Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 31/7/2020, và sau đó vài ngày, đồng loạt truyền thông chính thống đưa tin, về việc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra xét xử 8 bị cáo, bị cho là thành viên của nhóm kín "Hiến Pháp". Tất cả 8 người bị xét xử, với cáo buộc "phá rối an ninh" – được quy định tại Điều 118, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung vào năm 2017. Điều 118 vốn là Điều 89 Bộ luật hình sự cũ, một cáo buộc thuộc nhóm "xâm phạm an ninh quốc gia".

hienphap1

Đối chiếu danh tánh "8 người" với danh sách 18 thành viên của nhóm Hiến Pháp, thì có 3 cái tên, không phải là thành viên nhóm. Ảnh minh họa Quang cảnh phiên xét xử. Ảnh: Thành Chung - TTXVN

Danh tánh của 8 người bị xét xử là : Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Ngô Văn Dũng, Hồ Văn Cương, Đỗ Thế Hóa, Lê Quý Lộc, Trần Thanh Phương và Đoàn Thị Hồng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh bị kết án nặng nhất, vì cáo buộc chủ mưu. Còn bà Đoàn Thị Hồng được kết án nhẹ nhất so với 7 người còn lại, mức án 2,5 tù giam.

Vụ án này, được xem là một "kỳ án", không phải vì, phải đến gần 2 năm, kể từ khi các bị can bị bắt vào đầu tháng 9/2018, thì vụ án mới được chánh quyền đưa ra xét xử. Hay vì, từ khi bị bắt giữ, đến 11 tháng sau, các bị can mới được, gặp mặt trực tiếp người thân của họ, đến trại tạm giam thăm nuôi. Mà như nhận định của một luật sư đã tham gia bào chữa cho bị cáo, là có "trường hợp anh Lê Quý Lộc – một tài xế taxi công nghệ, không liên quan đến nhóm 'Hiến Pháp', nên đã liên tục kêu oan tại tòa".

Nhưng, ngoài chuyện kêu oan của anh Lê Quý Lộc – theo nhận định của vị luật sư, là không liên quan đến nhóm "Hiến Pháp", thì thực tế bằng những thông tin, mà chúng tôi phải đợi đến hơn 3,5 năm, giờ mới tiết lộ. Vì sao chúng tôi phải đợi lâu đến thế ? Bởi vì, phải có ít nhất 2 thành viên của nhóm Hiến Pháp, mãn hạn tù, trở về. Đó là ông Lê Minh Thể và Trần Thanh Phương.

--------------------

Thông tin về nhóm "Hiến Pháp" và danh tánh 18 thành viên (tính đến tháng 10/2018)

Người sáng lập nhóm Hiến Pháp là bà Nguyễn Uyên Thùy, nguyên quán ở Thừa Thiên – Huế. Bà Uyên Thùy bị chánh quyền Việt Nam truy nã. Hiện nay, bà đang tỵ nạn chánh trị tại Thái Lan.

Ngày thành lập nhóm "Hiến Pháp" : 30/10/2017.

Tên của nhóm mà bà Uyên Thùy sáng lập là "Hiến Pháp" nhằm phổ quát tôn chỉ, và mục đích chính của nhóm, là cùng nhau hướng đến việc : Bảo vệ những quyền Hiến định. Bằng hình thức là đấu tranh bất bạo động, phản biện ôn hòa, nhằm bảo vệ những quyền Hiến định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sẽ được thực thi, khi nếu như có cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào ở Việt Nam, khách quan hay chủ quan vi hiến.

Nhóm Hiến pháp, được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên. Ban đầu, khi vừa thành lập, nhóm chỉ có 5 thành viên. Cụ thể là bà Nguyễn Uyên Thùy và các ông Huỳnh Trương Ca, Hồ Nhựt Hùng, Trần Bang Lĩnh (Đỗ Thế Hóa) và Hồ Đình Cương. Cả 5 người, trước đó đều có quen biết nhau ; sau một thời gian nhất định thấy hợp nhau về tư tưởng, quan điểm chánh trị, xã hội hiện thời nói chung, thông qua nền tảng mạng xã hội (Facebook).

Tuy nhiên, phải gần nửa năm sau, ngày 2/3/2018, mới là ngày "hoạt động" đầu tiên của nhóm Hiến Pháp. Ngày này, nhóm đã kết nhận thêm một số thành viên mới, là Mai Bùi, Kim Yến và Lê Minh Thể. Cả ba người này, biết đến nhóm Hiến Pháp, và tự nguyện xin tham gia, thông qua sự giới thiệu của thành viên trước đó trong nhóm. Cũng là mốc thời gian những thành viên nhóm Hiến Pháp đã lên tiếng phản đối về việc chánh quyền tỉnh Đắc Lắk đã sa thải được cho là trái Luật đối với hơn 600 giáo viên ở đây đang dạy theo diện hợp đồng (có thời hạn). Thời điểm này, tổng thành viên của nhóm Hiến Pháp chỉ có 8 thành viên.

Cho đến đầu tháng 6/2018, trước hiểm họa là Dự Luật Đặc khu, khả thể Quốc hội sẽ thông qua, khiến nguy cơ một phần đất đai, giang san tổ quốc sẽ vào tay giặc Trung Quốc, dưới chiêu bài cho thuê đất Đặc khu đến tận 99 năm. Do đó, những thành viên của nhóm Hiến Pháp đã quyết tâm tổ chức một cuộc biểu tình tại Sài Gòn, nhằm phản đối Dự Luật nêu trên vào ngày X. Tất cả đã thống nhất, sẽ tập trung gặp nhau tại Vĩnh Long, trước ngày X, để cùng nhau đọc lời tuyên thệ, có nội dung : "Quyết Tử Để Tổ Quốc Trường Tồn". Đồng thời, vào ngày tuyên thệ này, đã kết nhận thêm 10 thành viên mới, tự nguyện gia nhập nhóm, đó là ngày 9/6/2018.

Danh sách 18 thành viên của nhóm Hiến Pháp, cụ thể như sau : bà Nguyễn Uyên Thùy (người sáng lập) ; ông Huỳnh Trương Ca và Hồ Đình Cương (phụ trách truyền thông) ; 15 người còn lại, đều là thành viên (có nhiều thành viên chúng tôi dùng tên tài khoản Facebook mà họ sử dụng, vào thời điểm trước tháng 10/2018) : Trần Bang Lĩnh, Hồ Nhựt Hùng, Trần Thanh Phương, Mai Bùi, Lê Minh Thể, Thảo Phạm, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Tám, Kim Yến, Võ Hà, Lê Thị Bình, Ngô Văn Dũng, Mai Pus-chie, Hoàng Trọng Mẫn và "Trần Hoàng Lan".

Như vậy, tính đến ngày 9/6/2018, tổng thành viên của nhóm Hiến Pháp, là 18 thành viên. Con số (18) này, hoàn toàn không thay đổi, kể từ thời điểm này, kéo dài cho đến tận tháng 10 năm 2018. Sau ngày nhóm Hiến Pháp thực hiện Quyền biểu tình ôn hòa tại Sài Gòn (10/6/2018) thì nhiều thành viên đã lọt vào tầm ngắm của chánh quyền. Cho nên, lần lượt, nhiều thành viên của nhóm Hiến Pháp đã bị bắt trên diện rộng, ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

Chẳng hạn, trường hợp ông Lê Minh Thể, đã bị bắt tại nhà riêng, ở Cần Thơ, vào tháng 10/2018. Em gái của ông Thể, là bà Lê Thị Bình, cũng là thành viên nhóm Hiến Pháp, bị bắt giữ mới nhất, vào tháng 11/2020. Cả hai bị cáo buộc tại Điều 331 Bộ luật hình sự, đều bị kết án 2 năm tù giam. Hay ông Huỳnh Trương Ca đã bị Cơ quan điều tra bắt giữ ở Tiền Giang vào ngày 4/9/2018, bị cáo buộc tại Điều 117 Bộ luật hình sự. Ông Ca bị Tòa án nhân dân Đồng Tháp, kết án 5 năm tù giam.

Nhưng đỉnh điểm của bi kịch, đối với nhiều thành viên của nhóm Hiến Pháp, xảy ra vào trước và sau ngày 2/9/2018 – Lễ Quốc Khánh, vài ngày. Khi chánh quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành bắt giữ hàng loạt thành viên của nhóm Hiến Pháp dưới nhiều cách thức khác nhau. Tất cả những thành viên bị bắt giữ này đều bị đưa ra xét xử trong vụ án "8 người", được đề cập ở phần đầu bài viết. Tuy nhiên, đối chiếu danh tánh "8 người" với danh sách 18 thành viên của nhóm Hiến Pháp thì có 3 cái tên không phải là thành viên nhóm Hiến Pháp. Quả thật, nhận định của vị luật sư tham gia bào chữa, hoàn toàn đúng với thực tế.

Đàm Ngọc Tuyên

Nguồn : FB. ngoctuyen.dam1979, 21/04/2022

Additional Info

  • Author Đàm Ngọc Tuyên
Published in Diễn đàn

Hội đồng Liên tôn Việt Nam ra tuyên bố mới nhất về tình hình Việt Nam

Giang Nguyễn, RFA, 06/08/2020

Hội đồng Liên tôn Việt Nam vừa ra tuyên bố về tình hình Việt Nam và Thế giới, trong đó lên án hành động đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam, đồng thời ủng hộ chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

lienton1 (3)

Đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào sáng ngày 18/9/2019 có cuộc gặp với Đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tại Chùa Giác Hoa, Sài Gòn. Courtesy FB Linh mục Paul Lộc

Tuyên bố đề ngày 1/8, đề cập đến những biến động trong nửa năm đầu 2020, mà Hội đồng Liên tôn cho là "có thể thay đổi cục diện thế giới".

Bản tuyên bố, do các đồng chủ tịch của 5 tôn giáo tại Việt Nam ký, đặc biệt có phần "cực lực lên án mưu đồ thống trị thế giới của Trung Quốc, những vi phạm nhân quyền và việc che giấu dịch bệnh Coronavirus Vũ Hán".

Hội đồng Liên tôn nhận định, Trung Quốc đã "bất chấp luật Biển UNCLOS 1982, xem thường phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc tế tại La Hayes về cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông để tuyên bố chủ quyền.

Lời tuyên bố của Hội đòng Liên tôn như sau :

"Chúng tôi ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về Biển Đông, hiện đã có trên 900.000 người trả lời sau hai tháng với kết quả 95% đồng ý. Chúng tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước tham gia nhằm tạo áp lực với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải đáp ứng nguyện vọng của người dân".

Đạo huynh Lê Quang Hiển, tổng thư ký Hội đồng Liên tôn chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do vì sao hội đồng đưa ra tuyên bố trong lúc này :

"Bây giờ thời cuộc ngày càng nóng. Cho nên chúng tôi muốn nhân dân Việt Nam mình, và anh em tín đồ của mình phải hiểu rõ bổn phận của mình. Như đối với tôi, là Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, thì ân đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của chúng tội. Cho nên chúng tôi phải làm như vậy để nhân dân hiểu rõ những gì đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và trên quốc tế, để cho anh em tín đồ nhận thấy và hành động theo lẽ phải và lương tri của mình".

Ký tên tuyên bố còn có Hòa thượng Thích Không Tánh, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Chánh trị sự Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc và Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.

Các chức sắc tôn giáo tuyên bố hoàn toàn ủng hộ chính sách của Hòa Kỳ trên các vấn đề thế giới, đặc biệt sắc lệnh hành pháp về Tự do tôn giáo quốc tế mà Tổng thống Donald Trump ban hành vào tháng 6, và lập trường của chính quyền Trump mà các vị ký tên nhận định là "cứng rắn về Biển Đông".

Ông Hiển có thêm lời nhắn đối với tín đồ, cử tri gốc Việt tại Hoa Kỳ :

"Các vị đến Hoa Kỳ vì lý do gì. Năm 75, các vị đã bỏ nước ra đi vì cộng sản đã tràn vô Miền Nam, từ ngày 30/4/75. Thì các vị phải hiểu tại sao các vị đang có mặt tại Hoa Kỳ. Cho nên, những người nào làm lợi cho đất nước Việt Nam, làm lợi cho tổ quốc cho quê hương xứ sở thì các vị phải ủng hộ. Đối với Tổng Thống đương nhiệm hiện tại, có những cái chương trình, định hướng để giúp Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, thì chúng ta tại sao không ủng hộ".

Nghệ sĩ Kim Chi từ Sài Gòn, cho rằng công bố của Hội đồng Liên tôn là hợp lòng dân. Bà nêu lý do bà, và nhiều người Việt Nam, ủng hộ ông Trump, ít nhất trong vấn đề này :

"Tôi cảm tình với ông Tổng thống Donald Trump ở cái điểm, tôi thấy ổng rất quyết liệt chống cái sự bành trướng của Trung Quốc. Riêng cái điểm đó, và cái điểm ông ấy rất là mạnh mẽ trong vấn đề bảo vệ Biển Đông, nó cũng hợp lòng với người Việt Nam. Mặc dù ông Trump ổng làm cái đó là cho cả thế giới chứ không riêng gì cho Việt Nam".

Tuyên bố của Hội đồng Liên tôn cũng nêu cụ thể những hành vi sách nhiễu đối với 5 tôn giáo :

"Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đàn áp tôn giáo có hệ thống. Vì không thể tiêu diệt được, họ đã tìm cách khống chế. Những tôn giáo độc lập bị chính quyền sách nhiễu, cô lập, khử trừ bằng mọi cách. Các chức sắc Hội đồng Liên tôn lúc nào cũng bị theo dõi".

Về Phật giáo, bản tuyên bố nói Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dường như "bị triệt tiêu hoàn toàn", và nêu ra trường hợp nhiều ngôi chùa bị phá hủy mà không được bồi thường. Gần đây, lễ tang của cố Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ bị bao vây, phong tỏa.

Giáo hội Cao Đài chân truyền bị công an sách nhiễu, cấm đồng đạo kỷ niệm 7 năm Thánh thất Tuy An, tỉnh Phú Yên, bị ủi sập.

Về Công giáo, bản tuyên bố trích dẫn trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý, vẫn bị quản chế, Linh mục Đặng Hữu Nam bị đe dọa và ngừng mục vụ, cũng như các tài sản của Giáo hội bị tịch thu.

Tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo thì bị giam giữ, các chức sắc bị quản thúc tại gia.

Các Hội thánh Tin Lành thường xuyên bị theo dõi.

Ngoài các hành vị đàn áp tôn giáo, các chức sắc cũng nhận định rằng chính quyền Việt Nam đã gia tăng bắt bớ và giam tù những tiếng nói bất đồng chính kiến, như các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập, những người dân oan trong vụ cưỡng chế đất tại Đồng Tâm.

Tuyên bố kết thúc có lời kêu gọi :

"Kêu gọi toàn dân trong và ngoài nước đoàn kết cứu nước cứu dân, giải thể chế độ độc tài toàn trị, thiết lập một thể chế tự do, dân chủ, đất nước được thái bình thịnh vượng, cùng nhau bảo vệ nền Độc Lập của Việt Nam".

Nghệ sĩ Kim Chi cũng cho rằng Việt Nam phải có một sự thay đổi, nhưng bà nhận xét khác về việc "giải thể" chế độ :

"Bây giờ lật đổ cái chế độ này rồi một ai đó lên thay, thì tôi chưa biết những người thay thế đó có tốt hơn không. Cho nên tôi mong là những người Việt Nam là những người lãnh đạo cao nhất, trong số đó tôi được biết không ít người đang rất có cảm tình với phong trào. Và họ cũng bắt đầu trong nội bộ họ đã có những cái mâu thuẫn với nhau, những cái đấu tranh quyết liệt với nhau. Thì mong rằng những người đó đi hẳn với nhân dân để mà làm thay đổi một cuộc thay đổi lớn, để không có đổ máu mà vẫn có sự thay đổi Cách Mạng Nhung như một số các nước Đông Âu".

Những vị chức sắc tôn giáo lên tiếng đều cho rằng họ ý thức được trách nhiệm của một người công dân trước tình hình đất nước hiện nay.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 06/08/2020

********************

Nhóm Hiến pháp kêu gọi biểu tình bị xử tù khi Quốc hội Việt Nam tiếp tục trì hoãn thông qua Luật biểu tình

Giang Nguyễn, RFA, 05/08/2020

Điều 25 Hiến pháp Việt Nam nêu rõ quyền biểu tình của công dân ; thế nhưng Quốc hội vẫn chưa thông qua luật biểu tình. Vừa qua, 8 người thuộc nhóm có tên Hiến pháp cổ xúy cho quyền biểu tình bị Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tù.

lienton2 (2)

Nhóm 8 người thuộc nhóm Hiến pháp tại phiên tòa xét xử ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/7/2020 - Pháp Luật

Một nhóm 8 người bị đưa ra xét xử hôm 31 tháng 7, với bản án nặng nhất là 8 năm tù và thấp nhất là 2 năm 6 tháng, chỉ vì kêu gọi biểu tình bày tỏ chính kiến của người dân. Họ bị xử với cáo buộc "phá rối an ninh" theo khoản 1, Điều 118, Bộ luật Hình sự 2015.

Trong hình ảnh từ phiên tòa, người ta thấy một phụ nữ trong áo thun hồng, đứng giữa hàng chục công an. Đó là bà Đoàn thị Hồng, người lãnh bản án nhẹ nhất, 2 năm 6 tháng tù và 2 năm quản chế.

"Tôi rất là bức xúc, tại vì tôi cho rằng những bản án trên, là những bản án mà người ta đã bỏ túi".

Chị Đoàn Thị Khánh không cầm được nước mắt khi chia sẻ với Đài Á Châu Tự do về hoàn cảnh của người em gái Đoàn Thị Hồng khi phải đi tù trong lúc có con nhỏ.

"Mẹ Đoàn Thị Hồng bị bắt cóc lúc cháu gái mới có 30 tháng thôi", chị nói. "Gần hai năm nay cháu thiệt thòi vì thiếu tình thương của mẹ rất nhiều, thiều hơi ấm của tình mẫu tử. Hôm bữa, lúc chưa kết thúc phiên tòa, tôi thấy bên Đài Á Châu Tự do có đăng hình em gái của tôi lên. Em gái của tôi mặc áo màu hồng và đeo khẩu trang. Tôi có đưa cho cháu bé, tôi hỏi cháu là, ‘Con nhìn coi ai đây nè ?" Thì cháu nhìn cháu nói "Mẹ Hồng của Na". Nghe rớt nước mắt luôn. Không chịu được. Mình người lớn mình cực khổ như thế nào cũng được, nhưng mà khi con trẻ nó thiếu hơi ấm của mẹ nó, nhìn tội nghiệp lắm em !".

Chị Khánh nói, chị không phải là người đấu tranh nhưng chị thấu hiểu được vì sao em gái và các thành viên của Nhóm Hiến pháp đã xuống đường phổ biến cuốn Hiến pháp đến cho người dân.

"Bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam họ không muốn người dân hiểu về Hiển Pháp nhiều. Nếu mà càng nhiều người dân hiểu biết về Hiến pháp và biết quyền con người của mình nằm ở đâu và con người nên làm gì, thì người ta sẽ khó có thể cai trị được lòng dân lắm".

Chị cho rằng, chính phủ Việt Nam trì hoãn Luật biểu tình và từ chối đưa vào chương trình xây dựng luật cho năm nay và năm 2021, để tiếp tục đàn áp người dân.

"Điều 25 trong Hiến pháp là người dân có quyền biểu tình. Nhưng nói về luật pháp Việt Nam thì chưa có luật biểu tình. Nó là một cái gọi là… một cái bẫy để đưa công dân vào trong nhà tù của cộng sản".

Tháng 5 vừa qua, Bộ Công an đã đề xuất lùi thời gian ra Luật Biểu tình, và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Á Châu (Human Rights Watch) nói việc này cho thấy, lẽ ra Bộ Công an không phải là nơi đưa ra đề xuất về Luật biểu tình :

"Bộ Công an, qua lời giải thích mới nhất, nói là họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, để luật này không bị các thành phần mà họ gọi là "phản động" lợi dụng. Cái đó thực tế đã cho thấy rằng Bộ Công an là bộ không đúng để soạn thảo bộ luật này. Một bộ luật như thế đáng lý phải bảo vệ quyền của người biểu tình ôn hòa, chứ không phải để trao cho cơ quan chức năng thêm ‘đạn dược’ để đàn áp người biểu tình".

Ông nói bản án đối với "Nhóm Hiến pháp" là "tàn nhẫn". Nhưng theo ông, có được Luật biểu tình cũng không thay đổi được bản chất của nền tư pháp Việt Nam.

"Chúng tôi lo ngại là bất cứ luật nào được ban hành sau quá trình này, cũng chỉ sẽ là một công cụ đàn áp, và Bộ Công an sẽ dùng nó để truy lùng những người chống Đảng cộng sản Việt Nam".

Ông Robertson cho rằng Luật biểu tình cuối cùng cũng sẽ theo truyền thống của những luật khác ở Việt Nam, rất mơ hồ để chính quyền tùy tiện áp dụng.

Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị từ năm 1982. Công ước nói rất rõ về quyền biểu tình ôn hòa, quyền về hội, v.v… Nhưng theo ông Robertson, tất cả điều đó không có tại Việt Nam, vì nhà nước ban hành những luật lệ để hạn chế nó.

"Tôi có thể bảo đảm là khi Việt Nam ban hành Luật biểu tình, chắc chắn là Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng sẽ lên tiếng vì luật này không phù hợp với tinh thần nhân quyền của quốc tế".

Chị Trương Thị Hà, một chuyên gia tư vấn luật, đã từng giúp tư vấn những người biểu tình bị bắt bớ, nói việc không có Luật biểu tình không phải lý do để ngăn chặn người dân đi biểu tình :

"Việt Nam hiện nay nhiều người cho rằng đi biểu tình là vi phạm pháp luật. Một số người họ hiểu biết là biểu tình là quyền, nhưng mà họ sợ bị bắt bớ hoặc bị công an đánh đập khi mà đi biểu tình, thì em muốn khuyên là chúng ta phải hiểu rõ, biểu tình là quyền, dù cả khi mà chưa có Luật biểu tình, thì người dân vẫn được đi biểu tình".

Chị Hà cho rằng, chính những ai ngăn chặn người biểu tình mới là người vi phạm luật.

Thế nhưng, trong lúc người dân còn phải chờ đợi một bộ Luật biểu tình, như họ đã trông chờ từ 9 năm, từ khi luật này được đưa vào kế hoạch xây dựng, chị nói người biểu tình phải trang bị cho chính mình những hiểu biết căn bản về quyền biểu tình ôn hòa.

"Khi mà đi biểu tình, mà thực tế sẽ gặp rất nhiều vấn đề, thì chúng ta cần chuẩn bị kỹ hơn. Đị biểu tình chúng ta cần tránh những việc xô xát với nhau. Tránh việc đó, vì phía công an họ chỉ cần có cái cớ là họ có thể bắt bớ mình. Nên tốt nhất là mình nên tránh cái việc đó".

Khi luật pháp được dùng để bào chữa cho chính sách độc tài của nhà cầm quyền thì cho dù người dân tuân theo hiến pháp hay luật pháp, họ vẫn có thể phải chịu những án tù, như những thành viên của "Nhóm Hiến pháp" hiện nay.

Chị Khánh, chị của tù nhân lương tâm Đoàn Thị Hồng nói :

"Trong phiên tòa xét xử em gái Đoàn Thị Hồng của tôi và 7 anh chị em khác trong nhóm Hiến pháp, không một ai có mặt trước cổng phiên tòa. Tôi đã nhìn thấy nhà cầm quyền Việt Nam họ đã đem những mức án cao hoặc là những cái sự bắt bớ tùy tiện để gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng người dân và họ đã đạt được điều đó".

Theo ông Robertson, Việt Nam đang lợi dụng tình trạng dịch Covid-19 chi phối tại các quốc gia trên thế giới để gia tăng đàn áp những ai chống đối, và việc này sẽ gia tăng trước Đai hội Đảng 2021.

Cũng theo ông, Việt Nam hiện là quốc gia với nhiều tù nhân lương tâm nhất trong khối ASEAN.

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 05/08/2020

Additional Info

  • Author Giang Nguyễn
Published in Diễn đàn
dimanche, 26 juillet 2020 00:10

"Hiến pháp" trước vành móng ngựa

Ngày 31/7/2020, 8 công dân Việt Nam đã xuống đường phản đối luật đặc khu và an ninh mạng ra tòa. 8 công dân này quen biết nhau trên mạng xã hội, hẹn nhau xuống đường và bị công an bắt giữ theo những cách khác. Theo lời kể, một trong những cách nhận diện nhau, là mỗi người đều cầm trên tay một cuốn Hiến pháp Việt Nam.

hp1

Hiến pháp Việt Nam là tiếng nói quan trọng nhất về quyền con người

Danh sách 8 người :

1. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

2. Hoàng Thị Thu Vang

3. Đỗ Thế Hóa

4. Hồ Đình Cương

5. Lê Quý Lộc

6. Ngô Văn Dũng

7. Trần Thanh Phương

8. Đoàn Thị Hồng

Vì sao là Hiến pháp Việt Nam chứ không phải là một cuốn sách khác ? Đơn giản vì những người này tin rằng Hiến pháp Việt Nam là tiếng nói quan trọng nhất về quyền con người, trong đó khẳng định rõ quyền tự do biểu quyết và thái độ chính trị là thứ không thể bị chà đạp.

Nhưng tháng 6/2018 diễn ra một chuyện khác với suy nghĩ của họ. Không chỉ có những người cầm cuốn Hiến pháp trên tay, mà hàng trăm người Việt Nam khác đã bị bắt cóc, bị đánh đập, bị ép cung, bị sách nhiễu… Và thậm chí có bị cầm tù chỉ vì họ thực thi những quyền mà Hiến pháp Việt Nam quy định.

Sau hai lần trì hoãn phiên tòa với những lý do khác nhau, thì nhà cầm quyền quyết định đưa vụ này ra tòa vào cuối tháng 7, và công bố một kết quả. Nhưng hầu hết tất cả những người quan tâm đến vụ án này, cũng như thân nhân của những người đang bị cầm tù đều cảm thấy khó lòng mà tin được tính công minh của một vụ án xét xử công dân Việt Nam sống theo Hiến pháp. Những lần trì hoãn ra tòa, được nhìn thấy như là một cách kéo dài thời gian để tìm kiếm thêm những chứng cứ nhằm buộc tội cho bằng được. Bởi theo nguyên tắc của một nhà nước độc tài, ngành công an không thể sai, và đã bị bắt thì dù như thế nào, cũng phải có tội danh.

Nói với vợ mình, người có tên trên facebook là Nga Kim, anh Ngô Văn Dũng (facebooker Biển Mặn) khẳng định rằng "Vì không có tội nên anh không bao giờ nhận bất cứ tội trạng nào mà họ ghép cho. Kể cả khi ra tòa, nếu họ dùng quyền lực và ép buộc. Anh vẫn là một người vô tội". Vì nhất quyết không nhận bất kỳ tội trạng nào mà do các điều tra viên áp đặt, anh Ngô Văn Dũng đã bị đối xử tệ. Thậm chí anh bị đánh đập một cách khó hiểu bởi các tù hình sự được đưa đến giam chung phòng, đến mức phải đi cấp cứu. Sau đó anh Dũng còn bị trừng phạt bằng cách tách ra, biệt giam một tuần, và giữ ở trại giam Chí Hòa.

Anh Lê Quý Lộc, một thành viên khác của nhóm 8 người, trong thời gian bị tạm giam kể cho vợ biết rằng, anh bị chính hai công an viên ập vào phòng với dùi cui và đánh anh tới tấp, đổ máu. Khi anh Lộc la lên "đánh người" thì cả trại giam nghe thấy và đồng hô to "cộng sản giết người", thì lúc đó anh Lộc mới bị ngừng tra tấn. Cả hai anh Lộc và Dũng đều có kỷ niệm ở trại tạm giam Phan Đăng Lưu bằng những vết thương trên đầu. Dĩ nhiên, cả hai đều bác bỏ các cáo trạng đặt ra với mình.

Tại sao lại có những trường hợp như vậy ? Bởi phía điều tra viên cần một lời nhận tội, để họ được ở thế đúng trong việc bắt giữ các công dân Việt Nam. Và với tham vọng bày tỏ sự hoàn hảo của mình với cấp trên, họ sẽ dùng mọi thủ đoạn để đạt kết quả. Chẳng hạn, cô Đoàn Thị Hồng bị bắt cóc đúng nghĩa bởi an ninh thường phục, khi cô đang đi trên đường. Hơn nửa tháng sau, gia đình và con gái nhỏ dưới 36 tháng tuổi mới tự tìm thấy cô Hồng bị giam ở Phan Đăng Lưu, mà không có sự hướng dẫn hay thông báo nào của phía công an. Nhưng điều tra vinh mọi thứ là luật pháp của Việt Nam.

Công an gọi 8 người này là nhóm "Hiến Pháp" – thoạt nghe thì bình thường, nhưng đó là một mối nguy hại, vì nghe như 8 người này là một tổ chức, có nội quy hay cương lĩnh hoạt động. Năm 2019, Trung tướng Lê Đông Phong, giám đốc công an ở Sài Gòn báo cáo với Ban Tuyên giáo Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh rằng ngành này tập trung vào triệt tiêu các "nhóm kín" xuất hiện trên mạng. Ông Phong cũng nói để ngăn chận trước các vụ biểu tình ngày 2/9/2018, công an đã bắt được 10 nhóm kín. Những nhóm gọi là "kín" – theo quan niệm của ngành công an – còn là các diễn đàn riêng, group trò chuyện trên Facebook. Từ đó, người ta có thể hiểu việc đặt tên "Hiến Pháp" cho 8 công dân này, đươc coi là nhằm chính trị hóa hoạt động công khai và được quyền của họ.

Nói với chị mình, bà Kim Khánh, một trong ba phụ nữ bị bắt, là Đoàn Thị Hồng, cho biết cô bị giam và giữ gần hai năm vì công an muốn giữ cô qua ngày 2/9/2018, phòng việc những người như cô có thể đi biểu tình vào ngày đó. Và khi gia đình tức giận, lên tiếng trên facebook khi tìm kiếm và đòi công lý cho cô Hồng, thì trong một lần thăm gặp, cô Hồng lo sợ nói với chị mình rằng "chị đừng lên tiếng trên facebook nữa, em không muốn chị gặp khó khăn và ăm cơm tù như em". Bà Khánh nói rằng, bà tin em mình đã bị hăm dọa, và các điều tra viên muốn mượn cô Hồng nhắn gửi với bà, để buộc bà im lặng.

Thân nhân của 8 người trong nhóm "Hiến Pháp" mới đây, trong các cuộc tiếp xúc với đại diện Bộ ngoại giao Mỹ, Đức, Canada… đều bày tỏ sự lo ngại về phiên tòa 31/7. Bởi đó là một vụ án được xử theo ý chí chính trị, nên tính công minh và danh dự của luật pháp Việt Nam có thể bị chà đạp.

Đây không phải là chuyện tưởng tượng. Gần đây, ngày 21/7/2020, phiên tòa xử người phụ nữ chống lại các trạm thu phí BOT gian lận là bà Đặng Thị Huệ (tức facebooker Huệ Như) đã bị hoãn khó hiểu. Nhưng điều quan trọng là từ những ngày phiên tòa bị hoãn, luật sư của bà Đặng Thị Huệ là ông Lê Đình Việt tiết lộ rằng liên ngành nội chính của Sóc Sơn (Công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án) đã có văn bản kín số 54, khẳng định phải kết tội bà Huệ cho bằng được, nhằm răn đe tình trạng dân chúng phản ứng và đòi công bằng ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Có nghĩa là ở Việt Nam, tình trạng xử án theo ý chí chính trị, vẫn là một vấn nạn, bất chấp mọi thứ. Đó là điều mà thân nhân của 8 người nhóm "Hiến Pháp" lo ngại – về một sự ô nhục có thật của ngành mang tên tư pháp, mà ngày càng dễ nhìn thấy ở mọi nơi trong nước.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/07/2020 (tuankhanh's blog)

Additional Info

  • Author Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Ông Trọng và ông Tập điện đàm chúc Tết, kiên định sự nghiệp xã hội chủ nghĩa (VOA, 16/01/2020)

Ngày 16/1, Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Tổng bí thư, Ch tch nước Trung Quc Tp Cn Bình đã đin đàm chúc Tết Nguyên đán Canh Tý và bày t quyết tâm "nâng sự nghiệp xạ̃i chủ nghĩa hai nước".

sach1

Ngày 16/1, ông Nguyn Phú Trng, Tổng bí thư, Ch tch nước Việt Nam đã đin đàm chúc Tết Nguyên đán Canh Tý ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Ch tch nước Trung Quc và bày t quyết tâm "nâng sự nghiệp xạ̃i chủ nghĩa hai nước".

TTXVN loan tin nhân dịp Tết c truyn Canh Tý 2020 và k nim 70 năm thiết lp quan h ngoi giao Vit Nam - Trung Quc Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Tổng bí thư, Ch tch nước Trung Quc Tp Cn Bình đã đin đàm chúc tết nhau.

Tân Hoa Xã hôm 16/01 trích lời Ch tch Tp cho biết, nhân dp Vit Nam chào mng 90 năm ngày thành lập Đng (3/2/2020), "Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng chung tay nỗ lực với Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng sự nghiệp xạ̃i chủ nghĩa hai nước và quan hệ song phương trong thời đại mới lên tầm cao mới".

Tân Hoa Xã trích lời ông Trng nói : "Việt Nam mong tăng cường sự tin cậy chính trị và giao lưu kinh nghiệm quản lý đất nước với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực kinh tế, v.v., củng cố nền tảng ý dân cho hợp tác hữu nghị giữa hai nước, đồng thời tăng cường trao đổi và điều phối trong các hội nghị đa phương, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước có sự phát triển lớn hơn".

*******************

Đình bản sách về Phan Thanh Giản (RFA, 16/01/2020)

Cuốn sách Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc và người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại : Những năm cuối đời (1862-1867) của hai tác giả Phan Thị Minh Lễ và Pierre Ph.Chanfreau vừa bị đình bản sau một tháng phát hành.

sach2

Sách Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc và người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại : Những năm cuối đời (1862-1867) của hai tác giả Phan Thị Minh Lễ và Pierre Ph.Chanfreau - Courtesy of Nhà xuất bản Omega Việt Nam

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/1, trích công văn tạm dừng cuốn sách của Nhà xuất bản Hà Nội gửi cho đối tác liên kết xuất bản là Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam, ký hôm 14/1.

Theo công văn, cuốn sách đã được Nhà xuất bản Hà Nội làm thủ tục lưu chiểu, nhưng trong quá trình rà soát, Nhà xuất bản Hà Nội nhận thấy một vài nội dung cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể chỉnh sửa cho phù hợp hơn.

Công văn của Nhà xuất bản Hà Nội không cho biết thời gian cuốn sách sẽ được phát hành trở lại.

Sách Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc và người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại : Những năm cuối đời (1862-1867) được chuyển ngữ từ sách tiếng Pháp cùng tên do nhà xuất bản L’Harmattan ở Paris, Pháp phát hành vào năm 2002.

Theo truyền thông trong nước, cuốn sách gồm những hình ảnh và tài liệu quý, phong phú và chưa từng được công bố liên quan đến ông Phan Thanh Giản nhằm chứng minh ông là một người yêu nước. Các tác giả cuốn sách muốn chứng minh Phan Thanh Giản là một người đáng ngưỡng mộ nhất trong số những nhà cải cách vĩ đại tại Việt Nam.

Cụ Phan Thanh Giản sinh năm 1796, là người đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của Đất Nam Kỳ. Nhiều ý kiến cho rằng ông là người có tội "bán nước" vì đã để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay quân Pháp thời ông làm Chánh sứ toàn quyền hồi năm 1862.

Cuối đời, cụ Phan Thanh Giản tự tử bằng cách uống thuốc độc vào ngày 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.

******************

Hoãn phiên xử 8 thành viên Nhóm Hiến Pháp (RFA, 14/01/2020)

Phiên tòa dự kiến vào ngày 14/1 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm xét xử 8 thành viên thuộc nhóm có tên Hiến Pháp với cáo buộc ‘phá rối an ninh ‘bị hoãn.

sach3

Facebooker Ngô Văn Dũng (trái), và facebooker Xuân Hồng (phải) - Courtesy FB Ngo Van Dung & Xuân Hòng

Luật sư Nguyễn Khả Thành thông báo điều này và có một số nhận định về mức án mà những người trong cuộc có thể phải chịu :

"Hoãn rồi, tôi nghe tòa thông báo vậy thôi còn ngày xử lại thì chưa biết. Nhóm đó có 8 người và tôi bào chữa cho cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Có lẽ mức hình phạt sẽ cao. Hai cô Hạnh và cô Vang theo mức khởi tố của luật là từ 5 đến 15 năm. Những người khác mức thấp hơn nhưng có lẽ mức hình phạt cũng cao.

Tội gây rối an ninh được nghĩ là nhằm chống phá nhà nước nên hình phạt cao ; nếu gây rối trật tự bình thường thì mức phạt thấp hơn.

Tội danh này mới đây thôi, ngày xưa không có".

Quyết định hoãn phiên tòa được thẩm phán- chủ tọa phiên tòa Nguyễn Tuấn Anh ký vào ngày 13/1 với lý do vào ngày 10/1, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận đươc phiếu chuyển đơn đề ngày 27/12 năm 2019 của Phòng An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đơn của ông Lê Quý Lộc yêu cầu mời người làm chứng. Tòa quyết định hoãn phiên xử vào ngày 14/1 để có thời gian xem xét, giải quyết yêu cầu này.

Tám người thuộc Nhóm Hiến Pháp dự kiến bị đưa ra xét xử gồm các bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Đoàn Thị Hồng và các ông Đỗ Thế Hóa, Hồ Đinh Cương, Trần Thanh Phương, Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc.

Những người này bị an ninh Việt Nam bắt giữ vào đầu tháng 9 năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh khi dự định tham gia cuộc biểu tình vào ngày 4 tháng 9 để phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.

****************

3 bị can trong đường dây buôn bán hổ xuyên quốc gia lĩnh án tù (RFA, 16/01/2020)

Tòa án nhân dân Hà Nội đã tuyên án 5 đến 6 năm tù đối với 3 bị can về hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể hổ đông lạnh từ Lào.

sach4

Hổ đông lạnh được vận chuyển từ Lào sang Việt Nam tiêu thụ trái phép (Ảnh minh họa) - Courtesy of statemedia

Truyền thông trong nước ngày loan tin ngày 16/1 cho biết, Nguyễn Hữu Huệ, 52 tuổi, được xác định là người cầm đầu đường dây buôn bán trái phép này, lãnh 6 năm tù ; đồng phạm của Huệ là Phan Văn Vui, 34 tuổi và Hồ Anh Tú, 28 tuổi mỗi người bị tuyên phạt 5 năm tù.

Nhóm của Huệ bị Công an bắt vào tháng 7/2019 khi đang trên đường vận chuyển 7 cá thể hổ đông lạnh đi tiêu thụ. Các cá thể hổ này được phát hiện trong xe ô tô đậu tại bãi chung cư trên đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy.

Cáo trạng cho biết Huệ thường sang Lào để mua cá thể hổ đã chết sau đó đông lạnh chúng và vận chuyển về Việt Nam. Mỗi lô hàng nặng 300kg.

Huệ được biết là giám đốc của một Công ty dịch vụ thương mại và thường giao dịch buôn bán trái phép hổ và các động vật quý hiếm khác xuyên quốc gia từ nhiều năm nay.

Trung tâm giáo dục Thiên nhiên cho rằng, hình phạt tù với các đối tượng này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý tội phạm liên quan đến buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Xương hổ thường được sử dụng tại Việt Nam để làm thuốc trị các chứng bệnh về xương khớp.

Việt Nam là một trong 13 quốc gia còn hổ sinh sống ngoài tự nhiên song con số này đang ngày càng giảm.

Theo thống kê của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới, năm 2011 Việt Nam còn 30 cá thể thì đến năm 2016 chỉ còn 5 cá thể.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam