Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 16/09/2022, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế". Đây là một vấn đề ngày càng gây quan ngại ở Việt Nam, bởi vì tốc độ lão hóa quá nhanh của dân số Việt Nam có thể gây tác hại đến nền kinh tế.

laohoa1

Người già chờ được khám mắt tại xã Hiệp Hòa, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, ngày 06/07/2005. AP – Richard Vogel STF

Việt Nam được xem là một trong các quốc gia có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo thống kê của văn phòng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già". 

Theo chiều hướng đó, Tổng cục Thống kê Việt Nam dự báo, dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Đây sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ "dân số vàng" ở Việt Nam. 

Theo UNFPA, sự thay đổi này ở Việt Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh sụt giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.

Ngoài việc đặt ra các vấn đề mặt y tế, xã hội, có nguy cơ là tình trạng lão hóa dân số gây tác hại cho nền kinh tế Việt Nam, hay đúng hơn là tác hại cho các lợi thế của Việt Nam về lao động.

Trả lời RFI Việt ngữ, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) ở Việt Nam, ghi nhận : 

" Hiện giờ Việt Nam vẫn có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử của nước này, số người trẻ tuổi vẫn còn rất nhiều. Nói chung là "cửa sổ dân số" vẫn còn mở, theo dự đoán sẽ còn mở cho đến năm 2039.

Số người trong độ tuổi lao động vẫn sẽ còn tăng cho đến năm 2034, nhưng theo dự đoán thì kể từ năm 2035 sẽ bắt đầu giảm. Lúc đó sẽ chỉ còn chưa tới 2 người trong độ tuổi lao động để "nuôi" một người lớn tuổi, phải sống dựa vào người khác, so với hiện nay là vẫn còn 4 người trong độ tuổi lao động nuôi một người già. Như vậy là tỷ lệ người sống phụ thuộc sẽ tăng mãi. Và điều này sẽ có ảnh hưởng đến lực lượng lao động".

Vào cuối tháng 8 vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã công bố một nghiên cứu cho thấy, do ảnh hưởng của già hóa dân số và chi phí lao động tăng, Việt Nam sẽ sớm mất lợi thế về lao động giá rẻ. Nghiên cứu mang tên "Thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam" do JICA thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, thông qua phỏng vấn và khảo sát diện rộng hơn 1.000 tổ chức khu vực công và tư.

Nghiên cứu cho rằng, cho dù bị ảnh hưởng của đại dịch, hay cho dù có những thay đổi về cơ cấu kinh tế, nguồn cung lao động của Việt Nam sẽ vẫn ổn định trong ngắn hạn và trung hạn. Năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam vẫn còn là 74,4%, cao đáng kể so với tỷ lệ 60,5% của thế giới và tỷ lệ 67,2% của vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, về lâu dài, nguồn dự trữ lao động sẽ ngày càng giảm đi. Vào năm 2015, Việt Nam còn ở trong "thời kỳ dân số vàng", với 70% dân số ở độ tuổi từ 15 đến 64, tức là trong độ tuổi lao động hợp pháp. Nhưng dân số Việt Nam sẽ già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số lao động đó sẽ trên 60 tuổi.

Theo JICA, xu hướng già hóa dân số nhanh chóng như vậy sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể và làm tăng khả năng thiếu lao động. Lực lượng lao động càng giảm đi thì hậu quả tất yếu là tiền lương lao động sẽ tăng lên. Cho nên, nghiên cứu của JICA kết luận : "Việt Nam sẽ mất lợi thế về lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và sử dụng nhiều lao động".

Theo JICA, một trong những giải pháp cho tình trạng này là tăng năng suất lao động. Nhưng quá trình cải thiện năng suất lao động ở Việt Nam không dễ dàng. Thứ nhất, chuyển dịch lao động kém năng suất từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã là yếu tố chính góp phần vào tăng trưởng năng suất ở Việt Nam trong 20 năm qua. Tuy nhiên, đóng góp vào tăng trưởng năng suất từ quá trình chuyển đổi này đã gần như đã cạn kiệt.

Thứ hai là quy mô doanh nghiệp : Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp hộ gia đình có quy mô nhỏ và rất nhỏ, thiếu phương tiện kinh tế đáng kể để đầu tư và cải tiến công nghệ, thiết bị, tổ chức hoặc sản xuất.

Thứ ba là kỹ năng của người lao động. Trình độ học vấn thấp là một trong những yếu tố khiến Việt Nam gần đây được xác định là một trong những nước có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Cho nên, nghiên cứu của JICA khuyến nghị : "Việt Nam cần cải thiện công tác giáo dục và đào tạo cho lực lượng lao động vì mục tiêu tăng năng suất lao động, để từ đó tăng khả năng của đất nước cạnh tranh, hội nhập toàn cầu".

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara, thì cho rằng một trong những giải pháp để kềm chế tốc độ lão hóa dân số là khuyến khích sinh đẻ : 

"Thứ nhất, tỷ lệ sinh con ở hiện là 2 con/phụ nữ. Tỷ lệ này là lý tưởng vào thời gian mà Việt Nam còn là một quốc gia nghèo, còn là một quốc gia có thu nhập thấp. Nhưng trong một thập niên, Việt Nam đã đạt rất nhiều thành công về phát triển kinh tế xã hội và nay đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Cho nên, chúng tôi khuyên chính phủ Việt Nam nên điều chỉnh chính sách dân số theo hướng để cho các gia đình được tự do, đúng theo các nguyên tắc của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, tức là các cặp vợ chồng được quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh. Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam tạo điều kiện cho hướng điều chỉnh đó để đáp ứng những yêu cầu về lực lượng lao động.

Nhưng một điều cũng rất quan trọng đó là Việt Nam phải có những đầu tư đúng đắn vào giới trẻ, nhất là về mặt y tế và giáo dục, bao gồm cả sức khỏe sinh lý và giáo dục sinh sản, cũng như giáo dục giới tính và tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống.

Đồng thời, đối với người lớn tuổi, chúng ta phải xem họ như là một yếu tố của phát triển, chứ không phải là một gánh nặng của xã hội, vì ngày nay người già đa số vẫn còn khỏe mạnh, vẫn còn khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc. Theo một điều tra năm 2019, 42,8% số người già vẫn còn có khả năng làm việc để có thu nhập ở Việt Nam, nhất là những người già nhưng chưa lớn tuổi lắm. Cho nên, phải tính đến nguồn lực này trong đội ngũ lao động ở Việt Nam".

Theo bà Naomi Kitahara, như vậy Việt Nam phải tạo môi trường thuận lợi để những người lớn tuổi còn đủ sức lao động có thể tiếp tục làm việc : 

"Điều rất quan trọng là tạo một môi trường thuận lợi cho người lớn tuổi có thể tiếp tục làm việc và tiếp thu những kỹ năng mới qua một quá trình học suốt đời. Chúng ta không chỉ tạo công ăn việc làm cho người già còn phải tạo một môi trường thích hợp để người lớn tuổi có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

Đa số những người lớn tuổi muốn tiếp tục làm việc nhưng họ lại gặp những vấn đề về sức khỏe, cho nên phải có những giải pháp thích hợp để người già ở Việt Nam không còn phải "chiến đấu" với những vấn đề về sức khỏe đó khi trở thành người già. Những người trẻ tuổi ở Việt Nam phải được chuẩn bị tốt cho cuộc sống tuổi già. Cách tiếp cận già hóa dân số đó chúng tôi gọi là cách tiếp cận theo vòng đời (life-cycle).

Chính phủ cũng phải tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội cho người già để giảm thiểu tối đa các tác động của tuổi già. Hệ thống an sinh xã hội này phải tạo ra một "tấm đệm" để người già có thể chống đỡ với mọi cú sốc. Đó là một yếu tố rất quan trọng góp phần giúp Việt Nam đạt những mục tiêu phát triển cho năm 2030".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 17/10/2022

Published in Diễn đàn

World Bank : Già hóa dân s có th khiến tăng trưởng kinh tế Vit Nam chm li

VOA, 10/10/2021

Ngân hàng Thế gii (World Bank) mi đây đưa ra nhn đnh rng Vit Nam "cn ci cách đ đm bo tiếp tc tăng trưởng trong bi cnh dân s già hóa" ti quc gia Đông Nam Á này.

gia1

Vit Nam cn ci cách đ đm bo tiếp tc tăng trưởng trong bi cnh dân s già hóa

Mt báo cáo mi công b ca World Bank cho rng "già hóa dân s có th khiến tăng trưởng kinh tế Vit Nam chm li, làm tăng chi tiêu công và gia tăng áp lc đi vi h thng cung cp dch v công nếu không có các ci cách kp thi".

Báo cáo có tên gi "Vit Nam : thích ng vi xã hi già hóa", do Ngân hàng Thế gii và Cơ quan Hp tác Quc tế Nht Bn (JICA) phi hp thc hin và công b hôm 1/10, cho thy, so vi các quc gia đã tng tri qua tình trng già hóa dân s như Vit Nam đang tri qua hin nay, thì "c trình đ phát trin kinh tế ln thu nhp bình quân ca Vit Nam đu thp hơn".

"Vin cnh chưa giàu đã già’ có nghĩa là Vit Nam s phi đi mt vi mt lot thách thc quan trng mà đ gii quyết s không tránh khi nhng la chn chính sách khó khăn", thông cáo ca hai t chc có đon.

"Vit Nam đã thành công trong vic tn dng lc lượng lao đng di dào đ thúc đy tăng trưởng kinh tế trong ba thp k qua", bà Carolyn Turk, Giám đc Quc gia Ngân hàng Thế gii ti Vit Nam, được trích li nói trong thông báo v bn báo cáo. "Gi đây, cùng vi quá trình già hóa dân s, Vit Nam cn nhanh chóng xây dng k năng cho lc lượng lao đng đ thúc đy đi mi và nâng cao năng sut nn kinh tế cũng như bt đu tiến hành ci cách lương hưu ngay t bây gi đ duy trì sinh kế cho người cao tui trong nhng thp k ti".

Theo World Bank, vi t l sinh gim và tui th tăng, người cao tui d kiến s chiếm t 10% - 20% dân s Vit Nam vào năm 2035. T chc tài chính quc tế này cũng nói thêm rng t l ph thuc tui già ca Vit Nam, được tính bng s người trên 65 tui chia cho s người trong đ tui lao đng, ước tính s tăng gp đôi t 0,11 năm 2019 lên 0,22 năm 2039.

Báo cáo ca World Bank và JICA cho thy tc đ tăng trưởng dài hn trong giai đon 2020 2050 s chm li 0, 9 đim phn trăm so vi 15 năm qua khi Vit Nam chuyn dn sang cơ cu dân s già.

Ngoài ra, cũng theo báo cáo này, vic đáp ng nhu cu ca mt xã hi già hóa cũng được d báo s tiêu tn thêm t 1, 4% đến 4, 6% GDP, và vic m rng phm vi bao ph và ci thin cht lượng dch v tt yếu s dn đến tăng chi phí tài khóa.

Thông cáo ca World Bank trích li ông Shimizu Akira, Trưởng đi din Văn phòng JICA Vit Nam, nói rng "k t khi tr thành quc gia siêu già vào năm 1960, Nht Bn đã tri qua nhiu h ly khác nhau ca quá trình già hóa, đc bit là nhng tác đng liên quan đến vic điu chnh các chương trình bo tr xã hi và thúc đy chăm sóc ti cng đng".

"Đã có nhiu thành công nhưng cũng không ít kinh nghim cay đng. Chúng tôi hy vng nhng bài hc chia s này s hu ích đ giúp Vit Nam không ch ng phó được vi tình trng thay đi nhân khu hc mà còn thu được li ích t đó", ông Akira nói, theo World Bank.

Báo cáo, vn được thc hin trong khuôn kh chương trình hp tác gia JICA và Ngân hàng Thế gii nhm h tr các cơ quan hoch đnh chính sách Vit Nam đưa ra các gii pháp chun b cho mt xã hi già hóa, đưa ra khuyến ngh đ Vit Nam có th qun lý tình trng già hóa dân s mt cách hiu qu, da trên bài hc kinh nghim các quc gia khác đã tri qua quá trình chuyn đi nhân khu hc tương t, ví d như Nht Bn.

Theo World Bank, các khuyến ngh này bao gm nhng ci cách cn thiết đ ci thin s tham gia ca lc lượng lao đng và nâng cao năng sut, tăng cường hiu qu chi tiêu công và cng c h thng cung cp dch v. Báo cáo cũng khuyến ngh các hành đng chính sách trong bn lĩnh vc chu nh hưởng nhiu nht t xu hướng già hóa là th trường lao đng, lương hưu, y tế và chăm sóc người cao tui.

Theo tp chí Bo him xã hi thuc cơ quan ngôn lun ca Bo him xã hi Vit Nam, kết qu Tng Điu tra Dân s hi năm 2019 cho thy, dân s Vit Nam ang già hóa vi tc đ nhanh chưa tng thy". Tp chí này viết rng Vit Nam có 11, 4 triu người cao tui t 60 tui tr lên, chiếm 11, 86% tng dân s, và ch s già hóa tăng t 35, 9% vào năm 2009 lên 48, 8% vào năm 2019.

*********************

Vit Nam : 31,8 triu người b nh hưởng thu nhp trong quý 3 vì dch Covid-19

VOA, 08/10/2021

Có đến 31 triu người t 15 tui tr lên b nh hưởng tiêu cc bi dch Covid-19 và thu nhp bình quân hàng tháng ca người lao đng thuc hu hết các ngành kinh tế trong quý III đu gim đáng k so vi quý trước và vi cùng k năm ngoái, Tng cc Thng kê Vit Nam cho biết trong mt báo cáo mi công b.

vn2

Làn sóng công nhân tháo chạy khỏi Thành phố Hồ Chí Minh sau khi lệnh phong toả được nới lỏng. Phần lớn trong số họ đã bị thất nghiệp nhiều tháng qua vì thành phố bị phong tỏa.

Theo đó, thu nhp bình quân hàng tháng trong quý 3 ca người lao đng Vit Nam là 5,2 triu đng (229 USD), gim 847.000 đng so vi quý trước và 573.000 đng so vi năm trước.

Người lao đng làm vic trong lĩnh vc dch v b nh hưởng nhiu nht v thu nhp vi thu nhp bình quân 6,2 triu đng/tháng, gim 13,5% so vi quý trước và có đến 68,9% lao đng b nh hưởng.

Báo cáo ca Tng cc Thng kê cho biết trong s 31,8 triu người t 15 tui tr lên b nh hưởng bi dch Covid-19, bao gm người b mt vic làm, phi ngh giãn vic/ngh luân phiên, gim gi làm, gim thu nhp

Sau khu vc dch v, khu vc b nh hưởng nng n tiếp theo nhng nhân công làm trong lĩnh vc công nghip và xây dng vi 66,4% lao đng b nh hưởng, kế đó là khu vc nông, lâm nghip và thy sn là 27,0%.

Báo cáo cũng cho biết trong quý III, t l tht nghip ca thanh niên đ tui 15-24 là 7,24%, cao hơn 0,26 đim phn trăm so vi Quý II, và s lao đng tht nghip thanh niên hin đã chiếm ti 32,6% tng s lao đng tht nghip c nước.

Th trường lao đng ca Vit Nam đã b nh hưởng nghiêm trng trong quý III vì các bin pháp phong to, cách ly chng li đt bùng phát dch Covid-19 ln th tư.

Sau khi Vit Nam ni lng các bin pháp phòng dch trên, hàng triu nhân công đã tháo chy khi các trung tâm sn xut ln, to thành làn sóng di cư chưa tng có trong nhiu thp niên qua.

TTXVN dn li bà Nguyn Th Hương, Tng cc trưởng Tng cc Thng kê, cho rng vic thu hút lao đng tr li th trường lao đng trong bi cnh hin nay là mt thách thc khá ln đi vi doanh nghip và Chính ph Vit Nam.

************************

Phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 thế nào khi giải ngân vốn đầu tư công chậm ?

RFA, 06/10/2021

Ch còn hơn ba tháng là hết năm 2021, nhưng Vit Nam ch mi gii ngân đu tư công hơn 47% trên tng s 500 ngàn t đng. S liu va nói được đưa ra ti Hi ngh trc tuyến toàn quc ca Th tướng Chính ph hôm 5/10 vi các b, ngành và đa phương v đy mnh gii ngân kế hoch vn đu tư công năm 2021.

vn3

Một cây cầu đang xây dựng ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 10 năm 2021. Nhac Nguyen / AFP

Ti cuc hp, Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính còn cho biết có 36 b, cơ quan Trung ương và tám đa phương gii ngân vn đu tư công ch đt dưới 40% kế hoch.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngun vn đu tư công khong 250 ngàn t đng còn li ca năm 2021 là ngun lc rt quan trng trong lúc dch Covid-19 tác đng mnh m ti nn kinh tế và đi sng nhân dân.

Trong khi đó, B Tài chính Vit Nam vào ngày 17/9 đã khng đnh vi báo chí Nhà nước rng ngân sách d phòng trung ương năm 2021 vi 17.500 t đng đã được chi hết, nhưng nhu cu chi cho phòng chng dch Covid-19 và h tr đi sng người dân còn rt ln. Nếu vn đu tư công được bơm vào nn kinh tế mt cách mnh m, thì chc chn s to ra nhiu công ăn vic làm và đi sng người dân s bt khó khăn khi ngân sách cn tin h tr theo li B Tài chính.

Vì sao vn đu tư công li b các B ngành đa phương chm gii ngân như vy ? Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Vin trưởng Vin Qun lý Kinh tế Trung ương - CIEM, nhn đnh vi RFA hôm 6/10 :

u tư công là mt nhân t rt quan trng đ kinh tế tư nhân phát trin và thu hút đu tư nước ngoài. Vì vy Th tướng đã có quan tâm và đôn đc vic gii ngân đu tư công. Vn đ trong thi gian va qua là Vit Nam có Đi hi đng, sau đó đã có Chính ph mi, nhiu tnh đã có bu Ch tch tnh mi... tt c nhng thay đi đó làm cho nhng người lãnh đo cn có thi gian đ tiếp xúc vi d án, vi công trình, vi công vic... Và có th đy là mt trong nhng nguyên nhân dn đến vic đu tư công và gii ngân có chm hơn mc bình thường và chm hơn so vi yêu cu. Vì bây gi đã tháng 10 ri mà ch gii ngân chưa đến 40%, ch còn hơn ba tháng na mà phi gii ngân đến 60% s vn theo kế hoch còn li, thì đy rõ ràng là s chm tr".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rng, phi c gng làm sao trong thi gian ti đây đc thúc gii ngân, nht là tp trung vào các công trình trng đim, đ có th đưa vào s dng d án đu tư công đó. Ông Doanh hy vng sau s đc thúc ca Th tướng Chính ph như vy, thì đu tư công s được gii ngân nhanh gn hơn.

Chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Trng Thnh, trưởng b môn Qun tr Tài chính quc tế ca Hc vin Tài chính Vit Nam, khi tr li RFA liên quan vn đ này nhn đnh :

"Khi đã được phê duyt, có vn vay... nhưng do tht cht qun lý kinh tế, chng tham nhũng, đòi hi đu tư công phi có hiu qu, và người đng đu phi chu trách nhim nếu không đt. Do đó, hin nay nhiu b ngành đa phương thy nếu tiếp tc s không hiu qu, người đng đu s b điu tra vì thy không hiu qu nhưng vn làm... Nên nhiu nơi đã chm gii ngân đ xem xét có dng d án đ tr li vn đu tư công hay không ?"

vn4

Nhng tm nha được thiết lp đ gim thiu s tiếp xúc gn ti mt khu ch m ướt trong khu ph c ca Hà Ni vào ngày 24 tháng 9 năm 2021, sau khi các hn chế nhm phòng chng Covid-19 được ni lng sau hai tháng. Manan Vastyayana / AFP.

Theo B Kế hoch và Đu tư, tính đến ngày 27/9/2021, B này đã nhn được đ xut ca 15 b, cơ quan trung ương và 23 đa phương xin tr li gn 22 ngàn t đng vn ngân sách trung ương năm 2021. Trong đó, vn đu tư công trong nước là gn bn ngàn t đng và vn đu tư công t ngun vn nước ngoài ODA là gn 18 ngàn t đng.

Tiến sĩ Nguyn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng đc lp, người có 32 năm kinh nghim làm ngành tài chính ngân hàng ti nhiu quc gia cho biết, vn vay ODA đ được gii ngân cn phi tha mãn nhiu điu kin :

"Các ngun vn ODA các nước tài tr cho Vit Nam b ràng buc bi nhiu điu kin lm. Trước hết Vit Nam đã vào các nước có thu nhp trung bình nên không còn li thế như trước, bây gi lãi sut tăng lên và điu kin vay cũng khó khăn hơn. Đc bit các gói ODA ca các chính ph ràng buc vi điu kin phi mua nguyên vt liu ca h nếu dùng ODA phát trin h tng cơ s".

Bên cnh đó, theo Tiến sĩ Nguyn Trí Hiếu, còn có điu kin tài chính đi vi vn ODA, Vit Nam phi có vn đi ng, tc vn khi đu, ri sau đó các chính ph mi tài tr. Vì vy nếu chưa tha các điu kin thì chưa th nhn vn. Ngoài ra, ông còn cho biết điu kin quan trng nht thường vướng mc Vit Nam là vic tha thun giá đn bù cho dân khi gii ta mt bng thc hin d án :

"Khi thc hin chương trình h tng cơ s mà dùng vn ODA, chưa phi có tin là làm ngay, mà còn phi gii ta mt bng và bi thường cho người dân. Nhưng nhiu khi, gia chính ph và người dân đó chưa đi đến tha thun v giá c mà người dân được bi thường, chính vì thế cũng chưa th thc hin d án. Tóm li vi nhiu điu kin như thế, không phi c có tin là s dng được ngay. Và do đó, nhiu cơ quan b ngành đã tr li s tin đó".

Liên quan vn đ gii ta mt bng và bi thường cho người dân gp tr ngi, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh là do có s trùng lp, chng chéo trong quy đnh lut pháp v đu tư và đu tư công. Ông đưa ra gii thích :

"Ví d như mun thc hin đu tư công thì vn đ là phi có qu đt đai, qu đt đai thì phi có đn bù... Mà đn bù thì giá ca nhà nước quy đnh so vi giá th trường có mt khong cách khá xa. Vì vy cho nên cn phi có các quyết đnh thích hp đ gii quyết nhng vn đ chng chéo, nhng cái chưa ăn khp... Đy là nhng điu thc tế c din ra và đòi hi nhng người quyết đnh thích hp. Thì sp ti đây cũng mong Quc hi s có các quyết đnh thích hp đ gii quyết các vướng mc này và to điu kin đ cho đu tư công được thc hin mt cách suôn s hơn".

Trong khi B Tài chính Vit Nam khng đnh ngân sách d phòng trung ương năm 2021 đã được chi hết, thì ông Nguyn Minh Cường - Chuyên gia Kinh tế trưởng ca ADB khi tr li báo chí Nhà nước hôm 28/9 cho rng, Vit Nam đang lo bo toàn ngân sách nhiu hơn là đu tư cho tăng trưởng, th hin vic chi tiêu ca Chính ph Vit Nam dành cho an sinh xã hi hin còn mc khiêm tn. Trong khi theo ADB, ngân sách Vit Nam vn thng dư, trn n công ca Vit Nam sau đánh giá ch mc 44% GDP - thp nht trong khu vc.

Tng Cc thng kê Vit Nam d báo tng sn phm quc ni (GDP) s ch mc 2,5% trong năm nay, thp hơn nhiu so vi mc tiêu chính thc là 6,5%. Nguyên nhân vì các chính sách chng Covid-19 cng rn đã tác đng đến hu hết mi ngóc ngách ca nn kinh tế nước này.

********************

Phố Tây Bùi Viện : Từ ngập tràn bảng hiệu neon, thành dãy phố màu rau củ

RFA, 08/10/2021

Phố chuyển "màu"…

Ph Tây Bùi Vin, mt đa đim quen thuc vi không ch du khách nước ngoài mà còn c nhng người tr Vit Nam. Con ph nm ngay gia trung tâm thành ph, được mnh danh "ph không ng" tràn ngp bin hiu ca các công ty l hành, quán bar, nhà hàng, quán nhu, đ ăn va hè… trước dch luôn cht kín người khi đêm đến.

vn5

Phố Tây Bùi Viện. RFA

Tuy nhiên, sau bn tháng giãn cách xã hi, gi nhiu người không còn nhn ra khu Ph Tây Bùi Vin sm ut ngày nào, vì gi đây khu ph đã thay đi din mo hoàn toàn. Nhng bng hiu đèn màu nay được thay bng nhng bin hiu tm rao bán các loi rau, c, qu, thc phm tươi sng

Trao đi vi phóng viên RFA, mt ông ch quán ăn chia s v s thay đi này :

"Thi đim trước thì kinh doanh cho thuê xe máy, sau này dch bnh nước ngoài, nước ngoài không qua na mi chuyn qua mua bán quán ăn, quán nhu, va bán xong thì b dch ngưng sut mi va giãn cách bày ra bán trang tri qua ngày ch chưa biết li l bao nhiêu. Gi trước mt kiếm va có ăn cho con, va có ăn cho gia đình, va có đ sinh hot.

Nói chung khó khăn cái gì thì mình chuyn theo cái đy, cuc sng mà, đi theo thi đim, đi theo môi trường, c nhm làm được gì c làm trang tri cuc sng, còn đi vi làm (trong) tình trng dch Covid-19 thế này không th nào đ tin đóng tin mt bng, không đ tin ăn ly gì đóng tin mt bng".

Theo quan sát ca chúng tôi, ti đây khá nhiu nhà hàng, quán ăn t ln đến nh đu đang thay đi "hình th c kinh doanh" mà theo như h chia s là thay đi đ kiếm ăn, tr tin h tr nhân viên. Nói vi chúng tôi v công vi"trái tay" đ thích nghi vi thi dch Covid-19, mt qun lý ti nhà hàng trên ph Bùi Vin cho biết :

"Tình hình dch bnh thế này thì quán bar, nhà hàng phi đóng ca hết. Ông ch bây gi mi thay sang ngh này được hai tháng nhưng tôi nghĩ khi nào dch bnh hết thì ông ch s quay v ngành quán bar, nhà hàng. Còn bây gi c tm thi được đến đâu hay đến đy".

Cũng theo người qun lý này thì vic ch phi duy trì công vic theo s thay đi ca ông ch cũng là vì mong mun sau dch s li được tiếp tc công vic nhà hàng ca mình, còn bây gi ch là đ kiếm thêm thu nhp. Ch nói tiếp :

"Cũng duy trì được cho nhân viên, đ ông ch tr được phn nào đy cho nhân viên làm ch người ta đi làm người ta phi có lương mà gi ông ch mà đóng ca hoài thế này ly tin đâu mà tr cho nhân viên ? Bt buc ông ch xoay sang cái này gi là chc tr tin lương cho nhân viên ch đ gánh được nơi này tin nhà hơi khó, bán rau làm gì có tin tr tin nhà ?"

Vì không mun cho nhân viên ngh vic do nhà hàng, quán bar không th hot đng được trong mùa dch nên nhiu ch quán bar vn nuôi đi ngũ nhân viên tr ct ca mình. Tuy vy, tri qua hơn bn tháng không kinh doanh, gi Thành phố ni lng giãn cách, nhiu ch nhà hàng, quán bar cho nhân viên t đng bán rau, c kiếm sng.

"Quán nhu mà bà ch thy nuôi không ni na gi cho nhân viên bán kiếm tin ăn, bán ri xúm nhau chia nhau ăn.

Sau my tháng nm chèo queo, đói, my này làm có tin ăn, người được my chc cũng đ ch ai cho".

"Nhà hàng, quán bar mà gi ông ch bà ch chuyn qua bán rau tm thi, khi nào quán bar hot đng tr li thì thôi. Gi cm chng lo cho gia đình.

Gi do khó khăn quá thì bt buc phi chuyn ngành, chuyn ngh ch biết sao gi. Gi bán rau, c, qu, hàng tươi sng ca Đà Lt gi xung.

Nói chung là cũng có tin trang tri cuc sng, lo cơm nước hàng ngày cho gia đình".

vn6

Nhà hàng, quán bar đi thành tim bán rau, c. RFA

Đây không ch là tình trng riêng ca người t đng ra kinh doanh, mà ngay c nhng người lao đng ti khu ph Tây trước đây cũng phi t đng lên tìm mt hướng đi khác đ kiếm kế mưu sinh :

"Gi tôi bán Bùi Vin này t hi đu dch ti gi, nhà hàng đóng ca hết nên tôi phi đi mưu sinh.

Trước đây tôi làm bên phc v nhà hàng, có dch tôi không tr v làm na mi được m tin đem ra bán dưa hu, bán trái cây lây lt ti gi.

Tôi không được h tr, không nhn tin tr cp, không ai cho gì hết, mình xoay s, t sng thôi.

Nói chung gi mình bươn chi cuc sng mình, ti đâu hay ti đó, đ ăn thôi, ch ti khi nào m ca li thì mình đi làm chuyn khác li".

Đt dch Covid-19 tái bùng phát ln th tư ti Vit Nam k t cui tháng 4/2021 đã khiến nn kinh tế c nước nói chung và ti Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế ln nht đt nước hình ch S nói riêng phi chu nhng tn tht nng n.

Trong đó, ngành du lch, mt trong nhng ngành kinh tế trng đim đem li ngun thu ln đã b nh hưởng mnh do chính ph Hà Ni phi đóng ca biên gii đ hn chế s lây lan SARS-CoV-2.

Cuộc sống "bình thường mới"

Không còn khách nước ngoài lưu trú hay t hp mi khi đêm đến, ph Tây Bùi Vin nay đã chuyn mình hoàn toàn trong điu kin bình thường mi. L dĩ nhiên, nhng người kinh doanh ti đây cũng phi thay đi mi ngày cho phù hp vi môi trường mi này, nhưng dường như tương lai phía trước vn quá mông lung vi h :

"Cuc sng bây gi, sau này không biết thế nào, không biết có bán cái này hay bán quán này, c đo ln lung tung, tht s không biết đi hướng nào".

Tuy vy, dù Ph Bùi Vin có thay đi t khu ph đi b sm ut thành khu buôn bán thc phm, đâu đó vn luôn có người ng h nhng người kinh doanh ti đây :

"Tôi gn đây nên đến mua ng h mi người, vi li bây gi đâu đi siêu th các th được nên đến đây cho nhanh, tin".

"Thy gn đây nên tôi đến mua ng h. Tình hình bây gi ai cũng khó khăn nhưng phi c gng vượt qua".

Được biết, Cc hàng không Việt Nam va đ ngh chính quyn các đa phương lên kế hoch m li đường bay ni đa k t 10/10/2021. Khong 16 đa phương trong s 21 tnh/thành có sân bay đã đng ý vi đ ngh trên.

Trước đó, vào cui tháng 9/2021, B VH-TT&DL cũng đã ban hành kế hoch trin khai các chính sách kích cu, phc hi hot đng du lch, l hành giai đon cui năm 2021 và đu năm 2022. Trước thông tin này, nhiu người dân Thành phố Hồ Chí Minh hy vng Khu ph Ba Lô-Ph Tây Bùi Vin s li sm sáng đèn, sm ut như xưa…

Published in Việt Nam

Trong bản cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, công bố vào tháng 07/2016, Ngân Hàng Thế Giới cho biết là Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn lão hóa dân số với một tốc độ rất nhanh.

laohoa1

Một xưởng may ở Hải Dương. Tình trạng lão hóa dân số sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam, nếu năng suất không được nâng cao.Reuters

Vào thời điểm 2016 có khoảng 7% dân số Việt Nam, tương đương 6,5 triệu người, từ 65 tuổi trở lên. Vào năm 2040, số người từ 65 tuổi trở lên dự báo sẽ tăng gấp 3, lên đến 18,4 triệu người, chiếm 17% dân số. Nói theo cách khác, tỷ lệ phụ thuộc, tức là số người từ 65 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi lao động, dự báo sẽ tăng gần gấp 3, từ 10% hiện nay lên 26% vào năm 2040. Tốc độ lão hóa tại Việt Nam, theo Ngân Hàng Thế Giới, là thuộc hàng cao nhất thế giới từ trước đến nay.

Tình trạng lão hóa này đang đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam về mặt kinh tế lẫn xã hội. Sau đây xin mời quý vị nghe ý kiến của chị Nguyễn Ngọc Quỳnh, chuyên viên về an sinh xã hội của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 03/04/2017.

RFI : Thưa chị Nguyễn Ngọc Quỳnh, trước hết xin chị cho biết là những lý do nào khiến dân số Việt Nam lão hóa nhanh như vậy ?

Nguyễn Ngọc Quỳnh : Việt Nam đang trong một bối cảnh rất đặc biệt, đó là vừa có dân số trẻ mà vừa đang già hóa, khác với những nước khác là phải qua giai đoạn dân số trẻ rồi mới đến dân số già. Có hai lý do chính khiến tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số Việt Nam tăng rất nhanh. Thứ nhất là mức sinh giảm và thứ hai là tuổi thọ tăng rất cao.

Vào khoảng năm 1975, ở Việt Nam phụ nữ có từ 5 đến 6 con, thì hiện nay, tính trung bình trên cả nước, phụ nữ chỉ sinh khoảng 2 con và ở nhiều tỉnh thành thì mức sinh còn xuống dưới 2 con, ví dụ ở như thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương, trung bình mỗi phụ nữ chỉ sinh khoảng hơn 1 con. Chính vì vậy mà tốc độ gia tăng dân số giảm đi và số trẻ em ít hơn.

Cùng với xu hướng đó là tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam cũng tăng rất nhanh. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của toàn bộ dân số là hơn 73 tuổi, tăng đến 5 tuổi so với 10 năm trước đây.

Hai lý do đó khiến cho hiện nay tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số tăng dần, trung bình khoảng độ 7 đến 8%/năm. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 11% dân số là người 60 tuổi trở lên.

RFI : Thành phần người già ở Việt Nam hiện nay có những đặc điểm gì giống và khác với người già ở các nước khác trong khu vực ?

Nguyễn Ngọc Quỳnh : Có một điểm chung giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đó là xu hướng nữ hóa dân số cao tuổi. Trong nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên thì tỷ lệ nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới. Ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ nữ chiếm càng nhiều. Ở Việt Nam, trong nhóm tuổi từ 60 đến 69 thì tỷ lệ nữ chiếm khoảng 54%, nhưng trong nhóm từ 70 đến 79 tuổi thì tỷ lệ nữ chiếm đến 60% và nhóm từ 80 tuổi trở lên thì tỷ lệ nữ chiếm tới hơn 60%. Đó là xu hướng chung của nhiều nước vì bản chất là phụ nữ sống lâu hơn nam giới và tỷ lệ tử vong ở nữ thì ít hơn nam giới.

Tuy nhiên, ở Việt Nam có những điểm khác. Thứ nhất là do tỷ lệ nữ cao hơn nam giới, nên tỷ lệ phụ nữ goá bụa và sống cô đơn nhiều hơn, nhưng ở Việt Nam thì những phụ nữ này gặp khó khăn hơn rất nhiều khi về già so với các nước khác như Singapore vì tích lũy và thu nhập của phụ nữ là kém hơn, trong khi đó thì về già, chi phí cho y tế lại đắt đỏ hơn là nhiều do không phải ai cũng có bảo hiểm y tế. Đây là điểm làm cho phụ nữ cao tuổi ở Việt Nam gặp khó khăn hơn rất là nhiều so với các nước khác.

Một điểm nữa đó là tỷ lệ người cao tuổi nghèo ở Việt Nam khá cao với khoảng 17% người cao tuổi là người nghèo, trong khi tỷ lệ trung bình của quốc gia là 10%. Ngoài ra, từ xưa đến nay, Việt Nam cũng giống như một số nước châu Á khác, đó là người già sống với con cháu trong những gia đình tam hay tứ đại đồng đường rất là nhiều.

Tuy nhiên hiện nay, xu hướng gia đình nhỏ lại là một xu hướng rất là mạnh, thay đổi rất chóng mặt, cho nên số người cao tuổi sống một mình lại càng nhiều. Một đặc thù nữa của Việt Nam là, do thanh niên nông thôn di cư lên thành phố để kiểm sống, để lại con cho bố mẹ nuôi, nên có rất nhiều gia đình gọi là "khuyết thế hệ", tức là người già sống với cháu và nuôi cháu để cho con đi làm. Chính vì vậy, gánh nặng về kinh tế và gánh nặng về chăm sóc cho người cao tuổi càng cao hơn so với các quốc gia khác.

RFI : Tình trạng già hóa này sẽ có ảnh hưởng gì đến lực lượng lao động và với nền kinh tế Việt Nam nói chung ?

Nguyễn Ngọc Quỳnh : Việt Nam hiện có một lực lượng lao động khá đông đảo, vì dân số Việt Nam có đặc thù là vừa có cơ cấu dân số "vàng", tức là có một lực lượng rất là lớn, nhưng đồng thời đã bước vào giai đoạn già hóa dân số. Dù chúng ta có một lực lượng lao động đông đảo, nhưng năng suất lao động của chúng ta lại không cao : năng suất lao động của 15 người Việt Nam mới bằng năng suất lao động của 1 người Singapore.

Với một tốc độ già hóa dân số rất nhanh như vậy và năng suất lao động chưa cao, thì nó sẽ dẫn đến tình trạng năng suất lao động của chúng ta đang có xu hướng giảm đi nếu không có thay đổi gì. Đồng thời, do già hóa cho nên tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động sẽ chậm dần. Đến khoảng 2030-2032, lực lượng lao động của Việt Nam sẽ bắt đầu giảm, chứ không tăng lên nữa. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của lực lượng lao động của chúng ta cũng đang tăng lên, ví dụ như năm 2010, độ tuổi trung bình của lực lượng lao động là 34 tuổi, thì đến năm 2017, độ tuổi trung bình này đã tăng lên 41 tuổi, tức là càng ngày lực lượng lao động của chúng ta càng già đi. Nếu không có gì thay đổi thì năng suất lao động sẽ giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Nếu nhìn vào ở các nước phát triển như Nhật và Mỹ, ta sẽ thấy, vì họ có dân số già, nên họ đều phải dựa vào việc tăng năng suất lao động nhờ tự động hóa, tức là sử dụng máy móc. Nhưng nếu chúng ta dựa vào tự động hóa quá nhiều, thì chúng ta lại đang dư thừa một nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Cho nên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào tăng năng suất lao động ở lực lượng lao động rất đông đảo này, và đồng thời tăng cả năng suất lao động trong nhóm người cao tuổi, vì có hơn 60% người cao tuổi hiện vẫn đang làm việc, do thu nhập của họ quá thấp và họ làm việc gần như là toàn thời gian, đến 36 giờ/tuần, không kém gì người trong độ tuổi lao động.

RFI : Tình trạng lão hóa này đang đặt ra những vấn đề gì về mặt an sinh xã hội ở Việt Nam ?

Nguyễn Ngọc Quỳnh : Đây là một thách thức rất lớn. Tính ra chỉ có một nửa người cao tuổi ở Việt Nam đang nhận được một hỗ trợ như lương hưu hoặc trợ giúp xã hội nào đấy. Một nửa còn lại là hoàn toàn không nhận được bất cứ trợ giúp hay hỗ trợ thu nhập nào từ hệ thống an sinh xã hội cả.

Thách thức rất lớn là làm thế nào hệ thống an sinh xã hội này bao phủ được 50% còn lại. Đây là một vấn đề rất là khó. Đồng thời trong tương lai, với tốc độ già hóa như vậy, số người cao tuổi còn tăng lên rất nhiều. Đến khoảng năm 2050 thì một phần tư dân số Việt Nam sẽ là người từ 60 tuổi trở lên.

Như vậy hệ thống an sinh xã hội sẽ phải chi trả cho số lượng người nhiều hơn và chi trả cho một thời gian dài hơn, do tuổi thọ tăng cao. Chính vì thế chi trả cho hệ thống an sinh xã hội rất là nhiều. Bên cạnh đó, hiện nay quỹ hưu trí đang trong tình trạng là cách đóng/hưởng cho quỹ hưu trí thật sự chưa phù hợp. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, đến khoảng năm 2035, quỹ hưu trí của Việt Nam sẽ bắt đầu cạn kiệt. Nếu chính phủ không thay đổi cách đóng/hưởng, thì đến năm 2035, chính phủ sẽ phải bù đắp tiền để tránh vỡ quỹ. Tiền bù đắp này có thể chiếm từ 30 đến 50% GDP. Như vậy, đất nước sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách vô cùng lớn.

Trích báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới 07/2016

Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới giải thích, nguyên nhân chính dẫn đến quá trình lão hóa nhanh ở Việt Nam đó là do tỷ lệ sinh giảm mạnh. Tỷ lệ sinh gộp đã giảm từ 6 xuống còn 1,95 - 2,09 trong giai đoạn 1970-2015 do thu nhập tăng, trình độ văn hóa tăng và chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con được áp dụng từ đầu những năm 1980 và chính thức áp dụng từ năm 1993. Trong cùng thời gian đó tuổi thọ trung bình đã tăng từ 60 lên 76 (năm 2014).

Những xu thế trên sẽ tác động đáng kể lên con số và tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động. Theo cách tính của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) so với tổng dân số của Việt Nam dự kiến sẽ giảm 5% từ nay cho tới đầu thập kỉ 2040, mặc dù con số tuyệt đối vẫn tăng cho tới 2038 và đạt trên 72 triệu người so với mức hiện nay là 66 triệu. Sau thời điểm đó, dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm dần. Diễn biến như vậy làm cho bức tranh dân số khá phức tạp.

Trong thời gian ngắn sắp tới, tình trạng già hoá nhanh sẽ trở thành hiện thực, nhưng theo Ngân Hàng Thế Giới, Việt Nam vẫn còn cơ hội để thích ứng với thực tế đó. Đồng thời, mặc dù số người trong độ tuổi lao động chưa giảm ngay như trường hợp tại Thái Lan hoặc Trung Quốc, nhưng lợi thế dân số mà Việt Nam đã hưởng lợi đáng kể từ khi thực hiện đổi mới sẽ giảm dần tác dụng. Xu thế này sẽ bị đảo ngược vào cuối những năm 2030.

Do vậy, khả năng dựa vào sự gia tăng lực lượng lao động của Việt Nam, coi đó là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, đã gần cạn kiệt. Trong tương lai, tăng trưởng sẽ phải dựa vào nâng cao nguồn vốn con người và năng suất lao động.

So với các nước giàu trong khu vực Đông Á và các nước OECD thì Việt Nam bắt đầu lão hoá với mức thu nhập thấp hơn nhiều, hay nói cách khác năng lực tài chính và hành chính cần có để quản lý quá trình này sẽ bị hạn chế. Ngay cả khi duy trì được mức tăng trưởng mạnh và bền vững thì tốc độ lão hoá tại Việt Nam cũng làm cho Việt Nam "già truớc khi giàu".

Tốc độ chuyển tiếp dân số tại Việt Nam gây ra thách thức mới đối với các nhà hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp, người lao động và người dân. Một số thách thức đòi hỏi phải giải quyết cấp thiết, một số cho phép điều chỉnh theo thời gian.

Tình trạng già hoá đòi hỏi phải có hành động chính sách và thay đổi hành vi trong một số lĩnh vực. Thách thức trên thị trường lao động là phải chuẩn bị tốt trước thực trạng giảm dân số trong độ tuổi lao động và nâng cao năng suất lao động của lực lượng lao động còn lại. Về mặt tài khoá, rủi ro lớn nhất và cấp bách nhất là sự bền vững tài chính của hệ thống hưu trí và tỉ lệ tham gia thấp hiện nay. Ngoài ra, còn có các thách thức khác liên quan đến chăm sóc y tế và chăm sóc tuổi già.

Tác động của hiện tượng già hoá lên nền kinh tế vĩ mô : Ở cấp vĩ mô, dự đoán tác động lên tăng trưởng kinh tế là việc làm khó do hành vi và chính sách sẽ thay đổi trong một xã hội già hóa. ADB sử dụng mô hình hạch toán tăng trưởng và dự đoán rằng hiện tượng già hoá sẽ chưa tác động lên tăng trưởng trong thập kỉ này, nhưng sẽ tác động tiêu cực ở mức nhẹ lên tăng trưởng trong thập kỉ 2020 và mức độ tiêu cực sẽ tăng dần trong các thập kỷ sau đó. Giới nghiên cứu Việt Nam dự đoán rằng già hoá sẽ gây tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế kể từ năm 2017 nếu năng suất lao động không cải thiện.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 10/04/2017

Published in Diễn đàn