Tín đồ Phật giáo Hòa hảo Nguyễn Hoàng Nam bị tuyên 8 năm tù vì cáo buộc "dùng Facebook để chống Nhà nước"
RFA, 11/12/2023
Tòa án tỉnh An Giang kết án tám năm tù giam đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (Phật giáo Hòa hảo) Nguyễn Hoàng Nam trong phiên tòa chỉ hai giờ đồng hồ và không có luật sư.
Ông Nguyễn Hoàng Nam tại phiên tòa - Tiền Phong
Ngày 11/12, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Hoàng Nam với cáo buộc "'Phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Bà Lâm Thị Yến Trinh, vợ ông Nguyễn Hoàng Nam thuật lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều cùng ngày :
"Hôm nay chỉ có tôi và chồng tôi trong phòng xử. Các nhân chứng không có mặt. Nó (tòa án- PV) có đưa giấy nhưng người ta không đi vì từ đây xuống đấy tốn mấy trăm ngàn tiền xe, người ta không có khả năng nên người ta không có khả năng đi".
Bà cho biết gia đình bà đã ký hợp đồng thuê luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng luật sư không thể đến gặp thân chủ để chuẩn bị bào chữa cũng như không đến phiên tòa vì luật sư trưởng của văn phòng không cho phép đi. Bà không biết tên văn phòng luật sư này và cũng từ chối tiết lộ danh tính vị luật sư kia.
Bà cho biết, chồng bà không nhận tội và không đồng ý với mức án mà tòa đã tuyên và tuyên bố sẽ kháng cáo.
Trích dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh An Giang, báo chí nhà nước đưa tin từ tháng 7/2021, ông Nguyễn Hoàng Nam bắt đầu sử dụng 4 tài khoản Facebook : "Hoang Nam Nguyen", "Nam Nguyễn Hoàng", "Nam Nguyen Hoang", và "Trinh Yến" để thực hiện các hành vi chia sẻ, phát tán nhiều tài liệu, hình ảnh, video clip bị cho là "có nội dung chống phá Đảng và Nhà nước".
Ông còn bị cho là nhiều lần livestream trên tài khoản Facebook cá nhân để châm biếm, xúc phạm chính quyền địa phương ; thường xuyên quay phim, chụp hình cán bộ, chính quyền địa phương đi ngang nhà, với mục đích đăng lên các trang mạng xã hội để xúc phạm, lăng mạ.
Theo lời bà Trinh, trong phiên tòa, chồng bà phản bác các cáo buộc, nói rằng chỉ chụp hình những người hay lăng mạ và trêu chọc ông rồi đưa lên Facebook.
Bình luận về phiên tòa, ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 11/12 :
"Ý tưởng vô lý của Chính phủ Việt Nam về thế nào là "tội" được thể hiện rõ ràng qua bản án 8 năm tù quá đáng dành cho Nguyễn Hoàng Nam chỉ vì anh ta đăng những quan điểm mà Chính phủ không thích trên Facebook.
Nhốt người trong nhiều năm vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa là điều mà các chế độ độc tài nhỏ mọn làm, và cho thấy Chính phủ Việt Nam đã thiếu sót một cách thảm hại như thế nào trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền".
Đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Hoàng Nam ngay lập tức và "phải chấm dứt chiến dịch sách nhiễu những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không chịu chịu sự kiểm soát khắt khe của nhà nước".
Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn :
"Bản án 8 năm tù dành cho nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Hoàng Nam về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là quá đáng. Nó nêu bật sự trừng phạt nghiêm khắc mà các nhà hoạt động ở Việt Nam phải đối mặt và những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền nhằm bịt miệng những cá nhân có quan điểm chỉ trích hoặc bất đồng chính kiến.
Với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc sử dụng một cách có hệ thống các luật hạn chế mơ hồ như Điều 117 của Bộ luật Hình sự để bắt và bỏ tù những nhà hoạt động như Nguyễn Hoàng Nam chỉ vì lên tiếng trên mạng".
Ông cho biết việc Việt Nam bắt giữ và kết án ông Nguyễn Hoàng Nam và hàng trăm nhà hoạt động khác là lý do tại sao tổ chức CIVICUS Monitor tiếp tục đánh giá không gian dân sự của Việt Nam là "đóng"- mức xếp hạng tồi tệ nhất mà một quốc gia có thể có.
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Hoàng Nam, 41 tuổi, bị kết án tù vì các hoạt động đấu tranh đòi tự do tôn giáo và quyền con người.
Hồi tháng 2/2018, ông bị tuyên án bốn năm tù giam cùng với năm đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo độc lập khác, với cáo buộc "gây rối trật tự" và "chống người thi hành công vụ".
Phật giáo Hòa Hảo độc lập cùng với các nhóm đạo độc lập khác như Cao Đài Chơn truyền và nhiều nhóm Tin Lành độc lập thường bị sách nhiễu, đàn áp bởi chính quyền ở nhiều địa phương của Việt Nam.
***************************
Tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng được trao Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023
RFA, 11/12/2023
Nhà hoạt động bất đồng chính kiến Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng), người đang thụ án sáu năm tù giam về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề "75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền- Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam".
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng và Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023 - Việt Tân
Ông Trương Văn Dũng tham gia phong trào biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ 2011 và nhiều hoạt động phản đối vi phạm quyền con người và quyền dân sự ở Việt Nam. Ông cũng tích cực trợ giúp dân oan và những người yếu thế, nhiều lần cất lên tiếng nói bênh vực cho họ.
Đảng Việt Tân tổ chức trao giải thưởng vắng mặt cho ông Dũng trong một buổi lễ ở thủ đô Paris của Pháp trong ngày 10/12, đúng vào ngày kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, và cũng là ngày sinh nhật của ông Lê Đình Lượng, người cũng đang thụ án tù 20 năm về tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".
Trong thông cáo công bố thông tin người được trao giải, tổ chức Việt Tân viết :
"Ông Trương Văn Dũng được công luận trong nước và quốc tế biết đến là một nhà hoạt động cho dân chủ nhân quyền quả cảm và đầy nhiệt huyết. Được bạn bè gọi một cách trân quý là ‘Trương Tráng Sĩ’ vì ông luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc, luôn sẵn sàng hỗ trợ cho những nạn nhân của bất công và độc tài như các tù nhân lương tâm, bà con dân oan".
Tiến sĩ Đông Xuyến, phát ngôn nhân của đảng Việt Tân, viết trong tin nhắn gửi Đài Ấ Châu Tự Do (RFA) ngày 10/12 :
"Anh Trương Văn Dũng là một người lên tiếng ôn hòa dù bị đàn áp đánh đập nhiều lần, anh vẫn quyết tâm lên tiếng cho đồng bào mình và bất chấp sự tù đày.
Nói đến anh, mọi người đều nhớ hình ảnh anh hay đứng ở những nơi đông người qua lại, có lúc chỉ một mình, anh giương cao khẩu hiệu chống Trung Quốc, bảo vệ quyền con người, phản đối việc đàn áp dân, nhất là mặc chiếc áo in chữ : ‘Dân chủ không phải là tội.’ Sự kiên cường và tấm lòng của anh đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều người".
Bà cho biết việc trao giải thưởng cho ông Trương Văn Dũng, người bị bắt giam từ hồi tháng 05/2022, cũng là sự biết ơn với những người nhiều tình yêu thương, chuộng lẽ phải và quả cảm như ông.
Cựu tù nhân lương tâm, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, đánh giá về khôi nguyên của Giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay :
"Cá nhân tôi thấy anh Trương Văn Dũng xứng đáng với giải thưởng này. Anh đã rất là tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau ủng hộ cho tự do dân chủ nhân quyền Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề về biển đảo.
Anh là một con người phải nói là rất dũng cảm, có thể đứng ra ngay giữa đường giơ biểu ngữ và anh chống tham nhũng hoặc là yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hoặc là thách thức đối với Đảng cộng sản về vấn đề lãnh đạo".
Bà Nghiêm Thị Hợp cho biết giải thưởng là một nguồn động viên rất lớn cho gia đình bà để vượt qua những khó khăn. Bà nói với RFA trong ngày 11/10 :
"Rất là mừng, thứ nhất là tinh thần, thứ hai là có mọi người luôn đồng hành, thì mình không bị cô đơn, không bị lẻ loi, còn có sự quan tâm của cộng đồng".
Bà Hợp nói sau khi ông Dũng bị chuyển đến Trại giam Gia Trung cách xa nhà hơn 1.000 km, ông cảm thấy khoẻ hơn vì khí hậu ở vùng Tây Nguyên đỡ khắc nghiệt hơn ở trại giam An Điềm (Quảng Nam), nơi ông bị đánh và biệt giam cùng với tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương và Phan Công Hải trong tháng 9 năm nay sau khi biểu tình phản đối việc trại giam đối xử vô nhân đạo với tù nhân.
Trước khi bị bắt giam, bên cạnh các hoạt động đường phố, ông Dũng còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện trợ giúp dân oan và gia đình tù nhân lương tâm trong hai nhóm Bầu Bí Tương Thân và Quỹ 50K của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, người cũng đang bị điều tra về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trước phiên xử sơ thẩm ông, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam phóng thích ông và hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại ông. Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) cũng thúc giục chính quyền các quốc gia dân chủ đang xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ để ủng hộ ông, và kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị, đồng thời có các bước tiến thực sự hướng tới cải cách.
Giải thưởng Lê Đình Lượng được Việt Tân thành lập vào năm 2018, mang tên của chính nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền bị kết án 20 năm tù giam sau các hoạt động công khai đấu tranh cho quyền lợi của người dân và chủ quyền của Việt Nam.
Trong những năm trước, giải thưởng này được trao cho các nhà hoạt động nhân quyền trong nước như bà Nguyễn Thuý Hạnh, ông Phan Kim Khánh, linh mục Đặng Hữu Nam, và giảng viên cao đẳng sư phạm Nguyễn Năng Tĩnh. Họ đều là các công dân có trách nhiệm nhưng bị đàn áp hoặc bị cầm tù với những bản án nặng nề, hoặc bị bắt rồi đưa vào bệnh viện tâm thần như trường hợp của bà Nguyễn Thuý Hạnh.
Nhà nước Việt Nam luôn coi các giải thưởng nhân quyền, kể cả Giải thưởng Lê Đình Lượng, của các tổ chức của người Việt, và quốc tế, là sự can thiệp vào nội bộ Việt Nam, phục vụ cho ý đồ chống phá chính quyền hay "diễn biến hòa bình". Hà Nội coi các cá nhân hoặc tổ chức được trao giải thưởng là "những đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật".
Cũng trong ngày 10/12, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2023 ở Toronto (Canada) cho ba nhà hoạt động Trần Văn Bang, Y Wo Nie, và Lê Trọng Hùng. Cả ba đang bị cầm tù ở Việt Nam về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" hoặc "lợi dụng quyền tự do dân chủ" với mức án từ bốn năm đến tám năm tù giam.
Luật sư Đặng Đình Mạnh gửi đơn đăng ký bào chữa cho cô Phạm Đoan Trang
RFA, 12/10/2020
Luật sư Đặng Đình Mạnh vào sáng 12/10/2020 đã có đơn gửi Cơ quan an ninh điều tra, công an thành phố Hà Nội đăng ký bào chữa cho nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, người bị bắt khuya ngày 6-10-2020 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".
Cô Phạm Đoan Trang bị bắt đêm 6/10/2020. Tấm hình này chỉ có công an chụp được rồi phổ biến để đe dọa người khác.
Luật sư Mạnh cho biết, cùng với việc gửi đơn đăng ký bào chữa, người nhà của cô Trang cũng đã gửi được vật dụng cần thiết vào trại Tạm giam số 1, công an Hà Nội. Ông nói qua điện thoại như sau :
"Đã gửi được quà, tức là những vật dụng cần thiết và tiền lưu ký còn gặp mặt thì họ chưa cho đâu.
Gặp mặt nếu về mặt lý thuyết thì phải hết giai đoạn điều tra thì mới có thể gặp được hoặc là khi hết giai đoạn điều tra và Trang phải có thái độ hợp tác với cơ quan an ninh điều tra thì mới được gặp mặt. Nhiều khi ra tòa mới được gặp !".
Nhà báo, blogger, tác giả, nhà hoạt động nhân quyền dân chủ Phạm Đoan Trang bị an ninh Hà Nội khởi tố với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.
Một cáo buộc khác là điều 117 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 là "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước". Đây chính là điều luật 88 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi mà thành.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, sở dĩ cô Phạm Đoan Trang bị truy tố về cả 2 tội danh này vì hành vi của cô có từ trước và cả sau ngày 1-1-2018 - là thời điểm Bộ luật hình sự 1999 hết hiệu lực và Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực.
Từ khi bị bắt đến nay, chính phủ Mỹ, cộng hòa Czech và hàng loạt các tổ chức nhân quyền, xuất bản, báo chí... đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho cô Phạm Đoan Trang ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo trạng.
**********************
Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng tuyệt thực phản đối chính sách hà khắc của nhà tù
RFA, 12/10/2020
Con dâu tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng thông báo trên trang Facebook cá nhân rằng cha chồng cô đã bắt đầu tuyệt thực trong trại giam Ba Sao- Nam Hà tỉnh Hà Nam kể từ ngày 10/10.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An hôm 16/8/2018 - AFP
Ông Lê Đình Lượng là người đang thụ án tù 20 năm với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Theo thông tin đăng tải tại Facebook cá nhân, cô Xoan viết : "Hôm nay ngày đầu tiên bố tôi, ông Lê Đình Lượng tuyệt thực.
Ngày 04/10 vừa qua gia đình tôi ra trại giam Nam Hà để thăm bố tôi.
Gia đình tôi rất lo lắng vì thông báo đầu tiên của bố tôi trong cuộc nói chuyện.
Ông nói rằng : Chúa Nhật(chủ nhật) tức hôm nay ông sẽ bắt đầu tuyệt thực"
Lý do ông Lượng tuyệt thực được cô Xoan cho biết qua Facebook là vì trại giam hạn chế và thậm chí không cho ông sử dụng kinh Thánh và Lịch phụng vụ. Trong khi, đó là cách ông dùng để tuyên xưng niềm tin tôn giáo khi bị giam giữ trong tù.
Ông Lượng cũng cho người nhà biết qua chuyến thăm gặp ông vào ngày 4/10 là nguồn nước tại trại giam bị ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, tiếng ồn từ việc khai thác núi đá gần trại giam và bụi khiến không khí ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và giấc ngủ của các tù nhân.
Cũng theo thông tin từ Facebook của cô Xoan, từ chuyến thăm gặp ông Lượng hôm 4/10, ông cũng cho biết trại giam không cho sử dụng giấy bút do đó ông không thể viết đơn khiếu nại.
Cô Nguyễn Thị Xoan vào tối ngày 12/10 đã xác nhận thông tin với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại. Cô cho biết ông Lượng nói với gia đình rằng ông sẽ tuyệt thực cho đến khi trại giam đáp ứng các yêu cầu của ông về kinh thánh, giấy bút và giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí cho các tù nhân.
Cô Xoan cho biết gia đình hiện rất lo lắng về tình trạng sức khoẻ của ông Lượng trong tù đang xấu đi vì điều kiện giam giữ và đã khuyên ông không nên tuyệt thực nhưng ông Lượng cho biết ông không còn lựa chọn nào khác. Gia đình ông Lượng cho biết họ đã nhiều lần gửi đơn đến Bộ Công an, đề nghị đáp ứng các yêu cầu về kinh thánh và tố cáo trại giam sử dung côn đồ đe dọa gia đình nhưng không được hồi đáp.
Ông Lê Đình Lượng, 53 tuổi, là nhà hoạt động nhân quyền và môi trường, ông từng giúp đỡ những nạn nhân chịu ảnh hưởng của việc Nhà máy Formosa xả thải trực tiếp ra biển gây nên thảm họa môi trường cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung năm 2016.
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2017 và bị biệt giam gần 1 năm trước khi bị đưa ra toà.
Vào ngày 16 tháng 8 năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án ông Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hôm 3/1/2019, cũng cô Nguyễn Xoan cho biết qua Facebook cá nhân của mình, cha cô -TNLT Lê Đình Lượng bị chuyển từ trại giam Nghi Kim tỉnh Nghệ An ra trại giam Nam Hà tình Hà Nam và bị giam giữ tại đây đến nay.
Tù nhân lương tâm Vũ Hùng mãn án vào ngày 4/1 (RFA, 03/01/2019)
Cựu tù nhân lương tâm - nhà đấu tranh dân chủ - thầy giáo Vũ Văn Hùng sẽ mãn hạn tù vào ngày mai 4/1/2019 sau đúng một năm bị bắt với cáo buộc ‘gây rối trật tự nơi công cộng’ theo điều 348 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Hình thầy giáo Vũ Hùng - Courtesy of FB Tụ Tinh Thần
Chúng tôi liên hệ bà Lý Thị Tuyết Mai vào tối 3/1/2019 và được bà cho biết đang trên đường đi đến Trại giam số 3, Tân Kỳ, Nghệ An cùng con và một người bạn để đón chồng mình ra tù vào ngày mai.
Trả lời câu hỏi về tình hình sức khỏe hiện nay của thầy Hùng, bà Mai nói lần gần nhất bà được gặp chồng là hôm 25/12/2018 thì thấy sức khỏe thầy Hùng vẫn bình thường. Bà Mai cho biết :
Sức khỏe cũng bình thường. Nói chung gầy và đen hơn một chút vì anh ấy phải đi lao động. Cũng nói là ở chung với các anh em trong ấy cũng đông lắm. Một phòng khoảng 60, 70 người ở cùng nhau. Đi lao động thì đi làm ruộng, làm đồng, làm nông nghiệp.
Bà Mai cho biết về tinh thần của thầy Hùng trong lần gặp gần nhất như sau :
Anh ấy vẫn bình thường, không có gì thay đổi. Tinh thần thì vẫn rất thoải mái. Nói chung vẫn như thế thôi, không có gì băn khoăn.
Thầy giáo Vũ Văn Hùng, sinh năm 1966, nguyên là một giáo viên dạy Vật Lý cấp 3 tại Thanh Oai, Hà Nội. Ông được nói đã bị giáng xuống làm lao công rồi buộc thôi việc ở trường học vì đã chia sẻ các thông tin, tài liệu kêu gọi dân chủ hóa đất nước, và chống tham nhũng với các đồng nghiệp.
Thầy Vũ Văn Hùng từng tham gia dán băng rôn chống tham nhũng, lạm phát, đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, và yêu cầu đảng cộng sản thực hiện dân chủ hóa đất nước hồi năm 2008. Cùng năm, ông cũng tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Tháng 9/2008, ông bị bắt và bị tuyên án 3 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Sau khi mãn hạn tù, thầy giáo Vũ Văn Hùng tiếp tục sinh hoạt cùng các nhà bất đồng chính kiến và xã hội dân sự độc lập.
Tháng 1/2018, ông bị bắt sau khi đến dự lễ kỷ niệm ngày Giáo Chức Chu Văn An và bị an ninh thường phục gây sự để bắt với tội danh được dựng sẵn, theo lời kể của vợ ông, bà Lý Thị Tuyết Mai.
Tại phiên tòa ngày 12/4/2018, Tòa Án Nhân Dân Quận Thanh Xuân, Hà Nội tuyên ông một năm tù.
Thầy giáo Vũ Văn Hùng cũng là một thành viên Hội Anh Em dân chủ. Hội Em dân chủ và Hội Giáo Chức Chu Văn An mà thầy giáo Vũ Hùng tham gia là hai tổ chức xã hội dân sự độc lập, không chịu sự sai khiến của chính quyền Việt Nam.
****************
Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng bị chuyển trại (RFA, 03/01/2019)
Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng bị chuyển từ trại giam Nghi Kim tỉnh Nghệ An ra trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An hôm 16/8/2018 - AFP
Thông tin này được cô Nguyễn Xoan, con dâu ông Lê Đình Lượng thông báo trên trang Facebook cá nhân vào ngày 3 tháng 1, và cho biết thêm, sau khi vợ ông Lượng đến thăm chồng vào sáng cùng ngày thì mới được trại giam thông báo.
Theo cô Xoan, trường hợp bị chuyển trại của ông Lượng cũng giống như các tù nhân lương tâm khác trên khắp cả nước khi phía trại giam không thông báo gì cho gia đình mà chỉ lén lút chuyển đến trại xa nhà. Điều này được gia đình các tù nhân cho là gây nhiều bất lợi cho những tù nhân lương tâm và gia đình khi đi thăm.
Ông Lê Đình Lượng, 53 tuổi, là nhà hoạt động nhân quyền và môi trường, ông từng giúp đỡ những nạn nhân chịu ảnh hưởng của việc Nhà máy Formosa xải thải trực tiếp ra biển gây nên thảm họa môi trường cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung năm 2016.
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2017 với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, sau đó bị biệt giam gần 1 năm.
Đến ngày 16 tháng 8 năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án ông Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Liên minh EU và phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ đều lên tiếng phản đối mức án nặng nề mà tòa tuyên ông Lê Đình Lượng.
Tuy nhiên, trong phiên xử phúc thẩm ngày 18 tháng 10 năm 2018, Tòa án nhân dân Nghệ An vẫn tuyên y án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với ông Lê Đình Lượng.
Cũng trong phiên phúc thẩm, ông Lượng đã nói lời sau cùng : "Việc tôi làm lịch sử sẽ phán xét ! Tôi rất vui lòng ở trong lao tù nếu như đất nước tôi lớn lên, có tự do, dân chủ".
Câu hỏi được đặt ra với luật sư Trần Thành, nhân việc ông có bài viết đặt nghi vấn dường như đã có đảng phái đối lập tại Việt Nam, đăng trên Việt Nam Thời Báo hôm 18/8 (1).
Thông cáo báo chí về việc bắt ông Lê Đình Lượng
Giành chính quyền, cướp chính quyền hay lật đổ chính quyền ?
"Tôi nghĩ rằng có thể mượn sự kiện lịch sử 19/08/1945 để bàn luận về chuyện làm sao để có thể giành chính quyền, hay cướp chính quyền, qua đó sẽ hiểu ngay việc lật đổ chính quyền là điều không dễ dàng, nhất là khi không có quân đội, hoặc được sự ủng hộ của quân đội". Luật sư Trần Thành nói.
Theo ông, Điều 79 của Bộ Luật hình sự 1999, và được thay thế bằng Điều 109 của Bộ Luật hình sự 2015, có cùng cách hiểu về tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân", thế nhưng ở Điều 109 có khoản 3 ghi rằng ai chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm tù.
"Ông Lê Đình Lượng, nếu đúng như cáo buộc, thì bản án tuyên xử phải căn cứ vào khoản 3 của Điều 109 Bộ Luật hình sự 2015, vì 2 lẽ : thứ nhất, trong phiên xét xử hình sự sơ thẩm, qua các bài tường thuật trên hệ thống báo chí nhà nước, cho thấy cả thẩm phán là kiểm sát viên đều không yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ ai là những đồng chí của ông Lượng.
Hai nhân chứng Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng được cơ quan điều tra cho là những đồng chí của ông Lượng, thì lại không được quyền tham gia xét hỏi của luật sư bào chữa tại phiên tòa.
Tại phiên xét xử vẫn không có câu trả lời, rằng ông Lê Đình Lượng đã tổ chức lực lượng như thế nào để có thể lật đổ chính quyền ? Vì sao tổ chức Việt Tân không được triệu tập ra tòa với tư cách là "người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan", hoặc nhân vật cụ thể nào đó của Việt Tân trong vai trò "chủ mưu" ?
Như vậy, nếu đảng Việt Tân đã tổ chức tại Việt Nam là có thật, thì ông Lượng chỉ là đồng phạm. Mức án của ông sẽ từ 5 đến 15 năm theo quy định tại khoản 2 của Điều 79.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 3, Điều 109 Bộ Luật hình sự 2015, thì mức án của ông Lượng sẽ có khung từ 1 đến 5 năm. Căn cứ pháp lý cho vận dụng điều luật này là Công văn số 04/TANDTC-PC, do phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ông Nguyễn Trí Tuệ ký ngày 09 tháng 01 năm 2018. Theo đó, "Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành), khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm và thi hành án hình sự cần áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau :
(…) b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng ; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới ; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích".
[trích]
Ai cầm đầu, ai chủ mưu ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ ?
Luật sư Trần Thành biện luận :
"Vấn đề là liệu phiên xét xử hình sự phúc thẩm tới đây (nếu ông Lượng ‘chống án’) có xác lập việc tồn tại một đảng phái khác ngoài đảng cộng sản đang hoạt động tại Việt Nam hay không ? Nếu không, thì liệu phiên phúc thẩm này có chọn tuyên theo hướng trả hồ sơ lại để điều tra làm rõ vai trò chủ mưu của tổ chức Việt Tân ?
Bởi trong các tài liệu tập huấn xét xử về nhóm tội danh liên quan an ninh quốc gia, tôi tin rằng các vị thẩm phán, các vị kiểm sát viên hiểu tường tận về mặt chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào đủ tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự, có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch".
Liên quan Điều 79, hay Điều 109, xét mặt chủ quan là do lỗi, tội phạm thực hiện hành vi phạm tội với hình thực lỗi cố ý trực tiếp, và mục đích là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Còn về mặt khách quan của tội phạm được thực hiện ở một trong hai hành vi sau : Thứ nhất là hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với loại hành vi này tội phạm được coi là hoàn thành. khi chủ thể đề ra chủ trương, điều lệ, kế hoạch hành động. Như vậy, cần công bố nội dung ‘điều lệ’, ‘chủ trương’ và ‘kế hoạch hành động’ cụ thể nhằm mục đích ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ mà ông Lê Đình Lượng đã chấp bút soạn thảo.
Thứ hai, hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, chủ thể biết rõ hoạt động của tổ chức ấy là lật đổ chính quyền nhân dân. Tội phạm được coi là hoàn thành khi ghi tên tham gia vào tổ chức, hoặc có biểu hiện tham gia vào tổ chức. Như vậy, theo cáo trạng thì ‘tổ chức’ trong vụ buộc tội ông Lê Đình Lượng là Việt Tân. Buộc tội này sẽ không thuyết phục nếu như không công bố bút lục nào kèm theo từ lấy lời khai của cá nhân nào đó thuộc tổ chức này tại Mỹ, hoặc một nước thứ ba ?
Diễn biến tại phiên hình sự sơ thẩm, theo tường thuật của một nhà báo quốc doanh, "Lê Đình Lượng đã rủ rê Nguyễn Văn Hóa (trú tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vượt biên sang Lào, Campuchia tham gia tập huấn các lớp đào tạo của Việt Tân về "vai trò người lãnh đạo" và "truyền thông báo chí", do các đối tượng cầm đầu tổ chức Việt Tân dạy, huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2017, tại các địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lê Đình Lượng còn rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ Nguyễn Văn Oai, Đinh Hữu Toàn, Ngô Văn Mai, Nguyễn Viết Dũng... tham gia vào tổ chức Việt Tân, nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân, xóa bỏ chính thể Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lê Đình Lượng nhiều lần kích động người dân và tham gia các hoạt động chống đối xảy ra trên địa bàn Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An). Lợi dụng cái gọi là "bảo vệ môi trường", Lê Đình Lượng cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác đã kích động tuần hành, biểu tình gây mất an ninh, trật tự, ách tắc giao thông trên một số tuyến đường trọng điểm ; cung cấp kinh phí, phương tiện cho một số đối tượng phản động, chống đối phục vụ tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự tại Hà Tĩnh, Quảng Bình…" (2).
"Liệu với chủ trương bất bạo động do "các đối tượng cầm đầu tổ chức Việt Tân dạy, huấn luyện kỹ năng đấu tranh", thì ông Lê Đình Lượng đã có thể đủ sức mạnh lật đổ chính quyền nhân dân - một chính quyền có quân đội và công an luôn tư thế sẳn sàng trấn áp bằng sức mạnh cơ bắp bất kỳ cuộc biểu tình, hoặc manh nha biểu tình nào ?
Tôi tin rằng ngay cả đảng Việt Tân nếu được quyền hoạt động công khai tại Việt Nam, cũng không làm được chuyện lật đổ chính quyền nhân dân. Chỉ có dân mới lật được thuyền", Luật sư Trần Thành nhận định.
Theo Luật sư Trần Thành, nếu vẫn giữ nguyên cáo buộc về tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân", thì chỉ có thể tuyên ông Lê Đình Lượng mức án tại khoản 3, Điều 109 Bộ Luật hình sự 2015.
Trúc Giang
Nguồn : VNTB, 22/08/2018
(1) https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/8794-vi-t-nam-da-co-d-ng-d-i-l-p
Bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động dân chủ và môi trường Lê Đình Lượng khiến công luận sửng sốt. Hòa Ái ghi nhận ý kiến của giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam xoay quanh bản án được cho là nặng nhất đối với cáo buộc tội "lật đổ chính quyền nhân dân" trong 3 thập niên qua.
Hai cháu nội của ông Lê Đình Lượng. Courtesy of Facebook Nguyễn Xoan
Mạng xã hội tại Việt Nam, vào ngày 16 tháng 8 năm 2018, tràn ngập các dòng trạng thái đầy phẫn nộ, phản đối bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với cựu chiến binh Lê Đình Lượng mà Tòa án tỉnh Nghệ An vừa tuyên trong cùng ngày.
Anh Chu Mạnh Sơn, một cư dân mạng, ở Nghệ An, vào tối ngày 16 tháng 8, nói với Đài Á Châu Tự Do :
"Người dân ở khu vực nhà chú Lượng cũng như những người có theo dõi phiên tòa thì họ cho rằng đây là một phiên tòa rất bất công và đó là một bản án quá tàn khốc đối với chú Lượng và người ta thật sự sốc khi thấy một bản án 20 năm dành cho chú Lượng như vậy".
Không chỉ người dân ở địa phương của ông Lê Đình Lượng mà cộng đồng cư dân mạng chỉ trích mạnh mẽ bản án mà theo họ là bất công và phi lý khi mà những việc làm của ông xuất phát từ tấm lòng của một người lính yêu nước và cống hiến không mệt mỏi cho xã hội qua việc đấu tranh chống nạn lạm quyền của cán bộ không cấp giấy khai sinh cho những hộ sinh con thứ ba và chống lại nạn lạm thu học phí để học sinh tiểu học được đến trường đầy đủ, hay đồng hành cùng các nạn nhân khiếu kiện đòi bồi thường thỏa đáng trong thảm họa môi trường biển Formosa, xảy ra tại khu vực 4 tỉnh Bắc Trung Bộ hồi tháng 4 năm 2016.
Cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Quốc Quân, cũng là cháu của ông Lê Đình Lượng nói với RFA thay vì Chính quyền Nghệ An phải khen tặng những việc làm đóng góp cho xã hội của ông Lê Đình Lượng, mà trái lại đã tuyên một bản án phi lý vì hai nhân chứng tại tòa đã phản cung, tố cáo bị đánh đập và ép cung để đưa ra lời khai cáo buộc ông Lê Đình Lượng hoạt động lật đổ chính quyền.
Truyền thông tỉnh Nghệ An loan tin ông Lê Đình Lượng là thành viên của Đảng Việt Tân, một đảng khủng bố và Tòa án Tỉnh Nghệ An tuyên bản án lên đến 20 năm tù giam với tội danh "hoạt đồng nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bất chấp lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền thế giới là ông Lê Đình Lượng vô tội và Chính phủ Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho ông.
Luật sư Lê Công Định lên tiếng với RFA rằng bộ máy tuyên truyền của Việt Nam áp đặt khái niệm Việt Tân là một tổ chức khủng bố, cho nên bất kỳ ai liên quan đến Việt Tân thì mặc nhiên bị cho là ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Luật sư Lê Công Định nhấn mạnh Tòa án Nghệ An đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, do thiếu cơ sở pháp lý khi tuyên bản án tù 20 năm đối với ông Lê Đình Lượng mà ông đã giữ quyền im lặng của mình trong suốt thời gian điều tra cũng như tòa án hoàn toàn không trưng ra được các chứng cứ nào cho thấy ông Lượng được kết nạp vào Việt Tân và hoạt động như thế nào.
Luật sư Lê Công Định nhận định mục đích duy nhất của vụ án ông Lê Đình Lượng là Chính quyền tỉnh Nghệ An muốn gửi một thông điệp răn đe đối với những người đấu tranh dân chủ, đặc biệt ở Nghệ An, là nơi mà chính quyền cáo buộc mạng lưới của Việt Tân hoạt động rộng rãi rằng không tham gia vào Đảng Việt Tân.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm, bị kết án 15 năm tù giam và 5 quản chế hồi đầu tháng 4 vừa qua, cùng tội danh với ông Lê Đình Lượng, vừa bị Chính phủ Hà Nội trục xuất sang Đức vào đầu tháng 6, cho RFA biết qua sự theo dõi của ông thì bản án 20 năm tù giam đối với các tội về hoạt động chính trị là cao nhất trong vòng 30 năm qua. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng bản án mà Tòa án Nghệ An tuyên cho nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng là một bản án hết sức độc ác và tàn bạo.
Nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng. Courtesy of Facebook Lê Đình Hiếu
Trả lời câu hỏi của RFA rằng vì sao ông Lê Đình Lượng bị tuyên án với mức phạt cao nhất trong vòng 3 thập niên qua như vậy, Luật sư Nguyễn Văn Đài giải thích :
"Sau đợt đàn áp khốc liệt các blogger và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ vừa qua thì phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ ở trong nước vẫn từng bước phát triển rất mạnh, đặc biệt có thể thấy qua các cuộc biểu tình phản đối chính quyền hôm 10 tháng 6. Chính quyền Việt Nam rất lo sợ khi hoạt động chống đối không hề thuyên giảm, mặc dù họ đã nặng tay tuyên các bản án nặng nề đối với blogger và thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Họ muốn dùng vụ án của ông Lê Đình Lượng để một lần nữa răn đe và khủng bố tinh thần đối với các nhà hoạt động khác".
Bên cạnh đó, Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng mức án 20 năm tù giam cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang hoảng loạn trước cơn sóng ngầm của toàn dân. Luật sư Lê Công Định lý giải về chia sẻ của ông :
"Rõ ràng những bản án này không đe dọa được ai hết. Bởi vì đến một giai đoạn mà nhà cầm quyền không thể nào cai trị như trước đây được nữa và người dân đã bớt sợ hãi, cho nên những bản án càng nặng thì đối với dân chúng coi như là một sự giễu cợt của chế độ. Và chính những người dân, mà chúng ta có thể đọc được các ý kiến của họ qua mạng thì ai cũng thấy mức án 10 năm thôi, chứ đừng nói chi đến mức án 20 năm của anh Lê Đình Lượng là buồn cười rồi vì người ta nghĩ chế độ này liệu có tồn tại cho đến 5, 10 năm hay không mà tuyên các bản án lâu đến 10 hay 20 năm. Chính điều đó cho thấy người dân ngày càng ý thức được quyền của mình và họ tin rằng một khi họ sử dụng các quyền của mình thì chế độ này không thể tồn tại được, dù cho 2, 3 năm chứ đừng nói đến 5 hay 10 năm".
Một ngày trước khi phiên tòa sơ thẩm xét xử nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng diễn ra, ca sĩ Nguyễn Tín và một số thính giả là những người trong giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam bị công an, an ninh hành hung tại chương trình nhạc với chủ đề "Sài Gòn Kỷ Niệm", do ca sĩ Nguyễn Tín biểu diễn vào tối 15 tháng 8. Trước đó, vào sáng ngày 9 tháng 8, Nhà hoạt động vì nữ quyền Huỳnh Thục Vy cũng bị công an tạm giữ để điều tra.
Qua trao đổi với chúng tôi, Luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định Chính quyền Hà Nội tiếp tục đàn áp giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam càng mạnh tay, tuy rằng ít nhiều tác động đến tâm lý của những nhà hoạt động ở trong nước, nhưng ông tin rằng với những điều mà Chính quyền Cộng sản Việt Nam đang thể hiện với người dân ; đó là một chế độ tham nhũng, không còn năng lực để có thể bảo vệ người dân trong vấn đề sức khỏe, môi trường cũng như vấn đề chủ quyền quốc gia thì sự đấu tranh của người dân sẽ càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Luật sư Nguyễn Văn Đài quả quyết :
"Cho dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có tuyên bản án nào đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn cản được cuộc đấu tranh hay tiến trình đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam".
Chúng tôi xin được kết thúc bài ghi nhận này qua chia sẻ của cư dân mạng Nguyễn Xoan, con dâu của nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng rằng "Bố chồng của tôi là người dễ mủi lòng trước tiếng khóc của hai đứa cháu nội. Nhưng ông lại hiêng ngang, ngẩng mặt tự hào về những ‘Tội’ mà mình đã gây ra. 25 năm tù phải chăng là quãng đời còn lại của ông ? Ông đã vui vẻ cười mãn nguyện dùng thời gian còn lại của cuộc đời để làm nền móng cho Việt Nam. Vậy thì tại sao chúng ta không xây dựng hòa bình trên nền móng ấy ?"
Hòa Ái
Nguồn : RFA, 17/08/2018
************************
Chó cùng cắn giậu
Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 16/08/2018
Ngày 16/8/2018, tại Nghệ An, nhà cầm quyền Hà Nội lại tiếp tục gây thêm một tội ác mới đối với nhân dân, tổ quốc và dân tộc, trong một cái gọi là "Phiên tòa" bỏ túi, đã kết án nhà bất đồng chính kiến Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.
"Tội" của Lê Đình Lượng chỉ là vì đã phản đối việc nhà cầm quyền hèn với giặc, ác với dân, rước voi về giày mả tổ trong đại thảm họa Miền Trung Việt Nam do Formosa, trong các hành động nhu nhược của nhà cầm quyền rước giặc và nhà, dâng lãnh thổ cho bọn bành trướng phương Bắc.
"Tội" của Lê Đình Lượng là đã không chịu câm miệng để mặc cho đảng và nhà nước mặc sức mua bán lãnh thổ, đè đầu cưỡi cổ người dân mà bóp nặn nhằm vinh thân phì gia cho quan chức cộng sản.
"Tội" của Lê Đình Lượng còn là đã làm thức tỉnh người dân hiểu biết quyền của mình là quyền của một con người - con người có đủ phẩm giá bình đẳng như mọi con người khác trên mặt đất này đã được Thiên Chúa ban cho - chứ không phải ân huệ của bất cứ kẻ nào cho, tặng.
Tất cả những "tội" đó của Lê Đình Lượng và những người như ông, đều là những điểm huyệt có thể làm suy yếu bất cứ thế lực nào luôn thể hiện thái độ "Hèn với giặc, hung hãn với người dân" và là nỗi sợ hãi của bất cứ thế lực hắc ám nào muốn bán giang sơn cha ông xây đắp ngàn đời nay cho giặc.
Với những cái gọi là "tội" tương tự như trên, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước đó cũng đã kết án hàng loạt những người đấu tranh khác những mức án nặng nề như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù giam, Trần Thị Nga 9 năm tù giam.
Điều đáng nói, đây là những bà mẹ đang nuôi con nhỏ và nặng lòng với đất nước, không chấp nhận những bất công xã hội, xót xa trước những tội ác của chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
Tương tự, nhà cầm quyền cũng đã kết án với mức án hàng trăm năm tù cho một số nhà hoạt động xã hội và "Hội anh em dân chủ" như Nguyễn Văn Trội, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Tôn…
Thậm chí, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng đã kết tội một cô gái đơn thân, đơn độc tại Hà Tĩnh là Trần Thị Xuân, chỉ biết làm từ thiện xoa dịu nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh.
Những "tội" đó được đem ra "xét xử" trong những vụ án với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Thoạt nghe báo chí kết án những người này "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" người ta giật mình bởi cái định nghĩa về tội danh này. Nhưng xét cho cùng thì cũng không phải việc định tội này không có lý. Chỉ có điều thiếu chính xác mà thôi.
Cái không chính xác là ở chỗ tên gọi "Chính quyền Nhân dân". Đây là sự mạo danh như xưa nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn luôn mạo danh và dối trá thuộc về bản chất và là đặc tính chung của Cộng sản.
Xưa nay, trò tháu cáy, đánh lận con đen và nói dối, nói ngược vốn là bản chất cộng sản. Cái gọi là "Chính quyền Nhân dân" "Hội đồng Nhân dân", "Tòa án Nhân dân"… miễn là bất cứ cái gì có gắn "Nhân dân" làm bình phong, thì đích thị đó là của đảng, chính là đảng hoặc bàn tay bẩn thỉu lông lá của đảng ở đó điều khiển và dàn dựng, kể cả tờ báo mang tên "Nhân dân" cũng chính là "Cơ quan của trung ương Đảng cộng sản Việt Nam" mà thôi.
Mà đảng Cộng sản thì càng ngày càng lộ rõ là một tổ chức ngoài vòng luật pháp. Nó đứng trên cả luật pháp và mọi nguyên tắc xã hội, tạo nên một thể chế quái gở mạo danh, tiếm danh và lập lờ đánh lận con đen nhằm lừa bịp nhân loại. Nó nhằm phục vụ cái gọi là "Phong trào Cộng sản quốc tế" mà giờ đây, khi hệ thống cộng sản sụp đổ thì đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết lấy Đảng CS Trung Cộng làm bệ đỡ, làm quan thầy, kẻ chống lưng cho sự tồn tại của mình mà phục vụ.
Chính vì thế, đất nước ngàn năm văn hiến, rừng vàng biển bạc, người dân yêu nước, chăm lo đùm bọc lẫn nhau… nay đã trở thành tan hoang, thành "trung tâm tội phạm quốc tế" như lời các chính trị gia, học giả nước ngoài nhận định. Cả đất nước giàu đẹp trở thành con nợ ngập đầu ngập cổ, tài nguyên đất nước bị khai thác đến kiệt quệ nhằm làm béo những cái bụng quan chức, để chúng bòn rút người dân đến xương tủy.
Và người dân Việt Nam đang được đưa đi làm nô lệ, làm đĩ, ăn cắp và thậm chí bán mổ lấy nội tạng khắp nơi trên thế giới.
Nói một cách ngắn gọn : Đảng cộng sản đang là một thế lực hắc ám, một rào cản để đất nước không thể tiến bộ, dân tộc Việt Nam bị nô lệ hóa, bị cô lập và đi thụt lùi trên con đường thế giới đang tiến về văn minh, hiện đại, tự chủ và nâng cao vị thế. Đảng đang là một màn đêm đen tối bao trùm lên đất nước Việt Nam.
Khi hiểu được đúng bản chất của những danh xưng, những định nghĩa đó, chúng ta sẽ thấy phần còn lại của các "tội" mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gán ghép cho những người bất đồng chính kiến là không oan.
Bởi lẽ rất đơn giản : Bóng tối luôn sợ ánh sáng.
Khi người dân biết đứng lên đòi quyền sống, quyền làm người, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, bảo vệ môi trường sống cho chính mình, cho đồng bào và cho sự tồn vong của nòi giống, thì đó là mối nguy, là sự đe dọa cho chính thể đi ngược lại lợi ích của đất nước, của người dân và là thế lực đang cố tình nô lệ hóa con người trong đất nước này.
Những hành động của những người dám đứng lên, thể hiện lòng yêu nước của mình, dám đối đầu với bất công, bạo lực và những thế lực đen tối, chính là những tia sáng đang rọi vào xé tan màn đêm bao trùm lên đất nước, bao trùm lên tư tưởng người dân Việt sau 2/3 thế kỷ này đặt dưới sự cai trị bằng dùi cui, nhà tù và đủ mọi trò bẩn thỉu đã gieo vào trong mỗi người dân sự sợ hãi thành thói quen và nếp sống dưới thời cộng sản.
Chính vì những hành động yêu nước, quang minh chính đại và nói lên sự thật, đòi hỏi quyền làm người chứ nhất định không làm nô lệ, đã làm suy yếu màn đêm cộng sản đang muốn bao phủ đất nước này. Và đó chính là sự đe dọa, là mối nguy cho sự tồn vong của thể chế cộng sản quái gở.
Và hẳn nhiên, chúng cho rằng như vậy là chống lại, lật đổ.
Điều mà những ai chú ý đều thấy rất rõ : Những năm gần đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gia tăng sự trấn áp tàn bạo và không hề khoan nhượng với bất cứ ai bất đồng chính kiến. Họ bị đe dọa, đánh đập, bằng nhiều trò bẩn thỉu của đám lục lâm thảo khấu chỉ biết luật rừng. Họ bị triệt mọi đường sống, mọi con đường sinh tồn nhằm khuất phục chế độ này.
Và đến cuối cùng là những cái gọi là "Bản án" hết sức nặng nề với hàng chục năm tù giam, bất kể hoàn cảnh, động cơ của những người đã dám hy sinh vì đất nước, dân tộc này ra sao.
Điều đó nói lên một sự thật : Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang thể hiện sự bất lực và lo sợ của mình trước sức mạnh và nỗi lòng của người dân Việt Nam.
Trong khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng khốn cùng trong ngoài lục đục, trên dưới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán, nợ công ngập cổ, tài nguyên khánh kiệt, bạn bè xa lánh… thì đúng như cha ông chúng ta đã nói : Chó cùng cắn dậu.
Họ đang thật sự lo sợ khi những tiếng nói độc lập, được cất lên nói lên nỗi lòng người dân Việt, thì lòng dân sẽ bùng cháy như những ngọn lửa âm ỉ bấy lâu nay.
Và một khi sự uất hận trong lòng dân đã đến một giới hạn nào đó, thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ còn chờ ngày xuống huyệt, chế độ bất nhân, bất nghĩa và phản động này chỉ còn biết kết thúc trong nhục nhã và không lối thoát.
Một điều nữa, là khi các phe phái trong nội bộ đảng, chính quyền đang ra sức ăn thịt lẫn nhau, trong khi tình hình thế giới có nhiều biến động hết sức bất lợi cho sự tồn tại của đảng cộng sản, thì chúng sẽ ra tay để dẹp, để trấn áp những người bất đồng chính kiến trước hết là làm sạch sân bãi cho cuộc chiến quyền lực và quyền lợi, tiền bạc có thể diễn ra bất cứ lúc nào giữa các phe nhóm lợi ích trong đảng.
Và cuộc chiến đang diễn ra không khoan nhượng trong nội bộ đảng cộng sản đang đến lúc cao trào, lợi dụng khi các tổ chức, các đảng phái, những lực lượng bên ngoài cũng tạo cho chúng sự đe dọa, sự hoảng loạn thì chúng đang gia tăng bắt bớ, cầm tù người dân.
Có điều là với những tấm lòng yêu nước, thì việc triệt hạ họ bằng tinh thần, vật chất hay bất cứ chiêu trò gì cũng là điều không thể. Chẳng ai dập tắt được tinh thần của người dân yêu quê hương, dân tộc, đất nước này.
Nó cũng chẳng có tác dụng dọa nạt, làm lừa bịp xoa dịu người dân bởi ngày nay đã hiểu được sâu sắc hơn, rõ ràng hơn bản chất lưu manh, bất chính của đảng và qua đó, người dân đã tỏ rõ thái độ của mình với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Và khi đối diện với tất cả những áp lực, thử thách đến mức những người cầm quyền lãnh đạo hôm nay không tìm ra lối thoát thì sự hoảng loạn của chúng bắt đầu.
Và, tất cả những hàng động bán nước, hại dân, ngược đãi, bắt bớ những người yêu nước của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chỉ là hành động được cha ông đã nói : Chó cùng cắn giậu.
Ngày 16/8/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : 16/08/2018 (nguyenhuuvinh's blog)
Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo các mục a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa ngày 25/07/2017. Ảnh : Báo Nhân dân
Một trong 3 luật sư tham gia bào chữa cho nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga tại phiên sơ thẩm trong ngày 25 tháng 7 là luật sư Hà Huy Sơn, sau khi kết thúc vụ xử cho Đài Á Châu Tự Do biết về diễn tiến trong ngày tại tòa :
“Phiên tòa hôm nay các quan điều tra cho rằng nhưng clip có nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Chị Nga ở tòa không thừa nhận những chứng cứ đó và các luật sư chúng tôi cho rằng những chứng cứ thu thập không đúng theo trình tự pháp luật của Việt Nam, nên chúng tôi yêu cầu tòa trả tự do vô tội, nhưng cuối cùng tòa không chấp nhận và tuyên bản án như vậy (9 năm tù, 5 năm quản chế). Tại tòa tôi không nghe chị Nga nói kháng cáo nhưng tôi nghĩ với tinh thần tòa hôm nay chị sẽ kháng cáo bản án này. Tôi thấy trong phiên tòa không có ai là người của gia đình cả chỉ có công an và những người do tòa triệu tập tới”
Những cáo buộc được nêu tại phiên xử trong ngày 25 tháng 7 đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga là đưa lên mạng những bài viết và băng hình video tố cáo nhà nước cộng sản vi phạm nhân quyền, kêu gọi đa nguyên- đa đảng, bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản.
Phiên xử sơ thẩm nhà hoạt động Trần Thị Nga được thông báo công khai ; tuy nhiên tương tự những phiên xử giới bất đồng chính kiến lâu nay, không ai được vào dự tòa.
Một số nhà hoạt động là thân hữu của bà Trần Thị Nga đến Hà Nam với mục đích tham dự phiên tòa nhưng đều phải ở ngoài. Nhà hoạt động Lã Việt Dũng từ Hà Nội đến Hà Nam tham dự trình bày lại :
“ Khi mọi người đến đề nghị được tham dự phiên tòa công khai, đã có rất nhiều cảnh sát công an đứng dầy đặc trong sân của tòa án họ lấy cớ trong tòa đã kín người, bọn anh đề nghị bắc loa ra ngoài để nghe và tất nhiên là bị từ chối lúc đầu họ cũng để đứng đó một cách bình thường, nhưng sau đó họ lấy cớ gây rối bất trật tự bọn họ đuổi bọn anh ra khỏi vỉa hè đấy, lúc đấy mọi người cũng đồng ý và tiến về vỉa hè đối diện với tòa và ngồi ở đấy. Bước tiếp theo họ cho xe đến bật máy nổ khói bụi ầm ĩ mịt mù để bọn anh không thể ngồi đấy được, nhưng mọi người vẫn kiên trì. Buổi chiều khi mọi người định quay lại chỗ đó thì họ đã giăng giây kín mít không cho ngồi đó nữa”
Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga, 40 tuổi, hiện có hai con nhỏ, bị bắt vào ngày 21 tháng giêng năm nay, ngay trước tết âm lịch Đinh Dậu.
Bà là người được biết đến với tinh thần cương quyết, trực diện đấu tranh với lực lượng công an, an ninh, chính quyền trong các lần đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của công dân, chống bất công, cường quyền…
Bản thân là một công nhân xuất khẩu lao động sang làm việc tại Đài Loan, bị ngược đại, thương tích nên bà thấu hiểu hoàn cảnh của những người lao động xa xứ. Sau khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động.
Tiếp đó bà tham gia các hoạt động chính trị, xã hội như biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hỗ trợ cho các nhà hoạt động khác, cũng như giúp đỡ những thành phần dân chúng phải khiếu kiện vì đất đai bị cưỡng chế phi pháp, lên tiếng về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên tại khu vực biển miền Trung…
Bà Trần Thị Nga từng bị những thành phần mặc thường phục hành hung đến thương tích vào giữa năm 2014. Nhà của bà ở Phủ Lý, Hà Nam thường xuyên bị canh giữ, bị ném chất dơ…
Bà Trần Thị Nga là thành viên của một số tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gồm Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Hội Bầu bí Tương Thân…
Phiên tòa sơ thẩm xử nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga diễn ra không bao lâu sau phiên xử một nhà hoạt động nữ khác ở Việt Nam là blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà này cũng là một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ bị tòa án tỉnh Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 6 tuyên án 10 năm tù giam.
Vào ngày 24 tháng 7, Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Lượng 52 tuổi khi đang đi trên đường đến địa bàn thị xã Hoàng Mai nhân dịp cùng một thân hữu khác đến thăm người vợ của tù nhân Nguyễn Văn Oai.
Cáo buộc được đưa ra trong một thông cáo báo chí nói rằng là ông Lê Đình Lượng có hành vi hoạt động lật đổ nhà nước theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Hình thức bắt giữ ông Lê Đình Lượng bị nhiều người hiểu luật cho là không theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam.
Việt Nam mở cửa cải cách kinh tế cách đây 3 thập niên và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh tại Châu Á ; tuy nhiên chính quyền do đảng cộng sản lãnh đạo hầu như bất dung mọi tiếng nói bất đồng. RFA tiếng Việt
*******************
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 24 tháng 7. Cáo buộc được đưa ra là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng - Courtesy Facebook lo.ngoc.135
Theo thân nhân ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, quê xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì cơ quan chức năng tiến hành bắt cóc và sau đó đưa ra cáo buộc như vừa nêu.
Con dâu ông Lê Đình Lượng vào tối ngày 24 tháng 7 nói với Đài Á Châu Tự Do là ông này bị bắt bởi những người mặc thường phục khi đang lưu thông tại khu vực Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Còn báo Nghệ An thì đưa tin Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Nghệ An căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập được thì những hoạt động của ông Lê Đình Lượng vi phạm qui định tại Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bản thân ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến Biên giới Phía Bắc. Trong thời gian gần đây, ông lên tiếng đấu tranh đòi hỏi môi trường biển sạch và bồi thường thỏa đáng cho người dân tại khu vực miền Trung, sau khi Formosa xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá chết hằng loạt tác động nghiêm trọng đến sinh kế của nhiều người trong khu vực.
Ông Lê Đình Lượng cũng tích cực trong việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Công an tỉnh Nghệ An cho biết đang hoàn tất thủ tục, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Lê Đình Lượng để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử.
Đây là trường hợp bắt giữ mới nhất đối với những người hoạt động lên tiếng cho môi trường biển sạch, bồi thường thỏa đáng cho người dân chịu tác động bởi thảm họa mà nhà máy thép Formosa gây nên.
Hai trường hợp bị bắt và giam giữ đến nay là thanh niên Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động Hoàng Bình.
Thanh tra thành phố Hà Nội ngày 25/7 chính thức thông báo kết luận toàn bộ đất sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là đất quốc phòng.
Đây là kết quả thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Một người dân Đồng Tâm không muốn nêu tên cho biết người dân Đồng Tâm phản đối kết luận này :
Dân Đồng Tâm không đồng ý với kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội. Dân Đồng Tâm sẽ gặp trực tiếp Thanh tra Thành phố Hà Nội để đối thoại. Hiện tại đang yêu cầu họ đối thoại.
Kết luận thanh tra nói là dựa vào nguồn gốc đất theo Quyết định ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố.
Cũng theo bản kết luận, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng nhưng đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài. Cụ thể là việc tiếp tục để người dân sản xuất nông nghiệp khi hợp đồng canh tác đất hết hạn vào năm 2012.
Ngoài ra, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân sinh sống trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép.
Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng rà soát, và quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn.
Ngoài ra, Thanh tra Thành phố cũng đề nghị có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn.
Sau khi kết luận thanh tra được công bố, cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, là một trong 4 người dân Đồng Tâm bị Công an Hà Nội bắt hôm 15/4 với cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại Đồng Tâm cho biết cụ và người dân Đồng Tâm không đồng tình với kết luận này.
Báo Dân Việt trích lời cụ Kình nói rằng cụ và nhiều người dân khác ở Đồng Tâm vẫn bảo lưu quan điểm đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36 ha đã được cắm mốc giói rõ ràng, còn lại là đất nông nghiệp của người dân.
Cụ Kình cũng nói thêm là sau khi Hà Nội công bố dự thảo Kết luận thanh tra vào ngày 7/7 thì đến ngày 20.7 thành viên Tổ đồng thuận đã đến trực tiếp Thanh tra thành phố trao văn bản phản bác, đồng thời mong muốn xin một bản Dự thảo kết luận thanh tra nhưng Thanh tra Hà Nội cho biết “vì nguyên tắc nên không thể đáp ứng yêu cầu".
Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án “gây rối trật tự công cộng” mà thực tế là do tranh chấp đất đai.
Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.
Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.
Ngày 7 tháng 7, dự thảo kết luận thanh tra được đưa ra, sang đến ngày 20 tháng 7, người dân Đồng Tâm có văn bản yêu cầu thanh tra lại.