Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 27 août 2024 10:47

Dân Phần Lan sống hạnh phúc

Năm 2011 tôi đến Helsinki lần đầu chỉ vì muốn coi đất nước của Jean Sebelius có đẹp như ông mô tả trong bài Finlandia hay không. Tôi đã thấy nét đẹp nhất của xứ này là con người. Năm nay tôi đọc một bản tin cho biết dân Phần Lan sống hạnh phúc nhất thế giới. Không có gì lạ ! Họ cũng được tiếng là những người sống lương thiện nhất.

phanlan1

Dân Phần Lan sống hạnh phúc nhất thế giới. Không có gì lạ ! Họ cũng được tiếng là những người sống lương thiện nhất.

Người bạn Phần Lan gốc Việt đón tôi 23 năm trước là anh Nguyễn Trùng Dương, đã kể chuyện chính phủ Phần Lan muốn trắc nghiệm coi dân chúng có nghèo khó quá hay không. Họ "nghiên cứu" (survey) đại khái thế này : Cho người giả bộ đánh rớt bóp (ví) đựng tiền, rồi coi có bao nhiêu người lượm được đem trao cho cảnh sát !

Trong mỗi chiếc bóp một chút ít tiền, khoảng một đô la tới 5 đô la Mỹ ; có tờ giấy ghi địa chỉ "chủ nhân" để ai bắt được theo đó mà đem trả. Ban đêm họ "đánh rớt" mấy chiếc bóp này ở ga xe lửa, bến xe buýt, gần cửa chợ và gần những nơi có đông người qua lại.

Sau đó, họ đếm xem có bao nhiêu người đem những cái ví tiền rớt đó đến trả lại. Nếu tỷ số đem trả lại cao thì chính phủ biết kinh tế chưa đến nỗi khốn khó. Nếu số tiền trả lại thấp hơn mọi khi, tức là có nhiều người lượm được tiền rơi bèn bỏ túi, thì nhà nước biết dân chúng đang thiếu thốn lắm rồi. Bởi vì, bình thường người dân Phần Lan không bao giờ lượm được của rơi mà lại giữ không đem nộp cho cảnh sát. Chính phủ Finland muốn xem tính lương thiện của người dân có giảm bớt hay không. Nếu thấy số người lương thiện giảm đi thì biết rằng, nói chung, dân đang khốn khó. Chỉ khi túng thiếu cùng cực thì con người mới bỏ lối sống lương hảo.

Phương pháp nghiên cứu này không theo khoa thống kê học hay kinh tế học ! Nó không cốt đo lường bằng những chỉ số khách quan, mà lại suy đoán tâm trạng con người. Như các cụ nhà ta vẫn nói: Bần cùng sinh đạo tặc.

Người ta có thể quan sát tính tình dân chúng mà suy đoán tình trạng tài chánh của họ nếu giả thiết là người dân bản tính là thực thà. Mà giả thiết này đúng sự thật. Dân Phần Lan rất hiền, những người Việt bạn tôi ở đây đều nói như vậy. Anh bạn tôi có lần thú nhận rằng ở đây người Việt mình có khi phạm lỗi "đụng rồi chạy" (hit and run), tức là lái xe lỡ đụng một chiếc xe đậu thì, nếu nghĩ không ai thấy, người lái xe bỏ đi luôn. Còn người Phần Lan thì khác ; nếu lái xe lỡ quẹt vô xe người khác là họ dừng lại coi có làm trầy hay không. Nếu có, họ viết một mảnh giấy xin lỗi cài trên kính xe. Trên miếng giấy ghi tên, số điện thoại và số bảo hiểm của người gây tai nạn, để chủ nhân chiếc xe bị đụng liên lạc với mình, thu xếp việc sửa xe.

Nhà thơ Nguyễn Bá Trạc đã định cư ở Phần Lan hơn 20 năm kể rằng ông từng đánh rớt cái túi xách tay vài lần mà bao giờ cũng nhận lại được, vì có người lượm rồi đưa cho cảnh sát trả lại. Trong ví ông để cái thẻ tín dụng ai xài cũng được, nhưng không bao giờ mất tiền.

Vậy cái hoàn cảnh nào đã khiến cho người dân ở Phần Lan thực thà, hiền hậu hơn người khác ? Có nhiều lý do phức tạp, từ đời sống kinh tế đến hệ thống giáo dục. Nhưng một điều dễ thấy nhất là người Phần Lan đã được sống tự do từ lâu. Sống trong một chế độ tự do dân chủ, người ta không có nhu cầu nói dối nhiều, không có nhu cầu phải tập nói dối cho quen, như khi phải sống trong sự sợ hãi thường xuyên dưới một chế độ áp bức.

Một nước mà người ta lúc nào cũng sợ chính quyền, lúc nào cũng lo mình bị nhà nước tra hỏi, bắt bớ, trừng phạt vô lý, thì thường dân chúng phải tập nói dối. Nhiều khi không ai hỏi tội, bị gọi đến tên là đã nói: "Không phải tôi !" Nói dối lâu dần sinh ra thói quen khó sửa lắm. Nhất là khi nhìn thấy nhóm người cai trị chính họ cũng luôn luôn dùng những thủ đoạn dối trá làm lợi khí tranh quyền đoạt vị với nhau và thống trị dân. Người biết nói dối có khi được coi là khôn ngoan, đáng khen ngợi, có thể được kính trọng ; còn những anh thật thà bị coi là khờ, dại, là "cù lần !"

Phần Lan cũng như Thụy Điển cùng các nước Bắc Âu đều theo chế độ dân chủ xã hội. Hai chữ "xã hội" nghĩa là "xã hội chủ nghĩa." Người Việt Nam nghe đến mấy chữ "chủ nghĩa xã hội" thì thấy ghê sợ, vì đảng cộng sản cũng "mạo danh" chủ nghĩa xã hội. Thực ra, chế độ cộng sản độc tài khác với chế độ dân chủ xã hội như nước khác với lửa. Các nước dân chủ xã hội tôn trọng nhân quyền, bảo vệ các quyền tự do cá nhân.

Nhiều chính trị gia bảo thủ vẫn nói rằng một nước đánh thuế cao để có mạng lưới an toàn xã hội tốt quá sẽ bị thiệt thòi về mặt phát triển kinh tế, sẽ mất khả năng cạnh tranh trên thế giới. Nhưng các nước Bắc Âu có cạnh tranh kinh tế mạnh không thua gì các nước Anh, Mỹ. Ngoài Phần Lan là Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, và Hoà Lan. Các nước này đã đạt được mức sống cao bậc nhất thế giới đồng thời vẫn có khả năng cạnh tranh mạnh không thua kém ai. Dân các nước đó đóng thuế rất nặng nhưng ngược lại, được hưởng những lợi ích như hệ thống giáo dục tốt nhât, hệ thống an sinh xã hội tốt nhất, tạo nên một lực lượng lao động có kỹ năng cao và làm việc hăng hái nhất. Theo bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), Phần Lan nhiều lần xếp hạng cao với Chỉ số Phát triển và Cạnh tranh (GCI).

Người dân Thụy Điển, Phần Lan "sống nghèo" hơn dân Mỹ. Trong mấy ngày ở Helsinki hay Truku, Phần Lan, tôi không thấy nhiều chiếc xe sang trọng như người Việt lái ở khu Little Sài Gòn, California. Nhưng kinh tế chỉ là một mặt của cuộc sống một dân tộc, có thể là mặt quan trọng hàng đầu ; nhưng không phải là tất cả. Làm sao sống hạnh phúc, đó mới là mục tiêu đích thực của cuộc sống. Có thể dân Phần Lan thấy hạnh phúc đáng theo đuổi nhiều hơn giàu sang.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 27/08/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn
jeudi, 06 avril 2023 21:57

Phần Lan thắng, Putin thua

Khi tn công Ukraine năm ngoái, mt trong nhng lý do Vladimir Putin nêu ra là ngăn chn không cho khi NATO bành trướng. Bây gi kết qu ngược li. Putin đã thua ln trên mt ngoi giao.

finland1

C Phn Lan được kéo lên ti tr s NATO Brussels khi nước này tr thành thành viên th 31 ca liên minh.

Mt người t cm thy mình đang hnh phúc, nếu được hi có mun thay đi gì trong đi sng không, thì chc s nói "không !"

Mt dân tc thì khác. Dân Phn Lan, 5.5 triu người, thy h sng rt hnh phúc, đng đu thế gii sut 5, 6 năm va qua. Nhưng h li mun thay đi : Nước Phn Lan va mi ký hp đng làm thành viên th 31 ca khi NATO, Liên minh Bc Đi Tây Dương.

Mt người đang sng hnh phúc chc cũng làm như vy : Kết thân vi bà hàng xóm bên tay mt vì lo ông hàng xóm bên trái có th ln áp, xâm phm đến nhà mình.

Tng thng Phn Lan Sauli Niinisto gii thích rng chính ph Nga không cho nước ông được t do la chn. H "mun to ra mt vùng trái đn chung quanh nước h", nhưng "chúng tôi không phi là mt cái vùng", ông nói khi đến Bruxelles hp k nim 74 năm ngày thành lp NATO.

Tng Thư Ký NATO, ông Jens Stoltenberg nói rng bây gi "Nga không th tính toán sai lm, nghi ng quyết tâm ca NATO sn sàng bo v Phn Lan ; điu này giúp Phn Lan yên tâm hơn, mnh hơn, và tt c chúng ta bình an hơn".

Phn Lan gia nhp NATO làm chính ph Nga ni gin. Th trưởng Ngoi giao Alexander Grouchko coi đây là mt hành đng đe da trên nước Nga, và cnh cáo s áp dng nhng "bin pháp cn thiết đ bo v an ninh quân s" ti biên gii hai nước.
Tr
ước đây, biên gii này vn không yên n. Trong lch s, dân tc Phn Lan đã phi đu tranh giành đc lp gia hai nước ln là Thy Đin và Nga. Khi chế đ Nga hoàng tan rã năm 1917, Phn Lan được đc lp, nhưng phi chp nhn không bao gi chng Nga. Trong thi Đi chiến Th Hai, quân Nga đã tiến đánh Phn Lan t tháng 11 năm 1939. Cuc Chiến tranh Mùa Đông đến tháng Tư năm 1940 chm dt vì người Phn Lan kháng chiến dũng cm. Quân sĩ không nhiu, súng đn ít hơn, h mc đ mu trng, np dưới nhng tm khăn tri giường trng, trượt ski hoc mang giy có lưới đan đi trên tuyết, đánh du kích khi biến khi hin, sau hai tháng rưỡi đui được quân Nga, ký hòa ước vào tháng Tư 1940, nhưng vn phi chp nhn nhường mt phn lãnh th. Trong thi Chiến tranh Lnh, Phn Lan gi vai trò trung lp gia hai khi Nga, M, và tiếp tc chính sách đó sau khi Liên Xô sp đ, cho ti năm 2022.

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gi li chúc mng ti Tng thng Sauli Niinisto. Nga xâm lăng Ukraine khiến các nước trung lp Bc Âu thay đi chính sách ngoi giao. Các nước láng ging khác ca Nga cũng đu lo có th b Vladimir Putin nhòm ngó. Ba nước vùng Baltic, và Ba Lan, Bulgaria, Albania, Cng Hòa Czech, Rumania đã vào khi NATO ri.

Thy Đin và Phn Lan xin gia nhp gia năm 2022, ba tháng sau khi quân Nga đánh Ukraine. C hai nước đu gi vũ khí giúp Ukraine không khác gì các nước NATO. Phn Lan đã gia nhp Liên hip Âu Châu t năm 1995. Mt cuc nghiên cu dư lun cui năm 2022 cho biết 78% dân chúng ng h vic vào khi NATO.

Thy Đin còn phi ch vì chưa được Th Nhĩ K và Hungary đng ý. Th Nhĩ K ch trích Thy Đin đang nhn nhng chiến binh trong lc lượng PKK được t nn. PKK là t chc ca người Kurds, sng Iraq, Iran và Th Nhĩ K mun lp mt quc gia đc lp. Tuy nhiên, Ngoi trưởng Thy Đin Tobias Billstrom cũng có mt ti Brusselles d l thâu nhn Phn Lan.

Tng thng Niinisto tuyên b nếu Thy Đin chưa được vào thì vic Phn Lan gia nhp NATO chưa hoàn tt. Ông Stoltenberg hy vng đến tháng By năm nay, khi NATO hp thượng đnh Lithuania thì s thâu nhn thêm Thy Đin. Tng thng Volodymyr Zelensky đã được mi ti d khán.

Sau khi thu nhn Phn Lan, biên gii gia khi NATO và nước Nga s dài gp đôi, thêm 1,340 km. Trước đây, ch có Estonia và Latvia nm giáp nước Nga. Biên thùy Na Uy, mt nước thuc NATO, vi Nga dài 200 km. Vùng Kaliningrad ca Nga nm gia Ba Lan và Lithuania, hai nước trong NATO.

V mt quân s, cunThe World Factbook ca cơ quan tình báo M CIA ch k Phn Lan có 22,000 quân hin dch, so vi 850,000 quân Nga. Nhưng Phn Lan có th huy đng mt lc lượng 280,000 binh sĩ trong chế đ quân dch được trang b vũ khí tân tiến, cùng vi 900,000 quân tr b. Nhưng t nay NATO được quyn s dng các hi cng, đường bin và không phn Phn Lan nếu cn. Vic bo v các nước đng minh vùng Baltic và Na Uy, Thy Đin s d dàng hơn.

Ngay bây gi, vic thâu nhn thêm Phn Lan vào NATO không thay đi gì v mt quân s. V mt tâm lý, dân Phn Lan có th yên tâm rng nếu b Nga tn công, tt c khi NATO s đem quân đến giúp. Ngược li, Phn Lan cũng sn sàng gi quân đi chiến đu các nước khác trong khi.

Chính ph mi Phn Lan s quyết đnh có cho phép quân đi nước ngoài vào trong nước hay không, như Ba Lan, Rumania và các nước Baltic đã chp nhn. H cũng s quyết đnh có nhn vũ khí nguyên t hay không. Nhưng ngay bây gi, được chiếc dù nguyên t ca M, Anh, Pháp bo v, h phi chun b mt chiến lược v vũ khí hch tâm và quan đim v kim soát các vũ khí đó.

Khi tn công Ukraine năm ngoái, mt trong nhng lý do Vladimir Putin nêu ra là ngăn chn không cho khi NATO bành trướng. Bây gi kết qu ngược li. Putin đã thua ln trên mt ngoi giao.

Phát ngôn viên chính ph Nga Dmitry Peskov tuyên b rng vic Phn Lan gia nhp NATO chng t khi này nhm bành trướng đ bao vây nước Nga. Ông đe da Nga s phn ng thích đáng, tùy theo NATO s đưa ti Phn Lan nhng th vũ khí nào. Ông nhc li rng gia hai nước hin không có tranh chp lãnh th, nhưng Nga s có nhng bin pháp quân s đ tr đũa và đ phòng. Ông Jens Stoltenberg, tng thư ký NATO xác nhn s không gi quân đi ti Phn Lan, tr khi nước này kêu cu.

Trong khi đó các tin tc t nước Nga đã m mt chiến dch tn công tin hc Phn Lan. Các h thng máy đin toán ca quc hi Phn Lan b tràn ngp đến tê lit. Bà Sanna Marin, cu th tướng mi tht c, cũng là mt nn nhân. Mt nhóm tin tc Nga mang tên NoName057 đng ra nhn h ch mưu, vì mun trng pht Phn Lan. Trước đây nhóm này đã tng nhn trách nhim đã đánh phá các h thng tin hc M và các nước khác.

Đó là nhng hành đng phn đi duy nht mà Nga có th thi hành. Trên chiến trường Ukraine, quân Nga đang tc nghn không chiếm được thành ph Bakhmut. Trong khi các nước NATO đang gi thêm xe thiết giáp, đi pháo ti giúp Ukraine chun b cuc phn công mùa Xuân ; M đóng góp $2.6 t m kim. Cuc tng phn công mùa Xuân ca quân Ukraine sp bt đu.

Nhiu người cho rng chế đ Vladimir Putin s sp đ nếu quân Nga tht bi Ukraine. Điu đáng lo ngi nht là biến c này s gây hn lon không khác gì v sp đ ca Liên bang Xô Viết năm 1991. Phn Lan, khi NATO đu phi chun b đi phó.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 06/04/2023

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Chưa vào NATO, Phần Lan từ lâu đã chuẩn bị đối phó xâm lược

Nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang, Phần Lan đã sẵn sàng. Xăng dầu, ngũ cốc dự trữ đủ dùng tối thiểu sáu tháng, tất cả các tòa nhà lớn đều có hầm trú bom và nơi sơ tán cho người dân. Số người tình nguyện học những lớp huấn luyện quân sự tăng vọt, các môn được đăng ký nhiều nhất là cận chiến đô thị, bắn tỉa và sử dụng hỏa tiễn chống tăng.

nato1

Quân dự bị Phần Lan tập bắn đạn thật trong cuộc tập trận địa phương ở Taipalsaari ngày 09/03/2022. Quốc gia Bắc Âu có 1.300 kilomet đường biên giới với Nga luôn phải cảnh giác : tuy chỉ 5,5 triệu dân nhưng có đến 900.000 quân dự bị  via Reuters - Lehtikuva

Với hàng xóm là nước Nga của Putin, luôn phải sẵn sàng

"Ukraine, các láng giềng trước ngưỡng cửa chiến tranh" là hồ sơ của Courrier International tuần này. Viễn cảnh một hành lang của Nga tại Transnistria ở sát bên Ukraine và ý đồ của Moskva tại khu vực chiến lược Suwalki giữa Lithuania (Litva) và Ba Lan gây lo ngại. Ở phía bắc, NATO sắp đón nhận Thụy Điển và nhất là Phần Lan - chính quyền nước này từ nhiều năm qua đã chuẩn bị cho giả thiết bị Nga xâm lược.

Tuần báo Pháp trích dịch Financial Times, cho biết nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang, Phần Lan đã sẵn sàng. Trong các kho dự trữ chiến lược hiện có xăng dầu và ngũ cốc đủ dùng tối thiểu sáu tháng, còn các công ty dược phẩm bị buộc phải trữ từ 3 đến 10 tháng mọi các loại thuốc nhập khẩu. Tất cả các tòa nhà ở một quy mô nào đó đều phải xây dựng các hầm trú bom, tầng hầm để xe, sân trượt patin, hồ bơi đều có thể biến thành nơi sơ tán cho người dân.

Sau 80 năm sống dưới cái bóng của Liên Xô và nay là Nga, Helsinki không bất ngờ trước mối đe dọa chiến tranh. Nếu chiến lược "quốc phòng toàn dân" và sự chiến đấu kiên cường của Ukraine gây ngưỡng mộ cho toàn thế giới - từ những cặp vợ chồng mới cưới đến nhà buôn đều cầm súng bảo vệ đất nước - thì Phần Lan từ lâu cũng đã có chiến lược tương tự. Đang trong thời bình, quân đội Phần Lan có 280.000 binh sĩ và 900.000 quân dự bị, chiếm một phần ba số người trưởng thành của quốc gia Bắc Âu này. Quân dịch là bắt buộc, quốc phòng chiếm phần quan trọng trong ngân sách dù các nước Châu Âu khác đều giảm.

Jarmo Lindberg, cựu chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ cho biết thủ đô Helsinki giống như một thỏi "phô mai gruyère" lỗ chỗ với vài chục cây số đường hầm và "một số nơi trông như phim James Bond". Tất cả trung tâm chỉ huy quân sự đều là những "hầm bằng đá hoa cương ở độ sâu 30 đến 40 mét". Ông nói, một số người cho rằng Phần Lan đã đánh nhau 32 trận với người Nga, với số khác là 42. Nhưng Nga vẫn luôn là hàng xóm, "và chúng tôi biết rằng phải sẵn sàng".

Kỷ niệm không quên về cuộc xâm lăng của Stalin

Le Point trong bài "Người Phần Lan, hãy cầm vũ khí" dẫn lời nữ thủ tướng 36 tuổi của nước này, Sanna Marin : "Nga không phải là nước láng giềng mà chúng tôi mong muốn". Số người Phần Lan muốn gia nhập NATO từ 20% đã vọt lên 70% và tiếp tục tăng, chính sách không liên kết không còn chỗ đứng. Dân biểu đảng cánh trung Joonas Kontta thổ lộ : "Chúng tôi đã quá ngây thơ, muốn duy trì mối quan hệ tốt với Nga. Nhưng làm thế nào không tự đặt mình vào vị trí của Ukraine ngày nay ?".

Phần Lan đã từng bị Hồng quân xâm lăng trong cuộc chiến tranh mùa đông 1939, mà Stalin lúc đó cũng gọi là chiến dịch. Trong 105 ngày, quân Phần Lan trong binh phục ngụy trang màu tuyết trắng đã chiến đấu kịch liệt, chế ra bom xăng để đối phó với xe tăng địch - tên gọi cocktail Molotov xuất phát từ đây. Quân của Stalin thiệt hại nặng với 390.000 binh sĩ tử trận, phía Helsinki chỉ mất 29.000 quân, nhưng với hiệp định đình chiến năm 1940 Phần Lan phải nhường 10% lãnh thổ. Những người già không quên kỷ niệm đau buồn về cuộc chiến, nhất là ở vùng biên giới mà nhà cửa, mồ mả cha ông nay đã thuộc về phía Nga.

Trụ sở MPK, một tổ chức tình nguyện chuyên huấn luyện quân sự cho những người trên 18 tuổi, nay tràn ngập ứng viên. Có gần 2.000 nội dung được dạy vào mỗi cuối tuần, trong đó được đăng ký nhiều nhất là chiến đấu trong đô thị, bắn tỉa và sử dụng hỏa tiễn chống tăng.

Moskva không ngừng cảnh cáo hai nước Bắc Âu không nên gia nhập NATO. Nhưng theo nhà phân tích độc lập Abbas Galliamov, Nga có thể đe dọa trực tiếp, cho tập trận dọc theo biên giới hoặc đưa di dân đến để quấy rối, nhưng sẽ không đưa quân tấn công Phần Lan, Thụy Điển. Những vụ xâm nhập không phận sẽ tăng lên, và thêm trừng phạt kinh tế, chỉ có vậy. Chuyên gia Pavel Felgenhauer cũng có cùng nhận định, vì một lý do đơn giản : Nga không đủ người, quân chủ lực đều đang ở Ukraine. Hơn nữa Putin không còn tin tưởng vào tình báo và các tướng lãnh, nên theo Galliamov, khó có khả năng những người này tâu với ông chủ điện Kremlin là Nga có đủ phương tiện để tiến đánh hai nước Bắc Âu.

Nga chặn lối ra biển, gây khó khăn lớn cho hàng xuất khẩu Ukraine

Về phía quốc gia đang là nạn nhân cuộc xâm lăng của Putin, The Economist lo lắng nhận định, nền kinh tế Ukraine khó thể chịu đựng được một cuộc chiến tranh kéo dài. Ukraine bước vào cuộc chiến lúc đang có tỉ lệ tăng trưởng gần 7%, ngũ cốc, sắt thép xuất khẩu được giá cao, lãnh vực ngân hàng lành mạnh, thâm hụt kinh tế dưới 3% GDP. Nợ công chiếm chưa đến 50% GDP, một con số mà nhiều nước mơ ước.

Hiện nay nhờ hệ thống tài chính được số hóa, trợ cấp và lương bổng vẫn được trả đều ngay cả ở những vùng bị Nga chiếm đóng. Tuy nhiên nguồn thu thuế quan giảm đi một phần tư, mỗi tháng chiến tranh, Ukraine bị thâm thủng đến 5 tỉ đô la Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Ukraine có thể sụt mất 45% trong năm 2022. Làm thế nào để bù đắp ?

Hoa Kỳ vừa hào hiệp thông qua khoản viện trợ 40 tỉ đô la, chủ yếu dành cho vũ khí, nhưng cũng có ít nhất 8,5 tỉ để hỗ trợ nền kinh tế. Chừng nào số tiền này mới đến tay thì chưa rõ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng kêu gọi quốc tế giúp đỡ và đã huy động được 4,5 tỉ đô la, trong khi thâm hụt ngân sách đã lên đến 15 tỉ đô la.

Về sản xuất, đáng ngạc nhiên là những người nông dân Ukraine can đảm mặc áo giáp ra đồng, vẫn gieo trồng được 80% vụ mùa lúa mì, lúa mạch, hướng dương. Nhưng để xuất khẩu thì bế tắc : hải cảng chính Odessa hoàn toàn đóng cửa vì sự hiện diện của hải quân Nga ở Hắc Hải và mìn bảo vệ cảng của Ukraine. Tương tự đối với hai cảng lớn thứ nhì và ba ở bên cạnh, còn Berdiansk và Mariupol, cảng thứ tư và thứ năm đang bị quân Nga kiểm soát. Kiev có thể chuyển sang dùng đường bộ và xe lửa thông qua Ba Lan, Romania và Hungary, nhưng năng lực vận chuyển rất hạn chế so với đường biển. Một khó khăn khác là nạn bàn giấy, vì Ukraine không phải là thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) nên số xe đi vào bị hạn chế.

Thiếu sót lớn nhất trong "Ngày chiến thắng" ở Moskva : Một chiến thắng !

Nhắc lại buổi lễ mừng Ngày chiến thắng 9 tháng Năm tại Moskva, tuần báo Anh cho rằng mang đầy đủ tính chất dối trá, bạo lực và quân phiệt của triều đại Vladimir Putin. Từ lâu ông Putin vẫn khoác một chiếc áo thiêng liêng cho chiến thắng trước Đức quốc xã để phục vụ cho chế độ của mình, và nay lợi dụng để tuyên truyền cho cuộc xâm lăng Ukraine. Nhưng điều đáng chú ý không phải là những bộ quân phục đẹp đẽ, những chiếc huy chương lấp lánh, mà là những gì vắng mặt.

Không có màn trình diễn của không quân, lý do chính thức là thời tiết, nhưng nguồn tin tình báo nói rằng vì an ninh. Một phi cơ quân sự bay thấp bị hỏa tiễn Stinger bắn hạ trên quảng trường Đỏ chẳng phải là màn quảng cáo tốt đẹp cho chế độ. Tổng tham mưu trưởng, tướng Valery Gerasimov không thấy xuất hiện, theo Ukraine là do bị thương ở gần Izyum. Nhưng sự thiếu vắng lớn lao nhất trong cuộc duyệt binh Ngày chiến thắng, chính là một chiến thắng ! Ngay cả Mariupol, thành phố cảng đã bị oanh kích bằng tất cả các loại vũ khí quy ước có thể hình dung ra được, vẫn không hoàn toàn lọt vào tay Nga.

Nhà văn kiêm triết gia Bernard-Henri Lévy trên Le Point cho rằng việc Putin tự cho là thừa kế của cuộc chiến chống phát-xít rất đáng phẫn nộ. Vladimir Putin muốn nói rằng Châu Âu đang mắc nợ Nga đã hy sinh hàng triệu người trong cuộc chiến tranh được gọi là "Vệ quốc Vĩ đại". Nhưng Hồng quân là Liên Xô, và Liên Xô gồm cả Ukraine và Nga. Đông đảo binh sĩ Ukraine đã chiến đấu trên tuyến đầu trong những trận đánh ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức từ 1944-1945.

Chẳng lẽ có quyền quên rằng một trong ba chiến sĩ đã gỡ đi lá cờ chữ vạn ở Reichstag là người Ukraine, và thiếu tá xe tăng Ukraine, Anatoly Shapiro là người đầu tiên tiến vào trại tập trung Auschwitz giải phóng những người sống sót ? Theo tác giả, việc diệt phát-xít khẩn cấp duy nhất là tại một "nước Nga bệnh hoạn, đã quên đi tất cả, không học được điều gì, và nay là thủ đô của tội phạm ở Châu Âu".

Pháp : Khi liên minh cấp tiến nghiêng về cực tả

Trang nhất của Le Point và L'Obs tuần này được dành cho lãnh tụ đảng cực tả Pháp Jean-Luc Mélenchon. Trong bài xã luận, L’Obs nhận xét, bị loại khỏi vòng đầu kỳ bầu cử tổng thống đến lần thứ ba, ông Mélenchon đã thành công trong việc tập hợp được liên minh cánh tả. Các đảng sinh thái, xã hội, cộng sản đành chấp nhận để còn được hiện diện trong Quốc Hội và không phá sản về tài chính. Lần đầu tiên trong lịch sử Pháp, trục của liên minh cấp tiến nghiêng về phía cực tả, cử tri ôn hòa sẽ phản ứng thế nào ?

Tuần báo cánh hữu Le Pointtố cáo "Sự thật về ông Mélenchon" : chống Châu Âu, dân tộc chủ nghĩa, độc đoán… và nêu ra một chi tiết - tuy nhỏ trong trận bão đang dấy lên nơi cánh tả Pháp, nhưng nói được nhiều điều. Khi đảng Xã Hội (PS) đồng ý liên kết với đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) của Mélenchon trong kỳ bầu cử Quốc hội tháng Sáu, văn bản thỏa thuận được Ủy ban toàn quốc của đảng PS gồm 292 thành viên thông qua. Còn phía LFI chỉ có một mình Jean-Luc Mélenchon ký. Đảng Nước Pháp Bất Khuất không hứa hẹn dân chủ trong nội bộ, và người ta không quên ông từng lớn tiếng khẳng định "Nước Cộng hòa, là tôi đây !".

Chống đối EU, nhưng Mélenchon chưa bao giờ nghiên cứu hiệp ước Châu Âu một cách nghiêm túc. Ông coi nhà độc tài Fidel Castro của Cuba, Hugo Chavez của Venezuela là thần tượng, bênh vực nhà cầm quyền Bắc Kinh và đả kích Đạt Lai Lạt Ma, ủng hộ Vladimir Putin - cho đến khi xe tăng Nga tiến vào Ukraine thì mới quay ngược. Tờ báo cho biết blog của Jean-Luc Mélenchon rất phong phú với 180 chủ đề được xếp theo từ khóa, nhưng không hề có từ "Dân chủ".

Hồi kết của toàn cầu hóa : "Không bỏ tất cả trứng vào rổ" Trung Quốc

Nhìn ra thế giới, Courrier International trong hồ sơ về toàn cầu hóa đã trích dịch bài "Tạm biệt Trung Quốc, chào tái ngộ Châu Âu" của tờ El Mundo ở Tây Ban Nha. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng liên quan đến sự tê liệt của vận chuyển hàng hải vào Noel năm ngoái và nay là chiến tranh ở Ukraine : đó là những nhân tố đẩy nhanh thay đổi mô hình sản xuất mà Châu Âu xây dựng trong những thập niên qua. Trung Quốc, đại công xưởng thế giới không còn rẻ nữa, các doanh nghiệp đủ mọi lãnh vực bắt đầu chuyển bớt đi nơi khác để giảm lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Covid là cú sốc dẫn đến đóng cửa nhà máy, nhưng trước đó còn là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và khi Nga xâm lăng Ukraine, Trung Quốc lại bênh vực Moskva càng khiến các nhà đầu tư muốn ra đi. Dịch chuyển sản xuất rõ rệt nhất trong lãnh vực dệt may, tất cả những thương hiệu lớn đều dời bớt về Châu Âu, dù Trung Quốc vẫn chiếm trọng lượng đáng kể. Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện cũng được ưa thích.

Le Pointphân tích "Toàn cầu hóa, câu chuyện một cái chết được báo trước", không chỉ về khía cạnh thương mại, tài chánh. Có nhiều nguyên nhân. Đó là sự phân cực Mỹ-Trung, khởi đầu từ tổng thống Donald Trump do lo ngại trước một Trung Quốc đảng trị không hề tôn trọng các quy định thương mại quốc tế. Tiếp theo là đại dịch từ Vũ Hán, khiến người ta ý thức được tính dễ tổn thương liên quan đến các chuỗi cung ứng. Các nước bắt đầu chuyển dịch sản xuất về những nơi gần hơn và thân thiện hơn. Nhưng nhất là cuộc chiến tranh của Putin đánh vào Ukraine, dẫn đến phương Tây trừng phạt, đang đẩy nhanh việc phá vỡ toàn cầu hóa.

EU là vec-tơ chính của toàn cầu hóa thời hậu chiến tranh lạnh, nhưng chỉ chú tâm đến kinh tế, nghĩ rằng thương mại sẽ giúp gắn bó các dân tộc, làm hài hòa các nền văn hóa. Châu Âu bỏ quên những thứ còn lại : bản sắc, tự hào dân tộc, mong muốn trả thù - đó là những gì mà Nga và Trung Quốc đang xoáy vào. Một phương Tây gắn kết với những giá trị được cho là phổ quát : phẩm giá con người, dân chủ... xa dần với phần còn lại của thế giới. "Toàn cầu hóa rạn vỡ" diễn ra trong bối cảnh an ninh quốc gia nay buộc phải đặt lên trên các trao đổi văn hóa và thương mại.

Covid : Bắc Triều Tiên đứng trước thảm họa

Trên lãnh vực y tế, The Economist chú ý đến việc "Bắc Triều Tiên nhìn nhận đại dịch Covid đã lan đến". Dân chúng nước này chưa hề được chích ngừa và hệ thống y tế thiếu thốn, đồng nghĩa với thảm họa. Trong hơn hai năm qua, Bắc Triều Tiên luôn nhấn mạnh nhờ kiểm soát biên giới nên đã ngăn được đại dịch, trong lúc Covid càn quét thế giới. Thế nhưng ngày 12/05 báo chí nhà nước cho biết đã có những ca Omicron đầu tiên, và Bình Nhưỡng bị phong tỏa từ 10/05. Điều này thật tệ hại, ngay cả với một đất nước đã quen thuộc với những tin xấu. Biến thể Omicron không đặc biệt nguy hiểm ở những cộng đồng đã được tiêm chủng, nhưng vẫn là sát thủ đối với những ai chưa hề biết miễn dịch là gì. Hồng Kông, nơi tỉ lệ chích ngừa nơi người lớn tuổi khá thấp, chỉ trong hai tháng số tử vong vì biến thể này từ 205 đã vọt lên 8.000 là một ví dụ.

Ở Bắc Triều Tiên có thể sẽ còn tệ hại hơn. Chế độ độc tài đã bần cùng hóa đất nước, không có cơ sở hạ tầng đủ để xét nghiệm, truy vết như những quốc gia khác. Hệ thống y tế thảm hại : thiếu trang thiết bị và nhân viên, bệnh viện không thường xuyên có điện nước. Hai năm đóng chặt biên giới khiến số thuốc dự trữ gần cạn, đa số là thuốc nhập khẩu. Cũng chẳng biết nước này có được bao nhiêu bình oxy và máy thở. Bệnh lao và tình trạng suy dinh dưỡng khiến người dân dễ dàng làm mồi cho con virus.

Bình Nhưỡng có thể nhờ vả Trung Quốc, nhưng ông chủ Bắc Kinh cũng đang phải tự lo cho mình với chính sách zero Covid. L’Express mỉa mai : Là nơi đầu tiên phát xuất đại dịch, Trung Quốc cũng là nước cuối cùng ra khỏi Covid - hoàng đế đỏ đã rêu rao chiến thắng hơi sớm. Có khả năng Bắc Triều Tiên chịu nhận sự trợ giúp của tân tổng thống Hàn Quốc Yook Suk-yeol, để mở chiến dịch chích ngừa hàng loạt. Điều mỉa mai là nếu đã bị Covid từ đầu đại dịch thì hậu quả sẽ ít thảm khốc hơn. Lần đầu tiên người dân Bắc Triều Tiên cần hy vọng là những người lãnh đạo đã nói dối họ.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một "thiên đường của tư bản", như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.

finland1

Thành phố Helsinki, Phần Lan vào khoảng nửa đêm ngày 20 tháng 6 năm 2011. Ảnh : Jennifer Woodard Maderazo

Cuối tuần qua, Anu Partanen và Trevor Corson đã đăng một bài trên tờ Thời báo New York "Finland Is a Capitalist Paradise[1]  cho rằng Phần Lan thực sự là "một thiên đường của tư bản". Đây là một bài báo rất quen thuộc với những ai theo dõi thảo cuộc luận này. Nó nói rằng Phần Lan có thuế cao và một nhà nước phúc lợi hào phóng, nhưng sau đó nói rằng đất nước này khá tư bản và có lẽ thậm chí còn tư bản hơn Mỹ nhiều.

Không giống như hầu hết những người viết kiểu bài này, các tác giả ở đây không có ác ý. Partanen cố gắng đưa ra cho người Mỹ những hào quang của một nhà nước phúc lợi toàn diện[2]  và nghĩ rằng việc hạ thấp các khía cạnh xã hội hóa khác của nền kinh tế Phần Lan là cách tốt để làm điều đó. Cô ấy rất có thể đúng về chiến lược tu từ của mình, nhưng cuối cùng, điều đơn giản là mô hình kinh tế Phần Lan không phải là chủ nghĩa tư bản thông thường với những lợi ích xã hội hào phóng.

Trước hết, chính phủ Phần Lan sở hữu gần một phần ba tài sản quốc gia. Với Hoa Kỳ, để đạt được tỉ lệ đó, chính phủ Hoa Kỳ cần chuyển khoảng 35 tỷ đô la tài sản sang sở hữu công.

finland2

Người Phần Lan cũng có một khu vực công rộng lớn, có nghĩa là nó không chỉ là sự giàu có được xã hội hóa nhiều hơn mà còn cả sản xuất. Khoảng 1/4 người lao động Phần Lan được tuyển dụng trong các dịch vụ chung của chính phủ như nuôi giữ trẻ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. 7% khác được tuyển dụng trong các doanh nghiệp nhà nước như hãng hàng không quốc gia, Finnair.

finland3

Để có được tỉ lệ như Phần Lan, Hoa Kỳ cần chuyển 24,7 triệu lao động từ khu vực tư nhân vào khu vực công. Ngoài lĩnh vực bưu chính, Amtrak và chính quyền Thung lũng Tennessee, Hoa Kỳ cần mở rộng phạm vi đầu tư tới các doanh nghiệp như American Airlines, Exxon Mobil và Verizon.

Ngoài các lĩnh vực được xã hội hóa rõ ràng về sở hữu công và sản xuất công, Phần Lan cũng có một phong trào lao động rộng lớn và mạnh mẽ, đem lại cho người lao động Phần Lan quyền lực đáng kể đối với nền kinh tế. Khoảng 90 phần trăm người lao động Phần Lan là thành viên của các nghiệp đoàn lao động và được bảo đảm với hợp đồng lao động của công đoàn. Để đưa nước Mỹ lên tới mức độ của Phần Lan, cần phải đưa thêm 119 triệu công nhân vào các tổ chức công đoàn.

finland3

Như chúng ta đã được biết vài tuần trước, người lao động Phần Lan cũng không chỉ là thành viên của công đoàn trên giấy tờ. Vào tháng 11 vừa qua, để đáp lại việc 700 nhân viên bưu điện bị cắt giảm lương, khoảng 60.000 người lao động (trong một quốc gia 2,2 triệu công nhân [3] ) đã đình công [4], khiến các cảng, đường sắt, xe buýt và hãng hàng không quốc gia ngưng hoạt động. Việc cắt giảm lương sau đó đã bị hủy bỏ, và thủ tướng đã từ chức [5] sau khi không công khai một cách rõ ràng trước dư luận về vấn đề này. 100.000 công nhân các ngành khác của Phần Lan dự định [6]​​ sẽ đình công trong tuần này, gây thiệt hại sản xuất hàng trăm triệu euro, như một phần của các cuộc đàm phán hợp đồng trong lĩnh vực công nghiệp [7].

Không có việc nào trong đó nói lên rằng Phần Lan là một xã hội xã hội chủ nghĩa toàn diện, dù nó có thể thấy như thế nào. Chắc chắn nó có thể và cần được xã hội hóa và thiên tả nhiều hơn nữa. Tuy nhiên khi nói điều này, chúng ta không nên bỏ qua việc cần nhìn vào Phần Lan thực sự khác với Hoa Kỳ như thế nào. Để phù hợp với mô hình kinh tế của Phần Lan, Hoa Kỳ không chỉ cần xây dựng một nhà nước phúc lợi xã hội dân chủ, mà còn phải xã hội hóa 35 nghìn tỷ đô la tài sản, công đoàn hóa 120 triệu công nhân và chuyển 25 triệu công nhân vào khu vực công.

Tóm lại, tương đối nhiều người ôn hòa ngưỡng mộ Phần Lan và hình mẫu Bắc Âu nói chung, song họ dường như không bao giờ đếm xỉa đến các đề xuất nhằm đưa Hoa Kỳ đi theo những hướng xã hội hóa này.

Matt Bruenig

Nguyên tác : No, Finland Is Not a "Capitalist Paradise", Jacobin 9/12/2019

Lê Lam (dịch)

Nguồn : viet-studies, 21/12/2019


[1] https://www.nytimes.com/2019/12/07/opinion/sunday/finland-socialism-capitalism.html?action=click&module=Opinion&pgtype=Homepage

[3] http://tilastokeskus.fi/til/tyti/2019/10/tyti_2019_10_2019-11-26_tie_001_en.html

[4] https://yle.fi/uutiset/osasto/news/new_solidarity_strikes_from_rail_workers_as_postal_union_expands_industrial_action/11086410

[5] https://yle.fi/uutiset/osasto/news/sdp_coalition_partners_prepared_to_stick_with_rinnes_programme/11107646

[6] https://yle.fi/uutiset/osasto/news/up_to_100000_industrial_workers_to_begin_three-day_strike/11105582

[7] Nói một cách chính xác là công nhân làm trong ngành công nghiệp xuất khẩu (chú thích của ND)

Additional Info

  • Author Matt Bruenig
Published in Diễn đàn

Sanna Marin, Bộ trưởng Bộ Giao thông Phần Lan, thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội, đã trở thành thủ tướng thứ 46 của quốc gia này vào ngày 10/12. 

finland1

Sanna Marin, tân thủ tướng Phần Lan (Nguồn : Internet)

34 tuổi, Marin là thủ tướng trẻ nhất thế giới, đứng đầu liên minh 5 đảng đều do phụ nữ lãnh đạo (4 trong số đó dưới 40), và đứng đầu nội các với 13/19 thành viên là phụ nữ.

Giới tính, tuổi tác cùng nội các mà nữ giới chiếm đa số của Marin đã khiến cô trở thành điểm thu hút của truyền thông thế giới tuần qua.

Và một trong các đề tài có liên quan mà báo chí đề cập là bình đẳng giới tại Phần Lan và sự tham gia của nữ giới vào chính trị tại quốc gia Bắc Âu xinh đẹp này.

Cách đây hơn một thế kỷ, Phần Lan đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự tiến bộ của phụ nữ. Đó là năm 1906, khi phụ nữ Phần Lan được trao quyền bầu cử và ứng cử.

Kể từ đó, Phần Lan đã có 2 nữ thủ tướng giữ chức vụ trong các nhiệm kỳ ngắn và một nữ tổng thống giữ chức vụ trong 12 năm (2000 – 2012).

Các phong trào nữ quyền vào những năm 70 đã mang đến cho phụ nữ nhiều quyền lợi hơn, trong đó có quyền thai sản cho cả họ lẫn nam giới.

Ngày nay, người Phần Lan được hưởng kỳ nghỉ thai sản kéo dài 105 ngày làm việc đối với nữ và 54 ngày làm việc đối với nam [1], và phân biệt đối xử trên cơ sở về giới là bất hợp pháp [2].

Các chính sách hào phóng về thai sản và chăm sóc con cái, cùng cam kết cân bằng giữa cuộc sống và công việc đã khiến sự hiện diện của những người mẹ trẻ nơi công sở trở nên thường xuyên. Cùng với đó, hình ảnh những người cha bên cạnh con cái ở nhà hay nơi công cộng cũng trở nên phổ biến. 

Thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development, OECD) cho thấy Phần Lan là quốc gia duy nhất mà các ông bố dành nhiều thời gian với con cái ở độ tuổi đi học hơn là các bà mẹ [3].

Theo Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Phần Lan đứng thứ tư về mức độ bình đẳng giới, sau 3 quốc gia Bắc Âu khác là Iceland, Na Uy và Thụy Điển [4].

Tuy nhiên, những điểm tươi sáng trên đây không có nghĩa là Phần Lan không còn việc gì phải làm với bình đẳng giới.

Ngày nay, một trong các vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến giới tại Phần Lan là bạo lực gia đình, với tỷ lệ lạm dụng và giết hại bạn đời/đối tác thân mật thuộc hàng cao nhất Châu Âu [5].

Đất nước này đã phải mất hàng thập kỷ để các hình thức tấn công được xem là tội phạm, và mãi gần đây, người ta mới chuẩn bị làm luật để sự thiếu đồng thuận – thay vì vũ lực – trở thành yếu tố xác định tội hiếp dâm [6].

Mặc dù phụ nữ Phần Lan tham gia thị trường lao động ở mức cao, và nam giới được nghỉ thai sản, song tỷ lệ nam giới sử dụng quyền này chỉ chiếm 10%, và vì vậy, nữ giới vẫn là người chăm sóc chính cho con cái trong năm đầu đời [7].

Một điều đáng nói nữa là khoảng cách về lương giữa hai giới. Phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới 17,7%, theo dữ liệu năm 2017 của OECD [8], và họ tập trung ở các ngành nghề khác với nam giới.

Và có một điều dường như tất nhiên là : dù ở đâu, kể cả ở Phần Lan, luôn có một bộ phận nam giới không muốn thấy sự tiến bộ của nữ giới.

Khi nội các với đa số phụ nữ của Marine hình thành, Jukka Maarianvaara, giám sát viên về bình đẳng giới đã nhận được 3 đơn khiếu nại và 1 cuộc gọi điện thoại phàn nàn về sự mất cân bằng giới, dù trước đây, với nội các mà phụ nữ chỉ chiếm 26%, chẳng có khiếu nại hay phàn nào nào như vậy cả [9].

Nhưng rồi theo thời gian, những người phàn nàn sẽ quen. Và dù thế nào, nữ giới Phần Lan sẽ còn hiện diện nhiều hơn trong chính trị và trong các lĩnh vực khác mà họ còn thiếu vắng. Khi họ làm tốt, đó là sự khẳng định cho thấy họ xứng đáng được đối xử bình đẳng, và đó cũng là sự khẳng định cho thấy sự bình đẳng không chỉ tốt cho họ, mà còn cho cả quốc gia.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 16/12/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Maternity, paternity and parental leave 

[2] Equality and non-discrimination 

[3] Feminism comes of age in Finland as female coalition takes the reins

[4] The Global Gender Gap Report 2018

[5][6][7] như [3]

[8] Gender wage gap 

[9] như [3]

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Lời người dịch : Năm 2016, cuốn sách "The Nordic Theory of Everything : In Search of a Better Life" của Anu Partanen được Harper Collins xuất bản, đã gây lên một làn sóng tranh luận sôi nổi trong dư luận Mỹ. Một trong những nhận xét đáng chú ý về cuốn sách mà tôi đọc được là người nhận xét đặt câu hỏi : nếu Phần Lan ưu việt như vậy, tại sao tác giả cuốn sách lại chọn sống ở Mỹ ? Nay Anu Partanen đã cùng chồng, con về sống và làm việc ở Phần Lan. Bài viết dưới đây được Anu Partanen và Trevor Corson (chồng Anu) thực hiện sau hơn 1 năm rời Mỹ về sống lại ở Phần Lan, đăng trên "The New York Times".

Lê Lam

-------------------------

Hai năm trước chúng tôi sống trong một khu phố dễ chịu ở Brooklyn. Chúng tôi là những người làm chuyên môn giàu kinh nghiệm, có một cuộc sống nhiều ưu đãi. Chúng tôi vừa mới sinh con đầu lòng. Chúng tôi là công dân Hoa Kỳ và tương lai của chúng tôi như một gia đình có vẻ tươi sáng. Nhưng chúng tôi cảm thấy vô cùng bất an và lo lắng.

finland1

Nhà ga trung tâm Helsinki trong buổi tối đi làm vào thứ ba - Ảnh Mustafah Abdulaziz.

Thu nhập của chúng tôi bị hao hụt một cách đáng ngờ từ những hợp đồng tạm thời vì các nhà tuyển dụng độc lập. Việc tiếp cận bảo hiểm y tế là một mối lo lắng thường trực của chúng tôi, vì phải tranh giành hết năm này đến năm khác trong các kế hoạch sử dụng lao động tư nhân, các kế hoạch đòi hỏi quá đáng với những nhà báo tự do, và các chương trình chăm sóc sức khỏe được gọi là Obamacare phức tạp và đắt đỏ. Có một đứa trẻ, chúng tôi sớm phải đối mặt với chi phí nhà trẻ quá lớn. Chưa kể đến các khoản đóng góp dành cho giáo dục trong tương lai có thể khiến chúng tôi bất lực, cho dù nhà ở trong một khu học chánh tốt hay học phí trường tư. Rồi sau đó có thể học đại học. Nói cách khác, chúng tôi phải chịu đựng những điều hết sức đau đầu đang hành hạ ngày càng nhiều người Mỹ [1], thậm chí cả những người thuộc tầng lớp tương đối có đặc quyền.

Khi chúng tôi đang suy ngẫm về những điều này, Anu nhận được một việc làm ở quê nhà : Helsinki, Phần Lan.

Phần Lan là một trong những quốc gia Bắc Âu mà chúng ta từng nghe một số người Mỹ, trong đó có cả Tổng thống Trump, mô tả là không bền vững và can thiệp quá mức "socialist nanny states" (nhà nước mà chính phủ quan tâm và can thiệp quá mức vào quyền cá nhân - ND). Khi chúng tôi cân nhắc việc định cư ở đó, chúng tôi đã thảo luận với gia đình Trevor - anh ấy lớn lên ở Arlington, bang Virginia - và những người bạn Mỹ của chúng tôi. Nhiều người trong số họ khuyến khích chúng tôi đi. Ngay cả một nhà đầu tư mạo hiểm, mà chúng tôi biết ở Thung lũng Silicon, nói nghe có vẻ đáng ghen tị : "Tôi sẽ chuyển đến Phần Lan ngay lập tức".

Thế là chúng tôi chuyển.

finland2

Buổi sáng trong trung tâm thành phố gần quảng trường Helsinki Esplanadi.

Chúng tôi đã sống ở Phần Lan được hơn một năm. Cuộc sống của chúng tôi ở đây khác với ở Hoa Kỳ rất lớn, song có lẽ không phải theo cách mà nhiều người Mỹ có thể tưởng tượng được. Những gì chúng tôi trải qua là có thêm tự do cá nhân và cuộc sống dễ quản lý hơn nhiều. Chắc chắn rằng chúng tôi vẫn còn nhiều thách thức - nuôi dạy một đứa trẻ, giúp đỡ cha mẹ già, ngược xuôi với những đòi hỏi của đời sống, sinh hoạt hàng ngày và công việc.

Nhưng ở Phần Lan, chúng tôi nghiễm nhiên được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe dành cho toàn dân do người đóng thuế chi trả, với chất lượng tương đương của Hoa Kỳ (bất chấp những tuyên bố sai lệch mà bạn nghe thấy ngược lại), mà không cần hàng đống giấy tờ khó hiểu hoặc tranh cãi với các hóa đơn quá mức. Con của chúng tôi được nhận vào một nhà trẻ công cộng tuyệt vời, chuyên nghiệp và đa sắc tộc với các hoạt động phong phú và chuyên nghiệp khiến chúng tôi phải ngạc nhiên. Chi phí thế nào ? Khoảng 300 USD một tháng - mức tối đa với nhà trẻ công, bởi vì ở Phần Lan, tất cả các gia đình được trợ cấp chi phí giữ trẻ.

Và nếu chúng tôi ở đây, con gái của chúng tôi sẽ được vào học ở một trong những hệ thống giáo dục cơ sở tốt nhất thế giới mà phụ huynh không phải trả tiền, cho dù nơi chúng tôi ở là một vùng ngoại ô. Giáo dục đại học cũng sẽ được miễn học phí. Nếu chúng tôi có một đứa con khác, chúng tôi sẽ nghiễm nhiên được nghỉ phép có lương dành cho bố mẹ và trong gần một năm bố mẹ có thể thay nhau nghỉ. Kỳ nghỉ được trả lương hàng năm ở đây gồm bốn, năm hoặc thậm chí sáu tuần cũng được quy định.

So với cuộc sống của chúng tôi ở Hoa Kỳ, điều đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên, với nhiều người ở Mỹ, hệ thống Phần Lan vẫn có thể gợi lên những ấn tượng về sự hỗn loạn và chủ nghĩa độc đoán. Song, người dân Phần Lan có mức độ hài lòng cuộc sống cực kỳ cao. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế xếp hạng họ cao nhất thế giới [2], theo sau là người Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Iceland. Năm nay, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới [3] cũng cho thấy Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất, năm thứ hai liên tiếp.

Nhưng chắc chắn, nhiều người ở Hoa Kỳ sẽ kết luận, người dân và doanh nghiệp Phần Lan phải trả giá đắt cho việc bị mất các quyền tự do, cơ hội và sự giàu có. Đúng, Phần Lan phải đối mặt với những thách thức kinh tế của riêng mình, và người Phần Lan là những người kêu ca có tiếng mỗi khi gặp điều sai trái. Nhưng với hệ thống hiện tại của mình, Phần Lan đã trở thành một trong những xã hội giàu có nhất thế giới, và giống như các quốc gia Bắc Âu khác, đây là nơi có nhiều công ty toàn cầu cực kỳ thành công.

Thật vậy, một báo cáo gần đây [4] của chủ tịch chiến lược thị trường và đầu tư của JP Morgan Asset Management đã đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên : Khu vực Bắc Âu không chỉ "thân thiện với doanh nghiệp như Mỹ" mà còn tốt hơn về các chỉ số thị trường tự do quan trọng, như bảo vệ tài sản tư nhân nhiều hơn, sự kiểm soát của chính phủ ít tác động hơn đến cạnh tranh và cởi mở hơn đối với thị trường và dòng vốn. Theo Ngân hàng Thế giới [5], việc kinh doanh ở Đan Mạch và Na Uy thực sự dễ dàng hơn so với ở Hoa Kỳ.

Phần Lan cũng có mức linh động kinh tế cao qua các thế hệ. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới [6] năm 2018 cho biết rằng trẻ em Phần Lan có cơ hội thoát khỏi vị thế kinh tế của cha mẹ và tự mình thành công nhiều hơn so với trẻ em ở Hoa Kỳ.

Cuối cùng, và có lẽ gây sốc nhất, nhóm theo dõi tự do phi đảng phái Freedom House đã quả quyết [7] rằng người dân Phần Lan thực sự được hưởng mức độ tự do cá nhân và chính trị cao hơn, và các quyền chính trị được bảo đảm hơn so với công dân Hoa Kỳ.

Phải làm gì với những điều này ? Trước tiên, các chính trị gia ở Hoa Kỳ nên cân nhắc về việc gọi các nước Bắc Âu "những người chủ nghĩa xã hội". Từ vị trí của chúng tôi, thuật ngữ này dường như thịnh hành ở phía bên kia Đại Tây Dương hơn ở đây.

Ở Mỹ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Đại diện Alexandria Ocasio-Cortez thường bị coi là những người cấp tiến nguy hiểm. Ở Phần Lan, nhiều ý tưởng chính sách của họ có vẻ bình thường - và cụ thể không phải là người xã hội chủ nghĩa.

Khi ông Sanders ra tranh cử tổng thống năm 2016, điều ngạc nhiên với những người bạn Phần Lan của chúng tôi là Hoa Kỳ, một đất nước có rất nhiều doanh nghiệp tư bản giàu có và thành công, đã không thiết lập một chương trình chăm sóc sức khỏe công phổ thông và tiếp cận học phí đại học miễn phí. Những chương trình như vậy có xu hướng được người Bắc Âu xem là những điều cơ bản, cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào thân thiện với kinh doanh để cạnh tranh trong thế kỷ 21.

finland3

Một trạm xe điện ở Aleksanterinkatu, một khu vực mua sắm nổi tiếng ở Helsinki, Phần Lan.

Kỳ lạ hơn nữa là ở Phần Lan, bạn không thực sự thấy loại phong trào xã hội chủ nghĩa đang trở nên phổ biến ở một số nhóm tiến bộ hơn của cánh tả ở Mỹ, đặc biệt là xung quanh các mục tiêu như cắt giảm thị trường tự do và thậm chí quốc hữu hóa các phương tiện sản xuất. Điều mỉa mai là nếu bạn bảo vệ chủ nghĩa xã hội như thế ở Phần Lan, bạn sẽ có được vài người tham gia.

Như vậy, điều gì có thể giải thích việc này – có phải chủ nghĩa xã hội trên thực tế dường như phổ biến ở Hoa Kỳ tư bản hơn ở Phần Lan được cho là xã hội chủ nghĩa không ?

Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã từng được cố gắng một lần ở Phần Lan. Nhưng đó là hơn một trăm năm trước. Phần Lan đang trong quá trình công nghiệp hóa khi đế chế Nga sụp đổ và Phần Lan giành được độc lập. Công nhân thành thị và nông thôn Phần Lan cũng như các tá điền, chán ngấy với điều kiện làm việc khốn khổ của mình, đã nổi dậy. Phản ứng từ các nhà tư bản Phần Lan, các điền chủ bảo thủ và các thành viên của tầng lớp trung lưu và thượng lưu là nhanh chóng và bạo lực. Nội chiến nổ ra và hệ quả hàng loạt người chết. Sau nhiều tháng chiến đấu, các nhà tư bản và phe bảo thủ đã đè bẹp cuộc nổi dậy xã hội chủ nghĩa. Hơn 35.000 người thiệt mạng. Bị thiệt hại và nghèo nàn, người Phần Lan đã dành nhiều thập kỷ để cố gắng phục hồi và xây dựng lại.

Vậy điều gì đã trở thành chủ nghĩa xã hội ở Phần Lan sau đó ? Theo một nhà sử học chính trị nổi tiếng người Phần Lan, Pauli Kettunen ở Đại học Helsinki, sau cuộc nội chiến, các ông chủ Phần Lan đã ủng hộ ý tưởng "một nông dân tự do độc lập và ý chí cá nhân của ông ta để làm việc" và sử dụng thành công ý tưởng chủ nghĩa cá nhân anh hùng này để làm suy yếu các nghiệp đoàn lao động. Mặc dù các nhà xã hội chủ nghĩa trở lại đóng một vai trò trong chính trị Phần Lan, trong nửa đầu thế kỷ 20, Phần Lan đã ngăn cản chủ nghĩa xã hội trở thành một lực lượng cách mạng - và làm theo cách có vẻ hết sức Mỹ.

Phần Lan rơi vào một cuộc xung đột đẫm máu khác, với chi phí lớn, khi chiến đấu chống Liên Xô Cộng sản láng giềng trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, các công đoàn đã có được sức mạnh, mang lại thiện cảm xã hội chủ nghĩa khi đất nước bước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa và quốc tế hơn. Đây là khi lịch sử Phần Lan có một bước ngoặt bất ngờ.

Giới chủ Phần Lan đã rất khó khăn để nhận ra các mối đe dọa chủ nghĩa xã hội tiếp tục đặt ra cho chủ nghĩa tư bản. Họ cũng thấy mình chịu áp lực ngày càng tăng từ các chính trị gia đại diện cho nhu cầu của người lao động. Muốn tránh xung đột thêm, và để bảo vệ tài sản tư nhân và các ngành công nghiệp mới của họ, các nhà tư bản Phần Lan đã thay đổi chiến thuật. Thay vì bóc lột người lao động và cố gắng níu giữ họ, sau Thế chiến II, các nhà tư bản Phần Lan đã hợp tác với chính phủ để vạch ra các chiến lược dài hạn và thảo luận về các kế hoạch này với các công đoàn để lôi kéo người lao động.

Đáng ngạc nhiên hơn, các nhà tư bản Phần Lan cũng nhận ra rằng họ sẽ có lợi ích lâu dài khi chấp nhận tăng thuế lũy tiến. Các khoản thuế sẽ giúp chính phủ chi trả cho các chương trình mới để đảm bảo cho người lao động khỏe mạnh và làm việc hiệu quả - và điều này sẽ xây dựng một thị trường lao động tốt hơn. Các chương trình này đã trở thành dịch vụ đóng thuế phổ thông của Phần Lan ngày nay, bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục công, cha mẹ được trả lương khi sinh con, bảo hiểm thất nghiệp và những thứ tương tự.

Nếu những động thái này của các nhà tư bản Phần Lan nghe có vẻ khó tưởng tượng, đó là vì người dân ở Hoa Kỳ đã đặt ra một huyền thoại rằng các chương trình phổ thông như thế này của chính phủ không thể song hành với các doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Như để củng cố sự bất khả thi của những sự đồng hành như vậy, mùa thu năm ngoái, chính quyền Trump đã công bố một báo cáo[8] đặc biệt cho rằng chủ nghĩa xã hội Bắc Âu đã ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống của người Bắc Âu.

finland4

Oodi, thư viện trung tâm mới của Helsinki, được xây dựng rộng lớn hơn, nơi cung cấp quyền truy cập vào máy in 3D và các thiết bị công nghệ cao khác, không gian công cộng mở rộng, cũng như các dịch vụ thư viện truyền thống cho công dân thành phố.

Tuy nhiên, một nghiên cứu [9] năm 2006 của các nhà nghiên cứu Phần Lan, Markus Jantti, Juho Saari và Juhana Vartiainen đã chứng minh điều ngược lại. Đầu tiên, trong suốt thế kỷ 20 - và cả cho đến ngày nay - Phần Lan vẫn là một quốc gia và một nền kinh tế gắn kết với thị trường, doanh nghiệp tư nhân và chủ nghĩa tư bản.

Thậm chí các học giả này còn chứng minh rằng sự tăng trưởng và năng động của các nhà tư bản Phần Lan đã được giúp đỡ với cam kết của nhà nước để cung cấp các dịch vụ công hào phóng nhằm đem lại các phúc lợi cơ bản cho con người. Các dịch vụ này đã ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro và sự trục trặc gây ra bởi sự đổi mới tư bản.

Với nền tảng ổn định cho sự tăng trưởng và đổ vỡ của Phần Lan, nền kinh tế thị trường tự do nhỏ bé nhưng năng động này đã vượt xa trọng lượng của nó. Một số doanh nghiệp đáng chú ý nhất của đất nước gồm có hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới, một trong những hãng sản xuất thang máy lớn nhất thế giới và hai trong số các công ty game di động thành công nhất thế giới. Đến Phần Lan hôm nay sẽ thấy điều rõ ràng là chất lượng cuộc sống được nhiều người biết đến đang diễn ra trong một nền kinh tế nhộn nhịp của các trung tâm mua sắm cao cấp, xe hơi ưa chuộng và các công ty tư nhân cạnh tranh quốc tế.

finland5

Cửa hàng bách hóa Stockmann ở trung tâm thành phố. Phần Lan là nơi có một số thương hiệu thiết kế nội thất nổi tiếng.

Các nước Bắc Âu khác đã thực hiện hình thức chủ nghĩa tư bản này thậm chí lâu dài hơn Phần Lan và với nhiều thành công hơn. Ngay từ những năm 1930, theo Pauli Kettunen, các ông chủ trên khắp khu vực Bắc Âu đã chứng kiến ​​thảm họa của cuộc Đại khủng hoảng. Đối với họ bài học rõ ràng là : thỏa hiệp và theo đuổi cách tiếp cận của Bắc Âu đối với chủ nghĩa tư bản là sự lựa chọn thông minh.

Các nước Bắc Âu có sự khác biệt nhau, và tất cả các nước đều có sai lầm, khuyết điểm, lịch sử độc đáo và những bất đồng dân sự. Các tranh chấp giữa các công đoàn lớn mạnh và giới chủ giúp giữ cho hệ thống cân bằng. Thường thì nó trở nên xáo trộn : chỉ trong tuần này, thủ tướng Phần Lan đã từ chức trong một cuộc tranh cãi về lao động.

Nhưng nói chung, phần lớn giới chủ của các nước Bắc Âu đã đi đến một công thức đơn giản : chủ nghĩa tư bản hoạt động tốt hơn nếu người lao động được trả lương xứng đáng và được hỗ trợ bởi các dịch vụ công có chất lượng cao, có trách nhiệm, cho phép mọi người sống khỏe mạnh, cuộc sống xứng đáng và tận hưởng cơ hội bình đẳng thực sự cho bản thân và con cái họ. Với chúng tôi, điều đó có nghĩa là được tăng thêm các quyền tự do cá nhân và quyền chính trị của mình – chứ không phải là cái khác.

Rõ ràng điều này đòi hỏi các nhà tư bản và các tập đoàn phải trả lương công bằng và nhiều thuế hơn so với các nhà tư bản và các tập đoàn Mỹ hiện đang làm. Công dân Bắc Âu thường phải trả nhiều thuế hơn. Điều này nghe có vẻ khó lọt tai ở Mỹ, nơi các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhà kinh tế luôn cảnh báo rằng tăng thuế sẽ làm chậm tăng trưởng và giảm khuyến khích đầu tư.

Tuy nhiên, đây là điều buồn cười : Trong hơn 50 năm qua, nếu bạn đầu tư vào một lô cổ phiếu của Bắc Âu, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận thực tế hàng năm cao hơn so với thị trường chứng khoán Mỹ trong cùng nửa thế kỷ, theo dữ liệu chứng khoán toàn cầu[10] được Credit Suisse công bố.

Các nhà tư bản Bắc Âu không ngớ ngẩn. Họ biết rằng họ vẫn sẽ kiếm được lợi nhuận tài chính rất hời ngay cả sau khi trả thuế. Họ giữ đủ lợi nhuận để sống xa hoa, nắm giữ ảnh hưởng và có được địa vị xã hội. Có vài chục tỷ phú ở Bắc Âu. Công dân Bắc Âu cũng không ngờ nghệch. Nếu bạn là thành viên của tầng lớp trung lưu lớn mạnh ở Phần Lan, bạn thường nhận được một thỏa thuận tổng thể tốt hơn cho các khoản thuế và chi tiêu cá nhân, cũng như kết quả chất lượng cao hơn so với các đối tác Mỹ - và ít rắc rối hơn.

Tại sao giới giàu có ở các nước Bắc Âu chấp nhận điều này ? Một số nhà tư bản Bắc Âu thực sự tin vào sự bình đẳng về cơ hội và nhận ra giá trị của một xã hội đầu tư vào tất cả mọi người. Nhưng có một lý do phổ biến hơn nữa : đóng thuế là một cách thuận tiện để các nhà tư bản thuê người lao động ngoài, giữ cho họ được khỏe mạnh và được đào tạo.

finland6

Stora Enso, một công ty sản xuất giấy và lâm sản tập trung vào chế biến các vật liệu tái tạo và bền vững.

Trong khi các công ty ở Hoa Kỳ đương đầu thực hiện các chương trình y tế và tìm kiếm những người lao động được đào tạo đầy đủ, xã hội Bắc Âu yêu cầu chính phủ của họ cung cấp dịch vụ công chất lượng cao cho mọi công dân. Điều này giúp các doanh nghiệp được giải phóng để tập trung vào những gì họ làm tốt nhất : kinh doanh. Nó cũng thuận tiện cho những người khác. Tất cả người dân Phần Lan, bao gồm lao động chân tay, người nhập cư hợp pháp, nhà quản lý có mức lương cao và gia đình khá giả, được hưởng lợi rất nhiều từ cùng một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông của Phần Lan và các trường công lập đẳng cấp thế giới.

Có một bài học lớn ở đây : Khi các nhà tư bản nhận thức chính phủ là đồng minh hậu cần chứ không phải là kẻ thù tư tưởng và khi mọi công dân đều có phần trong các cơ sở công lập chất lượng cao, thì điều ngạc nhiên là chính phủ có thể hoàn thành công việc tốt như thế nào.

finland7

Một người điều khiển xe điện trong giờ cao điểm buổi tối ở quận Kluuvi của Helsinki.

Cuối cùng, khi chúng ta ấn định sai rằng các quốc gia Bắc Âu là chủ nghĩa xã hội, chúng ta không nhận ra điều thực sự của khu vực Bắc Âu là : một phòng thí nghiệm nơi các nhà tư bản đầu tư vào sự ổn định lâu dài và hưng thịnh của con người trong khi duy trì lợi nhuận tốt.

finland8

A room in the offices of Supercell, a mobile gaming company, in the Ruoholahti neighborhood of Helsinki.

Các nhà tư bản ở Hoa Kỳ đã đi một con đường khác. Họ đã cắt giảm thuế, chính phủ suy yếu, xé nát các công đoàn và tư nhân hóa các dịch vụ thiết yếu trong việc theo đuổi lợi nhuận vượt mức. Tất cả những điều này khiến người lao động dễ bị tổn thương trước sự xâu xé năng nổ của chủ nghĩa tư bản. Ngay cả những người Mỹ có vị trí tốt hiện đang phải vật lộn dưới áp lực suy nhược, và một bộ phận lớn người dân miền Tây hoang dã đầy nguy hiểm, nơi nghèo đói, vô gia cư, y tế phá sản, nghiện ngập và giam cầm có thể chỉ là một chút xui xẻo. Người Mỹ được bảo rằng đây là tự do và đó là cách sống anh hùng nhất. Đấy cũng là thông điệp người Phần Lan được chỉ bảo cách đây một thế kỷ.

Nhưng có phải cách tiếp cận này là cách hiệu quả nhất hoặc thậm chí là có lợi nhất cho các nhà tư bản ở Mỹ làm kinh doanh không ? Không có gì ngạc nhiên khi sự phẫn nộ và sợ hãi đã trở nên lan tràn ở Hoa Kỳ, và Tổng thống Trump đã được bầu dựa trên lời hứa sẽ khiến đồng hồ chạy ngược với toàn cầu hóa. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi người lao động Mỹ đang đấu tranh lại ; số lượng công nhân tham gia các cuộc đình công năm ngoái tại Hoa Kỳ là cao nhất [11] kể từ những năm 1980, và cuộc đình công của General General Motors năm nay [12], kéo dài nhất trong gần 50 năm của công ty. Cũng không ai ngạc nhiên rằng một nửa thế hệ người Mỹ đang trưởng thành, từ 18 đến 29 tuổi, có một cái nhìn tích cực về chủ nghĩa xã hội, theo cuộc thăm dò của Gallup [13].

finland9

Trụ sở chính của Ngân hàng OP tại quận Vallila của Helsinki, Phần Lan.

Triển vọng về một tương lai đầy những người xã hội chủ nghĩa dường như cuối cùng cũng nhận được sự chú ý của một số nhà lãnh đạo kinh doanh ở Mỹ. Trong nhiều năm, nhà đầu tư mạo hiểm Nick Hanauer đã cảnh báo "các triệu phú" của ông rằng, những người giúp đỡ họ đang đến với chúng tôi. Warren Buffett đã kêu gọi thuế cao hơn đối với người giàu [14], và năm nay, tỷ phú quỹ đầu cơ Ray Dalio thừa nhận rằng [15] "chủ nghĩa tư bản về cơ bản không hoạt động đối với đa số người dân".

Peter Georgescu, chủ tịch danh dự của Young & Rubicam, có lẽ đã nói điều đó một cách ngắn gọn nhất : Ông thấy chủ nghĩa tư bản "tự tử từ từ" [16]. Những tháng gần đây, những lo ngại như vậy đã lan rộng khắp các cơ sở tư bản. Tờ Financial Times đã làm rung chuyển độc giả thân thiết với tờ báo của họ bằng một loạt bài đáng chú ý [17], thừa nhận rằng "chủ nghĩa tư bản đã thực sự trở thành trò gian lận" [18] và "nó rất cần được thiết lập lại" [19], để khôi phục thị trường tự do thực sự và mang lại cơ hội thực sự. Các đầu tàu về tài chính và công nghiệp ở Hoa Kỳ cũng làm rung chuyển thế giới tài chính, với tuyên bố chung từ Hội nghị bàn tròn kinh doanh rằng giờ đây họ sẽ không chỉ ưu tiên lợi nhuận mà còn cả nhân viên, khách hàng, cổ đông và cộng đồng" [20]. Họ đang gọi đây là "chủ nghĩa tư bản cổ đông".

finland10
Các tác giả trong khu phố của họ ở phía đông Helsinki.

Nếu những người khổng lồ trong ngành này nghiêm túc trong việc tìm kiếm một cách tiếp cận bền vững hơn, thì không cần phải phát minh lại bánh xe. Họ có thể chỉ cần tham khảo các đối tác Bắc Âu của họ. Nếu làm như vậy, họ có thể nhận ra rằng thành công của chủ nghĩa tư bản Bắc Âu không phải do các doanh nghiệp làm nhiều hơn để giúp đỡ cộng đồng. Trái lại, theo một cách nào đó : các nhà tư bản Bắc Âu làm ít hơn. Những gì các doanh nghiệp Bắc Âu làm là tập trung vào kinh doanh - bao gồm các cuộc đàm phán thiện chí với các công đoàn của họ - trong khi để công dân bỏ phiếu cho các chính trị gia sử dụng chính phủ để cung cấp một bộ dịch vụ công phổ thông thiết thực.

Trên thực tế, điều này có thể gần với những gì mà phần lớn người dân Mỹ thực sự muốn, ít nhất là theo một cuộc thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Pew công bố năm nay [21]. Những người được hỏi cho rằng chính phủ Mỹ nên chi nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục, ví dụ, để cải thiện chất lượng cuộc sống cho các thế hệ tương lai.

Nhưng cuộc thăm dò cũng tiết lộ rằng người Mỹ cảm thấy bi quan sâu sắc về tương lai của quốc gia và sợ rằng xung đột chính trị tồi tệ hơn đang đến. Một số nhà phân tích và sử gia quân sự đồng ý và đánh cược rằng rất dễ nổ ra một cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ.

Lúc này có thể là một thời điểm thích hợp để các nhà tư bản Mỹ dừng lại và tự hỏi loại tính toán lợi ích chi phí dài hạn nào có ý nghĩa nhất. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào trò chơi dài có thể làm điều tồi tệ hơn nhiều so với bắt đầu một chuyến đi thực tế đến Phần Lan.

Ở Helsinki, gia đình chúng tôi đang đối mặt với mùa đông Bắc Âu thứ hai của mình với cái tối đáng sợ mà nó mang lại. Bạn bè Phần Lan của chúng tôi tiếp tục hỏi làm thế nào chúng tôi trải qua lần đầu tiên và liệu chúng tôi có thể vượt qua lần khác. Câu trả lời của chúng tôi luôn giống nhau. Khi chúng tôi đưa cô con gái 2 tuổi của mình trên xe đẩy trẻ con qua những con đường đóng băng, ảm đạm đến nhà trẻ tuyệt vời, giá cả phải chăng hay đến trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em thân thiện, chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí, trước khi đi làm trong một nền kinh tế sáng tạo, nơi đại đa số mọi người có chất lượng cuộc sống khấm khá, mùa đông không quan trọng một chút nào. Nó thực sự có thể làm cho bạn hạnh phúc.

Anu Partanen & Trevor Corson

Nguồn : Finland Is a Capitalist Paradise, New York Times 7/12/19

Lê Lam (dịch từ tiếng Anh)

Nguồn : viet-studies, 13/12/2019

---

Anu Partanen là tác giả của "Lý thuyết Bắc Âu về mọi thứ : Tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn" (The Nordic Theory of Everything : In Search of a Better Life, Harper Collins, 2016) và là nhà tư vấn cao cấp tại Văn phòng Tây Bắc Âu, một công ty tư vấn có trụ sở tại Helsinki.

Trevor Corson (chồng Anu Partanen) là tác giả của hai cuốn sách và gần đây nhất đã dạy các nghiên cứu và viết về Mỹ tại Đại học Columbia.


[1] https://www.nytimes.com/interactive/2019/10/03/your-money/middle-class-income.html

[2] http://www.oecdbetterlifeindex.org/topics/life-satisfaction/

[3] https://worldhappiness.report/ed/2018/

[4] https://www.jpmorgan.com/jpmpdf/1320747403290.pdf

[5] https://www.worldbank.org/content/dam/doingBusiness/media/Annual-Reports/English/DB2019-report_web-version.pdf

[6] https://www.worldbank.org/en/topic/poverty/publication/fair-progress-economic-mobility-across-generations-around-the-world

[7] https://freedomhouse.org/report/freedom-world/freedom-world-2019/democracy-in-retreat

[8] https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2018/10/The-Opportunity-Costs-of-Socialism.pdf

[9] https://www.wider.unu.edu/publication/growth-and-equity-finland

[10] https://www.credit-suisse.com/about-us-news/en/articles/news-and-expertise/credit-suisse-yearbook-2017-201704.html

[11] https://www.bls.gov/news.release/pdf/wkstp.pdf

[12] https://www.nytimes.com/2019/10/25/business/gm-contract.html

[13] https://news.gallup.com/poll/240725/democrats-positive-socialism-capitalism.aspx

[14] https://www.cnbc.com/2019/02/25/warren-buffett-and-bill-gates-the-rich-should-pay-higher-taxes.html

[15] https://www.cnbc.com/2019/01/16/bridgewaters-ray-dalio-capitalism-is-not-working-for-most-people.html

[16] https://www.nytimes.com/2019/03/31/opinion/peter-georgescu-capitalism.html

[17] https://www.ft.com/content/5a8ab27e-d470-11e9-8367-807ebd53ab77?segmentId=04966486-48b5-4fa9-9be6-8dceb601aaeb

[18] https://www.theguardian.com/business/2019/aug/19/leading-us-bosses-group-drops-principle-of-shareholder-first

[19] https://aboutus.ft.com/en-gb/new-agenda/

[20] https://www.theguardian.com/business/2019/aug/19/leading-us-bosses-group-drops-principle-of-shareholder-first

[21] https://www.pewsocialtrends.org/2019/03/21/public-sees-an-america-in-decline-on-many-fronts/

Additional Info

  • Author Anu Partanen & Trevor Corson
Published in Diễn đàn