Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kishida ti Tòa Bch c

Ngô Nhân Dụng, VOA, 15/01/2023

Khi ông Fumio Kishida đến Tòa Bch c tun này, th tướng Nht đã mang sn mt món quà tng Tng thng Joe Biden. Đó là chiến lược quc phòng mi ca Nht Bn, công b vào tháng trước.

kishida0

Nht là nước Châu Á ng h Ukraine mnh m nht. H mun cnh cáo các chế đ đc tài chuyên chế khác đng bt chước Putin.

Bt đu t năm 2027, Nht Bn s dành 2% Tổng sản lượng nội địa (GDP) cho chi phí quc phòng, gp đôi t l 1% vn t gii hn t sau khi bi trn, chính thc xác nhn t năm 1976. Ngân sách s lên ti 73 t m kim mt năm ; ln hàng th ba trên thế gii sau M (649 t) và Trung Quc (261 t).

Thay vì ch chú trng vic phòng th, chiến lược mi nhn mnh đến kh năng "phn công đ phòng" trước khi b quân đch tn công. Đ bo đm sc "phn công" coi là không th nào thiếu được, ông Kishida s yêu cu ông Biden chp thun cung cp cho Nht Bn 500 ha tin Tomahawk, loi phóng ra ri chy ngang (cruise missiles) nhm thng vào các giàn vũ khí ca đi phương, khó b chn phá hơn loi phóng vòng lên tri. Hin nay, Anh quc là nước đng minh duy nht ca M được mua Tomahawk. Ngoài Tomahawk, Nht cn mua thêm 500 ha tin khác, và đang tiến hành vic t chế và sn xut các loi ha tin ca mình.

Bán Tomahawk cho Nht chính là bo v quân M đang đóng Nht. Nếu mun bo v Đài Loan khi b Trung Quốc tn công, M s phi s dng căn c hi quân đo Okinawa, cách Đài Loan hơn 600 cây s đường bin. Do đó, Trung Quốc s phi đánh Okinawa trước. Khi Nht Bn có ha tin Tomahawk, Bc Kinh s nghĩ li.

Nht Bn nói đến mi đe da t Bc Hàn đ bin minh nhu cu cn mua ha tin mi. Trong năm 2022, Kim Jong-un đã cho bn hơn 90 ha tin, c loi bn thng (cruise missiles) ln loi bn vòng cu (ballistic missiles), nhm vào vùng bin chung quanh nước Nht. Nhưng Nht cũng nhc đến tên Trung Quc, mà đó mi là mi đe da đáng ngi nht. Trong tháng Tám, Trung Quốc đã phóng 5 ha tin vòng cu trong vùng bin gn Nht Bn. Nht Bn đang ci thin các ha tin Loi 2 nhm bn các tàu bin.

Chiến lược quc phòng mi ca nước Nht đã bt ngun vi c Th tướng Abe Shinzo trong nhim k đu ca ông, 2006-2007. Abe là người đu tiên đưa cm t "n Đ Dương-Thái Bình Dương" (Indo-Pacific) trong ngôn ng ngoi giao quc tế, thay thế khái nim Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) quá mơ h. Năm 2006, ông đã đ ngh bn nước trong vùng này, n Đ, Úc, Nht và M hp tác trong các cuc thao din quân s, mt liên minh mi thành hình, mang tên Quad. Khi tr li vai trò th tướng năm 2012, ông Abe đưa ra các sáng kiến cng c s hp tác gia các nước Đông Á và M đ bo v mt vùng "n Đ-Thái Bình Dương T do và M ca" (Free and Open Indo-Pacific). Khái nim FOIP này mi được hai ông Kishida và Biden lp li trong bn thông cáo chung.

Năm 2017 ông Abe đã bo v Tha hip Cng tác Kinh tế TPP, mi 11 nước cùng li sau khi M rút ra ngoài. Mc tiêu ca tha hip là lp mt hàng rào đi phó vi chiến lược bành trướng ca Trung Quốc trong vùng. T đó ti nay, các chính ph Nht Bn tiếp tc hp tác kinh tế vi các nước Đông Nam Á đ lp thế cân bng vi Trung Quốc. Các vn đ quân s ch bt đu được đ cao sau khi Nga tn công Ukraine.

Vi chiến lược quc phòng mi, Nht Bn tht cht thêm mi quan h quân s vi M. Nht Bn mun bo v mt "trt t thế gii" trong vùng Đông Á, mà nước M đóng vai chính. Nhưng trong thc tế, nước Nht đóng vai ch đng xây dng "trt t mi" trong vùng và lôi kéo các chính ph khác tham d.

Khi công b chiến lược mi, Th tướng Fumio Kishida mô t đó là mt "bước ngot" trong chính sách quc phòng. Th tướng Đc Olaf Scholz cũng dùng hình nh "bước ngot" khi gia tăng ngân sách quc phòng thêm 100 t m kim, ba ngày sau khi quân Nga xâm lăng Ukraine đu năm ngoái.

Nga đánh Ukraine đánh thc c hoàn cu v mi đe da ca các chế đ đc tài chuyên chế, không tôn trng lut pháp quc tế. Nhng nước Đông Âu và Trung Á đu t hi : Bao gi nó đánh mình ? Các nước Đông Á và Đông Nam Á cũng git mình lo lng. Tp Cn Bình không h lên tiếng phn đi cuc xâm lăng ca Nga ; s coi đó là mt tin l, có ngày Trung Quốc s đánh Đài Loan.

Trước đây Nht đi vi nước Nga có khuynh hướng hòa hoãn, dù vn tranh chp đòi li nhng qun đo quân Nga đã chiếm trong nhng ngày cui Đi chiến th hai, sau khi Nht đã đu hàng M. Sau ngày 24/2/2022, Nga đánh Ukraine, Th tướng Kishida đã thay đi. Nht là nước Châu Á ng h Ukraine mnh m nht. H mun cnh cáo các chế đ đc tài chuyên chế khác đng bt chước Putin, ông Kishida nói vi báoThe Washington Post. Ông báo đng : "Bây gi là Ukraine, tương lai s đến lượt Châu Á !". Trước mi de da ca Nga, Trung Quốc và Bc Hàn, dân Nht Bn ng h quan đim ca chính ph.

Mc dù nuôi lý tưởng hòa bình t sau năm 1945, mi quan tâm ln ca dân Nht Bn là làm cách nào nước mình "không b thua", ông Kishida nhn xét. Sau chiến tranh, h c gng "không thua" trong cuc chy đua kinh tế. Bây gi, h nht đnh "không chu thua" trước áp lc ca Trung Quốc. Tp Cn Bình đã tng dùng đòn kinh tế, thương mi đ gây nh hưởng chính tr trên các nước Australia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Lào, và đe da Vit Nam. Dân Nht không chu cúi đu, phi t thái đ cng rn trước.

Đi s M Tokyo, ông Rahm Emanuel nói rng M s h tr Nht canh tân quân đi và phi hp vi M trong các lãnh vc chiến tranh tin hc, dưới bin, trong không gian, và h thng tun duyên. Mt đim quan trng khác là hp tác phòng th v kinh tế. Trong thi gian Covid, Trung Quốc nm hu hết ngun cung cp các dng c y tế r tin ; h tng "bt cht" các nước khi bán các khoáng cht hiếm cn thiết cn cho công nghip đin t và pin đin. M và Nht s cùng giúp cho kinh tế các nước t do dân ch không tùy thuc vào vic nhp cng hàng hóa ca Trung Quc.

Trước ngày ông Kishida đến, ông Yasutoshi Nishimura, b trưởng Kinh tế, Thương mi và Công nghip Nht đã nói chuyn Washington, kêu gi hai nước cng tác trong các lãnh vc chế to cht bán dn, k thut y tế, trí khôn nhân to, khoa hc lượng t, bo v sc mnh công nghip không đ mt ưu thế khoa hc, k thut. Đim cui cùng này phn nh chính sách mi ca chính ph M, cm bán các cht bán dn ti tân và dng c làm chip mi cho Trung Quốc.

M và các đng minh phi chng li các chế đ đc tài chuyên chế, cùng to nên mt "trt t thế gii mi đt trên nn tn t do, dân ch, tôn trng quyn làm người và thượng tôn pháp lut". ông Yasutoshi Nishimura nói, báo trước mc tiêu cuc công du ca th tướng Fumio Kishida. Cuc hp các nước G-7 vào tháng Năm, 2023 Hiroshima, quê ca ông Kishida, s khai trin "trt t mi" này.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 15/01/2023

*****************************

Từ Anh, Ý đến Mỹ, Nhật Bản gia tăng các thỏa thuận an ninh trong mục tiêu đối phó với Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 13/01/2023

Mở rộng quan hệ quốc phòng Nhật - Mỹ sang cả lãnh vực không gian, ký kết một thỏa thuận quân sự quan trọng với Luân Đôn, thúc đẩy kế hoạch chế tạo chiến đấu cơ thế hệ mới chung với Ý - Anh : vòng công du thần tốc của thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida qua 5 nước Châu Âu và Bắc Mỹ, kết thúc bằng cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Joe Biden vào hôm 13/01/2023, là bằng chứng rõ nhất về chiến lược đối phó với Trung Quốc mà Tokyo đang triển khai.

kishida2

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tổ chức họp báo ngày 16/12/2022 tại Tokyo sau khi Nhật Bản thông qua chiến lược quốc phòng mới. AP - David Mareuil

Đó là tăng cường và nhân rộng các thỏa thuận quốc phòng và an ninh với các đồng minh.

Dĩ nhiên, nhân vòng công du qua Pháp, Anh, Ý, Canada và Mỹ, lãnh đạo Nhật Bản đã thảo luận về vô số chủ đề với những người đồng cấp thuộc nhóm G7. Thế nhưng, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP vào hôm nay 13/01/2023, vấn đề quốc phòng và an ninh là điểm được ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông.

Mục tiêu của mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với các đồng minh dĩ nhiên là Trung Quốc, đã chính thức bị Tokyo coi là "thách thức chiến lược chưa từng có" đối với sự an toàn của Nhật Bản, như được nêu rõ trong học thuyết quốc phòng mới được công bố tháng 12/2022.

Hành vi của Trung Quốc bị tố cáo

Tại Anh, Canada hay tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã được nêu đích danh, còn tại Pháp, Ý, thủ tướng Nhật Bản cũng đã nhắc đến mối đe dọa từ Trung Quốc, khi cho rằng kêu gọi hợp tác để chống lại "các mưu toan đơn phương dùng võ lực để thay đổi nguyên trạng tại vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông".

Đối với giới phân tích, các thỏa thuận về quốc phòng mà Tokyo vừa đạt được với Luân Đôn và Washington trong những ngày gần đây là một minh họa mới cho thấy Tokyo mong muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trước áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo chuyên gia Amy King, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, thuộc Đại học Quốc gia Úc, ông Kishida đang cố gắng mở rộng mối quan hệ của Nhật Bản để bảo đảm an toàn cho nước này nếu chẳng may năng lực của Mỹ bị "suy yếu" đi. Ông đồng thời cố gắng "thu hút các nền dân chủ lớn khác đến Châu Á".

Vấn đề liên kết chặt chẽ với các quốc gia đồng chí hướng đang thực sự trở nên cần thiết. Theo giáo sư Mitsuru Fukuda, giáo sư tại Đại Học Nihon ở Tokyo : "Trong quá khứ, Nhật Bản có thể tách rời kinh tế và chính trị" bằng cách buôn bán với Trung Quốc và Nga, trong khi được hưởng sự bảo vệ đến hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ. Thế nhưng, giờ đây, tình hình đã đổi khác, khi căng thẳng giữa các nền dân chủ và các nước độc tài ngày càng gia tăng kể từ khi Nga xâm lược Ukraina.

Các thỏa thuân an ninh, quốc phòng mới

Nhân vòng công du lần này của thủ tướng Kishida, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã gặp nhau ngày 12/01, với kết quả là chính thức hóa việc mở rộng phạm vị hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ sang lĩnh vực không gian vũ trụ và không gian mạng, cũng như việc triển khai vào năm 2025 một đơn vị Thủy quân lục chiến cơ động hơn ở Okinawa, vùng lãnh thổ Nhật Bản gần Đài Loan và Trung Quốc nhất.

Trước đó một hôm, tại Luân Đôn, Nhật Bản và Vương quốc Anh cũng đã ký kết một Thỏa thuận Tiếp cận Hỗ tương, cho phép quân đội của hai nước triển khai trên lãnh thổ của nhau theo cách linh hoạt hơn nhiều so với cho đến nay. Nhật Bản đã ký một thỏa thuận tương tự với Úc vào năm ngoái và đang thảo luận một dự án tương tự với Philippines.

Còn tại Roma ngày 10/01, thủ tướng Nhật và đồng nhiệm Ý đã quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược, khởi động cơ chế đối thoại 2+2.

Vào năm ngoái, Tokyo cũng đã quyết định hợp tác phát triển một loại máy bay chiến đấu mới với Luân Đôn và Roma, đồng thời hợp tác trong lĩnh vực tình báo với Úc

Theo Daisuke Kawai, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, việc thiết lập mạng lưới liên minh "quả là một cách hiệu quả để chống lại hoặc cố gắng ngăn chặn Trung Quốc", không cho Bắc Kinh gây ra một cuộc khủng hoảng lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. Theo chuyên gia này, do việc những thỏa thuận như vậy không đi xa như các hiệp ước phòng thủ chung, nên vẫn "có thể chấp nhận được trong thời điểm hiện tại" đối với Trung Quốc.

Các cuộc thăm dò cho thấy là phần lớn dư luận Nhật Bản ủng hộ việc củng cố quốc phòng của đất nước, nhưng các ý kiến ​​li khác nhau v cách tài tr cho mt n lc ln như vy.

Trọng Nghĩa

Published in Diễn đàn

Sách trắng Quốc phòng Nhật tố cáo Trung Quốc lợi dụng đại dịch bành trướng lãnh thổ

Cùng lúc Washington lên án mạnh mẽ Bắc Kinh gây căng thẳng ở Biển Đông, Nhật Bản ra báo cáo Quốc Phòng tố cáo Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động đòi chủ quyền gần các đảo có tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông, giữa lúc thế giới phải lo đối phó với dịch bệnh.

nhat0

Tàu tuần duyên Nhật Bản (trên) chặn tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 24/09/2012 - Reuters - Ảnh minh họa

Theo hãng tin Reuters, trong sách trắng Quốc Phòng thường niên công bố hôm nay, 14/07/2020, Nhật Bản tố Trung Quốc "tiếp tục ý đồ thay đổi nguyên trạng vùng biển Hoa Đông và Biển Đông".

Báo cáo về quốc phòng của Nhật tố cáo Trung Quốc xâm nhập liên tục vùng biển xung quanh các đảo đang có tranh chấp giữa hai nước trên Biển Hoa Đông. Cụ thể đó là quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý nhưng Trung Quốc và Đài Loan đều có đòi hỏi chủ quyền.

Còn trong vùng Biển Đông, tài liệu của Tokyo nêu rõ, trong lúc các nước đang tập trung chống đại dịch virus corona, Bắc Kinh đã có các hành động xác quyết chủ quyền bằng cách tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính trên các đảo đang có tranh chấp.

Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài, nhất là chi phí quốc phòng của Trung Quốc lớn gấp bốn lần của Nhật.

Bên cạnh vấn đề quốc phòng, sách trắng của Nhật còn tố cáo Bắc Kinh thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền bóp méo thông tin nguồn gốc đại dịch virus corona, muốn đổ trách nhiệm cho Mỹ.

Mối đe dọa khác mà Nhật đang phải đối mặt được sách trắng Quốc Phòng nêu ra đó việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như việc Nga trở lại các hoạt động quân sự trong vùng trời và vùng biển của Nhật, trong đó có những lần tập trận chung với Trung Quốc.

Anh Vũ

******************

Covid-19 : Hai căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa bị phong tỏa (RFI, 13/07/2020)

Hai căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Okinawa, miền nam Nhật Bản, đã bị phong tỏa sau khi có hơn 60 lính thủy quân lục chiến Mỹ bị nhiễm virus corona những ngày gần đây. Thống đốc Okinawa, Denny Tamaki đã yêu cầu chỉ huy lực lượng Mỹ đưa ra những biện pháp phòng chống nghiêm ngặt, và minh bạch trong việc thông báo cho chính quyền địa phương về tình hình lây nhiễm trong các căn cứ Mỹ.

nhat2

Sân bay trong căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ Futenma tại Okinawa (Nhật Bản). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2018. Reuters - Issei Kato

Thông tín viên RFI tại Nhật Bản, Frédéric Charles, tường thuật :

Có hai ổ lây nhiễm virus corona được khám phá trong căn cứ thủy quân lục chiến Futenma và Camp Hansen. Tổng cộng có 61 quân nhân bị nhiễm theo ban chỉ huy Mỹ.

Thống đốc Denny Tamaki đã không che giấu nỗi tức giận. Ngày 04/07, lính Mỹ mừng ngày Độc Lập của Mỹ trên các bãi biển và trong hộp đêm ở Okinawa, và tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho người địa phương.

Thống đốc Okinawa nghi ngờ là quân đội Mỹ đă không đưa ra biện pháp dự phòng cần thiết do số lương lây nhiễm cao như vây trong không đầy một tuần. Ông cũng lấy làm tiếc là những người lính mới đến Okinawa được cách ly trong những khách sạn bên ngoài các căn cứ.

Ban chỉ huy Mỹ đã tái lập những biện pháp hạn chế đối với quân nhân và nhân viên các căn cứ do số ca bị nhiễm virus tăng cao trở lại ở Nhật Bản. Hiện có đến 21.000 người bị nhiễm virus và 1000 người chết tại Nhật

Okinawa đón hai phần ba trong số 50.000 lính Mỹ đóng tại Nhật. Người dân địa phương cảm thấy nghẹt thở với sự hiện diện này. Cho đến nay đảo này chỉ có 150 ca nhiễm virus corona.

Mai Vân

Published in Châu Á

Chỉ riêng trong hai tháng 9-10/2018 Nhật Bản đã liên tục có những tuyên bố và hành động cụ thể nhằm khẳng định sự gắn bó với quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, luôn cho rằng họ có chủ quyền trên hầu hết vùng biển này.

bd1

Tàu chở trực thăng Kaga trong cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương ngày 26/09/2018. Reuters/Kim Kyung-Hoon - Ảnh minh họa

Một điểm nổi bật là Tokyo đã không còn ngần ngại trong việc dùng đến quân đội để thực hiện mục tiêu này. Đối với giới phân tích, rõ ràng là Tokyo đang đẩy mạnh chính sách can dự tích cực vào vấn đề Biển Đông được thủ tướng Shinzo Abe đề xướng từ khi ông trở lại cầm quyền từ năm 2012.

Trong bài phân tích "Nhật Bản đối lập với Trung Quốc tại Biển Đông – Japan versus China in the South China Sea", đăng trên trang mạng báo Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 03/10 vừa qua, giáo sư Yoichiro Sato thuộc Đại Học Ritsumeikan Asia Pacific University đã cho rằng Tokyo đi đúng hướng trong việc mở rộng và khẳng định vai trò quân sự của mình trong khu vực, không để cho Bắc Kinh tự do tung hoành.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cho rằng Nhật Bản cần phải luôn luôn liên minh chặt chẽ với Washington và các đồng minh của Mỹ, mở rộng hợp tác với các nước trong vùng đồng thời phải thận trọng để tránh một trường hợp như Philippines đã bất ngờ chạy theo Trung Quốc dưới thời tổng thống Duterte hiện nay…

Quyết tâm can dự quân sự

Đối với giáo sư Yoshiro Sato, quyết tâm can dự bằng lực lượng quân sự thể hiện rõ nhất trong vụ Nhật Bản cho tàu ngầm xuống Biển Đông vào trung tuần tháng 9 vừa qua, thậm chí còn tham gia tập trận cùng với một đội chiến hạm Mỹ - Nhật đang có mặt trong khu vực.

Đây được xem là một bước dấn thân mới của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông vì theo giáo sư Sato, đó là lần đầu tiên từ Đệ Nhị Thế Chiến mà một tàu ngầm Nhật Bản xuống tập trận ở Biển Đông.

Một số chuyên gia khác được nhật báo The Japan Times ngày 18/09 trích dẫn còn nhấn mạnh đến sự kiện chưa từng thấy là ngay sau cuộc tập trận, chiếc tàu ngầm Kuroshio của Nhật đã ghé thăm hữu nghị cảng Cam Ranh của Việt Nam, một đối thủ khác của Trung Quốc tại Biển Đông.

Mặt khác, giới lãnh đạo Nhật Bản, từ thủ tướng Abe, cho đến bộ trưởng Quốc Phòng Onodera đều loan báo công khai cuộc tập trận tàu ngầm ở Biển Đông, được giới quan sát cho là nhằm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Theo giáo sư Sato, đối với những nước công nghiệp lớn khác có lợi ích an ninh ở cấp độ thế giới, thì sự kiện liên quan đến hoạt động của tàu ngầm Nhật Bản đúng là chỉ đáng nêu lên ngắn gọn. Nhưng đối với Tokyo, đó là một động thái quan trọng trong tiến trình phải nói là rón rén hướng đến một vai trò rộng lớn hơn về quốc phòng mà thủ tướng Abe dứt khoát muốn thực hiện.

Cho dù công cuộc điều chỉnh Hiến Pháp chủ hòa chỉ mới ở trong giai đoạn chuẩn bị, nhưng ông Abe đã khéo tận dụng một cách đúng đắn những điều khoản luật hiện hữu để bảo vệ lợi ích của Tokyo.

Giáo sư Sato đánh giá là Nhật Bản đã hành động đúng đắn khi cho mở rộng phạm vi hoạt động, từ vùng biển của mình xuống tận Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải mang tính chất sống còn đối với Nhật Bản về năng lượng và kinh tế. Hơn nữa, đối thủ chiến lược đáng gờm của Nhật là Trung Quốc đang đòi chủ quyền trên các vùng biển đảo của khu vực và gia tăng sự hiện diện quân sự. Dấu hiệu mới nhất cho thấy tình hình căng thẳng leo thang là sự cố tàu chiến Trung Quốc và Mỹ xém đụng nhau ngày 30 tháng 9 vừa qua ở vùng đá Ga Ven có tranh chấp.

Nhật Bản cũng có lý khi gắn liền vai trò đang được mở rộng của mình với vai trò của Mỹ, vì rõ ràng là Nhật chỉ có thể đóng góp phụ thêm cho lực lượng Hải quân Mỹ hùng hậu và quyết đoán hơn nhiều.

Hoạt động gia tăng của Hải Quân Nhật phản ánh việc hai đồng minh cùng đẩy mạnh chiến lược hình thành "Khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở", một chiến lược chính trị còn có cả Ấn Độ và Úc cùng tham gia để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Mối đe dọa Trung Quốc…

Biển Đông đã trở thành đấu trường nơi mà sự va chạm giữa hai chiến lược hạt nhân của Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Bước đầu tiên mà Trung Quốc đã thực hiện để cải thiện khả năng đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ là đã triển khai tàu ngầm chiến lược ở Biển Đông, hoạt động từ một căn cứ ở đảo Hải Nam.

Duy trì năng lực chống tàu ngầm ở Biển Đông để đối phó với các nỗ lực của Trung Quốc là một nhân tố thiết yếu trong chiến lược của Hải Quân Mỹ, một chiến lược trong đó Nhật càng ngày càng đóng một vai trò hữu ích.

Những thách thức gần đây của Trung Quốc đối với tàu chiến Mỹ và Úc trong những chuyến tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông càng khẳng định tính chất xác đáng của những lời cảnh báo mà Tokyo đưa ra theo đó Trung Quốc là một mối đe dọa chiến lược.

Nhật Bản ngày càng tin chắc rằng Trung Quốc coi Biển Động là lãnh hải của mình. Sự vươn lên của Hải Quân Trung Quốc đang đặt ra một thách thức quân sự ngày càng tăng đối với Mỹ, nhưng trước tiên hết, sức mạnh đó được dùng để ép buộc các quốc gia Đông Nam Á phải chấp nhân đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp như chung quanh Trường Sa chẳng hạn.

Đáp trả của Tokyo

Trước sự hiện diên ngày càng mạnh của Hải Quân Trung Quốc ở Biển Đông, Nhật Bản đã đáp trả bằng cả phương cách ngoại giao lẫn quân sự.

Từ năm 2010, Tokyo đã luôn công khai chỉ trích Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, kêu gọi một giải pháp thương lượng giữa các bên tranh chấp trong đó có Việt Nam và Philippines.

Nhật đã làm việc cùng với Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á để nêu lên giải pháp này trong nhiều diễn đàn khu vực như Thượng đỉnh Đông Á hàng năm. Nhật cũng hợp tác với các quốc gia vùng eo biển Malacca, một chốt giao thông đường biển quan trọng, để đảm bảo an toàn cho tàu buôn qua lại nơi này.

Tokyo đã đóng góp cho những hoạt động chống hải tặc trong vùng và giúp phát triển mạng lưới tuần duyên đã được mở rộng ra các nước ven bờ Ấn Độ Dương. Nhật đã cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines từ năm 2015, cho dù đã từ chối yêu cầu của Philippines về máy bay do thám và chống tàu ngầm P3-C.

Trên bình diện rộng lớn hơn, tàu chở trực thăng Izumo đã tham gia cuộc tập trận Malabar ở Biển Đông cùng với Hải quân Mỹ và Ấn Độ vào năm 2017. Nội dung rèn luyện cũng là tập trận chống tàu ngầm.

Có điều, như ghi nhận của giáo sư Sato, khả năng phòng không giới hạn của những chiếc tàu chở trực thăng Nhật Bản không cho phép Tokyo đơn phương hành động ở Biển Đông trong trường hợp có tranh chấp thực thụ. Ngay cả khả năng triển khai chiến đấu cơ F-35 trên tàu Kaga - đang được thảo luận ở Tokyo - cũng chỉ mang lại kết quả giới hạn mà thôi. Trong khi thì năng lực quân sự của Trung Quốc phát triển nhanh chóng với những căn cứ xây dựng trên các đảo đá tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên các chiến dịch của Mỹ trong vùng – với sự tham gia của Nhật – đã ngăn được việc Trung Quốc chuẩn bị triển khai chiến đấu cơ và oanh tạc cơ tại đây và Trung Quốc đã luôn phản đối hoạt động của Hải Quân Nhật ở Biển Đông.

Hiến pháp hiện hành cho phép hoạt động quân sự của Nhật…

Chính sách năng nổ mới về mặt an ninh của Nhật vẫn được thực hiện trong khuôn khổ Hiến Pháp chủ hòa. Điều 9 được diễn giải lại năm 2014, đã cho phép Nhật Bản tham gia các hoạt động phòng thủ chung, mở đường cho việc hợp tác với Mỹ hay đồng minh của Mỹ như Úc, khi nổ ra chiến tranh.

Theo cách diễn giải mới, phạm vi địa lý của công cuộc hợp tác đã được mở rộng ra "bên ngoài vùng Châu Á-Thái Bình Dương", và phạm vi nhiệm vụ của Quân Đội Nhật Bản không còn giới hạn ở việc "hỗ trợ từ phía sau".

Giáo sư Sato nhận thấy Nhật Bản đã làm đúng khi dấn thân nhiều hơn vào Biển Đông, trong bối cảnh Hải Quân Mỹ không còn duy trì được uy thế thống trị áp đảo do đà vươn lên của Hải Quân Trung Quốc.

Tokyo do đó đang bổ sung vào những chỗ thiếu sót của Mỹ, cả về năng lực lẫn uy tín, vào lúc mà sự nghi ngờ ngày càng tăng về cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Châu Á.

Nhật Bản cũng có lý khi duy trì một sự thận trọng trong việc hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á. Nhật Bản đã tránh không cung cấp các phương tiện tấn công quân sự tinh vi, vì điều này hàm chứa nhiều rủi ro.

Việc chuyển giao vũ khí tối tân có thể gây nên tình trạng bất hòa không mong muốn giữa các quốc gia Đông Nam Á vào lúc mà sự đoàn kết giữa các nước này là điều thiết yếu trong việc chống lại Trung Quốc.

Cũng có nguy cơ một nước chuyển hướng đi theoTrung Quốc, như điều đang xẩy ra với Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte.

Đối với giáo sư Sato, Nhật Bản có thể tiếp tục mở rộng vai trò của mình tại khu vực Biển Đông mà không bị lệ thuộc vào tranh cãi chính trị trong nước về việc cải tổ Hiến Pháp.

Tokyo có thể yên tâm hành động khi theo đúng nhiệm vụ hỗ trợ và thúc giục Hoa Kỳ tôn trọng các cam kết đối với an ninh hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Còn việc đơn phương kết nối với các đối tác địa phương trong vùng Biển Đông thì cần phải được tiến hành thận trọng, đặc biệt là khi cung cấp vũ khí tinh vi.

Tóm lại, Hiến Pháp hiện hành cho phép Nhật Bản tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, đồng thời ngăn cản không cho Tokyo lún sâu vào những mối quan hệ đầy rủi ro với các đối tác địa phương khó lường.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 16/10/2018

Published in Diễn đàn