Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục dẫn dắt đồng chí, đồng bào "đi từ bất ngờ (chứ không phải thắng lợi)này đến bất ngờ khác".
Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội sáng 22/5/2024.
Sau bất ngờ về việc Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 "thống nhất rất cao" trong chuyện "giới thiệu đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước" và khẳng định, vì Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 "chưa giới thiệu Bộ trưởng Bộ Công an" nên Quốc hội "chưa miễnnhiệm chức danh này", thành ra ông Tô Lâm sẽ vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an, bất chấp Hiến pháp, rồi Tổng bí thư lên tiếng "chúc mừng" [1], Quốc hội thông qua nghị trình, nhất trí sẽ làm y như thế là chuyện phút chót : Bỗng nhiên Thủ tướng lên tiếng, cần miễn nhiệm không để ông Tô Lâm giữ vai trò Bộ trưởng Công an để bảo đảm tuân thủ các "quy định pháp luật" ! Ngay sau đó, Quốc hội từ chỗ "đồng thuận" để ông Tô Lâm vừa làm Chủ tịch nước, vừa là Bộ trưởng Công an, "nhất trí" đổi ý, xoay 180 độ. Thời gian chuyển đổi từ "đồng thuận" [2] sang "nhất trí" làm ngược lại[3] chỉ chừng 24 tiếng !
Một yếu tố khác khiến đồng chí, đồng bào bất ngờ là bất kể việc chuyển đổi từ "đồng thuận" sang "nhất trí" thực hiện ngược lại dẫu khác thường nhưng ông Tô Lâm vẫn được 99,78 % phiếu tán thành làm Chủ tịch nước, đúng như ý của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 ! Trong 472 Đại biểu quốc hội tham gia bỏ phiếu chọn ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, chỉ có một người "không tán thành" [4].
Không chỉ có thế, tháng 5 năm ngoái, Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với 21 cá nhân là Ủy viên Bộ Chính trị và thành viên Ban Bí thư. Theo kết quả đợt bỏ phiếu tín nhiệm ấy thì bà Trương Thị Mai là người xếp thứ hai (sau ông Nguyễn Phú Trọng) về số phiếu "tín nhiệm cao" (95,68%), xếp thứ tư (sau ông Phan Văn Giang) là ông Võ Văn Thưởng (94,05%), ông Vương Đình Huệ xếp thứ năm (92,97%) – đồng hạng với ông Phạm Minh Chính.
Tuy nhiên sau đó, cũng các thành viên ấy của Ban chấp hành trung ương đảng "đồng tâm" bất tín nhiệm bà Mai, ông Thưởng, ông Huệ. Nếu tính cả ông Trần Tuấn Anh (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13) – nhân vật đạt 49,73% phiếu "tín nhiệm cao" ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm vừa đề cập và vài tháng sau cũng bị Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 "nhất trí" bất tín nhiệm - rõ ràng "đồng tâm" và "nhất trí" trong đảng vừa đáng ngờ, vừa đáng ngại !
Trước nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn dùng các con số để khoa trương về sự "quang vinh" của họ nhưng nếu chịu khó đối chiếu, chúng có thể khiến người xem loạn thần ! Tại sao Ban chấp hành trung ương đảng lại "thống nhất rất cao" về việc chọn ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch quốc hội, ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước trong khi ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm hồi tháng 5/2023, cả hai chỉ xếp thứ mười về tỷ lệ số phiếu "tín nhiệm cao" (81,08%), sau các ông Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc, Lương Cường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hòa Bình[5] ?
Sẽ có người trả lời, ông Mẫn và ông Lâm đạt được sự "thống nhất rất cao" trong việc "giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch nước" vì Ban chấp hành trung ương đảng khóa trước quy định, đại khái "chỉ có thể chọn một cá nhân làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội, Thường trực Ban Bí thư nếu cá nhân đó đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên" nên Ban chấp hành trung ương khóa này không thể làm khác ! Phải chăng đó cũng là yếu tố vun xới "quang vinh" ?
***
Cứ đem các dữ liệu và số liệu chính thức mà đảng đã công bố ra đối chiếu với nhau ắt sẽ thấy, các quy định về "quy hoạch nhân sự" như "Quy định số 214-QĐ/TW của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12" ban hành hồi tháng 1/2020[6], "Quy định số 50-QĐ/TWcủa Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13" ban hành tháng 12/2021 [7], "Hướng dẫn số16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13" ban hành tháng 2/2022 [8] vừa là kế hoạch giúp một số cá nhân trong đảng giành chỗ và giữ chỗ, thủ tiêu cả "tài, đức" lẫn "tín nhiệm" khi thực hiện "công tác cán bộ", vừa là nguyên nhân khiến hàng loạt ứng cử viên cho vai trò Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội đang dẫn đầu về mức độ "tín nhiệm cao", đột nhiên "nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng, nhà nước và nhân dân" vì những "vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, nhà nước" và tự nguyện "thôi tất cả các chức vụ trong đảng, chính quyền" để Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 rút lại "tín nhiệm cao", đột xuất "đồng thuận" bãi nhiệm !
Các quy định về "quy hoạch nhân sự" và "công tác cán bộ" cũng là lý do Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 "thống nhất rất cao" trong việc chọn hai cá nhân mà mức độ tín nhiệm của các thành viên Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 không cao lắm làm Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch nước. Sự "quang vinh" của đảng không chỉ có thế !
Tháng 2/2021, sau khi Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 giới thiệu Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng – người được Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 "nhất trí" chọn làm Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba, bất chấp Điều lệ đảng (không được để bất cứ ai làm Tổng bí thư quá hai nhiệm kỳ) – tuyên bố : "Công tác nhân sự cho Đại hội 13 của đảng được chuẩn bị chu đáo, thận trọng, khách quan, công tâm, làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó. Do vậy khi đưa ra đại hội đã nhận được sự thống nhất rất cao" [9].
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch quốc hội Việt Nam ngày 20/5/2024
Đến nay, thực tế cho thấy có thể xếp tuyên bố vừa đề cập vào loại nào ! Chỉ trong vòng ba năm ba tháng, Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 phải "nhất trí" loại bỏ 21 thành viên từng được ca ngợi là thuộc nhóm "hội tụ của lịch sử, hội tụ uy tín của đảng".
Chưa hết, trong 21 thành viên mà Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 phải "nhất trí" loại bỏ có tới sáu Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó có hai bị loại bỏ sau khi được chọn - giới thiệu – rồi Quốc hội "nhất trí" bầu làm Chủ tịch nước (các ông : Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng), một bị loại bỏ sau khi được chọn – giới thiệu – rồi Quốc hội "nhất trí" bầu làm Chủ tịch quốc hội (ông Vương Đình Huệ), một bị loại bỏ khi được Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 "tín nhiệm" cử làm Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức của Ban chấp hành trung ương (bà Trương Thị Mai). Chuyện phải "nhất trí" loại bỏ các Ủy viên Bộ Chính trị đủ "tư cách" đảm nhiệm trọng trách Tổng bí thư ở nhiệm kỳ sau, diễn ra sau khi họ từng được các đồng đảng "nhất trí" tín nhiệm ở mức gần như tuyệt đối (số phiếu "tín nhiệm cao" đạt tỷ lệ hơn 92%) !
Bởi phải bám sát các quy định về "quy hoạch nhân sự" và "công tác cán bộ", chẳng có gì lạ khi Ban chấp hành trung ương "thống nhất rất cao" trong việc chọn hai cá nhân chỉ đạt số phiếu "tín nhiệm cao" hạng thứ mười để giới thiệu cho Quốc hội bầu làm Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch nước. Vì Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 chọn cách như thế nên Quốc hội cũng vậy. Tháng 10/2023, ở kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa này, 90,85% Đại biểu quốc hội xác định họ dành sự "tín nhiệmcao" cho ông Vương Đình Huệ[10] nhưng sáu tháng sau, đa số nhất trí bãi nhiệm ông Huệ khỏi vị trí Chủ tịch quốc hội. Tương tự, hồi tháng 10/2023, chỉ có 86,07% Đại biểu quốc hội khóa này dành sự "tín nhiệm cao" cho ông Trần Thanh Mẫn nhưng đầu tuần này, 100% Đại biểu quốc hội đồng ý làm theo ý chỉ của Ban chấp hành trung ương đảng – chọn ông Mẫn làm Chủ tịch quốc hội[11].
Tương tự, hồi tháng 10/2023, số phiếu "tín nhiệm cao" mà các Đại biểu quốc hội khóa này dành cho ông Tô Lâm trong vai trò Bộ trưởng Công an chỉ đạt tỷ lệ 68,40% nhưng tuần này, không có ai phản đối ý tưởng của Ban chấp hành trung ương đảng – chọn ông Tô Lâm vừa làm Chủ tịch nước, vừa tiếp tục đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Công an, bất chấp sự kiêm nhiệm ấy vi hiến, rồi chỉ trong vòng một ngày, gần như toàn bộ Đại biểu quốc hội vừa bày tỏ sự tin tưởng ông Tô Lâm xứng đáng làm Chủ tịch nước, vừa cần phải miễn nhiệm ông làm Bộ trưởng Công an [12] bởi Thủ tướng "phát hiện" việc kiêm nhiệm không bảo đảm yêu cầu phải tuân thủ pháp luật[13]. Bất nhất cả trong nhận thức lẫn hành động, trải rộng từ Ban chấp hành trung ương đảng đến Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện khác của "tài tình" và "sáng suốt", góp phần khiến Đảng cộng sản Việt Nam mãi mãi "quang vinh" ?
***
"Thượng" đã thế nên "hạ" không thể khác thế. Trung tuần tháng 12/2023, Hội đồng nhân dân khóa 17 của tỉnh Vĩnh Phúc công bố Nghị quyết số 52, loan báo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với 28 người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh này bầu ra. Theo đó, bà Hoàng Thị Thúy Lan (Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng khóa này, nhân vật đang đảm nhiệm vai trò Bí thư tỉnh kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh) là người dẫn đầu về tỷ lệ phiếu "tín nhiệm cao" (97,78%) [14]. Tuy nhiên chưa đầy ba tháng sau (thượng tuần tháng 3/2024), bà Lan bị tống giam để điều tra vì "nhận hối lộ" [15]. Hội đồng nhân dân khóa 17 của tỉnh Vĩnh Phúc đành phải tổ chức "kỳ họp chuyên đề" để "bãi nhiệm" bà Lan, cho bà Lan "thôi" đảm nhận cả vai trò đại biểu Hội đồng nhân dân lẫn Chủ tịch Hội đồng nhân dân của Vĩnh Phúc[16]. Không chỉ có Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Quốc hội cũng phải làm y hệt như thế đối với bà Lan [17].
Cần lưu ý, đảng đã biết bà Lan như thế nào từ lâu. Cuối năm 2017, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 đã từng xác định Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có hàng loạt "sai phạm, khuyết điểm" trong "lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ", trong "lãnh đạo, chỉ đạo" về "quản lý, sử dụng đất", cũng như "quản lý đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm" dẫn tới "lãng phí, thất thoát ngân sách gây hậu quả nghiêm trọng". Tuy xác định bà Lan phải chịu trách nhiệm nhưng UBKT của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 chỉ yêu cầu bà Lan "kiểm điểm nghiêm túc" [18]. Đó cũng là lý do bà Lan tiếp tục được giới thiệu vào Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, tiếp tục đảm nhiệm vai trò Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, tiếp tục làm đại diện cho dân chúng Vĩnh Phúc tại Quốc hội với vai trò Trưởng đoàn đại biểu của Vĩnh Phúc tại Quốc hội.
Bà Lan vừa tiếp tục công việc, vừa tạo thêm scandal. Đầu năm 2021, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định bổ nhiệm ái nữ của bà Lan – cô Trần Huyền Trang, khi ấy 31 tuổi làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư. Cô Trang vốn là cán bộ đoàn, sau khi thân mẫu trở thành Bí thư tỉnh, cô chuyển sang làm chuyên viên của Sở Kế hoạch và đầu tư rồi được cử sang Singapore học một khóa ngắn hạn, khi trở về cô được bổ nhiệm làm phó một phòng của Sở Kế hoạch và đầu tư, rồi làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư trước khi được đẩy lên làm Phó Giám đốc Sở. Tuy xác định việc bổ nhiệm cô Trang vi phạm đủ thứ nhưng giống như cách đó bốn năm, UBKT của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 chỉ yêu cầu "thu hồi, hủy bỏ các nghị quyết, quyết định không đúng" và "kiểm điểm trách nhiệm" [19].
Có thể thấy, nếu như không có sự dung dưỡng tới mức vô lối, nằm ngoài sự tưởng tượng ấy, bà Lan đã bị xử lý từ năm 2017, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn không thể "chọc Trời, khuấy nước" thêm bảy năm nữa, khiến hậu quả trở thành "đặc biệt nghiêm trọng" và đối tượng gánh chịu toàn bộ hậu quả vẫn chỉ là dân lành.
Không may bà Lan chỉ là một trong vô số ví dụ. Có vô số dữ liệu "chẳng ra làm sao" về những cá nhân giống hệt bà Lan. Gần nhất là trường hợp ông Dương Văn Thái (Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Bắc Giang), ông Trần Đức Quận (Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Lâm Đồng) Nếu Đảng cộng sản Việt Nam không tự xếp vào loại "quang vinh", không thể có những chuyện như đã biết và đang thấy !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/05/2024
Chú thích
[2] https://daibieunhandan.vn/chinh-tri/khai-mac-trong-the-ky-hop-thu-bay-quoc-hoi-khoa-xv-i372257/
[5] https://baotiengdan.com/2024/05/20/du-am-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-13/
[11] https://plo.vn/100-dai-bieu-co-mat-bau-ong-tran-thanh-man-lam-chu-tich-quoc-hoi-post791405.html
[14] https://congly.vn/ket-qua-phieu-tin-nhiem-nguoi-giu-chuc-vu-do-hdnd-tinh-vinh-phuc-bau-409710.html
[15] https://nld.com.vn/bi-thu-tinh-uy-tinh-vinh-phuc-hoang-thuy-loan-bi-bat-196240308103734262.htm
[18] https://vietnamnet.vn/bi-thu-chu-tich-vinh-phuc-bi-yeu-cau-kiem-diem-nghiem-tuc-410917.html
Phần 1
Nghị quyết về "tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" hồi tháng 5/2018 không chỉ phô bày...
Cam kết của ông Bùi Thanh Sơn (Ngoại trưởng Việt Nam) : Việc thay đổi Chủ tịch Nhà nước sẽ không gây ra bất kỳ xáo trộn nào về đường lối đối ngoại và chính sách kinh tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cam kết của ông Bùi Thanh Sơn (Ngoại trưởng Việt Nam) : Việc thay đổi Chủ tịch nước sẽ không gây ra bất kỳ xáo trộn nào về đường lối đối ngoại và chính sách kinh tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1], chính là ví dụ mới nhất minh họa cho chủ trương sắp đặt nhân sự, không phải thân hữu thì cũng là "con ông, cháu cha" (các cá nhân từng được ví von như"hồng phúc dân tộc") làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không những chỉ tạo ra đại họa mà còn đặt xứ sở, dân tộc trước những ẩn họa khó lường khác từ "quy hoạch nhân sự" !
Nghiêm túc thực thi tôn chỉ "của dân, do dân, vì dân", thực sự tôn trọng "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", để dân chúng toàn quyền lựa chọn nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, không đề ra và khăng khăng giành giữ"quy hoạch nhân sự" nhằm duy trì độc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối thì sẽ không có chuyện trong vòng một năm phải đổi hai Chủ tịch nước, hai cá nhân vốn được xem là "tinh hoa" bỗng nhiên đột tử về mặt chính trị và từ trên xuống dưới, từ trái sang phải ấp úng trấn an cả đồng chí, đồng bào lẫn ngoại nhân về "ổn định chính trị" ở Việt Nam !
***
Chuyện Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tụ tập bất thường để xem xét và "nhất trí" cho ông Võ Văn Thưởng "xin thôi" các chức vụ trong đảng (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng), trong hệ thống công quyền (Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh) [2], sau đó tới lượt Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tu tập bất thường để bỏ phiếu miễn nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước và Đại biểu quốc hội của ông Thưởng [3] tiếp tục khẳng định, "công tác cán bộ - khâu then chốt của công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị" chỉ làtrò hề.
Trong ba năm vừa qua, trò hề ấy chính là nguyên nhân khiến Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 và Quốc hội khóa 15 cùng phải tụ tập bất thường, mỗi bên tới sáu lần nhằm giải quyết hậu quả của "quy hoạch nhân sự". Tuy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam bảo đó là các"phiên họp bất thường" nhưng nếu xem xét một cách sòng phẳng về mục tiêu, cách thức tổ chức và tính chất của các "phiên họp bất thường" này thì rõ ràng các "phiên họp bất thường" đó chỉ làtụ tập để hợp lý hóa, hợp pháp hóa phương thức đối phó với nan đề về nhân sự do "quy hoạch nhân sự" tạo ra !
Sau 20 năm giành giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối ở miền Bắc Việt Nam và thêm gần năm thập niên sử dụng đủ mọi chiêu, trò để tiếp tục giành giữ quyền này trên toàn Việt Nam, bất chấp vô số hậu quả về đủ mọi mặt, giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn lập kế để trao, truyền quyền lực cho con, cháu của họ. Nghị quyết số 26-NQ/TW ban hành hồi tháng 5/2018 sau khi Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 tổ chức hội nghị lần thứ bảy nhằm biến tham vọng đó thành "đường lối" và là nền tảng xây dựng "chính sách" [4].
Theo đó, "đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược" phải được xây dựng theo hướng "cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới" và nghị quyết vừa kể mở đường cho "giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau" !
Ông Võ Văn Thưởng được xem là nhân vật đầu tiên – đại diện cho "lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau" – đảm nhận vai trò lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên cuộc tụ tập bất thường của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 cách nay một tuần cho thấy, ông Thưởng vẫn không phải là ngoại lệ tích cực. Dù đã được "đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau", thế hệ "con ông, cháu cha" vẫn thế - chỉ tiếp tục gieo thêm họa !
Nghị quyết số 26-NQ/TW giải đáp một cách rõ ràng, cụ thể tại sao các cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương thi nhau gửi quý tử, ái nữ đi du học dưới đủ mọi hình thức, tại sao những quý tử, ái nữ ấy hăm hở hồi hương và ngay sau đó được tuyển dụng, sắp đặt làm viên chức và sớm trở thành"người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm công tác tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" !
Nghị quyết về "tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" hồi tháng 5/2018 không chỉ phô bày bản chất của cái gọi là "dân chủ xã hội chủ nghĩa" mà còn cho thấy tâm địa của những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Thụ hưởng đủ lọai lợi ích từ hệ thống vận hành theo kiểu như thế, việc được "đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau" và cọ xát với các xã hội đề cao dân chủ, thượng tôn nhân quyền dường như chỉ khiến các quý tử, ái nữ là "con ông, cháu cha" kiên định hơn với toàn trị.
Sự trung thành với toàn trị của những cá nhân là "con ông, cháu cha" được "đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau" không đơn thuần vì toàn trị loại trừ việc phải nỗ lực không ngưng nghỉ, bảo đảm sự trường tồn của quyền lực mà toàn trị còn tạo điều kiện "thăng tiến thần tốc", giúp "ăn trên, ngồi trốc", dễ dàng "vinh thân phì gia", đồng thời hứa hẹn có thể chuyển giao danh, lợi cho nhiềuđời nữa. Đó cũng là lý do tiến trình "chuyển giao quyền lực" cho thế hệ cán bộ "trưởng thành trong hòa bình" liên tục phát sinh scandal...
************************
Phần 2
Cho dù là tâm một trận bão dư luận, bà Trang chỉ "tạm lui", Nghị quyết số 26-NQ/TW vẫn còn giá trị, thiên hạ phán đoán bà chỉ cần nhẫn nại "kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới" thêm một thời gian.
Sáng ngày 28/10/2019, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW" với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học. Ảnh minh họa Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Nếu chịu khó dành một chút thời gian xem qua tiểu sử ông Võ Văn Thưởng [5] ắt sẽ thấy "sự nghiệp" của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chuỗi những vị trí, chức vụ được sắp đặt để "tuần tự nhi tiến" đến đỉnh quyền lực.
Đầu tiên là cán bộ rồi là Phó ban, Trưởng ban, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư của Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn kiêm thêm vai trò Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp hành và Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy 12 Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ sau 13 năm (1993 – 2006), ông Thưởng đã có thể đặt cả hai chân vào thượng tầng của hệ thống chính trị : Ủy viên dự khuyết của Ban chấp hành trung ương đảng kiêm Bí thư Thường trực, rồi Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Đại biểu Quốc hội. Kể từ đó bước lên những bậc cao hơn : Ủy viên chính thức của Ban chấp hành Trung ương đảng, Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh, rồi trở thành thành viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và được chọn làm Chủ tịch nước !
Những người tham gia vào việc lựa chọn, sắp đặt "con ông, cháu cha" như ông Thưởng làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương và những cá nhân được ví von là "hồng phúc dân tộc" như ông Thưởng đã cùng nhau soạn thảo và ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (tháng 5/2018) nhằm "tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" [6]. Theo nghị quyết này "đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược" phải được xây dựng theo hướng "cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới" và Nghị quyết số 26-NQ/TW chính thức khởi động"giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau" !
Sở dĩ Nghị quyết số 26-NQ/TW xuất hiện và song hành với những tuyên bố đề cao "tôn trọng khác biệt", những chính sách về "chiêu hiền, đãi sĩ", vì đó là nền tảng nhằm bảo đảm "con ông, cháu cha" tiếp tục nắm giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam và ông Thưởng chính là ví dụ cụ thể, rõ ràng nhất về tâm địa của giới lãnh đạo thể chế chính trị tại Việt Nam. Hiền tài thuần túy nào "có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm công tác tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" theo đúng tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW như ông Thưởng để cạnh tranh với ông Thưởng nhằm đảm nhận các trọng trách như ông Thưởng ? "Dân chủ xã hội chủ nghĩa" tạo điều kiện cho những thứ như Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời và tiếp tục chi phối cả hiện tại lẫn tương lai của xứ sở, dân tộc, biến Việt Nam thành nơi của "con ông, cháu cha", do "con ông, cháu cha" khiển dụng, vì "con ông, cháu cha" theo hướng" cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau".
Tuy nhiên mọi thứ đều có mặt trái, Nghị quyết số 26-NQ/TW cũng thế...
***
Dựa vào nghị quyết vừa kể, những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền địa phương đã khai thác tận tình chủ trương "tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" theo tiêu chí "cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới".
Không có Nghị quyết số 26-NQ/TW sẽ không có chuyện chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc chọn, bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, ái nữ của bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Vĩnh Phúc) làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh. Sau khi du học ở Trung Quốc trở về, bà Trang được tuyển vào làm chuyên viên của Thành đoàn thành phố Vĩnh Yên (2013). Năm sau (2014) trở thành Phó Bí thư Thành đoàn Vĩnh Yên. Năm 2016 chuyển sang Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc làm chuyên viên. Năm sau nữa (2017), bà Trang được Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cử đi Singapore tu nghiệp về quản lý tài chính. Về nước (2018) bà Trang được bổ nhiệm làm phó một phòng tại Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, kế đó được chọn làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc lúc 31 tuổi [7]… Bởi "công tác cán bộ" được xây dựng dựa trên Nghị quyết số 26-NQ/TW, việc lựa chọn, bổ nhiệm bà Trang được khẳng định là "đúng quy trình" [8], chuyện "thu hồi quyết định bổ nhiệm" chỉ nhằm "giải đ ộc dư luận", thân mẫu bà Trang hoàn toàn vô sự [9] !
Cho dù là tâm một trận bão dư luận, bà Trang chỉ "tạm lui", Nghị quyết số 26-NQ/TW vẫn còn giá trị, thiên hạ phán đoán bà chỉ cần nhẫn nại "kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới" thêm một thời gian. Gần đây, thiên hạ mới dám dự đoán "sự nghiệp chính trị" của bà Trang có thể sẽ dang dở vì thân mẫu của bà vừa bị bắt do "nhận hối lộ" [10]. Tuy nhiên đó chỉ là dự đoán ! Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, không thể dùng lý để đánh giá, nhận định về "công tác cán bộ". Nhờ là "con ông, cháu cha" (ái nữ một Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng đảm nhận vai trò Bộ trưởng Tài chính từ 1987 đến 1992), thân mẫu bà Trang thôi làm giáo viên trung học cơ sở để tham gia công tác đoàn rồi chuyển sang công tác đảng rồi thành quan đầu tỉnh. Bất kể hàng loạt scandal, trong đó có chuyện sắp đặt ái nữ lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, cuối năm ngoái, trong đợt lấy phiếu tín nhiệm, thân mẫu bà Trang là người dẫn đầu về tỷ lệ được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tặng phiếu "tín nhiệm cao" (97,87%). Hai tháng sau thân mẫ u bà bị tống giam [11].
Bà Trang chỉ là một trong hàng loạt "hồng phúc dân tộc" bỗng nhiên bạc phúc như thế...
************************
Phần 3
Trong thực tế, xứ sở hỗn loạn thế nào, dân chúng lầm than ra sao không phải là vấn đề mà thế hệ "con ông cháu cha" đã "trưởng thành trong hòa bình" cần bận tâm !
Phát biểu khai giảng Lớp bồi dưỡng ngày 06/02/2023, ông Võ Văn Thưởng -Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư- khẳng định, Đảng ta xác định, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trước khi bà Trần Huyền Trang (ái nữ của một Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng đang đảm nhận vai trò Bí thư Tỉnh ủy) được lựa chọn, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, đã có hàng loạt cá nhân "thăng tiến thần tốc" với thân thế tương tự, theo con đường tương tự...
Gần nhất là trường hợp ông Nguyễn Nhân Chinh, người tốt nghiệp chuyên ngành Cờ Vua của Đại học Thể dục Thể thao, khởi đầu sự nghiệp chính trị bằng con đường tình nguyện làm cán bộ đoàn để tích lũy các tiêu chuẩn, điều kiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW (Bí thư Tỉnh đoàn, Tỉnh ủy viên, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh ủy Bắc Ninh – nơi được đặt dưới quyền chỉ đạo, điều hành của thân phụ ông - nhất trí chỉ định ông làm Bí thư thành phố Bắc Ninh ! Vụ chỉ định ông Chinh làm Bí thư thành phố Bắc Ninh cũng gây ra một trận bão dư luận và để "giải độc dư luận", chính quyền tỉnh Bắc Ninh tiếp tục nhất trí, điều động ông Chinh sang làm Phó Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội[12]. Giống như bà Trang, ông Chinh chỉ tạm lui. Tiền đồ chính trị của "con ông, cháu cha" được Nghị quyết số 26-NQ/TW bảo đảm bởi yêu cầu "cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới". Với yêu cầu như thế, bi ết nhẫn nại thì "cờ" ắt đến tay !
Trên thực tế, chỉ sáu tháng sau khi đảm nhận vai trò Phó Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội Bắc Ninh, ông Chinh đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội Bắc Ninh, vì giám đốc đương nhiệm nghỉ hưu, lập kỷ lục nửa năm "kinh qua" ba "vị trí chủ chốt"[13]. Song, cũng như bà Trang, "sự nghiệp chính trị" của ông Chinh có thể sẽ dang dở bởi ông Nguyễn Nhân Chiến, thân phụ ông cũng vừa bị bắt vì "nhận hối lộ" như thân mẫu bà Trang[14]. Giống như trước kia, công cuộc chuyển giao quyền lực cho"lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bìnhvà được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau" không phụ thuộc vào tài, đức của đương sự. "Sự nghiệp chính trị" của các cá nhân là "con ông, cháu cha" phụ thuộc hoàn toàn vào thế lực của gia đình mà thế lực của gia đình thì phụ thuộc vào thế lực của phe nhóm trong Đảng cộng sản Việt Nam - tổ chức mà các thành viên vừa nhất trí phải duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam, vừa không từ bất kỳ thủ đoạn nào để khống chế nội bộ !
Có thể chọn Nguyễn Bá Cảnh và Nguyễn Xuân Anh hai cá nhân thuộc nhóm "con ông, cháu cha" làm ví dụ minh họa. Ông Nguyễn Bá Cảnh là quý tử của ông Nguyễn Bá Thanh. Thân phụ của ông Cảnh là Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, đảm nhận vai trò Chủ tịch, rồi Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Nẵng, sau đó là Trưởng Ban Nội chính của Ban chấp hành trung ương đảng kiêm Phó Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Giống như những cá nhân được ví von là "hồng phúc dân tộc", ông Cảnh tham gia công tác đoàn và chỉ trong một thời gian ngắn được tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản tín nhiệm cử làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng. Bốn năm sau khi ông Thanh đột tử (2015), thuộc hạ bị tiễu trừ vì từng thừa lệnh ông Thanh gây ra hàng loạt đại án, ông Cảnh Thành ủy viên, Phó Ban Dân vận của Thành ủy Đà Nẵng bị tước bỏ tất cả chức vụ vì "vi phạm luật hôn nhân gia đình" [15].
Giống như ông Cảnh – cũng ở Đà Nẵng và cũng là "con ông, cháu cha" (quý tử của ông Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành trung ương đảng, Trưởng Ban Tổ chức của Ban chấp hành trung ương đảng) - sau khi đột ngột thôi làm phóng viên, ông Nguyễn Xuân Anh lập tức trở thành Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, 18 tháng sau được chọn làm Phó Chủ tịch quận, năm sau chuyển thành Phó Bí thư quận, thêm bốn tháng thì trở thành Bí thư quận, rồi là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương đảng, được sắp đặt làm Phó Chủ tịch, Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Đà Nẵng. Năm 2016, sau khi trở thành Ủy viên chính thức của Ban chấp hành trung ương đảng, ông Anh trở thành một trong hai Bí thư cấp tỉnh, thành trẻ nhất Việt Nam (nhân vật còn lại là ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Kiên Giang – cũng là "con ông, cháu cha", quý tử của ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Việt Nam). Tuy nhiên do thế, lực gia đình suy giảm, một năm sau, ông Anh bị tước sạch mọi thứ chức vụ vì đủ th ứ sai phạm đã có từ lâu và đảng của ông đột nhiên muốn làm rõ[16].
***
Nếu Nghị quyết số 26-NQ/TW tạo điều kiện cho "con ông, cháu cha" đạt được cái gọi là "thăng tiến thần tốc" thì nghị quyết này cũng là nguyên nhân giáng họa xuống chính họ. Theo tinh thần nghị quyết vừa đề cập, ông Võ Văn Thưởng là một trong số vài "cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên" đã "kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới" để có thể trở thành lãnh đạo tối cao của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam. Tháng 10 năm ngoái, Ban chấp hành trung ương đảng nhiệm kỳ này bắt đầu thảo luận về "quy hoạch nhân sự" cho nhiệm kỳ tới[17] và sau đó chỉ nửa năm, "sinh mạng chính trị" của ông Thưởng - ứng cử viên hàng đầu của chức vụ Tổng bí thư – bị kết liễu vì những vi phạm cách nay khoảng chục năm[18], những vi phạm vốn nhiều người biết nhưng đảng chẳng thèm ngó tới ! Bất kể hậu họa đối với xứ sở và dân tộc thế nào, các phần tử "tinh hoa" trong Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ tiếp tục sử dụng Nghị quyết số 26-NQ/TW làm thang cho mình và làm thòng l ọng treo cổ đối thủ chính trị.
Ông Thưởng đã "hi sanh" như nhiều cá nhân là "con ông, cháu cha" từng "hi sanh" do gia đình, gia tộc của họ thất thế nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn thế. Không chỉ đang có mà các hệ thống này sẽ còn tạo ra nhiều cá nhân như ông Thưởng. Cứ lấy tiểu sử của ông Thưởng so với tiểu sử của ông Nguyễn Minh Triết - người mà hệ thống Đoàn Thanh niên cộng sản gọi là "anh" sẽ thấy đó là một bản sao. "Anh" Triết rời Việt Nam đến Anh Quốc du học lúc mới 16 tuổi. Tám năm sau (2012), vừa quay về Việt Nam "anh" đã được Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh mời làm "chuyên viên" và chỉ trong vòng hai năm, "chuyên viên" Triết đã được chọn làm "Phó Giám đốc", rồi "Giám đốc" của Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam, sau đó được bầu làm "Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đoàn", giữ vai trò "Phó Ban Thanh niên Trường học của Ban chấp hành trung ương Đoàn". Hai năm tiếp theo (2014-2016) "anh" Triết về Bình Định làm "Phó Bí thư Tỉnh đoàn", rồi "Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định" và được bầu làm "Ủy viên" của Tỉnh ủy Bình Định.
Giống như khi vừa về Việt Nam (ở Hà Nội hai năm), "anh" Triết chỉ luân chuyển về Bình Định hai năm rồi lộn ra Hà Nội bởi đã đủ điều kiện để tham gia "Ban Thường vụ Trung ương Đoàn", đảm nhiệm vai trò "Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam". "Anh" Triết đã tiếp tục bước tới làm "Bí thư Trung ương Đoàn", "Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam" [19]. Giờ, "anh" Triết đã hội đủ tiêu chuẩn để sẵn sàng tham gia Ban chấp hành trung ương đảng, lãnh đạo một địa phương, một bộ hay một ngành nào đó. Bào huynh của "anh" Triết - "anh" Nguyễn Thanh Nghị cũng y hệt như vậy. Thân phụ của hai anh – ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Việt Nam – tài ra sao, đức thế nào có lẽ khỏi bàn vì ai cũng biết nhưng bất kể thế nào thì có lẽ các "anh" cũng sẽ là như thế, đã được dán nhãn "hồng phúc dân tộc" thì không thể khác thế, còn trong thực tế, xứ sở hỗn loạn thế nào, dân chúng lầm than ra sao không phải là vấn đề mà thế hệ "con ông cháu cha" đã "trưởng thành trong hòa bình" cần bận t âm !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 31/03/2024
Chú thích
[2] https://vnexpress.net/trung-uong-dong-y-ong-vo-van-thuong-thoi-chuc-chu-tich-nuoc-4722542.html
[12] https://vnexpress.net/ong-nguyen-nhan-chinh-lam-giam-doc-so-lao-dong-thuong-binh-xa-hoi-4216355.html
[16] https://znews.vn/ong-xuan-anh-bi-cach-chuc-bi-thu-da-nang-thoi-uy-vien-trung-uong-post785289.html
[19] https://www.tuyengiao.vn/anh-nguyen-minh-triet-lam-chu-tich-hoi-sinh-vien-viet-nam-khoa-xi-152274
Ông Lê Quang Thưởng, cựu Phó Ban Tổ chức của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và ông Thang Văn Phúc, cựu Thứ trưởng Nội vụ của chính phủ Việt Nam vừa thay mặt đảng, chính phủ giải thích tại sao, đảng và chính phủ điều động hàng loạt Bí thư các tỉnh về nắm giữ những vị trí chủ chốt trong chính phủ - chuẩn bị cho nội các mới.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nghị - con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bổ nhiệm quay lại giữ chức thứ trưởng Bộ Giao thông theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đưa ra hôm 6/10/2020. (Ảnh chụp màn hình Báo Giao thông)
***
Tính đến giờ này, có năm bí thư của năm tỉnh : Kiên Giang, Điện Biên, Đồng Tháp, Quảng Trị, Yên Bái được chính phủ rút về lãnh đạo một số bộ trước khi các tỉnh này tổ chức đại hội đảng. Gần nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư Kiên Giang) được điều động về làm Thứ trưởng Xây dựng. Ông Trần Văn Sơn (Bí thư Điện Biện) được điều động về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (chức vụ tương đương Thứ trưởng).
Trước nữa, ông Lê Minh Hoan (Bí thư Đồng Tháp) được lệnh thôi làm Bí thư tỉnh và được điều động về làm Thứ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ông Nguyễn Văn Hùng (Bí thư Quảng Trị) cũng được lệnh thôi làm Bí thư tỉnh và được điều động về làm Thứ trưởng Văn hóa thể thao và du lịch. Tương tự, bà Phạm Thị Thanh Trà (Bí thư Yên Bái) được điều động về làm Thứ trưởng Nội vụ.
Trả lời báo giới, ông Thưởng khẳng định :Đó là chuyện bình thường trong công tác cán bộ. Có ba phương án dành cho một Bí thư tỉnh hết nhiệm kỳ : hoặc sẽ làm tiếp, hoặc điều động đảm nhiệm vai trò khác, hoặc nghỉ hưu. Gần đây, những người không đủ tuổi tái cử thường được điều động đảm nhiệm công việc khác vì cho họ nghỉ hưu ngay sẽ lãng phí nguồn nhân lực tốt.
Ông Phúc cũng nhận định y hệt như thế và nhấn mạnh :Đó là cách để sử dụng hiệu quả những cán bộ trong quy hoạch, đã trưởng thành, có kinh nghiệm thực tiễn. Nếu không tận dụng sẽ là sự lãng phí rất lớn, thậm chí có thể là thiệt thòi cho đảng và nhà nước. Với người có kinh nghiệm, kiến thức lại không có điều tiếng gì thì… cống hiến được thêm một ngày cũng tốt vì không thể có ngay một đội ngũ cán bộ trẻ mà dày dạn kinh nghiệm. Đó cũng là lý do cơ cấu Ban chấp hành trung ương nhiệm kỳ tới được thiết kế ba độ tuổi(1)…
***
Điểm đầu tiên phải lưu ý là trên danh nghĩa, cả năm Bí thư tỉnh vừa được điều động đều là những cá nhân đang đứng đầu các cơ quan đại diện cho "nguyện vọng, ý chí" của dân chúng địa phương tại Hội đồng nhân dân (Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh) và Quốc hội (Trưởng Đoàn Đại biểu của tỉnh tại Quốc hội). Điều động như thế khác gì ngoảnh mặt với "nguyện vọng, ý chí" của nhân dân và xác nhận bầu cử tại Việt Nam là trò hề ?
Điểm thứ hai, tại sao phải "thiết kế ba độ tuổi" để rồi vừa phải biện giải về "trường hợp đặc biệt do quá tuổi", vừa loay hoay tính toán tận dụng những cá nhânđã trưởng thành, có kinh nghiệm thực tiễn nhằmtránh… lãng phí, thiệt thòi cho đảng, nhà nước ? Nếu xemkinh nghiệm, kiến thức, không có điều tiếng gì là đáng quý thì "thiết kế ba độ tuổi" rõ ràng là… khuyến khích gian lận tuổi, như đã từng thấy !
Điểm thứ ba, nhân tài ở Việt Nam quý và hiếm đến mức phải tận dụng như thế sao ? Trong năm Bí thư tỉnh vừa được điều động sang nhận công tác mới ở nội các và sẽ là những lãnh đạo chủ chốt của nội các mới, trừ ông Lê Minh Hoan chưa thấy điều tiếng, bốn cá nhân còn lại đều chẳng lạ gì với công chúng vì từng trực tiếp hoặc gián tiếp dính… chàm.
Dẫn đầu bốn người này là bà Phạm Thị Thanh Trà – chi ruột ông Phạm Sĩ Quý, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, nhân vật cách nay ba năm từng làm dư luận rúng động vì nhờ… bện chổi và… thừa kếmà sở hữu một quần thể biệt thự nguy nga có diện tích hàng chục ngàn mét vuông ở trung tâm thành phố Yên Bái. Chưa kể nhà – đất ở nhiều nơi khác, kể cả Hà Nội...
Dẫu vi phạm hàng loạt qui định về đất đai và xây dựng, ông Quý chỉ đóng 500 triệu tiền phạt và được hợp thức hóa các sai phạm. Tuy vi phạm đủ thứ, đặc biệt là vi phạm Luật Phòng – chống tham nhũng nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Trà, Yên Bái chỉ cách chức Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường rồi điều động ông Quý sang Hội đồng nhân dân tỉnh làm… Phó Văn phòng (2). Vì sao chính phủ nhiệm kỳ tới cần một người như bà Trà làm Thứ trưởng Nội vụ ?
Tương tự, vì sao lại chọn ông Nguyễn Văn Hùng – nhân vật vẫn được xem như thủ lĩnh phe Vĩnh Linh trong cuộc đối đầu với phe Gio Linh nhằm kiểm soát Quảng Trị(3), từng nổi tiếng khi để nữ Bí thư huyện Hướng Hóa vốn đã bị cách chức và chuyển qua làm Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh nhưng tiếp tục đứng ra tổ chức "bỏ phiếu tín nhiệm" và ban hành Chương trình Công tác trọng tâm của Ban Thường vụ huyện Hướng Hóa (4) – gần như cả đời chỉ làm công tác đảng đảm nhận vai trò Thứ trưởng Văn hóa thể thao và du lịch ?
Trường hợp ông Trần Văn Sơn, Bí thư Điện Biên được chọn làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm người ta nhớ tới Trịnh Xuân Thanh ! Ông Sơn từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng. Dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh chẳng lạ gì doanh nghiệp nhà nước từng là nhà thầu bị cắt hợp đồng xậy dựng công trình Nhiêu Lộc – Thị Nghè vào năm 2008 này vì thi công luộm thuộm, nhếch nhác, vi phạm tiến độ (5)…
Cho đến giờ này, nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao năm 2009, ông Sơn lại được chọn làm Thứ trưởng Xây dựng dù Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng nổi như cồn do kinh doanh cẩu thả, bê bối, liên tục vi phạm các hợp đồng thi công và thua lỗ trầm trọng. Năm 2014, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đẳng chuyển thành công ty cổ phần nhưng vì nợ phải trả chiếm đến 90% tổng giá trị tài sản nên cổ phiếu không ai thèm mua (6). Riêng ông Sơn thì được… luân chuyển từ Bộ Xây dựng về làm Phó Bí thư (7) rồi Bí thư tỉnh Điện Biên và nay, căn cứ theo lối giải thích của ông Thưởng, ông Phúc thì ông Sơn là nhân lực tốt, để ông về vườn sẽthiệt thòi cho đảng, nhà nước !
Trường hợp cuối cùng ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư tỉnh Kiên Giang, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng). Ông Nghị là người duy nhất trong số năm Bí thư tỉnh vừa bị ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đề nghị xem xét kỷ luật vì liên đới về trách nhiệm đối vớicác sai phạm trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường ở Kiên Giang từ năm 2011 đến năm 2017, gây thất thoát hơn 2.300 tỉ đồng (8).
Ông Nghị cũng là người duy nhất sau khi luân chuyển được điều động làm công việc cũ (Thứ trưởng Xây dựng) . Tỉnh ủy Kiên Giang cũng là nơi duy nhất cho biết chưa được thông báo về việc điều động ông Nghị ra Hà Nội và chỉ biết tin qua… báo chí (9) ! Điều đó cho thấy, sắp đặt nhân sự lãnh đạo đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ không chỉ tùy tiện mà còn hết sức khó hiểu, đáng ngờ, dẫu cho giới lãnh đạo đảng không ngừng trấn an rằng lựa chọn, sắp đặt nhân sự là mới, thận trọng, chặt chẽ(10)...
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/10/2020
Chú thích
(2) https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-so-tai-nguyen-yen-bai-chuyen-cong-tac-ve-ha-noi-3870781.html
(3) https://www.facebook.com/ngocbaochau7979/posts/1856735867708299/
(6) https://baodauthau.vn/xay-dung-bach-dang-co-gi-truoc-dot-thoai-von-post51100.html
(10) https://plo.vn/thoi-su/tong-quan-cong-tac-nhan-su-dai-hoi-dang-lan-thu-xiii-941964.html
Thay vì tự kiểm, tự xử lý và loại bỏ cái gọi là "quy hoạch nhân sự" trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vẫn xem "quy hoạch nhân sự" là then chốt đối với bộ máy lãnh đạo đảng ở tất cả các cấp trong nhiệm kỳ thứ 13 (2021 – 2025).
Cán bộ cấp chiến lược là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng - Hơn 200 nhân sự được giới thiệu vào quy hoạch Trung ương khoá XIII
***
Qua Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, kiêm Phó ban thường trực của Ban Tổ chức Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, vừa mới khẳng định với công chúng : Đảng tiếp tục lựa chọn, sắp đặt tòan bộ nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở tất cả các cấp !
Ngay cả trong nội bộ đảng, việc lựa chọn nhân sự lãnh đạo tổ chức đảng ở tất cả các cấp cũng vẫn do giới lãnh đạo trong đảng sắp đặt nên ông Bình thản nhiên nhấn mạnh, việc lựa chọn này "phải gắn kết chặt chẽ với công tác chuẩn bị nhân sự các cơ quan nhà nước ở các cấp nhiệm kỳ 2021-2026" (1).
Nói cách khác, đối với nhân sự lãnh đạo trong nội bộ đảng, ngay cả đảng viên cũng chỉ là đối tượng được cử ra, gửi đến để góp mặt cho đông vui, việc tổ chức đại hội đảng bộ ở tất cả các cấp nhằm chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 (dự trù sẽ diễn ra vào năm 2021) vẫn sẽ là những vở kịch diễn ra theo đúng kịch bản đã soạn.
Sau đại hội đảng 13, các cuộc bầu cử (hội đồng nhân dân - HĐND, quốc hội) sẽ tổ chức cho toàn dân vào năm tới cũng theo kiểu y hệt như thế. Rồi những cá nhân được "quy hoạch" làm đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội sẽ chọn các viên chức lãnh đạo HĐND và chính quyền địa phương, lãnh đạo quốc hội, nhà nước và chính phủ theo đúng ý đảng !
***
Giống như nhiều đồng chí đồng đảng, khi đề cập đến "quy hoạch nhân sự", ông Bình tiếp tục khẳng định, những cá nhân mà đảng lựa chọn, sắp đặt làm "lãnh đạo các cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 và lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ là những người tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới".
Cần lưu ý cách nay năm năm (2015), trước thềm đại hội đảng 12 (2016 – 2020), giới lãnh đạo đảng từng khẳng định y hệt như thế ! Tháng 5 năm 2015, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 11 phát hành một thông cáo về "Phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12". Lúc ấy, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 11 khẳng định, kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành trung ương những người có một trong các khuyết điểm như :
Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của đảng.
Tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình.
Để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị.
Không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm.
Ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức.
Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc.
Bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.
Có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay (2).
Thực tế thì sao ? Giữa tháng trước, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng - Chống tham nhũng, loan báo : Từ đầu nhiệm kỳ của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 đến nay, đảng đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương đảng quản lý, trong đó có hai Ủy viên Bộ Chính trị, 19 Uỷ viên hoặc cựu Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (3).
Cho đến giờ, giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chỉ xem việc kỷ luật các Ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ viên hoặc cựu Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và những cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương đảng quản lý là… thành tích ! Bao giờ đảng mới thừa nhận, chính "quy hoạch nhân sự" và độc diễn trong lựa chọn, sắp đặt nhân sự đã tạo ra lạm quyền, tham nhũng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài ?
Nếu không có "quy hoạch nhân sự" làm gì có chuyện ông Đinh La Thăng, ông Hoàng Trung Hải trở thành Ủy viên Bộ Chính trị dù từng phạm hàng loạt lỗi lầm nghiêm trọng ? Không độc diễn trong lựa chọn, sắp đặt nhân sự, chắc chắn đảng không phải làm "điều chưa từng có" – trong một nhiệm kỳ, kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương đảng quản lý.
Chẳng lẽ đảng vô can khi lựa chọn – sắp đặt những người như ông Thăng, ông Hải,… vào các vị trí nắm giữ vận mệnh dân tộc, điều hành quốc gia ? Đảng tạo ra vô số "quái vật" hủy diệt nội lực quốc gia, nhấn xứ sở lún sâu thêm trong nghèo đói, nợ nần, tại sao phải ghi công, hàm ơn, thậm chỉ phải tin yêu khi đảng dọn dẹp một số "quái vật" ?
***
Trước thềm đại hội đảng 13, giống như các đồng chí đồng đảng, ông Bình tiếp tục lập lại luận điệu cách nay năm năm : Kiên quyết không để lọt những cán bộ kém phẩm chất, yếu năng lực và uy tín thấp vào cấp ủy các cấp nhưng cũng không để sót cán bộ có đức, có tài tham gia cấp ủy các cấp.
Giống như các đồng chí đồng đảng, ông Bình đòi phải : Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những hoạt động chống phá công tác nhân sự của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, nhất là việc chống phá từ trong nội bộ. Nếu đảng cứ luẩn quẩn, loanh quanh như thế cả trong nhận thức lẫn hành xử về "công tác nhân sự" thì dựa vào đâu để tin rằng sau cơn mưa trời sẽ sáng ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 29/01/2020
Chú thích
(1) https://www.vietnamplus.vn/mo-rong-nguon-gioi-thieu-nhan-su-cho-dai-hoi-dang-cac-cap/620061.vnp
(3) http://danviet.vn/tin-tuc/da-co-2-uy-vien-bo-chinh-tri-22-sy-quan-cap-tuong-bi-ky-luat-1050297.html