Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Hơn 15 năm trước tôi là người cực kỳ ái mộ, xem ông Nguyễn Thiện Nhân như thần tượng. Nhưng thời gian và hiện tình đất nước giúp tôi mở mắt. "Tôi nhận ra, một cá nhân dù có giỏi đến đâu, dù đạo đức cao vợi thế nào, nhưng nếu ở trong "tổ quỷ" lâu ngày rồi thì cũng phải thỏa hiệp để tồn tại, và như vậy dần biến chất đến mất chất. Nếu có tỉnh táo cố gắng giữ mình lương thiện để không hại dân hại nước thì sẽ chẳng làm được việc gì ra hồn, còn nếu dụng tâm chứng tỏ "năng lực", leo cao luồn sâu trong bộ máy cai trị ấy thì chẳng chóng thì chầy, hắn sẽ tha hóa. Vì sao ?

ntn1

Nguyễn Thiện Nhân thăm chùa Thiền Tịnh, quận 2. Ảnh : VIỆT DŨNG

Vì không có "người cộng sản tốt" ; Chỉ có người tốt chọn nhầm cộng sản và khi đã chọn nhầm thì sớm muộn cũng thành người không tốt’ – lời tự bạch của một facebooker là Nguyễn Hồng.

Vào những ngày cận tết nguyên đán 2018, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã bất ngờ đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Trong cuộc thăm viếng đột ngột này, ông Nhân còn chúc các xơ ‘giữ vững đức tin’. 

Khi đó, có ý kiến đánh giá rằng Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình. Do vậy, cuộc thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm của ông Nhân vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm thời không bị rủi ro của âm mưu giải tỏa.

Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã trở lại quá khứ Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân với lời hứa như đinh đóng cột vào năm 2006 : ‘Năm 2010 giáo viên sẽ sống được bằng lương’.

8 năm sau cái mốc 2010 đó, hàng ngàn giáo viên ở nhiều vùng thôn quê phải nghỉ việc vì lương không đủ sống, vì bị nợ lương, và vì bị cho nghỉ việc.

Tuyệt đối không thấy cựu bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cải chính một lời nào về sự cam kết của mình.

Vào đầu tháng Năm năm 2018, khi xuất hiện tin tức về Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong số 9 lô đất mà Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong chuẩn bị đưa ra đấu giá và tin tức này đã bị nhiều dư luận phản ứng mãnh liệt, có tin vỉa hè nói rằng Bí thư Nhân có ý kiến không đồng tình với việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm. Tuy nhiên sau đó, đã chẳng có một biểu hiện công khai nào của Nguyễn Thiện Nhân nhằm khẳng định cái ý tứ tốt lành đó.

Thậm chí Nguyễn Thiện Nhân đã hành động ngược lại.

Cuối tuần trước, ngay sau khi trở về Sài Gòn từ Hội nghị Trung Ương 7 ở Hà Nội, một trong những việc đầu tiên mà ông Nguyễn Thiện Nhân làm là dẫn đầu một đoàn đi thăm và tặng quà cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn Thủ Thiêm vào chiều tối ngày 12/5/2018. Các cơ sở tôn giáo ông Nhân đi thăm lần này là các cơ sở Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam "quốc doanh".

Báo đảng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Bí thư Quận 2 Nguyễn Hoài Nam đã báo cáo rằng đã có khoảng 22 cơ sở tôn giáo trong khu vực qui hoạch đã "đồng thuận di dời, bàn giao mặt bằng", chính quyền thành phố đã hoán đổi cho các cơ sở tôn giáo nhưng vị trí vị trí mới ở nơi có đầy đủ cơ sở hạ tầng, diện tích được tăng thêm 20%, giá trị bồi thường vật kiến trúc xây dựng được áp dụng cao hơn so với nhà dân 2,8 lần, hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/m² đối với phần diện tích chính điện (của cơ sở phải di dời), tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp phép xây dựng, hỗ trợ kéo điện, nước…cho quá trình thiết kế, xây dựng lại chỗ mới. v.v.

Tường thuật của báo đảng còn cho biết các chùa mà ông Nhân đến thăm rất vui khi được hỗ trợ thêm 20% đất, hỗ trợ tiền di dời, xây dựng lại chùa mới to đẹp hơn và Phật tử sẽ đông hơn.

Nguyễn Thiện Nhân đi thăm các chùa Phật giáo ở Quận 2 để làm gì, nếu không phải nhằm gián tiếp gửi thông điệp cho Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm về một vị trí mới sẽ ‘đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ nếu cơ sở Công giáo này chịu di dời ?

Cũng có nghĩa là Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vẫn còn nằm nguyên trong một âm mưu chiếm đất của cơ sở tôn giáo này.

Trong khi đó, sự biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm càng tạo điều kiện để chính quyền và các nhóm lợi ích lấp liếm rằng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm ‘nằm trong quy hoạch giải tỏa’.

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.

Nhiều thông tin cho biết chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 (đứng đằng sau là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Đến lúc này, trên sân khấu lợi ích nhóm đất vàng Thủ Thiêm không chỉ là những cái tên quá quen mặt trong quá khứ như Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang, mà còn hé lộ cả những ‘diễn viên’ mới là Nguyễn Thành Phong và Nguyễn Thiện Nhân.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 15/05/2018

Published in Diễn đàn

Quanh suy đoán Chủ tịch Trần Đại Quang 'sẽ được thay thế' (BBC, 26/04/2018)

Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang lâu nay "có vấn đề về sức khỏe" và "có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm thêm chức quyền chủ tịch nước".

tdq1

Chủ tịch Trần Đại Quang tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị APEC 2017 ở Đà Nẵng hồi tháng 11/2017

Dự kiến Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 ​​diễn ra vào tháng 5/2018. Hội nghị được cho là "sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn, có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam".

Một trong các quyết định nhân sự được suy đoán liên quan đến Chủ tịch Trần Đại Quang, người vắng mặt trong các sự kiện tiếp đón nguyên thủ nước ngoài gần đây ở Hà Nội.

Hôm 26/4, trang Nghiên cứu Quốc tế dẫn lời của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore : "Tháng 8/2017, Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo rằng một ủy viên cao cấp khác của Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư, đã phải ngừng đảm nhiệm vị trí do sức khỏe kém. Cùng thời điểm đó, các báo cáo về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch Trần Đại Quang cũng nổi lên. Ông Quang đã biến mất khỏi chính trường trong một thời gian kéo dài, được cho là để đi điều trị y tế tại Nhật Bản, trước khi xuất hiện trở lại trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11/2017. Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới".

"Một vấn đề quan trọng sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều có khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này.

Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, người từng là Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, có thể rời vị trí Trưởng ban Tuyên Giáo hiện tại của mình để thay ông Nhân làm Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh".

'Có lý do'

Hôm 26/4, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo tự do Nguyễn An Dân nói :

"Tôi cho là ông Quang lâu nay 'có vấn đề về sức khỏe' nên việc ông ấy xin nghỉ là có lý do".

"Về việc công và tư thì chuyện ông Quang không tham gia công tác Đảng và nhà nước nữa là phù hợp với nhu cầu của Đảng lúc này. Còn điều này có phù hợp với nhân dân hay không thì là việc khác".

Ông Nguyễn An Dân cũng bình luận thêm : "Nhiều tin hành lang cũng nói ông Nhân sẽ thay thế ông Quang, nhưng tôi nghĩ khác. Có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm thêm chức quyền chủ tịch nước".

"Ông Nhân mà đi khỏi Thành phố Hồ Chí Minh thì ghế bí thư Thành ủy sẽ lại biến động".

"Thành phố Hồ Chí Minh là túi tiền lớn của cả nước, bất kỳ một biến động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến túi tiền quốc gia. Sau việc ông Thăng, tôi cho là Thành phố Hồ Chí Minh cần ổn định về nhân sự để còn ổn định chính sách".

"Trong lúc quan hệ Mỹ-Trung đang nóng lên theo nhiệt độ Đông Á và Biển Đông, thì tôi hy vọng Việt Nam nên có một thống lĩnh các lực lượng vũ trang hiểu về an ninh, quốc phòng và quân sự. Bất kỳ sự thay đổi nhân sự cho vị trí này lúc này đều là bất lợi hơn cho Việt Nam".

Hôm 20/4/2018, việc Chủ tịch Trần Đại Quang không xuất hiện tiếp phái đoàn Myanmar cho thấy dường như ông đang không có mặt ở Việt Nam.

Theo thông lệ, ba trong bốn "tứ trụ" Việt Nam - Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội - đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, thăm Hà Nội từ 19 đến 20/4.

Nhưng truyền thông Việt Nam không đưa tin về Chủ tịch nước, mà chỉ cho hay theo lịch trình, bà Suu Kyi có thăm khu nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

Việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt dường như làm tăng sức nặng cho tin không chính thức nói ông đã sang Nhật Bản khám bệnh từ đầu tháng Tư.

Truyền thông nhà nước những ngày qua cũng nhắc tên Chủ tịch nước qua một số động thái ngoại giao như việc ông gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 - 2018).

Hôm 20/4, truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba.

Tuy nhiên, trang web Văn phòng Chủ tịch nước (vpctn.gov.vn) trong mấy ngày qua chỉ có ảnh và bài về hoạt động của Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

********************

Việt Nam rộ tin Trần Đại Quang ‘sắp bị Nguyễn Thiện Nhân thay thế’ (Người Việt, 25/04/2018)

Sau gần một tháng tiếp tục vắng mặt bất thường trong các hoạt động đón tiếp nguyên thủ ngoại quốc đến thăm viếng Việt Nam, hôm 25 tháng Tư có tin Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang "sắp bị thay thế" bằng ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư Thành ủy Sài Gòn.

tdq2

Ông Trần Đại Quang (bên phải là vợ, bà Nguyễn Thị Hiền) đang khẩn cầu rất "thành kính" tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) tọa lạc tại khu di tích Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) bang Bihar, Ấn Độ hôm 2 tháng Ba, 2018. (Hình : Getty Images)

Lần gần đây nhất mà các báo "lề phải" đưa tin về ông Quang là hôm 2 tháng Tư, ông này tiếp ông Amarjargal Gansukh, thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.

Sau đó, giới quan sát đưa ra suy đoán ông Quang "nhiều khả năng lại đang chữa bệnh tại Nhật", nhất là khi ông này bỗng nhiên vắng mặt bất thường trong hai ngày 19, 20 tháng Tư - thời điểm Cố Vấn Nhà Nước Myanmar Aung San Suu Kyi thăm chính thức Việt Nam.

Công luận càng thêm tin vào lời suy đoán vì trong chuyến thăm này, ngoại trừ ông Quang, bà Suu Kyi gặp đủ ba người còn lại trong "tứ trụ" : Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trước đó, ông Quang cũng "không buồn tiếp" Chủ tịch quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani, người thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 18 tháng Tư.

Hôm 25 tháng Tư, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute, đóng tại Singapore) viết trên website của tổ chức này : "Từ hồi tháng Tám, 2017, đã có báo cáo nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam đề cập về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người biến mất khỏi công chúng trong một thời gian dài và được ghi nhận đang điều trị tại Nhật Bản. Ông Quang chỉ tái xuất tại Hội nghị thượng đỉnh APEC hồi tháng Mười Một, 2017. Do vấn đề sức khỏe, ông Quang có thể sẽ bị thay thế tại Hội nghị trung ương 7 sắp diễn ra".

tdq3

Ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư Thành ủy Sài Gòn, thành phố lớn và giàu nhất Việt Nam. (Hình : Getty Images)

Ông Hiệp cũng viết thêm : "Trong số những ứng viên được nhắm thay thế vị trí của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ chính trị và là bí thư Thành ủy Sài Gòn, được cho là người sáng giá. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn, nay là trưởng Ban Tuyên giáo trung ương sẽ quay lại thay thế ông Nhân".

Khi tin đồn về ông Quang lại đi chữa bệnh tại Nhật rộ lên, mạng xã hội cũng lan truyền một tấm ảnh cho thấy ông này và vợ, bà Nguyễn Thị Hiền, đang khẩn cầu rất "thành kính" tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) tọa lạc tại khu di tích Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở bang Bihar, Ấn Độ hồi tháng Ba, 2018.

Cũng có tin đồn cho rằng trước khi tiếp tục đi Nhật chữa bệnh trong tháng Tư, 2018, ông Quang đã gửi đơn xin từ chức gởi Bộ chính trị cộng sản Việt Nam nhưng hiện tại chưa có nguồn chính thức xác nhận tin này.

Tới thời điểm này, ông Quang vừa đánh dấu hai năm ở cương vị chủ tịch nước.

Ngày 2 tháng Tư, 2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông Trần Đại Quang, thời điểm đó đang làm bộ trưởng Bộ Công An, được bầu làm chủ tịch nước. Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu chủ tịch nước khi nhiệm kỳ Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao dư luận.

Trong nhiệm kỳ của Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và tiếp đó là Trần Đại Quang. (T.K.)

Published in Việt Nam

"Thuế tài sản, trong đó có thuế nhà ở là đúng đắn, cần thiết" - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phát ngôn trên báo chí nhằm ủng hộ "Dự thảo dự luật thuế tài sản" do Bộ tài chính đề xuất.

con1

Ngân sách kiệt quệ đến nỗi phải cào cấu, quơ quào mọi thứ để có tiền chi tiêu cho bộ máy - Ảnh minh họa. Nguồn : internet

Người dân đã quen với những phát ngôn kiểu nịnh nọt mỗi khi một bộ ngành nào đó muốn "vặt lông vịt", nghe riết quen tai, kiểu như là "tăng giá điện không ảnh hưởng người nghèo" hay "tăng giá xăng dầu không ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát"…

Hiện nay, có ít nhất 5 loại thuế, phí nhà đất cá nhân, gồm :

1. Thuế chuyển nhượng ;

2. Phí trước bạ(thường gọi là thuế trước bạ) ;

3. Thuế thu nhập cá nhân(đánh vào thu nhập người chuyển nhượng) ;

4. Thuế nhà đất hàng năm(đối với đất thổ cư) ;

5. Thuế chuyển mục đích sử dụng đất.

Nếu đánh thêm "thuế tài sản" vào nhà đất thì sẽ bị "thuế chồng thuế". Điều đáng nói là ngưỡng đánh thuế nhà 700 triệu đồng không chỉ đánh vào người giàu mà người trung bình và nghèo cũng bị đánh trúng, khó mà đóng nổi cho chế độ. Nhìn lại, một số loại thuế tăng phi lý từng bị dư luận phản đối nhưng "đảng ta" vẫn cố đấm ăn xôi, quyết thu cho bằng được, rõ ràng nhất là "thuế môi trường" đánh vào xăng dầu liên tục tăng, từ 1.000đ/lít năm 2015 lên 4.000đ/lít năm 2018.

Việc tăng thu một số loại thuế và đặt ra thêm một số loại thuế khác, nói thẳng ra chỉ là nhằm tăng thu ngân sách trong giai đoạn thâm thủng hiện nay do vấn nạn tham nhũng và đầu tư lãng phí trong mấy chục năm dồn tích lại. Tất nhiên có một phần nhỏ do bộ máy cồng kềnh và những nguyên nhân khác làm ngân sách rỗng ruột nhưng tham nhũng và lãng phí vẫn là nguyên nhân chính.

Ngân sách kiệt quệ đến nỗi phải cào cấu, quơ quào mọi thứ để có tiền chi tiêu cho bộ máy. Giống như một con nghiện nắm trong tay quyền lực, vịt béo vịt gầy đếu bị vặt lông không thương tiếc. Trước đây, cũng liên quan nhà đất, ai đó đề xuất sẽ đánh thuế ngôi nhà thứ hai, nhưng dường như cách ấy sẽ không thu được nhiều nên kỳ này Bộ tài chính đưa ra đề xuất nhằm đánh trúng nhiều người hơn, thu được nhiều tiền hơn. Nói gọn lại là Bộ tài chính toan tính vắt kiệt túi dân để bù ngân sách.

Nợ công - trái bom nổ chậm

Những năm qua, ngân sách thâm thủng nặng, phải bán tài sản quốc gia và cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước để bù. Từ năm 2019 trở đi, vốn nhà nước trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước chẳng còn bao nhiêu, lấy gì bán để bù đắp thâm thủng ngân sách trong khi nợ vay nước ngoài đến hạn không biết lấy nguồn đâu để trả ?

Kiếm tiền nuôi đảng bất chấp hệ lụy, bất chấp thiệt hại cho quần chúng nhân dân. Đó là sự thật diễn ra đã nhiều năm, tăng thuế phí cao ngất và vay một núi nợ công. Chính phủ nước nào cũng có nợ công, tuy nhiên cái cách vay nợ của chính phủ Việt Nam ẩn chứa những rủi ro mà khi vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân vốn đang sống dưới đít đáy nhân loại mà không có một công cụ nào để phản kháng.

Theo Quyết định của chính phủ số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 thì mục tiêu dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ đạt 38% GDP vào năm 2020. Có thể đoán rằng dư nợ trái phiếu chính phủ 2018 khoảng 35%GDP tương đượng 1,75 triệu tỷ. Nắm giữ trái phiếu chính phủ chủ yếu ở 4 nhóm : 1. Ngân hàng, 2. Bảo hiểm xã hội, 3. Các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các định chế tài chính, 4. Nhà đầu tư nước ngoài.

Nhóm ngân hàng nắm giữ nhiều nhất, nắm giữ trên 60% trái phiếu chính phủ, tập trung ở 4 ngân hàng lớn BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Argribank. Bốn ngân hàng này mua trái phiếu chính phủ vì "nhiệm vụ chính trị" theo chỉ tiêu được giao cho nên mới mua nhiều như thế.

Đứng thứ hai là bảo hiểm xã hội. Chính phủ hiện nợ của bảo hiểm xã hội trên 400.000 tỷ bằng hình thức trái phiếu chính phủ, tương đương trên 80% quỹ bảo hiểm xã hội, chủ yếu là trái phiếu chính phủ dài hạn. Số còn lại bảo hiểm xã hội đem đầu tư ở một số công trình, dự án. Cơ cấu quỹ bảo hiểm xã hội như vậy chỉ bình thường trong điều kiện ngân sách bền vững, thu đủ chi, nhưng tình hình Việt Nam hiện nay đang bước vào khủng hoảng ngân sách trầm trọng thì tiềm ẩn rủi ro lớn cho bảo hiểm xã hội mà hàng chục triệu người lao động sẽ gánh hậu quả nếu số tiền ấy bị bốc hơi.

Và sau cùng, khi phát hành tiền vượt giới hạn chịu đựng của nền kinh tế để giải quyết nợ công sẽ làm lạm phát tăng cao và đẩy khủng hoảng ngân sách đến thời điểm suy sụp bất khả kháng, gây ra vòng xoáy bão, tiền sẽ được phát hành số lượng chưa từng có, lạm phát phi mã và hàng chục triệu người điêu đứng.

Kết quả ngày mai thế nào phụ thuộc vào sự tính toán và bước đi của ngày hôm nay. Nhưng con nghiện thì khó mà kiềm chế, chẳng phải xã hội đang kêu gào đó hay sao ?

Nguyễn Thiện Nhân

Nguồn : VNTB, 18/04/20148

Tham khảo :

- http://dantri.com.vn/su-kien/thue-tai-san-vat-kiet-tui-dan-the-nao-theo-de-xuat-cua-bo-tai-chinh-20180414114705856.htm

- https://nld.com.vn/trich-dan-nong/khong-danh-thue-tai-san-viet-nam-co-the-ve-thoi-phong-kien-kieu-moi-20180415092953354.htm

- http://s.cafef.vn/VIB-212382/tien-rung-rinh-ngan-hang-day-manh-dau-tu.chn

- http://www.nhadautu.vn/lo-trinh-phat-trien-thi-truong-trai-phieu-cac-muc-tieu-da-ro-d2741.html

- http://enternews.vn/trai-phieu-chinh-phu-hap-dan-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-110558.html

Published in Diễn đàn

Trong não trạng và thói quen lâu năm hầu như chưa có gì thay đổi, không một quan chức cao cấp và cả trung cấp nào muốn đến thăm hỏi hoặc chào xã giao một "đối tượng" sắp bị giải tỏa, nhất là đối tượng đó thuộc loại "nhạy cảm".

thuthiem1

Hiện tượng lạ : ông Nguyễn Thiện Nhân chúc các sơ Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm "giữ vững đức tin"
Ảnh : Tuổi Trẻ

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã từ nhiều năm qua nằm trong danh sách "đối tượng giải tỏa", cho dù cơ sở Công giáo này đã có lịch sử tồn tại đến 170 năm và được khá nhiều tổ chức quốc tế về tôn giáo lẫn chính trị và môi trường quan tâm chia sẻ. 

Vì thế, cuộc đến thăm ngày 10/2/2018 của Nguyễn Thiện Nhân – một ủy viên bộ chính trị và là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm – có thể xem là hiện tượng "lạ".

Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái "chính trị gia co thủ", vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp "nhạy cảm chính trị" và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình.

"Tiếp quản" di sản của cựu bí thư thành ủy Đinh La Thăng từ tháng 5/2017, nhưng Nguyễn Thiện Nhân đã có vẻ rút được "bài học kinh nghiệm sâu sắc" từ ông Thăng. So với thói ồn ào khoa trương lẫn chơi nổi của Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân tỏ ra lặng lẽ và kín đáo hơn nhiều. Một trong những tiêu chí so sánh giữa hai nhân vật cao cấp này là tần suất xuất hiện trên mặt báo nhà nước của Nguyễn Thiện Nhân là ít hơn hẳn Đinh La Thăng.

Chí ít, việc một nhân vật thận trọng và thủ thế cao độ như Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào những này cận tết nguyên đán 2018 cho thấy cơ sở Công giáo này đã tạm thoát khỏi "danh sách tử thần" và do đó tạm an toàn. Kết luận sơ bộ này phù hợp với tình hình êm ắng tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm từ giữa năm 2017 đến nay, sau những can thiệp nhất định của Tổng lãnh sự quán Canada và trước đó là một chuyến viếng thăm chia sẻ của Hồng y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hồi đầu năm 2016.

Trong chiến dịch giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đặc biệt mang tính "lấy thịt đè người" vào năm 2015, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận 2 đã chỉ cử những quan chức cấp thấp đến Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm để vừa chiêu dụ vừa đe dọa các sơ. Sau đó là một lực lượng đông đảo lên đến vài trăm người vừa công an vừa dân phòng cùng các hội đoàn nhà nước đã bao vây cơ sở Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm như một thủ đoạn tạo áp lực nặng nề về tâm lý để khiến các sơ hoặc phải tự nguyện rời bỏ mảnh đất rộng nhiều hecta có giá thị trường đến hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông này, hoặc phải chấp nhận một đơn giá bồi thường đất đai rẻ mạt của chính quyền.

Cũng vào năm 2015, nghe nói chính quyền ở Sài Gòn đã "cân lên đặt xuống" giữa chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xem "cái nào giải tỏa trắng dễ hơn."

Cuối cùng, Đinh La Thăng đã hạ lệnh cho "phá chùa". Chùa Liên Trì đã bị quân của ông Thăng ủi sạch chỉ trong một buổi sáng.

thuthiem2

Ông Lê Thanh Hải trao tặng Huy hiệu biểu dương của thành phố cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát - Ảnh minh họa

Rõ là tiền vẫn trên hết. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức "2 Đ" (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó "chiếm" được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.

Khi còn là bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên đới không hề trừu tượng với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường đối với người dân bản địa.

Nhiều thông tin cho biết chính quyền quận 2 (đứng đằng sau là chính quyền thành phố mà người "đại diện" chính là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Trước hành động đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào tháng Mười, 2015, có dư luận cho rằng một động cơ có thể là trước khi chính thức rời cương vị lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và sau đó không loại trừ khả năng sẽ "về vườn," cựu Bí thư Lê Thanh Hải muốn tỏ rõ một "trách nhiệm cuối cùng" để lấy về "đất sạch" cho các đối tác đầu tư của ông ta.

Nhưng do số phận chính trị của cựu Bí thư Hải đã trở nên chơi vơi sau đại hội 12, số phận của các dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng chơi vơi không kém.

Gần đây, xuất hiện những đồn đoán về việc "Trung ương đánh Lê Thanh Hải và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát". Nếu đúng với đồn đoán có vẻ có cơ sở này, "thế và lực" của ông Lê Thanh Hải đã gần như "chìm" hẳn, và số phận của ông ta lẫn Vạn Thịnh Phát sẽ được chung quyết nội trong năm 2018 này. 

Trong khi đó, không phải tất cả nhưng phần lớn dàn lãnh đạo mới của thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, là những người chưa bị dư luận dị nghị nhiều về việc "dính" với các dự án Thủ Thiêm của giới quan chức. Không một ai muốn bị biến thành kẻ đổ vỏ cho người khác ăn ốc.

Ít nhất, chuyến thăm của Nguyễn Thiện Nhân tại Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm an toàn, tương lai của Lê Thanh Hải là rất bấp bênh, còn chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh dường như muốn chứng tỏ với Vatican rằng họ không còn quá "sắc máu" trong cơ chế áp chế Công giáo.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 13/02/2018

Published in Diễn đàn
samedi, 20 mai 2017 23:24

Kẻ sĩ thời nay

Các đơn v quân đi Việt Nam Cộng Hòa trước đây có câu khu hiu : "Nhìn quân phục biết tư cách" và mi li ra cng đơn v đu có mt tm gương ln cho quân nhân soi bóng trước khi ri đơn v. Các gii chc cao cp cộng sản thi này không có quân phc, nhưng c nhìn thái đ ca các v này mi khi có chuyn dao đng như đi ghế, lên xuống vì phe nhóm, thi cuc thì nhân dân thy rõ tư cách ca các ông này ra sao ?

kesi1

Ông Nguyễn Thin Nhân. (REUTERS/Kham)

lun trong my tun qua n ào quanh chuyn cái ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Chúng ta cũng biết cái ghế Bí thư này quan trng như thế nào (bên cnh đó UBND thành ph là đ bỏ). Bí thư Thành y Sài Gòn - Thành phố H Chí Minh - là chc v đng đu Ban chp hành Đng b Đảng cộng sản ti Sài Gòn. Đây là mt trong nhng chc v quan trng nht trong h thng chính tr ti Vit Nam, vì vy Bí thư Thành y Sài Gòn theo thông l phi có chân trong Bộ Chính tr Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lâu nay, chiếc ghế Bí thư này là cái bàn đp được sp đt đ đưa nhng nhân vt gi chc v này lên hàng cao cp hơn. Bng chng là tr nhng bt trc phe phái, sau khi gi chc bí thư, hai người phi v hưu như Võ Trn Chí và Lê Thanh Hải, trong khi mt Bí thư thì thành B trưởng Công an (Mai Chí Th), hai lên chc Ch tch nước (Nguyn Minh Triết, Trương Tn Sang).
V
i chc v trng yếu như vy, li được giao cho Đinh La Thăng, người b các sai phm t 2009 đến 2015, mà theo báo chí trong nước, gm thiếu trách nhiệm khi lãnh đo Hi đng qun tr Tp Đoàn Du Khí Quc Gia Vit Nam (PViệt Nam), tht thoát vn đu tư gn 900 t đng, mà ch yếu là do việc góp vn vào Ngân hàng c phn Đi dương (OceanBank), mt 800 t đng. Đinh La Thăng nhận chc v này dưới thi Nguyn Tn Dũng làm Th tướng hai tháng trước khi Dũng ra đi.
Đi
u đáng nói là thái đ ca hai v, người va b đui vic, k mi được lên chc, Đinh La Thăng và Nguyn Thin Nhân, thay ch Thăng.

Sau khi khen ngợi ly l nhân vt kế v là Nguyn Thin Nhân, Đinh La Thăng cũng gi li cm ơn đến nhân dân, Đng b và chính quyn Sài Gòn theo cung cách xã giao. Đinh La Thăng thú nhn v nhng sai phm ca Tp đoàn Du khí Vit Nam, "t kim đim", nhn trách nhim ca người đứng đu v nhng khuyết đim ca tp đoàn.

Biết li tày tri ra như thế mà còn dám nhn chc Bí thư Thành ủy Sài Gòn, và trong hơn mt năm vi chc v này, Đinh La Thăng t ra ch quan, huyên hoang, và t ph. Trong thi gian mi đây, ch mi dp sch vài khoảng lòng l đường, Đinh La Thăng đã vi vã tuyên b, ít nht là vùng Qun 1 Sài Gòn, s là mt Singapore tương lai. Nhân gian hin nay có thành ng "lc quan phát n" đ nói v nhng trường hp này.

Nhân ngày "Thầy Thuc Vit Nam", Đinh La Thăng nói rng Sài Gòn "sẽ thành lp mt t chuyên gia đu ngành y tế đ nghiên cu thành lp đ án phn đu đ có mt đơn v có th giành được gii thưởng Nobel v y hc trong tương lai", và vi vã kết lun : "Tt c chúng ta ngi đây s là người quyết đnh có hay không có giải thưởng Nobel Y Hc !" Điên cung và say thuc như thế là cùng.

Nhưng khi biết s phn mình đã tm thi được gii quyết, ra khi Bộ chính trị, v gi chc Phó Ban kinh tế trung ương, còn tương lai chưa biết ra sao, thì Đinh La Thăng "nhũn như con chi chi", đ l s s hãi, ca ngi Đng hết li : "Quyết đnh thi hành kỷ lut ca Ban chp hành trung ương đi vi tôi là có lý có tình, th hin s đoàn kết, tp trung, thng nht cao trong Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương và cũng đã to điu kin đ tôi có cơ hi khc phc, sa cha khuyết đim !"

Thăng cũng cho biết đã xin li Đng, xin li nhân dân, xin li Tổng bí thư, Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương, nói chung là xin li… "c nhà". Ch thy cách Đinh La Thăng nói li xin li, cám ơn mà cũng phi chúi đu vào t giy viết sn, thì cũng thy trình độ "uyên bác" dường nào !

kesi2

Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dâng hương trước bàn thờ Bác Hồ

Trong khi đó, Nguyễn Thin Nhân, người mi, tuy trong Bộ chính trị, có văn bng tt nghip M, Đc, nhưng tng tht bi trong vai trò B trưởng Giáo dc, được giao cho mt chc v có tính cách nghi l vòng ngoài là Ch tch Mt Trn T Quc gn 4 năm nay.

Được đng ct nhc vào chc Bí thư Thành ủy Sài Gòn, Nguyn Thin Nhân như người chết đi sng li. Cái cách Nhân nhn chc mi nó phn ánh "phong cách trí thc" ca thi này Vit Nam. Vic trước tiên cn làm là t lòng trung thành với Đng, là hương đèn khn vái trước bàn th H Chí Minh. C ch này bình dân, không khác chi người mi trúng s đ, van vái trước bàn th Ông Đa và xin cúng t mt ni chui hay ra khn kha my ông Táo dưới gc cây đa đu làng. Chưa lúc nào th văn hóa khấn vái, sì sp, xin x li thnh hành như hin nay.

Chúng tôi không muốn đt đến vn đ chng tham nhũng hay thay đi phe cánh hin nay Vit Nam, nhưng thy tình cnh, người đi, k đến, tư cách "cùng mình" như Đinh La Thăng và Nguyn Thin Nhân mà chán ngán sự đi, thương cho k sĩ ngày nay. Cui cùng ch có thng dân là khn kh chu thit !

Huy Phương

Nguồn : VOA, 20/05/2017

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3