2020, Ý đã phong tỏa biên giới với các thành phố phía Bắc với tổng số 16 triệu dân, tại thời điểm này số người nhiễm Covid-19 đã vượt qua mốc 10.000 người.

4. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, EU đã rút ngắn phiên họp toàn thể dự kiến ​​trong bn ngày do Covid-19. Cùng ngày, Vit Nam ban hành lnh cm nhp cnh đối vi công dân 8 nước EU.

5. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2020, EU đã được báo động khi Hoa Kỳ đóng cửa biên giới với 26 quốc gia EU. Cùng ngày, Áo đã đơn phương đóng cửa biên giới với Ý, bất chấp nguyên tắc của EU là không có biên giới trong Khu vực Schengen.

6. Ngày 15 tháng 3 năm 2020, Việt Nam từ chối cho công dân Vương quốc Anh và công dân của 26 nước Schengen nhập cảnh.

7. Vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, chín quốc gia là Cộng hòa Séc, Síp, Đan Mạch, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia và Tây Ban Nha đã đóng cửa biên giới đối với tất cả người nước ngoài bất chấp nguyên tắc Schengen về việc di chuyển tự do và không hạn chế của người dân trong khối EU.

8. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2020, EU đã phối hợp đưa ra quyết định chung với tất cả các quốc gia thành viên dẫn đến lệnh cấm nhập cảnh vào 27 quốc gia thành viên trong 30 ngày tiếp theo. Đồng thời, Ý, Pháp, Đức, Bỉ và Đan Mạch đều đã ban bố tình trạng khẩn cấp. WHO đã thông báo về một đại dịch toàn cầu sau khi Châu Âu trở thành tâm dịch Covid-19. Các phương tiện truyền thông cho rằng Chính phủ Ý đang sử dụng xe quân sự để vận chuyển thi thể của những người đã chết vì Covid-19 đến một ngôi mộ tập thể.

Liên Hiệp Châu Âu liên tục chơi trò "đuổi kịp" dẫn đến việc chậm trễ trong việc xử lý khủng hoảng.

Khi chúng ta nhìn vào mối quan hệ của Trung Quốc với các nước khác, kinh doanh và thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc rất chặt chẽ và bao rộng ; tuy nhiên, Đài Loan đã thành công trong việc kiểm soát Covid-19 hơn nhiều so với Châu Âu. Đài Loan không phụ thuộc quá nhiều vào WHO để cung cấp thông tin về Covid-19. Đài Loan đã nhận thông tin về một vụ dịch bất thường ở Vũ Hán vào tháng Giêng và cử các chuyên gia đến Vũ Hán để tìm hiểu về tình hình và thu thập thông tin chưa qua kiểm duyệt.

Điều thú vị là chế độ cộng sản Việt Nam dường như không tin tưởng đối tác cộng sản láng giềng của mình ở miền bắc và nhanh chóng cho cách ly. Họ có thể đã hợp tác với nhóm tin tặc APT32 để lấy dữ liệu từ các tổ chức nhà nước Trung Quốc tại Bắc Kinh nhằm ngăn chặn sự bùng phát Covid-19.

Theo tôi, nếu EU hiểu rõ về các chế độ toàn trị của Trung Quốc và Việt Nam, họ sẽ thực hiện một đánh giá độc lập về các nguồn tin không chính thức từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020. EU sẽ có một cái nhìn bao quát hơn, và do đó chuẩn bị và xem xét các chiến lược đối phó với Covid-19 ngay từ giai đoạn đầu. Ví dụ, họ có thể hạn chế đi lại tạm thời đối với công dân Trung Quốc và áp dụng 14 ngày tự cách ly hoặc cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh vào Châu Âu. Nếu họ tuân theo quy trình hành động này, tác động đối với các nước EU sẽ giảm đáng kể. Kịp thời là chìa khóa khi đối mặt với đại dịch. Phải ngăn quân thù trước khi chúng vượt sông.

Trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hạn chế quyền tự do thông tin, kể cả các đánh giá tiêu cực về nhà nước, Trung Quốc chặn Twitter, Facebook, Google, YouTube và các nền tảng truyền thông xã hội khác. Các trang web của các hãng thông tấn nước ngoài như BBC, Reuters, Bloomberg, Le Monde và nhiều hãng khác đều bị chặn từ trong nước. Chính phủ Trung Quốc sử dụng Twitter và các cơ quan khác thuộc quyền kiểm soát của họ để thao túng thông tin hơn nữa, truyền bá các bài báo từ các nước dân chủ nơi đang có các cuộc biểu tình để làm mất uy tín của các quốc gia dân chủ. Đồng thời, các nhà báo từ các quốc gia dân chủ không được phép tự do đưa tin những sự kiện này từ bên trong Trung Quốc và đôi khi bị "mất hình/tiếng " trong quá trình phát sóng các phân đoạn gây tranh cãi.

YouTube và Facebook bị cấm ở Trung Quốc hoặc đã hợp tác với luật kiểm duyệt của Hà Nội. Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục hạn chế tất cả các quyền dân sự và chính trị cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận được coi là mối đe dọa đối với Đảng cộng sản. Các nhà hoạt động dân sự dũng cảm đã bị bắt hoặc bị sách nhiễu, và một số cơ quan quốc tế đã bị xâm nhập, WHO là một ví dụ không thể chối cãi.

Nói một cách đơn giản, EU và các nền dân chủ phương Tây đang chơi một giải bóng đá với Trung Quốc và Việt Nam, khi trận đấu diễn ra trên sân của EU thì tất cả đều tốt. Tuy nhiên, khi chơi trên sân của Trung Quốc (hoặc sân của Việt Nam), luật chơi sẽ thay đổi và đáng ngạc nhiên là người Trung Quốc (hoặc Việt Nam) sẽ bẻ cong luật và sử dụng tay trong suốt trận đấu. Và ai sẽ là trọng tài để rút thẻ đỏ ?

Hoang Hai Nguyen

Nguyên tác : EU "lacks in-depth knowledge about Chinese & Vietnamese totalitarian regimes", Business & Economy, 15/09/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 18/09/2020

*Hoang Hai Nguyen là một doanh nhân phần mềm (http://nguyenconsulting.eu/) và nhà hoạt động dân chủ tại Brussels.

Published in Diễn đàn