Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi leo thang chống hàng nhập khẩu, ông Donald Trump đe dọa đánh thuế thêm toàn bộ số hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ. Tổng thống Mỹ hy vọng thành lập được một mặt trận chung với Châu Âu để chống Trung Quốc. Ở phía bên kia, Bắc Kinh tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng phương Tây đối với nền kinh tế đất nước bằng cách tăng tốc hiện đại hóa và tìm kiếm thị trường mới với dự án "Con đường tơ lụa mới".

trade1

Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang lao vào cuộc chiến thương mại. Reuters/Jason Lee

Từ những quan sát trên, bà Martine Bulard, trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 10/2018, đặt câu hỏi : "Trung Quốc – Hoa Kỳ, leo thang căng thẳng sẽ dừng lại ở đâu ?". RFI Tiếng Việt lược dịch.

Bắt đầu từ mùa xuân năm nay, chuyện dài nhiều tập này có nguy cơ kéo dài qua cả mùa đông, với nguy cơ biến thành cuộc chiến trường kỳ và lan sang cả những lĩnh vực khác.

Đầu tiên hết, tác giả trích nhận định của giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng thái độ hung hăng này của Mỹ gợi nhắc lại bài học đau thương của Nhật Bản trong những năm 1980. Chính quyền Reagan đã tấn công Nhật Bản, khi ấy là nền kinh tế thứ hai trên thế giới, khi cho áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan quá mức (đôi khi lên đến 100% nhắm vào máy vô tuyến truyền hình và máy đọc băng ghi hình), dẫn đến việc lãi suất tăng tại Nhật Bản. Hoa Kỳ đã gây áp lực buộc Nhật Bản phải khuất phục đến mức nhấn chìm nước này trong suy thoái cho đến giờ vẫn khó khăn hồi phục.

Trung Quốc hiện giờ cũng như Nhật Bản năm xưa, chủ yếu dựa vào xuất khẩu, lâu nay được xem như là động lực cho tăng trưởng. Để thoát khỏi trì trệ, Bắc Kinh tận dụng mọi công cụ có sẵn : Nhân công dồi dào, có tay nghề, có kỷ luật và giá rẻ ; giới đầu tư nước ngoài hau háu đi tìm thị trường mới ; các định chế quốc tế tìm cách phá tung cánh cửa bảo hộ tại những nền kinh tế thế giới cũ.

Sau 17 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế , Trung Quốc lần lượt bỏ xa các cường quốc Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản và giờ đang trên đà qua mặt nước Mỹ. Tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc trong năm 2016 đạt 11.200 tỷ đô la so với con số 18.569 tỷ đô la của Mỹ. Một điều mà ông Donald Trump đã không thể chấp nhận và đã bực bội thốt lên rằng "tất cả những lũ ngu chỉ chăm chăm nhắm vào Nga tốt hơn hết là nên bận tâm đến Trung Quốc".

Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực (công nghệ, kinh tế, ngoại giao và quân sự). Tuy đế chế Trung Hoa này tiến nhanh với một tốc độ chóng mặt, nhưng tổng sản phẩm nội địa GDP tính theo đầu người của Trung Quốc chưa bằng 15% của Hoa Kỳ.

Ngược lại, thặng dư mậu dịch của Trung Quốc phá kỷ lục, lên đến 375 tỷ đô la, chiếm gần phân nửa (47,2%) tổng mức nhập siêu của Hoa Kỳ. Nguyên thủ Mỹ tố cáo Bắc Kinh cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến việc nhiều nhà xưởng phải đóng cửa, hàng triệu con người mất việc làm.

Lỗi tại ai ?

Theo quan điểm của bà Bulard, tình trạng phi công nghiệp hóa đã bắt đầu xảy ra trước khi Trung Quốc tham gia thị trường thế giới. Bà lưu ý là không nên chẩn đoán sai. Chưa hẳn chỉ có cạnh tranh không lành mạnh giúp Trung Quốc thành công, mà chính nước này đã biết tận dụng một cách có lợi cho mình những quy tắc do các cường quốc, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã đề ra.

Không ai bắt buộc các lãnh đạo phương Tây phải mở hết mọi cánh cửa thương mại, khuyến khích di dời nhà xưởng và hủy bỏ lần lượt các công cụ cho phép can thiệp nền kinh tế dưới áp lực của các tập đoàn đa quốc gia – những hãng đang hối hả chạy sang Trung Quốc.

Đương nhiên Trung Quốc đã ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao một phần công nghệ và kỹ nghệ. Nhưng các hãng này không những không nhăn nhó mà còn sung sướng được đến khai thác nguồn nhân công rẻ và có thể phớt lờ hệ quả sinh thái từ các hoạt động sản xuất của mình.

Chỉ có điều Đảng cộng sản Trung Quốc không để cho thương mại làm mờ mắt. Hệ thống đảng-Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế. Các đại gia tư bản không thể kinh doanh như ý mình muốn. Dù vậy, Washington vẫn tin rằng rồi Bắc Kinh cũng sẽ phải nhượng bộ trước các đòi hỏi của ông Donald Trump.

Ba giải pháp

Dù mức nhập khẩu từ Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng đều đặn, nhưng cuộc đối đầu này không phải là không đau đớn, buộc Trung Quốc phải có những giải pháp.

Thứ nhất là thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó lường về mặt xã hội. Một kế hoạch hỗ trợ để bù đắp cho những thiệt hại nếu có cho những doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng nề từ các hạn chế thương mại.

Thứ hai, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các cộng sự của ông đã có sẵn một kế hoạch "Made in China 2025", đưa ra cách nay ba năm để phát triển một ngành công nghiệp cách tân hơn và có thể tự chủ trong sáu lĩnh vực (trong đó có công nghệ tin học, ngành tự động hóa, hàng không và không gian, đại dương, phương tiện chạy bằng điện, y sinh học, nguyên liệu mới, năng lượng…).

Các lệnh cấm của Mỹ cũng như là nhiều chính phủ Châu Âu nhằm cản trở Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp chiến lược ở nước ngoài còn thúc đẩy mạnh hơn nữa quyết tâm của Trung Quốc lao vào đầu tư chế tạo chíp điện tử mà giới lãnh đạo cho rằng trong một thời gian không xa không những Trung Quốc không còn lệ thuộc vào Mỹ về dòng sản phẩm này, mà có có thể tự sản xuất và với giá rẻ hơn.

Cuối cùng, vũ khí thứ ba để chống lại lệnh cấm vận của Mỹ chính là dựa vào nhiều đối tác khác và nhất là các nước láng giềng. Một mặt, Trung Quốc bắt đầu di dời nhà xưởng tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, tránh các lệnh cấm vận và mức thuế quan cao. Mặt khác, Trung Quốc thúc đẩy các dự án hợp tác đa phương như thỏa thuận Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện RCEP hay như dự án con đường tơ lụa đi từ Trung Á đến Châu Âu ngang qua Nam Phi, cơ hội để Trung Quốc tìm kiếm thị trường mới.

Để hỗ trợ dự án này Bắc Kinh thông báo thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á, với sự tham gia của gần 60 quốc gia trong đó có Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nam Phi. Đủ để cho Trung Quốc tránh được mọi sự cô lập trên phương diện Tài chính và Đối ngoại. Không rơi vào thế "thân cô, thế cô" đối mặt với Mỹ như Liên Bang Xô Viết năm xưa.

Giờ đây, chính quyền Donald Trump hy vọng rằng có thể làm cho Bắc Kinh chao đảo, thì Tập Cận Bình cũng muốn tin rằng một khi bầu cử giữa nhiệm kỳ kết thúc thì đâu sẽ lại vào đấy, Washignton lại trở về bàn đàm phán. Dù vậy, ông An Gang, nhà nghiên cứu thuộc Viện Pangoal, Trung Quốc, lưu ý rằng cuộc đọ sức Mỹ – Trung vượt quá khuôn khổ thương mại, bắt đầu lan sang "cả quân sự và chiến lược".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 02/10/2018

******************

Hoạt động sản xuất ở Âu, Á trì trệ giữa thương chiến Mỹ-Trung (VOA, 02/10/2018)

Tăng trưởng trong hot đng ca các nhà máy Châu Âu và Châu Á trong tháng 9 chm li, đơn đt hàng xut khu st gim trước cuc leo thang tranh chp thương mi mi đây gia Hoa Kỳ và Trung Quc, mt du hiu na cho thy kinh tế toàn cầu đang chm li.

trade2

Công nhân tại nhà máy chế to các b phn ca hp s xe ô-tô ti Lianyungang tnh Jiangsu min đông Trung quc ngày 14/09/2018.

Những cuc kho sát kinh doanh công b hôm 30/09 và 1/10 cho thy mc đ tăng trưởng chm li ti các nhà máy Châu Âu và Châu Á. Vic do lường các hot đng trong tương lai cho thy ít có hy vng tình hình xoay chuyn trong vài tháng tới.

Tuy nhiên Bắc Kinh và Washington không sn sàng tha hip mà còn áp đt thêm thuế quan lên hàng hóa ca nhau. Đây là bi cnh đáng ngi cho thc trng gim đà khuyếch trương ca các nhà máy ti Châu Âu và Châu Á.

Tăng trưởng sn xut trong khu vc đng euro tới cui quý 3 đang mc chm nht trong hai năm nay, theo ch s ca các nhà qun lý mua bán IHS Markit.

Tăng trưởng sn xut ca Đc trong tháng 9 mc chm nht trong vòng 2 năm nay vi nhp đ tăng chm nht trong 3 tháng qua ti Pháp và trì trệ ti Ý, đánh du ln đu tiên không có tăng trưởng trong 2 năm.

Đơn đt hàng xut khu yếu kém là cách gii thích thông thường ca vic tăng trưởng chm li trên toàn th khu vc đng euro.

Hai cuộc thăm dò sn xut t Trung Quc vào ngày Ch Nht 30/09 cho thấy có s yếu kém trong khu vc sn xut rng ln. Mt cuc thăm dò tư cho thy mc tăng trưởng ca các nhà máy b trì tr sau 15 tháng m rng, trong khi mt cuc đo lường chính thc xác nhn lĩnh vc sn xut mt sc đy vì các đơn đt hàng xut khu bị thu hp li.

Những con s đu tiên quan trng v Trung Quc trong tháng 9 cho thy nn kinh tế ln th hai trên thế gii tiếp tc mt đà trong lúc mc cu ni đa yếu kém và vic áp đt thuế quan ca M bt đu có tác dng. S phi hp này khiến cho Bắc Kinh đưa ra nhng bin pháp h tr tăng trưởng trong nhng tháng ti.

Tuy nhiên các nhà phân tích không hy vọng có nhng bin pháp kích cu thêm na đ bt đu n đnh nn kinh tế Trung Quc cho đến ít nht đu năm ti.

Tại các nơi khác Châu Á, vic sản xuất ti Vit Nam, Đài Loan, Indonesia trong tháng qua cũng chng li. Tăng trưởng ca các nhà máy ti Đài Loan mc thp nht trong hơn hai năm vì các đơn đt hàng trì tr, theo các cuc thăm dò kinh doanh trong ngày 1/10.

Các nền kinh tế ln như Nht Bản và Hàn Quc cũng b gim sút trong các đơn đt hàng xut khu, cho thy ch nghĩa bo h mu dch ngày càng tăng và nhng lo ngi v mc cu ca Trung Quc chm li đè nng lên các nn kinh tế ln nht Châu Á.

n Đ nm trong s mt ít đim sáng ti Châu Á. Hoạt đng ca các nhà máy nước này tăng trưởng nhanh trong tháng 9 vì tăng trưởng mnh trong các đơn đt hàng ni đa và xut khu, mt du hiu khích l trong khi các nhà hoch đnh chính sách lo ngi đng rupee ca n Đ st giá mnh và nhng tác dng ph do các tranh chp thương mi toàn cu.

Dù chủ nghĩa bo h mu dch ngày càng tăng phn nào s làm tn thương nn kinh tế thế gii trong năm nay, nhưng các nhà phân tích d báo nhng ri ro s tăng lên trong năm 2019 vì thuế quan khc nghit ca Hoa Kỳ được áp dng và chi phí vay mượn toàn cu tăng cao.

Theo Reuters

Published in Diễn đàn

Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ sức mạnh của mình trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa, cũng như là quân sự.

bach1

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017) Reuters

Theo phân tích của chuyên gia Tanguy Struye de Swielande, giáo sư Đại học Công giáo Louvain trên tạp chí Diplomatie (Đối Ngoại) số ra cho tháng 6-7/2018, cùng với ba chiến thuật "Tianxia, Salami và Push and Pull" trong chiến lược con bạch tuộc, Bắc Kinh đang dồn nhiều cường quốc đối thủ vào thế bị động, gây lo ngại cho các nước láng giềng, đồng thời nhắm đến mục tiêu trở thành siêu cường thế giới năm 2049. Ban Tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp lược dịch.

Ngày 31/12/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân bài diễn văn cuối năm, tuyên bố "Trung Quốc muốn hành động với tư cách như là người kiến tạo hòa bình thế giới, góp phần phát triển toàn cầu và là người bảo vệ trật tự thế giới. Việc xây dựng một cộng đồng có một tương lai chung vì nhân loại, một khái niệm quan trọng cho thời kỳ ngoại giao mới của Trung Quốc, tất phải dựa trên nền tảng hợp tác theo mô hình đôi bên cùng có lợi và biến đổi hành tinh Trái Đất thành một gia đình thuận thảo".

Thế nhưng, theo quan sát của ông Tanguy Struye de Swielande, đằng sau những lời lẽ bóng bẩy đó, là cả một chiến lược lớn đã được Trung Quốc kỹ lưỡng thiết lập. Hơn bao giờ hết, Bắc Kinh hiểu rõ sức mạnh của ngôn từ và với tài "biến hóa", Trung Quốc đã làm cho phương Tây mất phương hướng.

Bắc Kinh lần lượt đẩy phương Tây cũng như nhiều nước khác vào tình thế như trong một ván cờ vây, mà thoạt nhìn thì những quân cờ được triển khai một cách rời rạc, nhưng thật ra không có gì là ngẫu nhiên cả. Trái lại, mọi việc được thực hiện theo một phương châm tạo dựng "lợi thế tiềm ẩn".

Đây chính là điểm khác biệt lớn trong cách lập chiến lược giữa phương Tây và Trung Quốc. Phương Tây nhất nhất theo một khuôn mẫu định sẵn, đặt sự việc trong mối quan hệ lý thuyết – thực hành, nên khó mà đi trệch ra ngoài.

Ngược lại, Trung Quốc có cách tiếp cận linh hoạt, vạch ra những đường hướng/lô-gic chính khi hoạch định chiến lược. Không như phương Tây, Trung Quốc không muốn nhìn sự việc theo hai mặt đối lập tốt/xấu, dân chủ/độc tài, vì thế nước này có rộng đường hành động, tránh cưỡng ép hay áp đặt và như vậy có thể truy tầm, lựa chọn "lợi thế tiềm ẩn".

Hơn nữa, giữa phương Tây và Trung Quốc có một sự khác biệt lớn về văn hóa và triết lý. Do đó, nếu phương Tây tìm hiểu chiến lược Trung Quốc một cách khiên cưỡng qua cách nhìn của mình thì chỉ sẽ không nhìn thấy gì hoặc diễn giải lệch lạc.

Việc lời nói không đi đôi với hành động của Trung Quốc cũng giống như bao cường quốc khác mong muốn có được vị thế nước lớn hay siêu cường. Tuy nhiên, theo chuyên gia người Bỉ, điểm khác biệt đáng chú ý là cho đến hiện nay Bắc Kinh đã tỏ ra khôn khéo hơn nhiều cường quốc trong cùng một vị thế. Chính các điểm đó thôi cũng đủ thấy Trung Quốc càng trở nên nguy hiểm dường nào so với các cường quốc khác.

Ba chiến thuật

Điều này giải thích phần nào thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Tanguy Struye de Swielande nhắc lại mục tiêu "2049" - tức đạt vị thế cường quốc hàng đầu – là ưu tiên đối với Trung Quốc. Nhưng phương thức để đạt mục tiêu này đang chia rẽ nội bộ Trung Quốc theo hai luồng ý kiến.

Một bên muốn tiếp tục ẩn mình, cho rằng thời cơ hành động với tư cách là một đại cường và/hoặc lãnh đạo thế giới là chưa tới. Bên kia muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc đang trở lại thành cường quốc, và muốn được công nhận có một vị thế cường quốc, cũng như là xóa tan một thế kỷ nhục nhã (1839 – 1949). Tuy nhiên, Trung Quốc của Tập Cận Bình dường như đi theo hướng trung dung.

Đối với các nước lân bang, trong đó có vùng Biển Đông, quan điểm của Trung Quốc ngày càng rõ nét, cho rằng khu vực này phải được hội nhập vào các lợi ích trọng tâm của nước này. Các chính sách thực hiện từ sáu năm qua đã xác nhận chính sách này, và Bắc Kinh gần như đã truy tầm thành công "lợi thế tiềm ẩn", tận dụng được việc thiếu các phản ứng nghiêm túc từ phía các cường quốc khu vực đối với chính sách xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo.

Vượt lên trên các lợi ích trọng tâm này, bất kể là ở cấp độ khu vực hay toàn cầu, chính sách của Trung Quốc chủ yếu vẫn tự cho mình như là một giải pháp thay thế cho trật tự tự do phương Tây, mà Trung Quốc đánh giá là đang suy tàn. Ở đây, một lần nữa, Trung Quốc sẽ tận dụng "thời thế" để đẩy các quân cờ của mình, hơn là khẳng định vai trò và vị thế cường quốc của mình.

Vẫn theo chuyên gia Swielande, dù rằng các mục tiêu khu vực (bao gồm thành lập một Tianxia 2.01, tức là "châu Á cho người châu Á") và mục tiêu toàn cầu (các con đường tơ lụa mới) đều rất rõ ràng, Trung Quốc không có ý định thúc ép mọi việc, chấp nhận đầu tư và chờ đợi lâu dài để có được các thời cơ thuận lợi.

"Trung Quốc có một mối liên hệ với thời gian khác xa với phương Tây. Không những nước này có khả năng nhìn xa trong dài hạn (2049) mà còn có thể đầu tư về lâu dài : "Thời điểm hiện tại" được xem như là một sự "đầu tư". Như giải thích của ông François Julien, đó là sự thu hồi vốn đầu tư dài hạn thông qua bước khởi đầu của một tiến trình.

Phương Tây có xu hướng đi theo chiều ngược lại, thích sự thu hồi vốn nhanh (ví dụ như phần đông các chính sách kinh tế và môi trường được tiến hành dưới thời chính quyền Donald Trump được cho là đi theo xu hướng này)".

Trung Quốc : Con bạch tuộc khôn ngoan

Trước sự linh hoạt, khôn khéo trong cách thực hiện các chính sách của Trung Quốc, ông Tanguy Struye de Swielande đã không ngần ngại ví chiến lược lớn của Trung Quốc với hình ảnh con bạch tuộc. Một loài sinh vật biển được cho là thông minh, giảo quyệt và khôn khéo.

"Vì không có khung xương, nên bạch tuộc dễ dàng thay hình đổi dạng, sự linh hoạt này chính là nét đặc trưng của các chính sách do Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông chẳng hạn, nơi mà nước này áp dụng chính sách vừa trừng phạt vừa ban thưởng. Một kiểu chiến thuật được gọi là "salami2" và "push and pull3".

Bạch tuộc còn được biết đến có tài trá hình, cho phép nó không bị nhận dạng ; điều đó nhắc chúng ta nhớ đến chính sách do Trung Quốc thi hành trên trường quốc tế thông qua sức mạnh ngôn từ, cho phép nhấn mạnh đến sự "hài hòa, chuẩn mực, ý định không muốn xem xét lại vấn đề trật tự thế giớiʺ.

Với hình ảnh con bạch tuộc, Trung Quốc còn được biết đến khả năng bắt chước bằng cách tự thích nghi. Điều đó được thực hiện bằng cách sao chép trên các phương diện, chẳng hạn như quốc phòng (chiến đấu cơ, tầu chiến, thiết bị bay không người lái…), kinh tế (tầu siêu tốc, xe ô tô…), ngay cả đến các định chế (Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Á châu - AIIB). Những sao chép này đôi khi thành công đến mức trở thành đối thủ cạnh tranh với bản gốc.

Mặt khác, giống như con bạch tuộc, Trung Quốc cũng cách tân và sáng tạo. Cùng với những chiếc vòi giác mút mạnh, bạch tuộc có thể bắt lấy mồi trước khi phun nọc độc thần kinh vào chúng. Đó chẳng phải là những gì Trung Quốc đang làm với chính sách chiếc bẫy nợ, nghĩa là cấp các khoản tín dụng cho nhiều quốc gia, để rồi sau đó những nước này không có khả năng hoàn trả ? Thế là họ buộc phải nhượng quyền sở hữu nhiều tài sản chiến lược (mỏ khai thác, cảng biển…). Tóm lại, hình ảnh con bạch tuộc này cho phép minh họa một cách rõ nét và đơn giản một vài điều phức tạp".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 24/08/2018

Chú thích :

(1) "Tianxia 2.0" : Với chiến thuật "Thiên hạ 2.0" này, Trung Quốc muốn đặt vùng Đông Nam Á trong tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh qua việc làm cho khu vực này, cũng như nhiều vùng khác phải lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc khi sử dụng chiêu bài "bản sắc châu Á".

(2) "Chiến thuật Salami" : Tiến từng bước thật nhỏ sao cho không đối phương không có phản ứng vì cho rằng chẳng có tác hại. Nhưng trong dài hạn, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng mà vẫn tránh bị phản đòn. Một khi mục tiêu đạt được, đối phương không kịp phản ứng vì quá trễ, mà ví dụ điển hình là việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông thành các tiền đồn quân sự của Trung Quốc.

(3) "Push and Pull" : Cách thức mà Trung Quốc sử dụng cho chiến thuật thay thế. Một hình thức phạt và thưởng, cưỡng ép và chiêu dụ. Chẳng hạn như tại Biển Đông, Trung Quốc cố tình xây dựng các đảo nhân tạo, nhưng khi bị phản ứng mạnh mẽ, Bắc Kinh đề nghị thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử mới nhằm hạ nhiệt tình hình. Một khi sự việc đã được kiểm soát, Trung Quốc "push" trở lại.

Published in Diễn đàn

Tạp chí Thế giới đó đây tuần này xin được điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong tháng 6/2018 : Tại thượng đỉnh Singapore, phải chăng Kim Jong-un là một ảo thuật gia bậc thầy ? Chính sách di dân "thiếu nhân đạo" của Donald Trump bị chỉ trích và tại World Cup 2018, đội tuyển Đức lặp lại thất bại của 80 năm trước.

summit1

Biếm họa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un họp thượng đỉnh tại Singapore, ngày 12/06//2018. RFI/Mouche

Tháng Sáu này có lẽ là tháng khá đặc biệt. Tranh cãi tại thượng đỉnh G7, khối 7 nền công nghiệp phát triển nhất, khai màn cho một tháng đầy những sự kiện chính nóng bỏng. Các nước thành viên bất bình vì chính sách bảo hộ mậu dịch của tổng thống Donald Trump. Thượng đỉnh G7 xưa kia bỗng chốc trở thành một thượng đỉnh G6 + 1, mà ở đó một mình tổng thống Mỹ chống lại 6 nước. Lời lẽ nặng nhẹ, dọa dẫm lẫn nhau, G7 có nguy cơ chìm vào quá khứ.

Donald Trump - Kim Jong-un : Cuộc gặp lịch sử

Nhưng có lẽ sự kiện đáng chú ý nhất trong tháng này chính là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Donald Trump và Kim Jong-un ngày 12/06. Mọi ống kính trên thế giới đều tập trung về đảo quốc nhỏ bé Đông Nam Á Singapore, diễn ra cuộc gặp.

Thượng đỉnh kết thúc. Giới báo chí và phân tích trước hết đều nhất trí nhận xét : đây là một cuộc gặp "lịch sử". Bởi vì đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia thù nghịch, không ngừng đối đầu nhau từ 70 năm qua. Một cuộc gặp mà từ đời ông và đời cha của lãnh đạo Kim Jong-un đều mong muốn nhưng không thực hiện thành công. "Lịch sử" bởi vì đó còn là một cuộc gặp mặt đối mặt giữa một đất nước Bắc Triều Tiên nhỏ bé, bị cấm vận bao vây, nay lại có thể ngồi đàm phán "ngang vai" với siêu cường hàng đầu thế giới.

Tính chất "lịch sử" không chỉ ở cái bắt tay giữa hai đối thủ mà còn là tuyên bố bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc họp báo. Theo đó, Hoa Kỳ thông báo tạm ngưng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, mà Donald Trump cho là "khiêu khích" và quá "tốn kém", đồng thời nêu khả năng rút bớt lính Mỹ về nước. Bắc Triều Tiên được trấn an. Trung Quốc, đồng minh truyền thống của chế độ Bình Nhưỡng hài lòng. Nhưng Hàn Quốc, và trong một chừng mực nào đó là Nhật Bản ngỡ ngàng. Còn Lầu Năm Góc thì sửng sốt.

"Phù thủy" Kim Jong-un

Những giây phút xúc động, tràn đầy hy vọng, bất chợt nhường chỗ cho các hoài nghi. Vì sao tổng thống Mỹ khắt khe với Iran, nhưng lại có ngần ấy nhượng bộ với Bắc Triều Tiên ? Liệu với sự nhượng bộ đó, nguy cơ xung đột hạt nhân có thật sự giảm đi như thông báo của tổng thống Mỹ trên Twitter hay không ?

Nhưng theo quan điểm của chuyên gia Boris Toucas, cộng tác viên cho Center for Strategic and International Studies, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế trụ sở tại Washington, trên nhật báo Libération, thế giới nên tự hỏi câu này : Vì sao Bắc Triều Tiên vào năm 2018 mới chấp nhận một cuộc đàm phán mà nước này trước đó một năm đã từ chối ?

Bởi vì theo chuyên gia Toucas, lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là một "phù thủy bậc thầy" trong tính toán chiến lược. Kim Jong-un thích tự mình ấn định lịch trình quốc tế theo tuần tự ba bước : khiêu khích để hù dọa đối thủ, rồi sử dụng việc mở cửa cho đối phương để củng cố lập trường và tăng cường vị thế của mình.

Những bước đi đó được thể hiện qua việc dồn dập thử tên lửa và hạt nhân trong những năm gần đây. Tổng số tên lửa bắn thử trong vòng ba năm qua còn nhiều hơn cả số tên lửa và hạt nhân thử nghiệm trong suốt thời trị vì của ông và cha nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đặc biệt, vụ thử sau cùng vào cuối năm 2017 đã thật sự gây lo ngại cho cả thế giới, bởi vì, theo lý thuyết, tầm bắn của tên lửa này có thể chạm tới lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Tiếp đến là có những cử chỉ hòa dịu bất ngờ với Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Rồi như để trấn an các nước láng giềng, lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tiếp đến gặp các đồng nhiệm Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc. Hai lần với tổng thống Moon Jae In và ba lần với chủ tịch Tập Cận Bình, trước khi lên đường đến Singapore gặp đối thủ truyền kiếp.

Kim Jong-un cứ như một ảo thuật gia. Các tiêu chí cho một tiến trình "dỡ bỏ toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ và các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trước giờ vẫn xem như là những điều kiện tiên quyết để ngồi vào bàn đàm phán đã bỗng nhiên biến mất khỏi thông cáo chung.

Rồi Bình Nhưỡng liên tiếp đưa ra những tuyên bố ngoạn mục để thu hút cảm tình của giới truyền thông như tạm ngưng thử tên lửa và hạt nhân, phá dỡ bãi thử tên lửa Punggye Ri… Thế nhưng, với ông Boris Toucas, tuyên bố đơn phương đó của Bình Nhưỡng trên thực tế chỉ là một chiêu đánh lừa. Tuyên bố này không ngăn cản Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình nghiên cứu, ngưng các hoạt động làm giầu chất uranium, cũng như là khai thác các dữ liệu có được từ các vụ thử trước.

"Bắc Triều Tiên đề xuất phá hủy một địa điểm thử hạt nhân đã được sử dụng trước đó. Thế nhưng, người ta không rõ là tình trạng của cơ sở này ra sao, có còn hoạt động được nữa hay không. Việc phá bỏ một cơ sở thử hạt nhân gây tác động ít hơn nhiều là việc phá bỏ một cơ sở làm giàu uranium. Như vậy, tùy theo loại cơ sở và thiết bị mà Bắc Triều Tiên đề xuất phá bỏ dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế mà người ta có thể đánh giá là quá trình phi hạt nhân hóa không thể đảo ngược được hay không.

Điều cần làm để trấn an các nước láng giềng Bắc Triều Tiên, đó là phải có những cam kết cụ thể. Trước tiên là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải giảm cường độ hoạt động. Sau đó, tiến hành từng bước việc tháo gỡ các thiết bị, phá bỏ các cơ sở trong chương trình hạt nhân.

Việc phá hủy một địa điểm thử hạt nhân không hề bảo đảm là Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt phát triển công nghệ hạt nhân, chấm dứt tích lũy, áp dụng các kinh nghiệm trong những lần thử hạt nhân trước đó, chấm dứt việc chuẩn bị các vụ thử hạt nhân trong tương lai tại một cơ sở khác. Cần phải đạt được nhiều điều hơn thế nữa thì mới có thể đánh giá là thượng đỉnh Singapore thành công hay không".

Nhận xét này, một lần nữa đã được các chuyên gia chuyên phân tích các hình ảnh vệ tinh thuộc trang mạng 38 vĩ tuyến Bắc, khẳng định cách đây vài hôm. Theo đó, trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon của Bắc Triều Tiên dường như đã được mở rộng và đang gia tăng các hoạt động làm giầu chất uranium. Trả lời câu hỏi đài RFI, bà Jenny Town, điều phối viên trang mạng cho rằng thế giới nên cảnh giác trước những gì Kim Jong-un hứa hẹn tại thượng đỉnh Singapore :

"Đây mới là trung tâm chính trong chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên cùng với một lò phản ứng chất plutonium, nhiều nhà máy làm giầu chất uranium, những nơi sản xuất ra chất uranium cực kỳ đậm đặc. Chính ở đó họ sản xuất chất liệu hạt nhân dùng để chế tạo bom nguyên tử. Bởi vì, các hình ảnh vệ tinh của chúng tôi cho thấy một số chương trình mở rộng vốn được khởi động NGAY TRƯỚC thượng đỉnh kể từ giờ đã vào giai đoạn hoàn tất.

Chính các bước cải thiện này sẽ củng cố hơn nữa khả năng sản xuất nguyên liệu phân hạch của họ. Đây là bằng chứng cho thấy nên ngừng những lời nói hoa mỹ, không nên bằng lòng về một tuyên bố và nên nhanh chóng đàm phán một thỏa thuận thật sự : Cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đây không phải là một thỏa thuận, mà một mục tiêu. Chừng nào chưa có những chỉ thị rõ ràng từ trên ban xuống, chừng ấy họ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra".

Sau Singapore, Donald Trump đối mặt với cơn sóng di dân

Tám ngày sau thượng đỉnh Singapore, tổng thống Donald Trump lại gây sự chú ý với thế giới trước thái độ kiên quyết của ông trong chính sách di dân cứng rắn "không khoan nhượng", được bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions áp dụng từ đầu tháng Tư đến nay. Theo đó, ngay khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Mỹ, nhiều người nhập cư trong cùng một gia đình bị chia ly. Con cái của họ bị tách ra khỏi gia đình và đưa đến một trạm đón tiếp khác.

Truyền thông Mỹ đưa ra con số khoảng 2.300 trẻ nhỏ đã bị tách rời khỏi cha mẹ. Biện pháp "thiếu nhân đạo" này đã bị chỉ trích từ mọi phía. Theo giới quan sát, Donald Trump dường như sử dụng lập trường mà ông gọi là "tuyệt đối không dung thứ" để mặc cả với Quốc Hội.

Chủ nhân Nhà Trắng muốn giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ một dự luật toàn diện về di dân nhập cư, trong đó có ngân sách xây bức tường ở biên giới Mêhicô, và những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt di dân hợp pháp. Nhưng trước sức ép của công luận, tổng thống Mỹ ngày 20/06 đã ký sắc lệnh cấm chia lìa gia đình nhập cư.

Trả lời câu hỏi của RFI, bà Melissa Lopez, luật sư và giám đốc trung tâm giáo phận hỗ trợ người nhập cư và tị nạn bày tỏ quan ngại của mình :

"Tổng thống có nói là sẽ chấm dứt việc chia cắt các gia đình. Thế nhưng, hiện nay, theo tôi, người ta không rõ là chính phủ sẽ làm gì để đoàn tụ 2342 gia đình đã bị chia lìa trước đó.

Vấn đề lớn hiện nay là các phụ huynh không hề biết con cái của họ đang ở đâu. Đối với những người trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn này thì làm sao họ có thể nghĩ đến điều gì khác. Họ chỉ biết lo lắng cho số phận của mình. Mối lo ngại chính, hàng đầu của họ là sự an toàn của những đứa con.

Việc thông báo bãi bỏ truy tố những người nhập cư bất hợp pháp này là tuyệt vời, nhưng tôi tin chắc rằng câu hỏi đầu tiên của đại đa số các gia đình này là con cái của họ hiện đang ở đâu. Chính phủ không làm gì để giải tỏa mối lo lắng này, cũng như không làm gì để những đứa trẻ biết là bố mẹ chúng đang ở đâu.

Bây giờ, điều mà mọi người lo ngại là việc giam giữ toàn bộ các gia đình này. Tôi nhấn mạnh là người ta không được giam giữ những gia đình tới Hoa Kỳ xin tị nạn, một hình thức trừng phạt răn đe. Đó là điều không thể chấp nhận được".

Bất chấp những lời chỉ trích và sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng Hòa trên hồ sơ này, tổng thống Mỹ bước đầu đã có được một thắng lợi mang tính biểu tượng. Ngày 26/06/2018, Tòa Án Tối Cao của Mỹ đã thông qua sắc lệnh của tổng thống Donald Trump, cấm nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia, bao gồm các nước Yemen, Syria, Libya, Iran, Somalia và Bắc Triều Tiên. Một số lãnh đạo Venezuela cũng bị cấm cửa.

Trong cuộc chiến này, quân đội cũng đã được huy động. Bộ quốc phòng Mỹ xác nhận đã ra lệnh cho quân đội mở các doanh trại không sử dụng để đón tiếp 12 ngàn dân nhập cư bất hợp pháp. Thông báo này xác nhận đường lối của Nhà Trắng huy động quân đội tham gia vào chính sách nhập cư. Các doanh trại được chọn nằm tại các bang Texas, Arizona, New Mêhicô và California.

World Cup 2018 : Đội tuyển Đức và nỗi nhục của 80 năm trước

Tháng Sáu này không chỉ đặc biệt vì những sự kiện chính trị quốc tế lớn, mà đó còn là tháng của lễ hội thể thao lớn nhất được cả hành tinh theo dõi : Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018 tại Nga.

Hàng tỉ người dân trên thế giới được dịp theo dõi các đội bóng và các danh thủ ưa thích của mình trổ tài tại các trận đấu được tổ chức tại 11 thành phố lớn của Nga kéo dài trong vòng một tháng từ ngày 14/06 đến hết ngày 15/07.

Tuy mới đi có nửa chặng đường, nhưng quả bóng tròn đã gây không ít ngạc nhiên. Sự kiện đáng chú ý nhất là đội tuyển Đức, đương kim vô địch thế giới đã bị loại bất ngờ ngay ở vòng một trước một đối thủ được cho là kém đẳng cấp hơn là đội Hàn Quốc.

Thất bại của đội Đức trước Hàn Quốc với tỷ số 0-2 là một vố đau bởi vì đây là lần đầu tiên kể từ năm 1950, chưa bao giờ đội tuyển Đức phải "khăn gói quả mướp" rời sân chơi ngay từ vòng một. Phải ngược dòng thời gian về tận năm 1938, dưới thời Đức Quốc Xã, đội tuyển Đức khi ấy đã phải rời bỏ cuộc chơi giống như ngày hôm nay trước đội Thụy Sĩ.

Minh Anh

*******************

Tình báo Mỹ : Bắc Triều Tiên vẫn phát triển nhiên liệu hạt nhân (RFI, 30/06/2018)

Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Bắc Triều Tiên không hề ngừng sản xuất nhiên liệu nguyên tử dù mở cửa đối thoại với Hoa Kỳ về phi hạt nhân hóa. Thông tin được đài truyền NBC đưa ra trong một phóng sự phát vào ngày 29/06/2018.

summit2

Ảnh vệ tinh chụp địa điểm thử nguyên tử Punggye-Ri của Bắc Triều Tiên. Planet Labs Inc/Reuters

Phóng sự của đài NBC, được phát hôm 29/06/2018, khẳng định còn quá sớm để nói rằng Bắc Triều Tiên không còn là một mối đe dọa hạt nhân như tổng thống Donald Trump từng tuyên bố.

Phóng sự của NBC căn cứ vào năm nguồn tin Mỹ, theo đó một số nguồn tin cho biết Bình Nhưỡng đã mở rộng thêm việc sản xuất uranium được làm giầu trong những tháng vừa qua, song song với việc mở đối thoại với Mỹ. Một trong số các nguồn tin này còn khẳng định với NBC là "có rất nhiều bằng chứng cho thấy rõ là Bắc Triều Tiên đang tìm cách lừa Mỹ".

Được Reuters liên lạc, cơ quan tình báo Mỹ CIA từ chối bình luận phóng sự của đài NBC, còn bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết không có thẩm quyền và không có ý định bình luận về các hồ sơ liên quan đến tình báo.

Ngoại trưởng Mỹ : Trung Quốc phải tiếp tục trừng phạt Bắc Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - sẽ đến Bình Nhưỡng vào tuần tới - đã điện đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị hôm 28/06/2018 và nhấn mạnh đến "tầm quan trọng phải tiếp tục áp dụng hoàn toàn mọi nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc liên quan đến Bắc Triều Tiên". Đặc biệt trong việc ngăn ngừa Bình Nhưỡng xuất khẩu than bất hợp pháp, hoặc nhập khẩu dầu lửa bằng các tầu bè bị Liên Hiệp Quốc ngăn cấm.

Thu Hằng

Published in Diễn đàn

Vào một ngày đầu tháng Năm năm 1968, một cuộc nổi dậy của sinh viên Paris đã nổ ra, dẫn đến một sự đối đầu dữ dội giữa sinh viên và cảnh sát. Paris năm đó chẳng khác gì như đang có chiến tranh. Cuộc bạo động đã kéo dài nhiều ngày, rồi dần lan sang cả giới công nhân, và nhiều thành phần khác trên toàn nước Pháp. Năm mươi năm sau, sự kiện vẫn tiếp tục làm dấy lên nhiều tranh cãi và những phân tích khác nhau.

mai1

Đồng sáng lập phong trào 22/03, Daniel Cohn-Bendit trong một buổi họp báo tại giảng đường ở Nanterre, ngày 10/05/1968.AFP

Một điều chắc chắn là làn sóng xã hội năm đó đã làm rung chuyển cả đất nước và làm thay đổi sâu sắc diện mạo xã hội Pháp cho đến tận ngày nay. Những ai từng trải qua giai đoạn này đều nhắc lại sự kiện dưới cái tên ngắn gọn Mai 68.

Chống chiến tranh Việt Nam : Giọt nước tràn ly

Thế nhưng, theo giới sử gia và những người đã từng trải qua sự kiện, ngày đầu tiên cần phải nhớ đến chính là 22/03 và từ xã Nanterre, ngoại ô phía tây Paris. Nói một cách chính xác là vào ngày thứ Sáu, 22/03, lúc 19g45, dưới tác động của Daniel Cohn Bendit, một sinh viên người Đức, theo học ngành xã hội học, 142 sinh viên đã chiếm đóng khu vực tầng trệt tòa nhà hành chính của trường đại học.

Mục đích : Yêu cầu cảnh sát trả tự do cho 6 sinh viên tham gia vào một cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam theo lời kêu gọi của Ủy Hội Quốc Gia Việt Nam. Ông Jacques Tarnero cựu thành viên phong trào 22/03 trên RFI hồi tưởng lại :

"Có một cuộc biểu tình chống Mỹ, chống cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Và một nhóm sinh viên thuộc Ủy Hội Quốc Gia Việt Nam đã đập phá trụ sở của American Express và vài sinh viên của Nanterre, trong đó có Xavier Langlade, chuyên trách về trật tự của Nanterre đã bị cảnh sát bắt giam giữ.

Thế là tức thì những ai thuộc phe tả của cánh tả đã được vận động xuống đường yêu cầu trả tự do cho những người bạn bị bắt. Họ hô vang khẩu hiệu "trả tự do cho bạn chúng tôi". Trong ngày 22/03 và ngay trong tối hôm đó, chúng tôi đã quyết định chiếm đóng biểu tượng quyền lực của Nanterre đó là tòa nhà hành chính và chúng tôi chiếm đóng cả đêm".

Chống một xã hội tôn ti cứng nhắc

Vụ bắt giữ sinh viên tham biểu tình chống chiến tranh Việt Nam chỉ là giọt nước tràn ly, làm bùng nổ những bức bối âm ỉ từ trước. Giới trẻ Pháp lúc bấy giờ ngày càng cảm thấy ngột ngạt trước một xã hội quá ư là tôn ti cứng nhắc.

Trong gia đình, đó là hình ảnh gia trưởng của người cha. Ngoài xã hội, một chính phủ bảo thủ cứng nhắc, luôn tìm cách áp đặt việc tuyển chọn đầu vào đại học. Một ý tưởng mà cựu tổng thống Pháp, Valery Giscard d'Estaing, khi ấy mới chỉ là một nghị sĩ trẻ phản đối mạnh mẽ khi kể lại với phóng viên kênh 5 truyền hình Pháp :

"Vấn đề ở đây, đó chính là sự sụp đổ hệ thống giáo dục của nước Pháp. Hệ thống giáo dục của Pháp lúc bấy giờ rất tốt nhưng đó lại là một hệ thống dành cho tầng lớp ưu tú. Và như vậy, có một bộ dân chúng được hưởng, và một bộ phận khác không được hưởng".

Giới trẻ Pháp khi ấy đã chán ngán với cái gọi tư tưởng độc đoán, ngoài xã hội là một Nhà nước của tướng De Gaulle, trong trường học là lối truyền đạt theo cổ điển. Điều nghịch lý là đại học Nanterre, nơi khởi phát phong trào sinh viên, mở cửa vào năm 1964, khi ấy được xem như hình mẫu một trường đại học hiện đại và thực nghiệm với một đội ngũ giảng viên có uy tín đến từ Sorbonne.

Một Nanterre hiện đại nằm cạnh các khu ổ chuột nơi có đông dân lao động nhập cư. Nanterre lúc đó là một hình ảnh tương phản rất rõ nét giữa một bên là cô tú cậu tú đến từ những quận giàu có của Paris và nhiều làng xã ngoại ô sang trọng hay trung lưu khác và bên kia là những người đàn ông, phụ nữ, trẻ con, người già phần đông đến từ Algeri, sống trong những ngôi nhà tạm bợ tồi tàn.

Trong một môi trường tẻ nhạt, bị cô lập vì điều kiện đi lại còn khó khăn không như bây giờ, Nanterre với những chương trình hiện đại hóa các ngành xã hội đã trở thành miền đất mầu mỡ cho những cuộc họp mặt và tranh luận chính trị, cho những ai không có thời gian, phương tiện hay ham muốn đến giải trí tại khu phố cổ Latinh trong lòng Paris.

Chính trong hoàn cảnh đó đã bắt đầu nhen nhúm hình thành một tập hợp rất đa dạng và đôi khi xảy ra xung đột đi từ cực hữu, công giáo thiên tả, rồi cộng sản, và nhất là cực tả còn chia thành nhiều nhóm khác nhau như theo Troskist, Mao Trạch Đông, vô chính phủ, tự do ...

Nhu cầu quyền tự quyết đời sống riêng tư

Nhưng có lẽ khao khát tự do sống cuộc đời của mình, đòi hỏi quyền tự quyết đã nhen nhúm ngọn lửa phản kháng đầu tiên. Ngày 21/03/1967, Daniel Cohn Bendit, lãnh tụ phong trào sinh viên năm 68, sau này là cựu nghị sĩ Châu Âu (2002 – 2014), khi ấy đã cùng với 60 sinh viên khác chiếm đóng một tòa nhà của trường đại học để phản đối một nội quy của trường cấm nam sinh tiếp cận khu vực dành cho nữ sinh sau 22 giờ. Trên kênh France 5, ông nhớ lại :

"Không thể nào hiểu được là tại Pháp điều đó vẫn còn bị cấm trong khi mà ở khắp nơi khác, mọi thứ đã thay đổi. Bởi vì, nhiều nơi vào cuối những năm 1960, không còn muốn sống theo nhịp của thời hậu chiến".

Việc nới lỏng nội quy đã tạm dẹp mọi bất ổn sang một bên. Nhưng bầu không khí nghi kỵ giữa sinh viên, nhất là những người mang tư tưởng cực tả và ban lãnh đạo nhà trường ngày càng thêm nặng nề. Những sinh viên này ngày càng dấn thân hơn trước một trật tự tôn ti bị cho là "tiếp tay" với một chính quyền trấn áp.

Tình hình tạm lắng chỉ kéo dài được vài tháng. Ngày 17/11/1967, kế hoạch cải cách đại học mang tên Fouchet đã đẩy 2.500 sinh viên tiến hành một cuộc đình công vô thời hạn, yêu cầu hiệu trưởng trường đại học Nanterre lúc bấy giờ là ông Pierre Grappin chuyển các đòi hỏi của họ đến bộ trưởng. Hành động phản đối này cũng được các sinh viên tại Sorbonne và Orsay hưởng ứng. Phong trào kết thúc với kết quả là sự chia rẽ của nghiệp đoàn sinh viên UNEF, chiếm đa số tại Nanterre lúc bấy giờ.

Thế nhưng sự cố ngày 08/01/1968 hay còn được nhớ đến với tên gọi "sự cố bể bơi" đã nhen nhúm lại những tia lửa phản kháng tưởng chừng đã lụi tàn, đồng thời làm xuất hiện một hiện tượng mới "Daniel Cohn Bendit", người đã có một cuộc đối thoại cộc lốc bất nhã, chỉ trích bộ trưởng Thể Thao lúc bấy giờ là Francois Missoffe, đến Nanterre để khánh thành bể bơi của trường, là không quan tâm đến vấn đề tình dục của giới trẻ trong Sách Trắng.

"Ông ấy trả lời tôi là nếu cậu có vấn đề tình dục, cậu hãy nhảy xuống bể bơi đi ! Và tôi trả lời ông ấy rằng đó cũng là những gì Hitler từng nói để lẩn tránh vấn đề tính dục. Đúng là nói như thế cũng không hay lắm về phần ông ấy cũng như là phần tôi".

Căng thẳng sau đó lại dấy lên giữa sinh viên và chính quyền. Một cuộc va chạm đã xảy ra vào ngày 26/01/1968 giữa cảnh sát và sinh viên trong một cuộc biểu tình ủng hộ chàng thanh niên 22 tuổi này và phản đối việc thành lập "danh sách đen", trong khi chờ đợi ra trình diện trước ủy ban đặc biệt của sở cảnh sát ngày 16/02.

Từ "nước Pháp nhàm chán" đến lời kêu gọi của 142 sinh viên

Mọi việc sau đó cũng được giải quyết ổn thỏa, Daniel Cogn Bendit không bị trục xuất, nhưng nỗi bức bách của sinh viên bắt đầu được giới truyền thông quan tâm đến. Người ta còn nhớ ngày 15/03/1968, nhật báo độc lập Le Monde có bài xã luận : Quand la France s'ennuie (tạm dịch là Khi nước Pháp buồn chán).

Vào thời kỳ đó, nước Pháp còn đang trong giai đoạn 30 năm Vinh quang (Trente Glorieuses). Đất nước phồn thịnh, kinh tế ổn định và tăng trưởng đều đặn. Thế nhưng, bài xã luận của Le Monde lại viết rằng :

"Những gì đặc trưng cho nước Pháp chính là sự nhàm chán. Người Pháp buồn chán. Họ không tham gia vào bất cứ việc gì, ở gần cũng như ở xa trước những biến động lớn đang làm rung chuyển thế giới. Chiến tranh Việt Nam hẳn cũng làm họ mủi lòng nhưng không làm họ màng đến thật sự (…) Giới trẻ chán nản.

Sinh viên biểu tình, rục rịch phản đối, đấu tranh tại Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, tại Algeri, Nhật Bản, Mỹ, Ai Cập, Đức, hay như tại Ba Lan. Họ có cảm giác là có những cuộc chinh phục phải thực hiện, một cuộc phản đối phải được lắng nghe, hay chí ít một tâm trạng phản bác, để chống lại những điều phi lý. Vậy mà sinh viên Pháp chỉ bận tâm đến việc liệu các nữ sinh Nanterre và Antony có thể tự do vào phòng nam sinh hay không, một khái niệm vốn được quy định trong nhân quyền".

Nhưng Le Monde đã nhầm. Vài ngày sau cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam (16-17/03), ngày thứ Sáu 22/03, với lời kêu gọi của Daniel Cohn Bendit, 142 sinh viên đã tấn chiếm tòa nhà trung tâm của đại học Nanterre, yêu cầu trả tự do cho những sinh viên bị bắt.

Ông Roland Castro, một cựu sinh viên lúc bấy giờ, hồi tưởng : "Đối với tôi, ngày 22/03 chính là ngày của 142 kẻ đảo chính. Họ nổi cáu vì một chủ đề thứ yếu. Họ chiếm tòa nhà trung tâm, họ đã vi phạm, họ đã vượt qua cửa. Nhưng họ, ngày 22/03, đó là những cậu sinh viên thông minh, năng động, tinh quái, buồn cười và họ đã không tuân thủ quy định".

Với cựu lãnh tụ phong trào sinh viên năm ấy, Daniel Cohn Bendit, phong trào 22/03 thật sự là ngòi thuốc nổ : "Tôi chưa bao giờ nói là mọi việc đều ổn thỏa. Chúng tôi xem xét vấn đề ngày nào hay ngày đó. Trong một khoảnh khắc tôi nghĩ là hành động chiếm đóng này chỉ là nhất thời, chứ không nghĩ là một ngòi thuốc nổ cho Nanterre".

Giới nghiên cứu cho rằng chính vào lúc này sinh viên Pháp đã ý thức được về sức mạnh của phong trào, rằng họ còn có thể đẩy xa hơn nữa các giới hạn và có thể tự trấn an và tự tin ở chính bản thân mình. Họ có thể dấn thân vào đấu tranh chính trị, một cách triệt để, bất ngờ và sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào.

Chính cách thức làm chính trị này đã dẫn đến sự kiện tháng 05/1968 (Mai 68) sau đó, với các cuộc tổng đình công quy tụ mọi tầng lớp giai cấp, làm biến đổi sâu sắc xã hội Pháp vốn dĩ còn quá nặng nề với những lề lối truyền thống và bảo thủ.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 04/04/2018

Published in Văn hóa

Ngày xưa, tại một dải ngân hà xa xôi, có một nước cộng hòa dân chủ đã chuyển thành một "Đế chế chuyên chế". Những người cuối cùng ủng hộ nền Cộng Hòa cương quyết kháng cự và thành lập một phe nổi dậy. Thế đấy, người ta có thể tóm lược sơ qua bối cảnh chính trị của bộ sử thi không gian điện ảnh "Star Wars" (Chiến tranh giữa các vì sao) như thế.

star1

Nhiều cách "đọc", "xem" và "hiểu" Star Wars. Reuters

Star Wars đã mê hoặc bao khán giả đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Nhưng Star Wars còn làm hao tốn nhiều giấy mực cho bài bình phẩm, nhận định, phân tích về nội dung cốt truyện, về kỹ xảo, trang phục… Đặc biệt, Star Wars còn là đối tượng nghiên cứu cho các chuyên gia về địa chính trị.

Với các nhà phân tích, hình ảnh một nền cộng hòa chuyển sang chế độ chuyên chế độc tài chẳng khác gì một lời cảnh báo về tương lai hệ thống chính trị phương Tây. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra : Tương quan lực lượng giữa các thế lực đang đối chọi nhau đó là gì ? Các mối xung đột được trình bày trong từng hồi phim ra sao ?

Chuyên gia địa chính trị Fabien Herbert, trên trang mạng Les Yeux Du Monde (tạm dịch là Nhãn quan thế giới), trong bài viết đề tựa "Tiến triển của sự cảm nhận về xung đột trong Star Wars", lần lượt làm sáng tỏ cách nhìn về cuộc xung đột trên thế giới trong Star Wars.

Bộ ba tập phim những năm 1980 (Hồi IV, V và VI)

Bộ ba đầu tiên của bộ sử thi không gian này ra mắt khán giả trong khoảng thời gian 1977-1983, phác họa lại hành trình của chàng thanh niên Luke Skywalker, và một nhóm nổi dậy muốn lật đổ Đế Chế Thiên Hà, vốn là một chế độ chính trị chuyên quyền.

Cốt truyện chính trong bộ ba điện ảnh đầu tiên này là một sự đối đầu giữa hai phe đại diện cho Thiện và Ác. Mô hình xung đột này lại cùng thời với một giai đoạn lịch sử nhân loại : Đó là cuộc Chiến Tranh Lạnh, với việc ông Ronald Reagan đắc cử tổng thống Mỹ năm 1980.

Vào thời điểm này, sự đối đầu Đông/Tây lên đến cao trào. Châu Âu đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1983. Tổng thống Reagan khi đó có cảnh báo "xu hướng gây hấn từ một đế chế Ác". Do đó, ông kêu gọi thế giới phải tiếp tục "cuộc chiến giữa cái Tốt và Xấu, giữa cái Thiện và Ác".

Nói một cách khác, trong giai đoạn này, Liên Xô bị giữ vai Ác. Và thế là một dự án lá chắn tên lửa mang tên "Sáng kiến phòng thủ chiến lược", còn nổi tiếng dưới tên gọi "Star Wars" trong giới truyền thông Hoa Kỳ đã được tổng thống Reagan thực hiện vào năm 1983. Hình ảnh đối đầu Đông/Tây đeo bám Chiến Tranh Lạnh cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Tác giả George Lucas đã lấy cảm hứng từ chế độ chuyên chế để xây dựng cho mình "Đế Chế Thiên Hà". Thế nhưng, trên thực tế, chính chế độ phát xít là mô hình đầu tiên ông nhắm đến. Cha đẻ của Star Wars còn thú nhận rằng ông đã chuyển tải một lời chỉ trích nhắm vào chính sách đế quốc của Hoa Kỳ. Do đó có thể nói là đã có sự xê dịch giữa những gì bộ phim và người sáng tác muốn truyền đạt và cách thức mà bộ phim đó đã được diễn giải và được sử dụng trong một bối cảnh chính trị đặc biệt.

Ngày nay, khi nói đến bộ ba tập phim đầu tiên, cách người ta hiểu về Đế Chế Thiên Hà gần giống với chế độ phát xít hơn, bởi vì Liên Xô giờ không tồn tại nữa, nhất là chế độ phát xít để lại một chấn thương tâm lý ở các xã hội phương Tây lớn hơn là chế độ Xô Viết.

Bộ ba tập phim của những năm 2000 (Hồi I, II và III)

Thế rồi, Chiến Tranh Lạnh không còn nữa. Liên Bang Xô Viết vốn là chủ đề cơ bản của bộ ba tập phim đầu tiên cũng sụp đổ. Chính trong bối cảnh địa chính trị thay đổi mà những thách thức chính trị trong thế giới Star Wars ra đời trong những năm 2000 cũng tiến triển theo. Hồi I của bộ ba thứ hai (1999) bắt đầu giống với các hệ thống chính trị phương Tây của những năm 2000, nghĩa là có một nền hòa bình dân chủ.

Tuy vậy, vẫn tồn tại một thế lực chính trị đối kháng với nền Cộng Hòa, trước khi Đế Chế được hình thành. Đó là Liên Hiệp Thương Mại, mà bản thân liên hiệp này cũng là một phần của một đảng ly khai mang tên "Tổng Liên Đoàn các hệ thống độc lập". Và thế là xuất hiện thêm hai chủ đề mới : Kinh tế và Tư tưởng độc lập.

Thật ra theo tác giả Fabien Herbert, đề tài thương mại bắt đầu ló dạng trong bộ ba phim gốc vào lúc mà cuộc xung đột tư bản/cộng sản đã kết thúc và phần thắng nghiêng về phe chủ nghĩa tư bản. Năm 1995, Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ra đời và G. Lucas đã tính đến những động cơ kinh tế của các Nhà nước trong các mối quan hệ của họ với xung đột, chẳng hạn như trường hợp của cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh (1990/1991). Người ta có thể đi xa hơn khi hình dung rằng vai trò tai hại của Liên Hiệp Thương Mại trong Star Wars gợi nhớ đến tác động của nền kinh tế thị trường tại các nền dân chủ.

Còn đối với Tổng Liên đoàn các hệ thống độc lập, bộ ba tập phim này trước hết minh họa những phong trào đòi độc lập xuất phát từ Liên Xô và tại Nam Tư. Với tác giả, ý tưởng này được thể hiện trong tập phim "Star Wars, hồi I : Hiểm họa bóng ma" năm 1999. Vào thời kỳ đó, cuộc chiến tại Kosovo đã lên đến đỉnh điểm.

Tuy nhiên, cách xử lý tiêu cực về phong trào đòi ly khai trong Star Wars trái ngược với vị thế của phương Tây lúc bấy giờ, vốn dĩ ủng hộ các phong trào đòi độc lập. Ông Fabien Herbert nghĩ rằng vào thời kỳ này, rất có thể ông G. Lucas có những cảm nhận khác về những phong trào độc lập đó.

Bộ ba tập phim của những năm 2010 (Hồi VII và "Rogue One")

Đến với bộ ba tập phim này, tuy George Lucas đã bán tác quyền cho tập đoàn Disney nhưng cách diễn giải về sự cảm nhận chiến tranh trong Star Wars vẫn có những tiến triển. Bối cảnh chính trị dù gần như không thay đổi nhưng cách xử lý cuộc xung đột giữa Đế Chế với phe Nổi Dậy là hoàn toàn khác biệt, nhất là trong "Rogue One : A Star Wars Story".

Các nhà sản xuất đã tái cập nhật thời sự cuộc chiến giữa Đế Chế Thiên Hà và quân nổi dậy bằng cách thêm vào đấy một phe thứ ba : Phe nổi dậy "cực đoan". Đó không phải là một sự gợi nhắc đơn giản trong phim mà quả thật là một thách thức quan trọng, bởi vì phần đầu của phim tập trung về chủ đề này.

Các nhân vật chủ chốt trong phim (phe nổi dậy ôn hòa) có nhiệm vụ tìm kiếm lãnh đạo một phong trào nổi dậy cực đoan và lôi kéo người ấy trở về với vị thế có chừng mực hơn để rồi người ấy hội nhập lại phe nổi dậy. Kịch bản đã có sự tiến triển từ một cuộc xung đột giữa hai phe tham chiến trong bộ ba tập phim đầu tiên của những năm 1980 sang một kịch bản phức tạp hơn trong Rogue One.

Nếu như cả hai phe nổi dậy không công khai đối đầu nhau, nhưng họ lại có quá nhiều khác biệt về quan điểm chính trị để mà có thể hợp nhất. Tình thế này khá gần gũi với những cuộc chiến mà chúng ta đang nhìn thấy ngày nay. Ít ra là chúng cũng phản ảnh rõ cảm nhận của chúng ta về những cuộc xung đột đó như cuộc chiến tại Syria, Iraq, Yemen hay Tchetchenia.

Chẳng hạn như lấy Syria làm ví dụ để so sánh những nét tương đồng trong Star Wars với tình hình Syria tại chỗ. Đối đầu nhau trên địa bàn hiện nay, một chính phủ chính thống do Bachar al-Assad điều hành mà ta có thể so sánh với Đế chế Thiên Hà trong Star Wars. Các phe nổi dậy Syria (Quân đội Syria Tự do-FSA-Free Syria Army) thì giống với quân nổi dậy do công chúa Leia cầm đầu. Và các phe thánh chiến Djihad (cụ thể là Jabhat Fatah al-Sham, được cho là quân nổi dậy hùng mạnh nhất) được đại diện bởi "phe nổi dậy cực đoan" trong Star Wars.

Cuối cùng tác giả cho rằng cách diễn giải về logic xung đột hiện có có vẻ hơi khập khiễng, nhưng đó cũng không phải là lỗi của các nhà sản xuất cũng như là lỗi cách trình bày sai lệch về những cuộc xung đột đó trong xã hội phương Tây. Trong một nỗ lực tìm cách truyền đạt tầm nhìn của chúng ta về các mối tương quan chính trị và địa chính trị toàn cầu, thì Star Wars chứng tỏ cho thấy là một bộ sử thi điện ảnh khoa học viễn tưởng đầy tham vọng nhất của thời đại.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 25/12/2017

*****

Fabien Herbert : Biên tập về địa chính trị cho Les Yeux du Monde. Được đào tạo tại trường Đại học Công giáo Louvain, Fabien Herbert là nhà báo và chuyên phân tích về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Ông đặc biệt quan tâm đến thế giới nói tiếng Nga và Trung Đông.

Published in Văn hóa
mercredi, 20 décembre 2017 11:41

Nguồn gốc tập tục Cây thông Noël

"Mon beau sapin, Roi des forêts…", cứ mỗi dịp Noel về lời bài hát này do ông Ernst Anschütz, một người Đức sáng tác năm 1824 như lại văng vẳng bên tai. Noel đến người dân Pháp cũng như những nước theo truyền thống Kitô giáo đều hối hả tìm chọn một gốc thông đẹp nhất để bày ở góc nhà hay cạnh lò sưởi bập bùng ánh lửa. Trẻ nhỏ lại xúm xít phấn khởi tô điểm cho cây thông thật trang hoàng lộng lẫy, và mong đợi những món quà Noel bất ngờ dưới bóng cây thông. Những hình ảnh đó khiến ta chợt hỏi : Cây thông Noel có tự bao giờ và từ đâu mà đến ?

noel1

Dưới gốc một cây thông Noel tại quảng trường Kleber, Strasbourg, Pháp năm 2010.Wikimedia Commons

Truyền thống có từ đâu ?

Giống như hầu hết các biểu tượng Lễ Giáng Sinh, cây thông có nguồn gốc từ các tôn giáo ngoại đạo cách nay từ 2 000 – 1 200 năm trước Kitô giáo mừng ngày chí đông, ngày ngắn nhất trong năm. Thời kỳ đế chế La Mã, ngày 25 tháng 12 – vốn tương ứng với ngày đông chí – còn là ngày lễ thần Mặt Trời Sol Invictus.

Ngày lễ này diễn ra trước tuần lễ Saturnalia, tôn vinh Saturne, vị thần nông nghiệp. Thời gian này là dịp để mọi người tặng quà nhau. Điều này hầu như không đáng ngạc nhiên, ngay cả ngày Chúa Giê-su Giáng Sinh cũng đã được chọn theo cách như thế để mà xen kẽ với các ngày lễ đông chí ngoại giáo.

Vào thời đó, người La Mã cũng trang trí nhà cửa bằng các nhánh thông trong dịp lễ này. Với các xứ Bắc Âu, tại một số dân tộc người Đức và Scandinavia (Bắc Âu), đây còn là mùa lễ hội Yule, cũng mừng mùa đông chí. Theo thần thoại Bắc Âu, khi đêm xuống, thần Heimdall đến thăm từng nhà và để lại một món quà cho nhà nào đã hành xử tốt trong năm.

Trong tất cả những ngày lễ đó, việc sử dụng các cây thông xanh như là các yếu tố trang trí là muôn thuở. Còn gì mang tính biểu tượng hơn bằng những cây xanh có gai vào giữa mùa đông lạnh giá để mừng sự trở lại ngày dài và mùa xuân ? Hơn nữa, biểu tượng của cây như hình ảnh của sự sống và tái sinh cũng đã được phổ biến rộng rãi từ xa xưa và cũng không lạ lẫm gì đối với Kitô giáo.

Hình ảnh đó làm cho người ta nghĩ đến "cây sự sống" trong vườn Ê-đen, cách biểu đạt ẩn dụ thông thường về chiếc thập giá của đấng Giê-su. Thế nhưng, để biến tập tục này thành một truyền thống của Kitô giáo, Giáo Hội từ lâu đã phải chống lại các tín ngưỡng tôn thờ cây cối.

Chuyện kể rằng vào thế kỷ VII, Thánh Boniface xứ Mainz, "sứ đồ của người Đức" muốn thuyết phục các đạo sĩ người Giec-ma-ni rằng "cây sồi thần Thor" không phải là một cây thiêng, nên đã cho đốn hạ một cây trước sự chứng kiến của họ. Những người ngoại đạo đó sau này đã nhanh chóng cải đạo khi nhận thấy rằng thần Sấm Sét Thor đã không có phản ứng tức thì ngay sau vụ việc.

noel2

Tranh vẽ thánh Boniface hạ "cây sồi thần Thor". Wikimedia Commons

Người Công Giáo lấy lại tập tục này từ khi nào ?

Người ta cho rằng tập tục này được người Công giáo sử dụng lại lần đầu là nhờ Thánh Colomban, một tu sĩ người Ailen vốn dĩ đã đi du hành rất nhiều tại Gallia. Một đêm Giáng Sinh, có lẽ ông ấy đã lên đỉnh núi cùng với một vài tu sĩ tu viện Luxeuil, do ông dựng nên dưới chân dãy núi Vosges năm 590.

Tại đây, họ đã tìm thấy một cây thông cổ thụ, vật tôn thờ của một ngoại đạo. Theo quan điểm của người Celts, cây vân sam (một họ thông) được ví như là "cây sinh sản". Tương truyền rằng Colomban và những người đồng hành dường như đã treo đèn lồng của họ lên các cành cây nhằm tạo thành một cây thánh giá tỏa sáng. Thế nhưng cho đến giờ câu chuyện này vẫn chỉ mang tính huyền thoại vì chưa có một tài liệu nào thời kỳ đó chứng minh sự việc.

Theo giải thích của kênh truyền hình KTO, tập tục cây thông Noel dường như đã có tại Châu Âu vào thế kỷ XI, nhưng xuất hiện một cách chính thức là vào thế kỷ XVI.

"Mãi đến thế kỷ XI, Giáo Hội vốn ngờ vực các tập tục ngoại giáo nên đã quyết định Kitô hóa tục cây thông Noel. Đây là lý do giải thích bí ẩn vì sao trong những vở kịch tôn giáo được diễn trong các nhà thờ mùa Noel, người ta đều thấy xuất hiện một cây nặng trĩu quả , được đặt ngay giữa sàn diễn, biểu tượng cho thiên đường.

Nhưng trên thực tế, tập tục cây thông Noel xuất hiện chính thức tại Châu Âu vào năm 1546. Còn ở Pháp, chính tại vùng Alsace, người ta tìm thấy dấu vết đầu tiên, nhất là khi thành phố Selestat cho phép chặt cây trong mùa Noel".

Báo công giáo La Croix trong một số ra đầu tháng 12/2017 cho biết bản ghi chép sổ sách kế toán của thành phố Selestat năm 1521 còn lưu lại rằng : "Bốn đồng silinh (tiền Áo) cho người gác rừng để bảo vệ ‘mais’ kể từ ngày Thánh Thomas (bắt đầu từ ngày 21/12)". Đó là những khoản chi cho người bảo vệ rừng hòng ngăn chặn nạn chặt phá thô bạo các cây ‘mais’ (trong tiếng Thụy Sĩ cổ gọi là cây lễ hội).

Với chính quyền thành phố Selestat ngày nay, không còn cách diễn giải nào khác : "Nếu như thành phố Selestat phải bảo vệ rừng qua việc dự phòng một khoản chi như vậy, điều đó có thể là việc trang trí một cây vào thời điểm này của năm là khá phổ biến và là một phần của tập tục".

Thành phố Riga, thủ đô của Latvia cũng chính thức tự nhận là nơi xuất phát tập tục cây thông Noel. Truyền thống này rất có thể do một phường buôn du nhập vào Latvia năm 1510. Mục đích ban đầu là dùng để đốt cho ngày chí đông, nhưng cuối cùng cây thông đã được giữ lại, trang trí và dựng tại khu chợ của thành phố để mừng Noel. Ngày nay vẫn còn một tấm đá lát đánh dấu vị trí.

Nghệ thuật trang trí bắt nguồn từ đâu ?

Nói đến cây thông Noel mà không thể không nói đến nghệ thuật trang trí. Cây thông Noel mà chúng ta biết đến ngày nay là kết quả của một sự hòa trộn kế thừa từ những phong tục ngoại đạo và những điều thần bí công giáo.

Thuở sơ khai, vào thời kỳ trước Công Nguyên, người Celts mừng sự hồi sinh của Mặt Trời bằng việc trang trí cây vân sam, biểu tượng của sự sống. Họ treo trên cành cây các loại hoa quả, lúa mì để cúng tế các vị thần.

Cùng với thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của Công giáo, những thay đổi của khoa học – kỹ thuật, mà tập tục trang trí cây thông cũng có những biến đổi theo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển xã hội.

Vào thế kỷ XI, biểu tượng của cây thiên đường được trang hoàng bằng các loại mứt kẹo, các loại bánh và những quả táo đỏ, ám chỉ đến những trái cấm trong vườn Eden và Eva. Thế nhưng, theo ông Fréderic Picard, phóng viên tờ Le Figaro, phải đợi đến thế kỷ 16, cây thông mới được thắp sáng lần đầu :

"Theo tương truyền, ông Martin Luther bị lóa mắt trước vẻ đẹp của cây thông phủ đầy tuyết. Những chiếc cành xanh lá phản chiếu ánh sao lấp lánh. Và ông tạo dựng lại hình ảnh này bằng cách để những ngọn nến trên cây thông của mình".

Tập tục này được tiếp tục phát triển mạnh vào thế kỷ XVII. Cây thông Noel thời kỳ này được tháp sáng bằng những chiếc vỏ sò đầy ắp dầu. Đèn điện xuất hiện cũng đã làm thay đổi triệt để nghệ thuật trang trí cây thông. Dây đèn điện trang trí đầu tiên lần đầu ra mắt là tại Hoa Kỳ, năm 1882, do một người bạn của Thomas Edison, một nhà phát minh và thương gia nổi tiếng của Mỹ lúc bấy giờ.

noel3

Một cửa hàng bán đồ trang trí cho ngày lễ Noel. Wikimedia Commons

Thế còn những quả cầu Noel thì sao ? Theo lời kể của Frédéric Picard, quả cầu trang trí Noel đầu tiên được chế tạo vào năm 1858 tại Moselle của Pháp một cách tình cờ.

"Một mùa hè khô hạn và một mùa đông khắc nghiệt đã làm cho mùa thu hoạch táo dùng để treo cây thông theo truyền thống bị mất mùa. May mắn thay, một người thổi thủy tinh đã nảy ra sáng kiến thay thế trái cây bằng những quả cầu bằng thủy tinh".

Giờ đây, được trang trí bằng muôn ngàn ánh đèn mà cây thông Noel đã trở thành một phong tục được cả thế giới đi theo và chia sẻ. Có lẽ không có gì hạnh phúc bằng trong đêm Noel giá lạnh, dưới gốc thông xanh lấp lánh ánh đèn, bên bếp sưởi hồng, cả nhà quây quần hòa chung tiếng hát : "Chúc Mừng Giáng Sinh".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 20/12/2017

Published in Văn hóa

Đối với Hà Nội, thượng đỉnh APEC 2017 tại thành phố Đà Nẳng là một cơ hội để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị khó khăn như hiện nay rất có thể gây nhiều trở ngại cho Việt Nam nói riêng và các nước thành viên APEC nói chung thúc đẩy mở rộng tự do giao thương. Từ Đà Nẳng, đặc phái viên Minh Anh tường trình :

hoinhap1

Cuộc họp giữa đại diện các nước thành viên còn lại của TPP tại Đà Nẳng ngày 09/11/2017. Reuters

RFI : Thân chào Minh Anh, thượng đỉnh APEC lần này diễn ra tại Đà Nẳng, miền Trung, khu vực vừa bị mưa bão, gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng và vật chất. Thiên tai này có ảnh hưởng gì đến thượng đỉnh ?

Minh Anh : Hội nghị thượng đỉnh APEC vẫn diễn ra bình thường, nhưng mưa bão những ngày gần đây có lẽ gây thất vọng cho lãnh đạo Việt Nam vốn rất kỳ vọng nhiều vào sự thành công của APEC năm nay. Kể từ khi Minh Anh có mặt tại Đà Nẵng, mưa gió suốt cả ngày. Hôm nay thời tiết có vẻ tốt hơn, tuy nhiên, việc đi lại của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, do lệnh cấm xe lưu thông trên nhiều tuyến đường quan trọng.

RFI : APEC năm 2017 tại Đà Nẵng có gì khác biệt so APEC 2006 tại Hà Nội ?

Minh Anh : Việt Nam xem kỳ APEC lần này như là một sự kiện đối ngoại lớn nhất từ nhiều năm qua, một sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Do đó, nếu so với kỳ APEC cách đây 11 năm, Việt Nam lần này tổ chức APEC 2017 ở một vị thế khác hẳn.

Nếu nói một cách ví von, năm 2006, Việt Nam lúc bấy giờ như là một "tân binh" chập chững bước vào cuộc chơi. Các biến đổi địa chính trị trên thế giới trong thập niên 1990 buộc chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ phải mở rộng cửa giao lưu với các nước láng giềng Đông Nam Á, cũng như với phương Tây.

Chẳng hạn như Việt Nam đã tham gia ASEAN, ký kết các hiệp định tự do thương mại FTA, bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau khi nước này bỏ lệnh cấm vận chống lại Việt Nam năm 1994… Nói tóm lại, APEC 2006 là dịp để Việt Nam ra mắt với thế giới.

Trong vòng hơn 10 năm qua, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng hơn và đa dạng hơn, trong đó Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

Để tỏ quyết tâm đẩy mạnh tiến trình hội nhập, Việt Nam đề xuất hai sự kiện trong Tuần Lễ Cấp Cao APEC. Thứ nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh Doanh Việt Nam với chủ đề "Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy", diễn ra hôm thứ Ba 07/11. Sự kiện thứ hai mang ý nghĩa lớn là Hội nghị Thượng đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017, kéo dài trong ba ngày từ ngày 08 – 10/11.

RFI : Hội nghị Thượng Đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017 bàn về những chủ đề gì ?

Minh Anh : Tham gia phiên họp có các quan chức cao cấp của các nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức quốc tế và khoảng 1 000 lãnh đạo các tập đoàn lớn trong khu vực. Trong bài diễn văn khai mạc ngày hôm qua (08/11), ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước, có nhấn mạnh đến những đóng góp quan trọng, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp hàng đầu thế giới cho đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, kể cả các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Trên thực tế, Châu Á – Thái Bình Dương là một vùng kinh tế rất năng động, có thể xem như là đầu tầu kinh tế thế giới. Đây cũng là khu vực thu hút gần 50% nguồn đầu tư thế giới, là trung tâm khoa học – công nghệ và chiếm gần 60% tỷ trọng GDP của toàn cầu.

Thế nhưng, những năm gần đây tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có những biến đổi sâu sắc. Các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tiếp. Trào lưu bảo hộ mậu dịch bắt đầu trỗi dậy tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh quốc… gây khó khăn cho tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam nói riêng và xu hướng mở rộng tự do thương mại cho các nước nằm trong vành đai Châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Trong bối cảnh này, hội nghị tập trung thảo luận về những thách thức, cơ hội có được, cũng như là chia sẻ những kinh nghiệm từ quá trình toàn cầu hóa, đà phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các hoạt động kết nối doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi phát huy sự năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.

Những nội dung này nằm trong bốn ưu tiên do Việt Nam đề xuất cho năm APEC 2017 có chủ đề là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung". Bốn ưu tiên đó là : Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm ; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng ; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số ; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Điểm đáng chú ý là tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 trong bối cảnh Hoa Kỳ bị chỉ trích theo đuổi chính sách co cụm, đòi xét lại nhiều thỏa thuận tự do mậu dịch, rút ra khỏi TPP. Mọi người chờ đợi xem ông Trump trình bày tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ra sao.

Hôm nay, Hội nghị Thượng đỉnh Doanh Nghiệp APEC 2017 tiếp tục bàn đến chủ đề vai trò của công nghệ cho các nhà khởi nghiệp mới, cho tăng trưởng kinh tế.

Đáng chú ý là Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại Giao và Kinh Tế (AMM), theo lịch trình đã kết thúc hôm qua, nhưng được kéo dài cho đến hôm nay. Nguyên nhân là do các bên bất đồng về cách sử dụng một số từ ngữ trong dự thảo tuyên bố chung. Dường như phía Hoa Kỳ yêu cầu thay đổi một số thuật ngữ liên quan đến các vấn đề tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch và biến đổi khí hậu, do chủ trương "Nước Mỹ trước hết" của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một sự kiện khác đang thu hút sự quan tâm theo dõi của giới quan sát, đó là cuộc họp bên lề APEC về Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm nay cho biết là 11 nước thành viên còn lại sẽ thảo luận một đề xuất thỏa thuận về nguyên tắc hòng duy trì TPP sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định.

Ngày mai, thứ Sáu, 10/11, lãnh đạo các nước thành viên sẽ có cuộc họp Đối Thoại của các nhà Lãnh đạo với Hội Đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Đặc biệt là lần đầu tiên, đối thoại APEC – ASEAN sẽ được tổ chức trong kỳ này. Mục đích là nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức, xúc tiến hòa bình và thịnh vượng chung cho toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong ngày cuối cùng, ngày thứ Bảy 11/11, chính thức khai mạc cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo các nước thành viên APEC do chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì. Cuộc họp thượng đỉnh này kết thúc trong cùng ngày.

Nguồn : RFI, 09/11/20147

Published in Diễn đàn

Tạp chí M của Le Monde, số ra cho hai ngày cuối tuần 07-08/10/2017, cho biết nhiều quý cô, quý bà tận dụng mấy ngày nghỉ lễ để chăm chút nhan sắc : nâng mũi, nâng má, gọt cằm hay cắt mí mắt…

aquan1

Ảnh minh họa trong bài viết của báo Le Monde.DR

Tuần báo đưa ra những con số thống kê ấn tượng : khoảng 1,2 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ đã được thực hiện trong năm 2015 ; cả nước có tổng cộng hơn 1.300 viện thẩm mỹ, trong đó có hơn 670 viện là ở Seoul. Với con số trên, Hàn Quốc xếp thứ ba trên thế giới, đứng sau Hoa Kỳ và Brazil.

Đặc biệt là thủ đô Seoul, điểm thu hút đông đảo khách hàng đến từ khắp Châu Á, thậm chí có cả Mỹ và Trung Đông. Bộ Y Tế Hàn Quốc cuối tháng 9/2017 tiết lộ là cứ 100.000 du khách nước ngoài, thì có 35% người Trung Quốc, 13,4% người Mỹ và 7,3% người Nhật đến Hàn Quốc để giải phẫu thẩm mỹ. Nguồn thu từ dịch vụ này đã tăng vọt gấp 4 lần, từ 5,7 tỷ won (tương đương 4,2 triệu euro) năm 2009 lên 221 tỷ won (163 triệu euro) năm 2017.

Tuần báo cho biết là những kỳ nghỉ lễ không chỉ là mùa cao điểm của du lịch mà cho cả lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Để có một cuộc hẹn, những người có nhu cầu, đa phần là dân công sở, đều phải đăng ký trước từ hai đến ba tháng. Điều gì đã biến Hàn Quốc thành thiên đường của ngành thẩm mỹ viện ?

Ông Jung Young-Choon, giám đốc viện Hershe, một trong những viện thẩm mỹ nổi tiếng ở Seoul giải thích với tuần báo M : "Trong xã hội Hàn Quốc, có nhan sắc là một lợi thế để kiếm việc làm vàmộtngười chồng tốt. Chính vì những lý do này mà nhiều bậc phụ huynh không ngần ngại thúc giục con mình dùng đến giải pháp phẫu thuật thẩm mỹ".

Một số người còn mua dịch vụ này để làm quà tặng cho con cái. Vẫn theo giải thích của ông Jung với phóng viên tuần báo : "Tại Hàn Quốc có ba điều quan trọng : giàu có, giáo dục và ngoại hình. Thường giàu có là do nguồn gốc gia đình. Học hành đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhưng với ngoại hình, nếu người ta biết tiết kiệm, họ vẫn có thể làm được điều gì đó, để trở thành người hoàn hảo trong con mắt người khác".

Chính vì những lập luận trên mà giờ đây việc dựa vào các phẫu thuật thẩm mỹ không có gì phải giữ bí mật. Người dân Seoul giờ quá quen thuộc với hình ảnh nhiều người phụ nữ rời thẩm mỹ viện mặt phủ đầy các vết băng bó.

Singapore : Người máy mát-xa

Đến với Singapore, du khách năm nay sẽ được tận hưởng một dịch vụ chữa bệnh khác chắc là không kém phần hấp dẫn : Đi mát xa do người máy thực hiện.

Emma, tên của người máy đã bắt đầu công việc từ đầu tuần này tại một bệnh viện tư ở Singapore. Trên thực tế, Emma chỉ là một cánh tay đòn, ở đầu trục được gắn những thiết bị giống như là lòng bàn tay và ngón cái của bàn tay.

Sản phẩm do công ty khởi nghiệp AiTreat chế tạo. Hệ thống Emma tiến hành mát xa theo kỹ thuật "tui na" của Trung Quốc. Nhờ vào các thiết bị cảm nhận, cũng như là trí thông minh nhân tạo, Emma có thể đo lường mức độ rắn chắc của cơ và gân của bệnh nhân.

Theo AFP, với 68 đô la Singapore (42 euro), các bệnh nhân của bệnh viện chữa trị theo y học cổ truyền của Trung Quốc được tận hưởng một giờ chăm sóc sức khỏe, bao gồm : 30 phút mát xa trên cơ thể tùy theo vị trí chỗ đau bằng người máy, 5 phút do một thầy thuốc thực hiện và 20 phút châm cứu.

Tuy nhiên, bà Calista Lim, một bác sĩ làm việc tại đây lưu ý, rô-bốt không thể thay thế người, mà chỉ giúp giảm áp lực công việc do số lượng bệnh nhân quá đông. AFP lưu ý là việc sử dụng công nghệ cao tại Singapore còn giúp các bệnh viện ở đây đối phó với tình trạng thiếu nhân lực, do việc ngày càng khó kiếm một thầy thuốc mát xa giỏi.

Indonesia : Một ứng dụng để dự báo núi lửa phun trào

Nhìn sang nước láng giềng Indonesia, quốc gia có gần 130 núi lửa vẫn còn đang hoạt động. Một nhóm các nhà khoa học trong năm đã đưa ra một trình ứng dụng để dự báo núi lửa phun trào và những nguy cơ thảm họa thiên nhiên khác nhau trên khắp quần đảo.

Số người sử dụng ứng dụng trên đã tăng vọt từ tháng 9 này, khi nguy cơ núi lửa Agung tại Bali phun trào trở lại. Hơn 10 000 lượt tải ứng dụng về Android và hơn 800 000 người xem trên trang mạng của ứng dụng. Joel Bronner, thông tín viên đài RFI tại Indonesia cho biết thêm thông tin về ứng dụng này :

"Ứng dụng được đặt tên là Magma Indonesia và đây là ứng dụng đầu tiên dành riêng cho núi lửa. Chương trình phần mềm này bao gồm một bản đồ cho thấy rõ các ngọn núi lửa với nhiều mầu sắc khác nhau.

Từ mầu xanh lá cây là "không có gì để báo động" cho đến mầu đỏ, chỉ rõ mức độ cảnh báo cao nhất. Bản đồ này cho phép thấy sơ qua tình trạng núi lửa trên khắp quần đảo Indonesia – nằm rải từ đông sang tây trên gần 5 000 km.

Ví dụ, trên bản đồ này hiện có hai núi lửa mầu đỏ. Một bên là Sinabung, nằm trên đảo Sumatra, đã phun trào vào cuối tháng 9 này. Bên kia là Agung, ở đảo Bali, có nguy cơ hoạt động trở lại làm gần 150 000 người phải đi sơ tán.

Ngoài núi lửa ra, các dữ liệu còn liên quan đến sạt lở đất và những trận động gần đây cũng có sẵn trong ứng dụng. Và nếu có rủi ro sóng thần ư, một lần nữa chương trình này cũng cung cấp thông tin".

aquan2

Magma Indonesia, một ứng dụng cung cấp thông tin núi lửa và nguy cơ thiên tai khác ở Indonesia.Ảnh chụp màn hình từ trang mạng Magma Indonésia

Ứng dụng Magma Indonesia có thể báo động trực tiếp đến người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp mà không cần phải đợi thông tin từ chính quyền. Ý tưởng của ứng dụng này là nhằm tiết kiệm thời gian và thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phổ biến thông tin.

Bên cạnh việc báo động khẩn cấp, chương trình phần mềm này còn mang ý nghĩa giáo dục. Các nhà lập trình hy vọng mang đến cho người dân những hiểu biết về thực tế địa chất liên quan đến những chuyển động đang diễn ra trên mặt đất và trong lòng đất.

Trên thực tế, Indonesia trên thực tế là điểm hội tụ của nhiều mảng địa chất, biến quần đảo này thành một vùng có rất nhiều núi lửa, xứng đáng với biệt danh là "vành đai lửa". Cuối cùng, theo Joel Bronner, ứng dụng này còn là một nguồn cung cấp thông tin cập nhật nhất về an toàn cho tất cả những ai thích leo lên một trong vô số núi lửa của Indonesia.

Hoa Kỳ : Donald Trump bị chỉ trích "tứ bề"

Tại Hoa Kỳ, có lẽ chưa có đời tổng thống nào lại bị chỉ trích "tứ bề" như dưới thời ông Donald Trump. Từ việc bị đại diện Bắc Triều Tiên sỉ vả nặng lời trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, bị các cầu thủ bóng bầu dục phản ứng, giờ đến lượt giới âm nhạc cũng bắt đầu lên tiếng phê phán Donald Trump.

Lần này chính là ca sĩ nhạc rap, Eminem. Trong một đoạn video được phát nhân lễ trao giải thưởng của đài truyền hình Mỹ, Eminem, hiện dẫn đầu số đĩa nhạc Rap bán ra tại Mỹ, đã có một chuỗi lời hát không nhạc nhắm vào tổng thống Donald Trump. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường thuật :

"Trước cơn bão, trời thường yên, biển thường lặng", Eminem đã bắt đầu như thế khi nhắc lại những lời lẽ mập mờ của Donald Trump thường hay sử dụng. Đoạn video được quay dưới một hầm để xe. Ca sĩ nhạc rap mặc một áo khoác đen có mũ choàng, dây đeo cổ bằng vàng, và xả cơn giận nhắm vào tổng thống, ‘kẻ tấn công tự sát vẫn có khả năng là một con thiêu thân hạt nhân’.

Eminem còn nhiều lần nhắc lại tranh luận về việc Donald Trump chỉ trích các cầu thủ bóng bầu dục Mỹ. "Người ta chỉ tập trung vào chuyện này thay vì phải nói đến Porto Rico, hay như cải cách về quản lý vũ khí. Tất cả những thảm kịch đó làm ông nhàm chán, ông chỉ thích dấy lên bão tố trên mạng Twitter".

Không những thế, Eminem còn chỉ trích cả lối sống của ông Donald Trump. Anh hỏi : "Ông nói rằng ông giảm thuế cho dân, nhưng ai sẽ trả chi phí cho những chuyến đi quá đáng của ông, những chuyến đi về giữa những tư dinh và sân golf nhà ?".

Cuối những tràng nhạc rap, Eminem mời gọi các fan hâm mộ hãy chọn lựa giữa tổng thống và anh, khi nói rằng : Ủng hộ Trump chính là lằn ranh đỏ !

Đoạn video được nhiều người xem trên các trang mạng xã hội. Eminem nhận được tin nhắn ủng hộ từ các cầu thủ bóng bầu dục. Nhưng các cử tri của Donald Trump cũng có phản ứng nói rằng họ sẽ không nghe ca sĩ nhạc rap nữa".

Minh Anh

Nguồn : RFI tiếng Việt, 14/10/2017

Published in Văn hóa

Những năm gần đây, giới quan sát nhận thấy nhiều nước Đông Nam Á đã dân chủ hóa như Thái Lan, Malaysia hay Philippines nay có xu hướng ngả theo mô hình chế độ "chuyên quyền". Đâu là nguyên nhân của sự thay đổi đó ?

hapluc1

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình và thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-Cha tại thượng đỉnh G20, ngày 04/09/2016. Greg BAKER / AFP

Hai chuyên gia Pháp, bà Sophie Boisseau du Rocher và ông Emmanuel Dubois de Prisque, trong chương trình Địa Chính Trị của ban tiếng Pháp đài RFI, cho rằng yếu tố Trung Quốc có một vai trò quan trọng trong xu thế chuyển đổi đó, nhất là kể từ sau khi quốc gia này có sự phát triển thần kỳ trong lĩnh vực kinh tế.

Trung Quốc rộng hầu bao hơn Hoa Kỳ

Đầu tiên hết hai chuyên gia lưu ý đến tính chất phức tạp của nền chính trị Châu Á bởi do tính đa dạng về văn hóa, xã hội. Nhìn một cách tổng quát, Châu Á sau Đệ Nhị Thế Chiến bị phân chia thành hai khối giữa một bên là các quốc gia theo chế độ cộng sản mà Trung Quốc là một ví dụ điển hình với bên kia là các nước thân Mỹ, và được Mỹ hậu thuẫn.

Khối các quốc gia theo Mỹ, tuy ban đầu là do chế độ quân sự chuyên quyền điều hành, nhưng vẫn cho phát triển một hình thức dân chủ nào đó. Cho đến tận những năm 1990, phương Tây vẫn tin rằng những nước này đang tiến hành chuyển tiếp dân chủ. Thế rồi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng năm 1997 làm chao đảo nhiều nền chính trị tại Châu Á.

Tuy nhiên, bà Sophie Boisseau du Rocher lấy làm tiếc rằng các quốc gia phương Tây đã lơ là trong việc hỗ trợ các nước Châu Á thúc đẩy tiến trình dân chủ. Nền dân chủ tại một số nước đặc biệt là Thái Lan, Philippines và Malaysia mà ở đây hai chuyên gia Pháp quan sát đã có dấu hiệu thụt lùi. Không những thế, cuộc khủng hoảng năm 1997còn là một cơ hội tốt cho Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng.

"Quả thật là cuộc khủng hoảng năm 1997, phương Tây đã không tận dụng được lợi thế để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình chuyển tiếp dân chủ. Nhưng ngược lại, khủng hoảng đó đã tạo lợi thế cho Trung Quốc để giang tay cứu nguy các nước Đông Nam Á nhằm tái khởi động các cỗ máy kinh tế. Khi làm điều đó, Trung Quốc tự giới thiệu như là một mô hình thay thế".

Trung Quốc nhờ vậy mà có thể trình làng một mô hình khả tín và đầy hứa hẹn cho các nước đó. Nhưng cùng lúc này, các cường quốc Châu Âu và Mỹ cũng bắt đầu bị suy yếu, đắm chìm trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và di dân dai dẳng. Và với việc Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, niềm tin vào các giá trị dân chủ phương Tây cũng vì thế tan nhanh như "tuyết dưới nắng nóng mùa hè".

Nhập nhằng chính trị : Lợi thế của mô hình Trung Quốc

Như vậy trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, phải chăng phương Tây và Hoa Kỳ đã không biết cũng như là không thể hỗ trợ một số tiến bộ tại Châu Á ? Theo quan điểm của ông Emmanuel Dubois de Prisque, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á đang bị "giằng xé" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

"Tôi nghĩ là trong một lúc nào đó, Hoa Kỳ cũng có thiện chí đáp ứng các đòi hỏi của nhiều nước Đông Nam Á. Nhưng vấn đề hiện nay là trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, ví dụ như trong mảng cơ sở hạ tầng, đúng là Trung Quốc có nhiều thứ để đề nghị hơn Hoa Kỳ. Quả thật, tại một số nước Đông Nam Á, họ cần đến sự hiện diện của Mỹ, nhưng điều nghịch lý là, những đề xuất của Trung Quốc đối với tầng lớp lãnh đạo các nước đó lại có vẻ khá hấp dẫn".

Vẫn theo ông Emmanuel Dubois de Prisque, những quốc gia có vấn đề nội bộ dễ bị hấp lực của mô hình chuyên quyền của Trung Quốc cuốn hút. Bởi vì một trong những phương diện đầu tiên quan trọng của mô hình Trung Quốc là sự nhập nhằng giữa các quyền lực.

"Phương diện hấp dẫn đầu tiên chính là một dạng nhập nhằng quyền lực, giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Tại Trung Quốc, một điều rõ ràng là quyền hạn tư pháp bị giới hạn, vì phải tuân theo lệnh của chủ tịch tòa án tối cao, vốn dĩ cũng phải tuân theo đảng cộng sản và nhà nước (tức hành pháp). Do đó, không có chuyện sáp nhập các nguyên tắc tam quyền phân lập trong văn hóa chính trị Trung Quốc. Những nguyên tắc mà Trung Quốc cho đấy là một liều thuốc độc của phương Tây".

Nhất thân, nhì cận

Ngoài những tác động bên ngoài do những chao đảo của thế giới tác, bà Du Rocher cho rằng sự đảo chiều chính trị đó tại một số quốc gia Đông Nam Á cũng không phải là một chuyện ngẫu nhiên. Cuộc khủng hoảng năm 1997 cho phép Trung Quốc tự giới thiệu mình như là một đối tác "hấp dẫn" và hiển nhiên do điều kiện thuận lợi về địa lý (ví dụ có chung đường biên giới trên bộ và biển...).

"Do vậy, ở đây chúng ta có một khu vực dù muốn hay không bị bám chặt vào không gian năng động Trung Quốc, một không gian năng động bao la. Ở đây có một tác động dội ngược tự nhiên. Tác động này đã được các doanh nghiệp và chính quyền Trung Quốc khai thác. Vì thế ngày nay không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều nước Đông Nam Á và đã trở thành một đối tác tài chính ngày càng quan trọng".

Trong xu thế này, hai chuyên gia Pháp đặc biệt chú ý đến trường hợp ba nước Đông Nam Á được cho là đã có một nền dân chủ : Thái Lan, Philippines và Malaysia nay có xu hướng đi theo mô hình chế độ chuyên quyền. Làm thế nào Bắc Kinh có thể tác động mạnh đến đời sống chính trị của ba nước trên cho dù có những khác biệt rõ nét về văn hóa, xã hội và chính trị ?

Theo quan điểm bà Du Rocher, tùy theo từng địa bàn mà Trung Quốc có những đối sách thích hợp và khôn khéo để phát huy ảnh hưởng của mình. Trong nhãn quan của Bắc Kinh, cả ba nước trên được cho là có nền dân chủ còn non kém so với nhiều quốc gia Châu Á "thân Mỹ" khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan...

Thái Lan từ đầu những năm 2000 luôn trong tình trạng khủng hoảng. Thế nhưng, Bangkok, nhất là hoàng gia Thái luôn duy trì một mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh. Chính nhờ vào mối quan hệ mật thiết này mà Trung Quốc dần dần mở rộng tầm ảnh hưởng.

Với Malaysia, Trung Quốc dùng kinh tế để ủng hộ chính quyền tham nhũng của thủ tướng Najib Razak. Bất chấp tai tiếng tham nhũng liên quan đến thủ tướng, Bắc Kinh vẫn tiếp tục đầu tư vào Malaysia. Tháng 6/2017, Trung Quốc mua tập đoàn xe hơi Proton biểu tượng nền công nghiệp quốc gia. Đây là một giai đoạn trong tiến trình kín đáo mà Trung Quốc tiến hành nhằm kiểm soát guồng máy kinh tế và chính trị Malaysia.

Cuối cùng là Philippines, một trường hợp mà bà Sophie Boisseau du Rocher đánh giá là khá thú vị. Việc ông Duterte lên cầm quyền là một thất bại của Mỹ. Từ hơn 50 năm qua, Philippines vẫn luôn được ví như là chiếc tủ kính của nền dân chủ. Philippines tỏa sáng sẽ tác động dây chuyền đến các nước khác trong khu vực.

Trên thực tế, Hoa Kỳ không có lợi ích gì khi ủng hộ nền dân chủ tại Philippines mà muốn duy trì một chế độ "gia đình trị". Chính vì thế mà người dân Philippines đã ồ ạt bỏ phiếu cho ông Duterte, một nhân vật gây nhiều tranh cãi.

"Bắc Kinh rất thông minh, hiểu được rằng đó là một sự bác bỏ ảnh hưởng của phương Tây, của Hoa Kỳ, những nước thường xuyên tuyên bố rằng họ mang lại hạnh phúc cho người dân Philippines, thiết lập nền dân chủ cho Philippines. Thế nhưng, thực ra, các nước phương Tây tìm cách duy trì và phát triển chế độ "gia đình trị" tại Philippines và Trung Quốc đã lựa chọn thời cơ chìa bàn tay ra.

Nhìn trên bản đồ, Philippines là một con tốt chiến lược quan trọng phục vụ lợi ích quân sự Trung Quốc. Tất cả những điều này được thực hiện từng bước nhỏ một và bền bỉ. Cần phải hiểu là nếu Trung Quốc thúc ép, thì các nước Đông Nam Á sẽ kháng cự lại. Do vậy, Bắc Kinh đi từng bước nhỏ, để xóa đi sự ngần ngại, e dè, thiết lập lòng tin, tạo dựng một cộng đồng cung chung vận mệnh".

Với ba quốc gia này, chuyên gia Du Rocher còn chú ý đến vai trò tích cực của cộng đồng người Hoa tại ba nước này. Những cộng đồng đóng một vai trò quyết định nhằm phát huy ảnh hưởng của Bắc Kinh. Mối liên hệ giữ giới doanh nhân và cộng đồng người Hoa vốn dĩ đã bám chặt ở đó là rất chặt chẽ. Họ có thể có những đảo ngược các quyết định theo hướng có lợi cho Bắc Kinh. Và họ hành động rất có hiệu quả.

Việt Nam một trường hợp cá biệt

Cũng theo bà Sophie Boisseau du Rocher, trước sức gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, mỗi một quốc gia trong khu vực có cách phản ứng riêng của mình. Do đó, đương nhiên là Trung Quốc thời Tập Cận Bình tập trung đầu tiên vào những nước yếu nhất.

Quốc gia đầu tiên rơi vào lòng Trung Quốc chính là Cam Bốt, một quốc gia vốn dĩ được cả cộng đồng quốc tế ủng hộ và giờ đây ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp và tài chính của Trung Quốc. Do đó, chế độ Hun Sen có thể trụ được là nhờ vào một sự năng động từ bên ngoài, mà chính bản thân sự năng động đó cũng do Trung Quốc tạo ra.

Bà Sophie Boisseau Du Rocher nhắc lại sự kiện ASEAN 2012 diễn ra ở Phnom Penh. Tại kỳ thượng đỉnh này, ASEAN đã không ký vào bản thông cáo chung vì các thành viên trong khối này đã không đạt được đồng thuận trên hồ sơ Biển Đông. Điều này đã khiến nhiều người ta đã nghĩ rằng có bàn tay thao túng của Trung Quốc lên chính quyền Cam Bốt để không ra được một tuyên bố chung gây bất lợi cho Bắc Kinh.

Nếu như Lào là một quốc gia mong manh trước tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, thì ngược lại, Việt Nam là một trường hợp cá biệt.

"Việt Nam là một quốc gia rất khó hiểu. Bởi vì, trong lịch sử, Việt Nam từng là một tỉnh của Trung Quốc. Việt Nam có một mối quan hệ rất phức tạp với quốc gia láng giềng khổng lồ này. Một mặt là từ phía đảng Cộng sản, cơ quan tiếp nhận tốt nhất các lợi ích của Trung Quốc tại Việt Nam, nhưng mặt khác có một chống đối ở người dân Việt Nam. Họ có một bản sắc rất mạnh mẽ và đã xây dựng một sức kháng cự chống lại Trung Quốc. Do đó Việt Nam là trường hợp riêng biệt".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 14/09/2017

*******

- Sophie Boisseau du Rocher : chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Châu Á, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp.

- Emmanuel Dubois de Prisque : nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Viện Thomas More.

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2