Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc mưu đồ biến Pakistan thành đặc khu kinh tế

Huyền thoại Emmanuel Macron tiêu tan, báo chí trong và ngoài nước thất vọng tổng thống Pháp. Venezuela lung lay nhưng tổng thống Nicolas Maduro vẫn bám trụ nhờ vàng đen và… Mỹ. Con đường tơ lụa mới của Tập Cận Bình tại Pakistan : Trung Quốc mua chính phủ nhưng không mua được dân, là một số chủ đề của các tạp chí trong tuần.

pakistan1

Một cửa hiệu ở Peshawar, Pakistan tràn ngập hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 07/08/2018. Reuters/Fayaz Aziz

Trên trang bìa, tuần báo L'Express đặt câu hỏi : "Tại sao Macron phải thay đổi ?". Hai đồng nghiệp L’ObsLe Point tiên đoán điện Elysée đang mưu tính gì trong khi trang nhất của Courrier international khẳng định huyền thoại Macron đã tan biến và do đâu mà báo chí quốc tế thất vọng. Về hồ sơ quốc tế, "hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan" được đặc phái viên Le Point phân tích lợi hại :

Hải cảng Gwadar được Trung Quốc đầu tư 500 triệu đô la để nâng cấp chỉ là bước đầu trong dự án thiết lập một đường hành lang trên bộ 2000 km để Trung Quốc có thể vận chuyển hàng hóa từ Kachgar đến biển Arabie nhằm làm sống lại con đường tơ lụa nối liền hai lục địa Á- Âu.

Hai mục tiêu công khai của Trung Quốc là mở cánh cửa thông thương cho các tỉnh miền tây nối với Châu Phi qua ngã Pakistan và giúp cho quốc gia nghèo đông dân, 210 triệu dân, được phát triển để không rơi vào ảnh hưởng của thánh chiến Hồi giáo.

Các công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư 62 tỷ đôla để xây dựng nhà máy điện mặt trời, canh tân hệ thống xa lộ, đường xe lửa và đặt cáp quang. Thế nhưng một nhà phân tích chính trị người Trung Quốc, xin giấu tên, lại cho rằng chủ tịch Tập Cận Bình có một "thâm ý" khác, đó là muốn được lịch sử ghi tên : "Dự án hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan cũng như con đường tơ lụa mới được Tập Cận Bình khai thác để củng cố quyền lãnh đạo và để lại dấu tích trong lịch sử".

Về phần Islamabad, từ 2008 đến nay, do tình hình bất an, do khủng bố, Pakistan bị giới đầu tư lần lượt rút bỏ : Đầu tư Trung Quốc là cơ hội để Pakistan đuổi theo Ấn Độ. Quân đội Pakistan nghĩ rằng New Delhi không bao giờ chấp thuận để mất một phần lãnh thổ sau khi Anh Quốc trao trả độc lập nay là Pakistan Hồi giáo. Đối với quân đội, điều sinh tử là phải ngăn chặn Ấn Độ trở thành cường quốc số một trong vùng và do thế cần một nền kinh tế hùng mạnh để có tiền trang bị vũ khí.

Đặc khu kinh tế khắp nước hay cả nước biến thành đặc khu kinh tế ?

Tuy không rõ thâm ý của Bắc Kinh và quy mô thực sự của dự án nhưng Islamabad chấp nhận bởi vì… tâm lý chống Ấn Độ. Trong khi đó, ngay giới chuyên gia Trung Quốc cũng nghi ngờ có điều bí ẩn.

Để thực hiện mục tiêu cân bằng lực lượng với Ấn Độ, Islamabad chọn liên minh với Bắc Kinh thay vì với Washington. Vụ đột kích giết Bin Laden năm 2011 không thông báo trước với chính quyền Pakistan đã đánh dấu mối rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Pakistan.

Trong thời gian qua, Mỹ cũng xích lại với Ấn Độ qua các thỏa thuận về hạt nhân dân sự, về hợp tác hải quân và trở thành nguồn cung cấp vũ khí cho Ấn Độ đứng thứ hai chỉ sau nước Nga. Hãy nghe tướng Ghafoor phát biểu : "Nhìn xem chính quyền Trump : đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley là người gốc Ấn, đại sứ Mỹ tại New Delhi cũng gốc Ấn, áp lực hành lang của người Ấn tác động lên chính sách ngoại giao của Mỹ".

Vấn đề, theo Le Point, từ khi Trung Quốc khởi động dự án "hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan", tiếng nói chỉ trích nổi lên trong nước. Khurram Husain, phóng viên kinh tế của báo Dawn lưu ý : "Dự án Trung Quốc kéo dài đến 2030 và xa hơn thế nữa. Chính quyền nói đến các đặc khu kinh tế đó đây trên lãnh thổ nhưng một nguồn tin Trung Quốc cho biết các công trường hiện tại chỉ là nốt nhạc đầu của một bản đại hòa tấu". Được báo chí đặt câu hỏi, đại sứ Trung Quốc từ chối trả lời, viện lý do chỉ nói chuyện với chính quyền sở tại.

Bắc Kinh giăng bẫy nợ

Tại Pakistan, không ai rõ điều kiện tài trợ cho các đại công trình ra sao. Ngân hàng Trung Quốc cho vay nhưng ai bảo hiểm và bảo hiểm bao nhiêu ? Nếu Pakistan vỡ nợ thì sao ? Chuyên gia kinh tế Akbar Zaidi lo ngại đất nước của ông sẽ đánh mất chủ quyền.

Tại Trung Quốc cũng có quan điểm ngờ vực. Nhà phân tích Trung Quốc trích dẫn bên trên cho biết : Nhiều chuyên gia và quan chức trong đảng cộng sản cũng nghi ngờ thực chất của dự án hành lang kinh tế. Vận chuyển hàng từ miền tây Trung Quốc đến cảng Gwadar dài 3.000 km, qua những ngọn núi cao 4.600 mét sẽ tốn kém vô cùng.

Nhưng phe chủ xướng mang "lợi ích chiến lược" ra giải thích : Trung Quốc được quyền sử dụng hải cảng trong biển Arabian nằm gần vịnh Ba Tư. Nhà phân tích Trung Quốc bình luận : Lợi ích chỗ nào ? Chi ra 62 tỷ đôla để có một căn cứ hậu cần là điều phi lý.

Cho đến nay, hàng lang kinh tế làm Pakistan trả giá nặng : tăng nhập khẩu hàng Trung Quốc lên bốn lần, tính đến tài khóa 2016-2017, Pakistan chi ra 14 tỷ đô la để mua máy móc và xi măng của Trung Quốc, trong khi trữ lượng ngoại tệ chỉ đủ để chu toàn nhập khẩu trong hai tháng.

Tập Cận Bình "ma cà rồng"

Nhân công Trung Quốc tràn ngập. Tại một nước Hồi giáo mà thịt heo bán công khai và nhất là cách thức Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ làm dân chúng Pakistan bất bình, phong trào chống Trung Quốc trỗi dậy.

Hiệp định mậu dịch tự do với Trung Quốc cũng là lưỡi dao kề cổ Pakistan. Chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân Ehsan Malik cho biết một thí dụ : buôn bán với Trung Quốc, xí nghiệp Pakistan bị thuế quan cao hơn là giao dịch với ASEAN nhất là gạo và bông sợi. Pakistan cũng phải xuất khẩu hầu hết bông vải sang Trung Quốc để Trung Quốc dệt may… bán quần áo sang Mỹ để cạnh tranh với Pakistan.

Chưa hết, các công trình xây dựng tại Pakistan đều do công nhân Trung Quốc thực hiện với vật liệu nhập từ Trung Quốc. Tóm lại, Pakistan không thu lợi được bao nhiêu. Từ 20.000 đến 30.000 kiều dân Trung Quốc lưu trú tại Pakistan, với hàng quán mọc lên như nấm, bán cả thịt heo, món cấm tại xứ Hồi. Sự hiện diện này, cộng với dự án thiếu minh bạch và cách đối xử thô bạo của Bắc Kinh đối với người dân Tân Cương đã làm trỗi dậy một phong trào bài Trung Quốc.

Trường hợp một người dân Pakistan 39 tuổi, năm 2008, sang Tân Cương làm việc rồi lấy vợ Trung Quốc. Năm 2016, người vợ bị bắt đi "học tập chính trị" và biệt tích. Người chồng không được đi thăm, sau đó giấy cư trú không được gia hạn, phải chạy về nước. Vụ này đã gây một làn sóng phản đối tại Pakistan. 62 tỷ đôla xứng đáng để chính quyền im lặng nhưng báo chí lên tiếng phát động chiến dịch đòi sự thật. Trên Facebook, Tập Cận Bình bị miêu tả là "ma cà rồng" hút máu 20 triệu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Pháp : Thần tượng sụp đổ ?

Trở lại tình hình chính trị nước Pháp, năm thứ hai nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron được dự báo sẽ rất phức tạp. Kinh tế hụt hơn và một số vụ tai tiếng trong giới thân cận đã làm thần tượng sụp đổ, theo nhận định của hai tờ báo Anh và Canada được Courrier International trích dịch. Trái lại, một nhật báo Ý an ủi dân Pháp nên biết có nhiều may mắn hơn láng giềng Ý.

Theo Le Point, tổng thống Pháp chỉ có nỗi ám ảnh là chiến thắng bầu cử Nghị viện Châu Âu trong năm 2019. Chủ nhân điện Elysée kỳ vọng vào chính sách cải cách xã hội để thuyết phục cử tri : luật khế ước xí nghiệp cho phép nhân viên tham gia đầu tư và chia lợi nhuận, luật chống nghèo khó khuyến khích dân chúng tự lập xí nghiệp, luật hưu trí kéo dài tuổi lao động…

Cùng nhận định, tuần báo cánh tả L’Obs xác quyết là cho dù bị tai tiếng trong vụ cận vệ đặc biệt lộng quyền đánh người biểu tình, hành pháp vẫn tiếp tục tiến hành cải cách từ chống nghèo khó, thất nghiệp, hưu trí đến tái tổ chức bệnh viện… Trong hồ sơ y tế này, độc giả tò mò có thể xem trên Le Point danh sách 50 nhà thương hàng đầu của Pháp. Theo điều tra riêng của tuần báo, ba hạng đầu là bệnh viện của đại học y khoa Toulouse, Bordeaux và Lille. Nhiều bệnh viện ở Paris đứng cuối bảng.

Tuần báo L’Express "lo lắng" cho Emmanuel Macron bởi vì "dư chấn của vụ tai tiếng mà cận vệ đặc biệt Benalla gây ra". Những ngày tháng tới sẽ rất căng, L’Express, mượn lời của cựu bộ trưởng đại học Valérie Pécresse, cảnh báo : Năm thứ hai nhiệm kỳ là cơ may cuối cùng để thực hiện lời hứa với cử tri, tổng thống không thể chậm trể hơn nữa vì đã mất hết hào quang của một nhân vật được mô tả là "đổi mới". Chủ nhân điện Elysée phải thay đổi, đó là kết luận của L'Express.

Courrier International cũng cho rằng tổng thống trẻ tuổi của Pháp đã mất hết huyền thoại, theo báo chí nước ngoài. Daily Telegraph từ Luân Đôn lấy làm tiếc là lẽ ra nước Pháp phải bước vào thời kỳ hiện đại với tổng thống 40 tuổi, được bầu vào năm 2017. Tuy nhiên, các biện pháp cải cách chỉ được thực hiện một cách rụt rè. Thuế đánh lên xí nghiệp vẫn còn cao và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rơi từ hạng 22 xuống 26.

Báo The Globe and Mail của Canada , bên cạnh hí họa một người đàn ông trung niên vất vả đẩy chiếc xe 2 mã lực (deux chevaux) đề tựa khôi hài : Tổng thống không có toàn hảo lắm. Tính tự ái cho mình là "chiếc rốn của vũ trụ" có lẽ Emmanuel Macron là số một, không ai bằng. Donald Trump và Justin Trudeau là những ông thầy tu nếu so sánh với tổng thống Pháp.

Dễ thương hơn hai đồng nghiệp báo Anh ngữ, nhật báo Ý Il Foglio, tuy cũng chỉ trích những khiếm khuyết của tổng thống Pháp, đã kêu gọi dân Pháp không nên thất vọng : Nếu tôi là người Pháp, trước khi khẻ tay tổng thống, tôi nhìn qua một vòng nước Ý để thấy giới chính khách mị dân phô trương bản lãnh phá hoại Châu Âu như thế nào.

Dầu hỏa cứu chế độ Maduro

Về thời sự Nam Mỹ, trong lúc Venezuela bị lạm phát phi mã, có thể đến 1.000.000% vào cuối năm nay, theo dự báo của Quỹ IMF, đất nước phá sản, hơn 2 triệu dân đi tị nạn, thực phẩm khan hiếm, giá cả leo thang, chính quyền vô kế khả thi thế mà tổng thống Nicolas Maduro vẫn thản nhiên, giới thân cận và phe ủng hộ vẫn tin tưởng. Đó là nhờ hai yêu tố không ngờ mà nhật báo El Nuevo Diario của Nicaragua lý giải sau đây :

Trong bài "Vàng đen cứu tổng thống Venezuela" nhà báo Adolfo Miranda Saenz nói thẳng đó là dầu hỏa và nước Mỹ. Đồng minh của Venezuela là Nicaragua cũng không mua dầu của nước bạn mà nhập dầu lọc của Mỹ. Bản thân Venezuela là nguồn cung cấp dầu hỏa đứng hàng thứ tư của Mỹ. Cho dù Venezuela có trữ lượng dầu hỏa to lớn nhưng chỉ chọn khách hàng "tiền trao cháo múc", chỉ có ba nước là Mỹ, Ấn và Trung Quốc.

Do tình trạng các nhà máy lọc dầu xuống cấp, Venezuela bán dầu thô cho Mỹ và nhập dầu đã lọc từ Mỹ cũng như Nicaragua bán ngô bắp cho Costa Rica để nhập lại hạt bắp nướng. Tại Mỹ, công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA là chủ nhân duy nhất của Citgo, một đại tập đoàn có trụ sở tại Houston, Texas, chủ nhân của 3 nhà máy lọc dầu, 48 kho dự trữ và 6.000 cây xăng với doanh số hàng năm 32,4 tỷ đô la.

Cho dù khối lượng dầu hỏa sản xuất có ít đi nhưng với thu hoạch khổng lồ này, tổng thống Nicolas Maduro có đủ đôla để bám quyền, để sống vương giả và bảo đảm cho những người thân cận và đám công chức trung thành cũng như sĩ quan quân đội một cuộc sống đầy đủ trong khi đất nước phá sản.

Bé sơ sinh học nhanh hơn người lớn

Về y khoa, tuần báo L’Express giới thiệu một khám phá mới về trí thông minh của trẻ sơ sinh. Trước khi biết nói, trẻ sơ sinh đã học nhanh hơn người lớn biết rút tỉa bài học sai lầm, phân biệt được kinh nghiệm đã biết và những gì mới chưa gặp, biết tìm thông tin mới và học cách tránh lầm lỗi. Cụ thể là biết đánh tiếng gọi người lớn nếu cảm thấy có nguy cơ té ngã.

Tú Anh

Published in Châu Á

Pakistan : "Cải cách thuế", chướng ngại đầu tiên đối với tân thủ tướng

Ngày thứ Bảy, 18/08/2018, ông Imran Khan, cựu vô địch môn cricket đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Pakistan. Trong bài diễn văn, ông hứa hẹn đưa đất nước đi vào "một kỷ nguyên mới".

pakistan1

Pakistan : Ông Imran Khan (trái) cạnh tổng thống Mamnoon Hussain trong buổi tuyên thệ nhậm chức thủ tướng ngày 18/08/2018 tại Islamabad. Press Information Department (PID) Handout via Reuters

Le Figaro (21/08/2018) trong bài viết đề tựa "Imran Khan đối mặt với thách thức của một nước Pakistan mới", nhận định tân thủ tướng Pakistan sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cải cách thuế khóa.

Tân thủ tướng Pakistan đặt ra ba ưu tiên : chống gian lận thuế, chống tham nhũng và giảm lãng phí chi tiêu nhà nước. Quả thật, ông không còn giải pháp nào khác. Bởi vì, đất nước đang đối mặt với một khối nợ khổng lồ : 28.000 tỷ rupi (tương đương với 200 tỷ euro), chiếm đến 80% tổng sản phẩm nội địa. Dự trữ ngoại tệ chỉ đủ dùng cho hai tháng.

Để tránh cuộc khủng hoảng, ông Imran Khan phải chọn một trong ba giải pháp : nguồn trợ giúp từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, nguồn tài trợ từ các ngân hàng phát triển đa phương hoặc sự hỗ trợ từ đồng minh Trung Quốc. Và ông Imran Khan ý thức được rằng bất kể là kịch bản nào, bên cho vay đều sẽ đòi hỏi các chương trình cải cách.

Bên cạnh việc hứa hẹn làm trong sạch tài chính công, tân thủ tướng Pakistan còn cam kết nâng cao trình độ học vấn các trường công, tạo điều kiện cho 22,5 triệu trẻ em đến trường học và thiết lập một hệ thống bảo hiểm y tế cho người nghèo, cũng như xây thêm 5 triệu nhà xã hội.

Nói thì dễ, làm thì khó. Bởi vì, theo Le Figaro, khó khăn đầu tiên tân thủ tướng phải đối mặt là cải cách thuế. Chỉ có 800.000 người trong tổng số 200 triệu dân phải nộp thuế. Tầng lớp chính trị gia là nhà vô địch gian lận thuế. Theo số liệu của Trung Tâm Nhà Báo Điều Tra Pakistan, 60% các ứng viên bầu cử lập pháp và ba trong số 16 bộ trưởng là không nộp thuế.

Công cuộc cải cách thuế của tân chính phủ Pakistan sẽ còn khó khăn hơn khi mà ông Imran Khan, để giành thắng lợi cuộc bầu cử này, đã phải thành lập một liên minh với nhiều chính trị gia lão luyện, thay vì là đổi mới tầng lớp chính khách. Le Figaro cho biết trong số 16 tân bộ trưởng, có đến 12 người từng làm việc dưới thời chế độ độc tài của tướng Musharraf trong những năm 2000.

Đến mức bài xã luận của nhật báo Dawn của Pakistan số ra ngày thứ Hai 20/08, được Le Figaro trích dẫn đã không ngần ngại chỉ trích rằng "Imran Khan thông báo các dự án cải cách đầy tham vọng. Tiếc rằng ông đã chọn các nhân vật biểu tượng cho sự trơ ì".

Quan hệ Islamabad và Washington "nổi sóng ba đào"

Liên quan đến đối ngoại, Le Figaro dự báo sóng gió trong mối quan hệ Mỹ - Pakistan. Việc ông Imran Khan trở thành thủ tướng còn làm cho mối quan hệ này thêm bất định.

Quan hệ Mỹ - Pakistan bỗng trở nên trục trặc từ đầu năm nay. Đầu tiên hết là dòng tweet đầu năm của ông Donald Trump với những lời lẽ giận dữ hiếm thấy nhắm vào Pakistan : "Hoa Kỳ phung phí 33 tỷ đô la cho nước này từ 15 năm qua để rồi chỉ nhận được những lời giả dối và lừa phỉnh".

Quốc hội Mỹ bực bội thái độ lửng lờ của Islamabad với phe Taliban nên cũng giảm viện trợ xuống còn ở mức 150 triệu đô la cho năm 2019. Mới đây nhất là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn ngăn chặn Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF hỗ trợ nước này để lấp vào khoảng tụt giảm nguồn dự trữ ngoại tệ, vì cho rằng Pakistan dùng tiền tài trợ IMF, nhưng trên thực tế có nguồn gốc từ Ngân Khố Mỹ, để trả nợ cho Trung Quốc.

Về phía Pakistan, ông Imran Khan, trong bài phát biểu mừng chiến thắng bầu cử, đã có những lời lẽ nặng nề cho rằng "đây không phải một mối quan hệ đối tác, mà là một mối quan hệ chủ - tớ. Quân đội Pakistan chỉ là một lực lượng đánh thuê của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố". Do vậy, cũng như Mỹ, chính sách của nước này phải là "Pakistan trước đã" như tuyên bố của tân ngoại trưởng Shah Mahmood Qureshi.

Thái độ hờ hững với Mỹ cũng bắt đầu hiện rõ trong giới quân đội, nhất là kể từ sau vụ ám sát Ben Laden do lực lượng Navy Seals của Mỹ tiến hành tại Abbottabad năm 2011. Kể từ đó, Pakistan chuyển hướng thắt chặt hợp tác quân sự với Trung Quốc. Trong giai đoạn 2012-2017, Bắc Kinh trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Islamabad.

Đầu tư kinh tế cũng tăng theo với dự án "Một vành đai, một con đường". Nhờ vậy mà Pakistan ngày càng ít lệ thuộc vào Mỹ. Liên minh với Trung Quốc ngày càng rõ nét hơn khi Pakistan cảm thấy khó chịu trước sự xích lại gần giữa Hoa Kỳ và đối thủ Ấn Độ.

Cuối cùng, Le Figaro cho rằng, cuộc trắc nghiệm cho quan hệ Mỹ - Pakistan sẽ diễn ra tại Afghanistan. Tổng thống Ashraf Ghani thông báo hưu chiến trong ba tháng. Phe nổi dậy Taliban chưa cho biết họ có ý định tạm ngưng các cuộc tấn công chống lại quân chính phủ Afghanistan hay không. Pakistan, nơi ẩn náu của nhiều lãnh tụ và chiến binh Taliban chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với cách thức tiến hành các chiến dịch.

Trump và Erdogan : Một cuộc đọ sức khác

Không chỉ căng thẳng với Islamabad, chính quyền Washington giờ còn phải đọ sức với Ankara. Le FigaroLes Echos cùng nhận định "chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong cuộc đọ sức giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ".

Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, vốn dĩ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" kể từ sau vụ đảo chính hụt tổng thống Erdogan và làn sóng bắt bớ nhắm vào những người ủng hộ giáo chủ Gulen đang sống tỵ nạn tại Mỹ, nay còn căng thẳng hơn.

Nguyên nhân là vì Ankara giam giữ mục sư Andrew Brunson. Hôm thứ Sáu 17/08, tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lệnh quản thúc tại gia đối với vị mục sư này bất chấp các áp lực từ Washington và đề nghị của luật sư. Chính quyền Ankara cáo buộc vị mục sư này, sinh sống tại Izmir từ 21 năm nay, có các hoạt động gián điệp và có quan hệ với các tổ chức khủng bố.

Trước việc chính quyền Erdogan từ chối "khuất phục" trước áp lực của Mỹ, tổng thống Donald Trump đã giận dữ áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào hai bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và đồng thời tăng gấp đôi mức thuế đánh vào nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Để đáp trả, Ankara thông báo tăng thuế lên nhiều mặt hàng nhập khẩu của Mỹ.

Hệ quả là kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chao đảo. Trong vòng vài ngày, đồng tiền quốc gia mất giá đến 40%, xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử. Dư chấn khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu lan sang các nước khác, nhất là Đức. Vụ việc chưa biết hồi nào kết thúc, nhưng vụ nã súng vào đại sứ quán Mỹ ngày hôm qua chắc chắn còn làm cho căng thẳng hai bên tăng thêm một nấc.

Trang nhất các báo Pháp

Đề tài trên trang nhất các báo Pháp khá đa dạng. Nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận "Doanh nghiệp : Cổ tức kỷ lục của thời hồi phục kinh tế thế giới".

Trong quý II/2018, các doanh nghiệp đã trả gần 500 tỷ đô la lợi tức, một mức lớn chưa từng có. Bốn nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Pháp gần như chiếm đầu bảng 12 quốc gia chi cổ tức nhiều nhất.

Liên quan đến thời sự Châu Âu, La Croix chú ý đến "lời kêu gọi của giáo hoàng gởi đến các giáo dân trước vấn nạn lạm dụng tình dục". Le Monde thì bận tâm đến cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu. Còn 9 tháng nữa mới diễn ra bầu cử, nhưng "các đảng phái chính trị đang rục rịch tìm kiếm ứng viên". Le Monde còn dành một góc trang trọng trên trang nhất để tưởng niệm cố tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với hàng tựa "Kofi Annan, lương tâm toàn cầu".

Về phần mình, Le Figaro đăng hình hai cụ người Triều Tiên, ôm chầm lấy nhau khóc nức nở rồi đề tựa "Cuộc hội ngộ đau xé lòng của các gia đình ly tán bởi cuộc chiến Triều Tiên". Xé lòng vì những người tham gia cuộc hội ngộ này đều là các cụ già đã hơn 80 tuổi. Nhiều người trong số họ đã phải ngồi xe lăn. Đây là cơ hội cuối cùng để được gặp lại người thân trước khi về cõi vĩnh hằng. Và cùng với thời gian, những cuộc gặp như thế sẽ ngày càng hiếm hoi.

Le Figaro chua xót nhận xét, đối với họ, đó còn là một cuộc trắc nghiệm tâm lý nặng nề. Bao nhiêu năm xa cách chỉ được gặp vài giờ để rồi xa nhau mãi mãi. Những giây phút nặng đầy cảm xúc cho thấy những người tham dự phải có một sức chịu đựng tâm lý đáng kính phục.

Minh Anh

Published in Châu Á

Cuối năm 2017, đài RFI của Pháp đã đưa lên bài "Năm 2017, Donald Trump làm thế giới choáng váng" tóm lược lại những biến cố mà Donald Trump đã làm cho cả thế giới điên đầu trong năm vừa qua. Mở đầu, tác giả viết : "Bất ngờ đắc cử tổng thống của cường quốc số một thế giới với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên", ông Donald Trump với tính khí khó lường đã có một năm 2017 gây náo động thế giới bởi những quyết định chưa từng có, khi thì tấn công vào cả hệ thống thế giới đa phương, lúc thì không ngần ngại châm ngòi làm bùng nổ rối loạn ở nơi này nơi kia".

pakistan1

Trump tin rằng mình là Tề Thiên Đại Thánh có thể hô phong hoán vũ

Nhà phân tích Barbara Slavin, thuộc cơ quan tư vấn Atlantic Council, nhận thấy "có vẻ như ông Trump nghĩ rằng sức mạnh quân sự và kinh tế của nước Mỹ là đủ để cho phép làm bất cứ điều gì họ muốn". Thế nhưng, theo chuyên gia này, "Hoa Kỳ chỉ thực sự là cường quốc khi hành động làm sao để tạo ra đồng thuận quốc tế".

Trong thực tế, Trump tin rằng mình là Tề Thiên Đại Thánh có thể hô phong hoán vũ !

Một biến cố bất thường mới

Với đầu óc ấu trĩ, ngày 1/1/2018 trong tweet đầu tiên của năm 2018 Trump lại gây ra một biến cố bất thường khác. Ông viết :

"Hoa Kỳ đã hào phóng cho Pakistan hơn 33 tỷ USD viện trợ trong 15 năm qua, và họ cho chúng tôi không có gì ngoài sự lừa dối và lừa đảo, nghĩ rằng các nhà lãnh đạo của chúng tôi là những kẻ ngốc. Họ cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho những kẻ khủng bố mà chúng tôi săn lùng ở Afghanistan, cùng với một phần sự giúp đỡ. Không còn nữa (về vấn đề viện trợ) !"

Các nhà phân tích nói rằng Donald Trump thường không hiểu gì về những vấn đề ông ta muốn nói hay chỉ hiểu một cách nông cạn về những vấn đề ông ta muốn nói và muốn làm, chẳng hạn như sự biến đổi khí hậu, hiệp ước TTP, hiệp ước hạt nhân Iran...

Trong vấn đề Pakistan cũng vậy. Đây là một lời tuyên bố có tính cách chiến thuật, đã được nhiều viên chức Hoa Kỳ phát biểu nhiều lần, nhắm thúc đẩy Pakistan thành công cụ chống Taliban thay cho Mỹ, nhưng với kinh nghiệm đau thương của Việt Nam Cộng Hòa, Pakistan đã tìm cách từ chối. Một lời tuyên bố có tính các chiến thuật như thế thường được giao cho các cấp thuộc quyền trong chính phủ như các cố vấn, các chuyên gia hay một hãng tin nào đó chẳng hạn. Nhưng nay chính Tổng thống Donald đã chụp lấy và la lên để chứng tỏ ta đây mới là "dân chơi cầu bốn cẳng" thứ thiệt !

Tuần trước, tờ New York Times đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Trump đã nghiêm túc cân nhắc liệu có nên chặn lại 255 triệu USD viện trợ cho Islamabad - trước đó đã bị trì hoãn - về sự thất bại của họ trong việc trấn áp các nhóm khủng bố ở Pakistan hay không.

Trump cũng không biết rằng nếu Pakistan trả đũa, Mỹ sẽ gặp khó khăn như thế nào !

Diễn biến đưa tới biến cố

Ngày 25/12/1979, Quân đoàn 40 của Liên Xô bắt đầu tiến vào Afghanistan để bảo vệ chế độ Karmal. Để chống lại Liên Xô, năm 1980 CIA bắt đầu giúp quân kháng chiến Mujahideen. Osama Bin Laden đã đưa quân tới Afghanistan để tham chiến. Thấy Bin Laden có khả năng và có quyết tâm, CIA đã huấn luyện Bin Laden về tình báo và chiến đấu có kỷ thuật cao để chống lại Liên Xô.

Với sự giúp đỡ của CIA, Bin Laden thành lập những trại huấn luyện riêng của mình và trong 2 năm đã xây dựng được 6 trại. Hoa Kỳ đã viện trợ vũ khí và phương tiện cho Bin Laden, nhờ vậy ông đã trực tiếp điều khiển các binh sĩ mở 5 trận đánh lớn với quân Liên Xô và hàng trăm trận giao tranh lẻ tẻ, làm quân Liên Xô điêu đứng. Rõ ràng Bin Laden là con đẻ của CIA.

Không chống nổi quân Mujahideen, tháng 4 năm 1988, Liên Xô đã phải ký Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh và rút quân Liên Xô khỏi Afghanistan năm 1989. Sau khi Liên Xô rút, Mỹ đã bỏ rơi Afghanistan, không hề giúp chính phủ mới xây dựng lại đất nước.

Ngày 2/8/1990, Tổng thống Saddam Hussein của Iraq đã đem quân xâm lược Kuwait, Bin Laden đề nghị đưa 4.000 quân Mujahideen của ông từ Afghanistan về bảo vệ Saudi Arabia, nhưng bị bác bỏ. Chỉ vài tuần sau, Hoa Kỳ tiến vào Saudi Arabia để giải phóng Kuwait khiến Bin Laden bất mãn vô cùng. Ông cho rằng vấn đề của người A-rập phải để người A-rập giải quyết với nhau, Hoa Kỳ không được can thiệp vào. Từ đó, Bin Laden bắt đầu chống Mỹ.

Ngày 11/9/2001, một loạt bốn vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại Hoa Kỳ làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương, gây ra thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỉ USD và gây tổn thất tổng cộng 3 nghìn tỷ USD. Lúc đầu, Bin Laden, thủ lĩnh của al-Qaeda, phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến vụ tấn công này, nhưng vào năm 2004 ông nhận trách nhiệm.

Tổng thống Mỹ George W. Bush đã yêu cầu chính quyền Taliban ở Afghanistan giao nộp Bin Laden và trục xuất al-Qaeda, nhưng Taliban đã từ chối, trừ khi Mỹ có bằng chứng Bin Laden có dính líu đến vụ 9/11. Ngày 7/10/2001 Tổng thống Bush ra lệnh tấn công Afghanistan.

Tầm quan trọng của Pakistan

pakistan2

Bản đồ Pakistan - Afghanistan

Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy Afghanistan có đường biên giới dài với Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc, và Trung Quốc ở khu vực viễn đông bắc. Như vậy Mỹ muốn đem quân vào đánh Afghanistan, chỉ còn một con đường duy nhất là từ Ấn Độ Dương di qua Pakistan. Vì thế, Pakistan trở thành quan trọng đối Mỹ.

Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, Pakistan đã trở thành đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ đã chuyển quân đội, võ khí và hậu cần vào các cơ sở quân sự của Pakistan rồi từ đó chuyển vào Afghanistan. Tuy nhiên, theo cam kết, Mỹ không được dùng các căn cứ ở Pakistan để tấn công Taliban dù ở trên đất Afghanistan hay Pakistan. Riêng Pakistan đã mở nhiều cuộc hành quân để ngăn chận quân Taliban tràn qua biên giới.

Kể từ năm 2002, Mỹ đã thông qua Quỹ Hỗ trợ Liên minh (CSP-Country Strategy Paper) để hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến với ngân sách hàng năm khoảng 1 tỷ USD. Qua quỹ này, Mỹ đã hỗ trợ về quân sự và kinh tế cho Pakistan, đồng thời hoàn trả chi phí các hoạt động quân sự của Pakistan tại các khu vực bộ lạc giáp biên giới Afghanistan.

Vài nét về Taliban

Quân Taliban phát xuất từ bộ tộc Pashtun. Theo ước lượng của CIA, tại Afghanistan, bộ tộc này chiếm 42% trên 29 triệu dân số, còn ở Pakistan, khoảng 15,42% trên 174 triệu dân số. Đây là sắc tộc đã lãnh đạo Afghanistan sau khi Liên Xô bỏ chạy năm 1989 và nhiều người tin rằng sau khi Mỹ rút, Taliban sẽ trở lại lãnh đạo Afghanistan.

Khoảng 27 triệu người Pashtun ở Pakistan và 3 triệu người Pashtun tản cư từ Afghanistan qua Pakistan đang định cư tại vùng biên giới là môi trường hoạt động tốt của Taliban. Thung lũng Swat nằm sát biên giới Afghanistan là sào huyệt hay "an toàn khu" của Taliban.

Pakistan Afghan Taliban Talks

Khu vực cư trú của bộ tộc Pashtun giữa Afghanistan và Pakistan

Phong trào này do Mullah Mohammed Omar lãnh đạo đang thực hiện một cuộc chiến du kích và chiến dịch khủng bố kéo dài chống lại chính quyền hiện tại của Afghanistan và các lực lượng NATO.

Vì bộ tộc Pashtun sống giữa biên giới Afghanistan và Pakistan, trong khu núi rừng hiểm trở nên quân Taliban thường chạy về phía Pakistan mỗi khi bị càn quét ở Afghanistan. Có khi quân Taliban ở đây lên tới gần 30.000 người.

Khó khăn của Pakistan

Không phải sau khi cơ quan tình báo Hoa Kỳ bắt và giết trùm khủng bố Osama bin Laden trên đất Pakistan mới xẩy ra sự căng thẳng giữa Pakistan và Hoa Kỳ. Chuyện này đã xẩy ra ngay từ khi Mỹ và NATO tiến quân vào Afghanistan năm 2001.

pakistan4

Quân Taliban ở Pakistan

Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Pervez Musharaff phải mở cuộc hành quân vào thung lủng Swat ở phía tây bắc Pakistan, nhất là ở vùng biên giới Afghanistan và Pakistan, để tiêu diệt quân Taliban, nhưng tướng Musharaff từ chối vì các lý do chính sau đây :

- Lực lượng Pakistan không đủ khả năng làm điều đó.

- Pakistan không tin Mỹ sẽ thành công ở Afghanistan. Trong lịch sử, chưa có nước nào thành công khi xâm chiếm Afghanistan.

- Kháng chiến Taliban đã dọa nếu Pakistan tham gia cuộc chiến, họ sẽ biến Pakistan thành một biển máu. (Có một thời gian Taliban đã làm như vậy, gây kinh hoàng cho Pakistan nên Pakistan phải ngưng các cuộc hành quân).

- Dù bất cứ lực lượng nào sẽ tồn tại ở Afghanistan sau cuộc chiến, Pakistan vẫn phải giữ những giao hảo tốt vì quyền lợi của Pakistan ở trong vùng.

Bị áp lực của Mỹ, ngày 18/8/2008, Tổng thống Pervez Musharaff phải từ chức. Ông Asif Ali Zardari, chủ tịch Đảng Nhân Dân được bầu làm Tổng thống và ông Yousaf Raza Gillani thuộc đảng này được chỉ định làm Thủ tướng.

Đến năm 2009, Taliban đã kiểm soát toàn bộ thung lũng Swat. Chính phủ mới phải ký một thỏa ước hòa bình với quân Taliban tại Swat, cho phép áp dụng luật Sharia tại khu vực này. Hành động này đã bị Mỹ chỉ trích kịch liệt.

Mỹ muốn Pakistan trở thành con bài thí

Kể từ năm 2009, Mỹ đã viện trợ cho Pakistan mỗi năm 1,2 tỷ USD để mua vũ khí trang bị cho quân đội Pakistan. Hiện nay, quân đội Pakistan có khoảng 619.000 người trong lực lượng chính quy và 302.000 người trong lực lượng bán vũ trang và biên phòng. Bị áp lực của Hoa Kỳ, Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gilani đã ra lệnh mở các cuộc tấn công vào an toàn khu của Taliban, nhưng ông nói : "Đây không phải là một cuộc chiến bình thường. Đó là chiến tranh du kích. Đó là cuộc chiến của riêng chúng tôi. Một cuộc chiến vì sự sống còn của đất nước".

Trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về quan hệ với Pakistan, tướng Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tố cáo Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) đã hỗ trợ mạng lưới cực đoan Haqqani lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại Afghanistan và cả vụ đánh bom làm 77 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Ông này còn tiết lộ Mỹ có nguồn tin đáng tin cậy về việc Haqqani, với sự giúp đỡ của ISI, đã thực hiện vụ tấn công hôm 28/6/2011 vào khách sạn Inter-Continental ở Kabul và một vài vụ nhỏ lẻ khác.

Ít ai tin rằng chuyện đó có thật. Những lời tuyên bố của tướng Mike Mullen chỉ nhằm thúc đẩy quân đội Pakistan trở thành một công cụ chống lại Taliban của Mỹ và biến Pakistan thành một con bài thí trong một cuộc chiến mà Mỹ biết không bao giờ thắng được, rồi đổ lỗi cho Pakistan để rút quân như Mỹ đã đối xử với Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến Việt Nam.

Ngày 23/9/2011, bà Rabbani Khar, Ngoại trưởng Pakistan, cảnh báo cáo rằng Mỹ đang đối mặt với nguy cơ mất mối quan hệ đồng minh sau khi Washington chỉ trích Islamabad theo đuổi chính sách "xuất khẩu bạo lực" và Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) ủng hộ lực lượng cực đoan tấn công binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. Tuyên bố từ New York, nơi bà đang tham dự phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, bà Khar nói : "Bất cứ câu nói nào được công khai đưa ra để chỉ trích, để làm bẽ mặt một đồng minh, một đối tác là không thể chấp nhận được".

Con đường Pakistan đang chọn ?

Sự giận dữ đã lên cao khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách về Afghanistan hôm 21/8, chỉ trích đích danh Pakistan là dung dưỡng cho khủng bố, cung cấp "nơi trú ẩn an toàn" cho khủng bố và dọa cắt tài trợ cho Pakistan.

Các giới chức cũng như các chức sắc tôn giáo Pakistan ngay lập tức có phản ứng kịch liệt, cho rằng Mỹ không nên lấy Pakistan là kẻ giơ đầu chịu báng cho thất bại của quân đội Mỹ trong cuộc chiến ở Afghanistan. Một nhóm giáo sĩ kêu gọi Chính phủ Pakistan rút khỏi liên minh trong cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động.

Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Ahsan Iqbal tuyên bố : "Không có quốc gia nào trên thế giới hành động nhiều hơn Pakistan trong việc chống khủng bố hay cam kết nhiều hy sinh vì điều đó. Do vậy, chúng tôi bác bỏ những tuyên bố cáo buộc Pakistan dung dưỡng khủng bố, vì chúng tôi cũng là nạn nhân lớn nhất của chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi muốn một tương lai thịnh vượng và để có điều đó, chúng tôi không chỉ cần hòa bình ở biên giới mà cũng cần hòa bình trên toàn khu vực. Đó là lý do chúng tôi tin tưởng tham gia cùng các nước láng giềng, đóng vai trò trong việc mang lại hòa bình cho khu vực".

Thủ Tướng Gilani đã từng nói rằng thực tế đây là cuộc chiến vì áp lực của Hoa Kỳ. Pakistan đang khai triển khoảng 15.000 quân để đối đầu với khoảng 4 hay 5 ngàn chiến binh Taliban. Cuộc chiến từ Afghanistan đã lan vào Pakistan và toàn đất nước Pakistan đang bị biến thành biển máu như Taliban đã đe dọa. Vì bất đắc dĩ phải đi theo Mỹ, đã có 30.452 người Pakistan bị giết.

Thủ tướng Musharraf còn nhấn mạnh rằng al-Qaeda, Taliban không là mối đe dọa cho Pakistan. Phát biểu tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp, ông Musharraf nói : "Khi chúng tôi có một lực lượng vũ trang của Pakistan với 500.000 binh sĩ hiện dịch và trừ bị, tôi nghĩ rằng al-Qaeda hoặc Taliban không thể nào có thể chiếm được Pakistan".

Cuộc chiến chống khủng bố đã gây thiệt hại 118 tỷ USD cho nền kinh tế Pakistan trong 14 năm, tương đương hơn 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Nam Á này.

Nhà kinh tế Shahid Siddiqi cho biết, thiệt hại về kinh tế do cuộc chiến chống khủng bố đối với nền kinh tế Pakistan trong năm 2011 ước tính là 8,5% GDP trong khi số tiền hỗ trợ mà Pakistan nhận được chỉ là 0,2% GDP.

Mỹ khó bỏ Pakistan được

Các nhà phân tích đều tin rằng mặc dầu đã lên án Pakistan với giọng đao to búa lớn, các nhà chiên lược Mỹ sẽ không để cho Donald Trump bỏ Pakistan vì ba lý do chính sau đây :

- Lý do thứ nhất, không có Pakistan Mỹ không thể tiếp tục chiến đấu ở Afghanistan được vì các cơ sở hậu cần và tiếp vận không còn.

- Lý do thứ hai, Pakistan có thể liên kết với các quốc gia Hồi giáo trong vùng, hình thành một khu vục chống Mỹ ở Nam Á Châu.

- Lý do thứ ba là Trung Quốc sẽ đến thay Mỹ và mở rộng con đường tơ lụa trong vùng này. Ngày 20/4/2015, Pakistan và Trung Quốc đã quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên tầm quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện.

Biết rõ thế kẹt của Mỹ, quân đội Pakistan tuyên bố xem xét khả năng đóng cửa biên giới với Afghanistan và cảng Karachi. Hôm 7/1/2018, lãnh đạo phe đối lập Imran Khan yêu cầu chính phủ trả đũa, không chấp nhận để "quân đội Mỹ sử dụng miễn phí cơ sở hạ tầng của Islamabad".

Như thường lệ, Trump chỉ dùng đao to búa lớn để chứng minh ta đây cũng là "tay chơi cầu bốn cẳng" như ai chứ chẳng biết gì cả. Nhóm tài phiệt Mỹ đang sử dụng Donald Trump để thực hiện các kế hoạch bảo vệ quyền lợi của họ, trong đó có quyền lợi của giới tài phiệt quốc phòng ở Afghnistan. Khi nhiệm vụ hoàn hoàn tất, số phận con rối Donald Trump rồi cũng sẽ được định đoạt.

Ngày 11/1/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Chủ tịch Trung Quốc muốn ‘cách mạng hóa’ nhà vệ sinh (VOA, 27/11/2017)

Trung Quốc cn n lc đ "cách mng hóa" nhà v sinh cho đến khi nhim v hoàn thành, báo chí nhà nước Trung Quc trích li Ch tch Tp Cn Bình nói hôm 27/11, trong n lc thúc đy ngành du lch trong nước và ci thin cht lượng cuc sng, theo Reuters.

chaua1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình

Ông Tập Cn Bình bt đu tiến hành "cuc cách mng nhà v sinh" vào năm 2015 trong mt phn n lc nâng cao tiêu chun du lch ni đa ti Trung Quc, nơi mà ông nói là phi gánh chu nhng vn đ sâu xa vì tình trng thiếu lch s.

"Vấn đ nhà v sinh là không còn là nhỏ na, đó là mt khía cnh quan trng trong vic xây dng nông thôn và thành ph văn minh", Tân Hoa Xã dn li Ch tch Tp nói.

"Là ngành công nghiệp mi ni, du lch Trung Quc cn phi nâng cp c phn cng và phn mm đ tiếp tc tăng trưởng mnh m", vn li ông Tp.

Cục Qun lý Du lch Quc gia Trung Quc gn đây thông báo kế hoch xây dng và nâng cp 64.000 nhà v sinh trong khong t năm 2018 đến năm 2020.

Nhưng "hơn c vic mang li cho du khách mt tri nghim du lch tt hơn, cuộc cách mạng nhà v sinh còn to ra mt xã hi văn minh hơn", Reuters dn ngun Tân Hoa Xã.

Kể t khi lên nm quyn vào năm 2012, ông Tp Cn Bình thường xuyên đến thăm các gia đình nông thôn và kim tra xem người dân đa phương có s dng h xí không, và nhấn mnh rng hin đi hóa thôn bn đòi hi phi có nhà v sinh sch s, Tân Hoa Xã cho biết thêm.

Trong bài phát biểu ti Đi hi Đng Cng sn hi tháng 10, Ch tch Tp Cn Bình tái xác đnh "mâu thun chính" mà xã hi Trung Quc phi đi mt ln đu tiên kể t năm 1981, nói rng nhu cu hin ti không ch là tăng trưởng, mà còn là tăng trưởng bình đng hơn đ tha mãn ước mun ca mi người v "mt cuc sng tt đp".

Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nâng cp 68.000 nhà v sinh, hoàn thành khong 19% nhiệm v, Reuters dn ngun Tân Hoa Xã nói vic này "được hoan nghênh rng rãi".

****************

Philippines : Người Hồi giáo biểu tình lớn vì hòa bình (RFI, 27/11/2017)

Một cuộc biểu tình lớn của phong trào nổi dậy người Hồi giáo đã diễn ra tại Philippines ngày 27/11/2017, trong nỗ lực chung với chính phủ để tái lập hòa bình.

chaua2

Một chiến binh thuộc phong trào Hồi giáo nổi dậy Mặt trận Giải Phóng Hồi giáo Moro. Ảnh minh họa (Wikimedia)

Tổng thống Rodrigo Duterte trong chiều cùng ngày có bài phát biểu tại trại Darapanan, căn cứ chính của phong trào Mặt Trận Giải Phóng Hồi giáo Moro (Milf), gần thành phố Cotabato, vùng Mindanao.

Phong trào Hồi giáo Moro này có khoảng 10 000 chiến binh cùng với chính phủ hy vọng việc thiết lập hòa bình sẽ xua tan mối đe dọa đến từ nhóm tổ chức Nhà Nước Hồi giáo Daech.

Vào năm 2014, chính quyền Manila đã ký một thỏa thuận với nhánh Hồi giáo nổi dậy này, trù tính cấp quyền tự quyết cho thiểu số Hồi giáo sống rải rác ở một số nơi tại Mindanao. Tuy nhiên, dự luật này chưa bao giờ được Quốc Hội thông qua để có thể được áp dụng.

AFP nhắc lại những người theo Hồi giáo đã phát động một cuộc nổi dậy trong những năm 1970 để đòi quyền tự trị hay độc lập cho vùng đất phía nam Philippines, quần đảo có đông dân theo Công giáo nhưng những người Hồi giáo lại xem đấy như vùng đất tổ tiên của mình

RFI tiếng Việt

*****************

Cuba : Đối lập bị đẩy ra rìa các cuộc bầu cử (RFI, 27/11/2017)

Ngày Chủ nhật 26/11/2017, cử tri Cuba được mời đi bầu chính quyền địa phương trong bối cảnh chế độ bước vào tiến trình thay thế chủ tịch Raoul Castro vào năm… 2021. Tuy gọi là bầu cử nhưng không một tổ chức đối lập nào được ứng cử.

chaua3

Tại một địa điểm họp để chỉ định các ứng viên cho cuộc bầu cử hội đồng địa phương tại thủ đô La Havana, Cuba, ngày 4/09/2017. Reuters/Alexandre Meneghini

Được RFI đặt câu hỏi, nhà hoạt động Felix Llerena, tố cáo trò dàn dựng trong bầu cử của đảng Cộng sản Cuba :

"Với chúng tôi từ năm 1959 đến nay không có cuộc bầu cử thực sự nào. Vì thế mà chúng tôi yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý cho sự thay đổi thực sự Hiến pháp Cuba bởi vì hiện tại, bản Hiến Pháp này buộc chúng tôi phải sống theo chế độ Xã hội chủ nghĩa mãi mãi.

Giờ đây với việc mở cửa với Mỹ, với sự thay đổi chính sách của các nước Châu Âu. Nhiều người nghĩ mọi chuyện sẽ thay đổi, đất nước sẽ dấn bước vào chuyển tiếp sang dân chủ khi Raul Castro rút khỏi chính trường, giống như người ta đã tin tưởng khi Fidel Castro qua đời.

Thế nhưng thực tế ở Cuba vẫn như vậy. Người ta không thể nói đến bầu cử khi mà các đảng phái chính trị bị cấm, khi mà những nhà đối lập bị đuổi khỏi trường đại học, như tôi , các giáo sư cũng bị đuổi chỉ vì họ suy nghĩ theo cách khác, chỉ vì họ muốn có một tương lai khác cho đất nước chúng tôi".

Tú Anh

******************

Cuba kỷ niệm một năm ngày Fidel Castro qua đời (RFI, 25/11/2017)

Hôm 25/11/2017 là đúng một năm ngày chủ tịch Fidel Castro qua đời, Cuba tổ chức lễ kỷ niệm một cách đơn giản, vào lúc mà nước này đang hướng về một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, chấm dứt 6 thập niên anh em nhà Castro thay nhau cầm quyền.

chaua4

Cảnh tưởng niệm cố chủ tịch Fidel Castro tại một trường học ở La Havana. Ảnh ngày 24/11/2017. Reuters/Stringer

Lúc sinh thời, người được mệnh danh là Lider Maximo rất ghét tệ sùng bái cá nhân, cho nên hôm nay Cuba không tổ chức một buổi lễ rầm rộ nào nhân ngày giỗ đầu tiên của Fidel Castro. Tuy nhiên, từ một tuần qua, đã có nhiều sự kiện "chính trị và văn hóa" được tổ chức trên khắp Cuba để kỷ niệm "cái chết về thể xác" của vị cha đẻ Cách mạng Cuba. Ngôn từ chính thức này hàm ý rằng, tuy đã qua đời, Fidel Castro vẫn còn hiện hữu trong tâm ý của hàng mấy thế hệ người Cuba vốn chỉ biết đến ông là người lãnh đạo đất nước.

Vào lúc tình hình kinh tế Cuba vẫn rất đáng quan ngại, với mức tăng trưởng năm 2017 được dự báo chỉ đạt 1%, ngày mai, 26/11, nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Đây là bước đầu tiên của một tiến trình rất dài sẽ dẫn đến việc bầu chọn người kế nhiệm ông Raul Castro, 86 tuổi, vào năm tới.

Chính thức nhậm chức chủ tịch Cuba từ năm 2008, người em của cố lãnh tụ Fidel Castro đã báo trước là ông sẽ nhường chỗ cho một lãnh đạo thuộc thế hệ mới. Hiện giờ, phó chủ tịch thứ nhất và là nhân vật số hai của chính phủ Cuba, ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, được xem là nhân vật có triển vọng nhất để thay thế ông Raul Castro.

Tuy nhiên, ông Raul Castro sẽ không rút lui hoàn toàn, bởi vì theo dự kiến, ông sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba cho đến đại hội kỳ tới vào năm 2021. Khi ấy ông sẽ 90 tuổi, bằng tuổi của người anh Fidel Castro khi ông qua đời cách đây đúng một năm.

Thanh Phương

*****************

Pakistan : Dưới áp lực của Hồi giáo cực đoan, bộ trưởng Tư Pháp từ chức (RFI, 27/11/2017)

ruyền thông Nhà nước Pakistan ngày 27/11/2017 loan báo bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid, trước áp lực của những người biểu tình theo Hồi giáo cực đoan, đã xin từ chức.

chaua5

Một người biểu tình Pakistan đối mặt với cảnh sát trong một vụ đụng độ hôm thứ Bảy 25/11/2017, tại Islamabad. Reuters/Caren Firouz

Hãng thông tấn AFP khẳng định "bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid đã đệ đơn xin từ chức lên thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng". Thông tin này đã được loan báo rộng rãi trên kênh truyền hình nhà nước PTV.

AFP nêu rõ bộ trưởng đã đưa ra quyết định này "một cách tự nguyện" và sẽ có những tuyên bố cụ thể sau đó. Cho đến sáng ngày hôm nay, vẫn còn khoảng 2.000 – 3.000 người chiếm đóng cầu vượt, con đường chính dẫn vào thủ đô.

Những người biểu tình này, thuộc một nhóm tôn giáo ít được biết đến, có tên gọi là Tehreek-i-Labaik Yah Rasool Allah Pakistan (TLYRAP), đã chiếm trục xa lộ chiến lược này từ hôm 06/11.

Họ yêu cầu bộ trưởng từ chức sau một tranh luận về việc sửa đổi đạo luật về báng bổ đạo Hồi gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chương trình sửa đổi đạo luật cuối cùng đã bị từ bỏ.

Sau nhiều tuần thương lượng vô ích, lực lượng an ninh thử dùng khí ga để giải tán đám đông nhưng bất thành, khiến 7 người chết và hơn 200 người bị thương. Vụ việc đã gây ra một làn sóng bất bình tại nhiều thành phố khác của Pakistan.

Ngay sau khi bộ trưởng Tư Pháp thông báo từ chức, lãnh đạo phe Hồi giáo cực đoan này kêu gọi chấm dứt biểu tình ngồi, đồng thời tuyên bố "mọi đòi hỏi của phong trào sẽ được đền đáp xứng đáng".

Minh Anh

Published in Quốc tế