Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/03/2020

Năng lực lập pháp yếu ảnh hưởng xấu kinh tế thị trường

Ngô Ngọc Trai

Luật tổ chức Quốc hội Việt Nam đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi, đang có đề xuất dành 5% số ghế đại biểu cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu nhưng vẫn còn khả năng công tác.

nangluc1

Luật tổ chức Quốc hội Việt Nam đang được đưa ra bàn thảo sửa đổi

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, một facebooker hay phản biện chính sách lo ngại rằng, đó rồi sẽ lại là những gương mặt cũ mèm ở các bộ ban ngành đoàn thể lâu nay mà thôi.

Về vấn đề này tôi có ý kiến như sau.

Xuất phát từ vai trò của Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri, đại diện cho các nhóm dân chúng, các ngành nghề, các thành phần trong xã hội, đó là những nhóm người có chung lợi ích và khác với những nhóm khác.

Ví như có Đại biểu đại diện cho công nhân, đó có thể là những lãnh đạo công đoàn có uy tín, có đại biểu đại diện cho nông dân là người đã đạt thành tựu về trồng cấy chăn nuôi được nhiều người biết đến.

Hoặc có đại biểu đại diện cho nhóm doanh nghiệp bất động sản, đại biểu khác đại diện cho nhóm ngành vật tư y tế.

Hoặc có đại biểu đơn thuần đại diện quyền lợi cho người dân bình thường mà đối với từng chính sách khác nhau họ có thể có quan điểm tùy nghi ủng hộ hay phản đối.

Mặt khác, trong đời sống luôn có những vấn đề phát sinh cần giải quyết đối với các nhóm dân chúng.

Hoặc đang trong điều kiện bình thường nhưng lại được đặt ra thúc đẩy cải thiện cho tốt hơn.

Nguồn lực quốc gia là có giới hạn

Trong khi chúng ta biết rằng nguồn lực quốc gia là có giới hạn, không phải vô tận, ngân sách luôn hạn hẹp so với nhu cầu, cho nên các Đại biểu đại diện cho các nhóm quyền lợi sẽ phải đấu tranh để giành lợi ích cho nhóm mà mình đại diện.

Bằng cách lên tiếng cho vấn đề cần giải quyết, đưa ra các dự án luật, liên tục rêu rao cho vấn đề để nhận được sự quan tâm của xã hội và thấy được tính quan trọng cần kíp.

Chung cuộc Quốc hội sẽ biểu quyết theo đa số cho những vấn đề được đánh giá là quan trọng và cấp thiết hơn, thông qua hay bác bỏ những dự án luật, trong quá trình đó các đại biểu và đằng sau đó là các nhóm lợi ích, các đảng phái phe nhóm chính trị sẽ phải thỏa hiệp với nhau.

Như thế Đại biểu Quốc hội phải là một người đấu tranh cho quyền lợi, và thường trước khi được bầu trở thành Đại biểu họ cũng thường là những nhà hoạt động vì lợi ích cộng đồng, bản chất cũng là những người đấu tranh cho quyền lợi.

Còn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thì bình thường họ có thể đưa ra ý kiến tư vấn.

Nhưng họ không có tính cách nhiệt huyết của những nhà hoạt động, những người đấu tranh cho quyền lợi.

Image captionChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Vậy họ có thích hợp làm Đại biểu Quốc hội không, nhất là khi họ đã quá tuổi hưu ?

Nói ra đến đây, nhiều người sẽ cho rằng vấn đề là mô hình cách thức tổ chức quyền lực ở Việt Nam khác với các nước, cho nên vai trò bản chất của Đại biểu Quốc hội cũng khác.

Nhưng thực chất sự khác nhau không nhiều, trong khi những điểm giống nhau về chức năng nhiệm vụ vai trò của Đại biểu với Nghị sĩ các nước lại lớn hơn.

Quốc hội Việt Nam hiện nay không thiếu về nguồn lực phản biện, không thiếu về nhân sự phản biện, không thiếu về tri thức phản biện, không thiếu về công tác tổ chức phản biện.

Những cái đó có ở các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, được thực hiện trong công việc hàng ngày trong mối tương tác kết hợp giữa các ban ngành lâu nay.

Thiếu mức độ tận tâm quyết liệt

Cái mà Quốc hội Việt Nam hiện nay thiếu là mức độ tận tâm quyết liệt với các lợi ích mà Đại biểu vốn được cho là đại diện.

Và thiếu năng lực tri kiến của Đại biểu trước các vấn đề thách thức đặt ra đối với đất nước và nhóm dân chúng.

Chỉ có sự tận tâm quyết liệt với lợi ích, mà mọi ngành nghề lĩnh vực đều có những đại biểu như vậy, thì mới mong nâng được chất lượng hiệu quả của sinh hoạt nghị trường.

Vì lý do đó, một cách giản dị khiêm tốn nhất trong môi trường bối cảnh Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng nên dành con số 5% thay vì cho những người được đề xuất thì dành cho các ứng viên đại biểu độc lập.

Những người không được nhà nước cơ cấu mà bằng sự tự tin vào năng lực uy tín của mình nên đã tự đứng ra ứng cử.

Làm việc này Quốc hội sẽ có được nguồn năng lực chất lượng ngoài xã hội, gia tăng gia vị đậm đà cho sinh hoạt nghị trường.

Nhưng để làm được cũng đòi hỏi khả năng tầm vóc, bản lĩnh nhân cách lớn mới có thể làm được đối với lãnh đạo hiện nay.

Một ví dụ cho thấy công tác lập pháp yếu ảnh hưởng xấu tới kinh tế thị trường.

Condotel

Mấy năm qua người ta đang tranh cãi với nhau về việc xác định địa vị pháp lý của căn hộ nghỉ dưỡng Condotel.

Đây là loại hình sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, xuất hiện ở Việt Nam từ dăm bảy năm trở lại đây, học theo mô hình sản phẩm bất động sản đã có từ nước ngoài.

Hàng vạn căn hộ đã được xây dựng, vậy nhưng khung khổ pháp lý bị cho là thiếu hụt khiến các căn hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu sử dụng.

Việc này đã làm đình trệ lưu thông cả một thị trường bất động sản căn hộ nghỉ dưỡng lên đến hàng chục nghìn căn. Thiệt hại kinh tế không biết bao nhiêu mà kể.

Đây là một ví dụ mà năng lực lập pháp yếu khiến ảnh hưởng xấu tới kinh tế thị trường.

Trong trường hợp này nền lập pháp đã không đủ tích cực hiệu quả để tạo lập hành lang pháp lý, khiến sự việc tranh cãi kéo dài mấy năm qua chưa dứt.

Bình thường thì nền lập pháp tác động tới lưu thông hàng hóa trong kinh tế thị trường bằng các quy định có tính ràng buộc khiến cho thị trường kém tự do,.

Hoặc nó tác động bởi sự chậm tiến lạc hậu không theo kịp những đòi hỏi của thị trường, khi không đưa ra quy định khiến người ta không biết hành xử ra sao cho đúng luật.

Trong khi thị trường bất động sản là một phần của nền kinh tế thị trường, giá trị của thị trường bất động sản chiếm tỷ trọng giá trị cao trong tổng thể nền kinh tế.

Từ đó dẫn đến những bất cập của khung khổ pháp lý của thị trường bất động sản làm cho nền kinh tế kém tính thị trường, ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, gây thất vọng cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc các định chế kinh tế quốc tế.

Trong khi Việt Nam lâu nay luôn muốn được quốc tế công nhận có nền kinh tế thị trường để được hưởng các cơ chế bình đẳng như các nền kinh tế khác về xuất khẩu hàng hóa, tiếp cận vốn vay.

Thay vì bị các rào cản về xuất nhập khẩu hàng hóa, lãi suất vay vốn và hạn chế cho vay mà quốc tế họ áp đặt cho những nền kinh tế phi thị trường.

Như thế, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi ở nền lập pháp phải đủ tính năng hiệu quả, kịp thời khai thông vướng mắc cho nền kinh tế.

Hiện nay, dịch vi rút cúm đang làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, theo tính toán mới đây riêng ngành hàng không có nguy cơ sụt giảm doanh thu 25.000 tỷ đồng.

Sự đứt gãy nguồn cung cầu về nguyên liệu và sản phẩm giữa nền kinh tế Việt Nam với các nước còn đưa đến nhiều hệ lụy kinh tế khác, nhưng đó là lý do thuộc về bất khả kháng.

Còn ngược lại, có những vấn đề thuộc về chủ quan, nền lập pháp thiếu hiệu năng đã gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, ví như chuyện đang xảy ra đối với loại hình căn hộ du lịch nghỉ dưỡng Condotel hiện nay, và tương lai sẽ còn nhiều vấn đề khác,.

Để nền kinh tế pháp triển tốt thay vì cứ bước tiến bước lùi, thay vì bị phung phí tiềm năng cơ hội vì những lý do không đáng, thì cần nâng cao năng lực lập pháp, để nền lập pháp là cái thúc đẩy thay vì là nguyên nhân cản trở cho nền kinh tế.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 03/03/2020

Luật sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC tiếng Việt từ Hà Nội.

********************

Ý tưởng ‘5% ghế quốc hội cho chuyên gia, nhà khoa học’ gây tranh cãi

VOA, 02/03/2020

Quốc hi Vit Nam hin cân nhc ý tưởng dành "khong 5%" s ghế đi biu cho các chuyên gia, nhà khoa hc, nhà qun lý, song điu này gây ra tranh cãi t phía mt s nhà phn bin.

qh1

Đại đa s ghế quc hi Vit Nam do các quan chức lãnh đo các b, các đa phương nm gi

Trang web của quc hi và báo Pháp lut Thành ph H Chí Minh trong nhng ngày gn đây loan báo rng Lut Tổ chức Quc hi đang được sa đi, và bn d tho mi s được trình đ thông qua khi quc hi hp vào tháng 5 ti.

Một ni dung quan trng được cân nhc đ sa đi hay không là t l đi biu quc hi chuyên trách. Theo trang web ca quc hi và báo Pháp lut TP.HCM, hin có hai phương án là vn gi t l 35% ghế dành cho đi biu chuyên trách, hoc tăng t l này lên 40%, trong đó có thể bao gm "khong 5% cho các chuyên gia, nhà khoa hc, nhà qun lý gn đến tui ngh hưu hoc đã ngh hưu nhưng đ điu kin v sc khe, có kinh nghim, năng lc công tác, trí tu và uy tín".

Đại biu chuyên trách được hiu là nhng người được bu ch làm nhim v đi biu ca nhân dân và công vic quc hi giao. Lâu nay, đi đa s đi biu quc hi Vit Nam cũng kiêm nhim các chc v lãnh đo ti các cơ quan hành pháp, tư pháp, các tnh, thành ph, các lc lượng vũ trang, v.v…

Bình luận về phương án 5% ghế quc hi nêu trên, tiến sĩ toán Nguyn Ngc Chu cho rng đây là mt đ xut cha đng mong mun v mt quc hi "mnh hơn" và lưu tâm đến "cht xám khoa hc, chuyên gia, và qun lý".

Nhưng tiến sĩ Chu cho rng do có s sp đt bi h thống chính tr Vit Nam, thường được gi là "cơ cu", nên kết qu mang li s vn là "nhng khuôn mt đã ‘quá cũ’ trong quc hi và trong chính ph".

Viết trên Facebook cá nhân có hơn 48.000 người theo dõi, tiến sĩ Chu khng đnh ci cách cht lượng đi biểu và hot đng ca quc hi nm mt đim ct lõi khác, đó là "phi đi qua con đường tranh c t do". Ông nhn mnh : "Ch có tranh c t do mi chn ra được mt quc hi trí tu và hiu qu".

Nhắc đến nguyên tc chung quan trng nht là đi biu quc hội do cử tri bu chn và các đi biu phi được n đnh theo s lượng c tri và theo đa phương, tiến sĩ Chu cho rng vic lut đt ra các con s phn trăm v ghế quc hi dành cho đi biu thuc các b, ngành, gii tính, v.v… là "không khoa hc".

"Đây là một trong nhng nguyên nhân chính đ ra các đi biu quc hi không cht lượng, hu qu là làm suy yếu quc hi", ông Nguyn Ngc Chu viết.

Để sa cha vn đ này, v tiến sĩ tái khng đnh phi có "tranh c t do" vi quyết đnh bu chn "nm trong tay c tri".

Cũng lên tiếng v vn đ này, lut sư Ngô Ngc Trai viết trên trang cá nhân và mt s din dàn trên mng xã hi rng"nên dành con s 5% đó cho các ng viên đi biu đc lp" là nhng người "t tin vào năng lc, uy tín ca mình nên đã t đng ra ng c".

Vị lut sư được nhiu người biết tiếng đưa ra lý gii cho đ xut ca ông rng đi biu quc hi phi là "mt người đu tranh cho quyn li" ca các nhóm c tri và các ngành ngh, vì vy, ch khi nào có s tn tâm quyết lit vi li ích ca nhng đi biểu như vy, "mi mong nâng được cht lượng hiu qu ca sinh hot ngh trường".

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngô Ngọc Trai
Read 493 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)