Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cái lò đưa vào Thành Phố Hồ Chí Minh mới vừa nguội lửa sau mấy ngày tết đã bất ngờ quay về trung ương cháy bùng hai thanh củi to làm dư luận dậy sóng. Ngược với tâm lý phò suy, thương hại người ngả ngựa như đã từng xảy ra với Đinh La Thăng hay Nguyễn Thành Tài, lần này hầu hết người dân đồng tình và còn hơn thế nữa hả hê với hai thanh củi này và vỡ ra thêm nhiều điều thú vị về nhân cách, bản lĩnh của hai ông nguyên bộ trưởng.

haibotruong1

Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã bị bắt - Ảnh minh họa 

Bộ trưởng trả thù nhà !

Đồng tình hả hê không chỉ vì hai con sâu tham nhũng to ăn tiền ngàn tỉ bị tóm mà chủ yếu là hai cái mặt nạ giả trá nhất đã bị lột trần, hai bàn tay thô bạo tàn nhẫn đã bóp nghẹt quyền thông tin, phạt vô tội vạ các cơ quan báo chí truyền thông hai nhiệm kỳ qua, nhất là triều đại của Trương Minh Tuấn. Chỉ một cái tin tường thuật phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ủng hộ luật biểu tình và một ý kiến bạn đọc phê phán về sự bất công đường sá ở miền Tây quá thiếu, miền Bắc quá dư, báo Tuổi trẻ online bị phạt tiền trên 100 triệu và đình bản 3 tháng. Không có khiếu nại nào của người được trích phát biểu, không có bằng chứng nào chứng minh người viết bịa đặt thông tin, không có biên bản nào ghi nhận về vi phạm, thế mà vẫn bị phạt bất cần luật lệ.

Không chỉ dùng quyền hành công khai phạt vạ nhà báo và cơ quan báo chí, Trương Minh Tuấn còn hèn hạ dùng quyền lực ngấm ngầm thúc ép lãnh đạo cơ quan báo sa thải những nhà báo dũng cảm, trung thực dám chọc ngoái vào sự hãnh tiến trân tráo của y. Trong bài viết Ngày tàn của bạo chúa, Fbker Hằng Thanh đã kể về trường hợp nhà báo Nguyễn Thông bị Tuấn gây áp lực với báo Một Thế Giới cắt hợp đồng. Lý do chình từ bài viết Hiện tượng lặng lẽ trên Fb của Nguyễn Thông. Bài viết phê phán tình trạng tất cả các tờ báo từ báo giấy đến điện tử rộ lên ca ngợi một nghệ sĩ đa tài, đa ngành, văn thơ, sân khấu, nhạc… nhưng không có tác phẩm nào có tiếng vang, gây hiệu ứng cho người đọc, hầu như chưa ai biết tới. Hóa ra người nghệ sĩ tài hoa lặng lẽ ấy là Trương Minh Phương, cha của bộ trưởng Trương Minh Tuấn (1).

‘Tạo điều kiện’ cho báo chí bốc thơm Trương Minh Tuấn còn "đục khoét" ngân sách tổ chức hội thảo khoa học và trao giải thưởng Đào Tấn cho cha mình. "Chương trình được tổ chức đúng vào khoảng thời gian kỷ niệm 85 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất của ông. Những người tham dự hội thảo đã dành những nhận xét hết sức trân trọng cho ông Phương, người được cho là "điển hình cho nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc, một nền văn học nghệ thuật toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và của nhân dân" (2).

Đệ nhất công thần tưởng đã thoát !

Mặc khác, dư luận cũng vừa thắc mắc, tại sao bác Cả lại cam lòng chặt đứt cánh tay đắc lực của mình khi số phận của Trương Minh Tuấn tưởng chừng đã được định đoạt sau hội nghị Ban chấp hành trung ương 8. Trong khi Nguyễn Bắc Son bị cách chức nguyên Ủy Viên Ban chấp hành trung ương, nguyên Bộ trưởng thì Trương Minh Tuấn được xử lẹ làng hơn, mất chức bộ trưởng nhưng vẫn còn nguyên chức Ủy Viên Ban chấp hành trung ương và được tái bổ nhiệm làm Phó ban Tuyên Giáo. Cái cách Tuấn được tái bổ nhiệm khác hẳn cách nhốt quyền lực vào cái lồng như Đinh La Thăng làm Phó ban Kinh tế. Lễ trao quyết định rôm rả. Trưởng ban Võ Văn Thưởng ngọt ngào đon đả chào mừng nói Trương Minh Tuấn "không có gì xa lạ với Ban Tuyên giáo trung ương, nay được phân công về Ban cũng là trở về nhà". Trương Minh Tuấn bày tỏ lời "cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương đã dang rộng vòng tay để đón ông trở về".

Vốn từng là bộ đội, ông xin hứa thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao với 'tinh thần của người lính", và nói "dù có ngã gục ở đâu thì tiếp tục đứng dậy ở đó" (3).

Sau đợt xử lý này cứ tưởng là Tuấn đã an toàn. Xét cho cùng điều ấy cũng công bằng vì nếu về "võ" Trần Quốc Vượng đốn củi cây nào ra cây ấy cho vào lò của bác Cả thì Tuấn có công thổi lửa, ém lửa dư luận đúng theo chiều gió, cái nào cháy to, cái nào cháy nhỏ, thậm chí có những cái phải dập ngay từ đầu trước khi phát lửa.

Tuấn đã mạnh tay cách chức Tổng biên tập, thu thẻ nhà báo của cựu đại tá Nguyễn Như Phong, đình bản tờ Petrotimes và công khai họp báo công bố việc đăng lại bài phỏng vấn Bùi Thanh Hiếu (người có nick name "Người buôn gió" trên mạng xã hội) về việc Trịnh Xuân Thanh liên lạc với ông này tại Đức chỉ là một trong những lý do. Cuốn sổ tay thù vặt của Tuấn còn nên ra hàng lô hàng lốc những tội khác của Như Phong vì mất quan điểm lập trường xa rời tôn chỉ mục đích, báo dầu khí đi nói chuyện linh tinh.

Hại người già, diệt báo tận gốc

Trước đó Bộ Thông tin và truyền thông của cặp đôi Son, Tuấn đã tiến hành thanh tra báo Người cao tuổi và kết luận cuộc thanh tra báo Người Cao Tuổi, nêu rõ chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an xem xét, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi đăng 11 bài viết có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo đó, sáu bài báo có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và năm bài báo tiết lộ bí mật nhà nước, có dấu hiệu tiết lộ bí mật nhà nước. Sự phối hợp giữa Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Công an nhịp nhàng đến độ ông tướng già 70 tuổi Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi, bị khởi tố về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại điều 258 Bộ luật hình sự ngay trong ngày Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông của Tuấn có kết luận (4). Phối hợp với công an ăn ý đến mức ấy là cùng.

Với tờ báo Báo Sài Gòn Tiếp Thị, một tờ báo có bản sắc và phong cách khá độc đáo, lập trường cấp tiến, với những bài nổi sóng dư luận như : Tháng hai biên giới, Chị Hai Thủ tướng, loạt phóng sự về quân đội Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa bắn vào tàu cá Việt Nam trú bảo… cặp đôi Son-Tuấn (câu kết với Tất Thành Cang) đã xử lý độc ác hơn theo phương châm nhổ cỏ tận gốc "thu hồi giấy phép", một tòa soạn chuyên nghiệp trên 100 cán bộ phóng viên phải tan đàn lạc nghé, một thương hiệu báo chí lừng lẫy bị xóa sổ.

"Thừa hành quyết định "thu hồi giấy phép hoạt động báo chí" từ cấp có thẩm quyền, Ban biên tập Báo Sài Gòn Tiếp Thị trân trọng thông báo với quý bạn đọc là từ sau 28/2/2014, Báo Sài Gòn Tiếp Thị trực thuộc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) sẽ ngưng xuất bản. Tờ Sài Gòn Tiếp Thị số 18 năm 2014 mà bạn đang cầm trên tay là số báo cuối cùng" (5).

Sau 19 năm hoạt động, Ban biên tập Sài Gòn Tiếp Thị ngậm ngùi trăn trối người đọc trong số báo cuối cùng.

Đi trước Luật An Ninh Mạng

Tham vọng của Tuấn không dừng lại ở báo chí trong nước mà còn muốn quản lý cả hệ thống truyền thông, các nhà mạng xã hội của thế giới như Google, Face book, đặt yêu cầu phải gở thông tin xấu theo tiêu chí của Tuấn, phải cung cấp thông tin người dùng, phải dùng face, điện thoại chính chủ … Những điều luật giết chết quyền thông tin mà thế giới đang lên tiếng trong luật An Ninh Mạng hiện nay đều đã được Tuấn đặt ra trước khi có luật.

Báo nhà nước thời ấy đã rầm rộ thông tin :

"Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 22/12, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin năm vừa qua, việc quản lý hoạt động các doanh nghiệp xuyên biên giới đã đạt được những thành công lớn, đặc biệt là 2 mạng xã hội lớn nhất hiện nay là Google và Facebook.

Cụ thể, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin hồi tháng 3/2017 khi phát hiện những nội dung xấu độc trên YouTube, Bộ Thông tin và truyền thông đã làm việc với Google và doanh nghiệp này cam kết sẽ xóa bỏ ngay.

Đến nay, YouTube đã gỡ 4.500 video mang nội dung xấu độc trên tổng số 5.000 video được yêu cầu. Con số này chiếm trên 90% số video xấu độc.

Việt Nam cũng là một trong số ít các nước mà Google đáp ứng tối đa các điều kiện trên thế giới.

Facebook cũng gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp, gỡ bỏ 159 tài khoản bôi xấu lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước".

Tóm lại, Trương Minh Tuấn đã có công rất lớn trong việc tiêu diệt mầm móng dân chủ của báo chí Việt Nam từ trong trứng nước đến tận gốc rễ. Ông Phạm Quang Nghị còn đặt ra lề trái phải nhưng với Tuấn thì chỉ có một lề. Nếu Tuấn còn tại vị thì số phận mạng xã hội Việt Nam chưa biết sẽ ra sao ?

Thịt nấu thịt sao đành ?

Công lao như thế, trung thành như thế, tài kinh bang tế thế giỏi giang như thế vì sao bác Cả lại phải xuống tay ném Tuấn vào lò ?

Tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng thắc mắc và dự đoán nhiều giả thiết khác nhau thậm chí là trái ngược nhau

"Vậy phải chăng từ sau Hội nghị trung ương 9 đến nay đã xảy ra những động thái đủ lớn trong nội bộ mà đã khiến Trương Minh Tuấn cuối cùng đã không thể ‘thoát’ ?"

"Phải chăng Nguyễn Phú Trọng cũng đang thực hành nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’, có qua có lại đầy đủ giữa ‘phe ta’ và phe đối phương’ ?"

"Nếu đúng thế, vụ tống giam hai người được xem là là ‘phe ta’ - Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn - đang phát đi thông điệp rằng ‘Minh quân’ sẽ có thể không nương tay với ‘củi rừng’ - chẳng hạn như nhóm lợi ích Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang… và có thể còn ‘máu lửa’ hơn nữa trong năm 2019 này.

Nhưng cũng còn một dấu hỏi khác : vụ bắt Son - Tuấn xảy ra khi Nguyễn Phú Trọng có một chuyến công du đến Campuchia và Lào, tức có thể ông Trọng không hẳn là người trực tiếp chỉ đạo đối với vụ bắt bớ này, thậm chí ông ta ‘không biết’. Nếu giả thiết này là đúng, dù chỉ với xác suất nhỏ, chóp bu nào mới là người ra lệnh bắt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ? Liệu có xảy ra một sự biến gì trong nội bộ giới lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam khi Trọng vắng mặt ?" (7).

Giả thiết cuối cùng của Tiến sĩ Dũng cho rằng cụ Tổng không biết về vụ bắt này có thể loại trừ. Tuấn bị bắt ngày 23/2, đến ngày 24 cụ Tổng mới đi Lào và từ ngày 21/2, cây bút tín hiệu Phạm Việt Thằng của phe lò đã có nhiều thông tin rao trước trên fb :

Sợ lò mốc hẩm mốc hiu

Nghe đâu đã kịp câu lưu 2 ngài

Ngày 22/2, Phạm Việt Thắng công bố :

Vụ Son, Tuấn : Đã phê chuẩn.

Cả làng hóng nhé !!!!

Như vậy có thể khẳng định rằng, cụ Tổng có biết hoặc chính xác là việc Trương Minh Tuấn vào lò là có sự đồng ý của cụ Tổng dù (ít nhất là trước đây mấy tháng) cụ không có ý đó. Điều gì là cụ phải thay đổi ? Tội tình Tuấn trong vụ mua bán AVG thì vẫn như vậy, sao án lại tăng ? Vì sao thanh củi bé hơn ở Thành Phố Hổ Chí Minh vẫn còn đứng nhởn nhơ trước cửa lò thậm chí còn đi tiệc tùng liên hoan như khiêu khích ? Phải chăng quyền lực của cái lò vẫn chưa đạt mức tuyệt đối như mong muốn và con số 36% Ủy viên trung ương không kỷ luật Tất Thành Cang là nỗi ám ảnh với người đốt lò ?

Nhưng động thái tuyệt tình thẳng mực tàu liệu có đau lòng gỗ. Những cánh tay đắc lực, trung thành của cụ khi nhìn vào số phân Phạm Minh Tuấn liệu có chột dạ khi nghĩ đến số phận của mình ngày nào đó… ?

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 28/02/2019

(1) https://www.facebook.com/thanhhang1501?__tn__=%2CdCH-R-R&eid=…

(2) https://www.bbc.com/vietnamese/38431614

(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44985230

(4) https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-truong-tt-tt-noi-ly-do-tuoc-the-nha-bao-ong-nguyen-nhu-phong/20161004191712041.htm

(5) https://tuoitre.vn/vi-sao-nguyen-tong-bien-tap-bao-nguoi-cao-tuoi-bi-khoi-to-746325.htm

(6) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bao-sai-gon-tiep-thi-ra-so-cuoi-163539....

(7) https://news.zing.vn/facebook-go-107-tai-khoan-gia-mao-youtube-xoa-4500-...

- https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=362666800986422&id=100...

- https://www.facebook.com/viet.thang.754?epa=SEARCH_BOX

Published in Diễn đàn

Từ trước ngày quốc khánh 2/9 năm 2018, đã râm ran tin đồn về khả năng cựu bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son sắp bị đưa vào ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng, mà cụ thể là triển vọng ông Son có thể bị khởi tố trong vụ ‘Mobifone mua AVG’ và thậm chí có thể bị tra tay vào còng như cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng đã từng.

mobi1

Nguyễn Bắc Son (trái) sẽ phải chịu tội thay cho Trương Minh Tuấn ?

Gần trung tuần tháng Chín năm 2018 đã xuất hiện một hiện tượng ‘lạ’ : website của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đăng bài viết "Thương vụ AVG – Khi Ban Cán sự Đảng bị vô hiệu hóa".

Bài viết trên khá dài, tóm tắt quá trình vụ ‘Mobifone mua AVG’, nhưng phần đánh giá lại có hơi hướng của một ‘cáo trạng’ khi quy kết Nguyễn Bắc Son là ‘độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ đã vô hiệu hóa cả Ban cán sự Đảng’, và đặt dấu hỏi : 

"Dù thương vụ này AVG đã hoàn lại số tiền giao dịch, song dư luận vẫn đặt ra câu hỏi vì sao một dự án với số tiền đầu tư lớn như vậy, lẽ nào Bộ Thông tin và truyền thông, Tổng Công ty Mobifone và những cá nhân có trách nhiệm lại có thể dễ dãi, vô tâm, thiếu trách nhiệm để đầu tư gần 9.000 tỷ đồng của Nhà nước vào một dự án mơ hồ, khi chưa được thẩm định rõ về hiệu quả kinh tế, việc thẩm định giá dự án cũng không có cơ sở. Phải chăng, tiền "chùa" ném qua cửa sổ !?".

Với bản ‘cáo trạng’ trên - được phát ra bởi trang web của Ủy ban Kiểm tra trung ương, một cơ quan được xem là cánh tay mặt của Tổng bí thư, xem ra số phận Nguyễn Bắc Son nhiều khả năng sẽ bị ‘cẩu đầu tảm’ mà không thể ‘hạ cánh an toàn’.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7.000 tỷ.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Nhưng số phận của Trương Minh Tuấn thì sao ?

Trương Minh Tuấn là quan chức bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho đàn anh Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trương Minh Tuấn cũng là quan chức bị dư luận nghi ngờ về việc đã nhận một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu USD của Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và là một trong những kẻ chủ mưu vụ AVG nhưng cho tới nay vẫn không hề xuất hiện tên tuổi trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ về vụ AVG cũng như trong công bố khởi tố và bắt giam của Bộ Công an.

Thế nhưng chính vào lúc này đây, quan chức Trương Minh Tuấn - suýt nữa đã hoàn tất bộ phim ăn cắp khối tiền khổng lồ trong vụ AVG - lại một lần nữa nghiễm nhiên được Nguyễn Phú Trọng đặt vào cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương để trở thành sếp của hơn 800 tờ báo nhà nước và có quyền răn dạy về ‘đạo đức cách mạng sáng ngời’.

"Bên cạnh đó, các thành viên trong Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ lại ngại va chạm, nể nang, né tránh, không dám góp ý phê bình, không mạnh dạn đấu tranh khi người đứng đầu có những biểu hiện vi phạm, đã làm mất tính chiến đấu của tổ chức đảng, thậm chí bị tê liệt, bị vô hiệu hóa. Thực tế trong thời gian qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng ở một số Bộ, tỉnh, thành cho thấy hầu hết những vi phạm của Ban cán sự đảng đều do người đứng đầu thiếu gương mẫu và có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ, đã dẫn tới nhiều vi phạm, thậm chí vi phạm kéo dài và có hệ thống" - bài "Thương vụ AVG – Khi Ban Cán sự Đảng bị vô hiệu hóa" trênwebsite của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Đã khá rõ là bài viết trên nhằm hướng lái dư luận để quy toàn bộ tội trạng cho riêng ‘người đứng đầu’ là Nguyễn Bắc Son mà không phải là cấp dưới như Trương Minh Tuấn, để trong tương lai gần khi ông Son phải ra trước vành móng ngựa thì Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Tuấn sẽ thở phào trong một xó tối nào đó của cơ quan tư tưởng này.

Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng dành cho Trương Minh Tuấn là khá rõ, khác hẳn với trường hợp Đinh La Thăng, dù Trương Minh Tuấn ‘ứng’ với Đinh La Thăng bởi tính chất ‘rất nghiêm trọng’ trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chẳng quá ngạc nhiên khi khác hẳn ‘củi rừng’ Đinh La Thăng mà đã bị Nguyễn Phú Trọng sẵn lòng xử án tù giám đến 31 năm, Trương Minh Tuấn lại là một dạng ‘củi nhà’, để dù có bị kỷ luật và bị cách chức thì vẫn có thể ‘hạ cánh an toàn’.

Nhưng chẳng ai tiên liệu được tương lai. Dù được gấp rút và đặc cách chỉ định ngồi vào ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương khi âm mưu ăn cắp tiền ‘MobiFone mua AVG’ còn chưa hoàn tất cái bi kịch lịch sử của nó, số phận của Trương Minh Tuấn vẫn còn rất bấp bênh trong một tương lai không quá xa, không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ của Nguyễn Phú Trọng, mà còn biến đổi theo sự thay đổi bất thường trong quan điểm Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp ông Trọng bị chỉ trích nặng nề vì đã không xử Trương Minh Tuấn để ‘công bằng’ với các vụ xử ‘phe Nguyễn Tấn Dũng’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 14/09/2018

Published in Diễn đàn

Ngay cả khi xy ra kch bn Nguyn Phú Trng t ra khách quan, không ưu ái hay không tìm cách ‘binh’ cho hai nhân vt Nguyn Bc Son - cu B trưởng thông tin và truyn thông và Trương Minh Tun - đương kim B trưởng thông tin và truyn thông, cái cách mà y ban Kim tra trung ương va kết lun ‘đ ngh cp có thm quyn xem xét, thi hành k lut’ trong phiên hp vào cui tháng Sáu năm 2018 đã rt d khiến dư lun xã hi cho là ông Trng đang tìm cách cu vt hai quan chc b xem là ‘ăn ngp mt, ăn đến táng tận lương tâm’ này.

son0

Đ ngh cp có thm quyn xem xét, thi hành k lut’ Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun trong phiên hp vào cui tháng Sáu năm 2018

‘Cấp có thm quyn’ là ai ?

Hoàn toàn không nêu về hình thc k lut đng đi vi hai ông Son và Tun, cũng không gii thích v ‘cp có thm quyn’ là ai, đ ngh trên ca y ban Kim tra trung ương ging như mt s đánh đ ha mù và cũng là thách thức dư lun.

Về mt t chc đng, cp trên ca y ban Kim tra trung ương chính là Thường trc Ban bí thư - cơ quan đang được ph trách bi cu ch nhim y ban Kim tra trung ương Trn Quc Vượng.

Còn trên Thường trc Ban bí thư là B Chính trị - mt b su đang được ph trách bi cu tng biên tp Tp chí Cng sn Nguyn Phú Trng.

Một bt công rt ln là trong cùng phiên hp ca y ban Kim tra trung ương vào cui tháng Sáu năm 2018, mt nhân vt go ci nm trong đường dây ‘MobiFone mua AVG’ là ‘đồng chí Lê Nam Trà’ đã b y ban Kim tra trung ương thi hành k lut bng hình thc cao nht là khai tr đng - càng khiến to ra h chênh lch ln gia thân phn k tha hành ca ông Trà vi vai vế ‘chut cng’ trc tiếp ch đo ca hai cp trên của Trà là Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun.

‘Dấu n’ ca Son và Tun

‘Mobifone mua AVG’ là một v kê khng giá mua lên ti gn 9000 t đng so vi giá tr thc ch khong 1000 - 1500 t đng, được phi hp ‘binh chng hp thành’ bi hàng lot quan chc của doanh nghip vin thông Mobifone, AVG và các B Thông tin-Truyn thông, B Công an, B Kế hoch và Đu tư, B Tài chính và Văn phòng chính ph.

Trong số các quan chc dính dáng đến v ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách tht thoát ít nht 7000 t đng, B trưởng Thông tin-Truyn thông vào thi đó là Nguyn Bc Son b dư lun xem là ‘ăn đm’, vi t l dành cho Son có th lên đến 10 - 15% trong s 7000 t.

Một bng chng phát l gn đây nht v ‘t l ăn chia’ là Cc trưởng Cc Phòng chng ti phạm công nghệ cao thuc B Công an - Thiếu tướng Nguyn Thanh Hóa, được chính thc công b đã ‘ăn’ 15% trong hp đng chia phn li nhun ca đường dây đánh bc công ngh cao.

Còn Trương Minh Tun - nhân vt ‘kiên đnh cách mng’, ‘sát th báo chí’ và rt thường ‘đc bài’ ln viết bài v ‘chng t din biến, t chuyn hóa’ rp khuôn theo tư tưởng ca Nguyn Phú Trng, cũng b nghi ng rt ln v ‘âm mưu chia chác’ bi ông này đã trc tiếp ký phê duyt hp đng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cp phó cho Nguyn Bắc Son, đ Lê Nam Trà ca Công ty Mobifone ký hp đng mua Công ty AVG. Du hi rt ln là s tin còn li chy đi đâu, và ai được “li qu” t s tin đó ?

Vào thời gian khong vài tun trước ngày 23/4 là thi đim bàn giao h sơ v ‘Mobifone mua AVG’ gia Thanh tra chính ph và C46, B trưởng Thông tin-Truyn thông Trương Minh Tun đã ‘đo din’ đ AVG tr li tin cho Mobifone như mt cách ‘khc phc hu qu’ - nhưng li b dư lun xem là mt cách chy án quá l liu và trng trn.

Bộ Công an c tình chây ì ?

Theo mối quan h dt dây gia nguyên tc đng và pháp đình cng sn, sau khi b tước đng tch, Lê Nam Trà s rt có th rơi vào vòng t tng hình s phải đi mt vi vòng lao lý.

Mãi đến tháng Năm năm 2018 và phi sau hai tháng t khi Thanh tra chính ph ‘công b li’ kết lun thanh tra v v ‘MobiFone mua AVG’ sau khi Ngô Văn Khánh - quan chc Phó tng thanh tra chính ph b nghi ng ln v ‘ăn chu’ trong vụ này cùng khi tài sn hoàng tráng và còn hơn c khi nhà ca đ s ca th trưởng tin nhim là Tng thanh tra chính ph Trn Văn Truyn - va ngh hưu, B Công an mi tiếp nhn bàn giao h sơ v ‘Mobifone mua AVG’ t Thanh tra Chính ph. Nếu v việc này được tiến hành ‘đúng quy trình’, sau kết lun ca y ban Kim tra Trung ương s là phn vic ca cơ quan điu tra, kim sát và tòa án.

Tuy nhiên cho tới nay vn chưa có du hiu công khai nào t phía B Công an v ‘s khi t v án AVG’. Mt s dư luận li đang cho rng B Công an - đa ch mà đã ‘nhúng chàm’ ghê gm qua v ‘công an phòng chng ti phm công ngh cao bo kê cho đánh bc công ngh cao’ mà hai tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyn Thanh Hóa đã b tra tay vào còng, dường như đang tìm cách chây ì thời gian ‘nghiên cu h sơ chuyên án’ mà t đó có th khiến v AVG b chìm xung.

Nguyễn Phú Trng có ‘chng tham nhũng công bng’ ?

Sau một thi gian nhùng nhng cò cưa v AVG, đến cui tháng Tư năm 2018, ca thoát ca Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun đã b hp li đáng k sau ch đo ‘B sung v AVG vào din theo dõi, ch đo ca Ban ch đo Phòng chng tham nhũng’ ca Nguyn Phú Trng.

Đầu tháng Sáu năm 2018, y ban Kim tra Trung ương đã kết lun v ‘MobiFone mua AVG’ có nhng vi phm ca Ban Cán sự Đng B Thông tin - Truyn thông, trong đó nêu rõ vi phm ca các ông Nguyn Bc Son, Trương Minh Tun là ‘rt nghiêm trng’.

Kết lun ‘rt nghiêm trng’ ca y ban Kim tra Trung ương đi vi hai quan chc cao cp Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun, cùng cái cách phát thông cáo báo chí của y ban Kim tra Trung ương cho thy áp lc dư lun đi vi Nguyn Phú Trng trong v ‘Mobifone mua AVG’ là đ ln, đ ông Trng không th ch ‘chng tham nhũng thi kỳ trước’ hay ‘chng tham nhũng mt bên’, mà còn phải ‘chống tham nhũng c phe ta’.

Nhưng mi đây, cái cách mà y ban Kim tra trung ương ‘đ ngh cp có thm quyn xem xét, thi hành k lut’ li đang khiến dư lun không th không hình dung ra cnh trng Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun không hn thuc din ‘B Chính tr và Ban Bí thư qun lý’ (trong khi Nguyn Bc Son đã ngh hưu), mà li như th thuc din ‘Nguyn Phú Trng qun lý’.

Xem ra, sự vic nào cũng có ngun cơn sâu xa và lch s ca nó.

Vào tháng Tám năm 2016, ngôi sao chiếu mnh ca B trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tun bt thn sáng r khi Tun đã được Tng bí thư Trng ch đnh kiêm chc v Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương - được hiu như mt cách đ thay mt bên đng nm hot đng chính quyn.

Khi đó, Trương Minh Tun bt ngờ ngoi lên khỏi mt bng gii y viên trung ương vi quan đim st son đến l lùng v ‘chng t din biến, t chuyn hóa’ và chng tham nhũng trong báo chí - lp đi lp li phương châm cùng ch đ ca Nguyn Phú Trng ti Hi ngh trung ương 4 vào tháng Mười năm 2016.

Vì thế hiu theo mt cách nào đó, ông Trương Minh Tun được xem là ‘phe ta’, tc người ca phe Tng bí thư Trng, trái ngược vi ‘phe ci Nguyn Tn Dũng’.

Trong chiến dch được xem là ‘chng tham nhũng’ ca Nguyn Phú Trng, v ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tun được dư lun đc bit chú tâm. Nếu ông Trng ‘cho qua’ v Trương Minh Tun, điu được ông Trng tuyên xưng là ‘chng tham nhũng không có vùng cm’ s vô giá tr, còn tt c nhng tng danh dành cho ông Trng như ‘S phu Bc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kit thế thiên hành đo’ và gn đây nht là ‘Người đt lò vĩ đi’ s ch còn gió thong mây bay và chng còn nghĩa lý gì na.

Cuộc chiến chng tham nhũng ca Nguyn Phú Trng ch có nét công bng đ vt vát được ‘nim tin nhân dân’, cũng là một cách cu đng và chế đ ca ông Trng vào thi kỳ bui ch chiu chính th đã sm sp bóng đêm, mt khi ông ta phi chp nhn ‘trm’ c người ca ‘phe mình’.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 06/07/2018

Published in Diễn đàn

Sự vắng mặt của Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn

Vào ngày cuối cùng của tháng 6, Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo đề nghị khai trừ ra khỏi đảng đối với hai quan chức của Bộ Thông tin và truyền thông là ông Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, và ông Phạm Đình Trọng - Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp.

truong00

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đương kim Bộ trưởng Trương Minh Tuấn - Ảnh minh họa (AFP)

Ngoài ra còn có hai vị lãnh đạo khác được cho là có liên đới trách nhiệm là ông Cao Duy Hải, Tổng Giám đốc MobiFone cũng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị cách chức tất cả các chức vụ trong đảng, và ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông bị khiển trách.

Đây có thể được xem là cách xử lý tiếp theo của Ủy ban Kiểm tra trung ương sau khi uỷ ban này đưa ra kết luận chính thức về những vi phạm của một loạt các quan chức thuộc Bộ Thông tin và truyền thông liên quan vụ MobiFone mua 95% cổ phần của công ty truyền hình An Viên (AVG) gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước.

Tuy nhiên, những quyết định kỷ luật trên sẽ không có gì đặc biêt để các nhà quan sát đặt nghi vấn, nếu như kết luận "vụ MobiFone mua AVG là vi phạm nghiêm trọng" do Ủy ban Kiểm tra trung ương đưa ra vào đầu tháng 6 vừa qua có nêu đích danh 2 nhân vật là cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đương kim Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.

Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết việc ông Lê Nam Trà, người được cho là 1 trong những mắc xích chính trong vụ MobiFone mua AVG, bị khai trừ Đảng hoàn toàn hợp lý. Nhưng, câu hỏi lớn được ông đưa ra là :

"Tại sao mới đầu tháng 6, cũng chính Ủy ban Kiểm tra trung ương đã công bố 1 kết luận đối với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. Rất nghiêm trọng nghĩa là 1 bậc, 1 hình thức mức độ vi phạm kỷ luật đặc biệt. Nếu tương ứng với chuyện của Đinh La Thăng năm 2017 thì ÍT NHẤT có chuyện khai trừ Đảng. Thế nhưng tại sao lần này Ủy ban Kiểm tra trung ương lại không đề ra và thông báo hình thức kỷ luật Đảng với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ? Mà lại đề nghị cấp thẩm quyền xem xét ? Như vậy câu hỏi đặt ra là cấp thẩm quyền là ai ? Trên Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng là ai ? Là Thường trực Ban bí thư ? Hay Bộ chính trị ? Hay Nguyễn Phú Trọng ?"

Từ hàng loạt câu hỏi trên, ông Phạm Chí Dũng đưa ra một nhận định, đó là theo cảm giác ông đón nhận vấn đề, ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn "thuộc 1 diện không chỉ Bộ chính trị và Ban bí thư quản lý, mà là Nguyễn Phú Trọng quản lý".

Qua tất cả những thông tin, tình tiết báo chí trong nước về vụ MobiFone mua AVG từ mấy năm nay, dấu hiệu cho thấy việc cố ý làm trái và tham nhũng của hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là rất rõ. Ông Nguyễn Bắc Son khi còn là Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông đã chỉ đạo trực tiếp cho ông Lê Nam Trà thương vụ mua AVG. Ông Trương Minh Tuấn khi đó là Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, là người ký văn bản chỉ đạo cho MobiFone mua AVG.

Đây cũng là kết luận của Ủy ban thanh tra chính phủ đưa ra hồi tháng 3/2018.

Cũng theo nhận định của ông Phạm Chí Dũng, ông tiết lộ có những nguồn tin cho rằng hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ được "hạ cánh an toàn" bằng những hình thức kỷ luật sơ sài.

"Mấy ngày nay cũng có thông tin ngoài lề cho rằng Nguyễn Phú Trọng giơ cao đánh khẽ, đập chuột sợ vỡ bình, sắp tới sẽ xử lý Nguyễn Bắc Son giống như Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương là cắt tất cả chức vụ trong chính quyền. Nhưng đối với Trương Minh Tuấn thì chỉ cảnh cáo đảng và cho giữ nguyên chức vụ hiện nay."

truong2

Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV Photo : RFA

Trước đây, sau khi kết thúc Hội nghị TW 7, rất nhiều ý kiến cho rằng vụ AVG – MobiFone có thể đã ‘chìm xuồng". Nhưng thời điểm đó, nhà báo Trương Duy Nhất có nhấn mạnh rằng những vụ án tầm cỡ như AVG kéo rất dài và ông không nghĩ rằng AVG sẽ bị người có thẩm quyền "bỏ rơi".

"Tôi cho là vụ AVG không thể chìm xuồng được.

Theo tôi biết, đó là 1 trong những vụ án được đưa vào diện quan sát đặc biệt, tức là những vụ án do Ban Bí thư chỉ đạo. Tiến trình điều tra thế nào, xử lý thế nào thì phải có ý kiến của Ban bí thư.

Vụ đó xử đến ai, mức độ nào chứ tôi cho rằng bên phía Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu chuyển qua công an khởi tố, mà khi Thanh tra chính phủ đưa qua thì chắc chắn có chỉ đạo của Ban bí thư rồi thì khởi tố AVG không thể khác được, chỉ là dính đến nhân vật nào thôi."

Ảnh hưởng của Phạm Nhật Vũ

Nếu ông Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi về sự vắng mặt của Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son trong quyết định của Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa đưa ra, thì ông cũng đặt dấu hỏi về một nhân vật đang được những người theo dõi vụ AVG-MobiFone nhắc đến, ông Phạm Nhật Vũ.

"Tại sao lại không có Phạm Nhật Vũ ? Vì rất nhiều người biết là Phạm Nhật Vũ cùng với Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đóng vai trò chủ chốt trong vụ MibiFone mua AVG. Tại sao Phạm Nhật Vũ không có tên trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương từ đầu tháng 6/2018 và cả lần này ?

Liệu Phạm Nhật Vũ cũng ‘được’ như Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son không ? Hoặc có phải là vì Phạm Nhật Vũ là em ruột của Phạm Nhật Vượng, ông chủ của ‘cá mập’ Vingroup chi phối gần như 1 bộ phận kinh tế ở Việt Nam và nhiều quan chức trong đảng ?"

Tuy nhiên nhà báo Trương Duy Nhất thì cho rằng việc khởi tố Phạm Nhật Vũ là 1 khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.

"Theo tôi khả năng khởi tố Phạm Nhật Vũ rất cao. Cho nên mặc dù phía ông Vũ và AVG đã trả lại số tiền đó, thì nếu, tôi chỉ cho là nếu, nếu gọi đó là hành vi phạm tội thì coi như hành vi phạm tội đã hoàn thành, thì việc anh trả lại tiền chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi."

Chi tiết ông Trương Duy Nhất nhắc đến là hai ngày trước khi có kết luận của thanh tra chính phủ , AVG và Mobifone đã nhóm họp hôm 12/3/2018 để thống nhất chấm dứt hợp đồng mua bán và AVG sẽ hoàn trả lại đầy đủ số tiền Mobifone đã thanh toán.

Và cái bóng của Trần Bắc Hà

Trước đây, nhiều ý kiến nghĩ rằng "lò của ông Trọng bắt đầu nguội lạnh" sau Hội nghị TW7, nhưng nhà báoTrương Duy Nhất cho rằng không nên chủ quan với suy nghĩ đó. Theo ông, sự tạm thời im lặng tạm thời có nhiều khả năng là chiến thuật trước một cơn bão lớn của ông Tổng bí thư.

Điều này có vẻ như đã được dần chứng minh qua kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra trung ương cuối tháng 6 vừa qua. Vì bên cạnh một AVG-MobiFone, còn có một nhân vật khác, đó là ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Theo phân tích của ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà chỉ là 1 cá nhân so với cả 1 tập thể của vụ AVG, nhưng vai trò của Trần Bắc Hà lại quan trọng đến nỗi là tâm điểm sự chú ý của dư luận.

"Khi Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng thì rất nhiều dư luận cho là Trần Bắc Hà lúc đó có 1 vai trò rất lớn bên cạnh Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù Trần Bắc Hà lúc đó chỉ là Chủ tịch Hội đồng quản trị của BIDV nhưng qua mặt cả Nguyễn Văn Bình, là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc đó."

Với tất cả những diễn tiến mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, dư luận vẫn chờ đợi một sự bùng nổ. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ghi trên trang cá nhân của ông : "Chờ xem Trương Minh Tuấn có bị rụng sợi lông nào không ?"

Nhà báo Phạm Chí Dũng thì đặt câu hỏi "Công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng liệu có ý nghĩa gì vì nó không khách quan".

Và ông gọi đây không chỉ là nước cờ đốt lò mà còn là nước cờ chính trị, nước cờ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đối với "thời kỳ trước."

Cát Linh

Nguồn : RFA, 02/07/2018

Published in Diễn đàn