Khắc phục cho Quốc hội khóa 15 được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chủ yếu là tạo tiền đề cho các khóa sau, bằng cách đổi mới Luật về Quốc hội, để từ khóa 16 trở đi Việt Nam sẽ có một Quốc hội xứng đáng là đại diện cho trí tuệ của Dân tộc, thực hiện được ba chức năng quan trọng một cách trọn vẹn. Nếu cứ tăng cường độc quyền đảng trị như hiện nay thì nhiều khả năng u ám bao trùm. Đến lúc đó, dân tộc lâm nguy, mà Đảng như hiện nay cũng chẳng còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người tay sai cho bọn thống trị từ nước ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân cương hiện nay.
AFP
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế và đối ngoại, vừa có bài : "Đòn gió Ngoại giao thời nay". Mở đầu Tiến sĩ Thắng viết "Cuộc chiến tranh cân não giữa nước Mỹ của Biden và nước Nga của Putin có tạm dừng hay không tùy thuộc vào mỗi bên sẽ làm thỏa mãn đến mức độ nào thể diện quốc gia của phía bên kia. Những lúc bên miệng hố chiến tranh như thế này, dân chúng Việt Nam rất cần những bộ óc chiến lược, hiểu lòng dân mà không tạo cơ hội cho những âm mưu đến từ phương Bắc (1).
Bài viết phân tích việc "đu dây" của châu Âu giữa Mỹ và Nga lại cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến "chảo dầu sôi" ở Đông Á và Đông Nam Á. Đó là các "đòn gió ngoại giao" do Trung Quốc ra oai đối với Đài Loan và những đồn thổi về việc Trung Quốc có thể "xuất chưởng" bất ngờ ở đâu đó trên Biển Đông". Ông Thắng viết tiếp : "Vị trị địa-chính trị của đất nước buộc các nhà Lãnh đạo Việt Nam phải "đu dây". Vấn đề là "đu dây" hay "quân bình chiến lược" ấy phải trên căn bản nào ? Rõ ràng, trước làn sóng bành trướng không che dấu từ phương Bắc, Việt Nam chỉ có thể "đu dây cao độ" trên cơ sở sức mạnh nội sinh. Người dân với chính quyền phải tạo thành một khối thống nhất. Chỉ như thế mới có thể có tư thế để mặc cả với bên ngoài. Nhưng làm sao để người dân với chính quyền "tạo thành" một khối không thể chia cắt trong tình hình hiện nay ở ta là cả đại vấn đề, từ cập nhật mới mọi thành tố của hệ thống chính sách đến tự do hóa và luật hóa liên quan đến các mặt sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội.
Sức mạnh nội sinh từ đâu ?
Ông Thắng đưa ra khái niệm "sức mạnh nội sinh" sau khi dẫn lời của nhà nghiên cứu Trần Việt Phương : "Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác như thời đại ngày nay". Và nhận xét của nhà báo Huy Đức : "Cách ứng xử trong mối quan hệ với Trung Quốc trong nhiệm kỳ này có thể là đang có nhiều cân nhắc. Dân chúng không bao giờ tha thứ cho những ai hèn hạ. Nhưng dân chúng đã phải trả giá rất đắt với những nhà lãnh đạo chỉ muốn làm người hùng. Dân chúng cần những bộ óc chiến lược, hiểu lòng dân mà không tạo cơ hội cho những âm mưu đến từ phương Bắc".
Hiện nay đang có đánh giá cho rằng, vừa qua lãnh đạo Việt Nam đã khôn ngoan khi "đu dây" giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhận định này dường như nặng về hình thức và dễ gây nhầm lẫn. Sắp tới chưa biết như thế nào, chứ thời gian qua, quan hệ của Việt Nam với hai nước lớn kia chưa hẳn đã là "đu dây". Ngay về hình thức, quan hệ đó được đặt ở hai tương quan khác nhau : Với Trung Quốc là hợp tác "Đối tác chiến lược toàn diện" (loại nhất, ngang như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ), với Mỹ chỉ "Đối tác toàn diện" (loại ba, như với hàng chục nước khác) (2). Sự phi lý còn ở chỗ, trong lúc lợi dụng sự giúp đỡ của Mỹ trên hầu hết mọi lĩnh vực, thì Việt Nam vẫn ôm chặt và bị lệ thuộc vào Trung quốc, vì một "đại cục viển vông" nào đó. Đánh mất sự cân bằng về chất giữa các nước lớn đến như vậy thì khó có thể gọi đó là sự "đu dây". Gần đây có một số việc làm (và không làm) của vài nhân vật lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thể hiện dường như là có nới lỏng sự ôm chặt Trung Quốc và thể hiện một sự xích lại gần hơn với Mỹ. Nhân dân đang theo dõi tình hình và sẽ đánh giá theo bản chất của sự việc.
Nếu đất nước hội tụ được "sức mạnh nội sinh" như Tiến sĩ Thắng nêu, "người dân với chính quyền tạo thành một khối thống nhất, không thể chia cắt", thì thật là lý tưởng. Được thế thì quá tốt, sẽ là hồng phúc cho Dân tộc, là may mắn cho Đất nước. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay làm sao để có được điều đó, phải bắt đầu từ đâu, từ lực lượng nào, từ công việc cụ thể nào. Nếu không suy nghĩ thấu đáo để tìm cách thực hành thì không khéo nó sẽ thành khẩu hiệu, không khác gì biện pháp "đem chuông mà buộc cổ mèo" của Hội đồng chuột (Ngụ ngôn của La Fontain). Hoặc như lời than của Nguyễn Du "Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào". Dân ta quả là ngậm đắng nuốt cay quá nhiều !
Hình chụp hôm 1/5/2016 ở Hà Nội : Công an và an ninh ngăn cản người biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam hồi năm 2016. Reuters
Dân chủ trong Đảng và dân chủ hóa Đất nước
Hưởng ứng Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, tôi xin đề ra một số việc để làm cho "người dân với chính quyền phải tạo thành một khối không thể chia cắt" : Kinh nghiệm của lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng chỉ có thể tạo thành "Khối thống nhất" khi Chính quyền thật lòng tôn quý nhân dân. Thời Quân chủ chuyên chế, nếu có được vua sáng, tôi hiền, thì phương châm "Dân vi quý" được đề cao. Thời nay, nếu đất nước có nền Pháp quyền thật sự dân chủ, thì Chính quyền mới thực chất là của dân, chứ không phải chỉ là những câu nói suông của thế lực nắm quyền độc tài và toàn trị. Tình hình Việt Nam bây giờ, hình thức là nước Cộng hòa, tuyên bố công khai là theo chế độ Pháp quyền, nhưng thực chất là theo chế độ Đảng quyền, rất thiếu dân chủ. Vậy điều kiện tiên quyết để tạo được "Khối thống nhất" là "Công cuộc Dân chủ hóa đất nước". Mà đầu tiên là phải thực hành dân chủ trong Đảng, rồi mở rộng ra toàn dân, chủ yếu là từ Quốc hội.
Về dân chủ trong Đảng, Cụ Tổng Bí thư rất chủ quan, rất mê muội cho rằng Đảng của cụ thật sự có dân chủ và bản thân cụ rất dân chủ. Không, không phải thế đâu ! Đảng cộng sản Việt Nam đang là một tổ chức rất mất dân chủ và bản thân Cụ Tổng đã vi phạm nhiều quy tắc dân chủ. Chỉ có một số ít mê muội hoặc nịnh bợ mới ca ngợi một điều không có thật là sự dân chủ trong Đảng. Nghe được điều này chắc Cụ Tổng không tin, nổi đóa, và cho rằng đó là luận điệu của thế lực thù địch. Cụ Tổng không tin, nhưng xin hỏi các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương, trong hàng ngũ cán bộ các cấp, trong toàn thể đảng viên xem có ai tin không. Dân chủ trong Đảng là một vấn đề rất cấp thiết, xin các đảng viên và cán bộ của Đảng hết sức quan tâm. Không có được dân chủ thực sự trong Đảng thì chưa nên vội bàn về "Khối thống nhất". Nhưng làm sao để có được sự dân chủ này. Vấn đề là lãnh đạo và đảng viên có muốn hay không, khi thật sự mong muốn sẽ tìm ra cách làm.
Vấn đề dân chủ hóa đất nước phải là hoạt động trong hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật. Nó được diễn ra theo một trong ba cách : 1- Từ trên xuống. 2- Từ dưới lên. 3- Phối hợp trên dưới.
Cách thứ nhất xảy ra khi trong hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt có một số người giác ngộ được vấn đề và chỉ đạo hoạt động. Việc này đã từng xảy ra vào Đại hội 6 của Đcộng sản Việt Nam năm 1986 về đổi mới và mở cửa kinh tế. Cách thứ hai đã xảy ra ở một số nước Đông Âu vào năm 1989 – 1990 và ở một số nước khác dưới hình thức "cách mạng màu", có nơi thành công và có nơi thất bại. Ở Việt Nam, đó là đợt đấu tranh của nhân dân tỉnh Thái Bình năm 1997, mới chỉ để lại tiếng vang.
Đòn thật đáng mong đợi
Cách thứ ba, là cách hay nhất, đáng mong đợi nhất, bắt đầu bởi các cuộc vận động, thảo luận riêng lẻ từ một số cá nhân, từ các tổ chức xã hội dân sự. Những ý kiến và yêu cầu dân chủ hóa sẽ được phản ảnh vào hoạt động của Quốc hội, và từ đó sẽ lan tỏa và kết hợp với hoạt động của quần chúng. Đó là sự kết hợp giữa nâng cao dân trí và "quan trí". Trong các chức năng của Quốc hội thì quan trọng nhất là Lập pháp và Đại diện. Hiện nay cả hai chức năng này đều rất yếu.
Về Lập pháp, Quốc hội không tự soạn được các dự thảo luật mà phải chờ Hành pháp soạn, đệ trình rồi Quốc hội chỉ thảo luận và thông qua. Như vậy có nhiều luật mà nhân dân rất cần, rất rất cần, nhưng hành pháp không đệ trình thì Quốc hội đành bó tay, đặc biệt là những luật liên quan đến quyền tự do dân chủ của công dân. Về Đại diện, quan trọng nhất là đại diện cho trí tuệ. Đại diện cho trí tuệ của Đảng đã có các kỳ đại hội, còn đại diện cho trí tuệ của dân thì quan trọng nhất là trí tuệ của tầng lớp tinh hoa trong Quốc hội. Khi mà ở đây còn thiếu vắng các trí tuệ tinh hoa thì Quốc hội chưa đại diện được cho trí tuệ của nhân dân.
Trước mắt, hy vọng rằng Quốc hội khóa 15, dưới sự lãnh đạo của ông Vương Đình Huệ, sẽ tìm cách khắc phục được những yếu kém. Khắc phục cho khóa 15 được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chủ yếu là tạo tiền đề cho các khóa sau, bằng cách đổi mới Luật về Quốc hội, để từ khóa 16 trở đi Việt Nam sẽ có một Quốc hội xứng đáng là đại diện cho trí tuệ của Dân tộc, thực hiện được ba chức năng quan trọng một cách trọn vẹn : lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Vào năm 2021 bà Kim Ngân, khi đang là Chủ tịch đã kêu gọi bầu cho được từ 50 người ngoài Đảng trở lên vào Quốc hội khóa 15, nhằm nâng cao chất lượng. Nhưng rồi nhiều người nhận ra đó chỉ là trò tuyên truyền chứ không có thực chất. Nhân dân hy vọng vào ông Vương Đình Huệ có thực tâm và trình độ để kiến lập được một Quốc hội thực chất, có thể đóng góp tích cực cho công cuộc dân chủ hóa, có như thế mới tạo được sức mạnh đoàn kết giữa dân và chính quyền, tạo nên sức mạnh nội sinh.
Để có được một Quốc hội xứng đáng, xin đề nghị sửa đổi Luật và đưa vào một số điều sau :
1. Đại biểu quốc hội (nghị sĩ) là đại diện của dân nên không thể đồng thời là người của cơ quan hành pháp. Người hiện đang ở trong cơ quan hành pháp có thể ứng cử, nhưng khi đã trúng cử thì phải thôi giữ trách nhiệm hành pháp. (Trừ một vài chức vụ nào đó do luật quy định rõ ràng, thí dụ Chủ tịch nước và Thủ tướng).
2. Số lượng nghị sĩ không cần quá đông, quan trọng là chất lượng. Việt Nam chỉ cần khoảng 400 nghị sĩ (1 người đại diện cho 250 000 đến 300 000 dân). Nên chăng chia lãnh thổ ra khoảng 400 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị chỉ bầu một nghị sĩ. Tại mỗi đơn vị thì cơ quan hành pháp lập ra một Ban bầu cử, xong việc ban sẽ giải tán.
3. Bãi bỏ việc Mặt trận hiệp thương lập danh sách người ứng cử và hội nghị cử tri do Mặt trận chủ trì. Không hạn chế danh sách ứng viên. Danh sách này do Ban bầu cử lập.
4. Người ứng cử phải nhận được một số chữ ký ủng hộ của cử tri và phải có chương trình tranh cử. Họ phải tự mình vận động để có được sự ủng hộ và phải có hoạt động tranh cử.
Quốc hội với một số đại biểu đáng kể là đại diện trí tuệ của nhân dân thì mới có khả năng soạn thảo dự án luật, trong đó có các luật làm cơ sở để cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động. Quốc hội phải dần dần từ bỏ vai trò chỉ thừa hành các chỉ thị của Đảng, mà phải trở thành lực lượng đối trọng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Một đất nước muốn phát triển được đúng hướng bắt buộc phải có lực lượng đối trọng (hoặc đối lập).
Xin nhắc lại rằng, để đất nước này không rơi vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, không chấp nhận thời kỳ Bắc thuộc mới thì phải tạo được cơ sở sức mạnh nội sinh, người dân với chính quyền phải tạo thành một khối không thể chia cắt. Việc này chỉ có thể trên cơ sở "Dân chủ hóa" đất nước.
Xin các vị lãnh đạo Đảng cầm quyền, xin các vị có trách nhiệm với Dân tộc ngẫm nghĩ thật kỹ để trước hết bảo đảm dân chủ trong Đảng, tiến tới dân chủ hóa đất nước. Nếu cứ tăng cường việc độc quyền Đảng trị thì có nhiều khả năng u ám bao trùm, đến lúc đó, dân tộc lâm nguy, mà Đảng như hiện nay cũng chẳng còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người tay sai cho bọn thống trị từ nước ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân cương hiện nay.
Mỗi người, trên cơ sở năng lực và vị thế của mình xin hãy ra sức biến "đòn thật đang mong đợi" thành hiện thực để góp phần cứu nước, cứu dân tộc và cứu cả sự sụp đổ của Đảng cộng sản. Lãnh đạo cao cấp của Nhà nước hãy tham khảo Chính quyền của Đài Loan, Mông Cổ và Bhutan để học những cái hay của họ về việc tạo lập "sức mạnh nội sinh" trong một khối không thể chia cắt giữa nhân dân và lãnh đạo, nhằm giữ vững vị thế của đất nước trước dã tâm bành trướng của Đại Hán./.
Nguyễn Đình Cống
Nguồn : RFA, 20/02/2022
Tham khảo :
1. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/diplomatic-trick-02172022121032.html
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%91i_t%C3%A1c_chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c,_%C4%91%E1%BB%91i_t%C3%A1c_to%C3%A0n_di%E1%BB%87n_(Vi%E1%BB%87t_Nam
Không chỉ đơn thuần là nịnh bợ…
Chí Quang, VNTB, 13/02/2022
Hãy nhìn hai quyển sách : "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" và "Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" . Chúng vừa được thuộc cấp của bác tổng bí thư cho in ra, rồi tổ chức lễ ra mắt long trọng, có sự tham gia đưa tin rầm rộ của giới truyền thông, đặc biệt là truyền thông "nâng bi" trong nước.
Hành vi xu nịnh rẻ tiền này chỉ phổ biến trong xã hội phong kiến kiểu Tàu xa xưa, chứ không còn thích hợp với xã hội dân chủ hiện đại ngày nay.
Hầu như ai cũng lập tức nhận ra rằng đây là trò nịnh bợ trơ trẽn và lố bịch của đám bề tôi vô liêm sỉ đối với lãnh tụ tối cao. Hành vi xu nịnh rẻ tiền này chỉ phổ biến trong xã hội phong kiến kiểu Tàu xa xưa, chứ không còn thích hợp với xã hội dân chủ hiện đại ngày nay. Bạn có bao giờ thấy đảng viên đảng Cộng Hòa in sách ca ngợi tổng thống Trump, hay đảng viên đảng Dân Chủ in sách ca ngợi tổng thống Biden, bằng tiền ngân sách không ?
Thế tại sao bây giờ đã là thế kỷ 21, mà giới chính khách Việt Nam vẫn phải xu nịnh thượng cấp một cách bỉ ổi như vậy ? Trả lời câu hỏi này thì quá dễ rồi, bởi vì Việt Nam đâu phải là một quốc gia pháp trị, nó đang bị cai trị bởi một thể chế độc tài toàn trị : đảng cộng sản cai trị toàn dân, mà ông tổng bí thư lại là lãnh tụ tối cao của đảng, như một đấng quân vương nắm trọn quyền sinh sát trong tay, thì hỏi sao đám thuộc cấp không nể sợ? Nhất là hiện nay, ông ta đang chủ trì một cái lò rất tùy hứng, bất kể đám quần thần có phạm tội hay không, ông ta mà điên lên thì cứ tống vào mà đốt tất. Cho nên xu nịnh ông ta là điều tất yếu phải làm.
Nếu chỉ nhìn nhận hành vi xuất bản hai cuốn sách trên từ góc độ chính trị thì người ta chỉ thấy được đó là chiêu trò nịnh bợ của đám bề tôi. Tuy nhiên, nếu chịu khó phân tích thêm từ góc độ tài chính, thì chuyện sẽ không đơn giản thế đâu…
Trước tiên, phải khẳng định rằng đám thuộc cấp kia không bao giờ tự bỏ tiền túi ra mà in mấy quyển sách "vô bổ" ấy, vì in xong rồi ai sẽ mua về đọc ?
Chắc chắn một điều là chi phí in sách sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của dân. Và chắc ai sống dưới chế độ này thì đều đã hiểu, hễ quan chức Việt Nam ta mà động vào ngân sách là y như rằng sẽ phát sinh tiêu cực.
Thí dụ ở một địa phương nọ, chi phí thực để xây 1 cái chuồng bò "xịn" cho dự án chăn nuôi của xã, chỉ tốn khoảng 1000 USD, thì các quan xã kê lên thành 10,400 USD, rút ra từ ngân sách. Vậy là sau khi xây xong chuồng bò hết 1000 USD, các bố còn dư 9.400 USD để chia nhau đút túi (xây tượng đài, cổng chào, cầu, đường, bệnh viện, trường học… cũng thế thôi).
Thế thì việc in sách có khác gì so với việc xây chuồng bò ? Cả hai nhiệm vụ đều được thực hiện bằng tiền từ ngân sách cơ mà ? Nếu xây chuồng bò mà kê chi phí lên cao gấp 10 lần vẫn được, thì chẳng lẽ in sách để ca ngợi lãnh tụ lại không kê lên được bằng mức ấy hay sao ?
Vậy trong "dự án" in sách vừa qua, có cơ quan nào công bố cho toàn dân được biết tổng kinh phí cụ thể để xuất bản 2 quyển sách ấy, được ngân sách chi ra, là bao nhiêu không ?
"Dự án" in sách này, nhìn sơ qua cứ tưởng mục đích chỉ đơn thuần là để giúp cho lãnh tụ đạt chút khoái cảm cuối đời, chứ nào có béo bở gì đâu, nhưng coi bộ ẩn dấu bên trong, lại là một cú áp phe tài chính rất kinh thiên động địa.
Số đầu sách in ra thì bí ẩn, chi phí cho 1 đầu sách là bao nhiêu thì không biết, nhân vật chủ trì dự án là ai, và tổng kinh phí đã trích xuất ra từ ngân sách là bao nhiêu thì không thấy đế cập, có thể là 10 triệu hay 100 triệu đô la, hay còn hơn nữa…
Biết đâu chi phí thật chỉ tốn 1 triệu đô, nhưng các vị trong ban tổ chức kê lên thành 100 triệu để chia chác với nhau…ai kiểm soát bây giờ ?
Chẳng lẽ bác tổng lại đòi sao kê ?
Hay bộ công an lại mở cuộc điều tra ?
Các Đại biểu quốc hội, với 95% là đảng viên, lại càng không thể nào chất vấn…
Xây chuồng bò hay đường xá, cầu cống, cổng chào… mà kê tiền lên cho cố xác, còn có thể bị tố giác, điều tra, vì ăn chia không đều, chứ in sách ngợi ca lãnh tụ như thế, thì có kê tiền lên đến mấy cũng chẳng cơ quan nào dám rớ, và nhân dân cũng cứ tưởng rằng in vài cuốn sách có tốn kém là bao…
Tất nhiên tất cả chỉ là nghi vấn, bởi chẳng có bằng chứng cụ thể nào để khẳng định, nhưng với một cái tập đoàn tham nhũng được mệnh danh "ăn của dân không chừa một thứ gì" thì thử hỏi một cái kèo thơm phức, lại an toàn 100% như thế, làm sao mà bỏ lỡ cho được ?
Vậy, dự án tiếp theo sẽ là gì, hả các đỉnh cao trí tuệ Việt Nam ? "Tăng 2" sẽ là gì, các vị đã vẽ ra chưa? Phải chăng sẽ là một bộ phim truyền hình nói về cuộc đời huyền thoại của bác tổng bí thư, với kinh phí sản xuất cũng lấy từ ngân sách ?
Nếu đúng là vậy thì xin chúc mừng, tha hồ mà kê tiền lên nhé ! Làm xong bộ phim kinh điển ấy, thì thị trường bất động sản Mỹ thế nào cũng bán được mấy căn nhà, và chính quyền đảo Sip cũng bán được thêm vài quốc tịch!
Chí Quang
Nguồn : VNTB, 13/02/2022
**************************
Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’
Trân Văn, VOA, 12/02/2022
Họ lấy một số bài viết của người này, người kia và bảo đó là nhân dân. Nếu tổ chức thăm dò dư luận một cách nghiêm túc có lẽ sẽ có đến 99,9 % người Việt Nam không đọc và không muốn đọc sách viết về ông Trọng.
Báo Nhân dân và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức rầm rộ lễ ra mắt ấn phẩm không phải là trước tác của ông Trọng để ca tụng ông Trọng.
Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vừa phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1).
Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng, Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt ấn phẩm liên quan đến ông Trọng. Ấn phẩm được tổ chức ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái cũng giới thiệu bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" kèm theo "Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" (2).
Nói cách khác, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng chỉ viết có một bài hồi tháng 5 năm ngoái nhưng bài này được chế thành hai cuốn sách. Cuốn đầu tiên đính kèm "dư luận trong nước và quốc tế" ca ngợi cá nhân ông Trọng và bài viết đó. Cuốn thứ hai đính kèm 28 bài viết, bài phát biểu khác của ông Trọng từ khi xây dựng Văn kiện Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam đến nay.
Khoan bàn đến chất lượng về nội dung, khoan bàn đến nhuận bút, ai cũng thấy, chắc chắn chi phí in ấn, phát hành, tổ chức ra mắt cả hai ấn phẩm vừa kể với sự tham dự của đại diện đủ loại ngành, cấp, thuộc cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền không nhỏ ? Ai chịu những chi phí đó ? Công quỹ ! Ai tin những ấn phẩm đó có độc giả và quan trọng hơn, thật sự hữu dụng đến mức cần dùng công quỹ ?
Rõ ràng rút công quỹ tổ chức quảng cáo cho ông Trọng đang là phong trào. Ngoài hai ấn phẩm vừa đề cập, hồi hạ tuần tháng trước, Báo Nhân dân và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cũng tổ chức rầm rộ lễ ra mắt ấn phẩm không phải là trước tác của ông Trọng nhưng mục đích cũng y hệt như thế : Ca tụng ông Trọng ! Tên ấn phẩm ấy là "Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" (3).
***
Nếu theo dõi phản ứng trên mạng xã hội về ba ấn phẩm ca ngợi ông Trọng được quảng cáo rầm rộ trong ba tháng, ắt sẽ thấy, chẳng bao nhiêu người bận tâm đến nội dung cũng như chất lượng của ba ấn phẩm ấy. Thiên hạ chỉ bày tỏ sự bất bình vì hai lý do : Thứ nhất, tại sao cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lại xúm vào tâng bốc ông Trọng như vậy. Thứ hai, tại sao ông Trọng chống nịnh nhưng lại để điều này xảy ra ?
Sau khi Nhân dân tổ chức ra mắt cuốn "Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", ông Nguyễn Huyền gửi cho Việt Nam Thời báo bài "Cần nghiêm khắc kiểm điểm Tổng biên tập báo Nhân dân". Lý do : Cứ xem lại lịch sử của ngành phát hành sách Việt Nam, sẽthấy là không thể tìm ranhững cuốn sách ca tụngkiểu như "Niềm tin yêu của nhân dân và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế". (Ấn phẩm "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế" được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật in và phát hành năm 2019). Theo Nguyễn Huyền :nịnh nọt người đứng đầu đảng là hành vi tiêu cực cần phải bị xử lý nghiêm khắc.
Theo ông Huyền :Cần hết sức cẩn trọng với kiểu nịnh nọt bằng sách vở như thế bởi lúc nào đó nó có thể khiến cá nhân ông Trọng trở nên tự mãn, ảo tưởng về "hào quang" của bản thân, ngỡ mình đã là người tài ba, xuất chúng. Còn theo một số độc giả của Việt Nam Thời báo như Messenger Việt Nam thì :Nguyên nhân cốt lõi nằmở người khoái được nịnh. Duong Le cũng nhận định gần giống như vậy :Thích được nịnh thì người ta mới xúm lại nịnh người thích nịnh(4) !
Trong một cuộc trò chuyện với VOA về những sự kiện như đã đề cập, ông Nguyễn Quang A giải thích yếu tố "nhân dân" trong những ấn phẩm được xuất bản để ca ngợi ông Trọng :Họ lấy một số bài viết của người này, người kia và bảo đó là nhân dân. Nếu tổchức thăm dò dư luận mộtcách nghiêm túc, ví dụ hỏi ngẫu nhiên khoảng một ngàn người trêntoàn quốc, đừng buộc nêu danh tính thì bức tranh sẽ hoàn toàn khác,có lẽ sẽ có đến 99,9 % người Việt Nam không đọc và không muốn đọc sách viết về ông Trọng.
Một số độc giả của VOA nhưTri Le góp thêm : Muốn biết người ta có ngưỡng mộ mình hay không thì tổ chức bầu cử tự do đi là biết liền. Vũ Phạm Ngọc Linh than :Đẳng cấp nịnh ở ViệtNam đã được nâng lên cấp thối tha mới ! Phong Nguyen so sánh : Y chang Trung Quốc (5)...
***
Tháng 7/2019, hưởng ứng chủ trương "chống nịnh bợ, lấy lòng cấp trên" do ông Trọng khởi xướng như một trong những giải pháp để chỉnh đốn đảng, sau đó được Thủ tướng đương nhiệm lúc ấy đưa vào trong Đề án Văn hóa công vụ, rồi được đưa vào Dự luật Cán bộ công chức, Dự luật Viên chức tờ Quân đội nhân dân – cơ quan truyền thông hết lòng hộ đảng giới thiệu "Đẩy lùi thói xu nịnh - ngăn chặn mối nguy hại khôn lường"...
Bài viết vừa dẫn nương theo ý kiến của ông Phạm Minh Chính, lúc ấy là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam :Nịnh hiện đang là căn bệnh nan y – để báo động vềcăn bệnh nan y, bệnh nịnh bợ ! Nịnh đã biến tướng đa dạng và phát triển với nhiều hình hài, phương thức Không chỉ nịnh bằng lời lẽ ngon ngọt mà còn thể hiện sự nịnh một cách tinh vi, thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện vật chất, cơ chế, chính sách...
Không chỉ vậy, nịnh còn tác động trực tiếp đến chất lượng công tác cán bộ trong đảng. Một số người được nịnh vì ưa lời ngon, tiếng ngọt, say sưa với cảm giác được "làm bề trên" nên sinh ra xao lòng, thiếu tỉnh táo, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng thực chất cán bộ, thiên vị cho kẻ luồn cúi, không trọng dụng cán bộ tốt mà lại tạo điều kiện cho người xấu lấn lướt, lộng quyền, thăng tiến.
Hơn thế, người xu nịnh và cán bộ thích nịnh mặc nhiên trở thành "cặp bài trùng" có chung lợi ích nên tất yếu dẫn đến phe cánh, cục bộ, gây mất đoàn kết và hình thành lợi ích nhóm Đó là mộtnguyên nhân trực tiếp dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", là môi trường thuận lợi cho việc phát sinh ung nhọt, nảy nở tiêu cực, tham nhũng và những biểu hiện tha hóa, biến chất ở cán bộ, đảng viên...
Muốn loại bỏ hoàn toàn "căn bệnh xu nịnh", giải pháp tiên quyết phải bắt đầu từ việc phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Nếu người đứng đầu thực sự liêm chính, không thích xu nịnh thì cấp dưới nhất định sẽ không dám giở trò "mật ngọt chết ruồi".
Người lãnh đạo phải tỉnh táo, biết đánh giá bằng kiến thức, kinh nghiệm và lương tâm đạo đức để xem ai nịnh bợ, ai khen thật lòng thông qua cách thức thể hiện của họ. Khi cấp trên làm được như vậy thì tất yếu cấp dưới sẽ phải giữ gìn sự tự trọng và phép tôn nghiêm kỷ luật ; tự giác trui rèn phẩm chất, năng lực, lấy đó làm thước đo nhân cách và phương thức thăng tiến duy nhất, thay vì phải xu nịnh nhiễu nhương(6).
Tờ Quân đội nhân dân không thuộc dạng bất trung với đảng, bất kính với lãnh tụ, thành ra cứ mạnh dạn đem so những nhận định, ý kiến được giới thiệu trên tờ báo này về "bệnh nịnh bợ" với các ấn phẩm liên tục được xuất bản chỉ để ca tụng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thấy nhân vật kêu gào "nêu gương" là loại gương nào, tốt hay xấu và có phải chính ông đang "tự diễn biến, tự chuyển hóa" hay không !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/02/2022
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/ra-mat-sach-cua-tong-bi-thu-ve-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-post1427973.html
(4) https://www.facebook.com/ijavn.org/posts/1775390919324249
(5) https://www.facebook.com/VOATiengViet/posts/10158774448688008
Trước thực trạng hiện nay của đất nước, khi một cá nhân tham nhũng, có thể trừng trị cá nhân đó. Nhưng khi tham nhũng mang tính hệ thống, chúng ta phải làm gì với chính hệ thống của mình ?
"Nếu bạn hỏi tôi : ‘Thế thì phải làm gì ?’ Tôi quá nhỏ bé và sẽ không trả lời được ! Nhưng nếu chúng ta cùng hỏi nhân dân : ‘Thế thì phải làm gì ?’ Tôi tin sẽ nghe thấy câu trả lời thấu đáo, rõ ràng và vang dội cả non sông…"
AFP
Thể chế hiện nay như miếng thịt ôi
Lời hiệu triệu hướng về nhân dân trong bài viết của ông Lê Kiến Thành, con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn, đánh giá thực trạng đấu tranh chống tham nhũng thật là đanh thép, có sức lay động và khuấy động. Trớ trêu thay, vì cái kết luận dành cho muôn dân đang lầm than trong đại dịch, do những sai lầm chết người của chính quyền, một nhà nước vẫn tự vỗ ngực là của dân, do dân và vì dân, lại không dám cho bất cứ tờ báo "lề phải" nào đăng tải bài viết ấy. Vì vậy, bài viết không có nhan đề, hiện đang nằm trên bàn Tổng biên tập. Đây là trích đoạn cuộc phỏng vấn từ tờ báo "mậu dịch" ấy, của nữ nhà báo hay đề cập các vấn đề nhậy cảm (về chính trị chứ không phải sex !) [1].
Thật ra "Bài viết không được đăng báo" nói trên cũng chẳng có là gì đặc sắc. Nếu Ban Văn hóa tư tưởng ban đầu khôn ra, cứ cho post lên đâu đó trên một tờ báo "mậu dịch" thì có khi chẳng mấy ai để ý. Nhưng vì nền báo chí cách mạng ngay từ đầu đã "rút phép thông công" đối với nó, lập tức bài báo trở thành một hiện tượng. Thành hiện tượng không phải vì chất lượng bài viết, mà chủ yếu là do cái lối hành xử muôn thuở của nền dân chủ "gấp vạn lần dân chủ" của báo chí "đế quốc sài lang". Nghĩa là chỉ cần người cầm bút "loạng quạng" đến gần sự thật thì lập tức bị đuổi "chạy mất dép", kể cả người đó là con trai của cựu Tổng bí thư đầy quyền hành, "con nòi" của cách mạng.
Tuy nhiên, tiếng vọng của muôn dân thì đa dạng. Facebook của Duong Pham Trieu viết : "Quan tâm đến Đảng làm gì để kéo dài sự trì trệ của dân tộc. Độc đảng, độc tài chỉ bảo vệ quyền lợi của thiểu số trên cơ sở chèn ép đa số. Quan tâm đến sự tồn tại và phát triển bền vững của dân tộc, trong đó có mọi người dân từ thế hệ này qua thế hệ khác, mới là điều đáng bàn. Bạn Khac Binh Nguyen công nhận : "Vẫn có những đảng viên đau đáu với hiện trạng đất nước, sự nhận thức của họ sẽ giúp quá trình dân chủ hóa ngay từ trong đảng có thể tiến triển... Đó là con đường ít đổ máu nhất !" Trong khi đó, theo FB Yen Pham, xin góp ý thẳng với bác Trọng "đốt lò" là : Độc đảng, độc tài mà chống tham nhũng như Bác thì chỉ là... trò hề mà thôi. Còn "Tấm gương đạo đức" như Mạnh mượt (cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh) nổi tiếng trong dân gian với "Răng chắc c... bền, không những không bị kỷ luật, mà còn luôn xuất hiện trên TV. Phản cảm lắm !"
Bản thân thịt thối tự nó sinh ra giòi bọ. Gột rửa bao nhiêu vẫn là miếng "thịt thối", không thể trở thành "thịt tươi" được. Nếu chỉ bắt kể cả là hàng trăm dòi bọ, cũng không giải quyết được bản chất của vấn đề. Thì đấy, các vụ đại án tham nhũng trước Tết chưa điều tra xong, thì ngay sau Tết lại một vụ thổi giá thiết bị y tế tại bệnh viện Thanh Nhàn, thổi giá một chiếc robot mổ sọ não lên gấp bốn lần. Đúng là giọt nước làm tràn cốc nước. Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ đến Bộ Công an đề nghị điều tra bảy vụ mua sắm trang thiết bị y tế có dấu hiệu sai phạm hình sự tại Bộ Y tế và các đơn vị, trong đó có vụ "thổi giá" thiết bị robot phẫu thuật nói trên [2].
Đánh giá về thực trạng tham những của quốc gia, FB Đại Hành Lê viết : "Tham nhũng bây giờ mang tính tập thể, có tổ chức, có cả lý luận... đậm nét "văn hoá"... như một lý tưởng, một lẽ sống... tới mức "đúng quy trình"... Nếu bắt không cho tham nhũng... không muốn tham nhũng, hoặc không được tham nhũng... ít nhiều... thì chắc hơn một nửa cán bộ đảng viên (nếu không nói là hầu hết) sẽ không làm cán bộ nữa... Nên đánh chuột, đừng để vỡ bình nhá". Cuối bài viết, ông Lê Kiến Thành nêu câu hỏi, "vấn đề là ở chỗ lò càng to, củi càng nhiều có làm cho cây cối xanh tươi trở lại không hay đến mức mà cả củi tươi cũng phải cháy !? Chúng ta sẽ đi gom củi, sẽ đợi những cành cây tươi (sẽ rất nhanh thôi) lại khô héo rồi rơi xuống thành củi hay chúng ta đi tìm trồng và chăm bón những loài cây tràn đầy nhựa sống, sẽ vươn lên mãi như tùng, như bách chẳng gió bão nào quật ngã nổi ? [3].
"Tống cựu nghênh tân" kiểu gì ?
Nhân năm mới, ai cũng muốn "tiễn cái cũ đi để rước cái mới về". Cũng từ một người con trai khác của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, cách đây mấy năm, Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an từng phàn nàn, lịch sử đã không công bằng với bố ông [4]. Theo lời kể của ông Lê Kiên Trung, chúng ta không thể không thừa nhận, trong Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn tồn tại những sự khác biệt về tư tưởng. Ví dụ như quan điểm cải cách ruộng đất, quan điểm về chiến tranh cách mạng miền Nam, quan điểm về thống nhất đất nước, quan điểm về việc áp dụng mô hình kinh tế bao cấp hay thị trường, quan điểm về đường lối ngoại giao… Và ngay thời kỳ chiến tranh, có những người trong chúng ta sợ Mỹ, có những người thân với Liên Xô, có những người thân với Trung Quốc. Thế nên có nhiều chuyện, Bộ Chính trị vừa họp xong, nước này nước kia đã tìm cách can thiệp.
Chưa hết, theo khẳng định của ông Lê Kiên Trung, không vì Trung Quốc ghét ông Lê Duẩn mà họ gây ra cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu 17/2/1979.
Cũng không vì ông Lê Duẩn mà họ đã cướp Hoàng Sa, đang lăm le chiếm Trường Sa và chiếm toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc hành động như thế chỉ vì một lý do duy nhất : Ý đồ xâm lược của họ không bao giờ thay đổi.
Ông Lê Duẩn, mang trong mình bản năng của người Việt suốt chiều dài lịch sử, không cần biết họ mạnh thế nào, nhưng anh cứ xâm phạm biên giới chúng tôi là chúng tôi đánh. Còn nói về sự cứng rắn với Trung Quốc, ông Lê Duẩn không dám so mình với Cụ Lý Thường Kiệt. Bậc tiền nhân ấy đã chủ động đánh phương Bắc ngay khi họ lộ ý đồ sang xâm chiếm nước Việt. Trừ những kẻ bán nước, còn thì, đã là người Việt Nam, nếu thực sự yêu dân tộc này, nếu thực sự yêu đất nước này, sẽ đều hành động như thế, bất kể kẻ thù có mạnh và dã tâm đến đâu.
Ông Lê Duẩn, theo như con trai Lê Kiên Trung nhớ lại, như bao người Việt yêu nước, bằng cả trái tim mình, đã luôn hiểu rằng, Trung Quốc là mối đe dọa truyền kiếp, là dân tộc mà trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, bất cứ triều đại nào, chế độ nào, cũng không từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Lịch sử xâm lược của họ là lịch sử mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam gần đây đã cho xuất bản những cuốn sách đồ sộ ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng.
Một nghịch lý "gai mắt" hiện nay : Lãnh tụ cỡ như cố Tổng bí thư Lê Duẩn mà vẫn không để lại một cuốn hồi ký nào, trong khi đó, Đảng cộng sản Việt Nam gần đây đã cho xuất bản những cuốn sách đồ sộ ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách 620 trang có tựa đề "Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" đã được Báo Nhân dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia & Sự thật cho ra mắt trong một buổi lễ long trọng hôm 18/1/2022 tại Hà Nội.
Nhưng vẫn chưa hết. Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia & Sự thật sắp sửa cho ra mắt trong tháng 2 này cuốn "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" dày 460 trang do chính ông Trọng viết. Chúng ta hãy cùng hỏi nhân dân, nếu giờ đây "tống cựu nghênh tân" kiểu này thì liệu chỉ dăm hay mươi năm sau, con trai Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lại ngồi thanh minh cho "cái tệ sùng bái cá nhân" của ông bố mình là do đâu ? Do ông Trọng tự nghĩ ra, hay là do Đảng cộng sản Việt Nam học tập Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình từ bên Trung Quốc ? [5]
Trần Việt Trung
Nguồn : RFA, 09/02/2022
Tham khảo :
1. Bài viết không được đăng báo
2. Vụ 'thổi giá' thiết bị robot phẫu thuật ở Bệnh viện Thanh Nhàn đã chuyển cơ quan điều tra
3. Bài viết không được đăng báo
5. Sùng bái Nguyễn Phú Trọng là ‘điều xấu cho Đảng, cho đất nước’
Tròn 1 năm sau Đại hội XIII của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" về việc ‘tiêu cực chính trị’.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong nhiệm kỳ là : "Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".
Với lập luận mang tính nghị quyết ở trên, cho thấy chuyện nhận diện các biểu hiện cụ thể của "tiêu cực" là không đơn giản, nhưng có thể khái quát lại, biểu hiện rõ nét nhất của "tiêu cực" là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tức đó là ‘tiêu cực chính trị’.
Theo lý luận của người đứng đầu Đảng, thì suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trước hết thuộc phạm trù ý thức, nhưng có cơ sở kinh tế – xã hội cho sự tồn tại của nó.
Vì vậy, để khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cần một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện, coi trọng cả lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, cả lĩnh vực kinh tế – xã hội và pháp luật, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng Đảng và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vẫn theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ‘toa thuốc’ ở đây gồm các ‘thang thuốc’ như sau : tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
‘Thang thuốc’ ở trên được diễn giải gồm các ‘vị’ : đó là đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải gắn với chức trách, nhiệm vụ, vị trí việc làm cụ thể, không chung chung.
Nội dung học tập có thể chung, giống nhau, nhưng liên hệ và việc làm cần phải cụ thể, gắn với nhiệm vụ của từng người. Cấp ủy, tổ chức đảng phải hướng dẫn và tổ chức đăng ký làm theo Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ, đảng viên, phù hợp với công việc của họ, có kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng kịp thời…
Cùng với tăng cường giáo dục nhận thức về những giá trị đạo đức, văn hóa cho cán bộ, đảng viên, công chức, cần nâng cao tính cảnh tỉnh, răn đe đối với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực, đồng thời khuyến khích, cổ vũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ, hành động vì lợi ích chung, vì hạnh phúc của nhân dân, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
‘Thang’ thứ hai uống cùng ‘thang’ trên, là "đổi mới, tăng cường công tác quản lý phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng".
Trong vị trí nhạc trưởng của Đảng, ở ‘thang’ thứ hai này, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là cần xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới để quản lý và giáo dục cán bộ, đảng viên.
Phát huy tính tiền phong gương mẫu, chủ động sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách.
‘Thang’ thứ ba được Tổng bí thư ‘bốc’ có các ‘vị’ mang dáng dấp của Bắc Hàn : "hạn chế tối đa những tác động bên ngoài đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên".
…Có lẽ với những ‘thang’ thuốc được Tổng bí thư kê toa ở trên, cho thấy vẫn là chuyện ‘chạy đuổi theo con vi-rút cúm Tàu’, thay vì hãy tập trung vào xây dựng hẳn một luật về đảng chính trị – bởi đó mới là những liều vắc-xin hữu hiệu cho ngừa ‘tiêu cực chính trị ’ ở thế chế đơn nguyên như Việt Nam.
"Tôi tin tưởng rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn nhân dịp Năm mới 2022 – TTXVN - Ảnh minh họa
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã ước đoán thiếu bằng chứng khoa học và y khoa về nạn dịch Covid-19 ở Việt Nam như thế trong cuộc phỏng vấn đầu năm 2022 của Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN), cơ quan Thông tấn duy nhất của nhà nước.
Bài phỏng vấn độc quyền của TTXVN phổ biến ngày 1/1/2022 đã trích lời ông Trọng tự coi thành công của Việt Nam sẽ : "Góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta !".
Tuy nhiên, người cầm đầu đảng duy nhất cầm quyền đã không nói rõ Việt Nam sẽ "Góp phần xứng đáng" với Thế giới bằng cách nào. Bởi vì, cho đến nay, sau hơn 2 năm dịch bệnh lan đến Việt Nam thì, ngoài những biện pháp phòng ngừa như cô lập, phân loại và tiêm chủng, chưa thấy Việt Nam có cống hiến khoa học hay dụng cụ y tế nào cho công tác chống dịch toàn cầu.
Thêm vào đó, Việt Nam chưa tự sản xuất được thuốc chính ngừa (Vaccine) nên chuyện "đóng góp" của Việt Nam là việc hoàn toàn xa vời. Việc duy nhất Việt Nam đã làm và có thế tiếp tục làm trong tương lai là gửi các đoàn Y tế gồm Bác sỹ và chuyên viên đến giúp Lào, Cao Miên, một số nước ở Châu Phi và Nam Mỹ trong việc chống ngừa các chứng bệnh thông dụng vùng nhiệt đới như đậu mùa, tiêu chảy v.v…
Kinh tế đứng lại
Về kinh tế, từ khi có dịch Covid-19 đầu năm 2020, Việt Nam đã thi hành "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, kinh tế Việt Nam phát triển chậm, nạn thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên ông Trọng vẫn lạc quan tếu khi nói với TTXVN : "Mặc dù chúng ta còn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song đến nay dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát ; mọi mặt của đời sống xã hội và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... đã dần thích ứng với điều kiện mới".
"Điều kiện mới" mà ông Nguyễn Phú Trọng nói là phải sống chung với dịch Covid 19 để xây dựng đất nước như mọi nước trên thế giới. Nhưng kinh tế Việt Nam đã u ám từ giữa năm 2000 khi dịch bệnh bùng phát khắp nơi.
Bằng chứng này đã được Tổng cục Thống kê Việt Nam báo cáo : "Kinh tế – xã hội năm 2021 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc – xin phòng chống dịch Covid-19 nhưng sự xuất hiện các biến chủng mới làm cho quá trình phục hồi kinh tế có dấu hiệu chậm lại".
Vì vậy ước tính Tổng sản lượng nội địa (Gross Domestice Product-GDP) năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 2,58%, thấp nhất trong khoảng 30 năm.
Tổng cục Thống kê viết : "Trong nước, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng Tư (2021) với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an sinh của người dân và phát triển kinh tế – xã hội".
Suy ra bằng con số thì : "Trong năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước ; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8% ; 16,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%, trong đó có 14,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4% ; 211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%. Bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường" (báo cáo của Tổng cục Thống kê).
Hậu quả của thị trường suy yếu đã nâng số lao động mất việc lên cao, theo lời ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê.
Ông nói : "Biến thể Delta của virus corona đã tác động nặng nề đến thị trường lao động Việt Nam trong quý 3 năm 2021. Trong thời gian này, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải giãn nghỉ việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5% ; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%.
Lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Có 46,2% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, trong khi đó con số này ở nông thôn là 32,4%" (Đài Tiếng nói Việt Nam, 12/10/2021).
Tuy nhiên, báo cáo tiêu cực này không nói rõ liệu có bao nhiêu trong số 1.3 triệu công nhân đã bỏ Sài Gòn và các trung tâm kinh tế chạy về quê khi dịch bùng phát từ tháng 4/2000 ?
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) thì tỷ lệ người thất nghiệp ở Việt Nam do nạn dịch gây ra vào khoảng 3.72%, Số người làm việc toàn giờ là 58% trong khi làm bán thời gian vào khoảng 53%.
Đến cuối năm 2021, Tổng cục Thống kê cho hay tình hình chung của kinh tế đã có những điểm sáng lóe ra trong 3 tháng cuối năm với ghi nhận : "Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước…Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5%, chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm đến 93,5% tổng kim ngạch (tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm trước)".
Vận tải hành khách và hàng hóa nội địa cũng tăng, nhưng "tính chung năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 33% so với năm trước và luân chuyển giảm 42% ; vận chuyển hàng hóa giảm 8,7% và luân chuyển giảm 1,8%".
Trong khi đó, mặc dù Hàng không Việt Nam đã phục hồi giới hạn các chuyến bay Quốc tế, nhưng theo Tổng cục Thống kê thì : "Tính chung năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam (chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam) đạt 157,3 nghìn người, giảm 95,9% so với năm trước và giảm 99,1% so với năm 2019".
Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Báo cáo Tổng cục Thống kê cho hay :"Tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 ; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021 đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2%".
Xây – chống mãi cũng thế thôi
Cũng trong cuộc phỏng vấn của TTXVN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quên nói lại vấn nạn đang làm cho ông và Bộ Chính trị ăn ngủ không yên gồm "xây dựng, chỉnh đốn đảng" và chống tham nhũng.
Trong câu chuyện "xây dựng chỉnh đốn đảng", ông Trọng nói : "Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một yêu cầu quan trọng gắn liền với sự phát triển của Đảng, của dân tộc. Nhất là từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như : Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) ; Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII)...
Trong 3 nhiệm kỳ trở lại đây (khóa XI, XII, XIII), các Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận hết sức quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước…".
Dù công tác sống còn này được thực hiện tích cực từ khi ông Trọng lên cầm quyền năm 2011, nhưng tình hình chẳng những không khá hơn mà sau 11 năm, cán bộ, đảng viên đã suy thoái nhiều hơn về mọi phương diện, quan trọng nhất là "suy thoái tư tưởng chính trị".
Vì vậy ông Trọng đã thừa nhận : "Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn những tồn tại, hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, thiếu tu dưỡng và rèn luyện, dẫn đến suy thoái biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, đến mức phải xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Do đó, người đứng đầu đảng đã nhấn mạnh cho mọi người hiểu rằng Nghị quyết Trung ương 4/XIII :" Đã mở rộng phạm vi, không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị ; không chỉ đối với đảng viên và các cấp ủy, tổ chức đảng, mà còn mở rộng ra đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị, nhất là ở các cơ quan thực thi pháp luật, những đối tượng có chức, có quyền, những nơi có nhiều đặc quyền, đặc lợi, kể cả các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, bổ sung, làm rõ hơn hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "tiêu cực" sát hợp với tình hình mới".
Như vậy là mối nguy tan đảng đã lan rộng trong mọi cơ quan, tổ chức của đảng và hệ thống cầm quyền nên Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ mới cảnh báo : "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ; là một thách thức to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. "Tự diển biến", "tự chuyển hóa" là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ "giặc nội xâm" rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. Vì thế phòng chống"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay" (23/12/2018) .
Lý do ông Nguyễn Phú Trọng và hệ thống báo-đài của đảng phải nhắc nhở đảng viên nhiều lần về nguy cơ "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" vì đây chính là nguyên nhân khiến đảng mất quyền lãnh đạo nên Nga và Liên bang Xô viết mới tan rã 30 năm trước đây (25/12/1991 – 25/12/2021).
Cũng đáng chú ý là khi Bộ Nội vụ Việt Nam cảnh giác về nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì ông Nông Đức Mạnh, khi ấy là Tổng Bí thư khóa đảng X, đã bối rối không biết xoay xở ra sao, mặc dù tình trạng này đã có từ trước.
Đến khi ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Mạnh cầm quyền năm 2011 thì ngay lập tức, công tác phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị của đảng, và ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên đã được ưu tiên giải quyết để bảo vệ đảng.
Nhưng tại sao trong ngày đầu năm 2022 mà vấn đề chính trị nội bộ của đảng Công sản lại được Thông tấn xã Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng đem ra thảo luận cùng lượt với nguy cợ dịch Covid-19 chưa có hồi kết ?
Phải chăng vì hai vấn đề quan trọng này cùng có những hệ lụy lây lan và khó giải quyết như nhau nên cần được nói một lúc để tạo sự quan tâm trong đảng và nhân dân ? Nhưng tại sao, trong cuộc trao đổi này ông Nguyễn Phú Trọng và Thông tấn xã nhà nước đã không nhắc gì đến mối hiểm họa lớn hơn của Việt Nam hiện nay là Trung Cộng vẫn thường xuyên đe dọa Việt Nam ở Biển Đông ?
Liệu "sơ xuất" chính trị này có liên quan gì với thái độ lâu nay của phía Việt Nam đã tự kiềm chế lời lên án Trung Cộng, dù Quân đội nước này đã gia tăng những hoạt động quân sự ở Trường Sa ?
Càng khó hiểu hơn là ngoài câu nói thông dụng "tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phúc tạp", không thấy lãnh đạo Việt Nam nào, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng, đã có một thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Như vậy thì có viển vông không ?
Phạm Trần
(ngày đầu năm 2022)
30 năm sau khối Liên Xô tan rã, chế độ cộng sản Việt Nam vẫn cuồng tín
30 năm sau ngày Liên bang Xô Viết tan rã (25/12/1991 – 25/12/2021), Thế giới cộng sản vẫn không thể phục hồi như giấc mơ hão huyền của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam.
Điều này đã thành sự thật khi Thế giới tự do, do Hoa Kỳ và các nước dân chủ tiến bộ lãnh đạo vẫn không ngừng tỏa sáng như ngọn hải đăng dẫn đường thoát hiểm cho các dân tộc còn bị độc tài và phản dân chủ kìm kẹp, trong đó có Việt Nam.
Ngọn đuốc dân chủ tiến bộ của thế giới tự do không ngừng tỏa sáng như ngọn hải đăng dẫn đường thoát hiểm cho các dân tộc còn bị độc tài và phản dân chủ kìm kẹp
Thực tế cả thế giới ngày nay chỉ còn lại 5 nước chọn Chủ nghĩa cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên và Cuba. Nhưng từ khi Liên bang Xô viết tan hàng rã đám, không có thêm nước nào tuyên bố đứng vào hàng ngũ xã hội chủ nghĩa hay cộng sản. Kết quả này đã đem lại thất bại tiếp cho 4 quốc gia cộng sản kia khi cường quốc Trung Quốc không muốn lãnh đạo khối cộng sản như Liên Xô dưới thời Lênin và Stalin.
Lý do tan rã
Còn nhớ vào năm 1992, một năm sau khi Thế giới cộng sản tan hàng, ông Nguyễn Phú Trọng, khi ấy là Phó Tổng biên tập Tạp chí cộng sản, cơ quan lý luận hàng đầu của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã viết bài "Vì sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã ?" (Tạp chí cộng sản, số 4-1992).
Theo ông Trọng, có 5 nguyên nhân làm tan rã khối cộng sản Liên Xô :
Một là, các lãnh đạo Nga thời đó đã "không xác lập đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng, buông lơi công tác xây dựng Đảng".
Nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất, theo lời ông Trọng, là : "Với khẩu hiệu "Trả lại chính quyền cho nhân dân", "Tất cả chính quyền về tay Xô viết", chủ trương xóa Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô trên toàn xã hội), họ từng bước hạ thấp rồi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng… xem nhẹ vấn đề lãnh đạo Nhà nước thông qua các tổ chức đảng, làm cho hệ thống tổ chức của Đảng rệu rã, kỷ luật lỏng lẻo, tổ chức đảng không kiểm tra, giám sát đảng viên, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng quá yếu".
Hai là : "Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng".
Ông Trọng phê bình : "Từ một số khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, người ta đã cường điệu lên cho rằng toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin "đã lỗi thời", "sai lầm", lâm vào "khủng hoảng", "không còn thích hợp" với thời đại ngày nay".
Ông giải thích : "Trên thực tế là đã mắc mưu của chủ nghĩa đế quốc, của các nhà tư tưởng chống cộng, hạ thấp, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay đổi các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin bằng những luận điểm của chủ nghĩa xã hội dân chủ".
Ba là : "Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng".
Nguyên tắc này cho phép đảng toàn trị, kiểm soát từ trên xuống dưới và thống nhất lãnh đạo bằng kỷ luật đảng.
Ông Trọng nêu bằng chứng : "Trong Điều lệ Đảng (thông qua tại Đại hội XXVIII của Đảng cộng sản Liên Xô) không hề nói nguyên tắc tập trung dân chủ, mà chỉ nhấn mạnh vấn đề dân chủ. Các bài phát biểu của những người lãnh đạo cao nhất của Đảng chỉ nhấn mạnh vấn đề dân chủ hóa, đưa ra khẩu hiệu đa nguyên (lúc đầu chỉ là đa nguyên ý kiến, rồi dần dần đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập), chấp nhận cho các tổ chức đối lập ra đời".
Tổng bí thư Trọng kết luận : "Kết cục là sự thống nhất trong Đảng bị phá vỡ, kéo theo sự tan vỡ của khối thống nhất toàn liên bang, đất nước ngày càng lún sâu vào rối loạn, khủng hoảng".
Bốn là : "Xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ" đã khiến Đảng cộng sản Liên Xô với 20 triệu đảng viên tan hàng.
Tuy nhiên, ông Trọng cũng phải thừa nhận rằng : "Một thực tế đau xót là có một bộ phận cán bộ, đảng viên trong điều kiện đảng cầm quyền (ở Liên Xô thời đó) đã không giữ được phẩm chất và đạo đức cách mạng. Họ thoái hóa, biến chất, phạm vào tham nhũng, quan liêu, hách dịch, xa dân, bị quần chúng oán ghét".
Năm là : "Từ bỏ chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi.
Ông Nguyễn Phú Trọng nhận định : "Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là đặc trưng, là thuộc tính của giai cấp công nhân và của Đảng cộng sản Liên Xô suốt một thời gian dài đã đóng vai trò trụ cột trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đất nước Liên Xô - quê hương của Lênin và Cách Mạng Tháng Mười - đã từng là thành trì của cách mạng và hòa bình thế giới… Tuy nhiên, mặt trái ở đây là có lúc, có bộ phận nảy sinh tư tưởng nước lớn, muốn áp đặt, làm thay, "xuất khẩu cách mạng", viện trợ và giúp đỡ không đúng tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân.
Từ đó dẫn đến làm cho dân trong nước phải chịu đựng hy sinh quá lớn, kinh tế tài chính khó khăn còn nước được viện trợ thì ỷ lại, hoặc cho là mình bị mất chủ quyền. Các nước cộng hòa, các dân tộc trong liên bang cảm thấy mình mất độc lập, không được bình đẳng…".
Hy vọng hão huyền
Sau khi phân tích như thế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có học hàm Tiến sĩ về môn Xây dựng đảng, và là người cộng sản bảo thủ hàng đầu ở Việt Nam đã hồ hởi viết : "Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản".
Ông Trọng khẳng định : "Chúng ta tin rằng, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những người cộng sản và cách mạng chân chính sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích, sẽ có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi cuối cùng của mục đích mà mình theo đuổi.
Không lý gì một đảng cộng sản to lớn, anh hùng và kiên cường như Đảng cộng sản Liên Xô -đảng của Lênin vĩ đại- lại cam chịu thất bại dễ dàng như vậy".
Cùng với giọng điệu tương tự, 19 năm sau, Đảng cộng sản Việt Nam, dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, đã thống nhất biểu quyết "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển thêm vào năm 2011)".
Cương lĩnh lập luận rằng : "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản".
Từ suy luận viển vông này, Cương lĩnh 2011 tự an ủi : "Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".
Cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng X đã hồ hởi nhét chữ vào miệng người dân khi viết trong Cương lĩnh mới rằng : "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".
Đó là tuyên bố tự biên tự diễn của Đảng cộng sản Việt Nam. Người dân không được tham gia thảo luận hay hỏi ý kiến, nhưng buộc phải chấp nhận mọi quyết định của đảng độc tài lãnh đạo.
Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam đã không bị khiển trách, phạt kỷ luật hay trừng phạt vì đã đánh lừa nhân dân với chiếc bánh có nhân chất độc về tương lai viển vông của thiên đàng cộng sản. Ông Trọng cũng đã bị lên án càng ngày càng để cho đất nước lệ thuộc vào Trung Quốc để được an thân và được Bắc Kinh bảo đảm cho tiếp tục cầm quyền.
"Và 30 năm đổi mới cho thấy ý thức hệ, con đường của Đảng cộng sản Việt Nam : từ đại hội VII đất nước đi vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, từ mấy năm gần đây là thời kỳ trầm trọng nhất chưa từng có kể từ sau 30/04/1975 (Nguyễn Trung).
Nguy cơ trước mắt
Bằng chứng này đã được nguyên Đại sứ Nguyễn Trung trình bày trong bài viết "Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới" phổ biến ngày 22/11/2021.
Với áp lực ngày càng tăng tốc của Trung Quốc đối với Việt Nam ở Biển Đông, ông Nguyễn Trung viết : "Việt Nam hiện nay đứng trước thách thức quyết liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh 17/02/1979. Điều gì sẽ xảy ra và Trung Quốc có thể đi xa tới đâu, nếu xu thế nói trên ở Biển Đông diễn tiến tiếp tục, hoặc khi xảy ra đột biến lớn tại bất kỳ một điểm nóng nào đó trong cục diện thế giới hiện nay ? Trong khi đó Trung Quốc đã tạo ra được ở Việt Nam ở mức cao nhất đến nay sự phụ thuộc về kinh tế, sự lệ thuộc về chính trị, sự uy hiếp nghiêm trọng về an ninh quốc phòng, và triển khai tiếp sự can thiệp sâu hơn nữa vào nội bộ nước ta".
Nhà ngoại giao nổi tiếng nói thẳng và nói thật cảnh báo rằng : "Trong cục diện quốc tế và khu vực rất nguy hiểm và nhạy cảm hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ trầm trọng của cuộc khủng hoảng toàn diện bắt đầu từ Đại Hội VII (1991). Nghĩa là Việt Nam đang ở trong tình thế bị uy hiếp nghiêm trọng nhất trên cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Đặc biêt là : Kinh tế tuy đạt mức thu nhập trung bình thấp, song không bền vững, đang ở thời kỳ khó khăn nhất sau 30 năm đổi mới với nhiều vấn đề cơ bản, ách tắc, nóng chưa có lời giải (vốn, nợ, tham nhũng, kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển, môi trường, năng lượng, nước, năng lực quản trị quốc gia, giáo dục, biến đổi khí hậu…), nội trị rối ren, an ninh quốc phòng bị uy hiếp quyết liệt nhất trong tình thế phải đối mặt với nguy cơ bị cô lập rất cao".
Ông Trung nhận xét về "Đổi mới" bằng ngôn ngữ gay gắt : "Và 30 năm đổi mới cho thấy ý thức hệ, con đường của Đảng cộng sản Việt Nam : từ đại hội VII đất nước đi vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, từ mấy năm gần đây là thời kỳ trầm trọng nhất chưa từng có kể từ sau 30/04/1975. Đấy cũng là những nguyên nhân gốc gây ra lãng phí, tham nhũng và bất công xã hội vô cùng nặng nề, cướp đi của đất nước nội lực phải có để có thể đương đầu với mọi thách thức sống còn trong cục diện quốc tế ngày càng nóng bỏng hôm nay. Đồng thời đã áp dụng quá nhiều chủ trương chính sách sai lầm, bưng bít sự thật và ngu dân, kèm theo những hành động trấn áp khắc nghiệt, tất cả khiến cho khối đại đoàn kết dân tộc bị phân hóa sâu sắc, trí tuệ và ý chí phấn đấu vươn lên của đất nước bị tê liệt, làm tổn thương nghiêm trọng tinh thần tự trọng dân tộc và thể diện quốc gia, lòng dân phân tán và mất lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng".
Trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, cựu Đại sứ Nguyễn Trung nói thẳng với Đảng : "Từ Hội nghị Thành Đô đến nay cho thấy đường lối ngoại giao leo dây để giữ "đại cục", nhưng không có nội lực vững mạnh của quốc gia làm nền tảng, lại thêm những yếu kém của đội ngũ lãnh đạo, nên đã thất bại nghiêm trọng. Mỗi ngày ta phải nhân nhượng một tý để giữ "đại cục" như thế, để hôm nay là cả một cái thòng lọng không gỡ ra nổi siết trên cổ đất nước, uy tín quốc tế giảm sút nặng nề, biên cương bờ cõi tổ quốc bị xâm phạm, đất nước lâm vào thế vừa lệ thuộc và phụ thuộc, vừa đơn độc một cách nguy hiểm".
Tiếp theo, ông đã kết luận về chủ trương tiếp tục kiên định chủ nghĩa cộng sản lạc lõng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như thế này : "Toàn bộ tình hình nêu trên còn cho thấy đường lối đối nội và đối ngoại của đảng chẳng những đem lại cho đất nước những tổn thất lớn, mà còn đẩy đất nước vào con đường phát triển vừa lạc hậu, vừa lạc lõng trong xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay. Xem xét kỹ thực chất, quan sát trên thế giới sẽ thấy Việt Nam hiện nay là nước duy nhất còn lại đang cố tìm cách níu kéo ý thức hệ có cỗi rễ là chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa cộng sản để duy trì chế độ toàn trị và quyền lực của Đảng trong điều hành đất nước – mặc dù lãnh đạo đảng cũng thừa nhận chưa biết cuối thế kỷ này liệu sẽ có chủ nghĩa xã hội hay không ! Nghĩa là trên thực tế về nhiều mặt sâu sắc bên trong, nước ta vẫn đang một mình một đường đi trong thế giới hôm nay".
Cuối cùng, cựu Đại sứ Nguyễn Trung đã lên án chế độ : "Một mình một đường đi như vậy, nước ta càng đuổi theo thiên hạ, nhưng hôm nay càng tụt hậu xa hơn và yếu đi – ngay cả so với tất cả các nước láng giềng, tiếp tục lạc lõng.
Thất bại của 42 năm đầu tiên độc lập thống nhất đất nước phải hứng chịu về nhiều mặt chính là thất bại của việc lấy chủ nghĩa chà đạp trí tuệ và các giá trị của tự do – dân chủ - quyền con người, là do người nắm quyền giành được một số lợi ích phe nhóm nhưng phải hủy hoại nhiều lợi ích quốc gia và lợi ích của dân tộc, là thất bại của xây dựng chủ nghĩa xã hội - với kết quả gặt hái được là để mọc lên trên đất nước ta hôm nay một chế độ toàn trị khắc nghiệt, nhưng đối với bên ngoài độc lập 42 năm mà vẫn chưa độc lập !".
Như vậy, sau 30 năm khối Liên bang Xô Viết cộng sản sụp đổ, nhân dân Nga và các nước Đông Âu đã được hưởng dân chủ và tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam.
Do đó, đất nước tiếp tục chậm tiến, kinh tế chỉ có thể thành công giới hạn vì không có đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển. Nhưng nguy hiểm hơn là lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cuồng tín vào khả năng sống lại của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Thêm vào đó là sự lệ thuộc vào kẻ thù phương Bắc là Trung Quốc, ngày càng rõ rệt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam để duy trì quyền lực đã không còn lối thoát.
Nằm gọn trong tay Bắc Kinh (1)
Để bảo vệ đảng, ông Trọng đã buộc Quân đội và Công an phải "tuyệt đối trung thành với đảng", đặt hai lực lượng này dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Đảng, không phi chính trị hóa Quân đội và kiểm soát báo chí.
Ngoài ra, Đảng còn quy định : "Đảng viên không được dao động, hoài nghi, đòi thực hiện "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự" ; đảng viên không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng ; phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, hoài nghi ; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, đòi "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang"... ; giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội" (VOV.VN, ngày 04/12/2021).
Tuy nhiên, một số không nhỏ cán bộ, đảng viên đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" quay lưng lại với Đảng vì những chứng hư, tật xấu của lãnh đạo vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng tham nhũng, quan liêu mỗi ngày một tinh vi, năm sau cao hơn năm trước. Về đối ngoại, chủ trương hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc để tồn tại của ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt đất nước vào vòng nô lệ không lối thoát của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi đe dọa an ninh của Trung Quốc ở Biển Đông và trên đất liền.
Vì vậy, hậu quả nhãn tiền của "tình hữu nghị viển vông" Trung-Việt, dưới thời ông Trọng, một lần nữa nhắc Đảng cộng sản Việt Nam phải nhớ lại lời tuyên bố ngày 25/04/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm Phi Luật Tân, theo đó ông nói : "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
Trong cuộc tranh chấp quyền lưc năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công loại ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh khỏi chính trường, nhưng liệu ông có được tin tưởng đủ khả năng và trí tuệ để chống lại áp lực của Trung Quốc như lời cảnh giác của Đại sứ Nguyễn Trung ?
Phạm Trần
(Giáng Sinh 2021)
(1) Đọc thêm :
- Nguyễn Văn Huy, Hậu Thành Đô 5 - Bằng chứng của một sự phản bội, Thông Luận, 20/06/2019
- Nguyễn Văn Huy, Bắc Kinh gia tốc tiến trình thuộc địa hóa Việt Nam, Thông Luận, 27/04/2018
- Nguyễn Văn Huy, Việt Nam đang biến thành thuộc địa !, Thông Luận, 25/04/2018