Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có thể trong trận chiến Đồng Tâm, người dân sẽ giữ được phần mồ mả cha ông, sản nghiệp của tiên tổ, vì họ "đồng tâm" trước cường hào ác bá. Tuy vậy, để chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến cướp đất và giữ đất không hồi kết này, thì chúng ta có thể sẽ tìm thấy được một đường đi không còn bóng dáng của chế độ hiện thân cho bất công, dối trá, tàn độc, tham nhũng.

dongtam0

Đồng Tâm : Cuộc chiến giữ đất chưa bao giờ kết thúc !

Sự kiện người dân Đồng Tâm quyết liệt giữ đất khi UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội căng dây khắp khu vực 59ha ở tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển với cái gọi là "Vùng cấm – Khu vực quân sự" xảy ra vào tháng 11/2016 khởi đầu cho cuộc chiến có quá nhiều biến động giữa nhân dân và nhà cầm quyền trong suốt hơn hai năm qua.

Vào ngày 25 tháng 4 vừa qua, Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) của Thanh tra Hà Nội là chính xác. Nghĩa là, "Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng" – Thanh tra Hà Nội công bố kết luận vào tháng 7/2017. Trong buổi công bố của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm không được mời tham dự.

Trước kết luận như trên về đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội của Thanh tra Chính phủ thì người dân Đồng Tâm tuyên bố sẽ có ‘cuộc đấu trí mới’ với chính quyền. Trả lời trên BBC hôm 22 tháng 5, ông Lê Đình Công, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, nói rằng : " Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu ‘như Gò Đống Đa’. Bởi vì chính quyền Hà Nội đã chèn ép người dân quá đáng".

Ông Lê Đình Kình được coi như một thủ lãnh của dân Đồng Tâm tuyên bố "sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm bước vào một cuộc đấu trí mới".

Guồng quay cướp đất từ nhà cầm quyền và cuộc chiến giữ đất của người dân đã diễn ra trong nhiều thập niên. Tất nhiên chúng ta chưa thấy người thắng, dù họ bị bắt bớ giam cầm, thậm chí bị đổ máu, hoặc có người bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, phần đất đai nơi mà ông cha họ đã cày cấy bao đời nay, phần sản nghiệp của gia đình, dòng họ bỗng chốc tan thành mây khói thì việc người dân quyết hi sinh ngay cả mạng sống để giữ đất vị tất cũng là điều dễ hiểu.

Việt Nam ghi lại biết bao sự kiện cướp đất vấy máu và giữ đất thảm thương, điêu tàn trải dài khắp đất nước này. Liệt kê sơ qua những địa danh như Từ Sơn – Bắc Ninh, Tiên Lãng – Hải Phòng, nông dân Dương Nội – Hà Đông, Văn Giang – Hưng Yên, Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, Đặng Văn Hiến ở Đăk Nông, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, v.v. để thấy mức độ khủng khiếp của chính sách cướp đất diệt dân mà chế độ này đang gieo trên dân lành nước Việt.

Tại sao người dân quyết tâm giữ đất ? Một câu hỏi rất dễ trả lời. Với sự độc quyền lãnh đạo, quyền lực tuyệt đối và không hề bị kiểm soát, giám sát đồng thời giá cả đất đai đã tăng chóng mặt do những cơn sốt đất mà cơ chế tự tạo ra, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương chia nhau thị phần trong những miếng bánh có trị giá hàng chục tỷ, hàng trăm tỉ, ngàn tỷ đồng như vậy.

Vẫn là vấn đề tham nhũng và lợi ích nhóm len lỏi và khuynh loát trong mọi hoạt động của xã hội và sự phát triển nền kinh tế. Từ việc đấu tranh để giữ đất, người dân ngộ ra rằng, tham nhũng, lợi ích nhóm, sự độc tài lãnh đạo, quyền lực tuyệt đối của đảng cộng sản chính là cội nguồn của cơn khủng hoảng không chấm dứt này.

Người dân Đồng Tâm từng "rất tin tưởng " vào đảng cộng sản. Thế nhưng, giờ đây họ phải thừa nhận rằng "Nhân dân xã Đồng Tâm đã rất tin tưởng vào đảng, coi đây là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng cuối cùng. Nhưng lâu quá, chỗ dựa lại bị lung lay, mối nghi ngờ càng ngày càng lớn, sự tin tưởng của người dân càng ngày càng giảm dần".

Điều đó há chẳng phải đúng quá hay sao ? Ai có thể tham nhũng, ai dám lộng quyền, ai tạo ra bi thương, tang tóc, ai ngông cuồng tước đoạt tài sản… ? Chỉ có thể là kẻ cầm quyền, mà kẻ cầm quyền độc nhất lại là đảng cộng sản. Cuối cùng chỉ có dân lành vô tội là nạn nhân.

Không chỉ có nhân dân Đồng Tâm, không chỉ có dân oan khắp ba miền Bắc Trung Nam đang ngày đêm dầm mưa dải nắng để khiếu kiện tại Hà Nội. Nhưng mà cả dân tộc này đang là nạn nhân của chế độ. Tôi, bạn, trẻ, già, nam, nữ hay bất cứ ai ai cũng có thể bị nhà cầm quyền tước đoạt mọi quyền lợi tự nhiên của mình.

Có thể trong trận chiến Đồng Tâm, người dân sẽ giữ được phần mồ mả cha ông, sản nghiệp của tiên tổ, vì họ "đồng tâm" trước cường hào ác bá. Tuy vậy, để chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến cướp đất và giữ đất không hồi kết này, thì chúng ta có thể sẽ tìm thấy được một đường đi không còn bóng dáng của chế độ hiện thân cho bất công, dối trá, tàn độc, tham nhũng.

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 02/06/2019

Published in Diễn đàn

Tính cho đến thời điểm ngày 13/5/2019, Nguyễn Văn Hóa có ít nhất 2 lần đã bị quản giáo trong trại giam đánh đập một cách tàn nhẫn. Hóa là một một tù nhân lương tâm rất trẻ, đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam trong phiên tòa dàn dựng vội vã vào ngày 27/11/2017 vì anh tham gia đưa tin về vụ Formosa xả độc ra biển miền Trung Việt Nam năm 2016.

hoa1

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị nhà cầm quyền kết án bất nhân 7 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 27/11/2017.

Lần thứ nhất Hóa đã bị đánh ngay sau phiên tòa xử nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng ở Nghệ An hôm 16/8/2017. Lần thứ hai Hóa bị sĩ quan công an tại trại giam An Điềm kẹp cổ, đánh đập và sau đó thì bị kỷ luật trong phòng biệt giam, sự việc diễn ra vào thượng tuần tháng 5/2019.

Hai lần Nguyễn Văn Hóa bị đánh đập trong trại giam mà dư luận biết được, đó là nhờ có sự lên tiếng từ phía gia đình và giới truyền thông. Chắc chắn Hóa còn bị đánh đập, tra tấn, bức cung nhiều lần khác.

Qua phiên tòa xét xử ông Lê Đình Lượng diễn ra tại Nghệ An, Nguyễn Văn Hóa cùng Nguyễn Viết Dũng đã nói rằng, trong trại tạm giam họ đã bị nhục hình để có lời khai chống lại ông Lê Đình Lượng. Khi ra tòa thì cả hai đều đã rút lại lời khai của mình trước đó, bởi vậy, họ tiếp tục bị công an đánh đập, tra tấn vì "không thành khẩn khai báo".

Tù nhân nói chung và những tù nhân chính trị nói riêng tại Việt Nam bị tra tấn, nhục hình, bức cung là một thực trạng diễn ra hết sức trầm trọng trong các trại tạm giam, trại giam. Đó là một luật bất thành văn của công an cộng sản đối với người bị cầm tù. Họ có một ngàn lẻ một cách để đối phó với từng trường hợp người bị cầm tù. Mục đích của họ là bắt buộc người bị bắt phải nhận tội chống lại mình và chống lại người khác.

Ngày 4/4/2011 tại trụ sở công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh các điều tra viên dùng sợi xích treo ngược hai cánh tay của một phụ nữ trung niên bị bắt, sau đó hỏi cung và bắt người đó nhận tội. Nếu họ không nhận thì tất nhiên mức độ tra tấn sẽ nâng lên và lâu hơn.

Trong 4 năm bị tù ngục cộng sản, tôi đã bị đánh đập và tra tấn 4 lần trong 4 nhà tù khác nhau bởi công an và những người tù khác làm ăng ten cho công an. Lần nặng nhất xảy ra vào ngày 18/7/2013 tại trại giam Hà Nam (còn gọi là trại giam Ba Sao). Hai sĩ quan công an đã dùng dùi cui cao su tấn công tôi ngay trước sảnh hội trường trong trại giam. Họ chọc vào miệng, chọc vào ngực, vào bụng, và đánh đập liên hồi lên khắp cơ thể tôi kéo dài trong khoảng 15 phút. Kết quả là tôi đã không tự di chuyển được trong khoảng 1 tháng, và phải mất hơn nửa năm sau thì các vết thương tụ máu thâm tím bầm dập mới dần tan.

Nguyên nhân có thể do tôi khước từ hợp tác các yêu cầu của họ và không nhận tội ngay sau khi tôi đặt chân đến trại giam này.

Thực tế việc đánh đập, ngược đãi tù chính trị cả về thể chất lẫn tinh thần là "truyền thống" của công an cộng sản Việt Nam. Tù nhân lương tâm luôn là đối tượng đàn áp trong tất cả các nhà tù khắp Việt Nam. Khi không khuất phục được những người tù kiên cường với các bản án nặng nề, những tay quản giáo sẽ sử dụng rất nhiều biện pháp ngược đãi, bạo lực để làm nhụt ý chí, giảm thiểu trí tuệ và sức lực đấu tranh của họ.

Chủ trương bạo hành – tra tấn hãm hại giới bảo vệ nhân quyền không chỉ diễn ra một cách có hệ thống trong nhà tù mà ngay ở ngoài xã hội.

Hầu như tất cả những người hoạt động đấu tranh tại Việt Nam đều bị bạo hành tra tấn với các mức độ khác nhau theo từng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể. Đơn cử trong năm 2013, là năm tôi bị tra tấn nặng nhất thì con số các vụ bạo hành tra tấn được liệt kê cho thấy có 18 vụ với 71 lượt người là nạn nhân. Đến năm 2014, đã có ít nhất 31 vụ chủ động tấn công bạo lực, làm nhục. Trực tiếp xâm hại đến 115 lượt người. Đó là trên thông kê mà các báo cáo độc lập có được, còn thực tế diễn ra thì gấp nhiều lần, diễn tiến của các vụ bạo hành tra tấn trong trại tù mỗi năm thường tăng lên nghiêm trọng hơn.

Những cái chết trong tù và tính tàn bạo của Công an Việt Nam là những điều thấy được trong đời sống tù đày tại Việt Nam. Nó diễn ra một cách hết sức bình thường đến nỗi mà ngay quản giáo chỉ coi tính mạng người tù bằng nửa tờ giấy báo tử.

Tính dã man không có điểm dừng của bạo lực bao giờ sẽ chấm dứt và ai sẽ mang công lý đến cho người dân Việt Nam nói chung và những đấu tranh cho dân chủ, bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam nói riêng ? 

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 18/05/2019

Published in Diễn đàn

Tự do báo chí là cái gai nhọn trong con mắt của các chế độ độc tài, và là kẻ thù của cộng sản Hà Nội. Nhưng nó lại là vũ khí vô cùng lợi hại của người dân, mang một ý nghĩa hết sức lớn lao cho sự đổi thay của đất nước.

baochi1

Việt Nam đội sổ với thứ hạng 176 trong số 180 quốc gia được khảo sát

Việt Nam luôn chiếm vị trí đội sổ trên tất cả các biểu đồ thống kê của thế giới. Tự do báo chí là một trong những chỉ số rõ rệt thông thường nhất được lặp đi lặp lại năm này qua năm khác đạt ngưỡng mức tồi tệ.

Theo báo cáo thường niên mới nhất của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (Reporters sans frontières-RSF) hôm 25/4/2019 xếp hạng các quốc gia về tự do báo chí, Việt Nam đội sổ với thứ hạng 176 trong số 180 quốc gia được khảo sát. Tụt 1 hạng so với hai năm trước đó, năm 2018 và 2017, là 175/180.

Ngày 3 tháng 5 hàng năm là ngày Liên Hiệp Quốc dành riêng để cổ vũ và nâng cao nhận thức vềtầm quan trọng của tự do báo chí trên toàn thế giới. Nó nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Việt Nam là quốc gia đã ký kết và thừa nhận quyền tự do báo chí đã được quy định trong bản Tuyên Ngôn và các Công Ước quốc tế.

"Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết". (sic) Ngoài ra, Điều 25 Hiến Pháp CSVN cũng đã ghi : "Công dân có quyn t do ngôn lun, t do báo chí, tiếp cn thông tin, lp hi, biu tình".

Xét theo văn bản pháp luật và lời lẽ như trên thì Việt Nam có tự do báo chí không ?

Ngược lại những mỹ từ trong văn bản chữ viết của nhà nước cộng sản thì trong con mắt của dư luận trong nước cũng như thế giới, họ thấy Hà Nội đối xử tự do báo chí như "Việt Nam : ‘Tự do báo chí’ là tự do gì ?", "Tự do cấm khẩu trước áp bức", "Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng tồi tệ", "Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí khi tống giam hàng loạt blogger", "Đảng Cộng sản Việt Nam chống Tự do Báo chí", hay "Nguyễn Phú Trọng là kẻ thù của tự do báo chí".

Trên thực tế, quyền được thông tin của báo chí phụ thuộc vào Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an và công an các tỉnh thành về định hướng tư tưởng và tuyên truyền ; theo dõi báo chí và nhà báo ; xử phạt báo chí vi phạm những nội dung "nhạy cảm", cố ý che giấu, đặc biệt thực trạng xã hội, kinh tế, đảng viên hủ bại, tham nhũng, nhân quyền, tù nhân chính trị, v.v.

Những kẻ nhân danh pháp luật và công lý lại chính là thủ phạm vấy tay bịt miệng tự do báo chí.

Tại sao Hà Nội lại sợ hãi trước quyền lực của tự do báo chí ?

Một nền báo chí tích cực, sâu sát và độc lập cung cấp một hàng hóa công cơ bản : Sự minh bạch khiến trách nhiệm giải trình về kinh tế và chính trị trở nên khả thi. Có thể nói báo chí tự do giúp "phân tán quyền lực truyền thông của nhà cầm quyền" mà chắc chắn điều này thì mọi chế độ độc tài đều không muốn nó xảy ra.

Hơn 10 năm làm báo tự do cho tôi một kinh nghiệm, nếu mỗi một người dân đều là người làm báo đểchống lại nền báo chí có định hướng của nhà cầm quyền thì rõ ràng nó sẽ phá vỡ kết cấu khép kín và quyền lực truyền thông của nhà nước. Thực vậy, tự do báo chí đem lại sự minh bạch cho truyền thông trong các sự kiện người dân không được chứng kiến, đem lại những góc nhìn khác để người dân có cái nhìn đa chiều, từ đó có quyết định chính xác hơn.

Hơn thế nữa, trong một viễn kiến muốn có sự đổi thay của xã hội, đó cũng là phương cách "giúp khai dân trí, khơi gợi sự phản tỉnh và đánh thức sự phản kháng" trong người dân sau hàng mấy chục năm bị chế độ cộng sản ru ngủ, mị dân và dối lừa.

Theo thống kê năm 2018, với dân số 96 triệu người, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 64 triệu người dùng, chiếm 67% dân số. Đây là những con số tích cực, cho thấy sự tiếp cận thông tin của người dân đang dần được phổ cập.

Ngày nay, mặc dù bị nhà cầm quyền Hà Nội không từ bất cứ thủ đoạn nào để bỏ tù tự do báo chí, từ sử dụng kỹ thuật tường lửa ngăn chặn các nguồn thông tin tự do, khách quan đến việc thông qua Luật An Ninh Mạng, khủng bố người sử dụng mạng xã hội, đi đến việc kết án tù người mở miệng. Tuy nhiên, sự nhận thức và tính phản kháng trong nhiều sự kiện bất công xã hội đang được người dân hành động và truyền cảm hứng. Điều đó làm cho nhà cầm quyền vô cùng run sợ.

Nhiều người dân Việt Nam đang phải hi sinh sự tự do của họ bằng nhiều năm ngục tù để thực hành quyền tự do báo chí, bảo vệ lẽ phải, chân lý và sự thật.

Tự do báo chí là cái gai nhọn trong con mắt của các chế độ độc tài, và là kẻ thù của cộng sản Hà Nội. Nhưng nó lại là vũ khí vô cùng lợi hại của người dân, mang một ý nghĩa hết sức lớn lao cho sựđổi thay của đất nước.

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 06/05/2019

**************

Báo chí tự do giúp ‘phân tán quyền lực truyền thông của nhà cầm quyền’ (VOA, 04/05/2019)

Huy động mi người dân làm báo đ chng li nn báo chí có đnh hướng ca nhà cm quyn và nh đó s giúp phân tán quyn lc truyn thông ca nhà nước, mt nhà báo t do lưu vong M nói v kinh nghim đu tranh cho t do báo chí Vit Nam.

baochi2

Ông Nguyễn Văn Hi hin đang sng lưu vong Hoa Kỳ

Ông Nguyễn Văn Hải, người được biết đến nhiu hơn vi bit danh ‘Điếu Cày’, trao đi vi VOA v quá trình ông dn thân cho báo chí t do Vit Nam hôm 3/5, nhân Ngày T do Báo chí Thế gii. Ông là người thành lp Câu lc b Nhà báo T do ti Vit Nam và tng b kết án nhiều năm tù v ti danh ‘tuyên truyn chng nhà nước’ trước khi được Hà Ni tr t do và cho sang M dưới áp lc ca Hoa Kỳ.

Động cơ khiến ông Hi, vn là mt cu chiến binh, nhy vào làm báo là khi ông chng kiến ‘hàng ngàn bà con các tnh min Tây lên Sài Gòn khiếu kin’, ông cho biết.

"Họ biu tình kéo dài c tháng văn phòng 2 Quc hi đường Hoàng Văn Th mà 800 t báo và hàng trăm đài phát thanh truyn hình không có mt tin nào c", ông nói.

Nhà báo từng được cu Tng thng M Barack Obama vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế gii nói rng vic báo chí Vit Nam làm theo lnh ca chính quyn đã ‘cn tr t do thông tin’ và ‘bóp nght vic ct lên tiếng nói ca hàng triu con người’.

Với mong mun có s phi hp, h tr ln nhau đ hot đng báo chí tự do, ông Hi và mt s người đng chí hướng đã thành lp Câu lc b Nhà báo T do.

"Chúng tôi thường chn nhng đ tài mà báo chí nhà nước tránh không đăng hoc đưa tin không trung thc như v sp cu Cn Thơ, v hàng trăm ngàn công nhân khu công nghip Linh Trung đình công", ông kể và cho biết chính quyn đã ‘gi hàng trăm giy mi ông lên làm vic’ vì nhng hot đng báo chí ca ông.

Ông Hải cho rng chính câu lc b ca ông đã ‘phát đng phong trào dân làm báo’ và ‘khi s vic dùng blog đ làm báo’.

"Bất c đâu khi có s kin xy ra không th có ngay nhà báo đến phng vn đưa tin, nhưng đâu cũng có người dân. Bng chiếc đin thoi ca mình h có th ghi âm, quay phim, chp nh s kin ri gi đến cng đng", ông Hi nói nhưng cũng tha nhn rng không thể đòi hi chun mc báo chí nhng người dân làm báo vì ch đưa nhng thông tin mà h chng kiến.

Khi được hi v ý nghĩa ca vic thúc đy t do báo chí Vit Nam, ông nói là ‘đ phân mnh quyn lc truyn thông tp trung trong tay chính quyn’.

"Hệ thng truyn thông cng sn đu đc người dân rt nhiu vi vic đnh hướng thông tin. H ch cho người dân biết nhng gì h mun người dân biết và giu tt c nhng gì h không mun cho người dân biết", ông gii thích.

"Tự do báo chí đem li s minh bch cho truyn thông cho các s kin người dân không được chng kiến, đem li góc nhìn khác đ người dân có cái nhìn đa chiu t đó có quyết đnh chính xác hơn".

Rộng hơn, t do báo chí ‘giúp khai dân trí, thay đi xã hi’, ông Hi nói thêm.

"Phong trào tự do báo chí càng mạnh bao nhiêu thì s lượng nhng người tham gia đu tranh dân ch, đòi nhng quyn con người ngày càng nhiu hơn".

Ông Hải phn bác vic báo chí đnh hướng trong nước là đ ‘to đng thun xã hi’ theo như tuyên truyn ca chính quyn.

"Thực cht đnh hướng thông tin là đ bo v cho chế đ đc tài toàn tr", ông nói.

"Vào năm 2007 khi chúng tôi phát động phong trào báo chí công dân, ch có 5,6 triu người s dng các trang blog bng tiếng Vit. Lúc đó, chúng tôi lý gii rng ch cn 1% trong số đó s dng trang blog ca mình như mt t báo nh thì chúng ta s có 60.000 t báo nh đ chng li 800 t báo ca chính quyn ri", ông k và nói rng thi đi ngày nay người dân có nhiu công c trong tay đ làm báo như blog, mng xã hi.

Blogger này tin tưởng vi vic dân s Vit Nam s dng Internet ngày càng nhiu và báo chí t do ngày càng phát trin thì ‘báo chí nhà nước s phi chu thua trong cuc chiến truyn thông trên mng’.

Tuy nhiên, ông Hải cũng tha nhn rng chính quyn Vit Nam ‘s không bao gi t b đc quyn truyn thông’ và ‘s áp đt nhng rào cn, lut l đ khng chế truyn thông t do’.

Published in Diễn đàn
vendredi, 08 mars 2019 09:34

Những bông hồng cho đời

Từ trong trại tù khắc nghiệt, những bông hồng tươi rói được gửi ra cho những người bên ngoài nhà tù lớn là một sáng kiến tuyệt vời. Nó được chính tay, chính tâm hồn tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa vun trồng, chăm bón, biểu hiện một sức sống cùng hoa thơm cho đời từ chính con người, chính cuộc đời làm chứng cho sự thật, công lý và lòng yêu nước nồng nàn của chàng trai trẻ này.

bong1

Thân nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa cùng nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh đến trại tù An Điềm thăm gặp Hóa

Trên Facebook của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết về tình trạng của Hóa : "Nguyễn Văn Hóa đang tuyệt thực ngày thứ 12 tại trại giam An Điềm, Quảng Nam. Hóa tuyệt thực phản đối việc trại giam không cho Hóa gửi đơn tố cáo việc bị đánh đập khi tạm giam ở Hà Tĩnh, và tùy tiện vào phòng quay phim chụp hình Hóa tại phòng giam An Điềm".

Thông tin về Hóa tuyệt thực đến ngày thứ 12 mà ít ai biết đến, hoặc thoáng qua đâu đó trong thế giới huyễn hoặc này. Có thể, mà chắc chắn rằng, những người tù nhân lương tâm luôn nghĩ về gia đình, thân nhân, nghĩ về bằng hữu, bè bạn, nghĩ cho tha nhân, xã hội và đất nước. Chả thế có lời nhắn nhủ từ Hóa : "Gửi những bông hồng do mình tự trồng tặng tất cả các cô, dì, chị, em gái nhân ngày 8/3".

Quả thật khó để khẳng định có một mẫu mực nào đó cho mối tương quan mang chiều kích thiện ích giữa người với người trong xã hội ngày nay, nhất là trong xã hội cộng sản. Mặc dù bản chất tự nhiên của con người là sự liên đới mang tính phổ quát.

Qua Facebook của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, chúng ta được biết đến một người có cái tên Trần Văn No, quê tận xứ Đồng Tháp miền Tây xa xôi nhưng hiện tại lại bị cộng sản lưu đày tại trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam thuộc miền Bắc.

Đọc những thông tin về No mà thấy xót xa nhói đau trong lòng : "No chưa có vợ, cha mẹ già lại nghèo, đường thì xa, nên đành bỏ mặc không thể thăm nuôi con". Lòng cộng sản độc, tâm cộng sản ác, trí cộng sản tàn. Vậy nên, cũng chẳng lạ gì khi chúng ra tay đọa đày bá tánh nước Việt một cách điên cuồng và man rợ như vậy.

Khi được kêu tên để được thăm gặp gia đình thì "Trần Văn No đã sững sờ khi nghe gọi tên mình ra gặp người nhà, "chắc có sự nhầm lẫn", No không tin đó là thật". Tôi thấu hiểu được nỗi lòng của No. Đó là tâm trạng vừa hạnh phúc, ấm áp khi được gặp thân nhân sau bao ngày đơn côi trong chốn ngục tù lạnh lẽo, đó cũng là tâm trạng của những người biết rằng mình không có quà nhưng lại được tặng quà.

Trần Văn No không có bông hồng như Nguyễn Văn Hóa gửi tặng cho cha, cho mẹ, cho anh em bằng hữu. Tuy vậy, từ trong ngục tù "No tha thiết nhắn người nhà nói lên công luận rằng mình vô tội, mình bị oan". Đúng thật, dưới chế độ độc tài cộng sản đã biến đất nước Việt Nam ngày nay có đến hàng ngàn tù nhân lương tâm vô tội, bị hàm oan.

Trong một xã hội bị phơi nhiễm sặc mùi vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Lòng tự kháng dân tộc bị hạ bệ một cách rẻ rúng trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc. Thế nhưng, trong sa mạc cằn cỗi đó lại có những trồi non với sức sống mạnh mẽ vươn mình về phía ánh sáng của tự do.

Cần phải minh định thật rõ ràng với những gì chúng ta đang thấy về hành trình tìm kiếm tự do của thế hệ thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam ngày hôm nay như đang bén rễ sâu vào lòng đất. Lý tưởng về tự do, lòng yêu nước trong tuổi trẻ có sức sống mãnh liệt như loài cỏ cây. Nó như lan tóa khắp mặt đất, dù có bị nhổ bỏ, chà đạp, tiêu diệt nhưng vẫn không chết đi được.

Có biết bao nam thanh nữ tú đã và đang dâng hiến tuổi thanh xuân ngọt ngào cho quê hương đất nước, họ là những đóa hồng thắm đượm một tình yêu của lứa đôi xuân thì phơi phới, của lý tưởng tuổi trẻ dành cho quê hương đất nước đang độ sực ngát hương thơm

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 08/03/2019

********************

Tù nhân Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực (RFA, 28/02/2019)

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực đến ngày thứ 7 trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

bong0

Hình chụp hôm 27/11/2017 : nhà báo Nguyễn Văn Hóa (giữa) tại phiên tóa ở Hà Tĩnh - AFP

Bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, cho biết tin này sau chuyến thăm đến trại giam An Điềm hôm 26 tháng 2 vừa qua.

Vào ngày 28 tháng 2, bà phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về tình hình anh Nguyễn Văn Hóa:

"Lúc đó vào thăm gặp thì Hóa cũng nói luôn những vấn đề liên quan, Hóa nói ra chuyện tuyệt thực luôn. Cụ thể chị gái về nhà viết thư cầu cứu gửi đại sứ quán và các nơi để hy vọng mọi người quan tâm và giúp đỡ Hóa trong thời gian này. 

Những vấn đề Hóa tuyệt thực đã ghi rõ trong thư cầu cứu.

Hóa vẫn nói em sẽ tuyệt thực cho đến khi trại giam giải quyết mọi vấn đề cho Hóa, lúc đó Hóa mới ngừng. Nếu trại giam không giải quyết thì Hóa vẫn tuyệt thực".

Cũng theo lời bà Nguyễn Thị Huệ, tù nhân Nguyễn Văn Hóa hối thúc gia đình đi thăm mình sớm vào tháng 3 và đi cùng một linh mục để làm bí tích xức dầu.

Đây là một bí tích của Công giáo để ban ơn nâng đỡ sức mạnh tinh thần và thể xác cho những người đang yếu liệt nặng hay sắp chết vì lý do bệnh tật, thương tích hay tuổi già vì vậy gia đình rất lo lắng cho sức khỏe của anh Hóa. 

Theo thư cầu cứu của tù nhân Nguyễn Văn Hóa mà bà Huệ nhắc đến, có nêu ra lý do mà anh Hóa tuyệt thực đó là, "phía trại giam An Điềm không cho Hóa gửi đơn tố cáo. Họ chỉ từ chối miệng và không có văn bản xác nhận. 

Trung tá Lê Văn Hiếu có thái độ quát tháo lớn tiếng để đội trại giam An Điềm áp dụng luật pháp tùy tiện và độc đoán lên Hóa, trong khi đó Đại úy Nguyễn Văn Tiến tự ý xông vào buồng giam quay phim khi chưa có quyết định của ban giám thị trại giam".

Đài Á Châu Tự Do gọi cho các số điện thoại của trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam có tiếng chuông reo nhưng không có người bắt máy.

Nguyễn Văn Hóa, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1995 và cư ngụ tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Anh bị bắt vào ngày 11/1/2017, tuy nhiên phải tới ngày 23/1 sau khi gia đình làm đơn báo mất tích gửi đi các cơ quan tỉnh thì mới nhận được thông báo tạm giữ của phía chính quyền với lý do bắt giữ là cáo buộc "ăn cắp xe máy và buôn bán ma túy". 

Anh Hóa cũng cáo buộc, mình bị bắt cóc khi đang quay phim ngoài Tòa án nhân dân Hà Tĩnh và bị giam giữ suốt 9 ngày ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Thời gian này, Hóa nói bản thân bị 8 sĩ quan công an đánh đập, tra tấn rất dã man, thậm chí còn bị treo tay lên cửa số và tạt nước vào mặt.

Trong phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng, hai nhân chứng là Nguyễn Văn Hóa cùng với Nguyễn Viết Dũng phản cung tại tóa và sau đó anh Hóa cũng nói mình bị 3 cán bộ tra tấn.

Hồi đầu năm nay, tổ chức Freedom Now đề cử anh Nguyễn Văn Hóa, cho giải thưởng Tự do báo chí 2019 của UNESCO có tên Guillermo Cano World Press Freedom Prize.

Thông cáo báo chí của Freedom Now hôm 18/1 trích lời Giám đốc điều hành Freedom Now, Maran Turner, nhận định việc chính phủ Việt Nam truy tố anh Nguyễn Văn Hóa là đi ngược lại các giá trị của UNESCO.

Freedom Now cho rằng nhà báo Nguyễn Văn Hóa xứng đáng được khen ngợi vì đã đưa tin về những mối đe dóa của ô nhiễm môi trường và sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ người dân khỏi những mối nguy này.

Published in Diễn đàn

Năm 2018 trôi qua gắn liền với biết bao biến cố bi thương của dân tộc Việt Nam. Phong trào đấu tranh dân chủ hóa cho Việt Nam tiếp tục bị đàn áp một cách khốc liệt, nhân quyền tiếp tục bị vi phạm trầm trọng với những cách thức tàn ác và tinh vi hơn từ phía nhà cầm quyền cộng sản.

danap0

Những người biểu tình Việt Nam phản đối kế hoạch của nhà nước để thông qua hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.

Từ đầu năm 2018, diễn ra những vụ xử án nhắm vào các nhà hoạt động và đấu tranh mang tính thù hằn với những bản án nặng nề. Điển hình như vụ xét xử ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An với mức án lên đến 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Điểm qua một lượt các vụ án như : Hôm 31/1/2018 tại Hà Nội, ông Vũ Quang Thuận 8 năm tù và 5 năm quản chế, Ông Nguyễn Văn Điển 6 năm 6 tháng tù cộng 4 năm quản chế, Sinh viên Trần Hoàng Phúc 6 năm tù và 4 năm quản chế ; Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị tòa án Nghệ An kết án 14 năm tù giam và Nguyễn Nam Phong 2 năm tù giam vào ngày 14/2/2017.

Ngày 5/4/2018 tại tòa án Hà Nội đưa Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng 5 nhà hoạt động khác là Lê Thu Hà, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội với mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam 17 năm quản chế.

Lần lượt là Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, chỉ trong vòng 12 ngày đầu tháng 4 năm 2018, nhà cầm quyền cộng sản đã kết án 10 người hoạt động xã hội dân sự trong 4 vụ án khác nhau. Tổng cộng 10 người đã phải chịu 96 năm tù giam và 32 năm quản chế.

Chỉ vì chống lại Dự luật Đặc khu mà có hàng trăm người dân yêu nước khắp các tỉnh thành đã bị bắt và bị kết án. Đặc biệt là đến từ Ninh Thuận và Đồng Nai, có trên 60 người bị kết án nhiều năm.

Một số vụ xét xử thời điểm những tháng cuối năm với cáo buộc liên quan đến cái gọi là "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" đã kết án từ 5 đến 14 năm tù giam.

Qua đó cho chúng ta thấy bức tranh về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ, tàn khốc hơn.

Hôm 16 tháng 12, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) đã nêu lên các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm quyền tự do báo chí, tôn giáo, xã hội dân sự, hội đoàn độc lập, tra tấn trong tù… Lên án cộng sản sử dụng các điều luật mơ hồđể bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Việt Nam hiện cầm tù ít nhất 136 người dưới các điều luật này vì họ bị cho là tạo ra mối đe dọa đối với Nhà nước Việt Nam.

Mặc dù bị các Chính phủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án và áp lực một cách mạnh mẽ nhưng Hà Nội bất chấp tất cả, vẫn cứ chà đạp lên nhân quyền một cách có hệ thống và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Dù phong trào đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam bị đàn áp khốc liệt. Tuy nhiên, mặt khác chúng ta thấy rõ ràng, nhà cầm quyền cộng sản bắt giam và bỏ tù hàng trăm người hay hàng ngàn người dân với những mức án nặng nề, nhưng không thể triệt tiêu được tính phản kháng đang dần trở nên trưởng thành và mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân. Thậm chí còn có những thành quả thấy được mà đôi khi nhà cầm quyền cộng sản phải lép vế trước sức mạnh của toàn dân. Chẳng hạn như phải lùi bước trước sức phản kháng mãnh liệt của người dân đối với Dự luật Đặc khu, v.v…

Năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong phong trào phản kháng và đấu tranh của người dân Việt Nam. Nghĩa là, đang có một sự phản kháng mang tính quần chúng mạnh mẽ, bền bỉ qua nhiều hình thức khác nhau như chống BOT đường bộ dai dẳng, phản đối dự luật Đặc khu, an ninh mạng, vụ Thủ Thiêm, vụ chống các nhà máy nhiệt điện, chống vụ lấy đất cho Trung Quốc làm điện mặt trời…

Tất cả các vụ phản kháng của người dân dường như có một sự quyết liệt, có tổ chức và rõ ràng mục đích. Họ cũng tự học tập lẫn nhau trong cách thức đấu tranh để đạt được hiệu quả, hay ngăn chặn việc làm xấu từ phía nhà cầm quyền. Người dân mạnh dạn hơn trong việc tố cáo những sai phạm, bất ổn của nhà cầm quyền âm ỉ bấy lâu nay bị phanh phui và bùng phát hết sức dữ dội.

Khi ta đứng trên đỉnh núi cao, nhìn lại cuộc hành trình đầy cheo leo, gan góc, mạo hiểm, thậm chí có cả máu đào tưới trên đường đi, khi đó ta mới thấy giá trị và trân trọng những sức lực, hi sinh đã bỏ ra. Công cuộc đấu tranh dân chủ hóa cho Việt Nam ngày nay cũng tương tự như hình ảnh đó.

Quả thật sự hi sinh, tinh thần dấn thân đầy quả cảm của những cá nhân cụ thể cùng phong trào đấu tranh dân chủ hóa cho Việt Nam dần dần như được lan tỏa, gợi mở cho tất cả các tầng lớp dân chúng nhận thấy và tham gia. Trước hết là họ thức tỉnh, sau đó thì phản kháng đòi lại quyền lợi cho chính họ. Cứ như vậy cho đến khi cả dân tộc sáp nhập vào con đường đấu tranh này là ngày tự do của Việt Nam đang đến gần bên.

Paulus Le Sơn

Nguồn : VNTB, 30/12/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 25 novembre 2018 21:30

Họ dạy tôi biết tạ ơn

Ngày nay hầu như người Việt Nam biết đến ngày Lễ Tạ ơn được xem như ngày Lễ Quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribbean và Liberia. Nó có một ý nghĩa hết sức lớn lao trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân những xứ này dù họ thuộc chủng tộc, mầu da hay ngôn ngữ nào.

taon1

Người Mỹ đang trong tâm thế chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ ơn. Hôm nay kết thúc buổi học tiếng Anh tại trường Cao đẳng, giáo viên của tôi ra tận cửa và chúc mừng ngày Lễ Tạ ơn, đồng thời yêu cầu chúng tôi phải nói được suy nghĩ của mình để tạ ơn ai, biết ơn cái gì đã cho chúng ta có cuộc sống hằng ngày mà ta đang thụ hưởng.

Tôi nói với giáo viên của mình rằng, tôi tạ ơn Thiên Chúa, cha mẹ, vợ con, người thân, nước Mỹ, và chính cô giáo. Cô giáo rất vui !

Tôi nghĩ đến những tù nhân lương tâm đã, đang bị cầm tù chỉ vì yêu và cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân và máu xương thịt da của mình. Tôi tự hỏi, họ có phải là đối tượng để chúng ta phải tạ ơn, tri ân không vậy.

Hỏi chính là câu trả lời, chúng ta không biết ơn, tri ân những con người đã hi sinh cuộc đời mình cho quê hương đất nước thì rõ ràng chúng ta là người vô cảm, tinh thần cằn cỗi, tâm linh rối đen, cuộc sống thật bất hạnh.

Những nhà thông thái có cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta lời khuyên muốn sống hạnh phúc phải biết ơn nhau – sống với lòng biết ơn và quảng đại.

Đối với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, họ là thành phần dần dần trở nên đông đúc, nhưng lại ít người biết đến họ.

Họ được nhắc đến mỗi khi có ai đó bị bắt, bị xử tù nhưng con người ta lại thờ ơ không biết họ đã dành một phần hay cả cuộc đời hành động vì tình yêu quê hương đất nước.

Họ đòi hỏi quyền lợi không chỉ cho riêng họ, gia đình, người thân nhưng mà cho hầu hết chúng ta, ngược lại thì họ nhận được sự hững hờ, thậm chí bội bạc, phỉ báng.

Tại sao chúng ta không dành cho những tù nhân lương tâm một giờ đồng hành cùng họ, nghĩ về họ, biết ơn tri ân họ ? Thời khắc đất nước lâm nguy trước hiểm họa giặc Tầu Cộng, họ là những chiến sĩ xung trận, là người đòi hỏi quyền sống chính đáng khi chúng ta bị kẻ cầm quyền tước đoạt.

Lòng biết ơn cũng được biết đến như là văn hóa truyền thống của người Việt với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biết ơn nền tảng của sự hướng thiện. Nhưng dường như chủ nghĩa cộng sản đã làm biến dạng, méo mó, và triệt tiêu nó.

Tôi có may mắn được nói chuyện, chia sẻ với nhiều tù nhân lương tâm. Họ nói nhiều đến lòng biết ơn. Lòng thiện hảo từ tâm căn của họ đã hun đúc họ trở thành một khí cụ mang nhiều thiện hảo cho tha nhân và đất nước. Chính họ đã cho tôi hiểu nhiều hơn nữa về ý nghĩa của lòng biết ơn.

Biến lòng biết ơn trở thành hành động. Đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. Biết ơn là cống hiến cho xã hội những gì mình đã được hưởng thụ. Đó mới chính là sự công bằng, bình đẳng giữa người với người.

Hầu như những tù nhân lương tâm hiểu được giá trị của lòng biết ơn nên họ liều thân mình tận tụy hơn trong công việc cho non nước, họ thực hành đời sống bác ái tốt hơn, họ hài lòng với cuộc sống thực tại dù bị gông cùm trong chốn ngục tù, kiên vững tiếp tục con đường đã chọn trong cuộc sống.

Tôi tin chắc rằng, các tù nhân lương tâm của dân tộc Việt Nam hàng ngày họ vẫn đang thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tất cả người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại, bằng những sự chịu đựng đời sống khắc nghiệt trong chốn lao tù, bằng niềm vui và sự hoan lạc trong niềm tin một Việt Nam sẽ thịnh vượng trở lại.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các tù nhân lương tâm, đến thân nhân và gia đình của họ. Tôi cũng tin rằng người dân Việt Nam chúng ta trăm lòng thu về một mối, ngàn tim trong một mối tình để biết ơn, tri ân người tù yêu nước và cùng họ vực lại giang sơn gấm vóc đang chìm trong điêu linh, giữa dòng vực thẳm bởi sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản.

Porland, OR 20/11/2018

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 25/11/2018

Published in Diễn đàn

Ngày 26 tháng 10 năm 2017, Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc có thư yêu cầu gởi đến các cấp lãnh đạo của Nghệ An phản đối và yêu cầu trả lời về việc " Hội Cờ Đỏ" tụ họp tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

codo1

Hội cờ đỏ đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An trước đây. Ảnh : báo Nghệ An

Trong thư yêu cầu viết "chiều 25/10/2017, chính quyền xã Sơn Hải mời Ban điều hành giáo họ Văn Thai lên trụ sở Ủy ban nhân dân xã, chính thức thông báo về việc hội cờ đỏ 3 miền sẽ kéo về xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vào cuối tháng 10 vào lúc 15h – 18h30 Chúa Nhật, ngày 29/10/2017 tại xóm 8 xã Sơn Hải (sát cạnh họ Văn Thai, cách nhà thờ Văn Thai chừng 30m). Co khoảng 700 người từ xã Sơn Hải (chủ nhà), Hà Nội, xã An Hòa (Quỳnh Lưu), xã Diễn Mỹ (Diễn Châu) và một số nơi khác. 

Mục đích "Hội Cờ Đỏ"

Giáo xứ Song Ngọc và Giáo xứ Phú yên tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An được sự hướng dẫn tinh thần của hai linh mục An Tôn Đặng Hữu Nam và Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục đã mạnh mẽ phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung. Ngư dân của hai xứ này đã làm đơn khởi kiện Formosa và nhiều lần xuống đường biểu tình chống Formosa.

Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện cái gọi là "Hội Cờ Đỏ" để chống phá, ngăn cản người dân khiếu kiện và phản đối Formosa, để chia ra lương dân và giáo dân, để đấu tố các linh mục đang dẫn dắt ngư dân khiếu kiện Formosa.

Mục đích khiêu khích và tiến hành đàn áp giáo dân thông qua việc tổ chức tụ họp hội cờ đỏ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ giữa lương dân và giáo dân.

Gây ra tội ác

Những hành động tội ác của hội cờ đỏ được chép lại như sau. Hội cờ đỏ họp ở Sơn Hải vào cuối tháng 4/2017, ngay sau đó diễn ra vụ đàn áp họ Văn Thai, họp ở Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp giáo xứ Đông Kiều.

Chúng chọn thời điểm đêm tối mới ra tay đàn áp giáo dân, chúng ném đá vào nhà, lên cả mái tôn, và ném vào người kết hợp với tiếng la hò inh ỏi. Chúng tạo ra một bầu khí bạo lực và hoảng loạn, chúng cầm gậy gộc và đánh đập giáo dân. Sau trận phá hoại đó, chúng đã để lại nhiều hậu quả là nhiều gia đình ở giáo họ Văn Thai bị phá hoại tài sản, thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt.

Tất cả các hành động của chúng dưới con mắt của công an có mặt ở hiện trường mà không dẹp loạn.

Một nguồn tin riêng cho chúng tôi được biết, trong con số của hội cờ đỏ thì có không ít là những an ninh trá hình. Và những hành động của hội cờ đỏ không chỉ gây ra cho Giáo dân mà cho cả lương dân, chúng tuyên truyền, thậm chí là ép buộc những người lương dân không được làm ăn kinh tế, không mối quan hệ với Giáo dân.

Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiều người lương dân hiểu ra được sự thật nên nối kết lại các mối quan hệ và tiếp tục làm ăn với Giáo dân.

Theo tìm hiểu của chúng tôi được biết, tất cả các hoạt động của hội cờ đỏ tại Nghệ An được chính quyền giật giây, cho phép, ngay từ địa điểm, thời gian hội họp đến các hành động đàn áp có chủ đích. Tỉnh Nghệ An đã nhận được một số phản ảnh từ nhiều nơi khác nhau nhưng chỉ làm ngơ và không trả lời.

Việc Linh mục Nguyễn Đình Thục có thư yêu cầu gởi các cấp chính quyền là bước đi đúng đắn và chính đáng về mặt pháp lý, yêu cầu phải đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân nói chung và giáo dân đã bị đàn áp bởi hội cờ đỏ.

Chúng ta thật khó hi vọng kẻ cố tình gây ra tội ác thì làm sao kêu gọi được chúng dừng tay lại.

Những hành động của "Hội Cờ Đỏ" từ Bắc chí Nam nhắm vào các Linh mục, giáo dân và những nhà hoạt động đấu tranh tại Việt Nam dần mở ra cho chúng ta thấy rằng hội này như là một cánh tay nối dài và là chiến lược hữu hiệu của an ninh cộng sản.

Vì vậy, không còn lạ gì khi hội cờ đỏ ngang nhiên phá phách, đàn áp, tấn công người dân khắp nơi mà không bị trả giá trước pháp luật.

Paulus Lê Sơn

Nguồn : Tiếng Dân, 27/10/2017

Published in Diễn đàn