Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biểu tình là một sự ô danh ?

Ít ra, từ Mùa hè năm 2011 (hoặc có thể sớm hơn, từ 2007 ?), nhà cầm quyền đưa ra khái niệm "biểu tình trái phép", được báo chí, tuyên giáo, dư luận viên và cả lãnh đạo sử dụng nhằm chụp tội người biểu tình. Khi bị phản biện, quyền biểu tình là quyền hiến định thì họ ngụy biện rằng biểu tình nhưng phải theo qui định của pháp luật, khi chưa có luật biểu tình thì không được biểu tình. Vì vậy, họ cho Luật biểu tình là món quà, có thể ban cho dân lúc nào thì dân được hưởng lúc ấy mà không thấy đấy là trách nhiệm của họ phải luật hóa trong thời gian sớm nhất.

luat1

Những người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối luật Đặc khu trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 - AFP

Bởi quan niệm như thế, Luật biểu tình bị hoãn đi hoãn lại bởi những đầu óc bảo thủ, quan điểm ban phát trong Đảng, trong Quốc hội. Tiên phong trong việc chống Luật biểu tình là Hoàng Hữu Phước, đại biểu quốc hội khóa 8. Ông ta chê dân trí Việt Nam thấp nên chưa thể ra luật biểu tình. Hoàng Hữu Phước căm ghét biểu tình tới mức láo hỗn cho rằng biểu tình là một sự ô danh : "Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh".

Người dân có quyền biểu tình mà không phải chờ luật biểu tình

Trước hết, quyền biểu tình là quyền hiến định ghi ở điều 25 Hiến pháp" :

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Khi đã là quyền hiến định thì không có một cơ sở pháp lý nào để nói rằng, người dân không được phép biểu tình, cho dù có luật biểu tình hay không.

Quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng được hiến định tại điều 4 Hiến pháp. Tuy nhiên, điều 4 cũng qui định "Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Cho đến nay điều 4 cũng chưa được luật hóa nhưng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cứ thực hiện quyền lãnh đạo của mình, thọc tay vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mặc dù thọc đến đâu thì hỏng đến đó.

Đảng cộng sản Việt Nam không cần luật hóa điều 4 mà vẫn thể hiện quyền lãnh đạo của mình thì lý do gì mà người dân phải chờ Luật biểu tình mới được thể hiện lòng yêu nước ?

Trên nguyên tắc và tinh thần bình đẳng trước pháp luật, giả định một cuộc mặc cả giữa một bên là nhân dân, một bên là Đảng cộng sản Việt Nam như thế này : nếu dân đồng ý tạm dừng biểu tình để chờ luật thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng phải dừng hoạt động để chờ luật. Đảng cộng sản Việt Nam có chấp nhận không ? Dĩ nhiên là không bao giờ họ chấp nhận, nhưng lại bắt nhân dân phải chấp nhận.

Miệng họ nói biểu tình là trái luật nhưng ghi nhận bằng văn bản đâu phải là điều đơn giản. Vì vậy mới có chuyện ngày 18/8/2011, chính quyền Hà Nội ra một thông báo cấm biểu tình, kỳ quặc và bôi bác chưa từng thấy, được gửi đến tận từng người biểu tình và đọc cả lên đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội. Thông báo không có ai ký mà chỉ có cái dấu treo. Nơi nhận không có và số công văn cũng không có nốt. Nghĩa là chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả.

Ai cần Luật biểu tình hơn ?

Luật biểu tình không phải là thứ để ban phát, bố thí cho dân. Ngược lại, bên cần Luật biểu tình hơn phải là nhà cầm quyền. Họ cần để quản lý hoạt động biểu tình. Về phía người biểu tình dù có luật hay không có luật, họ vẫn có quyền biểu tình. Có khi ra luật biểu tình lại bất lợi hơn cho người dân vì những điều khoản khắt khe, phức tạp như chờ thời gian đăng ký (hay xin phép) cùng với đủ các giới hạn khác, có thể là cấm một số tuyến phố "nhạy cảm", xét duyệt nội dung các khẩu hiệu, qui định về thời gian, hạn chế số người tham gia... Đó là còn chưa kể các tiểu xảo khác như cho hồng vệ binh khiêu khích rồi vu cho dân gây rối trật tự công cộng để bắt hoặc giải tán biểu tình.

Và điều này còn quan trọng hơn : ai bảo có luật biểu tình rồi thì sẽ không bị đàn áp, không bị đánh ? Luật nào cho phép đánh người mà công dân vẫn bị đánh đập đến tàn phế ? Luật nào cho phép ngăn cản quyền đi lại của công dân để họ đưa công an với một lực lượng đông đảo canh khắp các nhà mỗi khi có biểu tình ? Thế nhưng, những việc đó vẫn xảy ra thường xuyên, phổ biến tới mức nhiều người dân cứ tưởng công an họ có quyền làm như vậy ?!

Cho nên, Luật biểu tình có hay không, không phải là điều bức thiết đối với người dân, mà quan trọng ở chỗ nhà cầm quyền có tôn trọng pháp luật không ? Những gì đã diễn ra trong suốt thời gian Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền cho thấy câu trả lời là không. Chưa bao giờ, nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt là ngành công an lại vi phạm pháp luật trắng trợn với một diện rộng như hiện nay.

Nghị định không thể thay thế Hiến pháp

Đó là một lẽ đương nhiên. Thế mà khi tranh cãi về quyền biểu tình bị đuối lý, thì nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ và sau đó là thông tư 09/2005/TT-BCA của Bộ Công an cấm tập trung từ 5 người trở lên lại được coi là cứu cánh cho nhà cầm quyền. Họ không nói không được biểu tình nữa mà nói cấm tụ tập đông người. Tại các khu vực biểu tình, loa phóng thanh ra rả đem nghị định 38 ra đòi giải tán, đe dọa. Tất nhiên chẳng ai nghe.

Dùng thông tư 38 để điều chỉnh hoạt động biểu tình là vi hiến. Vì không thể giới hạn mọi cuộc biểu tình phải dưới 5 người được.

Tuy vậy, những người biểu tình vẫn cứ bị bắt, bị đánh đập tàn bạo. Hai đợt biểu tình vào các ngày 9-10 và 16-17 tháng 6/2018 là những ví dụ gần nhất cho thấy điều đó.

luat2

Anh Trịnh Văn Toàn bị đánh chấn thương sọ não đang được điều trị ở bệnh viện ở Sài Gòn hôm 17/6/2018. FB Khánh Trần

Lẽ ra, một đất nước tôn trọng luật pháp thì cùng một hành vi sẽ bị xử lý như nhau. Nhưng thực tế thì cách cư xử đối với mỗi cuộc biểu tình lại khác nhau. Nếu biểu tình có lợi cho họ thì không bị đàn áp, như những cuộc biểu tình bị họ lợi dụng để làm giá với Trung Quốc chẳng hạn. Nếu cuộc biểu tình nào bất lợi ít thì bị đàn áp ít, cuộc nào hại nhiều cho họ thì bị đàn áp dữ dội như biểu tình phản đối Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng trong những ngày vừa qua. Điều này cũng chỉ là một ví dụ trong ngàn vạn dẫn chứng nói nói lên đất nước này vô luật.

Mặc dù quyền biểu tình của công dân đã rõ ràng như vậy nhưng giới cầm quyền vẫn cứ nói biểu tình trái phép, tập trung đông người là vi phạm để đàn áp, bắt bớ, đánh đập. Trong cuộc biểu tình đẫm máu ngày 17/6/2018 vừa qua, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt 179 người, và nhiều người bị đánh đập vô cùng dã man.

Quyền biểu tình chỉ bị tước đoạt khi nó bị xóa ra khỏi Hiến pháp đồng thời luật pháp có điều khoản cấm biểu tình. Nếu chỉ xóa ra khỏi hiến pháp mà không có điều luật cấm thì dân vẫn có quyền biểu tình vì người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 22/06/2018

Published in Diễn đàn

Một lần nữa, trong nhiều lần kể từ cuối năm 2011 khi thủ tướng thời đó là Nguyễn Tấn Dũng giao cho cơ quan chuyên đàn áp biểu tình là Bộ Công an soạn thảo luật Biểu tình, cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 phản đối luật Đặc khu và luật An ninh mạng đã khiến nỗi sợ hãi của giới quan chức chính quyền tăng tiến vượt bậc, đến nỗi nghị trường quốc hội đang ồn ào yêu cầu ‘cần sớm ban hành luật Biểu tình’.

hau1

Cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 phản đối luật Đặc khu và luật An ninh mạng - Ảnh : Dân Làm Báo

‘Chính phủ đang tích cực chuẩn bị luật Biểu tình’ – Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc hùa theo.

Khó mà nhớ được đây là lần thứ mấy quan chức Nguyễn Hạnh Phúc hứa hẹn ‘đang tích cực chuẩn bị’, trong vô số phát ngôn đậm đà đầu môi chót lưỡi của giới quan chức Việt nam.

Vào tháng Năm năm 2016, sau những cuộc biểu tình "cá chết Formosa" lên đến gần chục ngàn người ở Sài Gòn, Hà Nội và một số tỉnh thành khác, chưa kể những cuộc biểu tình của giới Công giáo ở Nghệ An và Hà Tĩnh, có người đã thuật lại lời than của một quan chức trong một cuộc họp "sơ kết" : "Đã kêu là phải ra luật Biểu tình đi. Không có luật mà nó cứ kéo đi rần rần thế này thì lấy gì mà xử nó ?".

Còn vào lúc này, giới dư luận viên – vốn hung hăng nhất trong giọng điệu "ra luật để có cớ quậy à ?" cùng những chiến dịch lên án và mạt sát dân oan khiếu kiện, người dân biểu tình chống Trung Quốc – lại đang vội vã đánh tiếng : "Cần lắm luật Biểu tình".

Chính vì không có luật nên mới xảy ra bạo loạn, gây rối và ta lúng túng trong xử lý" – một luận điểm ngày càng chiếm đa số trong giới quan chức phải chường mặt ra đường trước đám đông phẫn uất. Có khả năng luận điểm này sẽ được đưa ra những cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới để "quyết".

Chẳng khó để hình dung, những lý do để lôi luật Biểu tình ra sẽ lại được tô vẽ : quyền biểu tình của người dân nằm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1982. Dù gì Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2013. Việc ban hành luật Biểu tình không chỉ đáp ứng lòng dân mà còn thỏa mãn được yêu cầu của quốc tế về cải cách luật pháp, biết đâu nhờ đó Hoa Kỳ và phương Tây sẽ mở lại kênh cho vay vốn ODA và IDA với lãi suất ưu đãi, chưa kể nhiều lợi ích khác như CPTPP, EVFTA, vũ khí sát thương, quy chế kinh tế thị trường đầy đủ…

Thực tế ngược ngạo và hài hước trên lại xuất phát từ chính một chế độ đã đau đầu tìm cách quay lưng lại với luật Biểu tình từ ít nhất một phần tư thế kỷ qua, nếu tính từ thời điểm quyền tự do biểu tình của dân chúng được Hiến pháp năm 1992 quy định.

Trong suốt 7 năm qua, Bộ Công an – cơ quan đặc thù bởi "chuyên môn" về trấn áp và đàn áp người xuống đường – đã không ít lần viện dẫn "còn nhiều ý kiến khác nhau", cộng thêm với "cống hiến" mang tính phản bác của giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng từ thời "tướng chữa bệnh" Phùng Quang Thanh – để cho tới nay vẫn hoàn toàn quay mặt với thứ quyền không còn gì để mất của rất nhiều người dân – nạn nhân của nạn thu hồi đất đai vô lối và phi pháp, nạn nhân ô nhiễm môi trường, công nhân bị bóc lột, những người bất đồng chính kiến bị bịt miệng và bị tống vào tù vì dám nói ra sự thật…

Nhưng với người dân Việt, cái bánh vẽ luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Từ năm 2011 và đặc biệt từ năm 2014 đến nay, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.

Xuống đường, rồi muốn ra sao thì ra…

Vào tháng Năm năm 2016, bất chấp chính phủ có muốn ban hành luật Biểu tình hay không, người dân đã đổ ra đường biểu tình vì nạn cá chết miền Trung. Cũng như nguồn cơn của những cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhưng đồng thời khinh bỉ thói quỳ gối không biết mệt của chính quyền Hà Nội trước Bắc Kinh, tâm trạng và biểu cảm của dân còn muốn phản ứng và phản kháng với nhà cầm quyền vì cách hành xử quá chậm chạp và quá khuất tất mà không công bố được nguyên nhân cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung.

Còn đến tháng Mười năm 2018, cuộc tổng biểu tình ở Việt Nam đã có nhân số gấp 10 lần cuộc biểu tình chống giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào năm 2014, khi lên đến hàng trăm ngàn người và bùng nổ tại trên 50% tỉnh thành trong quốc gia.

Đã quá muộn để chính thể độc trị ‘tích cực soạn thảo và ban hành luật Biểu tình’.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 16/06/2018

Published in Diễn đàn

Quyền biểu tình của người dân Việt Nam đang mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp : hơn một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không trôi dạt một ảo ảnh thiện tâm nào.

bieutinh1

Người dân Việt Nam xuống đường biểu tình vụ cá chết tại Hà Nội, ngày 1/5/2016. Ảnh : VOA

Kỳ họp quốc hội tháng Năm năm 2018 đã tiếp biến thái độ ma mị bằng động tác ‘lùi Luật Biểu tình’, một lần nữa trong quá nhiều lần bộ luật quyền dân này bị chính phủ từ thời ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ của Nguyễn Tấn Dũng đến ‘liêm chính, kiến tạo, hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử tối cao’ là Quốc hội lợi dụng như một thứ mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

"Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội cho biết đến nay, chính phủ vẫn chưa chuẩn bị xong để báo cáo quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về Luật Biểu Tình" – báo chí nhà nước đưa tin, cũng theo cách đưa tin của rất nhiều lần trong ít nhất 5 năm qua.

Vậy ‘Chính phủ’ là cơ quan nào ?

Một sự thật hết sức trớ trêu ở Việt Nam là vào năm 2011, thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công an – một cơ quan bị xem là ‘công an trị’ và chuyên trấn áp, đàn áp những cuộc xuống đường vì môi sinh môi trường của người dân, ‘chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Biểu tình’.

Kể từ đó đến nay, đã quá nhiều lần Bộ Công an thập thò bộ luật này. Và cũng quá nhiều lần cơ quan bộ này yêu cầu hoãn Luật Biểu tình khi nại ra lý do : "Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm "biểu tình", "quyền tự do biểu tình", "nơi công cộng", "tụ tập đông người"… ; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức ; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không) ; vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật ; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…"

Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do chủ tịch Quốc Hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, tháng Sáu, 2014.

Trong thực tế và chẳng cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc hội đồng gật, từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai. Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Quốc, cùng truy vấn thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và chính phủ trước một bí mật bắt đầu bị hé lộ : Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Ở Sài Gòn, cuộc biểu tình mang tính "kinh điển" vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.

Những năm gần đây, phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đình công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016 và 2017, cánh lái xe phản đối các trạm BOT thu phí và phản kháng dân sự đối với chính quyền.

Đến lúc này, công an chẳng biết phải làm gì để "siết" nữa. Từ lâu, những đòn phép đối phó với phong trào biểu tình dân oan từ năm 2007 và biểu tình chính trị từ năm 2011 đã được tung ra hết : trên hết là thói trấn áp và "biện pháp nghiệp vụ" của ngành công an, sau đó là luật Giao thông đường bộ, luật Hình sự về "gây rối trật tự công cộng", kể cả những điều luật khắc nghiệt chính trị như "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" (258), "tuyên truyền chống nhà nước" (88), "lật đổ chính quyền nhân dân" (79) đã từ lâu được dùng để áp chế giới bất đồng chính kiến nhưng chỉ khiến nảy sinh "bắt một sinh mười".

Đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.

Đến lúc này, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để "lấy lại lòng tin của nhân dân". Cũng quá muộn để ban hành Luật Biểu tình.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 24/05/2018

Published in Diễn đàn

Năm 2017 vẫn tiếp tc chng kiến chui hành đng "l" mang tính phn kháng ca dân chúng đi vi chính quyn - điu mà ngày càng hp l vi sc thái "bt tuân dân s" trong t đin dân ch hóa ca các quc gia phương Tây.

battuan1

Biểu tình trước ch An Đông, qun 5, Thành phố H Chí Minh, sáng ngày 19/9/2017. (nh chp t Báo Tui tr)

Bất tuân dân s tiu thương

Cuộc bãi th - biu tình ca bà con tiu thương ch An Đông vào ngày 19/9/2017 là minh ha mi nht v phong trào bt tuân dân s không cn Lut biu tình đang ni lên Vit Nam. Tuy nhiên, đc thù ni bt không kém ca cuc biu tình này là không phi xut phát t gii đu tranh dân ch nhân quyn theo truyn thng, mà t chính nhng người dân b xâm phm nng n kế sinh nhai bi chính sách nhà nước cùng s lũng đon ca nhng nhóm li ích.

Hoàn toàn không mang sc thái chính tr trong cuc bãi th - biu tình trên. Tất c vn ch là vn nn cơm áo go tin. Tiu thương qun 5 đòi quyn li chính đáng, đòi minh bch, yêu cu câu tr li tha đáng t ban qun lý chy ban nhân dân qun 5 v vic s tin hơn 200 t đng h đóng góp sa ch sau bn năm mà Ban quản lý ch không thc hin thi công ; bt tiu thương ký hp đng thuê sp trong khi h đã mua hn sp trước đó nhiu năm…

Thot nhìn, cuc phn kháng này tiu thương qun 5 cũng tương t nhiu cuc phn kháng ca người dân b biến thành dân oan đt đai ở nhiu khu vc, cũng bt đu bng vic kiến ngh tp th, khiếu ni tp th, t cáo tp th, và thường là tp trung đông người ti văn phòng tiếp công dân ca chính quyn đ phn đi.

Tuy nhiên, cuc phn kháng ca tiu thương qun 5 li không ch dng nhng đim nhn trên. Rt d đ nhn ra rng v mt t chc, cuc phn kháng này rt quy c, th hin qua đng phc màu đ và các yêu sách in trên băng rôn ; quá trình bãi th, tun hành và biu tình có tính t chc cao ; người t chc đoàn đi nhc nh vic gi hàng và bà con tiu thương làm theo ; chiếm được s đng cm và ng h ca rt nhiu người dân ; bước đu đã đt được kết qu : chính quyn qun 5 phi xin li tiu thương.

Con s biu tình cũng ln chưa tng có đi vi loi hình "đim nóng tiu thương" : 2 ngàn người. Trước đây, mt s cuc biu tình ca tiu thương Sài Gòn và nhng tnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ngh An, Khánh Hòa, Sài Gòn… cao lm cũng ch vài trăm người. Cuc biu tình ca tiu thương qun 5 cũng là cuc phn kháng có con s người tham gia đông nht k t cuc biu tình bo v môi trường và phn đi Formosa ca người dân Sài Gòn vào tháng Năm năm 2016 vi s người tham gia lên đến khong 5 ngàn người.

Nhưng như đã đ cp, đim khác bit chính ca cuc biu tình ca tiu thương qun 5 vi nhng cuc biu tình nhân quyn là vào ln này hoàn toàn xut phát t tính t phát ca người dân. Vi s lượng người tham gia đến 2 ngàn và cũng khong 2 ngàn cái áo màu đ, ch riêng chi tiết này đã cho thy công tác t chc may áo và phân phát áo, cùng công tác liên lạc, t chc hu cn nói chung rt d b công an phát hin và tìm cách ngăn chn như công an đã tng ngăn chn rt nhiu cuc biu tình nh trước đây.

Có th cho rng vic bo đm bí mt ca công tác t chc hu cn ca cuc phn kháng trên là một thành công đáng k. Nhiu du hiu bc l sau đó đã cho thy chính quyn và k c công an cũng b bt ng trước cuc xung đường ca bà con tiu thương. Thm chí cuc biu tình này còn biến thành mt cuc tun hành thành công đến tn tr s Ủy ban nhân dân thành phố s 86 đường Lê Thánh Tôn, qun Mt.

Thng li v công tác bo mt ca cuc biu tình An Đông li có th được khơi ngun t thng li ca mt chiến dch ln hơn thế nhiu gn na năm v trước : "rào làng chiến đu Đng Tâm" ngay ti thủ đô Hà Ni. Cho ti nay và k c khi đã phi dùng ti các cơ quan điu tra ca công an, Cc Điu tra hình s ca B Quc phòng cùng nhiu cơ quan phi thuc khác, vic ti sao người dân Đng Tâm vn gi được tính k lut cao và tin tc ni tình kín đến thế vn là mt du hi khiến chính quyn điên đu.

Cuộc trước là ngun cm hng cho cuc sau

Trong một chế đ chính tr đm não trng và thói trn áp dân theo li "ly tht đè người", s lượng người biu tình chiếm vai trò quan trng nht. Thông thường, những cuc biu tình ch có t vài chc đến dưới mt trăm người luôn b công an dùng chiến thut vây bc, chia tách xé l thành tng nhóm nh đ d chia ct và bt gi. Nhưng vi nhng cuc biu tình có s lượng t vài trăm người tr lên, xác sut an toàn và thành công là cao hơn hn. Sài Gòn, cuc biu tình mang tính "kinh đin" vào tháng Năm 2014 phn đi giàn khoan Hi Dương 981 ca Trung Quc đã lên đến hàng chc ngàn người khiến toàn b lc lượng công an, dân phòng, quân đi bt đng.

Phong trào bt tuân dân sự đang ln mnh và khi sc hn. Cuc trước là ngun cm hng cho cuc sau. T các cuc biu tình phn đi cht h cây xanh và tng đnh công ca công nhân mt s tnh Nam B vào năm 2015 đến phong trào biu tình phn di Formosa ca người dân min Trung vào năm 2016, đ đến nay không th không nghĩ đến vic bà con tiu thương An Đông đã được cánh lái xe phn đi các trm BOT thu phí truyn cm hng và kinh nghim phn kháng dân s đi vi chính quyn.

Bt tuân dân s trm thu phí BOT li không còn là hiện tượng đơn l.

Khi ngun t tháng Tư năm 2017, phương cách phn ng mt cách sáng to và hp pháp ca người dân huyn Nghi Xuân, Hà Tĩnh đi vi trm thu phí Bến Thy 1 là dùng tin l mnh giá 200 đng hay 1.000 đng đ mua vé. Không nhng t mình phản kháng mà nhiu người đã thu góp mt s lượng ln tin l đ phát cho nhng người khác và sau đó tp trung đi qua cu đ phn đi vic thu phí. H đi chm cách nhau khong 15 m. Kết qu ca vic phn kháng này là to nên tình trng kt xe nghiêm trọng và khiến ri đu chính quyn.

Lc lượng công an đã phi bó tay vì không th đàn áp người dân tr phí đàng hoàng. Lc lượng này ch còn làm được chuyn duy nht là gii quyết tình trng ùn tc giao thông kéo dài nhiu cây s.

Vào đu năm 2017, vic nhà cầm quyn phi nhân nhượng min phí 100% cho người dân 4 huyn 2 tnh Ngh An, Hà Tĩnh qua cu Bến Thy 1 là thng li tiêu biu đu tiên ca cuc đu tranh bn b và sáng to ca nhân dân, đánh du nhng bước đi khi đu thành công ca phong trào bt tuân dân sự ti Vit Nam.

Phương thc phn kháng đy sáng to này ca người dân Nghi Xuân đã được áp dng và lan rng sang nhiu lãnh vc khác. Đến tháng Tám và tháng Chín năm 2017, hàng lot cuc phn kháng khôn khéo nhưng có hiu qu đã được gii lái xe ng dụng thành công nhiu trm thu phí BOT trên nhiu vùng…

Càng v sau này, yếu t t chc và hơn na là t chc có k lut cht ch càng ni lên trong nhng hot đng bt tuân dân s. Mi dây liên lc và ph biến kinh nghim đã hình thành càng rõ rt gia các nhóm lái xe ở các tnh thành, đc bit được chi tiết hóa v cách thc dùng tin l đ tr tin thu phí và cách "câu gi" càng lâu càng tt… Công an đành đng ngoài cuc mà không còn dám hm hè đe da lái xe như trước đây. Mt s ch trm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vy li trái lut. Không còn cách nào khác, mt s trm thu phí đã phi "x trm", đ dòng xe lưu thông qua trm mà không thu phí…

T bt tuân dân s Đng Tâm đến bt tuân dân s BOT và bt tuân dân s tiu thương, phong trào này đang có triển vng lan rng và hiu qu chiu sâu trong nhng hot đng xã hi khác như phn đi tăng giá xăng, giá đin, phn đi chính sách trưng thu đt đai vô li và nhng chính sách nh hưởng trm trng đến dân sinh. Dn vượt qua ni s hãi, người dân cùng nhau xung đường !

Phong trào bt tuân dân s đã đến gii hn không cn đến Lut biu tình na !

Xuống đường !

Công an chẳng biết phi làm gì đ "siết" na. T lâu, nhng đòn phép đi phó vi phong trào biu tình dân oan t năm 2007 và biu tình chính trị t năm 2011 đã được tung ra hết : trên hết là thói trn áp và "bin pháp nghip v" ca ngành công an, sau đó là Lut giao thông đường b, Luật hình s v "gây ri trt t công cng", k c nhng điu lut khc nghit chính tr như "li dng các quyền t do dân ch" (258), "tuyên truyn chng nhà nước" (88), "lt đ chính quyn nhân dân" (79) đã t lâu được dùng đ áp chế gii bt đng chính kiến nhưng ch khiến ny sinh "bt mt sinh mười".

Trong thc tế, chế đ đã đau đu tìm cách quay lưng lại vi Luật biểu tình t ít nht mt phn tư thế k qua, nếu tính t thi đim quyn t do biu tình ca dân chúng được Hiến pháp năm 1992 quy đnh.

Nhưng đói quá lâu s hết đói. Cui cùng, bánh v Luật biểu tình đã công nhiên tr thành mt th phế thi. Cuối cùng, người dân Vit Nam đã t đng xung đường mà bt cn mt khung lut nào cho phép. Trong cơn phn n và bế tc tn cùng, trong ni tht vng vượt quá gii hn trước mt chế đ đc trưng quá tham nhũng, đc đoán và khiến phát sinh đ th hu qu xã hội trm kha, ngày càng có thêm nhiu người dân vượt qua ni s ca mình đ bước ra đường, m ming và thét to nhng gì h mun.

Bây gi, mi chuyn đã quá mun đi vi chính th. Quá mun đ "ly li lòng tin ca nhân dân". Cũng quá mun đ ban hành Luật biểu tình.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 04/10/2017

Published in Diễn đàn

Chưa biết bao giờ mới có luật biểu tình (RFA, 08/06/2017)

Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật trong buổi họp hôm ngày 8 tháng Sáu nhưng không ấn định thời gian đối với việc trình luật cho phép lập hội cũng như luật biểu tình.

VIETNAM-TAIWAN-ENVIRONMENT-POLLUTION-PROTEST

Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Đây là cuộc họp xây dựng pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Theo đó, quốc hội đồng ý bổ sung cho ý kiến trong cuộc họp kỳ 4 cuối năm nay những luật sửa đổi liên quan đến luật thuế bảo vệ môi trường, luật phòng chống tham nhũng, luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Riêng thời gian trình luật lập hội và luật biểu tình không được đưa ra.

Tin nói năm 2018 quốc hội sẽ thông qua 21 dự án luật trong đó có luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

************************

Phạt 100 triệu đồng hành vi tuyên truyền chống nhà nước (RFA, 08/06/2017)

quyen2

Người dân Hà Nội sử dụng iPad, iPhone trong một quán cà phê hôm 26/11/2014. AFP photo

Một trăm triệu đồng tiền phạt đối với hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đó là đề nghị được Bộ Thông tin và truyền thông đưa ra trong dự thảo qui định xử phạt hành chính lãnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

Trước đó, đã có Dự Thảo Nghị Định tương tự về những hành vi vi phạm thông tin trên mạng với mức phạt từ 2 triệu đến 50 triệu đồng cho những hành vi như cung cấp thông tin cá nhân không trung thực, vu khống, chỉ trích cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan, cung cấp thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước hay đảng, đưa bản đồ không đầy đủ hay thể hiện sai chủ quyền quốc gia.

Trong dự thảo mới Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị mức tiền phạt cao hơn, từ 70 triệu đến 100 triệu Đồng về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, những vi phạm khác như truy cập tài khoản người khác khi chưa được phép, đưa tin ảnh hưởng không tốt đến trẻ em, xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc trên mạng cũng bị phạt tiền theo qui định.

Báo chí trong nước cho biết đây chỉ là dự thảo qui định đưa ra để lấy ý kiến dân từ giờ cho đến hết ngày 30 tháng Bảy.

***********************

Luật sư Lê Quốc Quân bị đe dọa sau khi gặp Thượng nghị sĩ John McCain (RFA, 08/06/2017)

Cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Quốc Quân, cho biết vào sáng 8 tháng 6 ông bị chừng chục người mặc thường phục chặn tại cổng chính tòa nhà nơi gia đình ông đang sống không cho phép đi đâu và gặp ai nếu không được nhóm người đó cho phép.

quyen3

Luật sư Lê Quốc Quân trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 8/7/2012 - AFP photo

Luật sư Lê Quốc Quân đưa ra nhận định về vụ việc bị đe dọa mới nhất :

Bản chất sự việc ở đây là hôm trước tôi gặp John Mccain và nó có nhắn tin gọi điện không được gặp, nhưng tôi nhắn tin lại bảo "John Mccain là một người bạn của Việt Nam và là ân nhân của tôi nên tôi phải đi gặp với tư cách là một người bạn, hôm đấy tôi cũng cho cả tùy viên chính trị Mỹ xem những tin nhắn của nó và người ta thấy chuyện ấy vì cuộc gặp rất là nhẹ nhàng, sau đó tôi post lên mạng và chính vì vậy hôm nay nó làm như thế ý là dằn mặt và không cho phép tôi đi gặp các viên chức chính trị và ngoại giao nước ngoài.

Bản thân luật sư Lê Quốc Quân có đơn trình báo sự việc với Công an Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội là cơ quan quản lý an ninh khu vực tại địa bàn nơi có khu nhà của gia đình luật sư Lê Quốc Quân.

Ông nêu rõ trong đơn trình báo rằng bản thân là công dân tự do nên có quyền đi lại và gặp gỡ người khác ; biện pháp ngăn cản là vi phạm điều 22, 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Người đe dọa ông có tên là Thắng phạm tội đe dọa giết người qui định tại điều 103 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Xin được nhắc lại, luật sư Lê Quốc Quân, 46 tuổi, bị bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2012 với cáo buộc ‘trốn thuế’ và bị tòa kết án 30 tháng tù. Gia đình ông ở Hà Nội, nhưng ông bị đưa vào giam tại trại An Điềm ở Quảng Nam.

Trước đó ông từng bị bắt một số lần gồm lần giam 3 tháng vào năm 2007 sau khi tham gia khóa học của tổ chức National Endowment For Democracy ở Hoa Kỳ về ; tiếp đó là lần vào năm 2011 cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn khi đến tham dự phiên xử gọi là công khai tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội.

Ngoài những lần bị bắt giam, ông còn bị những đối tượng mặc thường phục hành hung dù rằng theo ông thì không hề có mâu thuẫn với ai.

Bản thân ông tham gia lên tiếng cho công bằng xã hội, chống hoạt động gây hấn, lấn chiếm của Trung Quốc đối với Việt Nam…

Published in Việt Nam

Một số đại biểu Quốc hôi tại phiên thảo luận hôm 23 tháng 5 tiếp tục có ý kiến về việc chính phủ Hà Nội trì hoãn trình Luật Biểu tình.

luat1

Công an ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 17 tháng 7 năm 2016. AFP photo

Nguyên nhân vì sao và người dân liệu có thể thực thi quyền biểu tình khi chưa có luật cụ thể hay không ?

Tại phiên thảo luận sáng ngày 23/5, kỳ họp thứ 3, quốc Hội khóa XIV, đại biểu Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh là luật biểu tình chưa được Chính phủ quan tâm, ông có nhắc đến vấn đề hiện nay là quyền biểu tình đã được Hiến pháp quy định nhưng luật chưa có nên người dân không biết thực thi như thế nào cho đúng.

Cũng tại phiên họp, đại biểu Dương Trung Quốc nói rằng một trong những mặt hạn chế trong xây dựng luật nói chung và luật biểu tình nói riêng là do Quốc hội giao phó cho Chính phủ mà không có sự tham gia của đại biểu.

Không muốn tạo điều kiện cho dân biểu tình ?

Nói với đài RFA, ứng cử viên Quốc hội Nguyễn Trang Nhung nhận định rằng nguyên nhân luật Biểu tình chưa được trình cho Quốc hội vì bị cho là vấn đề nhạy cảm. Nếu có một hành lang pháp lý cho người dân để biểu đạt quyền này, theo cô, Chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát người dân khi đi biểu tình :

Tất nhiên đây là quyền hiến định, là quyền mà người dân đương nhiên có được ngay cả khi không có luật biểu tình. Tuy nhiên nếu có luật biểu tình thì người dân sẽ thực hiện một cách dễ dàng hơn. Lúc này, nhà nước sẽ không thể dùng các biện pháp để ngăn cản như trước đây ví dụ như công an ngăn cản với lý do gây rối trật tự công cộng.

Trong khi đó luật sư Trần Quốc Thuận, Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này là do chuẩn bị chưa thấu đáo và một số ý kiến trao đổi với ông rằng Nhà nước lo sợ nếu ban hành luật này có thể sẽ không thể kiểm soát được tình hình :

Theo mạng lưới thông tin toàn cầu thì luật biểu tình Việt Nam đưa ra cũng phải phù hợp với các nước trên thế giới. Nhưng nếu để họ thực hiện quyền biểu tình một cách tự do như vậy, có thể sẽ xảy ra một số cuộc biểu tình lớn không kiểm soát được.

Cũng tại phiên thảo luận sáng 23/5, nhiều đại biểu khác cũng yêu cầu làm sáng tỏ nguyên nhân vì sao Quốc hội yêu cầu khẩn trương soạn thảo luật Biểu tình nhưng đến bây giờ Chính phủ vẫn chưa có động tĩnh gì.

Trước đó tại cuộc họp Thường vụ Quốc hội hôm 22/4, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nói là dự án luật Biểu tình do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đến giai đoạn chuyển sang Bộ Tư pháp thẩm định nhưng Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho biết dự luật biểu tình chưa được đưa vào chương trình làm việc của QH từ nay đến hết năm 2017.

Luật sư Ngô Ngọc Trai từng nói với đài RFA rằng ông không đồng tình với việc Chính phủ chần chừ khi ban hành luật biểu tình vì người dân cần luật này để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia đấu tranh. Nghệ sĩ Kim Chi lại cho rằng nếu có luật biểu tình thì chính quyền sẽ không còn ngang nhiên đến bắt bớ, đánh đập, khủng bố người biểu tình được nữa.

Có được biểu tình khi chưa có luật ?

VIETNAM-TAIWAN-ENVIRONMENT-POLLUTION-PROTEST

Người dân Hà Nội biểu tình chống lại tập đoàn Formosa Đài Loan hôm 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Theo cô Trang Nhung, mặc dù chưa có luật biểu tình nhưng người dân vẫn được quyền tham gia biểu tình bởi vì đây là quyền được quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên, cô cũng giải thích một số hạn chế :

Lúc này hành vi biểu tình của người dân sẽ không được điều chỉnh bởi vì luật biểu tình chưa có, mà sẽ được điều chỉnh bởi các luật, văn bản dưới luật khác quy định về hành vi liên quan đến biểu tình. Chẳng hạn như hành vi tụ tập, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây rối trật tự công cộng... Lúc đó người dân sẽ phải chịu trách nhiệm với các hành vi vi phạm pháp luật đó.

Nhiều người tham gia biểu tình, đặc biệt là các cuộc biểu tình phản đối nhà máy Formosa xả hóa chất độc hại ra biển đã bị bắt giữ, hoặc hành hung đến trọng thương bởi những người mặc thường phục mà dân cho là an ninh. Điển hình gần đây anh Hoàng Đức Bình đã bị công an bắt giữ tại Nghệ An với cáo buộc vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia, theo điều 258 bộ luật hình sự.

Luật sư Trần Quốc Thuận giải thích rằng hiện tại pháp luật về biểu tình chưa có nên việc biểu tình xét về pháp lý là chưa phù hợp :

Bởi vì trong Hiến pháp họ có viết thêm phần đuôi, tức là quyền biểu tình, lập hội phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhưng hiện tại chưa có pháp luật quy định thì các quyền đó chưa thể triển khai thực hiện được. Đó là cách hiểu theo hiến pháp và luật của Việt Nam.

Trong cuộc họp báo hôm 19/5 về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV , Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định rằng mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã quy định về quyền biểu tình, lập hội nhưng dự án Luật Biểu tình trình lên Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội chưa đảm bảo chất lượng nên cần hoàn thiện.

Theo quan điểm của cô Trang Nhung, để luật biểu tình đạt chất lượng thì cần đảm bảo những yếu tố cơ bản nhất là bảo vệ quyền biểu tình của người dân, chứ không phải hạn chế quyền đó. Ngoài ra theo cô, người làm luật cần tham khảo các quốc gia dân chủ trên thế giới và các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

Biểu tình là quyền công dân được Hiến pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp 2013 quy định nhưng chưa được Quốc hội soạn thảo thành luật chính thức.

Lan Hương, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 24/05/2017

Published in Diễn đàn

Dự luật biểu tình phải chờ hội nghị trung ương đảng ? (VOA, 24/04/2017)

Báo chí Việt Nam cui tun qua đưa tin chính ph li trì hoãn trình quc hi lut biu tình vn được người dân ch đi nhiu năm nay. y ban Thường v Quc hi đã đng ý vi vic hoãn này.

1111111111111111

Người dân biu tình trước UBND huyn Lc Hà, tnh Hà Tĩnh, ngày 3/4/2017. (nh Facebook Nht Ký Yêu nước)

Tin cho hay hôm 22/4 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bàn thảo vic điu chnh chương trình xây dựng lut, pháp lnh năm 2017, và chương trình xây dng lut, pháp lnh năm 2018. Nhưng d lut biu tình đã không được chính ph đưa vào c hai chương trình.

Chính phủ cũng không đưa vào chương trình d lut thi đua khen thưởng ; d tho mi hoc sa đổi, b sung quy đnh v cán b, công chc, viên chc ; d lut v hi ; và d lut sa đi, b sung các lut v đu tư, kinh doanh.

Thường v Quc hi đã đ ngh chính ph báo cáo rõ nguyên nhân và trách nhim trong vic chưa trình được các d lut, và s trình sẽ vào thi đim nào trong tương lai.

Một s báo Vit Nam đã đưa tin là B trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã gii thích rng "d án Lut biu tình do B Công an ch trì son tho nm trong chương trình xây dựng lut và pháp lnh năm 2015 và năm 2016, hin đã đến giai đon chuyn sang B Tư pháp thm đnh. Tuy nhiên, ni dung lut chưa đt yêu cu nên rút li".

Bộ trưởng Long không nói rõ "chưa đt yêu cu" là như thế nào, và chính đon tường thuật này cũng đã bị các báo rút li sau khi đăng vài gi.

Luật sư Hà Huy Sơn nhn đnh v lý do d lut biu tình vn b hoãn :

"Chính phủ Vit Nam người ta s cái chuyn biu tình ti vì là trong xã hi bây gi có quá nhiu bc xúc, quá nhiu mâu thun mà không giải quyết được nên người ta s. Người ta s nh hưởng đến s an nguy ca chính quyn. Tóm li, người ta s b mt chính quyn".

Nhà hoạt đng Huỳnh Ngc Chênh, người cũng tng là mt nhà báo kỳ cu, có chung quan đim vi lut sư Sơn :

"Chuyện không thông qua luật biu tình thì nó xut phát t nhng nguyên nhân sâu xa. Người ta s nhng t chc xã hi dân s, ri s người dân s da vào lut đ biu tình nhiu hơn, và gây căng thng hơn, và cũng gây nh hưởng ti s an nguy ca chế đ".

Ông Chênh do rằng s phn ca d lut biu tình không phi do quc hi quyết đnh. Ông phân tích :

"Tôi nghĩ có thể là sau Hi ngh Trung ương 5 này thì có th Quc hi cho thông qua lut biu tình. Bi vì chuyn Quc hi cho thông qua hay không cho thông qua tùy thuộc vào Ban Chp hành Trung ương Đng, tùy thuc vào B Chính tr. Có th lut biu tình trong ln hp Quc hi ti s được thông qua, nếu như người ta gii quyết được nhng cái mc m trong Hi ngh Trung ương này. Hoc là phi ch Trung ương Đng họp nhng hi ngh khác. Phi gii quyết rt ráo cái chuyn cho biu tình hay không cho biu tình. Còn Quc hi tôi nghĩ không có quyn gì hết trong vic thông qua hay không thông qua lut biu tình".

Hội ngh Trung ương 5 khóa 12 Đng Cng sn Vit Nam sẽ din ra vào tháng 5 sp ti. Báo chí trong nước cho đến thi đim này hu như chưa đưa ra thông tin gì v nhng ni dung chính s được bàn trong hi ngh.

2222222222222222222

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh huy đng các lc lượng đ ngăn, vây bt người biu tình, tháng 5/2016

Quyền biu tình được khng đnh trong Hiến pháp Vit Nam, nhưng đến nay chưa có mt lut riêng r v biu tình. Do tình trng này, nhiu người dân và các nhà hot đng cho rng công dân có th gp bt li khi h tp hp đông người đ bày t quan đim v một vấn đ gì đó. Trên thc tế, có nhiu trường hp nhà chc trách đã quy các cuc biu tình vào ti gây ri trt t xã hi.

Nhìn về tương lai, ông Huỳnh Ngc Chênh, người cũng là mt blogger ni tiếng thúc đy dân ch, nhân quyn, cho rng cho dù sau này lut biu tình có được ban hành đi na, chính ph vn s trn áp biu tình. Ông nói :

"Có luật hay không có lut, nhà nước vn c đàn áp. Bi vì có bao nhiêu lut nhà nước làm có đúng đâu. Cn đàn áp các phong trào xã hi dân s, cn đàn áp người dân nói lên tiếng nói chính đáng ca mình thì nhà nước vn c đàn áp. Nhưng nếu có lut thì tình hình nó đ bt n hơn, s không xy ra nhng v rt nghiêm trng như Đng Tâm hay nhng nơi khác".

Vụ Đng Tâm mà ông Chênh đ cp đến là mt cuc đi đu gia người dân của mt xã Hà Ni vi chính quyn do tranh chp đt đai kéo dài t ngày 15 đến 22/4.

Người dân đã phn đi chính quyn đa phương vì thu hi đt sai trái. Nhiu công an, cnh sát đã được điu đến đ trn áp, song người dân đã phn kháng, thm chí còn bắt gi gn 40 viên cnh sát và quan chc đa phương, sau đó c th trong mt thôn trong 1 tun.

Vụ vic kết thúc ôn hòa khi ch tch Hà Ni cam kết điu tra và tranh chp đt đai và không truy t người dân.

Trong một cuc tr li phng vn được báo Thanh Niên đăng hồi đu tháng 3 năm ngoái, Đi biu Quc hi Trương Trng Nghĩa nói ch trương ban hành lut biu tình được đt ra trong mt ngh quyết hi tháng 5/2005 ca B Chính tr.

Ông Nghĩa chỉ ra rng vic chưa có lut "làm cho nhà nước lúng túng v mt quản lý" và "vic hn chế biu tình bng văn bn dưới lut là trái vi Hiến pháp". Đi biu Quc hi này khi đó nhn mnh "10 năm ri vn tiếp tc xin hoãn làm Đi biu Quc hi khó x, không biết tr li vi nhân dân như thế nào".

*********************

Kết quả thanh tra tham nhũng trong quí 1 (RFA, 24/04/2017)

Hơn 41.800 tỷ đồng và 168 héc ta đất bị phát hiện có những vi phạm. Đây là kết quả thanh tra trong quý I năm 2017, được Thanh tra chính phủ cho báo giới biết vào ngày 24/4.

3333333333333333

Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp. Courtesy of transparency.org

Số liệu này được thống kê qua gần 1.900 cuộc thanh tra hành chính và gần 36.600 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Trong lĩnh vực ngân hàng, số tiền phát hiện vi phạm kiến nghị thu hồi là 4.193 tỷ đồng. 8.773 tỷ đồng và 80 ha đất được Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi.

33.049 tỷ đồng và 88 ha đất đã bị loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, 762 cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được thanh tra, và phát hiện 8 đơn vị vi phạm, 22 vụ việc vi phạm về việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, kiến nghị thu hồi và bồi thường gần 19,4 tỷ đồng.

Hơn 1.300 cán bộ, công chức, viên chức đã bị chuyển đổi vị trí công tác.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ nói rằng 58% các vụ khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo của người dân đã được giải quyết.

**********************

Tàu biển Việt Nam có nguy cơ trở lại danh sách đen (RFA, 24/04/2017)

4444444444444444444

Một chiếc tàu biển Việt Nam, ảnh minh họa. Courtesy of vinamarine.gov.vn

Đội tàu biển của Việt Nam được cảnh báo có thể bị đưa trở lại ‘danh sách đen’ do có nhiều tàu không bảo đảm an toàn cũng như tỷ lệ bị lưu giữ tại nước ngoài cao hơn tàu của những nước khác.

Tổ chức Chính quyền Cảng biển các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đưa ra cảnh báo như vừa nêu.

Thống kê cho thấy trong quí 1 năm nay, số tàu biển của Việt Nam chạy tuyến quốc tế bị lưu giữ ở nước ngoài khi bị kiểm tra về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm được cho biết tăng với tỷ lệ cao nhất so với trung bình trong 3 năm qua ở mức gần 5%.

Lý do tàu Việt Nam bị lưu giữ được cho biết vì bị hư hỏng về an toàn chống cháy nổ, trang thiết bị cứu sinh, tình trạng kín nước, các hệ thống sử dụng trong trường hợp có sự cố, an toàn hàng hải, hệ thống quản lý tàu…

Đội tàu biển của Việt Nam trước năm 2014 bị Tổ chức Chính quyền Cảng biển Các nước Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương liệt vào ‘danh sách đen’.

Cục Hàng Hải Việt Nam thừa nhận từ đầu năm đến giữa tháng tư vừa qua, có hơn 300 lượt tàu biển của Việt Nam bị kiểm tra tại các cảng biểng nước ngoài.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2