Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vẫn chưa có nhiều đột phá

Ngày 11/9/2024 là đúng một năm Việt Nam và Mỹ nâng cấp mối quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện. Nhân dịp này, RFA thực hiện phỏng vấn với nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, thạc sĩ Hoàng Việt để nhìn quan hệ hợp tác hai nước trong năm vừa qua. 

vietmy1

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm và nâng cấp mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam hồi tháng 9/2023 - AFP

Cao Nguyên : Theo ông, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện đã mang lại những lợi ích cụ thể gì cho Việt Nam trong năm vừa qua, lĩnh vực nào ông cho là có những bước tiến hợp tác mạnh mẽ nhất ?

Hoàng Việt : Nói chung là quan hệ của Việt Nam gần đây đã phát triển nhanh chóng. Đã có những phát triển vượt bật từ trước, sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ phải kể từ năm 2010, đặc biệt là phát triển mạnh là từ 2014, sau sự kiện mà Trung Quốc đã đặt một cái giàn khoan vào Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam và Việt Nam cảm thấy rằng là cần phải bứt phá và thoát ra khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc. Cho nên quan hệ Việt Nam với Mỹ được phát triển thêm một cái bước khác, một giai đoạn khác.

Cho đến tháng 9 năm ngoái, khi Tổng thống Biden sang Việt Nam, hai bên đã quyết định nâng cấp quan hệ lên mức độ cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện, đã mở ra rất nhiều cái cơ hội cho hai bên hợp tác.

Tuy nhiên, trong vòng một năm qua thì thời gian nó cũng tương đối ngắn. Và bản thân hai nước cũng có nhiều cái biến động trong chính trị trong nội bộ. Việt Nam thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Bên Mỹ thì đang bước vào một cuộc bầu cử. Cho nên là vẫn chưa có nhiều cái sự thay đổi nhiều, tức là cái bước tiến mới kể từ năm ngoái. 

Thực ra, trước đó thì quan hệ thương mại của hai bên vẫn đã phát triển rồi, nhưng mà người ta vẫn đang kỳ vọng là sau khi mà nâng cấp quan hệ lên mức độ cao nhất, thì phát triển quan hệ kinh tế thương mại nó sẽ đột phá, nhưng mà cho đến nay thì vẫn chưa. 

Năm ngoái khi mà Tổng thống Biden sang, thì cũng có lời hứa với Việt Nam là muốn thúc đẩy những công ty, những tập đoàn sản xuất chip và chất bán dẫn đến đầu tư ở Việt Nam. Đến nay, đã có nhiều cái đoàn đến thăm Việt Nam và ký nhiều cái biên bản ghi nhớ MOU. Nhưng mà trong thực tế thì vẫn chưa có một doanh nghiệp nào của Mỹ thực sự triển khai dự án sản xuất chip và chất bán dẫn ở Việt Nam kể từ sau khi hai bên nâng cấp quan hệ. 

Cao Nguyên : Theo Tờ thông tin của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội công bố nhân một năm Việt-Mỹ nâng cấp mối quan hệ, trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động chung, như Mỹ công bố Chương trình Khách mời Quốc tế về Đào tạo Lãnh đạo thiết kế riêng nhằm hỗ trợ các cán bộ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh của Việt Nam ; Trong tháng 7, tàu USS Blue Ridge của Hải quân Hoa Kỳ và tàu tuần tra Waesche của Lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đã đến thăm cảng Cam Ranh và tham gia các hoạt động giao lưu cộng đồng và văn hóa tại Khánh Hòa… 

Với những hợp tác như vậy thì thái độ của Trung Quốc như thế nào ? Ông nhận thấy có kiềm chế được sự quấy nhiễu của Trung Quốc trên Biển Đông trong năm qua ? Ít nhất là đối với Việt Nam ?

Hoàng Việt : Thực ra cái vấn đề này thì cũng rất khó để nói. Bởi vì, thứ nhất là Trung Quốc thì không bao giờ thích chuyện mà Việt Nam xích lại gần với Mỹ. Cái đó là điều chắc chắn. Bởi vì Trung Quốc và Mỹ là cạnh tranh nhau, cạnh tranh nhau đủ có mọi thứ. Cạnh tranh nhau cả về ảnh hưởng trên thế giới và đặc biệt là khu vực châu Á và khu vực Biển Đông, nơi mà các cường quốc Mỹ và Trung Quốc đều muốn duy trì cái ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Bởi vì khu vực Biển Đông đóng vai trò rất quan trọng, cho nên kể cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tạo cái ảnh hưởng của mình tại khu vực này. 

Trong cái bối cảnh đó thì Việt Nam cũng đang phải cố tìm cách khéo léo. Tức là sau khi mà hai bên đẩy lên cái đối tác chiến lược toàn diện thì cho thấy cái lòng tin của hai bên nó cũng đã khác. 

Nếu như trước đây Việt Nam vẫn e ngại Mỹ trong một số trường hợp. Ví dụ như là e ngại về Cách mạng màu hay là e ngại về việc mà Mỹ tìm cách can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam… Thì phía Mỹ cũng đã rất nhiều lần khẳng định và kể cả ông Biden cũng khẳng định trong chuyến thăm năm ngoái là Mỹ tôn trọng cái thể chế của Việt Nam. Và chắc chắn là Mỹ cũng không dại gì mà can thiệp vào chính trị đội của Việt Nam cả.

Mặt thứ hai thì Việt Nam cũng e ngại việc là Trung Quốc sẽ cảm thấy không hài lòng. Chắc chắn là Trung Quốc không hài lòng rồi. Nhưng mà cái việc mà Việt Nam phát triển quan hệ với Mỹ nó cũng là một cái nhu cầu tất yếu của Việt Nam. Bởi vì, Mỹ là một quốc gia mà cái thị trường lớn nhất trên thế giới và nền công nghệ khoa học cũng như kinh tế thị trường có rất nhiều bước phát triển mà Việt Nam cần phải học hỏi. Cho nên việc phát triển mối quan hệ Việt Nam với cả Mỹ lên mức cao nhất nó là một cái nhu cầu không thể thiếu nếu Việt Nam muốn phát triển.

Thế còn cái câu hỏi là liệu nó có làm giảm bớt sự đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông hay không thì cái này nó cũng có một phần nào trong đó thôi. Câu chuyện trên Biển Đông, trong trường hợp Philippines hiện nay, Philippines là đồng minh của Mỹ và có Hiệp định hỗ tương quân sự từ năm 1951 và Philippines là đồng minh thân thiết của Mỹ. Thế nhưng mà không phải vì những chuyện đó mà Trung Quốc lại nhẹ tay với cả Philippines mà thậm chí Trung Quốc cũng mượn cớ để đẩy nó cao hơn. Cho nên, bảo là nếu mà quan hệ với Mỹ khiến cho Trung Quốc chùn tay ở Biển Đông thì điều đấy hoàn toàn là khó.

Nhưng mà, cũng bởi vì Mỹ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam thì khiến cho Trung Quốc cũng phải đánh giá cái vị trí của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc nó khác trước. Nếu như không có quốc gia như Mỹ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam thì rõ ràng là Trung Quốc sẽ coi Việt Nam như một cái dạng chư hầu. Chúng ta đã thấy những chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sang Việt Nam và thậm chí cuối năm ngoái ông Tập Cận Bình cũng đã sang thăm Việt Nam. 

Việt Nam đã khéo léo cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng khiến Trung Quốc cảm thấy cần phải cạnh tranh với cả Mỹ. Và vì cạnh tranh với Mỹ thì Trung Quốc bắt đầu mới có những cái gọi là quan hệ cũng tương đối là tôn trọng Việt Nam. Thế thì một mặt nào đó Việt Nam phát triển quan hệ với Mỹ thì cũng tạo cho Trung Quốc một cái tâm lý là cần phải đối xử Việt Nam một cách ngang hàng hơn, chứ không phải muốn làm gì thì làm như trước.

Cao Nguyên :Khi đọc Tờ thông tin do Sứ quán Mỹ công bố, tôi nhận thấy có rất nhiều chương trình hoặc gói viện trợ, hỗ trợ từ Mỹ dành cho Việt Nam. Vậy phía Mỹ được gì từ Việt Nam trong năm qua, với tư cách là Đối tác chiến lược toàn diện ?

Hoàng Việt : Có lẽ Mỹ sẽ mong Việt Nam có một cái vai trò tích cực hơn trong cái khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Thứ hai, Mỹ cũng mong muốn có những trao đổi về quốc phòng nhiều hơn đối với Việt Nam. Chúng ta đã thấy là gần đây có cái chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang. Chuyến thăm đã cho thấy là một số những hé mở trong cái Bản tuyên bố của hai bên và bên Mỹ đưa ra có nhắc tới là hai bên đang muốn thúc đẩy thương mại quốc phòng. Và có lẽ đấy cũng là một điều mà cả hai bên đều mong muốn.

Một mặt, Việt Nam cũng đang cần hiện đại hóa sức mạnh trên biển của mình, trong đó có hải quân và đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển. Thế thì Việt Nam cũng cần có sự giúp đỡ không chỉ của Mỹ mà nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ. Ví dụ như Nhật Bản, Ấn Độ... Những quốc gia này đều có thể giúp Việt Nam nâng cấp, tăng cường cái sức mạnh trên biển. Và đây là việc Việt Nam rất cần. 

Trung Quốc đang sử dụng cái gọi là chiến thuật vùng xám trên Biển Đông. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật này đối với cả Philippines, lấn áp Philippines, đòi hỏi những quốc gia như Việt Nam hay Philippines muốn chống lại chiến thuật vùng xám của Trung Quốc phải có lực lượng chấp pháp trên biển mạnh để có thể đương đầu được.

Trong bối cảnh đó thì Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của Mỹ. Trong một năm vừa qua, sau khi hai bên đã nâng cấp quan hệ thì cảnh sát biển Việt Nam đã được Mỹ huấn luyện nhiều hơn. Huấn luyện cả về sử dụng máy bay không người lái, rồi huấn luyện trong cái việc tác chiến trên biển, hay là quản lý những vấn đề trên biển, rồi kiểm soát thông tin trên biển… Điều đấy rõ ràng là một bước tiến mới. 

Việt Nam cũng đang tìm kiếm một số vũ khí huấn luyện từ phía Mỹ. Trong chuyến thăm của ông Phan Văn Giang sang Mỹ có nhắc tới thương mại quốc phòng thì đó cũng là điều mà có lẽ hai bên đang mong chờ. Việt Nam thì muốn nâng cấp cái năng lực của mình. Mỹ cũng muốn cung cấp cho Việt Nam một số vũ khí để có thể là giảm bớt thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia này.

Cao Nguyên : Đâu là thách thức trong quá trình duy trì và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ?

Hoàng Việt : Có rất nhiều cái thách thức.

Một là, Việt Nam và Mỹ có rất nhiều kế hoạch để phát triển. Trong đó có cả phát triển về dự án năng lượng hạt nhân dân sự, hay phát triển về hoạt động hợp tác về quân sự và quốc phòng. 

Theo tôi biết là Mỹ cũng đã nhiều lần muốn có tàu chiến hoặc tàu sân bay đến Việt Nam. Còn Việt Nam hiện nay cũng đang mong chờ phát triển kinh tế thương mại và đặc biệt là đang muốn "lót ổ cho đại bàng". Tức là muốn kéo nhiều tập đoàn sản xuất chip và chất bán dẫn từ Mỹ đặt nhà máy tại Việt Nam. 

Cho đến nay thì đó vẫn là thách thức đấy. Bởi vì, Việt Nam còn nhiều rào cản, cả về thủ tục hành chính, cả về năng lượng, về khả năng cung cấp năng lượng điện, năng lượng xanh chẳng hạn… thì vẫn là những khả năng mà Việt Nam chưa mời chào được các doanh nghiệp chip và chất bán dẫn từ Mỹ tới.

Vấn đề thứ hai là tiềm năng của Việt Nam về đất hiếm. Việt Nam được coi là một quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng đất hiếm của Việt Nam phân bố rất là lẻ tẻ và đòi hỏi có công nghệ đủ hiện đại để khai thác mới có giá trị kinh tế. Và điều này thì Việt Nam cũng rất cần tới vai trò của Mỹ. Bởi vì Mỹ có công nghệ về đất hiếm rất hiện đại. Đấy là những cái mà Việt Nam vẫn đang mong chờ.

Phía Mỹ thì không chỉ mong chờ phát triển về kinh tế thương mại mà cả về quân sự quốc phòng. Nhưng Việt Nam thì một mặt cũng đang cố gắng đi từng bước từng bước để giải thích cho Trung Quốc. 

Cao Nguyên : Thế thì nhân quyền thì sao. Ông có nghĩ nhân quyền cũng là một thách thức trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ không ?

Hoàng Việt : Nhân quyền vẫn là một vấn đề mà hai bên luôn luôn có những cái nhìn khác nhau. Việt Nam cho rằng ở Việt Nam, trong bối cảnh của Việt Nam và cái nhìn của Việt Nam thì nhân quyền phải khác, không thể giống Mỹ được. 

Nhưng có lẽ là Chính phủ Mỹ, dù là Dân chủ hay Cộng hòa thì cũng vẫn nhìn Việt Nam ở trong một mức độ khác. Hiện nay thì quan hệ giữa hai nước đang rất là tốt đẹp. Vì thế cho nên vấn đề nhân quyền có lẽ cũng là một cái chủ đề mà Mỹ sẽ luôn luôn đề cập tới với Việt Nam, nhưng ở một cái mức độ nhẹ hơn so với trước đây. 

Cao Nguyên : Thạc sĩ Hoàng Việt, một lần nữa cám ơn ông vì đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Cao Nguyên thực hiện

Nguồn : RFA, 12/09/2024

Additional Info

  • Author Hoàng Việt, Cao Nguyên
Published in Diễn đàn

"...Có mt giá tr ni ti trong mi quan h gia Hoa K và Vit Nam và điu đó không liên quan gì đến bt k quc gia th ba nào…"

Đi s Marc Knapper

Lời tòa soạn : Gn hai tun sau chuyến thăm ca tng thng Joe Biden Vit Nam và hai quc gia Vit - M công b thỏa thun nâng cp quan h bang giao lên mc cao nht, đi tác chiến lược toàn din, đi s Hoa K ti Hà Ni, Marc Knapper, có mt ti Washington, đã dành cho VOA tiếng Việt cuc phng vn nhanh, do phóng viên Khánh An thc hin.

VOA đăng ti nguyên văn ni dung phng vn dưới đây. (VOA tiếng Việt)

knapper1

Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken và đi s Marc Knapper (phi), đi b đến mt câu lc b nhc Jazz ti Hà Ni hôm 15/4/2023.

***

Khánh An : Cm ơn Đi s v cơ hi quý báu được nói chuyn vi ông, đc bit là ti thi đim lch s này ca mi quan h M-Vit. Cm ơn ông ! Tôi mun biết mt chút cm giác ca ông khi tr li đây (M) sau nhng ngày bn rn vi lch trình dày đc s kin.

Marc Knapper :Vâng, trước hết, cm ơn cô đã dành thi gian cho cuc phng vn này. Và xin chào các thính gi và người xem ca quý đài. Tht tuyt vi khi được tr li Washington sau thi đim thc s lch s trong quan h M-Vit khi Tng thng Biden ti Vit Nam vào tun trước ti Hà Ni, gp Tng bí thư [Đng Cộng sản Vit Nam]. Trên thc tế, chính là theo li mi ca Tng bí thư, Tng thng đã đến thăm Hà Ni và có cuc gp tuyt vi vi Tng bí thư, vi Th tướng, vi người đng đu Quc hi, và cuc nâng cp mang tính lch s quan h đi tác ca chúng ta t Đi tác Toàn din lên Đi tác Chiến lược Toàn din thc s mang tính lch s . Ý tôi là chúng ta s dng t "lch s" rt nhiu khi nói v nhng điu này và đôi khi nó có th là mt câu nói sáo rng nhưng trong trường hp này, thc s là mt khonh khc lch s gia hai đt nước chúng ta, và tôi nghĩ trách nhim ca chúng ta bây gi là tn dng nó.

Có rt nhiu công vic đã được thc hin cho chuyến thăm này và cho ln nâng cp này. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phi tha nhn rng chính công sc ca nhiu người Vit Nam và Hoa K trong nhiu năm đã đưa chúng ta đến thi đim này. Và vì vy, tôi nghĩ chúng ta phi nhn thc được nhng n lc trong nhiu năm và trách nhim hin nay thuc v chúng ta, c Vit Nam và Hoa K, là tn dng thi đim này và đưa mi quan h ca chúng ta lên nhng tm cao hơn na.

Vì vy, tôi cm thy rt vui.

Khánh An : Tôi biết đó là cm giác tuyt vi ! Ông có th chia s mt vài câu chuyn ca chính mình trong tư cách là đi s ti Vit Nam được không ? Ông chính là mt cây cu ni lin hai đt nước. Vy kinh nghim ca ông trong vai trò đó như thế nào ? Có câu chuyn thú v nào mà ông mun chia s không ?

Marc Knapper : Vâng, trước hết, tôi nói rng gia đi s quán ca chúng tôi Hà Ni và Tng lãnh s quán ca chúng tôi thành ph H Chí Minh, chúng tôi có gn 1.100 nhân viên Vit Nam và nhân viên M làm vic rt chăm ch mi ngày cho mi quan h Hoa K-Vit Nam. Vì vy, tôi không th nhn công trng bt c điu gì. Ý tôi là, công vic mà nhng người này làm mi ngày thc s là chìa khóa hay là xương sng ca mi quan h này. Và chính công vic ca h lp đi lp li, như tôi đã nói, trong nhiu năm đã đưa chúng ta đến mc có th nâng cp mi quan h. Vì vy, đi vi tôi trong tư cách là đi s, vic tr thành mt phn ca đi ngũ tuyt vi này là mt nim t hào ln lao. Tôi thc s vinh d khi Tng thng Biden chn làm đi s vài năm trước. Và mt ln na, tôi cm thy vô cùng t hào và có trách nhim giúp cho đi ngũ này đt được nhiu thành tu hơn na khi làm vic vi các đng nghip Vit Nam ca chúng tôi.

V nhng k nim đc bit t chuyến thăm, tôi nghĩ ra mt chuyn. Khi đoàn xe lái xe trong thành ph, bi vì Tng thng ch đó khong 24 gi, mt chuyến thăm rt ngn ngi, nhưng nhng khonh khc chúng tôi lái xe t sân bay vào Hà Ni ri lái xe t Qung trường Ba Đình đến mt s cuc hp ri quay li sân bay, các đường ph cht cng người, va hè cht cng người ra vy chào, và có c na, c Vit Nam, c M. Tht là... tht là m áp và rt xúc đng khi thy người dân Vit Nam rt nng nhit chào đón v quan khách. Đó là s chào đón nng nhit, đó là lòng hiếu khách nng hu mà nhiu người trong chúng tôi, tt c chúng tôi đu cm nhn được khi đến thăm Vit Nam và tôi rt vui mng khi đích thân ngài tng thng ca chúng ta có th chng kiến điu đó. Đó chính là s nng nhit mà người dân và lãnh đo Vit Nam chào đón ông đến Vit Nam.

Có mt khonh khc khác đi vi tôi rt đc bit, rt cm đng. Đó là khi Tng thng đến thăm Quc hi và gp Ch tch Quc hi Vương Đình Hu. Trong cuc gp này, các cu chiến binh M và mt cu chiến binh Vit Nam có cơ hi trao đi hin vt chiến tranh, và hai cu chiến binh M đã trao li cun nht ký cho người cu chiến binh Vit Nam này. Ông y đã đánh mt nó trong chiến tranh và chúng tôi đã tìm li được nó. Nó đã Hoa K trong rt nhiu năm và chúng tôi đã có th tr li nó cho người đàn ông này trước s chng kiến ca Tng thng và Ch tch Quc hi. Chúng tôi cũng đã nhn được mt s hin vt t phía Vit Nam. Ngoài ra, chúng tôi đã bàn giao mt s tài liu lưu tr, nhưng ch bui l ngn gn rt đơn gin này thôi cũng đã rt cm đng đến mc tôi nghĩ nó tượng trưng cho thin chí gia hai dân tc chúng ta hin nay. Nó th hin nhng n lc không ngng ca chúng ta hướng ti vic hòa gii và xây dng lòng tin, s hiu biết ln nhau.

Và đi vi tôi, cô biết không, b tôi là mt cu chiến binh. Ông tham chiến Vit Nam t năm 1966-1967. Và vì vy, đi vi cá nhân tôi, tht là ý nghĩa khi thy các cu chiến binh đến gn vi nhau và mt ln na thc hin phn vic ca h trong tư cách cá nhân đ thúc đy hòa gii và s thông hiu. Vì vy, đi vi tôi, đó là mt khonh khc rt đáng nh và cm đng.

Khánh An : Nói v hòa gii, nhiu lãnh đo M và Vit Nam nói rng Chiến tranh Vit Nam không ch có hai bên, mà là cuc chiến ca ba bên : M, min Bc và min Nam. Vy tôi mun biết, liu Hoa K có kế hoch hành đng nào trong khuôn kh Đi tác chiến lược toàn din đ h tr quá trình hòa gii đó không ?

Marc Knapper : Tôi nghĩ tt c công vic chúng tôi làm hàng ngày là đ xây dng s thông hiu cho dù đó là thông qua quan h giáo dc hay quan h con người. Bn biết đy, Vit Nam là quc gia có ngun sinh viên (du hc) đng th năm ti Hoa K. Và vì vy, mi ngày nhng sinh viên tr Vit Nam sang M hc tp đu giúp xây dng nhng cu ni và xây dng s thông hiu gia người dân Vit Nam và người dân Hoa K. Đng thi, chúng ta có nhiu người M, tôi ước gì có nhiu hơn, đến Vit Nam đ tham gia các chương trình ging dy Fulbright hoc làm thin nguyn viên ca Đoàn Hòa bình. Và trong s đó, có nhiu người là người M gc Vit mun quay tr li đ hiu rõ hơn v di sn ca mình, đ góp phn xây dng s thông hiu. Và vì vy, tôi nghĩ thông qua nhng n lc này, chúng tôi có th giúp xây dng cu ni gia Vit Nam và người M thuc mi tng lp khác nhau.

Khánh An : Nhà Trng nhn mnh rng "Vit Nam là đi tác rt quan trng trong khu vc". Ông có th nói rõ hơn v vai trò ca Hà Ni đi vi Washington v mt kinh tế và đa chính tr, đc bit là so vi các đng minh hip ước khác ca M trong khu vc như Philippines hay Thái Lan không ? Đi tác chiến lược toàn din có nâng cao v thế ca Vit Nam trong Chiến lược n Đ Dương - Thái Bình Dương ca M hay không ?

Marc Knapper : Vit Nam luôn là đi tác quan trng trong chiến lược n Đ Dương-Thái Bình Dương ca chúng tôi. Tôi nghĩ nếu bn nhìn vào năm yếu t ca chiến lược n Đ Dương-Thái Bình Dương, đó là n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và ci m, n Đ Dương-Thái Bình Dương được kết ni, n Đ Dương-Thái Bình Dương kiên cường, thnh vượng, an toàn, và nếu bn nhìn vào chính sách ca Hoa K đi vi Vit Nam, tt c nhng yếu t đó đu th hin trong cách chúng tôi tiếp cn Vit Nam.

Trên thc tế, có nhiu li ích và mc tiêu mà chúng tôi chia s vi Vit Nam, cho dù đó là li ích chung ca chúng tôi đi vi mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và rng m, trong trường hp này, đc bit là mt Bin Đông t do và rng m. Chúng tôi hướng đến mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương được kết ni vi nhau và tt nhiên điu này dn đến ý tưởng v vai trò trung tâm ca ASEAN mà chúng tôi đng ý 100% vi Vit Nam v tm quan trng ca ASEAN trong tư cách là mt cường lc và ngun thnh vượng kinh tế ca khu vc. Nhìn vào chính sách ca chúng tôi đi vi Vit Nam, có th thy là nhm thúc đy s thnh vượng, cho dù là thúc đy đu tư ca Vit Nam vào Hoa K, đu tư ca M vào Vit Nam, đm bo rng các công ty M có mt sân chơi bình đng Vit Nam, đm bo khuôn kh kinh tế n Đ Dương-Thái Bình Dương ca chúng tôi mà Vit Nam là đi tác sáng lp, đm bo rng chúng ta có th vượt qua vch đích trong n lc đó, cho dù là thúc đy an ninh, hãy nhìn vào công vic chúng tôi làm vi Vit Nam trong vic đm bo Vit Nam có được nhng kh năng cn thiết đ bo v li ích ca mình trên bin, trên không, trên đt lin hoc thm chí trong không gian mng.

Vì vy, chúng tôi hp tác rt cht ch đ xây dng năng lc, chng hn như thông qua hp tác gia Tun duyên và Cnh sát bin. Và cui cùng, xây dng kh năng phc hi trong khu vc và vi Vit Nam, dù đó là n lc cùng nhau gii quyết vn đ biến đi khí hu hay hp tác vi Vit Nam đ đm bo Vit Nam có được nhng gì cn thiết đ thc hin quá trình chuyn đi sang mt nn kinh tế sch hơn, xanh hơn, hay là kh năng phc hi trong bi cnh đi dch toàn cu. Bn biết đy, khi chúng tôi cn giúp đ nht, Vit Nam đã cung cp cho Hoa K các thiết b bo h cá nhân, khu trang. Và khi Vit Nam cn giúp đ, chúng tôi đã cung cp cho Vit Nam 40 triu vc xin, giúp tiêm chng cho mt t l ln dân s và giúp Vit Nam m ca nn kinh tế khá sm.

Và trong tt c các lĩnh vc này, Vit Nam đã chiếm mt phn quan trng, mt v trí quan trng trong chiến lược n Đ Dương-Thái Bình Dương ca chúng tôi. Tôi nghĩ vic nâng cp lên Quan h Đi tác Chiến lược Toàn din đã phn ánh mi quan h bn cht gia hai nước. Và tôi hy vng s còn thy nhiu cuc trò chuyn hơn na din ra v cách thc chúng ta có th tăng cường hơn na s hp tác v mt kinh tế và trong các lĩnh vc khác, cho dù đó là an ninh, quc phòng, thc thi pháp lut, khoa hc, công ngh, giáo dc, cht bán dn. Ý tôi là, vic hp tác vi Vit Nam đ đm bo nước này tr thành mt nn kinh tế tp trung vào công ngh cao da trên đi mi, mt nn kinh tế có thu nhp cao vào năm 2045. Tt c đu là nhng n lc mà Hoa K mun tham gia, là mt phn trong đó. Vì vy, chúng tôi s tiếp tc hp tác vi Vit Nam khi Vit Nam tìm cách phát trin ngành công nghip bán dn, tìm cách phát trin các lĩnh vc sn xut công ngh cao đ đa dng hóa chui cung ng vào Vit Nam. Đây đu là nhng mc tiêu mà chúng tôi chia s và chúng tôi rt vui mng v nhng n lc ca mình trong tương lai.

Khánh An : Trong tuyên b chung v vic thành lp quan h Đi tác chiến lược toàn din, ni dung nhn mnh mt cách không cân đi vào vic hp tác kinh tế, trong khi quân s, đa chính tr hay tranh chp Bin Đông li không được chú ý nhiu. Vy Vit Nam có th mong đi gì M khi đi mt vi s hung hăng ca Trung Quc trên Bin Đông và trong khu vc ? Đi tác chiến lược toàn din có vai trò gì v mt chiến lược, quân s và đc bit trong vn đ căng thng Bin Đông ?

Marc Knapper : Tôi nghĩ vi Vit Nam, Hoa K có chung quan đim v tm quan trng ca vic đm bo Bin Đông vn t do và rng m, cho dù đó là quyn t do hàng hi, t do thương mi, t do hàng không, đ đm bo rng không mt quc gia nào có th t ý đơn phương thay đi hin trng, đm bo lut pháp quc tế được tôn trng, đc bit là Công ước v Lut Bin, nhm đm bo các nước không b cưỡng ép và có th đưa ra nhng quyết đnh có li cho mình và không cm thy rng h đang b áp lc hoc b bt nt phi đưa ra nhng quyết đnh trái ngược vi nhng gì tt nht cho đt nước và người dân ca h. Và đây là nhng điu mà Hoa K và Vit Nam đang có cùng mt quan đim. Tôi k vng rng trong tương lai, khi chúng ta tìm cách làm sâu sc hơn na, thc hin tuyên b và tinh thn ca vic nâng cp, là tìm cách đm bo rng hai nước chúng ta có th hp tác thm chí hơn na đ bo v li ích mà chúng ta chia s.

Khánh An : Có hai d án riêng tnh Khánh Hòa mà Nhà Trng đã nêu, là d án nuôi trng thy sn và d án năng lượng pin. Vy xin hi M có bao gi cân nhc hay bàn bc vi Vit Nam v vic thúc đy s hin din ca M Vnh Cam Ranh không ?

Marc Knapper :, tôi nghĩ, trước hết, hai d án đó đi din cho hai lĩnh vc quan trng ca hp tác M-Vit. Th nht, d án pin mà chúng tôi hp tác vi Vit Nam trong quá trình chuyn đi sang nn kinh tế sch hơn, xanh hơn vi năng lượng tái to, gió và mt tri và tt nhiên pin là mt phn ca lưới đin và thông qua d án này cho thy pin có th hot đng như thế nào Vit Nam.

Và tt nhiên, d án nuôi trng thy sn mt ln na cho thy đu tư ca M có th làm gì đ thúc đy nuôi trng thy sn bn vng trong trường hp này, và tr thành ngun thu nhp cho người nuôi trng thy sn đa phương hoc người nuôi tôm đa phương.

Còn đi vi vic đi thoi v Cam Ranh, tôi s không đưa ra bt k gi thuyết hay suy đoán nào. Đó là hai điu khác nhau.

Khánh An : Tng thng Biden khi Hà Ni đã nhn mnh đến tm quan trng ca vic hp tác song phương nhm thúc đy nhân quyn. Vy Hoa K có kế hoch hành đng nào cho vn đ này trong khuôn kh Đi tác chiến lược toàn din hay không, trong lúc nhiu người Vit Nam vn đng trước nguy cơ b bt vì dám lên tiếng ?

Marc Knapper : Nhân quyn là ch đ thường xuyên trong các cuc trò chuyn ca chúng tôi vi nhng người đng cp Vit Nam, dù là cp đ ca tôi, cp thp hơn hay cp Tng thng. Tng thng đã nêu vn đ nhân quyn trong tt c các cuc hp ca ông ti Hà Ni và chúng tôi làm điu đó vì nó quan trng đi vi gii lãnh đo và người dân M, và chúng tôi s tiếp tc làm như vy.

Tuy nhiên, bn biết đy, trên thc tế, trong phiên điu trn chun thun ca chính mình, tôi đã nói v tm quan trng, đi vi tôi và vi chính quyn Hoa K, v nhân quyn và gii quyết vn đ này theo cách ci m, thng thn nhưng tôn trng, và chúng tôi s tiếp tc làm như thế.

Khánh An : Rõ ràng là M mun "mt nước Vit Nam mnh, đc lp, t ch và thnh vượng", M mun xây dng Vit Nam thành mt đi tác mnh trong khu vc đ chng li Trung Quc, nhưng liu Washington có xem xét mt cách đy đ thc tế là Vit Nam vn do cộng sản cai tr ?

Marc Knapper : Tôi phi đt li vn đ mt chút vi phn đu ca câu hi, là phi chăng mi quan h ca chúng tôi vi Vit Nam là vì Trung Quc hay trc tiếp chng li Trung Quc hoc bt k quc gia nào khác. Có mt giá tr ni ti trong mi quan h gia Hoa K và Vit Nam và điu đó không liên quan gì đến bt k quc gia th ba nào. Tôi chc chn rng Vit Nam, khi h nhìn chúng tôi, không phi là vì ai khác mà là v vic chúng ta cùng nhau, hai đt nước chúng ta và nhng mc tiêu chúng ta chia s, nhng li ích mà chúng ta chia s. Thc tế là hai đt nước chúng ta đã tr nên rt tương đng vi nhau trong n lc chung, xin nhc li, nhm đm bo Vit Nam tr thành quc gia có thu nhp cao vào năm 2045, nn kinh tế k thut s vào năm 2030, không có carbon vào năm 2050. Đây là nhng mc tiêu quan trng đi vi người dân và lãnh đo hai nước, không liên quan đến bt c ai khác. Vì vy, tôi thc s phi, nói thế nào nh, không đng ý vi quan đim cho rng điu này là vì ai đó hoc vì mt quc gia nào khác. Không phi thế. Nó là vì giá tr ni ti cơ bn mà hai nước chúng ta có được trong mi quan h ca chúng ta, ch không vì ai khác.

Khánh An : Hoa Kỳ s theo đui nhng lĩnh vc hp tác an ninh mi nào vi Vit Nam ?

Marc Knapper : Chúng ta có th mong đi thy nhiu hp tác hơn na v nhn thc trong lĩnh vc hàng hi hay năng lc hàng hi. Chng hn, vic đm bo Cnh sát bin Vit Nam có phương tin đ bo v li ích ca mình trên bin, dù là li ích v tài nguyên thiên nhiên hay li ích trong vùng đc quyn kinh tế ca mình. Như chúng ta đã thy trong trin lãm thương mi quc phòng tháng 12 va qua ti Hà Ni, là trin lãm đu tiên t trước đến nay, đã có nhiu công ty M tham gia. Và vì vy, chúng tôi mong ch nhng cơ hi trong tương lai cho các nhà thu quc phòng M hp tác vi chính ph Vit Nam nhm giúp chính ph đa dng hóa và hin đi hóa quân đi. Và tôi nghĩ chúng ta có th thy nhiu cơ hi hơn đ hp tác cùng nhau trong các vn đ như không gian mng và an ninh mng. Đó ch là ba lĩnh vc, nhưng tôi chc chn s còn nhiu hơn na.

Khánh An : Vâng, và đây là câu hi cui dành cho ông. Ông có thích cuc sng Vit Nam không ? n tượng sâu sc nht ca ông v đt nước và con người Vit Nam là gì ?

Marc Knapper : Cô biết đy, trước đây tôi đã sng Vit Nam. Tôi đã sng đó t năm 2004 đến năm 2007. Và vì vy, đi vi tôi, vic quay tr li đây mt ln na, sau 15 năm, là năm 2022 trong tư cách đi s là mt cm giác vô cùng đc bit và là mt vinh d to ln khi được đi din cho Hoa K, cho người dân M ti Vit Nam. Như tôi đã nói, thân ph tôi là mt cu chiến binh tng tham chiến ti Vit Nam. Vì vy, mt thế h đã đi qua, thân ph tôi là mt chiến binh, đến tôi, con trai ca ông, là đi s, điu đó tht ý nghĩa. Tôi nghĩ nó k mt câu chuyn tuyt vi v sc mnh ca s hòa gii, sc mnh ca nhng gì mà hai quc gia và hai dân tc có th làm khi h bt đu xây dng s hiu biết và xây dng nim tin, và mt ln na n lc, không bao gi quên quá kh mà s dng nn tng ca vic hp tác gii quyết các vn đ di sn chiến tranh đ m đường cho tương lai, như chúng ta đã làm. Vâng, tôi cm thy xúc đng khi nh li lòng hiếu khách nng hu ca người dân Vit Nam, s chào đón nng nhit mà tôi nhn được, và s còn rt nhiu ch cho vic hp tác. Tôi mun n ói là mi quan h này đang tiếp tc đi lên theo mt qu đo thng dc và tôi rt vui mng được tr thành mt phn trong đó.

Khánh An : Cm ơn ông đã dành cho chúng tôi cơ hi cho bui nói chuyn này. Điu này tht đc bit đi vi chúng tôi và vi khán gi ca chúng tôi. Cm ơn ông !

Khánh An thực hiện

Nguồn : VOA, 24/09/2023

Additional Info

  • Author Marc Knapper, Khánh An
Published in Diễn đàn

Quan hệ Việt - Mỹ : Chính trị thực dụng và cơ hội cho Việt Nam

Lê Quốc Quân, RFA, 31/08/2023

Quan hệ Việt Mỹ đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử và hiện nay đang tiến dần đến một ngưỡng quan trọng và có ý nghĩa, đòi hỏi cao và thách thức các giá trị của các bên. Nhân chuyến đi hai ngày của Tổng thống Biden đến Việt Nam vào trung tuần tháng 9 này, chúng ta cần có những phân tích thấu đáo và dự báo nghiêm cẩn về mối quan hệ này.

vietmy1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/7/2015 - AFP

Nhu cầu của cả hai bên Mỹ - Việt

Thực tế chiến lược "Xoay trục sang Châu Á" đã được hình thành từ thời tổng thống Barack Obama và vẫn tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tổng thống Joe Biden. Những kết hợp như QUAD (1)  (tứ giác kim cương gồm Nhật, Ấn, Mỹ, Úc) hay Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây cũng không nằm ngoài chiến lược để thúc đẩy hợp tác giữa các đối tác và kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Ngoài một số chiến lược lớn toàn cầu, Hoa Kỳ liên tục tìm kiếm những đồng minh mới, ở dạng "vùng đệm" gần hơn với Trung Quốc mà những cuộc thảo luận gần đây với Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam và cả Campuchia đã cho thấy điều đó. Với vị trí đặc biệt và lịch sử đầy chông gai với Trung Quốc, Việt Nam không thể không thu hút sự chú ý lớn lao của Hoa Kỳ.

Đối với Việt Nam thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp những thách thức lớn khi không giải quyết được vấn đề tham nhũng và tình hình kinh tế đang trì trệ. Trong khi tuổi đang trở nên cao và không thể cầm quyền mãi được, ông buộc phải chấp nhận "binh" những đường banh mới, hầu gia tăng uy tín chính trị và tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế cho đất nước.

Khả năng kiểm soát quyền lực của ông Trọng bằng những lời rao giảng đạo đức đang dần dần chết khô giữa một xã hội mà tính lý tưởng đã trở nên cạn kiệt. Hầu hết các quan tham hủ bại mới ra toà gần đây đều từng giáo huấn, thậm chí viết sách (2)  về chống "diễn biến" và có những lời dạy kinh điển về đạo đức. Lối giáo huấn suông đã rất lỗi thời và bị thực tế phủ nhận trên mọi phương diện.

Vì thế, việc nâng cấp là bước tiến quan trọng và có lợi cho cả đôi bên. Đối với Mỹ là tính kế lâu dài, đối với Việt Nam là ưu tư trước mắt. Hoa Kỳ cần an ninh khu vực, thích thú ngắm bãi biển "dài và đẹp" hơn 3.200 km với nhiều cảng nước sâu ưu việt có thể sử dụng đa mục đích, trong khi Việt có thêm một phương tiện vừa thu lợi được kinh tế và vừa cân bằng được với mối quan hệ đối với Trung Quốc và Nga, đồng thời nâng tầm của mình trong toàn khu vực.

Ý đồ của Trung Quốc và bước đi của Việt Nam

Việt Nam hiểu rõ dã tâm của Trung Quốc khi mới đây ngoại trưởng Vương Nghị đã đề nghị Việt nam duy trì lý tưởng cộng sản (3), bảo vệ an ninh chế độ và chống lại sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài, trong khi khẩn trương tiến hành các hoạt động quân sự hoá trên đảo Tri Tôn. Kiểu nói "một đàng làm một nẻo" thì các quan của Việt Nam cũng đều ở bậc thượng thừa, cho nên họ đọc vị nhau rất kỹ.

Báo chí chính thống của Việt Nam vô cùng dè dặt trong việc lên tiếng cụ thể về chuyến đi mặc dù mọi thứ đã chính thức. Thực tế thì trước đó hai bên đã tiến hành các bước đi rất cẩn thận và chi tiết. Sau chuyến đi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam vào tháng 4 thì Trưởng ban đối ngoại trung ương Lê Hoài Trung đã đến Washington DC vào cuối tháng 6, gặp cả Ngoại trưởng Anthony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và hai bên đã bàn bạc nhiều vấn đề về quan hệ hai nước và cả chuyến đi của tổng thống.

Có lẽ để tôn trọng Việt Nam và cũng đề phòng những bất trắc như trong chuyến đi của Phó tổng thống Kamala Harris vào năm 2021, trong thông báo(4)  của Nhà trắng ban đầu cũng chỉ đề cập đến việc Tổng thống Biden đi dự hội nghị G20 từ ngày 4-7 tháng 9 và Phó tổng thống Kamala Harris đi dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Jakarta, Indonesia. Mãi cho đến ngày 28/8, thì mới có thông báo về chuyến đi Việt Nam vào ngày 10/9 (5).

Việc Joe Biden đi thăm Việt Nam ngay sau khi dự hội nghị G20 trong khi không dự thượng đỉnh Jakarta cách đó không xa thể hiện một uy thế đặc biệt của Việt Nam trong khu vực. Tất cả các bên đều nhận thức rõ rằng Việt Nam là một thách thức chính yếu của Trung Quốc trong việc bành trướng lãnh thổ và chủ quyền ở biển Đông Nam Á và Trung Quốc sẽ coi bước đi của Biden như là một hành động táo bạo và đầy ưu ái cho một "quân cờ" mới.

Việt Nam cũng có cách của mình. Vừa im lặng để đi xa nhưng cũng ý thức rõ về tránh nhiệm mới, vị thế mới của mình nên đang hết sức thận trọng trong mối quan hệ này. Để có thể cân bằng và pha loãng một sự liên kết mới với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã muốn gia nhập khối BRICS và chuẩn bị ký "Đối tác chiến lược" (5)  với Australia. Báo chí trong nước cũng liên tục nói về sự nâng cấp quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện với Singapore.

Mèo trắng – Mèo đen và chính trị thực dụng

Chính trị luôn có sự phiêu lưu và sức hấp dẫn riêng của nó. Nhưng loài người đang trở nên nhanh và ranh hơn trên tất cả các phương diện. Đồng thời sự mập mờ về chủ nghĩa và trỗi dậy của thực tế Trung Quốc đang đặt ra những mâu thuẫn lớn về lý thuyết và thực tiễn, về nói và làm, về khả năng phân biệt đúng và sai, tốt và xấu trong nền chính trị toàn cầu.

Hoa Kỳ hiện cũng đang thực thi một chính sách chính trị thực dụng và điều đó ít nhiều có mâu thuẫn với các giá trị mà Họ vẫn thường đề cao. Các giá trị như "Tự do, Dân chủ và Nhân quyền" luôn được người Mỹ cổ suý nay có thể tạm bị gác một bên cho những chương trình hành động thực tế hơn. Vào độ tuổi 100 của mình, Henry Kissinger  vẫn tiếp tục thăm người bạn "tri âm" Trung Quốc và nói về việc hợp tác Mỹ Trung. Nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục coi ông là chiến lược gia của thế giới trong thế kỷ 21 với cách tiếp cận đầy thực dụng. Câu chuyện "mèo trắng hay mèo đen" có vẻ như không chỉ là của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng nếu không giải quyết những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam hay Trung Quốc thì Hoa kỳ cũng sẽ gặp phải những thách thức từ các đồng minh của mình. Người ta sẽ hiểu như thế nào về quan điểm của người Mỹ đối với một Việt Nam cộng sản, đang là đàn em thực sự của Trung Hoa cộng sản ? Tiêu chuẩn kép (Double standard) trải rộng từ đông sang tây và kéo dài từ quá khứ sang hiện tại, vẫn tiếp tục được chính quyền Biden phát huy mạnh mẽ ?

Việt nam cũng thế nhưng công khai và thách thức hơn. Khi ký kết hiệp định thương mại với EU, Việt Nam sẵn sàng sửa luôn cả luật lao động, cho phép thành lập "công đoàn độc lập" để hài lòng các đối tác. Nhưng trong thực tế thì không, sau hơn ba năm trôi qua, không một tổ chức công đoàn độc lập nào được ra đời, mà ngược lại, xã hội dân sự ngày càng bị tấn công, thu hẹp. Trong những năm vừa qua, chính quyền Việt Nam đã bắt đến sáu giám đốc (6)  thuộc VUSTA là cơ quan "ô dù" của các tổ chức xã hội "bán nhà nước". Còn Hoa Kỳ, liệu có quá tự tin khi khi lao vào một cuộc chơi không phải sở trường của mình ?

Dù sao khi các bên đã bước qua quá khứ để dấn bước trong hiện tại, hướng tới tương lai. Đây là một hành động hoàn toàn hợp xu thế tiến bộ và điều này là mong ước của rất nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam hiện nay. 

Hiểm nguy có rình rập đôi bên ?

Nhân loại đã sững sờ khi thấy sự hài hoà tuyệt vời giữa "đầu tư tư bản" và "chuyên chế cộng sản" tại Trung Quốc và Việt Nam trong suốt 20 năm qua, nay thì có lẽ không quá bất ngờ khi ngoại giao "cây tre" đang vờn quanh cùng "cây gậy" nhỏ và một "củ cà rốt" to tướng.

Cũng sẽ vô cùng hoà hợp, như con rắn cuộn quanh cây gậy của thần Asclepios, vươn lên một chiếc ly đựng dược liệu, trong biểu tượng của ngành y. Hình ảnh đó không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan và sức khoẻ mà còn ám chỉ khả năng giải quyết những vấn đề nhức nhối nhất của mối bang giao : "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" như lời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói trong mối quan hệ với Trung Quốc. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh với bên này, trong một quan hệ "tay ba" thì đồng nghĩa với bên kia cũng phải "vừa hợp tác, vừa đề phòng".

Khi viết những dòng này, tôi nhớ đến ly rượu "mao đài" sóng sánh mà Mao Trạch Đông đã uống cạn cùng Nixon trước khi ký "Tuyên cáo chung Thượng Hải"  vào năm 1972. Chuyến thăm bắt đầu từ một cuộc "Ngoại giao bóng bàn" mà sau đó các nhà báo đã ví von "trái bóng nhỏ" (bóng bàn) đã làm thay đổi trái bóng lớn (trái đất). Sau hơn 50 năm, từ một cuộc chia chác lịch sử của các cường quốc, Hoa Kỳ chợt nhận ra rằng Trung Quốc đã thực sự đã lớn mạnh và trở thành một đối thủ tiềm tàng không thể tránh khỏi. Hai con dê này đang đi qua một chiếc cầu hẹp và có vẻ như không tránh nhau.

Cũng bởi vậy mà có hàng loạt động thái "dồn dập" để nâng cấp quan hệ ngoại giao như đang xảy ra. Liệu Việt Nam lại có tiếp tục đi vào quỹ đạo của những nước lớn mà biết đâu lại trở thành một tiền đồn của những cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong tương lai ?

Quyết định có nuôi dưỡng lòng phản trắc ?

Trong hoàn cảnh lúc này, Việt Nam như một cô gái đa tình có thể "bắt cá hai tay" nhưng giả sử có một cuộc chiến tranh xảy ra, dù trên Biển Đông, ở Đài Loan hay bất cứ một nơi nào khác quanh khu vực, Việt Nam rất có thể buộc phải chọn bên như đã từng chọn bên.

Khi đó, một Việt Nam đang "bắt cá hai tay" có thể lại trở nên cực kỳ nguy hiểm khi tự nó đã nuôi dưỡng cả "sự thủy chung" và "lòng phản trắc" trong các mối quan hệ. Rất có thể quyết định bắt cá hai tay của Việt Nam hôm nay sẽ "xé" Việt Nam ra làm đôi, vào thời điểm bất ngờ nhất của ngọn triều lịch sử như nó đã từng xảy ra. Còn Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ vẫn luôn là một nước lớn, họ sẽ chơi ván lớn với những người chơi xứng tầm ?

Lịch sử thì phiêu du và không ai có thể dự báo được, nhưng có một điều chúng ta có thể làm được là đất nước mình phải thực sự mạnh lên. Nhân dân được tự do, ấm no, đất nước được phát triển và thịnh vượng. Có như vậy thì chúng ta mới giữ được chủ quyền, bảo vệ sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của mình trong thế đứng của toàn nhân loại. Đó là lúc chúng ta có thể tự hào được "sánh vai với các cường quốc năm Châu" mà không phải "ngả nghiêng" kiểu cây tre.

Lê Quốc Quân

Nguồn : RFA, 31/08/2023

Tham khảo :

1. https://en.wikipedia.org/wiki/Quadrilateral_Security_Dialogue

2. https://vtc.vn/ong-truong-minh-tuan-nhan-hoi-lo-cuon-sach-phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-do-ong-chu-bien-co-bi-thu-hoi-ar496224.html

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/beijing-s-top-diplomat-wang-yi-urges-vn-to-help-uphold-communist-ideal-08172023102842.html

4. https://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20230829-nhà-trắng-thông-báo-tổng-thống-mỹ-biden-công-du-việt-nam-thắt-chặt-quan-hệ-song-phương

5. https://dangcongsan.vn/thoi-su/thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-nam-australia-644808.html

6. https://www.voatiengviet.com/a/cac-nha-hoat-dong-bi-bat-giu-vi-tron-thue-thuc-chat-va-he-luy/7140303.html

****************************

Chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Hà Nội : Hy vọng cải thiện bang giao nhưng hoài nghi về nhân quyền

RFA, 31/08/2023

Giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội ở Việt Nam bày tỏ sự hân hoan về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Hà Nội vào đầu tháng 9 này, coi đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ nói riêng và phương Tây nói chung.

vietmy2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) tại Nhà Trắng năm 2015 - RFA

Tuy nhiên, một số người tỏ ra dè dặt, thậm chí hoài nghi về tác động của sự kiện này lên tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Theo công bố của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng thống Joe Biden sẽ đến Hà Nội vào ngày 10/9 và rời đi sau đó một ngày. Trong thời gian ở Hà Nội, ông sẽ gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam để bàn về việc tăng cường quan hệ song phương trong một loạt những vấn đề từ công nghệ, kinh tế đến tình hình ổn định trong khu vực và biến đổi khí hậu.

Giới hoạt động kỳ vọng về tăng cường quan hệ song phương

Trần Hoàng Phúc, người mới mãn hạn tù sáu năm về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì hoạt động cổ suý nhân quyền và dân chủ, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 31/8 :

"Tôi kỳ vọng trong chuyến đi này của ông Biden, quan hệ Việt Nam–Hoa Kỳ sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Cụ thể trong chuyến đi này, ông Biden và ông Phú Trọng sẽ vạch ra những bước tiến cụ thể trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ở các lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh.

Sự chủ động của Việt Nam là bước đi quan trọng trong việc cân bằng quan hệ, tránh sự lệ thuộc vào mối quan hệ với Trung Quốc vốn tiềm ẩn nhiều vấn đề".

Trần Hoàng Phúc, người từng là thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI – Young South East Asia Leaders Initiative) và được chọn là một trong những gương mặt trẻ được gặp Tổng thống Barack Obama khi ông tới thăm Hà Nội năm 2016, cho rằng việc hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong thời điểm khó khăn kinh tế hiện nay rất có lợi cho người dân Việt Nam, không chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt Việt Nam đang gặp phải mà còn mở ra một bức tranh kinh tế-công nghệ tươi sáng hơn cho Việt Nam với sự trợ giúp to lớn của đối tác Hoa Kỳ so với khi lựa chọn hợp tác với Trung Quốc.

Một cựu tù nhân lương tâm khác, Huỳnh Thị Tố Nga, người mãn hạn tù cuối tháng ba vừa qua, cho biết cô cũng như tất cả người dân Việt Nam mong muốn đất nước sẽ được cải thiện bởi bối cảnh quốc tế đang tác động một cách mạnh mẽ vào sự thay đổi của một quốc gia.

"Chúng tôi mong muốn một đất nước tự do, phát triển và nhân văn, quyền công dân được thực thi một cách tôn trọng và minh bạch. Nhân quyền được đề cao và được thực hiện một cách triệt để".

Theo cô, nếu Việt Nam đạt được thỏa thuận song phương toàn diện với Hoa Kỳ, sẽ giúp ích rất nhiều cho sự ổn định và phát triển sắp tới. Muốn làm được điều đó, ban lãnh đạo Việt Nam phải thật sự có thiện chí và cam kết thực hiện các thỏa thuận một cách minh bạch. Bên cạnh đó, Việt Nam phải hợp tác giải quyết về vấn đề nhân quyền đang bị bóp nghẹt ở quốc nội.

Cô cũng cho rằng Việt Nam khó có sự thay đổi lớn sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ nếu như ban lãnh đạo ở Hà Nội vẫn bảo thủ và không chịu thay đổi quan điểm dưới nhiều sức ép và nghiêng về sự tính toán lợi ích có chủ đích.

Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập trở lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995 và nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác toàn diện" vào năm 2013.

Trong chuyến thăm sắp tới của ông Biden, hai nước có thể nâng cấp lên "đối tác chiến lược" hoặc "đối tác chiến lược toàn diện". Việt Nam hiện đã thiết lập "đối tác chiến lược toàn diện" với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, và mức quan hệ thấp hơn với nhiều quốc gia, trong đó có Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia ở Châu Âu.

Cựu giáo chức Trần Thị Thảo ở Hà Nội bày tỏ mong muốn hai quốc gia sẽ ký thoả thuận nâng cấp quan hệ lên "đối tác chiến lược toàn diện" trong chuyến thăm của ông Biden tới đây và quan hệ song phương mang tính thực chất, ổn định, và lâu dài.

"Nếu thế, Việt Nam sẽ được hưởng lợi về nhiều mặt trong các lĩnh vực như an ninh, công nghệ, hàng xuất khẩu nông sản, may mặc, ...vào Mỹ. Tất nhiên đó là quan hệ hai chiều nhưng Việt Nam có lợi nhiều hơn khi có quan hệ sâu và rộng với một cường quốc đứng đầu thế giới", bà nói.

Tuy mong muốn là vậy nhưng kỳ vọng của bà vào chuyến thăm không nhiều vì bà cho rằng "đường lối của Việt Nam tuy có tiến bộ và cởi mở hơn nhưng vẫn bảo thủ trì trệ và đặc biệt là vấn nạn tham nhũng trong hàng ngũ đảng viên ngày càng nhiều, tinh vi và phức tạp".

Còn một khó khăn nữa, đó là nước Mỹ ở xa mà Trung Hoa lại gần, mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đi theo mô hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bà nhấn mạnh.

Một nhà hoạt động môi trường và nhân quyền ở Hà Nội cũng bày tỏ kỳ vọng trong chuyến thăm này, hai quốc gia sẽ đạt được nhiều thoả thuận nhằm tạo ra các bước đột phá vững chắc cho sự phát triển lâu dài giữa bên. Vấn đề phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, nhân quyền, môi trường... tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ và củng cố tốt hơn.

"Tôi là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường nên tôi đặc biệt kỳ vọng vào sự kiện lần này sẽ thúc đẩy những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường tự nhiên được bảo vệ thực sự tại Việt Nam", người này nói trong điều kiện ẩn danh.

Hy vọng và hoài nghi về khả năng Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền

Bên cạnh hy vọng về tác động của Hoa Kỳ lên sự phát triển của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, giới hoạt động trong nước cũng trông đợi về việc Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền dưới sức ép của Hoa Kỳ dù vẫn còn nhiều hoài nghi.

Bà giáo Trần Thị Thảo nói về tác động của chuyến thăm cũng như việc nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ lên hồ sơ nhân quyền của Việt Nam :

"Về ngắn hạn, có thể sẽ không có những chuyển biến mang tính rõ nét và có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, về dài hạn, việc hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ sẽ đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với nền dân chủ phương Tây, chính quyền Hà Nội sẽ có những bước đi phù hợp hơn để cải cách chính sách của họ về quyền con người để phù hợp với bối cảnh kinh tế mới".

Theo bà, trong tương lai, "Việt Nam không nằm ngoài vòng quay của thế giới văn minh tiến bộ, hướng tới xã hội nhân bản và thực thi trọn vẹn giá trị nhân quyền phổ quát".

Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga cho rằng nhân quyền là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, bởi vì tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang rất tệ hại. Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam liên tục bắt bớ những người đấu tranh bất đồng chính kiến, vậy nên, vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của Việt Nam mà nó đã là vấn nạn nhức nhối của thế giới.

"Một trong những quốc gia lên án vấn đề này một cách mạnh mẽ chính là Hoa Kỳ, vậy nên sự kiện Tổng thống Joe Biden đến thăm Việt Nam chắc chắn phía Mỹ sẽ có những thương thuyết với Việt Nam nhằm trợ giúp những người đang hoạt động đấu tranh vì nhân quyền ở quốc gia này", cô nói. 

Tuy nhiên, theo cô, vấn đề thương thuyết nội dung thế nào, có đạt hiệu quả hay không tùy thuộc rất lớn vào sự kiên quyết và khôn khéo của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cần có hướng xử lý nếu phía Việt Nam không giữ lời hứa trong lĩnh vực này, cô nhấn mạnh.

Một nữ hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ :

"Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ có thể tạo cơ hội để thảo luận về các vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận tại Việt Nam. Điều này có thể đặt nền tảng cho việc thúc đẩy tôn trọng tự do dân chủ và thúc đẩy sự cải thiện tự do nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Mặc dù tình hình thực tế rất bi quan nhưng tôi luôn hi vọng tích cực, chuyến thăm này tạo áp lực để Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn, đồng nghĩa với việc tiến lại gần thế giới tự do dân chủ hơn là thế giới cộng sản, người anh láng giềng Trung Quốc".

Tuy có hy vọng vào sự trợ giúp của Hoa Kỳ để Việt Nam phát triển trong nhiều lĩnh vực, nhưng nhiều người hoạt động lại bày tỏ sự hoài nghi về khả năng quan hệ song phương phát triển sẽ kéo theo sự cải thiện về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cho dù Mỹ là một trong những quốc gia luôn cổ suý giá trị dân chủ và nhân quyền.

Theo nhà hoạt động xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thì "việc nhích gần Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc lơi lỏng mối quan hệ với đàn anh xã hội chủ nghĩa, và chơi vơi giữa phần định hình về một nhà nước tương lai, điều này tức sẽ dẫn đến việc Hà Nội sẽ thắt chặt hơn tất cả các vấn đề về an ninh, đẩy mạnh mọi sự kiểm soát để bảo vệ sự tồn vong của chế độ".

Người này dự đoán "một mô hình trắng về đối kháng chính trị tương tự như Singapore sẽ ngày càng rõ hơn" ở Việt Nam.

Tuy hy vọng vào chuyến thăm, cựu giáo chức Trần Thị Thảo cho rằng sau chuyến thăm của ông Biden, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam vẫn thế : vẫn có bắt bớ và sau đó là những bản án nặng nề cho những người yêu nước- những người nói ra sự thật hay có các hoạt động phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

"Tôi tin Tổng thống Mỹ sẽ nói với Hà Nội về nhân quyền trong chuyến thăm này, nhưng Việt Nam có cách phản biện của họ như lâu nay họ vẫn làm. Mỹ quan tâm đến nhiều vấn đề khác hơn nhân quyền nên Việt Nam vẫn vi phạm quyền con người", bà nói.

Cựu trung tá tình báo quân đội Vũ Minh Trí cho biết ông không có hy vọng gì từ chuyến thăm Hà Nội sắp tới của ông Biden. Ông cho rằng "thứ mà hai bên cùng đạt được chỉ là một chút son phấn rẻ tiền, không hơn".

"Tôi không kì vọng, mong mỏi gì ở chuyến thăm và sự nâng cấp quan hệ này vì thấy rất rõ một bên không thật lòng, thậm chí còn rất lươn lẹo, tráo trở.

Về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, phiên toà phúc thẩm ông kĩ sư Trần Bang (bị giữ nguyên mức án 8 năm tù giam và ba năm quản chế- PV) vừa mới diễn ra là câu trả lời trực tiếp, sinh động", ông nói trong tin nhắn.

Nguồn : RFA, 31/08/2023

Additional Info

  • Author Lê Quốc Quân
Published in Diễn đàn

Phó Thủ tưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 4 theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tới Mỹ dưới thời của Tổng thống Donald Trump. Chuyến thăm này có ý nghĩa thế nào với hai nước và quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới sẽ ra sao ?

vietmy1

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson (phải) và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, DC ngày 20 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ, nhân chuyến thăm này.

Trước hết nói về ý nghĩa của chuyến thăm với hai nước, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận định :

Nếu mình nhìn những ngày vừa qua từ ngày ông Trump lên làm Tổng thống thì tính tình của ông Trump và những lời tuyên bố bất nhất của ông Trump làm cho rất nhiều nước quan ngại, nhất là những nước coi trọng quan hệ giữa nước mình và Mỹ. Cho nên ngay từ đầu chúng ta thấy các chuyên thăm của các nhà lãnh đạo của chính phủ của họ như Nhật, Đức, Anh. Họ thăm để làm gì ? Trước hết họ muốn có liên lạc cá nhân với ông Trump trước, thứ hai là họ muốn tìm hiểu chính sách mới của chính quyền này, thứ ba là họ muốn củng cố mối quan hệ của họ với ông Trump. Thì chuyến thăm của ông Phạm Bình Minh cũng nằm trong mục tiêu đó. Nhưng có một số điều đặc biệt. Chúng ta thấy là trong số những người sang thăm có bà Merkel, ông Abe, bà May là ở trong cấp lãnh đạo cao cấp gặp thẳng ông Trump. Còn cấp của ông Phạm Bình Minh là ở một cấp tương đối thấp hơn, có nghĩa là gì ? Có nghĩa là về phương diện hình thức chuyến thăm này không quan trọng bằng những cái kia. Có nghĩa là với Mỹ, tầm quan trọng của Việt Nam không thể bằng các nước kia. Về phương diện thứ hai chúng ta thấy là Việt Nam còn coi trọng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam rất nhiều.

Đầu tiên chúng ta thấy một số nước gửi lời hỏi thăm ông Trump. Ở Việt Nam thì ông Nguyễn Xuân PHúc hỏi thăm ông ấy. Rồi ông Bình Minh gặp ông Tillerson, và lần này không phải là lần đầu mà là lần thứ 2. Lần thứ nhất cách đây khoảng 1 tháng ở bên lề hội nghị G20 ở Châu Âu. Chúng ta thấy những việc này rất là dồn dập, cho thấy là Việt Nam rất coi trọng quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, muốn tìm hiểu và củng cố quan hệ đó. Đồng thời cũng có tin là ông Thủ tướng Phúc sẽ sang thăm Mỹ trong vài tháng tới. Có lẽ ông Minh sang để giàn xếp cho chuyến viếng thăm đó.

Việt HàThưa giáo sư, trong chuyến thăm này, ông Phạm Bình Minh và ông Rex Tillerson sẽ bàn thảo những vấn đề chính gì ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Quan hệ Việt Nam và Mỹ thì vẫn tiếp tục tăng cường. Trong mối quan hệ đó có mối quan hệ tay ba giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ. Việt Nam từ xưa đến nay vẫn tìm một đối trọng nào đó tuy họ không nói ra, nhưng việc đi tìm đối trọng là phải. Mỹ là một đối trọng quan trọng nhất cho nên họ sang họ sẽ thăm dò xem Mỹ ủng hộ Việt Nam đến mức độ nào, có thể Việt Nam giúp gì về phương diện an ninh hay không. Quan trọng hơn nữa là hiệp ước TPP mà Việt Nam rất hy vọng ở thị trường Mỹ này giờ không còn nữa thì vấn đề thương mại cũng phải được đề cập đến.

Việt HàTrong thời gian tranh cử Tổng thống ông Donald Trump cũng đã có chỉ trích Việt Nam là phá giá hàng sang Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp gần đây với ông Tập Cận Bình thì ông cũng cho thấy dấu hiệu thắt chặt quan hệ hơn với Trung Quốc, ít nhất là trong những lời nói. Vậy thì theo giáo sư, dưới thời của Tổng thống Donald Trump, vai trò của Việt nam đối với Mỹ sẽ khác thế nào so với dưới thời của Tổng thống Barack Obama ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Phải nói lời tuyên bố của ông Trump khi tranh cử về những hành động mà ông làm sau này thì nó không hoàn toàn đồng nhất với nhau và có tính bất nhất. Thí dụ ông nói về Trung Quốc thì ông nói là Trung Quốc là nước trục lợi tiền tệ để làm lợi cho mình. Sau khi gặp ông Tập thì ông nói là Trung Quốc không phải như vậy nữa. Ông thay đổi liền.

Trong trường hợp quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam, thì cái thời của ông Obama ông ấy nhấn mạnh sự xoay trục. Trong xoay trục, thì quan hệ rất tốt. Ông Obama đã thăm Việt nam, bà Clinton cũng thăm nữa. Quan hệ rất tốt. Trong trường hợp của Trump, ông nói về vụ Việt Nam là Việt nam lấy công ăn việc làm của Mỹ nhưng mà so với Trung Quốc thì cái nhập siêu giữa Mỹ với Việt nam chả có là bao nhiêu cả, nên ông cứ nói vậy thôi, cho nên nó không quan trọng lắm. Ngay cả thị trường lớn như Trung Quốc mà nhập siêu khoảng hơn 300 tỷ mà ông còn quan hệ và vẫn coi trọng thì vấn đề với Việt Nam nhẹ hơn nhiều.

Chính sách xoay trục sang Châu Á ra sao ?

VIETNAM-US-DIPLOMACY

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) bắt tay với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Việt HàChính quyền của Tổng thống Trump đã nói là chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama không còn tác dụng gì nữa. Vậy theo giáo sư chiến lược của Tổng thống Donald Trump ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương sắp tới sẽ khác biệt thế nào. Liệu ông ấy nói như vậy thì có nghĩa họ sẽ làm mạnh lên hay là họ sẽ giảm nhẹ sức ép lên Trung Quốc ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Ông muốn làm cái gì thì ông cũng va chạm với thực tế chính trị thế giới. Thực tế chính trị thế giới, nhất là ở khu vực đó là sự vươn lên của Trung Quốc và cố gắng làm bá quyền ở đó. Khi Trung Quốc bá quyền ở vùng biển Đông thì sẽ đẩy Mỹ ra khỏi vùng đó. Lựa chọn của Mỹ là hoặc là nhân nhượng hoàn toàn hoặc là chống lại, nếu chống lại thì phải coi vùng đó là quan trọng.

Dưới thời Tổng thống Obama thì ông coi vùng đó rất quan trọng về lâu dài với nước Mỹ kể cả về phương diện kinh tế lẫn chiến lược. thời ông Trump thì mình chưa thấy nói chuyện đó. Nhưng nếu nhìn ra thế giới thì ở vùng Nam Mỹ thì rất nhiều vấn đề. Châu Âu thì gia nua. Bây giờ nền kinh tế kiếm nhất thì chỉ ở bên Á Châu thôi. Mỹ muốn có vai trò quan trọng chứ đừng nói là lãnh đạo thế giới mà không muốn bị đẩy ra vùng đó thì phải quan tâm thôi. Thành ra ông muốn nói gì thì nói thì thực tế chính trị vấn là như thế. Thứ hai là ông Tổng thống có rất nhiều quyền trong chính sách ngoại giao. Nhưng về Á Châu thì có rất nhiều quyền lợi có thể rất quan tâm đến nó, ví dụ như hải quân rất quan tâm đến nó.

Thứ hai trong thượng viện ở ủy ban quân vụ chúng ta thấy có nhiều Thượng nghị sĩ nhất là ông John McCain rất quan tâm đến sự hiện diện của Mỹ ở đó. Thế thì không có chuyện là ông Tổng thống muốn làm gì thì làm. Điều đó có nghĩa là dần dần với thời gian Mỹ vẫn phải coi trọng vùng đó. Chútrọng đến mức độ nào thì ngay từ thời Tổng thống Obama ông ấy cũng nói là chúng tôi không thể làm một mình được. Chúng tôi muốn làm thì các ông phải cố gắng giúp chúng tôi, vì thế chúng ta thây có một số nước như Nhật Bản đã có chứng tỏ là có đóng góp nhiều hơn, rồi Singapore, ngay cả Malaysia một phần nào đó.

Ông Trump ông hơi lơ là hơn nhưng không có nghĩa là ông không để ý. Nhưng ông để ý đến mức độ nào thì còn tùy thuộc vào đóng góp của các nước đó đối với tình hình an ninh chung trong khu vực, trong đó có cả quyền lời của nước Mỹ nữa. Nó cũng tùy thuộc vào quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc.

Việt Hà : Tổng thống Donald Trump từ trước đến nay vẫn nói là ông sẽ chú trọng hơn đến vấn đề nội bộ nước Mỹ, làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Nếu chủ trương của ông ấy đã là như vậy thì phía Việt Nam có gì có thể đưa cho phía Mỹ để cho thấy là Việt Nam thực sự có lợi đối với Mỹ ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Trước hết Việt Nam riêng cái nhìn chiến lược của các chiến lược gia Mỹ thì Việt Nam đã có vai trò quan trọng. Lấy ví dụ, nếu Mỹ không muốn Trung Quốc độc chiếm vùng quan trọng đó, mà tôi nghĩ là Mỹ không muốn như thế. Và nếu không muốn như vậy thì Mỹ không muốn có một cực tức là chỉ có ông Trung Quốc làm bá chủ hết. Mỹ muốn có một hệ thống đa cực ở đó. Một hệ thống đa cực ở đó phải có sự hiện diện Mỹ, phải có sự lớn mạnh của Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Châu, và trong đó phải có Việt Nam nữa. Trong số những nước Đông Nam Á thì Việt Nam là một nước tương đối mạnh nhất, tương đối thôi, trừ Indonesia ra thì quân lực của Việt Nam cũng rất mạnh.

Còn một nước có quan hệ quan trọng với Mỹ qua hiệp ước quân sự là ông Philippines thì chính sách của ông Duterte làm ông Mỹ rất phiền lòng. Trong khi ông phiền lòng ông Philippines thì vai trò của Việt Nam trong việc đi tìm kiếm lực lượng đa cực quan trọng hơn. Việt nam muốn chứng tỏ thì phải cho thấy mình muốn độc lập với Trung Quốc. Thứ hai là mình có khả năng, những cố gắng làm mình độc lập với Trung Quốc. Những cái đó nó làm cho vai trò của Việt Nam quan trọng hơn trong cái nhìn chiến lược của Mỹ.

Việt HàTheo giáo sư thì dười thời của Tổng thống Donald Trump thì phía Hoa Kỳ khi trao đổi với Việt Nam thì có thể có những sức ép nào đối với Việt Nam không ? Có một số ý kiến cho rằng dưới thời của Tổng thống Obama thì vấn đề nhân quyền được nói tới nhiều hơn nhưng dưới thời của Tổng thống Donald Trump thì có lẽ vấn đề nhân quyền sẽ phải bỏ sang một bên. Giáo sư có ý kiến gì ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Bỏ một bên thì không hẳn như thế nhưng nó bớt hơn. Ngay cả dưới thời ông Obama nói mạnh về nhân quyền nhưng cái hành động cho thấy nhân quyền không phải là vật cản duy nhất. Người ta nói là nhân quyền là cái mà Mỹ phải nói tới nhưng nó không phải là vật cản trở tất cả những tiến bộ khác. Nó quan trọng nhưng nó cũng là một cản trở. Với ông Trump thì nó cản trở ít hơn, ít nhất là trong giai đoạn này.

Việt Hà : Vậy thì sức ép từ phía Mỹ với Việt Nam dưới thời của Tổng thống Donald Trump là gì ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Các nước quan hệ mật thiết với nhau thì nó có cái gọi là sự tương đồng về chế độ chính trị rất quan trọng. Nhân quyền là một phần trong đó. Nếu Việt nam làm quá vấn đề nhân quyền thì dĩ nhiên cũng tạo ra phiền nhiễu vì bên Mỹ không chỉ có một mình ông Tổng thống. Bên Mỹ còn rất nhiều áp lực nhân quyền, chúng ta thấy có bao nhiều cơ quan không phải ở Mỹ mà ở cả thế giới nữa, rồi trong quốc hội. Có những nhóm đó luôn áp lực lên vấn đề nhân quyền. Quan niệm riêng của ông Trump ông không để ý nhưng mà định chế bên Mỹ nó đòi hỏi ông ấy không thể nào không để ý được, nó chỉ có thể tương đối bớt thôi chứ không hoàn toàn được.

Vấn đề nhân quyền cũng là một trong những rắc rối. Nếu Việt Nam không làm gì quá trớn về vấn đề này thì cũng là một hấp dẫn. Ngoài ra thì vấn đề nhân công Việt Nam rẻ cũng lợi cho Mỹ vì nhập siêu giữa Mỹ và Việt Nam cũng chẳng đáng bao nhiều so với tổng số của Mỹ. Nếu Việt Nam sản xuất được những đồ rẻ hơn do giá nhân công của mình thì cũng tốt đối với giới tiêu thụ Mỹ chứ không phải hoàn toàn là có hại cho Mỹ. Có nhiều vấn đề nhưng theo tôi vấn đề quan trọng nhất là vai trò chiến lược của Việt Nam.

Việt Hà : Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Việt Hà, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 20/24/2017

Additional Info

  • Author Nguyễn Mạnh Hùng
Published in Diễn đàn