Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong suốt hai năm qua, mt nhân vt đc bit thu hút s chú ý ca công lun M và quc tế. Kín đáo đến mc có th được coi nhưn, Robert Mueller được trao chc v công t viên đc bit đ giám sát cuc điu tra v nghi án Nga can thip vào cuc bu cử Tổng thng M năm 2016. Theo hc lut ti Đi hc Virginia, bn thân là mt người ng h Đng Cng hoà, ông Mueller ni tiếng là mt người chính trc, đc lp và không b bt c phe phái nào chi phi. Ông tng đng đu Cơ quan Điu tra Liên Bang Hoa Kỳ -FBI, phục v dưới quyn các v Tng thng thuc c hai chính đng ln ca M, Cng hòa và Dân ch. VOA-Vit ng phác ha chân dung ca công t viên Mueller, nhân dp ông t nhim sau khi hoàn tt báo cáo gi lên B Tư pháp Hoa Kỳ.

mueller1

Công tố viên Đc bit Robert Mueller phát biu v cuc điu tra vào nghi án Nga can thip vào cuc bu c Tổng thống M 2016 ti th đô Washington, hôm 29/5/2019. REUTERS/Jim Bourg

Hầu như ai cũng công nhn ông Robert Mueller là một người chính trc, không th b mua chuc, và bt chp nhng li ch trích mang đng cơ chính tr, không ai thc s tranh cãi v uy tín cá nhân ca ông, và nhng thành tích ca ông trong tư cách mt người đã tng cm súng chiến đu cho đất nước, và cng hiến cuc đi còn li cho công v. Vic ông chiếm được lòng kính trng ca hu hết mi người, không phân bit đng phái chính tr, là mt thành tích đáng n trong mt xã hi M nhiu chia r dưới ‘thi đi Trump’, và bt chp báo cáo của công t viên đc bit vn tiếp tc gây chia r và tranh cãi.

Ông Mueller là ai ?

mueller2

Robert Mueller, trong cương v Giám đc FBI, điu trn trước y ban Tư pháp H vin Hla Kỳ ti Đin Capitol Washington, ngày 13/6/2013.

Câu hỏi đó đã được thường xuyên đt ra t khi ông Mueller được b nhim làm công t viên đc bit, giám sát cuộc điu tra v s can thip ca Nga vào cuc bu c Tng thng M 2016, và liu chiến dch vn đng tranh c ca ông Trump có thông đng vi phía Nga hay không ?

Được Tng thng Đng Cng hòa George W. Bush b nhim vào chc v Giám đốc FBI 1 tun trước khi xảy ra các cuc tn công khng b ngày 11/9/2001, trong cương v này, ông Mueller là "mt trong nhng nhân vt ch cht đã giúp cho nước M được an toàn sau biến c 11/9/2001", theo tp chí UVA Lawyer.

Ông cải cách toàn din cơ quan FBI t mt t chc điu tra nhng ti ác đã din ra, thành mt t chc có kh năng phi hp vi các cơ quan thc thi pháp lut khác và cng đng tình báo, đ chn trước nhng mi đe da.

Thành tích của ông dn ti quyết đnh ca Tổng thống Barack Obama, người ca Đng Dân ch, vận đng đ ông duy trì chc v quá gii hn 10 năm cho phép.

Năm nay 74 tuổi, Robert Swan Mueller III ra đi vào ngày 7/8/1944 ti thành ph New York nhưng ông ln lên ti mt vùng ngoi ô thành ph Philadelphia. Ông là con trai duy nht trong mt gia đình 5 con, được miêu t là giàu có và có truyn thng phc v quân đi. Cha ông tng ch huy mt tàu ngm trong Thế chiến II, trước khi làm vic vi tp đoàn Dupont New York.

Chiến tranh Vit Nam

Thời thanh niên, sau khi tt nghip Đi hc Princeton, Robert Mueller tình nguyện gia nhp quân ngũ và được điu đng sang Vit Nam. Ông phc v quân chng Thủy quân Lc chiến trong tư cách sĩ quan pháo binh. Nh thành tích chiến đu và lòng qu cm, ông được trao tng Anh dũng Bi tinh, Huân chương sao Đng và Chiến thương Bi tinh.

Ông Marschall Smith, một bn đng môn trường Lut ca ông Mueller, nói mc dù đt được nhiu thành tích trong thi gian tham chiến ti Vit Nam, nhưng Mueller hiếm khi nhc ti giai đon này.

Biến c 11/9 và công cuc ci cách FBI

Mueller đang làm việc trong lĩnh vc tư khi Tổng thống Trump bãi nhim Giám đốc FBI James Comey vào ngày 9/5/2017. Th trưởng Tư pháp Rod Rosenstein b nhim ông Mueller vào chc v Công t viên đc bit ca B Tư pháp trong c gng nhm duy trì tính đc lp ca cuc điều tra.

Lúc đó, Giáo sư John C. Jeffries, cu Khoa trưởng phân khoa Lut Đi hc Virginia, tng là bn đng môn ca Mueller ti trường lut, nói :

"Robert Mueller là lựa chn tt nht. Quan trng nht là tính chính trc ca ông. Đi vi Bob, chính trc không chỉ là chính sách hay mt li hành s, mà là mt phn trong cá tính mt người. Ông tuyt nhiên không th gian di. Ngoài ra, ông còn có k năng và kinh nghim đ làm vic mt cách hu hiu. Quyết đnh b nhim ông đáng được tt c mi người hoan nghênh".

Các đồng nghip ca ông mô t Mueller là mt người luôn luôn bình thn, có tính k lưỡng và tp trung cao đ vào công vic trước mt. Theo h, ông rt công bng, không thiên vị đảng phái cho dù ông là mt ng h viên Đng Cng hoà. Ông nói tính trung lp đã giúp ông tr thành mt công bc tt hơn.

Tạp chí UVA Lawyer dn li Tổng thống Obama ca ngi ông Mueller vào năm 2013, trong bui l vinh danh s đóng góp ca ông, khi ông mãn nhiệm chc Giám đốc FBI, đ nhường chc cho James Comey.

Tổng thống Obama nói : "Như mt quân nhân Thủy quân Lc chiến, Bob không bao gi sao nhãng trong s mng được giao phó".

Uy tín cá nhân và phương châm sng

Theo trang mạng ca UVA, trường đi hc Virginia, i ông được đào to, ông Mueller đ cp ti cách dy con ca cha ông, là "phi luôn luôn nói s tht, và sng đo đc".

Theo một bài viết v ông Mueller đăng trên tp chí Wired, ông Mueller tng nói "T hi nht là ti nói di", cho thy ông thm nhun giáo lý ca gia đình.

Được mi phát biu ti L tt nghip Trường William & Mary thời ông còn là Giám đốc FBI, Mueller đ cp ti nhng mi liên h quan trng nht trong đi ông :

"Tôi được ơn trên ban cho 3 gia đình : gia đình tôi- v và hai con gái, gia đình Thủy quân Lc chiến ca tôi, và trong 11 năm qua, gia đình FBI ca tôi. T mi gia đình, tôi đã được hc nhng bài hc đ đi... Thượng đế biết rõ tôi đã được trao biết bao nhiêu là cơ hi đ phát trin trong phm vi 3 gia đình y".

Lời khuyên nào cho sinh viên ra trường ?

"Bất k làm gì, chúng ta cũng phi hành đng vi lòng thành thật và chính trc, và bt k chn theo dui ngành ngh nào, chúng ta s được đánh giá qua vic liu li nói ca mình có đáng tin cy hay không. Nếu không thành thc, uy tín ca chúng ta s b tn hi, mt khi uy tín b tn hi, thì không bao gi, không bao giờ chúng ta có th ly li được".

Cả đi mình, công t viên Mueller đã sng theo đúng phương châm đó. Theo ch biên ca tp chí UVA Lawyer, ông Mueller xây dng uy tín ca ông ti mc không ai có th nghi ng, thot tiên trong tư cách mt công t viên, và sau đó trong vai trò một Giám đốc FBI đã thay đi sâu rng t chc này sau biến c 11/09/2001.

Bước kế tiếp tùy thuc vào quc hi

Sau gần 2 năm điu tra, công t viên Mueller kết lun rng đc v Nga đã thu thp thông tin và dùng truyn thông xã hội để phát đng mt chiến dch nhm gây nh hưởng và to tranh cãi gia các quan đim chính tr M, xâm nhập email và kho d liệu ca phe Dân ch, ph biến thông tin vi mc đích gây tn hi cho chiến dch tranh c tng thng ca bà Hillary Clinton.

Ông Mueller đã truy tố nhiu gii chc điu hành chiến dch tranh c ca Tng thng Trump, gm các ph tá trong vòng thân cn nht ca ông Trump, v nhiu hành vi sai trái, k c cn tr công lý và nói di v các liên h vi Nga.

mueller3

Từ trái hàng trên, Michael Cohen, cu lut sư ca Tổng thống Trump ; Michael Flynn, cu C vn An ninh quc gia, Paul Manafort, cu Trưởng Ban Vn đng tranh cử ca ông Trump ; Hàng dưới bên phi : Roger Stone, C vn chính tr

Ê-kíp của công t viên đc bit đã đt được tha thun vi lut sư cá nhân ca ông Trump, Michael Cohen, và mt s nhân vt khác trong vòng thân cn ca Tng thng Trump, đ cung cp nhng bằng chng v nhng liên h vi Nga, như cuc thương thuyết v d án kinh doanh ca tp đoàn Trump vi các quan chc Nga, được xúc tiến gia và ngay c sau chiến dch tranh c tng thng năm 2016.

Một người bn lâu năm ca ông Trump, Roger Stone, b cáo buộc ti nói di v nhng liên h vi Wikileaks, đường dây mà phía Nga đã s dng đ phát tán nhng tài liu mt đã đánh cp ca M.

Hôm 29/5, trong bình luận công khai đu tiên k t khi bt đu cuc điu tra hi tháng 5 năm 2017, công t viên Mueller nói chính sách của B Tư pháp không cho phép truy t mt Tng thng còn ti chc, nhưng hàm ý ông không tin Tng thng Trump hoàn toàn vô can :

"Nếu chúng tôi chc chn rng Tng thng rõ rt không phm ti hình s, thì chúng tôi đã nói như vy".

Báo cáo của ông Mueller không phán xét liệu ông Trump có cn tr công lý hay không mc dù bn báo cáo lit kê ra 10 trường hp trong đó ông Trump đã tìm cách cn tr điu tra, k c nhiu ln tìm cách sa thi công t viên Mueller. Văn kin này ch ra rng có nhng cách khác để buc mt Tng thng M phi chu trách nhim v hành đng ca mình, bi vì không có ai có th "ngi trên công lý".

"Hiến pháp đòi hi phi có quy trình khác ngoài h thng tư pháp hình s đ chính thc cáo buc mt Tng thng đương quyn v hành vi sai trái", ông Mueller nói khi ông loan báo từ chc và t ý t nay mun lui vào hu trường.

Ông tuyên bố s không nói thêm gì ngoài nhng gì đã trình bày trong bn báo cáo.

Tòa Bạch c và mt s thành viên Cng hòa nói đã đến lúc nên b li cuc điu tra sau lưng đ tp trung vào nhng vn đ khác trong khi nhiu người trong phe Dân ch, k c mt s ng viên Tng thng, hi thúc nên xúc tiến tiến trình lun ti. Trong các điu kin đó, liu ông Mueller có được lùi vào bóng ti theo ý nguyn hay không, vẫn còn là một du hi.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 07/06/2019

**********************

Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói 'muốn thấy ông Trump vào tù' (BBC, 07/06/2019)

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói với các đảng viên Dân chủ cao cấp rằng bà muốn thấy Tổng thống Donald Trump vào tù, theo tin của Politico.

mueller4

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi

Câu nói trên được đưa ra khi bà Pelosi đụng độ với Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler trong một cuộc họp vào tối thứ Ba về việc có nên tiến hành tố tụng luận tội ông Trump hay không.

Pelosi gặp dân biểu Jerry Nadler (New York) và một số đảng viên cao cấp của đảng đang ráo riết vận động Hạ viện theo đuổi các cuộc điều tra rộng mở về tổng thống.

Nadler và giới lãnh đạo các ủy ban khác của Hạ viện trong nhiều tuần qua đã bị lôi kéo vào một trận chiến ở hậu trường để dành quyền sở hữu cuộc điều tra của đảng Dân chủ với Trump.

Nadler nằng nặc yêu cầu Pelosi cho phép ủy ban Tư pháp khởi sự một cuộc điều tra luận tội (Impeachment) chống lại Trump - đây là lần thứ hai ông đưa ra yêu cầu này trong những tuần gần đây, và một lần nữa lại bị các nhà lãnh đạo cấp cao khác của đảng từ chối.

Chủ tịch Hạ viện giữ vững lập trường, nhắc lại rằng bà không đồng ý với ý tưởng luận tội Trump vào thời điểm này.

Bà Nancy Pelosi nói với các nhà lãnh đạo rằng bà thà thấy Trump bị đánh bại trong cuộc tái tranh cử vào năm 2020, rồi phải đối mặt với việc bị truy tố sau khi rời nhiệm sở.

"Tôi không muốn thấy ông ta bị luận tội, tôi muốn thấy ông ta vào tù", Politico trích lời bà Pelosi nói với Nadler.

Phát ngôn viên của Pelosi, Ashley Etienne, nói với Politico rằng Pelosi và chủ tịch các ủy ban của Hạ viện đã có một cuộc họp hữu ích về việc nên làm gì với bản báo cáo của Mueller.

Pelosi bày tỏ sự đồng lòng với những thành viên đảng Dân chủ ủng hộ việc luận tội, nhưng không cho rằng bây giờ là thời gian thích hợp để làm việc đó.

Bà chủ tịch Hạ viện từ lâu đã lập luận rằng một số điều kiện cần phải được đáp ứng trước khi đảng Dân chủ bắt đầu thủ tục luận tội - sự ủng hộ của công chúng và sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng , cho đến nay chưa có điều kiện nào được thực hiện.

Các đảng viên Dân chủ khác cho rằng xác nhận 'thà thấy ông Trump vào tù' của Pelosi không gây ngạc nhiên, xét về những lời chỉ trích trước đây của bà về tổng thống, bao gồm việc nói Trump đang tham gia vào một vụ che đậy, rằng nhân viên và gia đình của ông nên can thiệp, và hành động của tổng thống là tội ác với Hiến pháp Hoa Kỳ.

Về áp lực phải luận tội ông Trump từ một số người trong đảng, bà Pelosi đã nhiều lần nói rằng bà không nghĩ rằng nỗ lực dành cho việc luận tội Trump có giá trị.

Như nhiều đảng viên Dân chủ hàng đầu khác, bà Pelosi lo rằng theo đuổi việc luận tội sẽ tràn ngập chương trình nghị sự lập pháp của Hạ viện, và thúc đẩy căn cứ của đảng Cộng hòa, có thể khiến đảng Dân chủ phải mất ghế vào năm tới, và đảm bảo cho việc tái đắc cử của Trump năm 2020.

Tổng thống Trump công khai tấn công Chủ tịch Hạ viện sáng sớm thứ Năm, sau khi nghe tin bà muốn thấy ông vào tù, CNN đưa tin.Theo CNN, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, khi được hỏi nghĩ gì về câu nói của bà Pelosi, ông Trump nói bà là "một người khó chịu, đầy hận thù, và khủng khiếp".

Published in Diễn đàn

Để tránh sự lạm quyền của tổng thống Donald Trump, luôn tìm cách ngăn cản, cấm đoán các nhân viên đang tại chức trong chính phủ ra điều trần trước quốc hội, một buổi họp báo của ông Robert Mueller, ủy viên công tố đặc biệt nói về cuộc điều tra việc người Nga phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã diễn ra vào sáng ngày thứ tư 29/05/2019, tại phòng tham mưu chính của bộ tư pháp ở Washington D.C.

mueller1

Kết luận những nhận xét của mình, Mueller nói rõ chính phủ Nga đã can thiệp có hệ thống vào cuộc bầu cử năm 2016.

Cho dù bản báo cáo dài 448 trang đã bị bôi xóa, gạch bỏ tổng cộng khoảng 12% tức vào khoảng 52 trang, ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller vẫn kêu gọi người dân Mỹ nên đọc bản báo cáo của ông về cuộc điều tra nói trên.

Qua video dài 9 phút 40 giây, ai theo dõi, nhận định nét mặt, giọng nói của Mueller trong lúc họp báo, dễ dàng thấy rõ ông đã cố gắng kềm chế cảm xúc nhưng vẫn không che giấu hết được sự thất vọng chen lẫn buồn rầu khi phát biểu.

Trong lời mở đầu, Robert Mueller cho biết cuộc điều tra đã kết thúc, toàn bộ bản báo cáo đã được chuyển cho bộ trưởng tư pháp William Barr ngày 22/03/2019.

Sau đó, Mueller nói đến vị thế của ông trong cương vị ủy viên công tố đặc biệt là không thể kết tội tổng thống Donald Trump đã phạm tội hình sự, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Donald Trump vô tội.

Ủy ban đã có những nhận định riêng ghi trong báo cáo, những gì được viết trong bản báo cáo đã nói lên sự thật về việc người Nga can thiệp, phá hoại cuộc bầu cử 2016 như thế nào.

Kết luận những nhận xét của mình, Mueller nói rõ chính phủ Nga đã can thiệp có hệ thống vào cuộc bầu cử năm 2016.

Người Nga đã tấn công thể chế dân chủ của Mỹ bằng cách xâm nhập, len lõi vào hệ thống máy tính, mạng internet của ủy ban tranh cử của Hillary Clinton, ăn cắp dữ liệu cá nhân, sau đó phát tán những dữ liệu này trên các kênh truyền thông giả và tổ chức Wikileaks.

Thông tin phổ biến, trước đó được chỉnh sửa, tô vẽ nhằm mục đích bôi nhọ hình ảnh của một ứng cử viên tổng thống. Cùng thời điểm đó một người Nga đã bị một bồi thẩm đoàn kết tội tác động, gây ảnh hưởng trong một chiến dịch truyền thông xã hội nơi những công dân Nga đóng vai người Mỹ muốn khuynh đảo kết quả cuộc bầu cử.

Những lời kết tội này đã rõ ràng, tuy nhiên Mueller cũng cho biết không thể kết luận về một bị cáo cụ thể khác, rằng họ có tội hay không ? Một bị cáo luôn được coi là vô tội cho đến khi nào chứng minh được rằng người đó đã phạm pháp. Bị cáo cụ thể ở đây là ai ngoài Donald Trump ?

Những cáo trạng rõ ràng cùng với những hoạt động khác cho thấy nổ lực can thiệp của người Nga vào hệ thống chính trị của Mỹ. Những việc này cần phải được điều tra, tìm hiểu và là lý do tại sao ủy ban điều tra đặc biệt do Mueller lãnh đạo ra đời trong bộ tư pháp.

Có nhiều vấn đề cực kỳ quan trọng phải tìm hiểu, có hay không sự ngăn trở pháp lý ảnh hưởng đến cuộc điều tra ? Mueller cho biết thật sự gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin một cách đầy đủ, chính xác ở những người họ thẩm vấn. Khi một người họ nhắm tới tìm cách ngăn trở hoặc gian dối với nhân viên điều tra thì những người này đã tấn công vào nền tảng cốt yếu của chính phủ. Nhân viên điều tra phải cố gắng tìm hiểu sự thật, giữ cho những người mắc phải sai lầm trở nên khả tín hơn.

Nói về bản báo cáo, ông Mueller cho biết có 2 phần chính được yêu cầu phải điều tra.

Phần thứ nhất là người Nga đã nổ lực có hệ thống để ảnh hưởng, tác động vào cuộc bầu cử hầu đưa đến kết quả theo sự mong muốn của họ, quan trọng hơn là có những sự kiện cho thấy ủy ban tranh cử của ông Trump đã có những liên hệ với những hoạt động này. Tuy nhiên không có đủ bằng chứng để kết tội về một âm mưu rộng lớn, rõ ràng hơn.

Phần thứ hai là kết quả và sự phân tích có hay không việc ngăn cản, gây trở ngai cho sự làm việc của ủy ban, liên hệ tới Donal Trump.

Mueller nhấn mạnh rằng, nếu cuộc điều tra cho thấy rõ ràng Donald Trump không hề phạm tội ngăn trở công lý thì ông đã nói ra điều đó. Hơn nữa theo ông, việc không thể truy tố một tổng thống đương nhiệm là trái ngược với hiến pháp, như thế thì luật pháp không có sự chọn lựa nào khác khi tổng thống phạm tội, ngoài việc chấp nhận. Ngoài ra cũng cần phải cho dân chúng biết : phải tuyệt đối cấm, không được bao che, ém nhẹm những sai lầm, phạm pháp của tổng thống.

Khi phát biểu, để buộc tội tổng thống đương nhiệm phạm pháp, hiến pháp của Mỹ đòi hỏi một quá trình khác ngoài hệ thống tư pháp hình sự thông thường, Mueller bóng gió nói rằng Quốc hội nên bắt đầu quá trình luận tội Donald Trump.

Văn phòng công tố đặc biệt làm việc theo phương châm không thiên vị. Sẽ không công bằng nếu cáo buộc một người nào đó phạm tội nhưng lại không thể đem họ ra tòa để xét xử với một tội danh rõ ràng.

Mueller cũng cho biết thêm là văn phòng của ông sẽ không có thêm giả thuyết hay kết luận nào nữa về cuộc điều tra cũng như đánh giá hay bình phẩm về những phát biểu, phản ứng của Donald Trump sau cuộc họp báo này, đã đến lúc ông từ chức, đóng cửa văn phòng công tố đặc biệt, trở về đời sống riêng. Ông cũng sẽ từ chối, không ra điều trần trước Quốc hội theo lời yêu cần.

Kết thúc bài nói chuyện, Mueller cho biết bản báo cáo là toàn bộ lời khai của ông, ông sẽ không cung cấp thêm chi tiết hay sự kiện nào nữa ngoài những gì đã viết trong bản báo cáo.

Mặc dù bản báo cáo của Mueller không cho thấy có bằng chứng rõ rệt về sự cấu kết giữa ủy tranh cử của Trump với người Nga để khuynh đảo kết quả bầu cử năm 2016, nhưng báo cáo đã chỉ ra 10 trường hợp can thiệp thô bạo của Trump vào cuộc điều tra.

Bài nói chuyện trong cuộc họp báo của Robert Mueller đáng được mọi người quan tâm đến tình hình chính trị nội bộ của Mỹ chú ý.

Thạch Đạt Lang

(31/05/2019)

Tài liệu tham khảo

- Ryan J. Reilly and Hayley Miller, "Robert Mueller Reiterates Investigation Didn’t Exonerate Trump, Points To Impeachment", Huffpost, 29/05/2019

Published in Diễn đàn

Tổng thống Donald Trump đã sung sướng tuyên bố hôm 24 tháng Ba : "Nó là một sự hoàn toàn và toàn diện nói không có tội", ngay sau khi ông bộ trưởng tư pháp của ông phổ biến bốn trang giấy tóm tắt những khám phá của Điều tra viên đặc biệt Robert Mueller. Rồi ông tiếp : "Nó là một sự tìm cách hạ thủ bất hợp pháp đã thất bại".

Trump Russia Probe

Người dân Mỹ đọc tin trang nhất một số tờ báo tại Washington hôm thứ Bảy, 23 tháng Ba, sau khi Điều tra viên đặc biệt Robert Mueller hôm 22 tháng Ba nộp bản phúc trình được mọi người chờ đợi lâu nay về can dự của Nga vào bầu cử Mỹ năm 2016 cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr. (Hình : AP Photo/Alex Brandon)

Sự vui sướng của tổng thống cũng dễ hiểu thôi. Sau khi trải qua 22 tháng điều tra về liệu chiến dịch Nga để ăn gian cho cuộc bầu cử năm 2016 có lợi cho ông Trump, điều tra viên đặc biệt không tìm thấy là tổng thống phải ra tòa. Nhưng điều tra viên đặc biệt cũng không nói là tổng thống không có tội.

Trước hết là những tin mừng cho tổng thống. Trong khu vực của sự vi phạm trầm trọng nhất mà ông Mueller cứu xét, theo lời tóm tắt của Bộ trưởng Tư pháp William Barr, ông "không xác định là thành viên của ban vận động Trump âm mưu hay điều phối với chính phủ Nga trong các hoạt động can thiệp vào bầu cử".

Việc này không có nghĩa là chiến dịch vận động của tổng thống không hợp tác với cố gắng của người Nga. Trong suốt cuộc điều tra của ông Mueller, nhiều vụ rõ ràng có hợp tác đã lộ diện. Ông Paul Manafort chẳng hạn, cựu chủ tịch ban vận động của tổng thống – mà vì cuộc điều tra của ông Mueller đang ngồi tù với bản án bảy năm rưỡi – đã chia sẻ những thông tin thăm dò dư luận của ban bầu cử cho một người được nói là điệp viên của Nga. Và có lẽ là ông Mueller đã tìm thấy những vụ khác nữa. Nhưng rõ ràng ông không tìm thấy bằng cớ "súng còn bốc khói" là ban vận động của ông Trump đã là những người cố tình tham dự vào một âm mưu của Nga. Những sự liên lạc của họ với người Nga, theo bản tóm tắt của ông bộ trưởng, không đủ để trở thành một "âm mưu" hay "một thỏa thuận – ngầm ý hay bày tỏ… về can thiệp vào bầu cử".

Nó sẽ phải có một sự tiết lộ hơn nữa những khám phá của điều tra viên đặc biệt, mà ông Barr đã hứa công bố nhưng nay lại có vẻ chần chừ, để có thể xác định là kết luận đó có làm cho chúng ta tin cậy được hay không. Nhưng dầu sao chăng nữa một thắng lợi lớn cho tổng thống. Mặc dầu vẫn còn có những nghi ngờ – trước sự việc là toán của tổng thống đã bao lần nói láo, né tránh và chứng tỏ một sự sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của người Nga – nó đã khá gần trong việc xác nhận cho khẳng định "KHÔNG CÓ ĐỒNG LÕA" của tổng thống mà ông đã tưởng không thể hy vọng có được.

Nó sẽ không cản trở những vị dân biểu Dân chủ tiếp tục những cuộc điều tra của Quốc hội vào công việc của tổng thống và Nga. Và thực ra là phải như vậy. Quyền kiểm tra của Quốc hội khác với một cuộc điều tra của một điều tra viên đặc biệt. Mục đích việc kiểm tra của Quốc hội là để cung cấp một sự công khai những hành vi đi ngược lại quyền lợi chung, ngay cả khi nó không lên đến mức tội phạm, vốn là cái thước mà ông Mueller đã được ra lệnh phải sử dụng. Và vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về liên hệ kỳ lạ của tổng thống với Nga (chẳng hạn như, tại sao Nga lại mong muốn ông được đắc cử đến như vậy ?) mà có vẻ ông Mueller hoặc là không cứu xét đến hay chưa giải quyết được.

Dầu sao chăng nữa, điều tra viên đặc biệt có vẻ đã làm giảm được nỗi sợ lớn nhất : rằng một tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ là một kẻ đồng lõa trong một âm mưu của Nga. Điều này quả là tốt cho ông Trump, nhưng nó còn tốt hơn cho Hoa Kỳ, và sự kiểm tra của các nhân vật bên đảng Dân chủ nên được hướng dẫn bằng việc này. Nếu ông Mueller không tìm thấy bằng cớ nóng bỏng thì họ cũng không nên chờ đợi tìm thấy.

Phần chính kia của cuộc điều tra của ông Mueller là chuyện khác. Tóm tắt của ông bộ trưởng xác nhận là điều tra viên đặc biệt đã tìm hiểu "một số những hành động của tổng thống" mà có thể coi như là một cố gắng bất hợp pháp để cản trở cuộc điều tra vào âm mưu của Nga. Cuộc điều tra chính, bởi cơ quan FBI, đã được trao cho ông Mueller một phần là vì quyết định của ông Trump cách chức người lúc đó là giám đốc cơ quan, ông James Comey. Đó là một trong những hành động có thể là cản trở pháp lý. Những cố gắng sau đó của tổng thống để cách chức ông Mueller, mà cuộc điều tra ông đã gọi là "săn phù thủy", có lẽ là một điều cản trở pháp lý nữa.

Cả hai việc này chả hay ho gì cho tổng thống. Nhưng nó luôn là khó khăn khi đặt câu hỏi nó có thể coi như cản trở công lý hay không, bởi sự việc là ông Trump, qua chức vụ tổng thống, có quyền cách chức cả hai người. Hầu hết các chuyên gia pháp lý nghĩ là một tổng thống có thể có tội cản trở, ngay cả khi hành xử quyền chính đáng của chức vụ, nếu động cơ có ác ý. Và cách chức ông Comey trong cố gắng đóng cửa cuộc điều tra về Nga chắc chắn sẽ đúng với định nghĩa đó.

Những chuyên gia khác – đáng kể hơn là kể cả ông bộ trưởng – duy trì là tổng thống không thể có tội cản trở khi hành động trong khuôn khổ quyền hạn. Cuối cùng, ông Mueller, biết rõ những bất đồng ý kiến, quyết định không giải quyết vấn đề này.

Theo bản tóm tắt của ông bộ trưởng Tư pháp về kết luận của ông, ông kể ra những điều ông tìm thấy về những hành vi đáng nghi ngờ của ông Trump nhưng không quyết định là liệu nó có là bằng cớ đủ để có thể đưa ra tòa. Thay vì vậy ông Mueller cung cấp lý luận cho cả hai phe. Theo ông bộ trưởng, "điều tra viên đặc biệt nói là ‘trong khi bản phúc trình này không kết luận là tổng thống có tội, nó cũng không nói là ông không có tội’".

Ông bộ trưởng – mới tháng rồi trở lại nắm Bộ Tư pháp, mà ông đã từng điều hành thời cố Tổng thống George H.W. Bush – đã tự giải quyết vấn đề. Ông và thứ trưởng Rod Rosenstein đã khẳng định là bằng cớ ông Mueller cung cấp không đủ để "thiết lập là tổng thống có một hành động phạm tội cản trở công lý". Với việc chúng ta đã biết lập trường của ông Barr, việc này cũng chả có gì là ngạc nhiên cả. Tuy nhiên, ông bộ trưởng đưa ra một lý luận khác để hỗ trợ cho lập luận này. Ông biện bạch là khi ông Mueller không tìm thấy bằng cớ tổng thống có âm mưu với Nga, nó sẽ rất khó xác định được là những hành động sử dụng quyền hành của ông, nhưng bán cản trở công lý, có thể là có ý xấu.

Lập luận này nghe thật thái quá. Những liên hệ mờ ám giữa ông Trump và Nga, và những thành tích của việc ông và các thuộc hạ của ông nói láo về liên hệ đó, cho thấy tổng thống có những động cơ vô cùng đáng đặt câu hỏi – tuy chưa đến mức âm mưu vĩ đại để gian lận bầu cử – để đóng cửa cuộc điều tra về Nga. Dầu sao chăng nữa, những đối thủ của tổng thống sẽ nhắm thẳng vào sự việc là ông Mueller cung cấp bằng cớ cản trở, mà ông cảm thấy không thể tha thứ cho tổng thống, chưa kể những lý do pháp lý khiến nên làm vậy. Bên Dân chủ nay sẽ tranh đấu để có được chi tiết của những gì ông Mueller phúc trình về vấn đề này.

Cuộc chiến sắp xảy ra sẽ có một cuộc sống chính trị riêng. Trong bản tóm tắt, ông Barr nhắc lại "biết đến sự chú ý của công chúng đến vấn đề này", ông hy vọng sẽ phổ biến tối đa bản phúc trình của điều tra viên đặc biệt sao cho "thích hợp với luật pháp liên hệ, luật lệ, và chính sách của bộ". Từng đó cũng đủ để giữ kín khá nhiều bản phúc trình của ông Mueller.

Những người Dân chủ cảm thấy bị tổn thương vì sự thất bại của ông Mueller không kết tội tổng thống, sẽ tự an ủi bằng cách xông vào cuộc chiến mới với ông Barr về công bố bản phúc trình. Nhưng họ không nên cảm thấy bị thương tổn. Ý tưởng là điều tra viên đặc biệt sẽ hạ bệ ông Trump nằm trong trí tưởng tượng của bên Dân chủ nhiều hơn là thực tại. Hàng trăm trang bằng cớ đã công bố, nhiều trăm trang tài liệu trình tòa, không chỉ ra một âm mưu vĩ đại giữa ban vận động Trump và Nga. Vụ cản trở khó mà chứng minh.

Thực ra, gánh nặng bằng cớ mà công tố viên độc lập phải chịu đã làm cho cuộc điều tra của ông trông ra có vẻ như là một sự lảng tránh để người ta quên đi những câu hỏi chính trị liên quan đến liên hệ của ông Trump và Nga. Thí dụ như : Liệu cử tri Hoa Kỳ có chấp nhận rằng tổng thống của họ tiếp tục từ chối công nhận sự hiện hữu của một cuộc tấn công vào nền dân chủ của mình do một thế lực ngoại lai, mà ông luôn nói láo về liên hệ của ông với họ, hay là có thể vào được ghế tổng thống nhờ họ, trong khi ông không làm gì để cản trở cuộc tấn công tiếp tục của họ ?

Bên Dân chủ có lẽ nên cảm thấy là ông Mueller đã cho họ một món quà chiến thuật. Một bản phúc trình nói có tội sẽ làm cho họ khó có thể lờ đi chuyện đàn hạch ông. Và dĩ nhiên chuyện đó vô bổ vì đảng ông bảo vệ, tổng thống chắc chắn sẽ không bị luận tội và cách chức. Các lãnh tụ Dân chủ biết rõ điều đó. Và họ không muốn làm điều đó. Điều tốt nhất mà họ có thể hy vọng ở ông Mueller là một bản phúc trình biện minh cho việc họ tiếp tục các chiến dịch kiểm tra tổng thống nhưng không buộc họ phải đàn hạch ông. Và ông Mueller đã làm gần đúng như vậy.

Trong một khía cạnh nào đó, bản phúc trình này có vẻ là một sự chỉ trích cho những ai muốn nhờ luật pháp giải quyết một vấn đề chính trị. Cử tri chứ không phải là công tố viên cuối cùng sẽ quyết định là ông Trump có đáng được làm tổng thống hay không. Và đó chính là cách một nền dân chủ giải quyết vấn đề chính trị. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 30/03/2019

Published in Diễn đàn

Bản báo cáo của ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller được gửi tới cho bộ trưởng tư pháp William Barr thứ sáu 22/03/2019. 

mueller1

Donald Trump, Robert Mueller và William Barr - Ảnh ghép minh họa

Chưa đến hai ngày sau, chiều chủ nhật, William Barr đưa ra bản kết luận dài 4 trang về báo cáo của Mueller như sau : "Cuộc điều tra của Robert Mueller cho thấy trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Donald Trump không có sự cấu kết, thông đồng nào với người Nga cũng như bằng chứng ông Trump cản trở cuộc điều tra này" (1).

Mặc dù còn nhiều câu hỏi rất quan trọng trong báo cáo của Mueller không có câu trả lời, bản kết luận của bộ trưởng tư pháp William Barr không những khiến cho nội các của ông Trump thở ra nhẹ nhõm sau hai ngày căng thẳng mà còn làm cho nhiều người Việt Nam ủng hộ ông Trump, những người bất chấp sự thật, lẽ phải, đạo đức... bày tỏ sự vui mừng một cách cuồng nhiệt.

Trên facebook của cộng đồng người Việt, dễ dàng tìm thấy những ý kiến, status biểu lộ sự mừng rỡ, hoan hô, khen tặng sự vững vàng của Trump trước sóng gió, sự công tâm của William Barr xen lẫn những lời chửi bới tục tằn, nhục mạ thô lỗ đảng Dân chủ, Hillary Clinton, Obama...

Nhiều facebooker thuộc loại fan cuồng của ông Donald Trump viết stt chỉ trích, phê bình đảng Dân chủ tiêu tốn tiền thuế của dân trong suốt hai năm qua vào cuộc săn bắt phù thủy. Hơn thế nữa, họ còn đòi hỏi đảng Dân chủ, những tờ báo, cơ quan truyền thông từng soi mói, tìm kiếm, chỉ trích những sai trái, lạm quyền của Trump... phải lên tiếng công khai xin lỗi... Donald Trump.

Những người yêu cầu đảng Dân chủ, truyền thông tự do (liberal media) xin lỗi Trump dường như không biết hoặc cố tình quên đi 2 điều :

1. Trump là người lãnh đạo hành pháp cao nhất của nước Mỹ, bất cứ ai cũng có quyền chỉ trích, soi mói, phê bình việc làm, lời nói của Trump nếu họ nhận định rằng lời nói, hành động đó sai trái và họ có quyền yêu cầu điều tra.

2. Trong quá khứ Trump đã có những lời nhục mạ, vu khống cựu Tổng thống Barack Obama là dùng khai sanh ngụy tạo, đặt máy ghi âm nghe lén Trump trong tòa nhà Trump Tower... Trump lờ tịt, không hề xin lỗi Obama hay đính chính những phát biểu láo lếu, hồ đồ của minh khi những điều trên được chứng minh là sai.

Hơn thế nữa, việc tháo gỡ (một phần nào) gánh nặng khiến cho Donald Trump điên đầu trong 2 năm qua chỉ mới là kết luận của William Barr, bộ trưởng tư pháp, người của đảng Cộng hòa do Trump bổ nhiệm.

Trong cương vị bộ trưởng tư pháp của mình, Barr chưa làm tròn trách nhiệm và bổn phận khi kết luận cuộc điều tra của Robert Mueller một cách hời hợt, ngắn ngủi và không thuyết phục được ai ngoại trừ đảng Cộng hòa và những người muốn bênh vực, che chở cho Trump.

Barr đã áp dụng nguyên tắc 5 không (hơn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa 1 điều không), đó là :

1. Không có liên hệ giữa ban điều hành chiến dịch tranh cử của Trump với người Nga.

2. Trump không có hành động nào ngăn cản cuộc điều tra, tức không phạm tội hình sự.

3. Trump hoàn toàn không biết những việc làm của thuộc hạ, những người như Michael Flynn, Michael Cohen, Paul Manafort (chủ tịch ủy ban tranh cử), Rick Gates tay chân thân tín nhất của Manafort...

4. Không công khai hồ sơ điều tra của Mueller cho dân chúng hay Quốc hội được biết vì...

5. Không có lý do.

Chính vì những nguyên nhân đó mà đảng Dân chủ cùng một số thành viên đảng Cộng hòa đã lên tiếng đòi hỏi sự minh bạch của William Barr về báo cáo của Mueller, phải công khai cho dân chúng biết về nội dung báo cáo đó.

Rất dễ dàng nhận ra sự vô lý trong kết luận của Barr. Cuộc điều tra dài gần 2 năm với hàng trăm lệnh bắt giữ, khám nhà cùng nhiều án tù cho các cộng sự viên của Donald Trump trong ủy ban tranh cử mà chỉ cần chưa tới 48 giờ đồng hồ đọc báo cáo, William Barr đưa ra kết luận là Trump vô tội.

Việc kết luận nhanh chóng, ngắn ngủi của William Barr chứng tỏ Donald Trump đã không sai lầm khi bổ nhiệm Barr vào chức vụ bộ trưởng tư pháp. Bằng cách nay hay cách khác, Barr bắt buộc phải phục vụ, trả ơn Trump nếu không muốn cái ghế mình ngồi chưa nóng đít đã bị chặt gẫy như đã xẩy ra trong quá khứ với nhiều nhân viên trong nội các khác dười triều đại Trump.

Còn nhiều câu hỏi rất quan trọng trong bản báo cáo không được Barr trả lời hay nhắc đến. Quốc hội cũng như người dân Mỹ có quyền đòi hỏi được biết về kết quả điều tra của Robert Mueller (2).

Nguồn tin mới nhất cho biết ở Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối đa số, dùng quyền hạn của mình để ngăn chặn yêu cầu của đảng Dân chủ công khai phổ biến báo cáo của Robert Mueller.

Nói tóm lại, nền dân chủ của Mỹ đang có khuynh hướng chuyển dần sang thể chế độc tài như cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng hòa ở Mỹ đã và đang hành động y như đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi nhơ nhớp, bẩn thỉu, lạm quyền, cấu kết với kẻ thù đều bị sửa đổi, ém nhẹm, che giấu, phi tang... để giữ vững sự tồn tại, cai trị của một người như Donald Trump và thể diện đảng Cộng hòa.

Việc đơn phương quyết định gỡ tội cho Donald Trump, dù trong cương vị bộ trưởng tư pháp không chứng minh được là Trump vô tội. 

Vậy thì ai là người có lỗi và ai cần xin lỗi ?

Thạch Đạt Lang

(26/03/2019)

(1) https://www.foxnews.com/politics/white-house-celebrates-release-of-mueller-report-summary-no-collusion.amp

(2) https://www.huffpost.com/entry/mueller-report-summary-questions-barr_n_5c980316e4b01ebeef10dbde?ncid=newsltushpmgnews__Politics__032519

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Robert Mueller, công tố viên đặc biệt làm Trump đứng ngồi không yên

Nhật báo kinh tế Les Echos (17/01/2018) phác họa chân dung của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, khiến tổng thống Trump đứng ngồi không yên. Hiếm khi cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa cùng đồng thuận như trong việc đề cử ông Mueller làm công tố viên đặc biệt vì suốt sự nghiệp, ông luôn hành động vì luật pháp và lợi ích chung.

mueller1

Ông Robert Mueller, khi còn là giám đốc FBI, ảnh chụp tại Washington, ngày 13/06/2013. Reuters/Yuri Gripas/File Photo

Ông Mueller điều tra về nghi án Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 và đã cho điều tra một số nhân vật thân cận của ứng viên Cộng Hòa lúc đó vì đã tiếp xúc với chính phủ nước ngoài. Dù bị áp lực tứ bề, công tố viên đặc biệt giữ bí mật gần như tuyệt đối, không để tiết lộ bất kỳ thông tin nào về tiến triển cuộc điều tra.

Vào tháng 12/2017, tổng thống Mỹ khẳng định không có ý định cách chức ông Mueller, nhưng đội ngũ của Nhà Trắng đang "bới lông tìm vết" vì biết rằng không thể tấn công công tố viên đặc biệt nếu không có bằng chứng vững chắc. Dĩ nhiên có một vài thắc mắc về mối quan hệ giữa một số cộng tác viên của ông Mueller, trong nội bộ đội ngũ mà ông thành lập… nhưng không đủ nghiêm trọng để viện cớ cách chức vị công tố viên đặc biệt này, vì "Mueller là người không thể mua chuộc được", theo tựa đề bài báo của Les Echos.

Có thể nói, ông đã trải qua rất nhiều biến cố lớn nhỏ tại Mỹ. Sinh ra tại New York, lớn lên ở Philadelphia, từ nhỏ ông đã được đào tạo trong một ngôi trường danh tiếng Saint-Paul, ở New Hampshire, nơi thành tích học tập được công khai để học sinh tự so sánh và ganh đua. Nhờ vậy, ông rèn luyện được đức tính kỷ luật và bền bỉ. Sau đó, ông theo học luật và khoa học chính trị tại Princeton trước khi gia nhập Hải Quân Mỹ. Tham chiến ở Việt Nam và bị thương ở đùi vào năm 1969, ông hồi hương một năm sau đó rồi xuất ngũ vì tôn trọng ý kiến của vợ. Tiếp tục học luật ở đại học Virginia rồi làm việc ở tòa án San Francisco và chuyển sang sống ở Boston để con gái được điều trị bệnh tại đây.

Dần dần từng bước, ông bắt đầu giữ những chức vụ quan trọng hơn. Năm 1988, khi Bush cha lên làm tổng thống, ông Mueller vào bộ Tư Pháp, làm việc ở bộ phận hình sự và góp phần hình thành đơn vị phòng chống tội phạm mạng đầu tiên của Mỹ. Khi trở thành tổng thống Mỹ, ông George W. Bush (Bush con) tìm một giám đốc mới cho FBI, lúc đó đang mất lòng tin ở dân, để cải tổ cục điều tra liên bang, ông Mueller ứng cử dù không có kinh nghiệm trong ngành cảnh sát. Bản điều tra về thân thế của ông Mueller ghi rõ ông là người trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ và kín đáo. Đúng những tiêu chí mà tổng thống Bush tìm kiếm. Nhân viên của FBI cần phải trung thành, dũng cảm và toàn tâm toàn ý, Robert Mueller hội tụ đủ ba phẩm chất này.

Khi nhậm chức giám đốc FBI, Robert Mueller vừa điều trị xong ung thư tuyến tiền liệt. Không có kinh nghiệm thì học, nhưng chỉ sau tám ngày nhậm chức, sự kiện 11/09/2001 là thử thách lớn đầu tiên trong vai trò lãnh đạo FBI của vị tân giám đốc. Ông Mueller làm việc cật lực và guồng máy cũng làm việc theo nhịp độ của ông. Nhờ đó, FBI đã lấy lại được lòng tin của người dân Mỹ, hiện đại hóa và hướng đến lĩnh vực chống khủng bố. Uy tín của ông Mueller có thể được tóm gọn trong việc tổng thống Barack Obama đã triển hạn thêm hai năm nhiệm kỳ giám đốc FBI cho Robert Mueller, dù ông đã hết hai nhiệm kỳ 10 năm.

Điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ : "Đặc vụ cuối cùng" ?

Được Rod Rosenstein, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Jeff Sessions, bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt. Vụ điều tra nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có lẽ là "đặc vụ cuối cùng" trong sự nghiệp của ông Mueller. Đích thân ông tuyển chọn đội ngũ của mình, với những nhân vật nổi tiếng là kiên trì và trung thực : James Quarles từng tham gia vụ Watergate ; Aaron Zebley, hung thần của al-Qaeda ; Andrew Weissmann từng đứng đầu cuộc điều tra về Enron ; Ryan Dickey, một trong những chuyên gia giỏi nhất về tội phạm mạng… Ngoài ra, đây còn là một đội ngũ trình độ cao, quy tụ nhiều luật gia và các nhà điều tra giỏi nhất Hoa Kỳ mà ông Robert Mueller từng tiếp xúc hoặc làm việc chung trước đó.

Sau tám tháng điều tra, dường như công tố viên đặc biệt Mueller và nhóm cộng sự đã có những tiến triển dù chủ yếu là các cuộc thẩm vấn, vì gần như không có thông tin nào bị tiết lộ. Gọng kìm đang dần siết chặt quanh những người thân cận của tổng thống Donald Trump : hai cố vấn đã bị buộc tội, hai người khác thừa nhận đã nói dối FBI. Tuy nhiên, cho đến nay, khó có thể khẳng định là công tố viên đặc biệt Mueller có đủ yếu tố để quy tội tổng thống Mỹ, hoặc liệu có chuyện cản trở tư pháp, thông đồng với nước ngoài… Đối với phe của tổng thống Trump, thế là đã quá giới hạn. Còn với Mueller, chắc chắn còn chưa đủ.

Châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Một điều trớ trêu, Châu Âu tiếp tục trừng phạt kinh tế Nga nhưng phải sưởi ấm nhờ vào khí đốt của nước này. Theo thông báo vào tuần trước của tập đoàn dầu khí Gazprom, các nước Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khầu 194 tỉ mét khối vào năm 2017, cho thấy ngày càng "phụ thuộc hơn vào khí đốt Nga", theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.

Đức và Áo là hai nước phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga. Trong khi đó, Pháp, dù đã đa dạng hóa nguồn cung cấp, cũng phải tăng thêm 7% lượng khí nhập khẩu từ Nga. Nguyên nhân chính là quyết định đóng cửa một số nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, sự phục hồi của nền kinh tế Châu Âu cũng là một lý do giải thích nhu cầu gia tăng này. Nhờ vậy, khí đốt của Nga chưa bao giờ lại lấn át như vậy trên thị trường Châu Âu, chiếm 35% thị phần trên toàn Liên Hiệp.

Nhưng "ngoài Ba Lan và một số nước vùng Baltic tiếp tục theo đuổi chính sách đa dạng hóa, Châu Âu không thật sự hành động", theo nhận định của một chuyên gia thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (Ifri) vì khí đốt của Nga giá rẻ. Sắp tới, thế thống trị của Gazprom trên thị trường Châu Âu sẽ chấm dứt vì Novatek, một tập đoàn khác của Nga, đã đưa vào hoạt động khu chế xuất khí đốt trên bán đảo Yamal, ở Siberia, và tập đoàn Pháp Total là một đối tác.

Miến Điện : Hai năm để hồi hương người Rohingya

Thời sự Châu Á được chú ý là số phận của người Hồi Giáo Rohingya tị nạn tại Bangladesh. Theo thỏa thuận ký ngày 15/01/2018 giữa hai chính phủ Miến Điện và Bangladesh, khoảng 655.000 "người Rohingya sẽ được hồi hương trong vòng hai năm".

Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ tỏ ra hoài nghi, theo nhận định của nhật báo La Croix. Còn nhật báo Libération đánh giá "kế hoạch hồi hương có vẻ đánh lừa" để xoa dịu cộng đồng quốc tế. Cụ thể, theo giải thích của Ro Nay San Lwin, một nhà đấu tranh Rohingya tại Châu Âu, với nhịp độ xét 300 đơn mỗi ngày theo kế hoạch, thì cần đến 10 năm mới giải quyết được hết yêu cầu của người Rohingya tị nạn, chứ không phải 2 năm được nêu trong thỏa thuận.

Tổ chức phi chính phủ Hành động chống nạn đói (Action contre la faim) cũng dự đoán : "Tình hình liên quan đến hơn 650.000 người không thể giải quyết trong vài tuần. Các tổ chức phi chính phủ hiểu rằng họ còn ở lại Bangladesh trong nhiều năm nữa".

Cả LibérationLa Croix đều cho biết phía Miến Điện đã thông báo xây 5 khu trại tại bang Rakhine nơi người Rohingya sinh sống. "Trong những ngày tới, người tị nạn có thể bắt đầu đăng kí hồi hương", theo phát biểu của đại sứ Bangladesh tại Miến Điện. Thời gian có vẻ cấp bách vì người tị nạn sống trong điều kiện rất bấp bênh ở Cox’s Bazar, trong khi mùa mưa sắp đến vào tháng Tư.

Dân số : "Nước Pháp già"

Theo thống kê được cơ quan Insee công bố ngày 16/01/2018, tỉ lệ sinh con ở phụ nữ Pháp tiếp tục giảm trong vòng ba năm liên tiếp, thay vì trung bình 2 con hiện chỉ còn 1,88 con. Chủ đề này được các nhật báo Pháp đề cập.

Với Le Monde, "Tỉ lệ sinh đẻ : Trường hợp đặc biệt Pháp đến hồi kết thúc". Le Figaro đánh giá trên trang nhất : "Sự sụt giảm đáng lo ngại về tỉ lệ sinh đẻ tại Pháp". Tương tự, với Les Echos "Tỉ lệ sinh đẻ tiếp tục giảm tại Pháp". Ngoài bài xã luận đánh giá "Nước Pháp già cỗi", La Croix cũng lo ngại "nguy cơ suy giảm dân số".

Theo các nhật báo, dù dân số Pháp vẫn tăng trong năm 2017 và hiện là 67,2 triệu người, nhưng không còn tăng theo nhịp độ của những năm trước (tăng 0,3%, so với +0,5% giữa những năm 2008 và 2013). Sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và từ là 164.000 người, đuợc coi là mức thấp nhất kể sau chiến tranh.

Vậy đâu là những nguyên nhân chính ? Nhật báo Le Monde nêu một số lý do : công việc bấp bênh, chính sách gia đình, cách sống… Tuy nhiên, bài xã luận của nhật báo La Croix lại cho rằng cha mẹ Pháp sinh con không phải để được hưởng phúc lợi xã hội hoặc đảm bảo tương lai cho hệ thống hưu trí.

Trang nhất các nhật báo

Ngoài chủ đề dân số Pháp được các nhật báo đề cập, chính sách nhập cư và chuyến thị sát của tổng thống Pháp Macron về tình trạng người nhập cư tập trung ở Calais được nhật báo Le MondeLa Croix chú ý.

Người đứng đầu nhà nước Pháp thể hiện tham vọng kết hợp "nghĩa vụ nhân đạo" trong việc tiếp đón người nhập cư nhưng đồng thời tôn trọng "trật tự của nền cộng hòa", ông cũng nhấn mạnh là nước Pháp không thể đón hết được người nhập cư trên thế giới. Le Monde cũng cho biết số người nhập cư đến và bị trục xuất cũng tăng mạnh trong năm 2017.

Thời sự quốc tế nổi bật là số phận của nhân viên công ty sản xuất xi măng Pháp Lafarge ở Syria được Libération dành trọn trên trang nhất cùng với 6 trang điều tra.

Thu Hằng

Published in Quốc tế