Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giống như một vở diễn trên sân khấu pháp đình được bàn tay đạo diễn nào đó ở hai bên cánh gà… chỉ đạo.

anhinhsu1

Vụ án đình đám bà Nguyễn Phương Hằng, cựu CEO Công ty Đại Nam (Bình Dương) đang xét xử trình tự hình sự sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, được chủ tọa cho rằng không có ai là "bị hại" của bà Nguyễn Phương Hằng.

Phía giữ quyền công tố cho rằng các bị cáo bị truy tố theo điều 331, Bộ luật hình sự nên khách thể của tội danh này là trật tự quản lý hành chính, nếu xác định lại những người liên quan là bị hại sẽ thuộc một tội danh khác, do vậy đây là phiên tòa không có ai là bị hại cụ thể cả (!?).

Hội đồng xét xử thì… nước đôi khi đưa ra quyết định là trong phần tranh luận các luật sư sẽ có quyền trình bày luận cứ để bảo vệ quyền bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự của mình, và nếu không đồng ý thì có quyền kháng cáo.

Xét về mặt ngôn từ tiếng Việt thì bên phía buộc tội đang mâu thuẫn với chính họ, khi một mặt các kiểm sát viên cho rằng trong thời gian từ tháng 4-2021 đến tháng 3-2022, bà Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân. Mặt khác, kiểm sát viên lại lập luận "khách thể của tội danh này là trật tự quản lý hành chính", nên không thể xác định những người liên quan là bị hại.

Nếu đặt trong tương quan toán học, thì theo lý luận này của công tố, có nghĩa "lợi ích hợp pháp cá nhân" # "trật tự quản lý hành chính". Suy rộng ra, nếu ai đó chỉ trích – phê phán – đả kích cụ thể một chính khách đương nhiệm nào đó về những dấu hiệu sai phạm cá nhân, thì hành động này sẽ được xem xét dưới giác độ của cách hiểu mang tính khái quát chung là "chỉ trích Đảng – phê phán Đảng – đả kích Đảng" ; và khi ấy nếu không đối mặt nhẹ nhàng với điều luật hình sự số 331 thì có thể phải nặng nề hơn của mức án theo điều luật 117 của án an ninh quốc gia.

Cũng câu chuyện liên quan về thể hiện câu từ trong ngôn từ nơi pháp đình, trở ngược thời gian, ở vụ án Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ gần đây, vẫn là cáo buộc của điều 331, nhưng phía tòa án trong phần giấy triệu tập, ghi rằng thượng tá Nguyễn Sơn, Trưởng Công an huyện Đức Hòa là đại diện bị hại. Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Long An là ông Trương Ngọc Toàn, pháp danh Thích Minh Thiện, là trụ trì chùa Thiên Châu.

Như vậy, một vấn đề pháp lý được đặt ra là việc xác định tư cách "bị hại" đối với những người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015 mang tính tùy hứng liệu có phù hợp ?

Xét dưới góc độ khoa học hình sự, với mỗi cá nhân, danh dự, nhân phẩm và trên hết là tính mạng, sức khỏe được nhà nước bảo hộ từ Hiến pháp cho đến Bộ luật hình sự và các đạo luật khác.

Trong Bộ luật hình sự có một chế định chung về "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người" được quy định tại Chương XIV. Trong chương này, quy định về các tội như tội "Giết người" (Điều 123), tội "Cố ý gây thương tích" (Điều 134), tội "Làm nhục" (Điều 155), tội "Vu khống" (Điều 156)… Vậy thì hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, trong một chừng mực nào đó cũng là biểu hiện của việc làm nhục, vu khống.

Thế nhưng hành vi này như ở vụ án bà Nguyễn Phương Hằng lại được giải quyết bởi Điều 331 quy định về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến lợi ích của nhà nước (chủ thể thứ nhất), của tổ chức (chủ thể thứ hai), của cá nhân (chủ thể thứ ba)".

Ba chủ thể vừa nêu là rất khác biệt nhưng lại được đưa chung vào cùng một tội danh, một dạng "tội danh kép", về bản chất là nhiều hành vi khác biệt được ghép lại với nhau một cách khiên cưỡng, giống như tội "Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy" quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 trước đây.

Khi không có sự thống nhất giữa hình thức và bản chất trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng của những người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thì cơ quan tiến hành tố tụng ở đây sẽ giống như một vở diễn trên sân khấu pháp đình được bàn tay đạo diễn nào đó ở hai bên cánh gà… chỉ đạo mà người ta quen gọi là "án bỏ túi".

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 23/09/2023

Published in Diễn đàn

Nguyễn Phương Hằng, mắt đã đổ lệ nhưng chưa thấy quan tài !

Gió Bấc, RFA, 23/09/2023

Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ là thành ngữ dân gian mượn hình ảnh những kẻ lái xe ẩu tả chạy nhanh thắng gấp lạng lách… ẩn ý chỉ người nông nổi, hiếu thắng, tranh giành khi hối thì đã muộn, hậu quả đã xảy ra. Với nữ đại gia cuồn cuộn Nguyễn Phương Hằng, qua phiên tòa sơ thẩm, lảnh án ba năm tù, nước mắt đã rơi nhưng tội nghiệp thay đương sự vẫn chưa thấy được cái quan tài nguyên nhân, hậu quả. Chưa biết mình phạm lỗi gì, với ai, và ba năm tù vẫn chưa phải là hậu quả sau cùng.

nudaigia1

Qua phiên tòa sơ thẩm, bà Nguyễn Phương Hằng bị tuyên án 3 năm tù

Phiên tòa xử vụ nữ đại gia Phương Hằng có nhiều điểm vui hay mới lạ đúng là chuyện vui chỉ có ở xứ thiên đường !

Phiên tòa kín hở oái oăm !

Chửi lộn online, bị khởi tố điều tra theo điều 331 là chuyện hiếm hoi trong lịch sử tố tụng của loài người. Hồ sơ điều tra bị trả tới lui quá tam ba bận, cân lên nhắc tới khởi tố bổ sung cũng hai ba lượt kéo dài 18 tháng mới đưa ra xét xử.

Các nghệ sĩ họ Đàm, Vy Oanh, Hoài Linh, nhà báo Năm Mực bị Phương Hằng vạch mặt chỉ tên, bị tố cáo thâm lạm, chiếm đoạt tiền từ thiện ít nhiều có dấu hiệu nhưng chưa đủ chứng cớ cấu thành tội, không được xem là bị cáo, cũng không là bị hại mà lừng lửng sắm vai người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong tố tụng xứ thiên đường vai trò pháp lý này dễ bị chuyển hóa thành vai khác, ai cũng kêu oai oái đòi được làm người bị hại\ tòa nhất định không cho.

Người tham gia chửi hàng xáo như nhà báo Hàn Ni, luật sư Đặng Anh Quân… dính chưởng cùng một tội danh 331 cũng là kỳ. Những nhân viên kỹ thuật đơn thuần bưng mâm dọn chén, bấm nút chuyển file lại bị tuyên đồng phạm với vai trò giúp sức. Nếu theo logich ấy thì cả các công ty cung cấp đường truyền và các kênh youtube, các nền tảng xã hội chuyển tải các clip chửi nhau cũng phải xem là đồng phạm.

Trớ trêu là người đồng giường chiếu, đồng ngồi livestream với nữ đại gia hàng chục buổi lại thoát tội đồng phạm. Ngay sau khi xử xong tòa cũng không biết ông này có phạm tội không nên ra cái kiến nghị mông lung yêu cầu cơ quan điều tra xem xét !

 Phiên tòa xét xử vụ thường phạm chửi lộn nhưng kín kẽ, long trọng như án an ninh quốc gia. Công an, dân phòng bảo vệ, rào chắn nhiều tầng nhiều lớp quanh tòa. Dân không được vô coi, báo chí tác nghiệp qua màn hình. Điều tra, truy tố kéo dài 18 tháng nhưng xét xử, tuyên án cái rụp trong một ngày làm các fan của hai phe và người hiếu kỳ chưng hửng mất hứng vì hạ màn quá sớm.

Phương Hằng, Hàn Ni : Kẽ phởn phơ, người xơ xác

Phiên tòa thành công rực rỡ khi tái diễn màn chửi mắng, đá xéo, đá đểu công khai giữa các phe. Sau 18 tháng nghỉ mát, người đẹp Phương Hằng ra tòa với vóc dáng phổng phao thậm chí còn đẫy đà hơn lúc trước, dung mạo được make up chỉnh chu, thần thái tươi tỉnh không hề hom hem mệt mỏi như các bị cáo tội 331 khác. Ngay như cựu nhà báo Hàn Ni dù bị bắt sau Phương Hằng nhiều tháng, số ngày tạm giam ngắn hơn nhưng dáng người gầy đi, vẻ mặt hốc hác thấy rõ. Chứng tỏ hoặc Phương Hằng có chế độ cơm tù đặc biệt hoặc người đẹp này hạp khẩu với cơm tù.

Trước tòa khẩu khí của Phương Hằng dù có hạ nhiệt, phong thái dao bùa có giản lược so với các buổi livestream nhưng sự cao ngạo chua ngoa thì vẫn còn nguyên.

Phương Hằng khai lấy các thông tin trên trên mạng và một số bài báo, có nội dung kiểm chứng có nội dung không. "Thực ra ban đầu bị cáo không biết mình vi phạm. Khi Công an Thành phố Hồ Chí Minh mời lên làm việc cũng không nói bị cáo vi phạm luật an ninh mạng. Bị cáo thấy trên mạng nhiều người mắng nhiếc nhau cũng không bị gì, nên có phần chủ quan"

 Luật sư hỏi tại sao khi không biết thông tin của mình có đúng sự thật hay không chị cáo tiếp tục livestream, Phương Hằng không trả lời mà câu mâu dấm dẳng "Tại sao, thì đứng đây rồi mà cứ hỏi tại sao. Về học thêm đi !". Phương Hằng tận dụng quyền im lặng và được tòa tạo điều kiện để sử dụng quyền im lặng đó. Câu thần chú vạn năng của nữ dại gia này là "Mọi thứ đã được thể hiện trong cáo trạng rồi, đó là lý do tại sao tôi phải đứng tại phiên tòa này. Luật sư có đọc cáo trạng trước khi ra tòa chưa ?" (1)

Phải nói rằng trong nền tố tụng có "bình đẳng cao với bình đẳng thấp", nữ đại gia cuồn cuộn đứng trước tòa đường bệ hiên ngang gấp vạn lần các bị cáo là từng là quan chức đầu triều. Không chỉ xem các luật sư bảo vệ quyền lợi ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng như rơm rác mà cả với quan tòa Phương Hằng cũng gắt gỏng như những người bằng vai phải lứa. Chủ tọa hỏi có hay không đồng ý xin lỗi những người liên quan tại tòa ? Bà Hằng trả treo : "Đến nay bị cáo đã bị tạm giam gần 18 tháng. Bị cáo đã phải trả cái giá quá đắt. Một lời xin lỗi không là gì nhưng bị cáo cũng đã bị xúc phạm nhiều nên không thể xin lỗi". Sau đó đá quả bóng cho tòa "chấp nhận mọi phán quyết của tòa" (2).

Đáp lại tòa cũng hành xử hết sức nhân văn, nhẹ nhàng khuyên người đẹp không được đôi co với luật sư và luôn miệng nhắc tuồng bị cáo được quyền không trả lời.

Nhà văn Thu Trân đã dí dỏm tự hỏi : "Nói trộm vía hội đồng xử án, chứ không biết bà Hằng có sân sau nào không, mà khi ra tòa tưng tưng quá thể và có phần bất kính với mọi người chung quanh" (3).

Giá mà các bị cáo khác phạm tội theo điều 331 đều được quý tòa cho hưởng quyền bình đẳng cao, được không trả lời câu hỏi thẩm vấn, không bị răn đe là thái độ thiếu hợp tác, thiếu thành khẩn sẽ là tình tiết tăng nặng thì nên tư pháp xứ thiên đường sẽ hạnh phúc biết bao.

Tòa không xao xuyến nước mắt giai nhân

Dù hiên ngang với các đối thủ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan nhưng sau khi nghe bị đề nghị mức án từ 3 đến 4 năm tù, trong phần tự bào chữa, người hùng Nguyễn Phương Hằng đã nhiều lần bật khóc kể lể công lao.

"Bị cáo biết ở ngoài xã hội còn rất nhiều người nghèo chờ đợi bị cáo. Bị cáo thiết tha mong muốn được trở về để giúp đời, giúp người. Bản thân bị cáo được sinh ra trong gia đình có giáo dục, bị cáo chưa bao giờ cãi nhau với ai cả, nhưng bị cáo đau khổ do bị biết bao nhiêu con người tấn công nên đã sai phạm. Bị cáo đã biết sai, xin tòa xem xét cho bị cáo sớm trở về làm việc kiếm tiền lo cho dân nghèo",

Bị tổn thương quá mức nên bị cáo mới có những lời lẽ như vậy, cũng do bị cáo uống rượu, do đau khổ, bị ức chế. Một mình bị cáo mà chống chọi với bao nhiêu con người. Bị cáo xin lỗi tất cả các cấp chính quyền, xin lỗi tất cả những người mà bị cáo đã vô tình hay cố ý đụng chạm.

Bị cáo là người có nhiều việc để làm chứ không phải rảnh rỗi để lên mạng xã hội dẫn đến ngày hôm nay. Bị cáo mong Hội đồng xét xử thấu tình, đạt lý và hiểu được lòng bị cáo lúc nào cũng vì dân nghèo.

Quỹ mổ tim của bị cáo đã cứu hơn 3.000 trẻ em, đó là 1 bằng chứng thật sự. Xin Hội đồng xét xử cho bị cáo được về để làm những điều bị cáo từng làm. Hôm nay bị cáo vô cùng ân hận (4).

Vì sao người đẹp kể lể dễ thương vậy mà tòa vẫn không động lòng giảm án ?

Dù nước mắt đã rơi, nhưng qua thái độ trước phiên tòa và nội dung đã bày tỏ lòng hối hận xin lỗi chính quyền, nữ đại gia Phương Hằng chưa thấy được cái quan tài là nguyên nhân hệ quả phải ngồi tù và sau khi ra tù.

Thiếu hiểu biết văn hóa xã hội, mù quáng về sức mạnh đồng tiền, thành công dễ dàng từ những mưu mẹo trong các quan hệ với thế giới quyền lực trước đây làm Phương Hằng không hiểu được tình thế, thực trạng của mình, vẫn hy vọng vào quan hệ với nhà nước cộng sản, dù bị xử thua trước Đức Hiển, Thủy Tiên, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng vẫn lồng lộn không chịu xin lỗi Mít sờ tơ Đàm, vẫn muốn ăn thua đủ với ca sĩ Vy Oanh trong phiên tòa khác.

Tội "người có khả năng ảnh hưởng"

18 tháng tĩnh tâm trong trại giam Phương Hằng vẫn không hiểu được vì sao không bị xử về tội làm nhục người khác hay vu khống mà bị xử theo điều 331 ? Khi tòa giải thích với các luật sư của Đức Hiển, Đàm Vĩnh Hưng về tư cách người có quyền nghĩa vụ liên quan chứ không phải là người bị hại Phương Hằng cũng không hiểu nốt.

Tòa đã xác định chủ thể mà Phương Hằng đã xâm hại ở đây là "các quan hệ xã hội, lợi ích nhà nước" chứ không phải là 10 đối tượng mà Phương Hẳng đã "chửi lộn". Thật ra Phương Hằng đã "chửi trúng". Nếu chửi sai thì đã phạm tội vu khống hoặc làm nhục người khác. Nếu chửi sai thì 10 đối tượng bị chửi đã được xác định là bị hại chứ không phải người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cái vai trò pháp lý lưng lửng đó giống như sợi dây thòng lọng treo lơ lửng trên đầu họ có thể chuyển hóa thành bị can bị cáo bất cứ lúc nào tùy theo ý muốn của cơ quan điều tra.

Hành vi thật sự để nhà nước thương yêu mà Phương Hằng vẫn hy vọng xuống tay bắt giam phạt tù không phải là việc chửi. Bằng chứng là trong thời gian dài hơn một năm nhà nước cho Phương Hằng chửi thả ga, không chỉ livestream mà còn họp báo khua chiêng giống trống. Không hề bị cúp điện như các đêm nhạc của Khánh Ly hay các ca sĩ hải ngoại. Phương Hằng khai trước tòa công an nhiều lần mời lên làm việc nhưng không hề nói Phương Hằng phạm luật An ninh mạng. thậm chí ngay trong cao điểm mùa dịch covid, Phương Hằng xuất quân đến Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ hạch tội cụ Lê Tùng Vân quy tụ hàng ngàn người hiếu kỳ đã không bị xử phạt vi phạm 5 K mà bên ngoài có công an Dức Hòa bảo vệ, bên trong xe có hai đại tá đi cùng (5).

Tính về công thì Phương Hằng có hai đại công với đảng, nhà nước.

Công thứ nhất, đắp đập, be bờ, khóa kín dòng tiền cứu trợ của xã hội chảy ra cửa tư nhân, lùa hết gà này vào túi Mặt Trận Tổ Quốc độc quyền tiếp nhận. Một chủ trương lớn mà đảng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhưng chưa thực hiện được. Qua vạ miệng từ cái loa Phương Hằng niềm tin của người dân vào giới văn nghệ sĩ những nhà từ thiện tư nhân sẽ giảm sút. Sợi dây thòng lọng "người có liên quan" treo lơ lửng trên đầu Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên…. cũng làm những người tâm huyết phải chùn tay.

Công thứ hai, Phương Hằng đã khuếch đại tối đa làn sóng vu cáo Thầy Ông Nội Lê Tùng Vân và Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ để công an dễ bề tung đòn dứt điểm khởi tố, bắt giam sau mấy năm dài ủ mưu, tìm cớ.

Công lớn nhưng tội cũng không phải nhỏ. Tội lớn nhất của Phương Hằng cũng giống như Thiền Am là có quá nhiều người hâm mộ. Với chế độ cộng sản thì tiền bạc, lợi ích vật chất có thể chia sẽ được nhưng niềm tin, quyền lực chính trị thì không. Gần 50 năm sau chiến tranh quyền lập hội vẫn nằm im trong Hiến Pháp và mãi mãi nằm im. Ngay tổ chức xã hội phi chính phủ rất hữu ích trên toàn thế giới như Hướng Đạo Sinh từng được ông Hồ Chí Minh đứng ra làm chủ tịch danh dự lại không được phép tồn tại. Hội Chữ Thập đỏ được phép hoạt động do đã quốc doanh hóa, được đảng lãnh đạo hoàn toàn.

Ngay các tổ chức bình phong do đảng lập ra để tuyên truyền dụ khị người dân như Mặt Trận Giải Phóng, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam, Đảng Xã Hội, Đảng Dân Chủ khi xong việc đều được cho hoàn thành nhiệm vụ. Đảng phòng xa và tiêu diệt những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng đến đông đảo công chúng từ trong trứng nước.

Thiền Am nổi tiếng vì các kênh youtube đạt nút vàng nút bạc, các chương trình văn nghệ có hàng triệu lượt view lại không đầu phục triều đình giáo hội quốc doanh.

Phượng Hằng có hàng vạn fan cuồng, hàng triệu lượt view qua các livestream. Phương Hằng lại ngắn não, ảo tưởng về sức mạnh tiền bạc mối quan hệ thân quen với anh này anh khác nên nói năng quýnh cướng tố cả đến chị Doan Phó Chủ Tịch Nước lấy 10 tỉ mổ tim xài chuyện khác, cờ đèn kèn trống kéo quân ra Bắc đầu đơn với bác Trọng, hò hét kể công với anh Mãi, tội đáng chết gấp trăm lần. Án 3 năm là có châm chước rất nhiều cho giai nhân phồn thực.

Lời khuyên không dành riêng cho Nguyễn Phương Hằng về bài học chọn bạn mà chơi. Đừng thấy đỏ mà tưởng là chín. Phải biết quan tài để không đổ lệ.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 23/09/2023 

1. https://www.youtube.com/watch?v=xn26E1oqYo8

2. https://vnexpress.net/ba-phuong-hang-toi-da-phai-tra-gia-qua-dat-4655733.html

3. https://www.facebook.com/thutran.nguyenthi/posts/pfbid02N5WBJaHguQFksJgq...

4. https://tuoitre.vn/ba-phuong-hang-xin-loi-cac-cap-chinh-quyen-va-nhung-nguoi-bi-ba-dung-cham-20230921165322618.htm

5. https://nld.com.vn/thoi-su/clip-hay-tin-ba-phuong-hang-den-hang-ngan-ngu...

******************************

Năm điểm kỳ lạ về vụ án Nguyễn Phương Hằng

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 22/09/2023

Nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng vừa bị kết án ba năm tù giam, trong phiên tòa sơ thẩm vào lúc 20 giờ ngày 21/9/2023, về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo khoản 2 điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

nudaigia2

Trong phiên tòa sơ thẩm vào lúc 20 giờ ngày 21/9/2023, nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng bị kết án ba năm tù giam,

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt như sau :

- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Điều luật 331 có 2 khách thể bị xâm phạm :

1. Lợi ích của Nhà nước

2. Lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng cùng các đồng phạm : Đặng Anh Quân - Nguyễn Thị Mai Nhi - Lê Thị Thu Hà - Huỳnh Công Tân, có những điều lạ kỳ dưới đây :

Điểm lạ kỳ thứ nhứt : Theo diễn biến biến tại phiên tòa, do giới báo chí tường thuật, dư luận không thấy khách thể thứ Nhứt và khách thể thứ Nhì. Toàn bộ phiên xử chỉ thấy sự xung đột giữa chủ thể Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm bị cáo buộc phỉ báng - vu khống - làm nhục các cá nhân, như : ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Vy Oanh, ca sĩ Thủy Tiên cùng những người khác. Sự đối chất giữa chủ thể gây hại (tức bà Hằng) với các khách thể nói trên, cùng luật sư của cả hai phía cũng chỉ xoay quanh bảo vệ quan điểm và trình bày nguồn gốc gây ra mâu thuẫn và xung đột giữa họ với nhau.

Điểm lạ kỳ thứ nhì : Các khách thể : Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thủy Tiên v.v. đến phiên tòa trong tư cách "người có quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án hình sự" theo điều 65 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, dù các chủ thể này đề nghị tòa án công nhận (nhưng tòa bác bỏ) họ là "người bị hại" được quy định tại điều 62 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Do đó, vụ án mà doanh nhân Nguyễn Phương Hằng bị cáo buộc không đáp ứng đúng triết lý Nhân - Quả của Luật học. Điều này có nghĩa, Nguyễn Phương Hằng là tội phạm (tức là người gây hại) nhưng không có người bị hại.

Điểm lạ kỳ thứ ba : Trong số 10 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, có hai người (bà Đinh Thị Lan và bà Đặng Thị Hàn Ni) được tòa án quy định, bà Hằng cùng các đồng phạm phải bồi thường tổn thất tinh thần, với số tiền 36.000.000 đồng Việt Nam, như báo Thanh Niên đưa tin. Những chủ thể này không phải là "người bị hại", tại sao lại được tòa phán quyết bà Hằng cùng các khách thể khác (Đặng Anh Quân - Nguyễn Thị Mai Nhi - Lê Thị Thu Hà - Huỳnh Công Tân) phải bồi thường thiệt hại (?).

Điểm kỳ lạ thứ tư : Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Vy Oanh v.v. rút lại hoặc hạ bớt số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại, kèm theo đòi lời xin lỗi từ phía bà Hằng, trong khi họ đến tòa với tư cách "người có quyền lợi và nghĩa vụ", chứ không phải "người bị hại". Do đó, yêu cầu của các khách thể Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thủy Tiên v.v. sai hoàn toàn. Bởi chỉ có "người bị hại" mới đủ quyền đòi "người gây hại" bồi thường tổn hại về tinh thần và vật chất.

Điểm lạ kỳ thứ năm : Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24 tháng Ba năm 2023 và trải qua đến 8 lần bị tạm giam, theo báo Thanh Niên cho biết. Lần đầu tiên bị bắt tạm giam và khởi tố, bà hằng nhận quyết định tạm giam 3 tháng. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định tội phạm có 4 mức độ : a) Ít nghiêm trọng b) Nghiêm trọng c) Rất nghiêm trọng d) Đặc biệt nghiêm trọng ; cùng chi tiết gia hạn tạm giam được quy định như sau :

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng ;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng ;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng ;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Bộ Luật Hình Sự cũng phân loại tội phạm tại điều 9 :

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây :

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm ;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù ;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù ;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, so sánh giữa 2 bộ luật nói trên và nội dung phiên tòa, cùng với cáo buộc bà Hằng và các đồng phạm, tất cả chủ thể này thuộc loại thứ nhì - tức là "tội phạm nghiêm trọng". Điều này cho thấy thời gian tạm giam bà Hằng gần 18 tháng là sai với quy định pháp luật.

Kết

Dù chưa biết bà Hằng và các đồng phạm có kháng cáo, cho một phiên tòa phúc thẩm hay không nhưng câu chuyện "lợi dụng quyền tự do dân chủ..". của nữ doanh nhân nổi tiếng cả nước vẫn để lại nhiều tranh cãi và bàn luận, mà trong quần chúng dõi theo phiên tòa, quan sát dễ nhận ra, không ít người vẫn ủng hộ và dành cho nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng một sự ngưỡng mộ trọn vẹn. 

Khởi từ sóng gió ba đào - sấm vang chớp động, khi bà Nguyễn Phương Hằng "khai chiến" với giới nghệ sĩ, những cuộc "quyên góp cứu trợ" cùng những chuyến "từ thiện cực khổ" của giới nghệ sĩ, thông qua gói mì tôm khô đét và xắn quần tận háng cùng nụ cười tươi rói trên môi của họ, bỗng hoàn toàn nhạt nhòa, tựa những lớp son phấn trôi tuột theo dòng nước lũ đục ngầu... lòng nhân ái ! Gánh hát đạo đức giả thật sự đã vãn tuồng ! Mãi mãi chấm dứt và không bao giờ còn cơ hội "tái ngộ khán giả" (!)

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 22/09/2023

Tham khảo :

https://thanhnien.vn/ba-nguyen-phuong-hang-phai-boi-thuong-cho-ba-dang-thi-han-ni-bao-nhieu-tien-185230922150042389.htm

https://thanhnien.vn/nhin-lai-8-lan-ba-nguyen-phuong-hang-bi-gia-han-tam-giam-185230505195334776.htm

Published in Diễn đàn
samedi, 04 mars 2023 23:40

Phe bà Hằng đang phản công ?

Nói gì nói, mấy tháng đầu năm 2021, nhờ có cô Hằng mà vui vãi.

Tối tối người người ăn cơm sớm, bày ra một khay thức ăn vặt và bia bọt nước ngọt, rửa chân leo lên ghế nằm xải lai mở YouTube coi cô Hằng livestream. Tập trung hết nỗi, hào hứng tột độ, lượng người xem có lần đông tới nỗi tất cả các kênh truyền hình quốc doanh lẫn tư nhân đứt hết cả ruột vì thèm muốn.

hang1

Bà Nguyễn Phương Hằng và chồng là ông Huỳnh Uy Dũng trong một livestream trước đây - Ảnh chụp màn hình từ YouTube

Từ nữ hoàng live stream

Người chê cô Hằng "rẻ", người khen cô Hằng như tiên giáng thế vì vừa giàu, vừa đẹp, vừa tốt bụng hay đi làm từ thiện, vừa nói chuyện hài hước, bình dân dễ nghe, ai cũng hiểu mà vẫn duyên dáng. Chê khen mặc lòng, nhưng hầu như ai cũng ít nhất một lần ghé xem live của cô.

Nhưng điểm thu hút người xem và chờ đợi live của cô Hằng không phải do cô giàu, đẹp, tốt, hay chửi có duyên. Mà do cô biết, và dám vạch tanh bành té bẹ ra trước thiên hạ những cái lưng lem luốc, thậm chí dơ dáy đằng sau những bộ mặt gán danh "ngôi sao" nổi tiếng nước Việt, những người luôn luôn cũng phải phô ra công chúng bộ mặt đẹp đẽ hoàn hảo và hay nói về lương tri đạo lý.

Cho dù người ta đồn đoán những chuyện oán oán ân ân tình tình hận hận đằng sau sân khấu cô Hằng, nhưng phải thừa nhận, nếu cô Hằng chưa lên tiếng thì vẫn còn những cái lưỡi bị thần y Võ Hoàng Yên kéo xoạc ra để chữa bệnh câm ; những đôi tai bị vỗ đến long óc để chữa bệnh điếc. Và những đồng tiền đẫm mồ hôi của khán giả khắp nơi vẫn chảy ào ạt vào tài khoản "Linh 14", kèm theo nỗi hạnh phúc vô biên khi tiền ra đi nhưng được thần tượng nhắc tên cảm ơn trên mạng.

Trong hoàn cảnh tin tức được kiểm duyệt kỹ lưỡng và thật giả khó lường của Việt Nam, những thông tin trực diện, nói có sách mách có chứng, kèm theo những bình luận thẳng thừng của bà Hằng thật sự là món ăn đầy mới lạ.

Chỉ tiếc rằng ban đầu xuất phát từ một mục đích tốt nhưng về sau, cùng với sự tung hô thái quá của rất nhiều người, bà Hằng đã bị lóa mắt, choáng ngợp về bản thân, bắt đầu đánh đồng mình với đấng cứu thế.

Đến đấng cứu thế tự phong

Bà đốp chát, thậm chí sẵn sàng ăn nói thô tục để đáp trả lại bất cứ ai có nhận xét mà bà không đẹp lòng.

Bỗng chốc diễn đàn vạch mặt thần y, thần sao…kê trở thành cái chợ trời, nơi những người đàn bà đanh đá giật tóc móc mắt xé áo nhau.

Doanh nhân Phương Hằng với nhà báo Hàn Ni cũng vậy, mà đến bà Hằng với cựu người mẫu Trang Trần từ lâu đã lừng danh ăn nói thô tục thì việc xé áo giật tóc càng lên một level mới.

Đều là những người đàn bà đang nổi tiếng và có ngoại hình dễ nhìn, thế mà lời lẽ họ thốt ra thật kinh khủng. Họ gọi nhau là con đ., xưng hô mày tao, chỉ thẳng ngón tay thối vào mặt nhau, thách thức (online) nhau và vô số lời lẽ vô văn hóa khác không thể nhắc lại.

Trang Trần từng bị bắt và phạt tù chín tháng (treo) vào năm 2015 về tội Chống người công vụ. Các các tình tiết giảm nhẹ Trang Trần được hưởng như ăn năn hối cải, khai nhận thành khẩn, phạm tội lần đầu và đang có thai. Theo bản án, cô và một nhóm bạn đi taxi ngược chiều trên phố và bị công an dừng lại kiểm tra. Cô đã ngăn cản lực lượng công an, lăng mạ, tấn công cán bộ tự quản. Khi bị đưa về trụ sở, cô tiếp tục ăn nói thô tục với công an. Hai năm sau, cô bị nghệ sĩ Xuân Hương kiện ra tòa vì có hành vi xúc phạm danh dự cá nhân.

Chợ búa, thô tục vốn là phong cách nói chuyện trên mạng với antifan của Trang Trần. Cô luôn tự nhận điều đó.

Nhưng Hàn Ni vốn là người làm báo, lại là luật sư. Bà Hàn Ni hẳn phải hiểu rất rõ về pháp luật, về giới hạn của các hành vi. Tại sao bà cũng mất tỉnh táo và sự thận trọng cần thiết để thực hiện các video trên YouTube có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông Huỳnh Uy Dũng, chồng bà Hằng và cá nhân bà Hằng, xâm phạm bí mật gia đình, bí mật đời tư của họ, đồng thời xâm phạm lợi ích hợp pháp của công ty Đại Nam và quỹ từ thiện Hằng Hữu, như cáo buộc của Công an ?

hang2

Nhà báo Hàn Ni. Facebook Nhà báo Hàn Ni

Cùng câu hỏi với tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, Giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và luật sư Trần Văn Sỹ (nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Long).

Chửi nhau mấy năm trước, đến giờ mới xử lý ?

Mấy hôm nay rộ lên tin đồn Trang Trần bị bắt để mở rộng vụ án liên quan đến bà Phương Hằng theo Điều 331 (Bộ Luật Hình sự) "Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm".

Không phải đồn, hẳn hoi là có một bài báo được đăng trên báo Thanh Niên ngày 01/3 nhưng đã bị rút xuống sau đó. Trang Khàn ngay lập tức live stream báo mình đang uống cà phê tại Hà Nội và nhắc báo Thanh Niên cần cẩn thận khi đăng tin.

Nhưng thực tế là các clip chửi nhau trên mạng của bà Phương Hằng và Trang Trần đã diễn ra từ năm 2020. Dẫu rằng sau khi bà Hằng bị bắt tạm giam thì Trang Trần càng được thể lấn tới, chửi bới ngày càng tục tĩu, nhưng nội dung cũng vẫn chỉ là chửi bới, nhục mạ cá nhân, không khác gì những năm trước. Vậy tại sao ngay từ thời điểm đó cả bà Phương Hằng và Trang Trần không bị xử lý hành chính ?

Bước xử lý hành chính chính là động thái nhắc nhở, cảnh cáo của cơ quan luật pháp, đại diện cho ý chí xã hội khi có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức xử lý hình sự.

Nếu thật sự quan tâm đến môi trường xã hội, an ninh trật tự trên mạng xã hội thì vơi những bằng chứng đầy đủ sờ sờ trước mắt, Công an phải gõ nhẹ cả bà Hằng, bà Hàn Ni, ông Quân, ông Sĩ… mà nhất là Trang Trần cách đây cả năm rồi chứ ? Sao phải để đến cả năm sau khi bà Hằng bị bắt (còn phe đối thủ thì mở vang ăn mừng, nhảy múa trước cổng Khu vui chơi Đại Nam do bà Hằng làm Tổng giám đốc và xả van chửi bới) mới thực hiện ?

Đây là câu hỏi cần được giải đáp.

Câu hỏi thứ hai, với những chứng cứ dày dặn được chính thức cung cấp cho cơ quan điều tra, chính quyền đã xử lý "thần y" Võ Hoàng Yên như thế nào ?

Có tin đồn cả bà Hằng lẫn bà Hàn Ni đều chỉ là những con tốt được hai phe quyền lực dựng lên để đưa ra những thông tin dìm dập nhằm triệt hạ nhau ; vụ bắt bà Hàn Ni sau thời gian rất dài bị bà Phương Hằng tố cáo là bằng chứng cho thấy "phe cô Hằng" đang phản công.

Nhưng "Phe cô Hằng" là ai ? "Phe Hàn Ni" là ai ?

Chỉ có Công an, An ninh, các "cấp trên" và chính người trong cuộc biết rõ chân tướng của vụ việc. Nó đang xoay chuyển theo hướng rất hài hước. Những người tố cáo nhau về hành vị xúc phạm cá nhân, cuối cùng đều bị giam giữ, mất hết danh dự và hình ảnh cá nhân tốt đẹp đã bỏ nhiều năm xây dựng. Và dĩ nhiên, khối tài sản "kim cương đong bằng lon, sổ đỏ tính bằng ký" của người giàu nhất trong số đó là bà Hằng cũng bị ảnh hưởng nặng.

Cho nên nếu quả thật họ không chỉ đại diện cho chính mình mà còn đại diện cho những ai đó nữa, rồi vì tự tin quá đà mà mắc bệnh ngáo mạng (đấy là nói nhẹ nhất) thì cuối cùng nó chỉ mang lại kết quả đáng thương cho cả hai, hoặc cả ba, bốn… tùy tình hình.

Nguyễn Trần Ngôn

Nguồn : RFA, 04/03/2023

Tham khảo :

https://zingnews.vn/cong-an-tphcm-noi-ly-do-bat-giam-nha-bao-han-ni-post1406760.html

https://vnexpress.net/tien-si-luat-dang-anh-quan-bi-bat-4574615.html

https://tuoitre.vn/cong-an-tp-hcm-bat-luat-su-tran-van-sy-20230225204324421.htm

Published in Diễn đàn

Điều gì sẽ xảy ra khi bà Nguyễn Phương Hằng và bà Đặng Thị Hàn Ni được giam chung một phòng ?

Nguyễn Công Giang, RFA, 28/02/2023

Bọn… "ác" khắp nơi đang tưởng tượng và ước gì hai bà Nguyễn Phương Hằng và Đặng Thị Hàn Ni được tạm giam chung một phòng. Có đứa còn đòi hạ giá bán mic và thiết bị livestream cho họ này tiếp tục đấu võ mồm với nhau trong phòng, live cho cả nước. Ít nhất cũng lôi kéo được vài đêm nhân dân cả nước không quan tâm đến thời sự.

phuonghang1

Bà Hàn Ni- Facebook Nhà báo Hàn Ni

Tôi xem khá nhiều livestream của bà Phương Hằng nhưng không để ý đến việc đấu khẩu bà Hằng và bà Ni. Quan sát những gì họ thể hiện trên mạng, qua lời lẽ, lý luận, thái độ, quan điểm… với nhiều sự việc khác nhau chắc hẳn ai cũng đã có nhận định và đánh giá riêng về từng người. Nên xin phép giật tít câu viu vậy thôi, còn bài viết dưới đây chỉ xin bàn đến một khía cạnh trong nghề nghiệp chính của bà Đặng Thị Hàn Ni (trong bài này xin gọi là bà Hàn Ni)-nghề làm báo.

Nhà báo Đặng Thị Hàn Ni là ai ?

Bà Hàn Ni nổi lên trong làng báo Việt Nam sau loạt bài về quán cà phê Xin Chào vào năm 2016. Trong vụ này, Công an và Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh đã vô cùng nhanh chóng bắt tháo dỡ công trình, khởi tố và truy tố oan sai một người dân kinh doanh quán cà phê ăn sáng nằm đối diện với trụ sở Công an huyện. Lẽ ra việc vi phạm của chủ quán chỉ phải xử lý hành chính và yêu cầu bổ sung giấy tờ đầy đủ.

Vụ việc gây rầm rĩ lên báo chí cả nước, kể cả báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bấy giờ là ông Đinh La Thăng lập tức chỉ đạo Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ. Thủ tướng bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh dừng ngay việc việc khởi tố hình sự chủ quán, yêu cầu làm rõ trách nhiệm từng người và chấn chỉnh lại hoạt động của Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ quán được xin lỗi và được tiếp tục kinh doanh. Những người liên quan bị xử lý, gồm Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh, một kiểm sát viên, Bí thư huyện ủy, Trưởng Công an, Phó Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế Công an huyện Bình Chánh bị cách chức, những người khác bị khiển trách.

Bà Hàn Ni được ghi nhận là người đầu tiên viết bài về vụ việc này trên báo Sài Gòn Giải phóng. Ngay sau đó, hầu như tất cả các báo thời sự-chính trị đồng loạt vào cuộc điều tra và viết bài khai thác chi tiết, tạo nên áp lực dư luận cực kỳ mạnh mẽ.

Một chi tiết hết sức nhạy cảm tạo nên sự phẫn nộ của công luận chính là việc quán Xin Chào nằm ở vị trí kinh doanh đắc địa nên có nguồn khách liên tục. Họ hoài nghi những động thái triệt để, liên tiếp và nhanh chóng của ngành pháp luật huyện này là nhằm bứng quán Xin Chào khỏi vị trí ấy, để cho tay trong vào kinh doanh.

Thời điểm này trùng hợp với thời điểm ông Đinh La Thăng về nắm quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Những người làm báo chính trị xã hội đều còn nhớ ông Đinh La Thăng có phong thái làm việc khá đặc biệt, mà nhiều người gọi là phong cách "quan Đoàn", tức hay… khua chiêng gióng trống, tiền hô hậu ủng và sử dụng rất tốt bộ máy làm hình ảnh : ông đi làm việc, gặp gỡ, kiểm tra… ở đâu đều báo trước cho báo chí biết, cho xe đưa đón cả đoàn nhà báo chụp ảnh quay phim, phỏng vấn đưa tin viết bài. Ông cũng rất sẵn lòng đứng trước ống kính đáp ứng tất cả các yêu cầu đôi khi khá mất thời gian của cánh báo chí. Ông Thăng cũng nổi tiếng là người nhanh nhạy với tình hình, sát sao thực tế và quyết đoán. Mọi việc có thể gây sự chú ý đều được ông trực tiếp giải quyết với tốc độ sấm vang chớp giật.

Dĩ nhiên vụ quán Xin Chào lập tức lọt vào tiêu điểm quan tâm của Bí thư Thành ủy.

Các yếu tố cộng hưởng khiến tốc độ và cách thức xử lý những người vi phạm trong vụ án này đều nhanh chóng và có lẽ nặng tay hơn bình thường. Có người cho rằng nó được chọn để làm gương nhưng cũng đồng thời để thị uy.

Mọi điều diễn ra sau đó như đã biết.

Tuy nhiên, sự thật là với xã hội Việt Nam, vụ quán cà phê Xin Chào không phải là vụ có quy mô quá lớn hay quá phức tạp.

phuonghang2

Quán cà phê Xin Chào. SGGP

Xin Chào nhà báo Hàn Ni đến với thế giới showbiz

Với nền báo chí Việt Nam, đây cũng chỉ là một vụ việc cỡ "hàng huyện", tầm tầm, vì các tình tiết sai phạm khá ấu trĩ, đơn giản và dễ dàng chứng minh.

Kết quả của vụ việc là từ áp lực cộng hưởng của nhiều yếu tố như trên đã nói, chứ không chỉ là thành tựu của riêng một tờ báo Sài Gòn Giải phóng hay tác giả Đặng Thị Hàn Ni, cho dù đây là tác giả và tờ báo đăng bài trước tiên. Mặt khác, một bài báo là tác phẩm giàu tính tập thể, nên không thể bỏ qua công sức của người biên tập, phản biện, chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản, mặc dù họ không bao giờ có tên dưới bài báo. Vì vậy, những người làm báo tỉnh táo cho rằng cần thận trọng và suy xét khi chỉ riêng một cá nhân Đặng Thị Hàn Ni được ca tụng và thổi phồng lên quá mức.

Nếu chỉ là vài phút quá say sưa với thành tích mà chân hẫng lên khỏi mặt đất thì thôi, cũng là thường tình của con người. Không ai nắm tay từ sáng đến tối được. Nhưng sau những giây phút hân hoan vì thành tựu, người làm báo thật sự sẽ nhanh chóng bỏ qua để tiếp tục lao vào những vấn đề nóng bỏng của xã hội đang cần cảnh báo, phân tích, lên tiếng. Tràng pháo tay của độc giả, sự khen tặng của cấp trên, sự ngưỡng mộ của xã hội nói chung… không bao giờ được là mục đích và động cơ của người làm báo. Người làm báo chân chính sẽ luôn tìm kiếm và ngợi ca cái đẹp, sự dũng cảm…v.v nhưng không bao giờ chọn đứng vào vị trí tâm điểm để cho người khác ngợi ca.

Một thành tích tầm tầm, thế nhưng loạt bài này lại trở thành điểm son trong "lý lịch" offline và online của bà Hàn Ni ! Nó được sử dụng liên tục như những tấm băng rôn quảng cáo cho cá nhân bà Ni, trở thành bệ phóng cho những hoạt động rất sôi nổi nhưng ngày càng rời xa chuyên môn báo chí, khiến bà Ni dần trở thành một "phóng viên showbiz" : đi nói chuyện về nhiều chủ đề, viết sách khuyên bảo về lẽ sống, giảng dạy về nghiệp vụ điều tra báo chí (mặc dù trong làng báo, bà Ni chưa đặt được dấu ấn nào mạnh mẽ và bền vững)… Nhưng, các tác phẩm báo chí đáng đọc khác thì không còn thấy đâu.

Đỉnh cao là việc mở văn phòng luật sư và luôn luôn xưng danh nhà báo - luật sư trong tất cả các thông tin về mình, mọi hoạt động của mình.

phuonghang3

Văn phòng luật Risk Free Law có sự tham gia của nhà báo/luật sư Hàn Ni ở Long An. Facebook Nhà báo Hàn Ni

Tư cách công và quyền lợi tư

Nhà báo học luật, đồng thời là luật sư không ít. Nhưng đây là hoạt động mà đạo đức nghề báo không tán thành.

Những người am hiểu xã hội Việt Nam biết rõ sức mạnh của báo chí lên dư luận, đặc biệt là các tờ báo chính thống từ đầu đến chân như báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Nhân Dân, Đài phát thanh, Đài truyền hình… Xuất phát từ hoàn cảnh độc quyền thông tin hồi xưa, cho đến bây giờ vẫn còn không ít độc giả lớn tuổi vẫn cho rằng tất cả các thông tin được đăng/phát trên các tờ báo này đều tuyệt đối đúng, là chân lý.

Một số khác thì e ngại mối liên hệ phía sau của những lãnh đạo chủ quản tờ báo, một số cá nhân có uy quyền trong tờ báo (ví dụ người kêu gọi được lượng quảng cáo, tài trợ nhiều nhất về) hoặc ảnh hưởng của những độc giả đặc biệt (các quan chức, các lãnh đạo địa phương còn đương chức hay về hưu…). Một cú điện thoại của các bác này có thể là gây động rừng ở nơi khác.

Đáng lẽ bà Hàn Ni phải tách bạch được ba vai trò : một Đặng Thị Hàn Ni nhà báo chỉ được xưng danh này khi viết báo, đăng báo trên cơ quan báo mà bà đang làm việc ; một Đặng Thị Hàn Ni cá nhân, trên trang mạng cá nhân, nơi bà có thể tha hồ viết mọi thứ mà không có ai phản biện, xuất bản và chịu trách nhiệm giúp, và một Đặng Thị Hàn Ni luật sư, hỗ trợ pháp lý cho người có yêu cầu

Luật báo chí Việt Nam chưa cấm người làm báo làm các công việc khác song song. Nhưng, về mọi mặt, nghề báo và nghề luật sư mâu thuẫn với nhau : nhà báo có chức năng phụng sự sự thật, trong khi luật sư thì chức năng cao nhất là bảo vệ thân chủ.

Một trong những quyền lớn nhất của nhà báo là được tiếp cận với tất cả các nguồn tin, mọi cơ quan, mọi tổ chức để yêu cầu cung cấp thông tin, nhằm tiếp cận sự thật, phản ánh xã hội. Nhà báo là tư cách công. Còn quyền lợi mà luật sư được trả khi thực hiện hỗ trợ pháp lý là quyền lợi tư. Nhưng khi nhà báo cũng là luật sư, liệu họ có thể hoàn toàn trung thực để không mang tư cách công và các thông tin được nhận trên tư cách công ra phục vụ cho quyền lợi tư hay không ?

Những thông tin được cung cấp cho một nhà báo khi lọt vào tay luật sư sẽ giúp luật sư đó chiếm rất nhiều ưu thế với đối thủ. Tờ báo Sài Gòn giải phóng mà bà Ni đang làm việc cũng là tờ báo được các cơ quan Nhà nước quan tâm và vì nể nhất định so với các báo khác, vì nó là "tiếng nói của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh". Đó cũng là lợi thế rất lớn của các nhà báo làm việc tại đó. Nên, cá nhân, tổ chức nào có thể dám chắc và rạch ròi mình đang cung cấp thông tin cho nhà báo Đặng Thị Hàn Ni hay cho luật sư Đặng Thị Hàn Ni đây ?

Một luật sư đồng thời là nhà báo sẽ có thể viết bài trên báo theo hướng có lợi cho thân chủ của mình, từ đó định hướng dư luận nói chung. Và điều này đi ngược đạo đức nghề báo. Nhưng ở Việt Nam, đó là một ranh giới xam xám, nhờ nhờ mà nhiều người chọn cách chấp nhận, vì nó có lợi.

Với hào quang được thổi phồng một cách rất hướng đích và sự mạnh mẽ trong ngôn phong thể hiện trên mạng xã hội, bà Đặng Thị Hàn Ni khiến nhiều người tin vào sức mạnh của hai vai trò bà đang đảm nhận, đồng thời khiến họ nhầm lẫn giữa hai vai trò đó. Sự thiếu minh bạch cố ý đó khiến tôi phân vân khi xét đến tính trung thực của cả nhà báo Đặng Thị Hàn Ni lẫn luật sư Đặng Thị Hàn Ni.

Nguyễn Công Giang

Nguồn : RFA, 26/02/2023

**************************

Vừa là bị cáo, vừa là bị hại

Hà Nguyên, VNTB, 27/02/2023

Các bên liên quan trong vụ ‘chửi nhau trên mạng’, theo những gì đang diễn ra cho thấy việc hoán đổi tư cách tố tụng từ bị hại thành bị can và ngược lại có thể xảy ra xung đột vì tư pháp ở Việt Nam thiếu tính độc lập.

phuonghang4

Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng.

Sau gần 1 năm kể từ khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt, ngày 24/2/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam bà Đặng Thị Hàn Ni cùng về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong vụ án này, bà Nguyễn Phương Hằng được xác định là bị hại.

Lập luận chung về pháp lý ở đây, đó là pháp luật không cho phép thực hiện một hành vi trái pháp luật để chống lại một hành vi trái pháp luật khác. Đối với hành vi đôi co trên mạng xã hội như bà Phương Hằng và bà Hàn Ni thì rất dễ dẫn đến tình trạng mình là bị hại, nhưng hành vi của mình cũng xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Như vậy, bà Phương Hằng và bà Hàn Ni sẽ là bị cáo trong vụ án này và là bị hại trong vụ án kia. Những rối rắm, lẫn lộn có thể diễn ra qua cảm xúc có thể bị chi phối của "định hướng xét xử" và cả sức ép công luận.

phuonghang5

Bà Hàn Ni - Ảnh minh họa 

Đơn cử, theo quy trình thì chuyện xác định tư cách tố tụng tại phiên tòa hình sự sẽ như "đám rừng" đối với công chúng theo dõi vụ án này ; và càng rối rắm thì người ta càng luận bàn với đủ mọi thuyết âm mưu.

Nếu trường hợp lại có một kịch bản dẫn dắt dư luận để phục vụ mục đích "chính trị thời vụ" nào đó thì càng tệ hại hơn đối với thân phận pháp lý của các bên liên quan.

Theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự, thì có đến 20 loại người tham gia tố tụng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau, bao gồm : 

1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố ;

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ;

3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ;

4. Người bị bắt ;

5. Người bị tạm giữ ;

6. Bị can ;

7. Bị cáo ;

8. Bị hại ;

9. Nguyên đơn dân sự ;

10. Bị đơn dân sự ;

11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án ;

12. Người làm chứng ;

13. Người chứng kiến ;

14. Người giám định ;

15. Người định giá tài sản ;

16. Người phiên dịch, người dịch thuật ;

17. Người bào chữa ;

18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự ;

19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố ;

20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.

Tuy nhiên trong số những người tham gia tố tụng quy định như trên, chủ yếu những người sau đây tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự : 

1. Bị cáo ;

2. Bị hại ;

3. Nguyên đơn dân sự ;

4. Bị đơn dân sự ;

5. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án ;

6. Người làm chứng ;

7. Người giám định ;

8. Người định giá tài sản ;

9. Người phiên dịch, người dịch thuật ;

10. Người bào chữa ;

11. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự ;

12. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Việc quy định phân biệt những người tham gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự. Tư cách tố tụng được xác định về bản chất từ góc độ tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, về bản chất pháp lý, có một số người tham gia với hai tư cách tố tụng, tùy theo từng lãnh vực giải quyết vấn đề là hình sự hay dân sự, cụ thể : Trong trường hợp bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bị hại hoặc nguyên đơn, thì người đó tham gia tố tụng với hai tư cách : Bị cáo (trong lãnh vực hình sự) và Bị đơn dân sự (trong lĩnh vực tố tụng dân sự) ;

Trong trường hợp Bị hại được bồi thường thiệt hại, thì người đó tham gia với hai tư cách : Bị hại (trong lãnh vực hình sự) và Nguyên đơn dân sự (trong lãnh vực tố tụng dân sự).

Trong các trường hợp này, căn cứ vào quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án sẽ xác định tư cách tố tụng có quyền và nghĩa vụ bao trùm hơn, đảm bảo lợi ích của người đó cao hơn, đó là bị cáo trong trường hợp thứ nhất và bị hại trong trường hợp thứ hai…

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 27/02/2023

Published in Diễn đàn
mercredi, 01 février 2023 12:56

"Tiền lệ Nguyễn Phương Hằng"

Cụm từ "một mình tao" bắt nguồn từ livestream của bà Nguyễn Phương Hằng vào ngày 25/5/021. Cư dân mạng vẫn hay dùng câu nói này của bà Phương Hằng để bình luận vui…

phuonghang1

Ai là đồng phạm giúp sức khi được giao giữ tiền chợ, đi chợ nấu cơm, ủi quần áo cho bà Hằng mặc khi live stream ?

Cứ như là sự bỡn cợt luật pháp

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận 1 hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có tên "Công ty TNHH Một Mình Tao". Sở cho biết xem xét những hồ sơ kiểu này rất mất thời gian vì phải đánh giá có vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc hay không.

Sự cẩn trọng của các viên chức ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh là dễ hiểu, vì theo Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020 và các điều 18, 19 Nghị định 01-2021 cho phép người đăng ký doanh nghiệp có quyền tự do đặt và đăng ký tên cho doanh nghiệp của mình bao gồm cả tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau :

(1) Không được đăng ký tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký (và vẫn đang hoạt động)… ;

(2) Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị,… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp… ;

(3) Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Dưới góc độ của người làm nghề luật, cá nhân người viết cho rằng đây là những góc khuất của luật pháp, mà luật pháp cũng cần có những quy định cụ thể hơn hoặc những hướng dẫn cụ thể hơn. Tên công ty như thế thì có thể thấy rõ ràng người thành lập công ty không hướng đến mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh mà có thể vì mục đích khác…

Phạm tội cũng chỉ là "một mình tao"

Từ câu chuyện trên khi liên tưởng đến bản kết luận điều tra vụ án về bà Nguyễn Phương Hằng vừa được cơ quan công an Thành phố Hồ Chí Minh công bố trên báo chí, cho thấy mở ra một tiền lệ rất đáng hoan nghênh : việc cổ vũ theo những tuyên bố của ai đó trên mạng xã hội, dù sau này người tuyên bố đó bị nhà chức trách quy kết đó là những tuyên bố không căn cứ, thì những người ‘like’ – tán đồng với các ý kiến đó không bị buộc tội danh nào cả như hăm he lâu nay của Luật an ninh mạng.

Nôm na, nếu có bình luận ‘hùa’ theo thông tin sai sự thật thì từ "tiền lệ Nguyễn Phương Hằng", có thể được coi là không vi phạm Luật an ninh mạng.

Tin tức cho biết cụ thể như sau : ngày 30/1/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, ngụ quận 1, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam), Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, trưởng phòng truyền thông Công ty Đại Nam) về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Liên quan vụ án, trong các buổi phát sóng trực tiếp (livestream) của bị can Nguyễn Phương Hằng có nội dung xúc phạm các cá nhân có sự tham gia với tư cách khách mời của tiến sĩ luật Đặng Anh Quân và luật sư Nguyễn Đình Kim.

Cơ quan điều tra xác định tiến sĩ Quân tham gia livestream cùng bà Hằng 11 buổi từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022, luật sư Kim tham gia livestream cùng bà Hằng 2 buổi từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021.

Căn cứ kết luận giám định của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của ông Đặng Anh Quân và Nguyễn Đình Kim, Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác định chưa có đủ cơ sở khẳng định có những nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân ; nội dung thuộc bí mật cá nhân, bí mật của gia đình và đời sống riêng tư theo quy định của Luật an ninh mạng, Luật báo chí, Luật xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Nội dung trên của Công an Thành phố Hồ Chí Minh xem ra rất khó để giải thích trước các thắc mắc cụ thể như sau :

Một, nếu ông Đặng Anh Quân trong các livestream được giới thiệu là cố vấn pháp lý cho bà Nguyễn Phương Hằng thì phải liên đới chịu trách nhiệm, còn chỉ đơn thuần là khách mời, phải có gì mới đồng tình với hành vi phạm pháp mà bản thân là luật sư chắc chắn biết rõ. Trong cả hai trường hợp, ở đây chắc chắn có chung một điều là ông Đặng Anh Quân đều nhận những khoản tiền thù lao tương xứng với những gì mà ông Quân đã "hùa" theo bà Hằng trong 11 buổi livestream.

Hai, vấn đề ở đây là không bình luận chuyện đúng sai vì đó là kết luận của cơ quan chức năng, nhưng chuyện đáng nói là sự xuất hiện của ông Quân trong những lần bà Hằng lên sóng nói xấu người khác. Mà hành vi của bà Hằng đã được cơ quan chức năng kết luận là phạm tội, như vậy việc cổ súy của ông Quân đối với hành vi của bà Hằng được xem xét dưới góc độ nào ?

Ba, nếu cả ông Quân và ông Kim không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hình sự nào khi họ tham gia trực tiếp các buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, thì vì sao Tuyên giáo Đảng lâu nay hăm he rằng bình luận ‘hùa’ theo thông tin sai sự thật là vi phạm Luật an ninh mạng, mặc dù trên thực tế việc kết luận về "sự thật" đó ra sao không hề là một tuyên bố có giá trị pháp lý trong cáo buộc từ cấp tòa theo luật định.

"Tiền lệ Nguyễn Phương Hằng" ?

Cùng về tội danh theo điều luật 331 của Bộ luật hình sự, theo luật sư Ngô Thị Hoàng Anh thì có thể sẽ tạo ra một "tiền lệ Nguyễn Phương Hằng" từ cách lập luận liên quan điểm chung ở hai vụ án đều đến từ nội dung livestream : "Trong vụ án 331 Thiền am bên bờ Vũ trụ, cô Cao Thị Cúc giữ vai trò đồng phạm khi được xem là người giữ tiền chợ, đi chợ, nấu cơm, mua áo cho cụ Lê Tùng Vân mặc.

Trong vụ 331, thành Đại Nam, cần làm rõ ai là đồng phạm giúp sức khi được giao giữ tiền chợ, đi chợ nấu cơm, ủi quần áo cho bà Hằng mặc khi live stream hay chưa ? Hay bả tự làm ? Nếu bả tự đi chợ thì ai bán con cá ? Còn ai bán lọn rau cho bà ăn mà có sức nói nhiều vậy ? Rồi ai in 1 rổ sổ đỏ cho bả để chuẩn bị làm đạo cụ biểu diễn khi phạm tội ?"…

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 01/02/2023

Published in Diễn đàn

Bị khởi tố vì Điều 331, bà Nguyễn Phương Hằng khai nhận những gì ?

BBC, 11/09/2022

Bị truy tố vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự, CEO Công ty cổ phần Đại Nam Nguyễn Phương Hằng đã khai lý do xúc phạm nhà báo, nghệ sĩ.

dieu1

CEO Công ty cổ phần Đại Nam Nguyễn Phương Hằng

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Phương Hằng đã công khai xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nghệ sĩ, nhà báo trong các buổi livestream.

Sáu bị hại là nghệ sĩ, nhà báo

Những người bị bà Hằng nêu tên trong các livestream đã gửi đơn tố cáo bà Hằng bao gồm : bà Đinh Thị Lan, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo), ông Nguyễn Đức Hiển (nhà báo), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là ông Lê Công Vinh, VnExpress trích dẫn.

Tại cơ quan điều tra, bà chủ Đại Nam thừa nhận đã phát ngôn xúc phạm về ông Hiển, bà Lan, bà Hàn Ni, ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Công Vinh qua các buổi livestream. Theo bà Hằng, những người này có những từ ngữ, phát ngôn xúc phạm bà và chồng (ông Dũng Lò Vôi) nên bà đã dùng những từ ngữ, phát ngôn xúc phạm lại những người nêu trên.

dieu2

Bà Nguyễn Phương Hằng và chồng - ông Huỳnh Uy Dũng hay còn gọi là Dũng "lò vôi", là một doanh nhân nổi tiếng, sinh năm 1961

Kết luận điều tra còn cho thấy, bà Nguyễn Phương Hằng có sử dụng bảy tài khoản mạng xã hội YouTube, Facebook bao gồm hai tài khoản facebook "Ha Lee", "Nguyễn Phương Hằng" ; 5 tài khoản youtube "Trường Đua Đại Nam", "Chistiana Nguyen" và "LONG VLOG", "Tin Nóng Nhất 24h", "Luật sư Vlog".

Cơ quan điều tra đã xác minh tại Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Dương để xác định các video, kênh của bà Hằng đăng trên mạng có rất nhiều người vào xem. Trong đó có video 926.000 lượt xem, 41.000 lượt thích, 32.000 lượt bình luận.

Tiếp đó, ngày 31/5, 5/8, 11/8, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Dương có kết luận giám định, cho rằng trong 18 tập tin video phát ngôn của bà Hằng có chứa nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự 6 cá nhân trên. Hành vi này của bà Hằng vi phạm điểm a khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 ; điểm d khoản 1 Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng.

Từ những căn cứ trên, Công an Bình Dương đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố bà Hằng về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Như vậy, bà Nguyễn Phương Hằng bị đồng thời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đề nghị truy tố với cùng tội danh và điều luật trên. Riêng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hồi 6/9 đã ra quyết định trả hồ sơ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, đề nghị làm rõ vai trò đồng phạm, đồng thời xem xét việc nhập vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng do Công an Bình Dương khởi tố, nhằm giải quyết triệt để vụ án.

'Hành vi nguy hiểm cho xã hội'

Bên cạnh việc đưa ra kết luận điều tra, cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương còn khẳng định hành vi của bị can Nguyễn Phương Hằng là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Theo cơ quan này, bà Hằng là người có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội, xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cần phải xử lý nghiêm minh.

dieu3

Bà Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị bắt

Trước đó, ngày 24/3/2022, bà Hằng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát lệnh khởi tố và bắt tạm giam trong thời hạn 3 tháng.

Đến ngày 21/6/2022, bà Hằng bị gia hạn tạm giam thêm hai tháng. Ngày 18/8, sau khi nhận kết luận điều tra cùng đề nghị truy tố bị can từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra lệnh tạm giam bà Hằng thêm 19 ngày.

Bà Nguyễn Phương Hằng, 51 tuổi, không chỉ được biết đến là một doanh nhân, bà còn nổi tiếng trên mạng xã hội với việc tạo nên kỉ lục livestream. Có thời điểm như ngày 25/5/2021, buổi livestream của bà hút tới gần nửa triệu người xem trực tiếp đồng thời trên các nền tảng YouTube và Facebook.

Loạt livestream của bà Hằng thu hút người xem bởi việc cáo buộc một số diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình có tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên là ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung trong các đợt quyên góp thiện nguyện hồi 2020, bà cũng ra các cáo buộc nặng nề về đời tư đối với một số người khác, như với ca sĩ Vy Oanh.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói với báo chí rằng trước khi bắt giam bà Nguyễn Phương Hằng, họ đã mời bà lên làm việc bốn lần vào các ngày 18/02, 07/3, 09/3 và 16/3/2022 để cảnh báo, răn đe.

Trong các buổi làm việc, phía công an yêu cầu bà Hằng "chấm dứt hành vi lợi dụng các quyền tự do để sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhưng bà Hằng cố ý né tránh, không chấp hành", theo tờ Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/3.

Trước đó, bà cũng đã bị lệnh tạm cấm xuất cảnh trong thời gian từ 16/2 đến 29/4/2022, được cho là liên quan tới việc bà liên tục thực hiện các buổi livestream mạt sát nhiều người, trong đó có các nghệ sĩ, người nổi tiếng.

Điều 331 là gì ?

Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015 thì :

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận ; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội ; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm ; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Mới đây, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bản Kiến nghị 117 có nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật trong BLHS 2015, gồm điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước" ; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".

Nguồn : BBC, 12/09/2022

******************

Cơ quan chức năng Việt Nam gọi ‘Hội thánh Giê- Sùa’ tại các tỉnh phía Bắc là "tà đạo"

RFA, 12/09/2022

‘Hội thánh Giê-Sùa’ tiếp tục bị cơ quan chức năng Việt Nam lên tiếng cho là ‘tà đạo’.

dieu4

Ông David Her, người sáng lập Hội thánh Giê Sùa - Ban Tôn giáo Chính phủ

Truyền thông Nhà nước vào ngày 12/9 dẫn khuyến cáo của Công an Thành phố Hải Phòng về ‘Hội Thánh Giê-Sùa’ cho rằng tôn giáo này đang hoạt động tại nhiều địa phương khi chưa được cấp phép.

Khuyến cáo của Công an Thành phố Hải Phòng lặp lại ý kiến của Bộ Công an Việt Nam về ‘Hội thánh Giê-Sùa’ với kết luận đây là một tà đạo. Cơ quan này nêu rõ ‘Hội thánh Giê-Sùa’ xuất hiện tại Việt Nam khoảng năm năm trở lại đây và tập trung ở các địa phương tại vùng núi phía Bắc gồm Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, yên Bái và Thanh Hóa.

Theo Bộ Công an Việt Nam thì ảnh hưởng của ‘Hội thánh Giê-Sùa’ tăng khá nhanh trong cộng đồng người H’mong sau khi xuất hiện.

Thông tin từ Công an Hải Phòng nêu rằng ‘Hội thánh Giê-Sùa’ do ông David Her lập nên. Ông này được nói có tên thật là Hờ Chá Sùng, người H’mong quê quán ở huyện Phon-Xa-Van, tỉnh Xiêng-Khoảng, Lào và hiện đang sinh sống tại bang California, Hoa Kỳ.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết thêm, Ban Tôn giáo Chính phủ Hà Nội chưa công nhận ‘Hội thánh Giê-Sùa’ là một tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.

Tại Hải Phòng, Công an Thành phố nói có chừng 100 người H’mong sinh sống và dù chưa có hoạt động của ‘Hội thánh Giê-Sùa’ ; nhưng cơ quan này cũng ra khuyến cáo ngăn chặn trước.

Việt Nam bị các tổ chức theo dõi về tự do tôn giáo cho là cố gắng can thiệp vào nội bộ các tôn giáo đã có từ lâu đời tại nước này ; ngoài ra tất cả những tổ chức tôn giáo khác đều bị buộc phải có phép của Nhà nước ; nếu không đều bị cấm với cáo buộc ‘tà đạo’…

Vào tháng tư vừa qua, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) ra công bố với đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Lý do chính phủ Hà Nội tiếp tục đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập…’

Published in Việt Nam

Báo chí trong nước đưa tin : Ngày 24/3/2022, Công an Sài Gòn đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam).

daigia1

Bà Hằng bị bắt về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật hình sự. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tiến hành khám xét nơi ở của bà Phương Hằng.

Cũng báo chí Việt Nam đưa tin rằng : Nguyễn Phương Hằng đã "lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên Internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác, trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm". Và trong quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn Sài Gòn và các địa phương khác Trước đó, Công an đã tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16/2/2022 đến ngày 29/4/2022...

Như vậy, cuối cùng thì Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam cũng bị bắt.

Và cũng như vậy, những đòn phép, những bàn tay đen nâng đỡ, những thế lực đằng sau cặp vợ chồng được gọi là "đại gia" này cũng đã "bỏ của, chạy lấy người" theo cách nói của dân gian Việt Nam xưa nay.

Thời gian qua, kể từ đầu năm 2021, Nguyễn Phương Hằng nổi lên như cồn trong dư luận, mạng xã hội và các nền tảng Internet bằng những buổi họp báo, phát ngôn, những cuộc livestream... với hàng trăm ngàn người xem. Để rồi sau đó, là sự bàn tán, là những cuộc điều tra, là mạng xã hội nóng lên với những thách thức, những lời qua tiếng lại giữa nhiều nhân vật mà bất lâu nay dùng sự ảnh hưởng của mình để lộng quyền, để hành xử côn đồ và xưng hùng xưng bá.

Ở đó, nhiều người thích, bởi lần đầu tiên trên mạng xã hội, có một "đại gia" bất chấp tất cả để bới móc đời tư, để không ngần ngại nói theo cách dân dã là "cởi truồng trên mạng" khi cần tranh cãi hoặc chửi thẳng, réo tên cụ thể từng người như các ca sĩ, kịch sĩ, hài sĩ, thần y, nhà báo… mà xưa nay người ta vốn né tránh vì ngại va chạm, ngại thế lực…

Đặc biệt, cái đám ca danh hài kịch sĩ kia, vốn xưa nay chẳng mấy được người dân ưa chuộng bởi những sự nhố nhăng, nịnh bợ và là công cụ trong bộ máy "chiến sĩ văn nghệ của đảng" chẳng mấy tác dụng khi dân đói khổ cơ hàn. Nay bị người khác không ngần ngại lôi ra trước thiên hạ thì dân ta lại… khoái.

Và những cuộc réo tên, bới móc kia, đã lôi ra và làm cho khá nhiều tên tuổi, làm liểng xiểng cái gọi là uy tín mà bấy lâu nay họ cố giữ vì chẳng ai có đủ gan và thời gian, tiền bạc để đối đầu mà móc ra những khuất tất đằng sau.

Cũng những cuộc réo tên đó đã lôi ra và trả về đúng chỗ hàng chục tỷ đồng tiền "từ thiện" của bá tánh đã bị hài sĩ bỏ quên sau khi quyên góp. Nó cũng lật mặt tay "thần y" đã từng làm mưa làm gió trên đất nước và ra nước ngoài bằng mấy trò chữa bệnh chẳng giống ai mà cũng chẳng có tác dụng gì nhưng lại được đám quan chức cung nghinh kính trọng.

Và hẳn nhiên là hệ thống công an, hệ thống an ninh và quan chức đã khấp khởi mừng thầm và hồi hộp chờ đợi thời cơ.

Thời cơ, đó là những cuộc điều tra, những lệnh khởi tố, những giấy triệu tập, những buổi làm việc… hầu hết đều với những nhân vật mà các cán bộ điều tra có cơ hội để mặc cả, các quan chức có cơ hội để bị nhờ vả… và đó cũng là cơ hội cho những dòng tiền đi ra từ những túi tiền được tích lũy bằng nhiều cách cả chính danh và không chính danh bấy lâu nay.

Chính vì vậy mà nhân vật Nguyễn Phương Hằng được chú ý, kéo theo mạng xã hội tập trung nhiều kẻ cơ hội được bám theo sự kiện, hiện tượng này. Và chính cái đám này, đã tạo nên hiện tượng Nguyễn Phương Hằng như một thế lực, tạo nên nhiều sự kiện vui, buồn, hài hước và cả sự lộm nhộm.

Phía cơ quan công an, ra sức lợi dụng thời cơ của cuộc "trâu bò đánh nhau" để thực hiện được những việc công, tư trọn vẹn.

Về việc công : Sự tố cáo, chỉ đích danh các nghệ sĩ, các cá nhân, nhà báo… ăn chặn từ thiện, tạo dư luận xã hội phẫn nộ và nghi ngờ các cá nhân ngoài nhà nước tổ chức từ thiện, vốn là điều mà cơ quan tuyên giáo, cơ quan công an và nhà nước muốn xưa nay mà không thể ngăn chặn.

Bởi người dân xưa nay vốn đã không còn lòng tin vào các cơ quan ôm tiền từ thiện của người dân với điển hình là những vụ tham nhũng mỗi khi có thiên tai, địch họa. Do vậy, khi các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước đứng ra quyên góp, giúp đỡ đồng bào khi thiên tai, thì cơ quan nhà nước thành ra rỗi việc, thừa thãi và cái chính là… mất ăn.

Và họ cay cú, họ cạnh khóe, họ ra luật lệ, quy định nọ kia nhưng không mấy tác dụng.

Nay bỗng nhiên Nguyễn Phương Hằng dẹp hộ đám tư nhân, tổ chức ngoài nhà nước thì còn gì bằng. Thế là Châu lại về hợp phố từ nay, tiền dân lại chảy vào túi quan như xưa nay vẫn chảy.

Về việc tư : Được điều tra, làm việc với những nhân vật này là những cơ hội để các đồng chí nhiều cơ hội để phong bao.

Thế rồi, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận các nghệ sĩ này không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung nên không khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời Công an Sài Gòn cũng ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh do không có dấu hiệu tội phạm.

Điều này cũng dễ hiểu. Trong một xã hội lộm nhộm mà đồng tiền biết chỗ để đến, biết nơi để đi là có tác dụng, thì việc Bộ Công an kết luận không có chuyện ăn chặn từ thiện là việc được coi là khôn ngoan. Bởi nếu có việc ăn chặn, chiếm đoạt ở đây được mang ra trị tội, thì cái đám Mặt Trận, Chữ Thập đỏ xưa nay vẫn ôm tiền đi đâu ai sẽ trả lời và ai xử ai ? Thế chẳng hóa ra hỏng cả việc tư mà hư cả việc công sao ?

Tuy nhiên, như chúng tôi - người viết bài này - đã vài lần cảnh báo : "Coi chừng nói dai, nói dài thành ra nói dại".

Thế nhưng, Nguyễn Phương Hằng rất xứng với biệt danh : "Cuồn cuộn". Hằng tiếp tục livestream với ngôn từ quyết liệt hơn, tổ chức đến "thăm nhà" nhiều người đang có mâu thuẫn với mình kéo theo đám con nhang, đệ tử cuồng nộ nhưng thiếu hiểu biết, để rồi gây ra những sự náo loạn.

Bởi Nguyễn Phương Hằng, vốn được sự tán tụng, sự chú ý đến mức thành hiện tượng, đã không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết rằng đó là cơ hội cho đám công an lấy cớ ra tay.

Và Nguyễn Phương Hằng đã không hiểu rằng vai trò của bà ta đã hết, công việc mà cơ quan công an, nhà nước muốn, bà ta đã hoàn thành xuất sắc. Kể từ nay, dù bão lụt, dù thiên tai hay thảm họa, ngoài mấy cơ quan ban bệ nhà nước, liệu mấy ai dám đứng ra tổ chức giúp đỡ người dân ?

Để rồi tiếp tục có những hành động mà nếu không ngăn chặn, không khéo có ngày Hằng lôi quân đến nhà Bí thư tỉnh ủy không chừng.

Thế nên, công an phải ra tay ngăn chặn hậu họa.

Nhân cơ hội đó, các ca sĩ, kịch sĩ, hài sĩ và các nhà báo liên kết ra đòn. Nguyễn Phương Hằng lại bị Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên,Vy Oanh, Võ Hoàng Yên, Hoài Linh, và các nhà báo như Hàn Ni, Đức Hiển, hay Đinh Thị Lan tố cáo.

Thế nên, dù trong Đại Nam vẫn chễm chệ cái tượng Hồ Chí Minh ngồi cùng Phật, Thánh và các tiền nhân, thì cũng không còn đủ cái vía ngăn đám quan chức, tay chân đưa Nguyễn Phương Hằng vào trận tỉ thí, đưa con mồi béo bở vốn khoe giàu, khoe lắm tiền nhiều của lên giàn thiêu.

Và có thể đến khi đó, khi đã ngồi trong căn phòng tạm giam, hẳn nhiên Nguyễn Phương Hằng sẽ hiểu ra một vài điều cơ bản mà cha ông đã dặn như : "Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ" và người ta thướng "Bám kẻ có tóc chứ mấy ai bám thằng trọc đầu".

Vì vậy "Chớ khoe giàu với kẻ cướp".

Bởi, dưới sự lãnh đạo "tuyệt đối và sáng suốt của đảng" thì dù là nền kinh tế thị trường, cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" vẫn luôn tồn tại, vẫn là chiếc thòng lọng không thể gỡ ra mà chỉ chờ ngày thít lại.

Và đó là khi mà "kẻ đi săn biết ăn thịt chó".

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : VNTB, 28/03/2022 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Bỗng nhiên, một ngôi sao trên mạng xã hội xuất hiện trong thời Covid-19 và mỗi lần ngôi sao ấy gọi tên ai, cộng đồng mạng lại dậy sóng và người bị gọi tên cũng không yên. Đó là Nguyễn Phương Hằng, người tuyên chiến với tất cả như một 'nữ thần công lý'. Nhưng để làm gì và chúng ta có thể tiên liệu diễn biến tiếp theo nào từ hiện tượng này ?

Bà Nguyễn Phương Hằng là vợ ông Huỳnh Uy Dũng, cựu Đại biểu quốc hội Việt Nam khóa X, đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương và là người điều hành công ty cổ phần Đại Nam theo ủy quyền của chồng. Tháng 3/2021, bà Hằng tố giác ông Võ Hoàng Yên, thầy thuốc Đông y vì chiếm đoạt tiền từ thiện, khám chữa bệnh phản khoa học. Sau đó tiếp tục cáo buộc các nghệ sĩ như Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành cũng vì thiếu minh bạch liên quan tiền từ thiện.

Xen giữa những việc này là vụ tố bà Lê Thị Giàu (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Bình Tây) vì cả việc làm hàng giả lẫn khuất tất liên quan tới các hoạt động của nhà chùa. Đấy là chưa kể màn đấu khẩu chánh trị với ông Trương Quốc Huy, một người bất đồng với chính quyền cộng sản Việt Nam tại Mỹ. Thật khó để đoán định được bà Hằng sẽ ‘xuất chiêu’ ở lĩnh vực nào, với ai. Có vẻ như với ai bà cũng không nể nang và né tránh, ngạc nhiên là những người bị công kích vốn cũng không phải bạn làm ăn hay có ân oán gì với bà. Các lần lên sóng của bà có hàng trăm ngàn người xem, với khẩu khí tấn công không khoan nhượng, ngôn ngữ đậm chất giang hồ, ai cũng có thể nghe và hiểu. Tuy nhiên, bà Hằng luôn tôn vinh lãnh đạo Đảng cộng sản và cách biểu đạt cho thấy sự thấu hiểu, đồng cảm với ‘các bác lãnh đạo’ và miệt thị những người như ông Huy vì bịa đặt bôi xấu chế độ trong việc chống dịch. Bà cũng nêu bật lên những nghĩa cử của mình trong từ thiện lúc livestream.

Tôi vừa tóm lược ngắn gọn nhất về những sự vụ nóng trên mạng xã hội gần đây liên quan đến bà Hằng. Câu hỏi là tại sao bà Hằng xuất hiện trong lúc này, giữa thảm kịch Covid-19 và theo hình thức này ? Điều gì sẽ xảy ra khi một số người bắt đầu sử dụng công cụ tấn công mới là livestream và được hậu thuẫn ?

livestream1

Các vụ livestream của bà Nguyễn Phương Hằng tố giác nhiều nghệ sĩ tên tuổi không minh bạch trong việc nhận tiền và cứu trợ thời gian qua đang làm xôn xao dư luận.

Ai đứng sau các livestream

Trước tiên, phải tóm tắt lại những việc làm mà Đảng cộng sản thực hiện khi ngân sách đã cạn kiệt khiến việc thực hiện phòng chống dịch diễn ra một cách bị động, duy ý chí và thiếu mọi năng lực cần thiết :

- Vắt kiệt sức dân và doanh nghiệp : Một cuộc tận thu toàn diện. Mọi sai phạm dân sự dù nhỏ nhất cũng không được bỏ qua mà phải bị phạt với cái giá cao nhất. (Ví dụ không đeo khẩu trang hay ra đường không lý do bị phạt từ 2-3 triệu đồng) Doanh nghiệp nào còn hoạt động được sau đợt dịch cũng sẽ khó mà yên với các hình thức thanh, kiểm tra thuế. Các doanh nghiệp nội địa lớn cũng phải tham gia vào công cuộc đóng góp này và các đại gia ‘ngầm’ sẽ bị bắt để tận thu tài sản.

- Thanh trừng nội bộ Đảng cộng sản : Chiến dịch hạ bệ nhau với tên gọi mỹ miều ‘chống tham nhũng’ cũng nhằm hướng tới việc đoạt lại tài sản. Những quan chức chưa thực sự thuộc về một ekip nào, sẽ bị soi dưới kính hiển vi.

Có nhiều khả năng hình thức gây chiến của bà Hằng nằm ở dự liệu đầu tiên. Và màn đả kích ông Trương Quốc Huy chỉ để đánh lạc hướng dư luận về mục đích livestream. Kịch bản được dựng ra theo cách cổ điển nhất để công an có lí do vào cuộc nhanh nhất, trên nền tảng rất ‘dân chủ’ : Có dư luận lên tiếng. Livestream và Facebook đã biến thành các phiên tòa (đấu tố) kết án một người nào đó trên mạng xã hội.

Hôm 6/9/2021, ông Tô Ân Xô chánh văn phòng Bộ công an đã cho truyền thông hay về sự ồn ào của việc livestream, rằng công an sẽ chủ động nắm bắt dư luận và xem đây cũng là nguồn tin tố giác tội phạm, có cơ sở thì sẽ vào cuộc. Một màn kịch cực kỳ hoàn hảo. Dư luận là dư luận nào, hay công an đếm lượt thích, lượt xem và đọc ý kiến trên trang bà Hằng ? Ông Xô rõ ràng đang ám chỉ tới việc thiếu minh bạch trong việc làm từ thiện mà dư luận ồn ào gần đây, liên quan tới tố cáo của bà Hằng.

Vậy là với tinh thần đó, công an sẽ nhập cuộc. Nếu những nghệ sĩ bị tố giác minh bạch, hoặc bảo vệ được bản thân, thì không bị khởi tố. Có nhiều khả năng, tiếp đến là sẽ điều tra thuế thu nhập và tài sản của nghệ sĩ. Hình sự hóa thu nhập của giới văn nghệ sĩ không phải là ưu tiên của Đảng cộng sản trước đây nhưng giờ thì khác. Đảng cộng sản sẽ tìm cách hạn chế ảnh hưởng xã hội của họ trong bối cảnh hết sức nhạy cảm vì đại dịch và phạt được là phạt. Một mũi tên trúng hai đích.

Tại sao lại nhắm vào từ thiện ? Ngay cả khi tấm lòng của những người đi làm từ thiện là trong sáng thì việc quyên góp, nhận ủy thác một số tiền lớn để đi cứu người cũng là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi nhiều tâm trí. Làm sao để chứng minh tiền được huy động từ xã hội được sử dụng đúng mục đích mà không bị lạm dụng hay biển thủ ? Cá nhân người đứng ra làm từ thiện sẽ rất vất vả để chứng minh điều đó. Từ thiện có quy mô lớn nên thuộc về các tổ chức thiện nguyện. Nhưng chế độ cộng sản không cho phép xuất hiện những tổ chức xã hội dân sự như vậy. Điều đó tất yếu dẫn đến việc các cá nhân có ảnh hưởng xã hội như Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng hay bất kì văn nghệ sĩ nào làm từ thiện (ở đây không bàn tới việc họ làm đúng mục đích hay chưa) sẽ dễ gặp phải vấn đề trong kê khai nếu không tổ chức thật tốt việc sử dụng tiền, đó là ngay cả khi họ làm đúng. Và thật khó để mà không nghĩ tới việc Đảng cộng sản sẽ định đoạt và kiểm soát cả dòng tiền làm từ thiện. Nhưng khả năng là ý đồ livestream này chưa dừng lại ở đây.

Khi kinh tế tăng trưởng trong khoảng giai đoạn 5 năm trước Covid-19, có một chủ trương ngầm từ Đảng cộng sản là không hình sự hóa án kinh tế. Thời kỳ nhiều cơ hội làm ăn và kiếm tiền, sai phạm có thể bù bằng tiền. Nay thì cơ hội làm ăn ngày càng ít, ngân sách cạn kiệt và tất cả đang đối mặt rủi ro về khủng hoảng kinh tế - xã hội trong và sau dịch bệnh. Đảng cộng sản cần tiền cho nên phải sử dụng những công cụ tiện lợi nhất để có cớ vào cuộc. Kiếm tiền trở thành tiêu chí số một của Đảng cộng sản trong lúc này.

Thời mà Đảng cộng sản phong tỏa cả nước để chống dịch, họ cũng biết sử dụng các ngón nghề online để tạo ra thời cơ. Còn gì thuận hơn một nhân vật vừa giàu, vừa bỗ bã (hợp thị hiếu quần chúng Việt), vừa lúc nào cũng tuyên bố nắm được đời tư và chứng cớ của những người mà bà muốn tố giác. Những ai hâm mộ người bà tố giác cũng có thể lên tiếng bênh vực thần tượng của họ. Thế là dư luận được tạo ra và Bộ công an lại có việc làm. Câu hỏi tại sao bà Hằng lại đóng vai ‘thần chết’ thì chỉ có bà và những người ‘đứng sau bà’ mới biết.

livestream2

Ông Tô Ân Xô, chánh văn phòng Bộ công an đã cho truyền thông hay về sự ồn ào của việc livestream, rằng công an sẽ chủ động nắm bắt dư luận và xem đây cũng là nguồn tin tố giác tội phạm, có cơ sở thì sẽ vào cuộc.

Ai sẽ là nạn nhân tiếp theo ?

Có thể tiên liệu tuyệt chiêu livestream sẽ vươn vòi online tới những đại gia khác. Những người có tài sản nhưng không tạo được ảnh hưởng lớn tới cấu trúc lao động hoặc thế lực chính trị đỡ đầu họ bị thất sủng trong công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng. Cần nhấn mạnh rằng bây giờ, việc ‘đốt lò’ này không còn là của riêng ông Trọng nữa. Nó đã mất đi cái thế độc quyền của ông Trọng vì xã hội chuyển biến quá đột ngột do Covid-19. Tính chủ động thanh lọc đã bị biến mất vì Đảng đang gặp khó về tiền. Kết cục tất yếu là nội bộ không chỉ diệt nhau, mà sẽ tự tiêu diệt luôn cả thể chế đã tạo ra việc đốt lò để diệt nhau.

Cần phải nói một lời sau cùng : Mỗi một người dân Việt Nam ngồi theo dõi các livestream của bà Hằng, về bản chất cũng đang chịu chung số phận với những nghệ sĩ, doanh nhân khi Đảng ra tay vơ vét. Nhưng đa số chúng ta vẫn chưa tỉnh ngộ và còn cam chịu. Hãy một lần nhìn vào cuộc sống của bản thân mình, của thân phận mất tự do và bị bóc lột như trong lúc này. Chúng ta còn lại gì hay lý do gì để ngẩng mặt hay nhìn livestream để sống và tưởng mình có tự do ? Hãy suy nghĩ, rồi bạn sẽ có được nhiều lời giải nếu đối diện sự thật. Một xã hội tự do thực sự, được xây dựng bởi một Dự án chính trị đúng đắn, với những con người lương thiện và một thể chế dân chủ... đó mới là giải pháp đưa chúng ta thoát khỏi tâm lý nô lệ để tiến tới tự do và thịnh vượng. Đó không phải là một giấc mơ mà là điều Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã và đang nỗ lực thực hiện cho Việt Nam suốt 40 năm qua.

Quốc Bảo

(8/9/2021)

Published in Quan điểm