Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lâu nay đã có nhiều ý kiến phản ánh về năng lực lập pháp của Quốc hội Việt Nam, tồn tại nhiều bất cập, khiến cho chất lượng làm luật thấp.

chuyenvien1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Nguyên nhân thì có nhiều, ví như sâu xa thì do việc tổ chức bầu cử ứng cử chưa hoàn toàn tự do dân chủ để cử tri lựa chọn người xứng đáng có năng lực.

Hoặc tình trạng đại biểu kiêm nhiệm chiếm tới 65% trong đó đại đa số là cán bộ Hành pháp lại kiêm nhiệm đại biểu Lập pháp.Thời gian họp mỗi năm chỉ khoảng hai tháng tập trung là quá ngắn làm giảm vai trò sức sống của cơ quan lập pháp trong đời sống quốc gia.

Cùng với đó là tình trạng hành chính hóa hoạt động của Quốc hội thông qua các Đoàn đại biểu mỗi tỉnh và các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội.

Khiến cho Đại biểu bị quản lý phụ thuộc làm mất đi tính tự chủ linh hoạt và ý chí chủ động của người vốn được bầu bởi cử tri.

Bộ phận giúp việc hay cản trở ?

Nhưng còn có một nguyên nhân quan trọng góp phần khiến cho năng lực lập pháp của Quốc hội còn thấp mà lâu nay chưa được chỉ ra đánh giá.

Đó là vấn đề thuộc về năng lực của bộ phận giúp việc, năng lực của bộ phận chuyên viên văn phòng, đây là cái hợp thành tổng thể cái chung là năng lực lập pháp, tạo ra các sản phẩm là văn bản pháp luật.Lâu nay nhiều ban ngành đã kêu ca về tình trạng chồng chéo của các quy định pháp luật, giữa các văn bản tồn tại những điểm không ăn khớp thống nhất.

Bài ‘Chồng chéo, xung đột pháp luật : Bài toán khó cần được xử lý’ trên trang Quochoi.vn cho biết, tình trạng chồng chéo xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.

Bài báo cho biết, tại cuộc họp Chính phủ hồi tháng 8 năm 2018 về chuyên đề xây dựng pháp luật, các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và nhiều vị "tư lệnh" các ngành giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, công thương, y tế và đại diện các Ủy ban của Quốc hội đều nhận định tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật là vấn đề lớn, cản trở sự phát triển hiện nay.

Cho rằng thực tế có tình trạng các luật mâu thuẫn, không biết áp dụng theo luật nào, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị, khi có sự xung đột giữa các luật thì trách nhiệm của Chính phủ là trình Quốc hội có Nghị quyết xác định chọn áp dụng luật.

Năm 2018 Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ gồm 16 thành viên đã trình một báo cáo đề nghị chỉnh sửa 9 luật.

Đó là các luật gồm : Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Dân sự, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Khi rà soát 9 văn bản luật này kết quả cho thấy có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định, 16 vướng mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định, 8 vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, và 7 vướng mắc do quy định bất hợp lý.

Tháng 12 năm 2019 Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng, có sự tham gia của các bộ, cơ quan liên quan để rà soát những quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển.

Trước đó tại các kỳ họp Quốc hội, tình trạng chồng chéo các quy định pháp luật cũng đã nhiều lần được đề cập tìm cách khắc phục xử lýVấn đề này xem ra ngày một phức tạp và chiếm một thời lượng nghị sự lớn của cả Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành.Làm đúng việcTôi cho rằng việc sửa chữa các lỗi chồng chéo này là công việc của các chuyên viên pháp lý và bộ phận giúp việc trong soạn thảo kỹ thuật văn bản.

Trong hoạt động lập pháp, cần tách bạch giữa các nội dung lớn cần thảo luận và biểu quyết với các vấn đề kỹ thuật câu chữ chuyên môn.Các nhà làm luật không nên để bị gây khó bởi những vấn đề kỹ thuật mà họ vốn không thạo.

chuyenvien2

Quốc hội Việt Nam

Khi Đại biểu có ý kiến sửa đổi thì cơ quan tiếp thu không đề nghị Đại biểu viết lại cả điều luật theo như ý muốn, vì như thế là tạo áp lực gây khó cho Đại biểu bằng kỹ thuật lập pháp mà họ không biết.

Đối với việc xử lý các chồng chéo pháp luật hiện nay, lãnh đạo chính trị không nên sa đà vào công việc của các chuyên viên pháp lý. Đây cũng là cái dở của lãnh đạo kỹ trị, những người đi từ thấp lên cao trong bộ máy hành chính, bị lối nhận thức cũ trói buộc khi đã ở cương vị khác.

Hoặc do giữ mối quan hệ thân thiết với đội ngũ chuyên viên pháp lý và cán bộ bậc trung trong hệ thống bộ máy, khiến cho lãnh đạo chính trị bị chi phối nhầm tưởng về những vấn đề quan trọng cần giải quyết của quốc gia.

Cần xác lập thật rõ và khoa học quy trình làm luật, công việc của lãnh đạo chính trị là xác định các nội dung vấn đề lớn mà các Đại biểu quốc hội đại diện cho các nhóm thành phần dân chúng tranh luận và đã biểu quyết, khi đã có kết quả rồi thì giao cho bộ phận chuyên viên pháp lý, kỹ thuật văn bản soạn thành các câu chữ điều luật.

Tình trạng quy định chồng chéo hiện nay cho thấy bộ phận văn phòng giúp việc của cả cơ quan trình dự án luật lẫn cơ quan thẩm định thông qua đều đã không làm tốt khâu nghiên cứu và kỹ thuật lập pháp.

Điều này cho thấy sự đầu tư hoặc năng lực của bộ phận này chưa cao.

Nay đứng trước tình trạng như vậy cần đánh giá lại bộ máy giúp việc, chuyên viên pháp lý.

Kiểm tra đánh giá xem đội ngũ này đã làm việc tốt chưa, có lười nhác cẩu thả không, có phải do lương thấp và chi phí đài thọ cho soạn thảo văn bản luật quá ít ỏi nên thiếu chuyên tâm ?

Có hay không việc các chuyên viên văn phòng áp lực với đại biểu và các lãnh đạo chính trị bằng các thủ thuật lề thói của bộ máy quan liêu của mình ?

Môi trường lập pháp đáng lo ngại

Nhiều người có năng lực phẩm chất và tâm huyết nhưng lại không thể được bầu trở thành Đại biểu quốc hội.

Họ đành phải bộc lộ năng lực của mình qua phương tiện truyền thông xã hội báo chí.

Họ trở thành những trí thức dân sự luận bàn các vấn đề xã hội, nói lên ý chí nguyện vọng của các nhóm dân chúng khác nhau, là người khai mở và giúp đỡ người dân cũng như các ban ngành nhà nước về các sự vụ bằng tri kiến của mình.

Trong khi đó đáng tiếc, nhiều vị Đại biểu quốc hội thiếu tri kiến tâm huyết, chẳng thiết tha gì với cương vị, chẳng thấy có tiếng nói trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội.

Hay là các vị đó cho rằng chỉ nói đúng nơi đúng lúc, nói trong các hội nghị, vậy thì báo chí và mạng xã hội thì sao ?

Các Đại biểu đó còn không muốn làm sao để tạo ra hiệu lực hiệu quả cho ý kiến của mình. Đâu đó chỉ có một số ít Đại biểu là mạnh dạn gai góc luận bàn nhiều vấn đề thời sự của đất nước.

Đành rằng không phải lĩnh vực chuyên môn nào Đại biểu cũng biết, ví như các vấn đề khoa học chuyên môn sâu thì không biết, nhưng Đại biểu phải biết về tổ chức bộ máy nhà nước, về trách nhiệm quyền hành, về phân công vai trò trách nhiệm.

Như thế là đủ để lên tiếng giúp công luận thấy được ai phải giải quyết và chịu trách nhiệm về vấn đề gì. Nếu có đội ngũ thư ký giúp việc hoặc chuyên gia hỗ trợ tốt thì có thể đi sâu hơn nữa vào luận bàn các vấn đề.

Cho nên tựu chung lại Quốc hội và Chính phủ cần kiểm tra đánh giá lại năng lực của bộ phận giúp việc, cải tổ phương thức tổ chức hoạt động để nâng cao năng lực lập pháp.

Bên cạnh đó phải tiến hành bầu cử ứng cử hoàn toàn tự do công bằng để cử tri lựa chọn, hoặc ít nhất thì phải dành một số ghế nhất định cho những ứng viên độc lập là người có năng lực thực sự ngoài xã hội.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 24/03/2020

Bài thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Luật tổ chức Quốc hội Việt Nam đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi, đang có đề xuất dành 5% số ghế đại biểu cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu nhưng vẫn còn khả năng công tác.

nangluc1

Luật tổ chức Quốc hội Việt Nam đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, một facebooker hay phản biện chính sách lo ngại rằng, đó rồi sẽ lại là những gương mặt cũ mèm ở các bộ ban ngành đoàn thể lâu nay mà thôi.

Về vấn đề này tôi có ý kiến như sau.

Xuất phát từ vai trò của Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri, đại diện cho các nhóm dân chúng, các ngành nghề, các thành phần trong xã hội, đó là những nhóm người có chung lợi ích và khác với những nhóm khác.

Ví như có Đại biểu đại diện cho công nhân, đó có thể là những lãnh đạo công đoàn có uy tín, có đại biểu đại diện cho nông dân là người đã đạt thành tựu về trồng cấy chăn nuôi được nhiều người biết đến.

Hoặc có đại biểu đại diện cho nhóm doanh nghiệp bất động sản, đại biểu khác đại diện cho nhóm ngành vật tư y tế.

Hoặc có đại biểu đơn thuần đại diện quyền lợi cho người dân bình thường mà đối với từng chính sách khác nhau họ có thể có quan điểm tùy nghi ủng hộ hay phản đối.

Mặt khác, trong đời sống luôn có những vấn đề phát sinh cần giải quyết đối với các nhóm dân chúng.

Hoặc đang trong điều kiện bình thường nhưng lại được đặt ra thúc đẩy cải thiện cho tốt hơn.

Nguồn lực quốc gia là có giới hạn

Trong khi chúng ta biết rằng nguồn lực quốc gia là có giới hạn, không phải vô tận, ngân sách luôn hạn hẹp so với nhu cầu, cho nên các Đại biểu đại diện cho các nhóm quyền lợi sẽ phải đấu tranh để giành lợi ích cho nhóm mà mình đại diện.

Bằng cách lên tiếng cho vấn đề cần giải quyết, đưa ra các dự án luật, liên tục rêu rao cho vấn đề để nhận được sự quan tâm của xã hội và thấy được tính quan trọng cần kíp.

Chung cuộc Quốc hội sẽ biểu quyết theo đa số cho những vấn đề được đánh giá là quan trọng và cấp thiết hơn, thông qua hay bác bỏ những dự án luật, trong quá trình đó các đại biểu và đằng sau đó là các nhóm lợi ích, các đảng phái phe nhóm chính trị sẽ phải thỏa hiệp với nhau.

Như thế Đại biểu Quốc hội phải là một người đấu tranh cho quyền lợi, và thường trước khi được bầu trở thành Đại biểu họ cũng thường là những nhà hoạt động vì lợi ích cộng đồng, bản chất cũng là những người đấu tranh cho quyền lợi.

Còn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thì bình thường họ có thể đưa ra ý kiến tư vấn.

Nhưng họ không có tính cách nhiệt huyết của những nhà hoạt động, những người đấu tranh cho quyền lợi.

Image captionChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Vậy họ có thích hợp làm Đại biểu Quốc hội không, nhất là khi họ đã quá tuổi hưu ?

Nói ra đến đây, nhiều người sẽ cho rằng vấn đề là mô hình cách thức tổ chức quyền lực ở Việt Nam khác với các nước, cho nên vai trò bản chất của Đại biểu Quốc hội cũng khác.

Nhưng thực chất sự khác nhau không nhiều, trong khi những điểm giống nhau về chức năng nhiệm vụ vai trò của Đại biểu với Nghị sĩ các nước lại lớn hơn.

Quốc hội Việt Nam hiện nay không thiếu về nguồn lực phản biện, không thiếu về nhân sự phản biện, không thiếu về tri thức phản biện, không thiếu về công tác tổ chức phản biện.

Những cái đó có ở các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, được thực hiện trong công việc hàng ngày trong mối tương tác kết hợp giữa các ban ngành lâu nay.

Thiếu mức độ tận tâm quyết liệt

Cái mà Quốc hội Việt Nam hiện nay thiếu là mức độ tận tâm quyết liệt với các lợi ích mà Đại biểu vốn được cho là đại diện.

Và thiếu năng lực tri kiến của Đại biểu trước các vấn đề thách thức đặt ra đối với đất nước và nhóm dân chúng.

Chỉ có sự tận tâm quyết liệt với lợi ích, mà mọi ngành nghề lĩnh vực đều có những đại biểu như vậy, thì mới mong nâng được chất lượng hiệu quả của sinh hoạt nghị trường.

Vì lý do đó, một cách giản dị khiêm tốn nhất trong môi trường bối cảnh Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng nên dành con số 5% thay vì cho những người được đề xuất thì dành cho các ứng viên đại biểu độc lập.

Những người không được nhà nước cơ cấu mà bằng sự tự tin vào năng lực uy tín của mình nên đã tự đứng ra ứng cử.

Làm việc này Quốc hội sẽ có được nguồn năng lực chất lượng ngoài xã hội, gia tăng gia vị đậm đà cho sinh hoạt nghị trường.

Nhưng để làm được cũng đòi hỏi khả năng tầm vóc, bản lĩnh nhân cách lớn mới có thể làm được đối với lãnh đạo hiện nay.

Một ví dụ cho thấy công tác lập pháp yếu ảnh hưởng xấu tới kinh tế thị trường.

Condotel

Mấy năm qua người ta đang tranh cãi với nhau về việc xác định địa vị pháp lý của căn hộ nghỉ dưỡng Condotel.

Đây là loại hình sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, xuất hiện ở Việt Nam từ dăm bảy năm trở lại đây, học theo mô hình sản phẩm bất động sản đã có từ nước ngoài.

Hàng vạn căn hộ đã được xây dựng, vậy nhưng khung khổ pháp lý bị cho là thiếu hụt khiến các căn hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu sử dụng.

Việc này đã làm đình trệ lưu thông cả một thị trường bất động sản căn hộ nghỉ dưỡng lên đến hàng chục nghìn căn. Thiệt hại kinh tế không biết bao nhiêu mà kể.

Đây là một ví dụ mà năng lực lập pháp yếu khiến ảnh hưởng xấu tới kinh tế thị trường.

Trong trường hợp này nền lập pháp đã không đủ tích cực hiệu quả để tạo lập hành lang pháp lý, khiến sự việc tranh cãi kéo dài mấy năm qua chưa dứt.

Bình thường thì nền lập pháp tác động tới lưu thông hàng hóa trong kinh tế thị trường bằng các quy định có tính ràng buộc khiến cho thị trường kém tự do,.

Hoặc nó tác động bởi sự chậm tiến lạc hậu không theo kịp những đòi hỏi của thị trường, khi không đưa ra quy định khiến người ta không biết hành xử ra sao cho đúng luật.

Trong khi thị trường bất động sản là một phần của nền kinh tế thị trường, giá trị của thị trường bất động sản chiếm tỷ trọng giá trị cao trong tổng thể nền kinh tế.

Từ đó dẫn đến những bất cập của khung khổ pháp lý của thị trường bất động sản làm cho nền kinh tế kém tính thị trường, ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, gây thất vọng cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc các định chế kinh tế quốc tế.

Trong khi Việt Nam lâu nay luôn muốn được quốc tế công nhận có nền kinh tế thị trường để được hưởng các cơ chế bình đẳng như các nền kinh tế khác về xuất khẩu hàng hóa, tiếp cận vốn vay.

Thay vì bị các rào cản về xuất nhập khẩu hàng hóa, lãi suất vay vốn và hạn chế cho vay mà quốc tế họ áp đặt cho những nền kinh tế phi thị trường.

Như thế, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi ở nền lập pháp phải đủ tính năng hiệu quả, kịp thời khai thông vướng mắc cho nền kinh tế.

Hiện nay, dịch vi rút cúm đang làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, theo tính toán mới đây riêng ngành hàng không có nguy cơ sụt giảm doanh thu 25.000 tỷ đồng.

Sự đứt gãy nguồn cung cầu về nguyên liệu và sản phẩm giữa nền kinh tế Việt Nam với các nước còn đưa đến nhiều hệ lụy kinh tế khác, nhưng đó là lý do thuộc về bất khả kháng.

Còn ngược lại, có những vấn đề thuộc về chủ quan, nền lập pháp thiếu hiệu năng đã gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, ví như chuyện đang xảy ra đối với loại hình căn hộ du lịch nghỉ dưỡng Condotel hiện nay, và tương lai sẽ còn nhiều vấn đề khác,.

Để nền kinh tế pháp triển tốt thay vì cứ bước tiến bước lùi, thay vì bị phung phí tiềm năng cơ hội vì những lý do không đáng, thì cần nâng cao năng lực lập pháp, để nền lập pháp là cái thúc đẩy thay vì là nguyên nhân cản trở cho nền kinh tế.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 03/03/2020

Luật sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC tiếng Việt từ Hà Nội.

********************

Ý tưởng ‘5% ghế quốc hội cho chuyên gia, nhà khoa học’ gây tranh cãi

VOA, 02/03/2020

Quốc hi Vit Nam hin cân nhc ý tưởng dành "khong 5%" s ghế đi biu cho các chuyên gia, nhà khoa hc, nhà qun lý, song điu này gây ra tranh cãi t phía mt s nhà phn bin.

qh1

Đại đa s ghế quc hi Vit Nam do các quan chức lãnh đo các b, các đa phương nm gi

Trang web của quc hi và báo Pháp lut Thành ph H Chí Minh trong nhng ngày gn đây loan báo rng Lut Tổ chức Quc hi đang được sa đi, và bn d tho mi s được trình đ thông qua khi quc hi hp vào tháng 5 ti.

Một ni dung quan trng được cân nhc đ sa đi hay không là t l đi biu quc hi chuyên trách. Theo trang web ca quc hi và báo Pháp lut TP.HCM, hin có hai phương án là vn gi t l 35% ghế dành cho đi biu chuyên trách, hoc tăng t l này lên 40%, trong đó có thể bao gm "khong 5% cho các chuyên gia, nhà khoa hc, nhà qun lý gn đến tui ngh hưu hoc đã ngh hưu nhưng đ điu kin v sc khe, có kinh nghim, năng lc công tác, trí tu và uy tín".

Đại biu chuyên trách được hiu là nhng người được bu ch làm nhim v đi biu ca nhân dân và công vic quc hi giao. Lâu nay, đi đa s đi biu quc hi Vit Nam cũng kiêm nhim các chc v lãnh đo ti các cơ quan hành pháp, tư pháp, các tnh, thành ph, các lc lượng vũ trang, v.v…

Bình luận về phương án 5% ghế quc hi nêu trên, tiến sĩ toán Nguyn Ngc Chu cho rng đây là mt đ xut cha đng mong mun v mt quc hi "mnh hơn" và lưu tâm đến "cht xám khoa hc, chuyên gia, và qun lý".

Nhưng tiến sĩ Chu cho rng do có s sp đt bi h thống chính tr Vit Nam, thường được gi là "cơ cu", nên kết qu mang li s vn là "nhng khuôn mt đã ‘quá cũ’ trong quc hi và trong chính ph".

Viết trên Facebook cá nhân có hơn 48.000 người theo dõi, tiến sĩ Chu khng đnh ci cách cht lượng đi biểu và hot đng ca quc hi nm mt đim ct lõi khác, đó là "phi đi qua con đường tranh c t do". Ông nhn mnh : "Ch có tranh c t do mi chn ra được mt quc hi trí tu và hiu qu".

Nhắc đến nguyên tc chung quan trng nht là đi biu quc hội do cử tri bu chn và các đi biu phi được n đnh theo s lượng c tri và theo đa phương, tiến sĩ Chu cho rng vic lut đt ra các con s phn trăm v ghế quc hi dành cho đi biu thuc các b, ngành, gii tính, v.v… là "không khoa hc".

"Đây là một trong nhng nguyên nhân chính đ ra các đi biu quc hi không cht lượng, hu qu là làm suy yếu quc hi", ông Nguyn Ngc Chu viết.

Để sa cha vn đ này, v tiến sĩ tái khng đnh phi có "tranh c t do" vi quyết đnh bu chn "nm trong tay c tri".

Cũng lên tiếng v vn đ này, lut sư Ngô Ngc Trai viết trên trang cá nhân và mt s din dàn trên mng xã hi rng"nên dành con s 5% đó cho các ng viên đi biu đc lp" là nhng người "t tin vào năng lc, uy tín ca mình nên đã t đng ra ng c".

Vị lut sư được nhiu người biết tiếng đưa ra lý gii cho đ xut ca ông rng đi biu quc hi phi là "mt người đu tranh cho quyn li" ca các nhóm c tri và các ngành ngh, vì vy, ch khi nào có s tn tâm quyết lit vi li ích ca nhng đi biểu như vy, "mi mong nâng được cht lượng hiu qu ca sinh hot ngh trường".

Published in Diễn đàn

Thông tin mới đây cho biết, Ủy ban dân nguyện của Quốc hội sẽ tham gia vào công tác giám sát việc giải quyết các vấn đề của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

thuthiem1

Bà con Thủ Thiêm đã đấu tranh đòi đất bị tịch thu từ 20 năm nay

Từ hơn 20 năm trước, khu dân cư Thủ Thiêm được quy hoạch xây dựng thành một khu đô thị mới. Suốt thời gian hàng chục năm sau đó, hàng vạn cư dân bị thu hồi đất đẩy ra khỏi chỗ ở.

Những mong về một khu đô thị mới sầm uất đẹp đẽ ở đâu chưa thấy, nhiều diện tích vẫn là bãi cỏ hoang cùng những nền móng công trình dang dở.

Tới nay nhìn lại lịch sử về thu hồi đất sẽ thấy được nhiều điều.

thuthiem2

Đoàn Đại biểu Quốc hội trong một lần gặp bà con Thủ Thiêm

Khởi đầu

Luật đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào năm 1987, sau thời điểm đất nước bước vào thời kỳ cải cách mở cửa 1986 đúng một năm.

Nói là luật đất đai đầu tiên vì trước đó cũng có Luật cải cách ruộng đất năm 1953, tuy cũng liên quan đến đất đai, nhưng là những chế định theo kiểu khác.

Điều đáng chú ý ở Luật đất đai năm 1987 là quy định rất ít ỏi về việc thu hồi đất.

Toàn văn bản luật chỉ có 6 lần thuật ngữ "thu hồi đất" được sử dụng.

Và trường hợp phải thu hồi đất thì cũng vì lý do rất đặc biệt.

Luật quy định : Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đề nghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt.

Theo đó, lý do về thu hồi đất gắn liền với tình trạng nguy cấp như chiến tranh, chống thiên tai hay bão lụt.

Đến Luật đất đai năm 1993 chế định về thu hồi đất bắt đầu có sự thay đổi.

Luật quy định : Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.

Cụm từ "trong trường hợp thật cần thiết" cho thấy nhận thức khi đó việc thu hồi đất vẫn được đặt trong những trường hợp bối cảnh đặc biệt, chứ không đại trà. Nhưng nó sẽ sớm mất đi trong những văn bản luật đất đai sau này.

Trừ đi cụm từ đó, đoạn văn còn lại trong điều luật được duy trì sử dụng đã trở thành quen thuộc cho đến tận ngày nay. Đó là việc thu hồi đất sẽ mở rộng vì các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Cũng nên biết là Luật đất đai năm 1993 sử dụng 11 lần thuật ngữ "thu hồi đất".

Biến đổi nhảy vọt

Sau một thời gian đất nước hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, xã hội biến đổi, nhận thức của các ban ngành về nguồn lực quốc gia, lợi ích kinh tế, và ưu thế thể chế, đã đưa đến sự biến đổi căn bản nhất của chính sách pháp luật về đất đai.

Theo đó, tất cả các vấn đề khác chỉ còn là phụ, việc thu hồi đất trở thành vấn đề trọng tâm, được quan tâm nhất trong luật đất đai, và trở thành vấn đề nóng bỏng nhất trong đời sống xã hội.

Luật đất đai năm 2003 sử dụng đến 72 lần từ "thu hồi đất", phát triển nhảy vọt từ con số 11 lần được sử dụng ở Luật đất đai năm 1993 trước đó.

Nhưng nó vẫn chưa là gì so với Luật đất đai năm 2013 sử dụng đến 167 lần thuật ngữ "thu hồi đất".

Tần suất mức độ sử dụng thuật ngữ này cho thấy tính quan trọng và tầm ảnh hưởng chi phối của vấn đề trong toàn bộ văn bản pháp luật về đất đai.

Trao quyền rộng rãi

Thu hồi đất mặc dù là vấn đề ảnh hưởng trực diện đến lợi ích sát sườn của người dân, nhưng sự trao quyền rộng rãi trong việc thu hồi đất lại cho thấy mức độ xem nhẹ quyền lợi của người dân ra sao.

Chế định thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2003, được quy định trong luật và các nghị định hướng dẫn thi hành luật, quy định rộng rãi các trường hợp được thu hồi đất.

Nghị định 84 năm 2007 cho phép việc thu hồi đất để thực hiện các dự án như khu dân cư, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, khu thương mại dịch vụ tổng hợp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí ngoài trời.

Thẩm quyền thu hồi đất cũng trao rộng rãi cho nhiều cấp chính quyền.

Trong đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.

Tức là việc thu hồi đất thực hiện dự án được quyết định bởi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

Sự trao quyền rộng rãi như vậy đã tạo ra vấn nạn về thu hồi đất và khiếu kiện đất đai nóng bỏng suốt mười mấy năm qua.

Suốt thời gian đó, nhiều ý kiến của các Luật sư, các Chuyên gia và Đại biểu Quốc hội, đã phản ánh những sai trái bất cập khi nhà nước thu hồi đất của người dân giao cho doanh nghiệp làm thương mại kinh tế.

Đúng ra nhà nước chỉ thu hồi đất cho những dự án an ninh quốc phòng mà thôi, còn lại doanh nghiệp muốn làm dự án kinh tế thì phải tự thỏa thuận chuyển nhượng đất với người dân.

Đến Luật đất đai năm 2013 đã có sự cải thiện theo hướng thu hẹp phạm vi những trường hợp nhà nước thu hồi đất và thu hẹp phạm vi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất.

Những dự án như trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, chủ đầu tư sẽ phải tự thỏa thuận với người dân để có đất làm dự án.

Tuy vậy nhiều dự án với tính chất "lợi ích công" vẫn nằm trong danh mục được nhà nước thu hồi đất giao cho doanh nghiệp, như dự án khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, cụm công nghiệp, khu sản xuất…

Theo đó nhiều doanh nghiệp vẫn nương tựa và có mối quan hệ cộng sinh với chính quyền địa phương để thu lợi.

Nhưng có thêm một ràng buộc, là việc thu hồi đất cho những dự án này sẽ phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, thay vì quyền quyết định thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện như trước đó.

thuthiem3

Bà con Thủ Thiêm biểu tình đòi đất

Vẫn còn lỗ hổng

Mặc dù chế định về thu hồi đất nói riêng và pháp luật về đất đai nói chung liên tục được chỉnh sửa, ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng những bất cập lỗ hổng vẫn còn, và theo đó quyền của người sử dụng đất vẫn rủi ro kém được bảo vệ.

Luật đất đai năm 2013 quy định việc thu hồi đất thực hiện một số dự án sẽ phải do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Nhưng vấn đề đặt ra là, với những dự án đã được phê duyệt cấp phép đầu tư từ trước đó, mới triển khai được một phần, phần còn lại của dự án sau năm 2013 mới triển khai tiếp thì sao.

Phần dự án triển khai sau này việc thu hồi đất có phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận không ?

Một ví dụ như từ năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp làm dự án cụm công nghiệp An Ngãi, nằm ở xã An Ngãi, huyện Long Điền.

Sau 10 năm dự án triển khai chỉ có một công ty thuê đất làm xưởng, nhiều diện tích đất bỏ trống, nhưng đến năm 2017 chính quyền địa phương lại tiếp tục thu hồi đất của các hộ dân.

Vậy phần dự án triển khai sau này, lúc này việc thu hồi đất có phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận như quy định mới không ?

Bất công vẫn cao đầy

Cũng trong dự án này, người dân cũng thắc mắc, tôi cũng đang mở kho bãi kinh doanh, tại sao lại phải giao đất cho doanh nghiệp làm cụm công nghiệp ?

Tại sao chúng tôi có đất lại bị mất rồi muốn có mặt bằng sản xuất lại phải đi thuê ?

Những điều đó cho thấy, bất công vẫn còn cao đầy, mặc cho chế định về thu hồi đất liên tục được chỉnh sửa.

Và thực tế là khi nào vẫn còn chế định về thu hồi đất, kể cả vì lợi ích công cộng, thì bất công cũng vẫn xảy ra, vì tại sao một số nhỏ lại phải hy sinh lợi ích của mình vì những người khác ?

Để đảm bảo lẽ công bằng thì luật đất đai sẽ phải tiến hóa lùi.

Sẽ phải giới hạn lại thật hạn hẹp những trường hợp được thu hồi đất như trước đây, chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết hoặc chỉ vì tình trạng nguy cấp như chiến tranh, chống thiên tai hay bão lụt mà thôi.

Lược lại lịch sử như thế để thấy những bất công, soi chiếu vào vụ việc ở Thủ thiêm thì thấy.

Nay với việc Ủy ban dân nguyện của Quốc hội tham gia vào công tác giám sát các vấn đề của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ mở ra hy vọng cho các vấn đề dân nguyện của người dân được lắng nghe chấp nhận.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 11/12/2019

---

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Năm 2009, một doanh nhân là ông Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc một công ty tin học có vốn đầu tư ở Singapore và Mỹ, bị bắt về tội xâm phạm an ninh quốc gia.

doanhnhan1

Cha của ông Trần Huỳnh Duy Thức yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho con trai

Trong khi những "đồng phạm" khác chỉ chịu mức bốn, năm và bảy năm tù, vị doanh nhân này bị phân biệt đối xử với mức án 16 năm.

Nỗi bất công mà ông này gánh chịu chỉ là một trong muôn hình vạn trạng những bất công mà người doanh nhân ở Việt Nam gặp phải.

Năm nay 2019, tròn 20 năm kể từ khi ban hành Luật doanh nghiệp lần đầu năm 1999. Nhiều người nêu ra vấn đề về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Tôi cho rằng, một môi trường pháp lý nặng tính chuyên chế sẽ không có lợi cho doanh nghiệp và doanh nhân.

Môi trường chuyên chế ở đây có thể là những ngặt nghèo cấm đoán trong đòi hỏi về quyền tự do chính trị.

Hoặc chuyên chế ở đây là một bộ máy nhà nước quá lớn quyền, có khả năng cưỡng chế khuất phục quá cao, doanh nghiệp sẽ bất lợi khi hoạt động bên cạnh một chủ thể nhà nước như vậy.

Không thể nói là tôi chỉ làm kinh doanh, không liên quan đến chính trị, nên doanh nghiệp vẫn ổn, môi trường kinh doanh hiện vẫn tốt.

Vì một khi quyền chính trị cơ bản còn chưa được đảm bảo, thì quyền tài sản mặc dù nói là được pháp luật bảo vệ, chắc gì đã vững ?

Thử nghĩ mà xem, đứng trước một bộ máy nhà nước khổng lồ, cồng kềnh, có khả năng tiêu ngốn lớn, khối tài sản màu mỡ của doanh nghiệp liệu sẽ ra sao ?

Thử đánh giá lại xem, hiện nay thuế phí doanh nghiệp phải chịu có nặng nề không ? Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, thuế giá trị gia tăng 10% là thấp hay cao ? So với các nước thế nào ?

Tài sản của doanh nghiệp có được bảo hộ bảo vệ tốt khi có tranh chấp kiện cáo không ? Tòa án giải quyết có hiệu quả không ?

Khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tài sản, mua sắm đầu tư lớn, có phải lót tay xin xỏ chạy chọt giấy tờ thủ tục không ?

Pháp luật đã chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng chưa ?

Trả lời những câu hỏi đó sẽ thấy được quyền tài sản của doanh nghiệp đã được bảo vệ tốt hay chưa.

Thực tế là chưa được bảo vệ tốt.

Ngưỡng cửa nhà tù

doanhnhan2

Ông Trịnh Vĩnh Bình, một doanh nhân Việt Kiều rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng 8/2018 ở nước ngoài, trong đó ông kiện chính phủ Việt Nam

Doanh nhân có thấy số phận pháp lý bấp bênh, ngấp nghé giữa làm ăn đúng luật và phạm tội không ? Có phải nhiều doanh nhân lâu nay luôn mấp mé đứng trước ngưỡng cửa trại giam không ?

Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay quy định ba cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt giam giữ, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

Trong khi ở các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc, pháp luật của họ quy định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành lệnh bắt.

Sự rộng mở trao quyền bắt giam cho ba thay vì một, dẫn đến một đơn vị cấp quận huyện có tới ba cơ quan có quyền ra lệnh bắt giữ.

Trong khi mỗi tỉnh thành có hàng chục đơn vị cấp huyện, và cả nước có 63 tỉnh thành.

Từ đó khiến tạo ra một số lượng rất lớn các cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt giữ doanh nhân.

Doanh nhân được xem là thành phần có tiền, mà cỗ máy tư pháp thì lại còn tham nhũng.

Điều đó đặt để tình trạng pháp lý của doanh nhân vào tình trạng bị bới móc kiếm chác.

Mặt khác, nhiều vấn đề thể chế pháp lý lại chẳng rõ ràng, người doanh nhân nhiều khi bị đẩy vào vi phạm.

Đất đai tồn tại hai khung giá, một khung giá theo bảng giá nhà nước quy định, một khung giá theo thị trường. Việc xác định khung giá nộp thuế lập lờ khiến cho hàng triệu giao dịch đất đai lâm vào tình cảnh gian dối vi phạm.

Mức thuế phí phải nộp quá cao, gần một phần ba giá trị hợp đồng phải đem nộp thuế, cùng với sự lỏng lẻo thiếu khoa học trong quản lý, khiến hàng vạn doanh nghiệp bị mời gọi trốn thuế.

Bộ máy hành chính quan liêu tham nhũng, muôn hình vạn trạng đòi phải hối lộ, người doanh nhân phải phạm tội chẳng đặng đừng.

Từ đó khiến cho cộng đồng doanh nhân trở thành những người dễ bị tổn thương, kém về sức khỏe pháp lý, luôn trong tình trạng lấp ló ở ngưỡng cửa nhà tù.

Nhìn lại 20 năm

Có thể nhận định, doanh nhân hiện nay rất dễ bị bắt.

Bởi vậy cho nên lâu nay, doanh nhân luôn cần đến người bảo trợ thân hữu, đó là một quan chức chính quyền nào đó.

Đến khi nào thì người bảo trợ cho họ là pháp luật ?

Từ đó phải đặt ra câu hỏi, nhà nước lâu nay đã tạo lập thể chế thân thiện thuận lợi cho doanh nhân chưa ?

Hay là chỉ mở cửa, cởi trói để phát triển và cán bộ quan chức nhân đó kết hợp với doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực và ưu thế thể chế, để làm giàu.

Trong khi quan chức thì được bảo hộ bởi bộ máy nhà nước chuyên chế cao, còn rủi ro thể chế thì doanh nhân chịu ?

Cho nên nhìn lại 20 năm qua thi hành luật doanh nghiệp, cho dù có nhiều điều tích cực, nhưng phải nhìn nhận rằng, thuộc tính chuyên chế của bộ máy nhà nước vẫn nặng nề, không được cải thiện, là di sản tạo ra môi trường pháp lý xấu cho doanh nhân hiện nay.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 23/11/2019

Published in Diễn đàn

Tôi mới đọc được cuốn sách có tiêu đề Nhân từ với quỷ dữ, tiêu đề phụ là Bàn về công lý và sự cứu chuộc, tác giả là một luật sư người Mỹ tên là Bryan Stevenson.

luat1

Các bị cáo được đưa qua cửa kiểm tra an ninh trong một phiên xử tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cuốn sách kể sự việc người thật việc thật trong đó vị luật sư đã minh oan cứu sống cho một tử tù đang chờ thi hành án tử hình và đấu tranh cho hàng chục tù nhân khác được giảm án.

Theo lời giới thiệu về tác giả thì Bryan Stevenson là giám đốc điều hành văn phòng luật Equal Justice Intiative ở Montgomery, Alabama và là giảng viên luật tại trường Luật, Đại học New York.

Ông đã tranh tụng năm lần trước Tối cao Pháp viện và được ca ngợi trên khắp nước Mỹ vì những nỗ lực chống phân biệt đối xử với người nghèo và người da màu. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng trong đó có Giải thưởng "Thiên tài" của quỹ MacAthur.

Nội dung cuốn sách mô tả cho thấy rất nhiều cuộc làm việc thăm gặp, rất nhiều cuộc gọi điện thoại trực tiếp của những tử tù đã bị kết án nói chuyện với luật sư bên ngoài, ngay cả trước ngày bị thi hành án tử hình.

Những thông tin đó cho thấy luật pháp của Mỹ không hề hạn chế việc tiếp xúc gặp gỡ giữa những phạm nhân đang thi hành án và luật sư pháp lý.

Trong khi đó ở Việt Nam lại khác

Luật thi hành án hình sự năm 2010 đang có hiệu lực không có quy định nào cho phép phạm nhân đang thi hành án được quyền mời luật sư pháp lý.

luat2

Ra tù nhờ đặc xá ân xá ngày 02 tháng 9. Ảnh chỉ có tính minh họa

Điều này dẫn đến thực tế là bị can bị cáo sau khi đã trở thành phạm nhân rồi thì mất luôn mối liên hệ với luật sư bào chữa trước đó, cứ như là họ tự dưng mất luôn quyền có luật sư trợ giúp pháp lý vậy.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến số phận pháp lý của rất nhiều phạm nhân.

Ví như rất nhiều tử tù bị kết án kêu oan mà gia đình mời luật sư kêu oan giúp thì cũng chỉ làm "chay" bên ngoài, vì luật sư ko được vào gặp làm việc với tử tù. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của việc kêu oan cũng như số phận sống chết của tử tù.

Người thi hành án phạt tù cũng không phải là đã dứt bỏ khỏi cuộc sống bên ngoài, vì họ vẫn còn rất nhiều mối quan hệ pháp lý ràng buộc cần giải quyết, ví như ly hôn, để thừa kế, ủy quyền quản lý công ty... và do vậy họ cần được quyền mời luật sư giúp giải quyết các vấn đề pháp lý.

Hoặc rất nhiều những trường hợp phạm nhân không đồng tình với bản án đã kết tội, họ muốn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xét lại bản án nhưng lại không được tiếp cận luật sư.

Bản thân tôi là luật sư mới đây cũng thất bại trong việc đăng ký làm việc với một thân chủ đang thi hành án phạt tù là ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Ông Thức, 53 tuổi, hiện đang thụ án sang năm thứ 10 của bản án 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Mặc dù không nhận tội và liên tục đấu tranh đòi được tự do nhưng hiện tại ông Thức vẫn đang bị giam tại Trại giam số 6 của Bộ công an nằm ở tỉnh Nghệ An.

Năm 2015 Quốc hội đã ban hành Bộ luật hình sự mới đã sửa đổi tội danh về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Điều luật mới đã bổ sung thêm quy định về hành vi chuẩn bị phạm tội chịu mức hình phạt 5 năm tù, nhẹ hơn nhiều so với luật cũ không phân biệt hành vi chuẩn bị với hành vi đã thực hiện đều chịu mức án nặng như nhau.

Nhận thấy điểm mới của luật có lợi, ông Thức căn cứ vào đó đòi hỏi trả tự do và gia đình cũng mời luật sư cho ông Thức.

Không được gặp

Việc luật mới có sửa đổi tội danh về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đó là sự thật.

Và điểm mới của luật đã tạo ra một tình huống pháp lý mới có tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của phạm nhân, do vậy cần được giải quyết để đảm bảo quyền lợi công bằng, thì đây là lẽ phải cần được thừa nhận.

Sự thật và lẽ phải là như thế, nhu cầu có luật sư pháp lý để giải quyết sự vụ phát sinh là chính đáng, nhưng rà soát toàn bộ hệ thống các quy định pháp luật hiện tại thì không có quy định nào cho phép người đang thi hành án phạt tù được gặp làm việc với luật sư.

Thay vào đó Luật thi hành án hình sự chỉ quy định một nội dung chung chung trao quyền tùy nghi cho trại giam là.

'Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác (ngoài người thân) có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết'.

Đó là quy định khả dĩ luật sư có thể vận dụng cho việc thăm gặp nhưng sau khi gửi văn bản đến trại giam đăng ký trước và ngay cả khi tìm đến trại trực tiếp thì luật sư cũng đều bị từ chối không cho gặp.

Luật mới đang sửa

luat3

Tác giả tin rằng Quốc hội Việt Nam có thể sửa đổi Luật hình sự để cho phạm nhân có quyền tiếp cận luật sư như thông lệ quốc tế

Phạm nhân rõ ràng là những người đang gặp phải vấn đề về pháp lý và nhu cầu nhận được sự trợ giúp pháp lý của họ cao hơn những người dân bình thường, vậy nhưng trong khi người dân bình thường không bị hạn chế tiếp cận với dịch vụ pháp lý của luật sư thì phạm nhân lại bị cản trở.

Hiện nay Luật thi hành án hình sự đang được sửa đổi và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7 khóa 14 đang diễn ra.

Điều đáng tiếc là trong dự thảo luật mới cũng không có quy định nào cho phép phạm nhân được quyền có luật sư pháp lý.

Thay vào đó dự thảo quy định 'Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ'.

Đây cũng lại là một quy định có tính chất tù mù không rõ ràng kiểu như quy định về sự thăm gặp của cá nhân, tổ chức, nhân thân khác như luật cũ đã nêu.

Với tình trạng lạm quyền và không gian áp dụng điều luật thiếu sự giám sát kiểm soát, những quy định như vậy là không đủ đảm bảo cho phạm nhân được quyền có luật sư.

Trong khi quyền có luật sư là một thứ quyền căn cơ quan trọng, cái quyền sẽ giúp bảo hộ cho các quyền còn lại, cái quyền sẽ giúp phạm nhân đòi hỏi được thực hiện đầy đủ tất cả các quyền khác, cái quyền sẽ giúp tháo gỡ cứu chữa cho số phận pháp lý của họ, thì lại không có.

Theo đó phạm nhân ở Việt Nam hiện nay đang bị mất quyền được có luật sư, mất đi khả năng được tiếp cận công lý.

Quốc hội đang họp cần bổ sung thêm quyền cho phạm nhân được mời luật sư pháp lý trong dự luật thi hành án hình sự lần này.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 21/05/2019

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát hay còn gọi là kinh tế ngầm, nhằm mục đích phản ánh đầy đủ, toàn diện phạm vi, quy mô nền kinh tế Việt Nam.

Đề án này sau đó được một số cán bộ quản lý và chuyên gia kinh tế diễn giải như một cách thức xử lý các hoạt động kinh tế tiêu cực, nhằm tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

kinhte1

Làm sao để kinh tế ngầm lộ diện ?

Theo bài 'Đưa kinh tế ngầm ra ánh sáng' trên báo Thanh niên, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng khu vực kinh tế ngầm là các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp nhưng chủ các cơ sở kinh doanh đó không khai báo vì mục đích trốn thuế, không nộp thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng hay trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Cũng trong bài báo trên, Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhận xét : "Lớn nhất trong khu vực kinh tế ngầm của Việt Nam có lẽ là hoạt động sản xuất ngầm. Đây là hoạt động sản xuất hợp pháp, nhưng có chủ ý giấu giếm các cơ quan chức năng để giảm thuế phải nộp (thuế giá trị gia tăng hoặc thuế thu nhập) hoặc giảm đóng góp cho bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật".

Vậy các ý kiến này có diễn giải đúng tinh thần mục đích của Đề án thống kê kinh tế ngầm của Chính phủ hay không ? Và đó có phải là một cách tiếp cận đúng đắn giúp chuyển hóa các hoạt động kinh tế ngầm trở thành hợp pháp ?

kinhte1

Một người bán hàng rong ở Hà Nội

Sai lầm phổ biến

Trong cuốn sách 'Sự bí ẩn của vốn'của tác giả Hernando de Soto, người Peru xuất bản năm 2000 có phần chỉ ra rằng các nước thế giới thứ ba và hậu cộng sản có những mảng kinh tế hoạt động nằm ngoài khuôn khổ pháp luật được gọi là khu vực kinh tế ngầm.

Ông cho biết nhiều nước đã thất bại trong khi cố gắng tích hợp các hoạt động kinh tế ngầm vào nền kinh tế chính thức. Lý do thất bại là vì họ thường có quan niệm sai lầm rằng tất cả những người ấn nút trong các khu vực ngoài pháp luật hoặc khu vực ngầm đều làm vậy để trốn thuế.

kinhte2

Tác giả Hernando de Soto của cuốn sách 'Sự bí ẩn của vốn' cho rằng nhiều quốc gia thường có quan niệm sai lầm rằng tất cả những người kinh doanh trong khu vực ngầm đều làm vậy để trốn thuế.

Tác giả cho biết hầu hết người dân sử dụng khu vực ngoài pháp luật không phải vì đó là một thiên đường về thuế mà bởi vì luật hiện hành không đáp ứng được các nhu cầu thực tế của người dân.

Ở Peru, nhóm của tác giả đã thiết kế một chương trình để đưa các nghiệp chủ nhỏ ngoài pháp luật vào hệ thống hợp pháp.

Khoảng 276.000 nghiệp chủ đã đăng ký kinh doanh một cách tự nguyện tại các văn phòng đăng ký mới được dựng lên để giúp đỡ họ mà không hề có hứa hẹn giảm thuế.

Công việc kinh doanh của họ trước đó đã chẳng nộp một đồng tiền thuế nào. Nhưng bốn năm sau, thu nhập thuế từ các công ty ngoài pháp luật trước đây tổng cộng đã lên đến 1,2 tỷ USD.

Tác giả cho biết giải pháp đã thực hiện là cắt giảm một cách đầy kịch tính các loại giấy tờ và dẹp bỏ chi phí cho tệ hành chính quan liêu để họ gia nhập kinh doanh.

'Những nhà sản xuất, những cửa hiệu ngoài pháp luật - những người hoạt động với lãi gộp mỏng như lưỡi dao cạo, tính bằng cent chứ không phải bằng đồng đô la - biết rõ các tính toán số học cơ bản'.

'Tất cả những cái mà chúng tôi phải làm là đảm bảo rằng những chi phí của hoạt động hợp pháp thấp hơn các chi phí để sống sót trong khu vực ngoài pháp luật'.

Tác giả cho biết ngược với quan điểm phổ biến, hoạt động trong khu vực ngầm cũng gặp nhiều chi phí, chẳng hạn chi phí tổn thất của việc không công khai và chi phí cho quan chức tham nhũng.

kinhte3

Một phụ nữ bán xăng bên lề đường ở Việt Nam

Các hoạt động kinh doanh ngoài pháp luật bị thiệt hại bởi sự thiếu vắng của luật quyền sở hữu và bởi luôn phải che dấu các hoạt động của họ trước các nhà chức trách.

Do không thể thành lập công ty, các nghiệp chủ ngoài pháp luật không thể quyến rũ các nhà đầu tư bằng cách bán cổ phần, họ không thể tìm được tín dụng chính thức với lãi suất thấp vì họ thậm chí còn chẳng có địa chỉ hợp pháp.

Khoản bảo hiểm duy nhất sẵn có cho họ là cái được cung cấp bởi sự bảo vệ mà bọn đầu gấu và mafia địa phương sẵn sàng bán cho họ.

Hơn thế nữa, vì các nghiệp chủ ngoài pháp luật sống trong sự sợ hãi liên miên về sự phát hiện của chính quyền và sự tống tiền của quan chức tham nhũng, họ buộc phải chia tách các phương tiện sản xuất thành nhiều địa điểm và như thế hiếm khi đạt được hiệu quả kinh tế nhờ tính quy mô.

Với con mắt luôn phải ngó xem có cảnh sát không, họ không thể quảng cáo công khai để tập hợp khách hàng hoặc tiến hành giao hàng cả lô với chi phí ít cho các khách hàng.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thoát khỏi các chi phí của khu vực ngoài pháp luật thường đủ bù cho việc đóng thuế.

Nghiên cứu cho rằng :

"Bất luận bạn ở trong khu vực hay ngoài khu vực pháp luật, bạn đều phải đóng thuế. Cái quyết định bạn ở trong hay ngoài là chi phí ở bên nào nhiều hay ít hơn".

Những diễn giải phân tích đó cho thấy ý kiến rằng kinh tế ngầm là những hành vi trốn thuế xấu xa là không thỏa đáng.

Chính phủ nên làm gì ?

Cảnh tượng u ám về nền kinh tế ngầm là cái đã từng tồn tại ở mức độ nghiêm trọng tại Việt Nam nhưng có lẽ là ở thời điểm vài chục năm trước, khi mà nền kinh tế còn trong tình trạng quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, bế quan tỏa cảng.

Sau mấy chục năm cải cách mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã có diện mạo khác. Suốt mấy chục năm qua pháp luật về kinh doanh đã liên tục được sửa đổi bổ sung.

Đã có những tiến bộ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhiều rào cản điều kiện kinh doanh giấy phép con bị bãi bỏ, thời hạn đăng ký thành lập một doanh nghiệp liên tục được rút ngắn tới nay chỉ còn 3 ngày.

Nhưng những tiến bộ đó là không đủ để Việt Nam giải quyết được những hoạt động kinh tế ngầm. Một thực tế là nền kinh tế vẫn còn ở trong tình trạng kém phát triển dẫn đến những phạm vi sản xuất kinh doanh manh mún nhỏ lẻ.

Tình trạng tham nhũng của bộ máy hành chính quan liêu là rất nghiêm trọng và những hoạt động kinh tế ngầm đang đem lại lợi nhuận cho tầng lớp quan chức địa phương. Đây chính là rào cản lớn nhất làm thoái hóa chức năng của bộ máy hành chính.

kinhte4

Một người chạy xe ôm ở Peru

Tác giả cuốn sách 'Sự bí ẩn của tư bản' cho biết : Cái ngăn cản hầu hết dân chúng ở các quốc gia đang phát triển không tích hợp vào hệ thống hợp pháp các hoạt động của họ là do bởi một hệ thống pháp luật và hành chính tồi.

Và để thay đổi tác giả Hernando de Soto cho rằng đây là một trách nhiệm chính trị quan trọng. Bởi lẽ để chống lại những thế lực đang hưởng lợi từ kinh tế ngầm như quan chức hay nhóm mafia địa phương thì đòi hỏi phải có quyền lực và quyết tâm chính trị.

Việc lôi kéo và thuyết phục những người này từ bỏ lợi ích cục bộ riêng tư để vì lợi ích chung phải là trách nhiệm chính trị của lãnh đạo tài năng với cam kết phục vụ nhân dân.

Chính phủ cũng cần tránh sai lầm rằng chỉ nghĩ ban hành ra các luật là đủ, mà còn phải tính đến những chi phí để tuân thủ các luật đó.

Hiện nay tình trạng tham nhũng trong bộ máy hành chính là đáng báo động, tình trạng thuế phí nặng nề mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu.

Những điều đó thử hỏi có hấp dẫn không để người dân chuyển đổi khu vực kinh tế ngầm thành các hoạt động kinh doanh hợp pháp theo pháp luật ?

Và do vậy, liên quan đến khu vực kinh tế ngầm, thay vì nhìn nhận đó là những việc làm xấu của người dân thì chính phủ cần nhìn lại năng lực của bộ máy hành chính nơi mình và tìm ra giải pháp.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 22/02/2019

Tác giả là luật sư sống và làm việc ở Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Hôm 2/11 Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình trước Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.

congdoan1

Việt Nam sẽ có các tổ chức công đoàn độc lập bên cạnh Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, một tổ chức công đoàn nhà nước nắm giữ.

Các Đại biểu sẽ nghiên cứu và dự kiến đến ngày 12/11 Quốc hội sẽ phê chuẩn thông qua Hiệp định.

Một nội dung rất đáng lưu ý theo Hiệp định này là Việt Nam sẽ có các tổ chức công đoàn độc lập bên cạnh một tổ chức công đoàn do nhà nước nắm giữ lâu nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Đây thực sự là một thách thức mới mẻ đối với các ban ngành quản lý nhà nước hiện nay.

Để đóng góp thêm cho sự hiểu biết về hoạt động của Công đoàn độc lập, tôi xin kể một câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa công đoàn ngành than và chính phủ Anh được kể trong cuốn hồi ký của bà Magaret Thatcher như sau.

Đàm phán và thỏa hiệp

Cuốn hồi ký của bà Thatcher nổi bật lên cho thấy một thời lượng lớn các hoạt động của chính phủ là nhằm giải quyết đối phó với các yêu sách của tổ chức công đoàn.

Điều đó cho thấy các tổ chức công đoàn từng có ảnh hưởng to lớn lên đời sống chính trị xã hội nước Anh ra sao.

Trong thời kỳ bà Thatcher làm Thủ tướng, Công đoàn ngành than đã đưa ra một số yêu sách kinh tế và tiến hành đình công. Chính phủ của bà Thatcher phải lên kế hoạch đối thoại giải quyết với công đoàn.

Bà Thatcher viết : 'Đối với hiểm họa mà Liên đoàn thợ mỏ Quốc gia đặt ra cho chính phủ và đất nước cũng vậy. Dĩ nhiên chúng tôi biết rằng giới thợ mỏ và công nhân ngành điện nắm giữ lá bài gần như không thể đánh bại trong các cuộc đàm phán tiền lương, bởi vì họ có thể ngắt nguồn cung điện cho sản xuất và sinh hoạt'.

Để đảm bảo các yếu tố cho việc đàm phán chính phủ nhận được báo cáo là lượng than dự trữ vẫn đủ đảm bảo cho mùa đông trong một quãng thời gian nhất định, mà theo đó người ta tính toán rằng nếu công nhân không chịu đi làm lại thì sẽ không có lương và sẽ không trụ được lâu trong vụ đình công.

Nhưng sau đó vụ việc bê bối thêm khi chính phủ không tính lường được là than dự trữ vẫn còn nhiều nhưng lại không thể vận chuyển đến nơi cần nó do công đoàn ngành than biểu tình ngồi ngăn chặn các đoàn xe chuyên chở.

Sản lượng điện được tính là sẽ sụt giảm xuống chỉ còn 25% mức cung bình thường, khiến cho việc cắt giảm điện xảy ra ở nhiều nơi, trong khi Bộ trưởng tư pháp lại báo cáo rằng phần lớn các cuộc biểu tình của công nhân đều hợp pháp.

Theo luật hình sự một số vụ bắt giữ đã được thực hiện nhưng Bộ trưởng tư pháp báo cáo rằng 'các hoạt động của những người biểu tình khiến cảnh sát đối diện với những quyết định khó khăn và nhạy cảm'. Ý muốn nói rằng không dễ gì để sử dụng cảnh sát trấn áp vì việc biểu tình vẫn trong khuôn khổ pháp luật.

Không còn cách nào khác và ngay từ trước đó một số yêu sách đơn giản đã được chính phủ chấp nhận giải quyết cho công nhân, nhưng nhiều vấn đề khác chính phủ thấy không thể chấp nhận.

Một số giải pháp tiếp tục được đưa ra đó là chính phủ tìm cách tác động đến một nhóm nhỏ công nhân chấp nhận đi làm lại. Nhưng những người này lại bị những người còn lại đe dọa và tấn công nên chính phủ phải tìm cách bảo vệ họ. Một số chương trình truyền hình được phát đi và mời một số bà vợ công nhân lên nói chuyện về đời sống gia đình.

congdoan2

CPTPP bao gồm một thị trường gần 500 triệu người, dù Hoa Kỳ rút lui, chiếm hơn 13% kinh tế toàn cầu

Cùng với đó là một số nhân nhượng tiếp theo từ phía chính phủ, cuối cùng phía công đoàn cũng chấp nhận thỏa hiệp đi làm lại và vấn đề được giải quyết.

Câu chuyện được kể lại theo góc nhìn của bà Thủ tướng là người chịu trách nhiệm giải quyết sự vụ nên có đôi chỗ thiên kiến đổ phần lỗi về phía người lao động.

Nhưng có thể hiểu, để đạt được đến kết quả thỏa thuận với chính phủ, phía công đoàn cũng đã làm được rất nhiều việc tốt cho người lao động đó là nhiều yêu sách về quyền lợi đã được đáp ứng.

Họ đã buộc chính phủ phải công khai minh bạch tất cả những chính sách tài chính liên quan đến quyền lợi của người lao động. Buộc chính phủ phải giải trình về các vấn đề một cách thuyết phục rõ ràng.

Cùng với đó là báo chí cũng góp phần làm rõ tất cả quan điểm của các bên, để cho công luận thấy được sự hợp lý đúng đắn là như thế nào mà nếu bên nào quá đáng sẽ mất đi sự ủng hộ.

Đó là một bài học đối thoại đấu tranh rất hay giúp hình dung về những chuyện có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai khi có các tổ chức công đoàn độc lập.

Không còn cách nào khác, Chính phủ và các ban ngành hiện nay cần nâng cao năng lực nội tại, chấp nhận những nguyên tắc chuẩn mực cao trong tổ chức và hoạt động, để đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn mới.

Điều đó thực ra là áp lực tích cực tốt cho cả nhà nước và xã hội.

Một kinh nghiệm cần được lưu ý đó là ở phương Tây người ta có câu thành ngôn "chính trị là sự thỏa hiệp".

Là bởi vì trong nhiều trường hợp chính phủ chỉ là một trong nhiều chủ thể tham gia vào các đàm phán thỏa thuận.

Khi đó sự hợp lý đúng đắn dựa trên nền tảng nhận thức duy lý về sự vật hiện tượng mới là cái chi phối mối quan hệ chứ không phải là lối quản lý dựa nhiều vào quyền lực nhà nước áp đặt một phía như lâu nay ở Việt Nam.

Hướng đi tất yếu

Việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là một tiến bộ rất tốt đưa đẩy hệ thống đi về hướng tất yếu.

congdoan3

Phần lớn dân số Việt Nam vẫn sống dựa vào nông nghiệp

Công đoàn tổ chức của người lao động, là lực lượng dân sự mạnh nhất trong đời sống xã hội, nếu không tính đến lực lượng vũ trang và các đảng phái chính trị.

Có thể nói một khi đã chấp nhận để người lao động thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, thì sẽ không còn xa cái ngày mà quyền tự do lập hội sẽ được chấp nhận cho thực thi để người dân tự chăm lo đời sống lợi quyền.

Và đừng nghĩ rằng các hoạt động của công đoàn chỉ biết chống chính phủ. Không phải vậy, các hoạt động của công đoàn độc lập đều nằm trong khuôn khổ luật pháp mà vũ khí mạnh nhất của họ chỉ là đình công.

Vai trò của công đoàn độc lập là để đảm bảo cho lợi ích xã hội phải được phân bổ công bằng. Người lao động là những người có hiểu biết và có trách nhiệm với gia đình, cái mà họ cần là được chỉ ra quyền lợi đúng đắn và hợp lý là như thế nào.

Họ có chung mối quyền lợi với giới chủ và chính phủ về sự phát triển của nền kinh tế. Họ cũng sẽ chịu tác hại nếu sản xuất kinh tế đình trệ đi xuống.

Cho nên cái mà mọi người cần là tăng cường sự hiểu biết về vai trò sứ mệnh của công đoàn độc lập cũng như hiểu được những nguyên lý ẩn chứa đằng sau mỗi sự vận động xã hội.

Đời sống xã hội cần được trả lại cho nó sự phong phú đa dạng của những mối bận tâm và cách thức chăm lo tổ chức cuộc sống, mà rốt cuộc cuối cùng sẽ là quyền tự do lập hội.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 03/11/2018

Luật sư

Published in Diễn đàn

Từ ngày 13-17/8 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị ngoại giao lần thứ 30 của ngành ngoại giao Việt Nam.

ngoaigiao1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Hội nghị ngoại giao lần thứ 30

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết thành tựu của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của công tác đối ngoại, và Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và toàn bộ nhóm G7, và 13 trên 20 nước trong G20.

Đó là những đối tác thương mại đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chỉ riêng năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và G7 đã chiếm trên 27% tổng vốn đầu tư FDI, chiếm gần 50% tổng kim ngạch thương mại 2017.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng Phúc cũng chỉ đạo ngành ngoại giao cần tìm ra những phương thức sáng tạo, nâng cao vị thế quốc gia, khai thác những điểm thuận, khắc phục những điểm bất đồng để tạo ra các cơ hội cho hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Phúc cũng cho rằng ngành ngoại giao cần làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ và cả các bộ ngành, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp vươn ra thế giới.

Đối ngoại giúp cho phát triển

Phải công nhận là sự phát triển của đất nước lâu nay gắn liền với sự phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam.

Nếu coi sự tăng trưởng phát triển kinh tế suốt mấy chục năm qua là kết quả của những hoạt động đầu tư nước ngoài, của việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, thì khi đó sẽ phải ghi nhận vai trò quan trọng của ngành ngoại giao khi đã thiết lập tạo dựng các mối quan hệ đầu tư, khai thông thúc đẩy cho xuất khẩu hàng hóa.

Đến nay để đất nước phát triển hơn nữa thì ngành ngoai giao lại phải làm tốt hơn nữa công việc của mình.

Đó là tham mưu tư vấn cho Chính phủ thực sự xử lý được các vấn đề nội tại để khắc phục những điểm bất đồng dị biệt của Việt Nam so với thế giới.

Các nhà ngoại giao cũng cần chỉ ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp xem nơi nào cần hợp tác làm ăn, nơi nào có thể xuất khẩu hàng hóa, nơi nào cần mua thiết bị phương tiện.

Theo đó, ngành ngoại giao cùng với Chính phủ sẽ đặt nền móng cho các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Có đáng chịu tắc nghẽn vì nhân quyền ?

Nhưng hiện tại đang có một điểm gây tắc nghẽn trên con đường phát triển của Việt Nam, đó là vấn đề dân chủ nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu.

Mà nếu tháo gỡ được rào cản này thì sẽ có rất nhiều cho đất nước.

Chúng ta biết rằng Việt Nam hiện nay đang mở cửa kinh tế, hội nhập ngày càng sâu vào môi trường thế giới. Mới đây Việt Nam còn góp quân đi tham gia gìn giữ hòa bình với Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan.

Nhưng sự hội nhập và phát triển của Việt Nam còn chưa hết tiềm năng, đáng ra có những việc chúng ta có thể làm được giúp cho nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn, hàng hóa xuất khẩu thuận lợi hơn, đất nước phát triển mau chóng hơn, đời sống người dân được thịnh vượng hơn.

Có một rào cản ngăn cản chúng ta đạt được điều đó : giữa Việt Nam và nhiều nền kinh tế lớn còn có sự bất đồng về vấn đề nhân quyền, về các quyền tự do dân chủ mà người dân được hưởng.

Với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu thì các hoạt động kinh tế thương mại của họ lại gắn liền với các giá trị tự do dân chủ mà họ cổ súy, họ cho rằng sự thịnh vượng quốc gia bắt đầu từ tự do cá nhân và thương mại tự do, đây là những giá trị mà thực ra đã trở thành phổ quát được luật hóa thành luật pháp quốc tế.

Họ sẽ khó đặt niềm tin vào những quốc gia mà họ cho rằng còn chưa tuân thủ luật pháp quốc tế, chưa tôn trọng các giá trị phổ quát và do vậy làm giảm đi những cơ hội thương mại đầu tư.

Luật pháp quốc tế bao gồm các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền và dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã ký kết tham gia năm 1982.

Khi chính phủ nước họ chưa tin tưởng thì doanh nghiệp nước họ cũng được khuyến cáo rủi ro và kém đi niềm tin để đầu tư làm ăn.

Do vậy nếu Việt Nam chúng ta cho thấy nước mình là một thành viên có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp quốc tế và các giá trị phổ quát thì các nước họ sẽ yên tâm làm ăn với một đất nước có ý thức như vậy.

Họ sẽ mở rộng các phạm vi giao thương, phát triển đối tác đầu tư lâu dài, thay vì thương mại theo sự vụ ngắn hạn vì thiếu sự tin cậy lẫn nhau.

Hãy hình dung xem nếu Bắc Triều Tiên khi tuân thủ luật pháp quốc tế giải trừ vũ khí hạt nhân thì đất nước sẽ hưởng lợi về kinh tế thương mại đầu tư thế nào, nhân dân sẽ hưởng lợi ấm no như thế nào ?

Ở Việt Nam vấn đề nhân quyền cũng tương tự vậy và chỉ khác về mức độ.

Cho nên mọi người cần nhìn ra vấn đề. Rào cản nhân quyền thực sự là chướng ngại không đáng có, rất đáng tiếc, làm giảm đi cơ hội được phát triển phú cường của nhân dân.

Dân chủ và nhân quyền sẽ giúp đối ngoại thuận lợi

Những quốc gia có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU rất quan tâm đến số phận tù tội của những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong các hoạt động ngoại giao họ thường chỉ ra mối liên hệ giữa nhân quyền và phát triển.

Mới đây đại diện của các cơ quan ngoại giao Đức và EU đã vào thăm một tù nhân lương tâm là ông Trần Huỳnh Duy Thức đang thụ án tù tại Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

Họ đã bày tỏ sự cảm mến về mong muốn được tự do và sinh sống ngay trên mảnh đất quê hương của ông Thức.

Đây là một tù nhân lương tâm thường được các cơ quan ngoại giao quốc tế nhắc đến khi xét đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ông Thức đã thụ án sang năm thứ 10 trong bản án 16 năm tù giam.

Ngay tại thời điểm Tòa án xét xử năm 2010, Bộ Ngoại giao Anh khi đó đã lên tiếng cho rằng "Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển", và bản án chỉ "gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế".

Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, EU cùng với các nước thành viên là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020.

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, và trả tự do cho các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức.

Đó chỉ là một trường hợp mà các cơ quan ngoại giao quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm như vậy.

Tựu chung lại, vấn đề nhân quyền đồng bộ với thương mại tự do sẽ luôn là mối quan tâm của ngoại giao quốc tế.

Việc cải thiện môi trường dân chủ trong nước và trả tự do cho tù nhân lương tâm sẽ giúp ích cho các hoạt động đối ngoại và tạo đà phát triển cho Việt Nam.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 20/08/2018

Tác giả Ngô Ngọc Trai là Luật sư đang hành sự tại Hà Nội, ông là người đang vận động trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Published in Diễn đàn

Dư luận báo chí trong nước đang lùm xùm vụ việc Công ty Tân Thuận trực thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chuyển nhượng khu đất 32ha ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai mà không được sự đồng ý của Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

tanthuan1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân (phải) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) đang rà soát lại các vấn đề xảy ra thời gian trước

Khi sự việc này được báo chí nêu ra nhiều người có cảm giác rằng đây lại là một vụ việc doanh nghiệp làm thất thoát tài sản 'Nhà nước' giống như vụ AVG - Mobifone mới đây.

Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vụ việc này. Tài sản của Đảng cộng sản có phải là tài sản của nhà nước ?

Vi phạm quy định của Đảng cộng sản có phải là vi phạm pháp luật ?

Những khúc mắc này cần được làm rõ để kiến tạo khung khổ pháp lý minh bạch cho kinh tế thị trường và quốc gia pháp quyền.

Về tài sản của Đảng cộng sản

Nếu như ở các quốc gia theo thể chế dân chủ đa đảng thì vấn đề thật đã quá rõ ràng. Tài sản của một đảng phái chính trị là tài sản thuộc sở hữu của họ, không liên quan gì đến tài sản của chính phủ hay các đảng phái tổ chức khác.

Nhưng ở Việt Nam theo thể chế một đảng lãnh đạo, quyền lực của Đảng cộng sản bao trùm toàn bộ nhà nước. Điều này dẫn đến tài sản của Đảng cộng sản một phần rất lớn có nguồn gốc từ tài sản của nhà nước được giao cho sử dụng.

Và trong một thời gian dài, chẳng mấy ai thấy cần thiết phải phân biệt tài sản của Đảng cộng sản và tài sản của Nhà nước.

Mới đây Chính phủ ban hành Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam. Văn bản này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, đây có lẽ là văn bản pháp lý rõ ràng nhất từ trước đến nay nói về tài sản đảng.

Theo văn bản này thì nguồn hình thành tài sản tại cơ quan của đảng và đơn vị sự nghiệp của đảng, bao gồm :

1. Tài sản được nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước.

2. Tài sản đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sở hữu cho Đảng cộng sản Việt Nam.

3. Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ quỹ dự trữ của ngân sách đảng và các nguồn kinh phí khác của đảng.

4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho đảng .

5. Tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, những tài sản nào thuộc sở hữu của ai thì người đó định đoạt. Cho nên tài sản thuộc sở hữu của Đảng cộng sản thì sẽ do tổ chức này định đoạt. Những tài sản nào được nhà nước giao cho sử dụng thì khi hết thời hạn hoặc lý do mục đích giao không còn thì phải được thu hồi.

tanthuan2

Các dự án bất động sản 'mọc' lên bên sông Sài Gòn (ảnh có tính minh họa).

Để kiến tạo môi trường minh bạch cho phát triển kinh tế thì các nguồn lực xã hội cần được minh định bạch hóa, theo đó những tài sản nào thuộc sở hữu của Đảng cộng sản thì cần được làm rõ, để tạo cho nó một sự hữu hiệu khi đưa vào lưu thông vận hành trong cơ chế thị trường.

Quy định của đảng không phải là pháp luật

Ở những nước dân chủ đa đảng thì điều này thật quá hiển nhiên. Nhưng ở Việt Nam Đảng cộng sản giữ quyền lãnh đạo, quyền của đảng bao trùm lên nhà nước. Lớn quyền là thế nhưng những quy định của đảng lại không có được sức nặng uy quyền của sự 'tuân thủ pháp luật'.

Bởi lẽ quy định của đảng chỉ là quy định của một tổ chức, chỉ có hiệu lực đối với các thành viên. Còn pháp luật có tính công khai và hiệu lực với toàn xã hội. Ở đây tồn tại một sự mâu thuẫn rất 'đặc thù' của các nước theo thể chế một đảng lãnh đạo.

Mặc dù quyền hành của một đảng lãnh đạo là rất lớn, nhưng nó không đủ lớn để xóa mờ đi ý thức về sự tuân thủ pháp luật vốn đã hình thành trong đầu óc nhân loại có từ trước khi các đảng phái chính trị ra đời.

Trong xu hướng xây dựng quốc gia pháp quyền hiện nay thì để đảm bảo 'thượng tôn pháp luật', thiết nghĩ cũng cần xác quyết một lần cho thật rõ quy định của đảng không phải là pháp luật.

Điều này cũng dễ đạt được đồng thuận nhận thức của đông đảo. Song để vận hành nền kinh tế thị trường và xây dựng quốc gia pháp quyền cho hiệu quả, thì cũng cần hiểu về các quy định của Đảng cộng sản và khả năng tác động của nó tới đời sống xã hội.

Trong nội bộ đảng ngoài các đảng viên thường, các cơ quan đảng, còn có các đơn vị sự nghiệp và đơn vị kinh tế của Đảng cộng sản. Đối với các đảng viên thường thì bị điều chỉnh bởi Điều lệ đảng và một số ít các văn bản tương đối rõ ràng.

Nhưng đối với các tổ chức đảng, các cơ quan sự nghiệp của đảng và các doanh nghiệp kinh tế của đảng thì vì khả năng gây ảnh hưởng lớn của nó (cũng do bởi đảng sở hữu quản lý một khối lượng tài sản lớn) cho nên Đảng cộng sản còn có nhiều văn bản quy chế điều chỉnh mà ít khi công khai.

Ví như năm 2009 Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1087-QĐ/TU ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ thành phố, trong đó quy định Ban Thường vụ Thành ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định về chuyển dịch sở hữu tài sản là nhà, quyền sử dụng đất.

Và theo đó một cơ quan như Văn phòng thành ủy không có thẩm quyền cho phép công ty Tân Thuận chuyển nhượng khối tài sản là khu đất 32ha.

tanthuan3

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đcộng sản Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng để làm trong sạch bộ máy của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam

Luật hóa quy định của đảng

Vì quy định của đảng không có sức nặng của sự 'tuân thủ pháp luật', cho nên nó yếu kém trong việc quản lý các hoạt động và xử lý các sai phạm. Ví như Quyết định số 1087-QĐ/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã bị vi phạm.

Trong bối cảnh Việt Nam, một khối lượng lớn tài sản đang do các cơ quan đảng nắm giữ, cùng với tình trạng tham nhũng thất thoát tràn lan, để tăng cường quản lý khối tài sản này, các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã 'luật hóa' các quy định của đảng.

Cụ thể là Nghị định số 165/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam. Bỏ qua những yếu tố bất cập của văn bản như việc Chính phủ lại đi quy định việc quản lý tài sản của một tổ chức, quy định xem cơ quan đảng nào được phép làm việc gì.

Thì đây có thể được xem là giải pháp tình thế thể hiện nỗ lực của lãnh đạo Đảng cộng sản trong giai đoạn hiện nay.

Làm việc này là Đảng cộng sản đã vay mượn thêm uy quyền của pháp luật. Để mong muốn thông qua sức nặng của sự 'tuân thủ pháp luật' sẽ khiến các quy định của đảng này được củng cố thực thi trong tổ chức.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 01/05/2018

Published in Diễn đàn

Hôm 5/4, Báo Thanh niên có bài 'Bộ công an tiếp nhận hồ sơ thanh tra vụ MobiFone mua AVG'.

mobi1

Vụ án AVG-Mobifone xảy ra trong dịp Bộ luật tố tụng hình sự mới vừa có hiệu lực

Bài báo cho biết, hai tuần sau khi công bố toàn văn kết luận thanh tra MobiFone mua AVG, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ và văn bản kiến nghị khởi tố vụ án hình sự sang Bộ công an.

Đến trưa 6/4, Báo Thanh niên có bài cải chính và cáo lỗi, theo đó thông tin về bài báo 'Bộ công an tiếp nhận hồ sơ thanh tra vụ MobiFone mua AVG' là không chính xác.

Là một luật sư hình sự quan tâm đến vụ án, tôi thấy đây cũng là dịp phân tích xem cơ quan nào có thẩm quyền điều tra vụ án này.

Tìm hiểu thì thấy, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Bộ công an đã có sự thay đổi thu hẹp lại so với trước. Cụ thể theo Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 quy định về thẩm quyền điều tra thì :

Về nguyên tắc ranh giới địa phương 'Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt'.

Về thẩm quyền trên dưới thì 'Cơ quan điều tra cấp huyện điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện ; Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra'.

Như thế, Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 trao quyền rộng rãi cho cơ quan điều tra cấp trung ương, sự 'xét thấy cần thiết' thuộc về ý chí của cơ quan này. Họ được tùy nghi xác định về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Đã thay đổi

Nhưng đến Bộ luật tố tụng hình sự mới năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 đã thay đổi quy định về thẩm quyền điều tra, theo đó luật mới quy định.

mobi2

Theo Bộ luật tố tụng hình sự mới thì vụ án AVG - Mobifone có thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của Bộ công an ?

'Cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại ; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra'.

Luật mới đã bỏ đi tình huống trao quyền tùy nghi 'xét thấy cần thiết' ở luật cũ và giới hạn rõ ràng về những trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ công an.

Vậy theo quy định mới thì liệu vụ án AVG - Mobifone có thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của Bộ công an ?

Tôi cho rằng cần xác định xem vụ việc mua bán giữa AVG và Mobifone có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không ? Điều này tùy thuộc vào những yếu tố pháp lý có trong hồ sơ và đánh giá của những người liên quan.

Nếu xét thông thường thì thấy việc mua bán giữa AVG và Mobifone do một số người thực hiện ngồi ký với nhau tại một điểm, một chỗ, tức là tại một tỉnh, thành phố.

Hành vi cơ bản là như vậy và tính chất nghiêm trọng của sự việc là ở chỗ các bên bị quy buộc là đã định giá sai giá trị thực của tài sản khiến việc mua bán gây thất thoát tiền của nhà nước, mà điều này thì lại không phụ thuộc vào vùng lãnh thổ địa lý.

Như thế vụ án có thể được đánh giá là không phải xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, và do vậy thẩm quyền điều tra thuộc cơ quan điều tra cấp tỉnh.

Còn nếu cho rằng công ty AVG có trụ sở ở Bình Dương, còn Tổng công ty viễn thông Mobifone có trụ sở tại Hà Nội, như thế là đủ để cho rằng vụ án liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, theo đó thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra của Bộ công an. Thì cơ sở này còn kém thuyết phục.

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát tối cao ?

Cũng trong tuần vừa rồi, hôm 2/4 báo Tiền phong điện tử có bài 'Hàn Quốc mở lại điều tra Samsung ngăn cản thành lập công đoàn'

Bài báo cho biết Văn phòng Công tố Quận trung tâm Seoul đã thu thập tài liệu và họ sẽ mở lại cuộc điều tra về việc tập đoàn Samsung ngăn cản việc thành lập các liên đoàn lao động trong tập đoàn này.

Tôi rất lưu ý bài báo này vì nó cho thấy thẩm quyền to lớn của cơ quan công tố Hàn Quốc. Nếu coi những sai phạm của tập đoàn Samsung cũng là một dạng 'đại án' thì bên đó thẩm quyền giải quyết thuộc về Viện công tố thay vì cơ quan điều tra.

Không chỉ trong vụ việc này mà trong nhiều vụ án lớn trước đây đều chỉ thấy vai trò của Viện công tố Hàn Quốc (cơ quan có vai trò như Viện kiểm sát ở Việt Nam nhưng khác về thẩm quyền) mà tôi không hề thấy họ nhắc đến vai trò của cơ quan điều tra.

Ví như hôm 19/3 vừa rồi Viện công tố quận trung tâm Seoul đã yêu cầu Tòa án ra lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Lee Myung-bak với cáo buộc liên quan tới tham nhũng và nhận hối lộ. Hay như năm ngoái cũng cơ quan này đã tiến hành điều tra và đề nghị tòa án bắt giữ một cựu Tổng thống khác là bà Park Geun Hye.

Hay xa hơn nữa cũng Viện công tố là cơ quan đã tiến hành điều tra đề nghị bắt giữ đối với Phó chủ tịch tập đoàn Samsung hồi tháng 1/2017, Chủ tịch tập đoàn Lotte năm 2016 và Chủ tịch tập đoàn Posco năm 2015.

Những thông tin này cho thấy vai trò quyền hạn to lớn của Viện công tố Hàn Quốc mà hoàn toàn đối ngược với vị thế yếu kém của cơ quan Viện kiểm sát ở Việt Nam.

Có một điều ít ai biết, phải là người chuyên sâu về pháp luật hình sự mới hiểu, đó là theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì thực chất quyền hạn pháp lý của Viện kiểm sát lớn hơn rất nhiều so với Cơ quan điều tra.

Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn hay hủy bỏ tất cả các quyết định của cơ quan điều tra bao gồm quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt giữ, quyết định khám xét hay thu giữ đồ vật.

Viện kiểm sát có quyền giải quyết trực tiếp đối với những khiếu nại tố cáo việc làm sai của cơ quan điều tra trong các hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, đưa ra yêu cầu tiến hành điều tra hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.

Đặc biệt theo luật mới Viện kiểm sát còn nắm giữ thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt bao gồm : Ghi âm, ghi hình bí mật ; Nghe điện thoại bí mật ; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Thẩm quyền to lớn như vậy nhưng thực tế lâu nay Viện kiểm sát vẫn giữ vị thế vai trò yếu kém so với cơ quan điều tra, đó là do bởi vị thế chính trị đã khiến thay đổi cái thẩm quyền theo pháp luật. Pháp luật theo đó đã không được thượng tôn.

Cũng theo luật hiện nay thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát tối cao chỉ giới hạn trong những vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, hoặc những vụ án tham nhũng, chức vụ có liên quan tới cán bộ tư pháp.

Quay lại vụ AVG

Vụ án AVG -Mobifone xảy ra trong dịp Bộ luật tố tụng hình sự mới vừa có hiệu lực, nhiều quy định mới được ban hành, nhiều vấn đề về thẩm quyền cần được lưu tâm xem xét.

Do vậy việc xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án này là một phần việc quan trọng, mà nếu làm đúng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án có được công lý.

Luật sư Ngô Ngọc Trai (Hà Nội)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2