Hội nghị Trung ương 14 của Đảng cộng sản đang họp tuần này, với một nghị trình lớn là thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị ASEAN ở Hà Nội ngày 12/11. Ba lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt nam hiện nay vẫn gồm đủ ba miền Bắc Trung Nam : Ông Nguyễn Phú Trọng (quê Hà Nội) người miền Bắc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (quê Bến Tre) người miền Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (quê Quảng Qam) người miền Trung.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu vấn đề cân bằng vùng miền, đủ đại diện của miền Bắc – Trung – Nam, có đặt ra khi giới thiệu đề cử cho bốn chức danh cao nhất : Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội.
Nhìn lại lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, dường như một nguyên tắc không thành văn là bốn chức danh cao nhất luôn gồm các nhân vật của ba miền để bảo đảm đoàn kết.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Đảng cộng sản tổ chức Đại hội lần 4.
Đây là lần đầu tiên chức danh Tổng bí thư được dùng, thay cho chức vụ Bí thư thứ nhất vốn do Lê Duẩn (sinh ở Quảng Trị) giữ từ 1960 tới 1976.
Tại Đại hội 4, ông Lê Duẩn tiếp tục giữ chức Tổng bí thư.
Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) làm Thủ tướng, Trường Chinh (Nam Định) là Chủ tịch quốc hội.
Tôn Đức Thắng (Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang), tuy không nhiều quyền hành vì không có trong Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch nước từ 1976 tới 1980.
Giai đoạn 1981-87 chứng kiến Lê Duẩn tiếp tục là Tổng bí thư (đến khi qua đời tháng 7 năm 1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước là Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.
Một người miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ, làm Chủ tịch quốc hội đến 1981 đến 1987.
Từ Đại hội 6 năm 1986, người ta thấy Nguyễn Văn Linh (Hưng Yên) làm Tổng bí thư.
Phạm Hùng (Vĩnh Long) làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ 1987 đến khi qua đời năm 1988, thay bằng Đỗ Mười (Hà Nội).
Võ Chí Công (Quảng Nam) là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1987 tới 1992.
Lê Quang Đạo (Bắc Ninh) là Chủ tịch quốc hội từ 1987 tới 1992.
Từ Đại hội 7 năm 1991, sự chen lẫn ba miền tiếp tục với các nhân vật :
Tổng bí thư Đỗ Mười, làm việc cùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Thừa Thiên – Huế), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long) và Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh (Bắc Kạn).
Năm 1997, Trần Đức Lương (Quảng Ngãi) kế nhiệm Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Từ Đại hội 9 năm 2001, Bộ Tứ vẫn cân bằng vùng miền, gồm : Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải (Củ Chi), và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An (Nam Định).
Nhưng Đại hội 10 năm 2006, không có đại diện miền Trung trong Bộ Tứ, mà lúc này gồm Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Cà Mau), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (Bình Dương).
Tại Đại hội 11 năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục làm Thủ tướng.
Chủ tịch nước lúc này là Trương Tấn Sang (Long An) và Chủ tịch quốc hội là Nguyễn Sinh Hùng (Nghệ An).
Như vậy, có thể thấy kể từ Đại hội 10 năm 2006, vấn đề cân bằng ba miền Bắc – Trung – Nam đã không còn là nguyên tắc bất di bất dịch mà có thể thay đổi tuỳ bối cảnh.
"Ngay bây giờ có thể khằng định chắc chắn ông Trần Quốc Vượng sẽ là tổng bí thư khóa 13". Là dự đoán của Blogger Bùi Thanh Hiếu qua bài bình luận có tựa đề "Ai sẽ là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 ?", với nội dung như sau :
"Đến tận ngày 20 tháng 11 năm 2020, trước hội nghị trung ương cuối cùng của khóa 12 chỉ hơn 20 ngày, bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam có phương án nhân sự chủ chốt để giới thiệu ra đại hội thứ 13 bầu chọn.
Nói là đưa ra để đại hội 13 bầu chọn, nhưng thực chất cuộc bầu chọn đã được Bộ chính trị khóa 12 chọn lựa và thống nhất xong.
Việc bầu chọn của các đại biểu tham dự đại hội 13 chỉ là thủ tục. Bởi thường những vị trí giới thiệu chủ chốt chỉ có một người ra ứng cử.
Thế nên để đoán được ai có tên trong danh sách tứ trụ đại hội 13 chỉ cần nhìn xem ai có thế lực ở trong Bộ chính trị, trung ương khóa 12 này, sẽ có thể biết kết quả khóa sau.
Bộ Chính trị khóa 12 hiện nay có những ai là có thực lực ?
Các ông Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng đã ra khỏi cuộc chơi. Tiếp đến các ông Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải cũng nhận án kỷ luật. Ông Nguyễn Thiện Nhân rời khỏi chức bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghĩa ông đã hết quyền lực.
Bà Trương Thị Mai, Tòng Thị Phóng và Võ Văn Thưởng, Phạm Bình Minh thuộc nhóm có cũng như không.
Nhóm quyền lực thực sự trong Bộ chính trị có Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính, Tô Lâm. Không nhắc đến ông Ngô Xuân Lịch và Trần Quốc Vượng, bởi hai ông này với ông Trọng là một, ý ông Trọng ra sao thì hai ông này theo vậy. Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ hơn người là bà đang ngồi một trong 4 ghế tứ trụ, xét về mặt vây cánh bà không có bằng những ông khác, để ý kiến có trọng lượng. Việc bà ngồi ghế tứ trụ hiện nay do Nguyễn Phú Trọng muốn có nữ giới để cho khác với những nhiệm kỳ trước kia, có cái gọi là đổi mới.
Trong nhóm 5 người quyền lực nhất có đến 4 người ở trong Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng là các ông Trọng, Bình, Chính, Tô Lâm.
Cũng trong nhóm 5 người quyền lực nhất này có 3 ông gốc công an là Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính và Tô Lâm. Hai ông Phúc và Trọng không xuất thân từ công an, nhưng có chân trong đảng ủy công an trung ương.
Có thế thấy ngay công an chiếm ưu thế về quyền lực trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Chưa kể hai ông công an chắc suất vào Bộ chính trị khóa tới là ông Nguyễn Văn Nên và ông Phan Đình Trạc và có thể là cả ông Nguyễn Hòa Bình nữa.
Tính đi tính lại thì ông Trọng vẫn là người quyền lực nhất, ông kiêm nhiều chức vụ nắm quyền lực. Ông tất nhiên sẽ chọn lựa người làm tổng bí thư không phải là người xuất thân từ công an, bởi nếu vậy các ông công an còn lại sẽ không phục, họ sẽ ấm ức tại sao không phải là họ mà lại là ông kia.
Suy ra chỉ còn có ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng đủ ứng cử vào vị trí Tổng bí thư, trong đó ông Vượng là chỗ thân tín của ông Trọng. Ông Trọng sẽ đưa ra phương án ông Vượng là Tổng bí thư, còn nếu Bộ chính trị không đồng ý, thì ông Trọng giới thiệu ông Ngô Xuân Lịch. Nên nhớ quyền giới thiệu thuộc về tổng bí thư khóa trước là chủ yếu, Các giới thiệu của người khác chỉ có hiệu quả khi phần lớn các ủy viên Bộ chính trị khác đồng tình.
Nếu ông Trọng giới thiệu như vậy, các ông công an quyền lực trong Bộ chính trị kia sẽ chọn ông Vượng hơn là một ông Lịch ở bên quân đội.
Ông Vượng qua mấy lần lấy phiếu, uy tín đều thấp. Ông Trọng đã cho diệt luôn những người uy tín cao khác để răn đe, đồng thời ông bảo đừng thấy đỏ tưởng là chín, chọn người phải chọn lúc họ làm rồi mới biết họ làm hay mới là chọn. Như vậy đã thấy quyết tâm ông Trọng đưa ông Vượng lên bằng được, và nếu đã thế thì chẳng còn gì nữa, nếu không có đột biến như đảo chính thì chắc chắn ông Vượng sẽ giữ chức tổng bí thư.
Ngay bây giờ có thể khằng định chắc chắn ông Trần Quốc Vượng sẽ là tổng bí thư khóa 13" - Blogger Bùi Thanh Hiếu nêu dự đoán.
Trên Facebook cá nhân có hơn nửa triệu người theo dõi, nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa ra nhận định như sau :
"Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế, trong 5 năm qua thì : Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh, thật giả không biết ; Trần Đại Quang qua đời ; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp ; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo ; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Coi như bị vô hiệu hóa cửa tái cử, Bình và Hải sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau đại hội XIII".
Như vậy 6 người trong Bộ Chính trịhiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Ngoài ra, ông Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư… 3 tháng tuổi, cũng có thể được thảo luận và bỏ phiếu.
Các ông trong Ban bí thư khả năng rất cao sẽ được giới thiệu vào Bộ Chính trịkhóa tới : Nguyễn Văn Nên, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú. Như vậy, dư 4-5 suất cho người mới và một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại.
Đại hội Đảng XIII dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2021 là điều gần như không thể hoãn, bất kể đại dịch.
Trường hợp đặc biệt quá tuổi muốn ở lại nắm quyền như ông Trọng đợt Đại hội 12 thì chỉ có một và sẽ được giới thiệu/xem xét tại Hội nghị TW15 diễn ra ngay sát trước Đại hội 13. Các nhà quan sát chính trị gọi đó là cuộc đua… tam mã ; gồm có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và bà Kim Ngân.
Trong đó, Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình ; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch ; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong Bộ Chính trị.
Bà Ngân được xem là không ngã về phe nào nên cũng là một ứng cử viên lý tưởng để cân bằng lợi ích ; tiền lệ đã có ông Trọng làm Chủ tịch quốc hội trước khi qua ngồi ghế Tổng bí thư hồi 2011.
Bà Ngân là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị cao trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù tại Lào thì Chủ tịch quốc hội đã có từ 2010.
Cơ hội đặc biệt hiện đang chia đều cho 3 người !
Ngày 14/12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rút/nghỉ. Kể cả không nghỉ vì sức khỏe thì ông Trọng cũng khó tiếp tục; bản thân đã 02 lần là trường hợp đặc biệt nên muốn ở lại phải sửa qui định. Đặc biệt việc kiêm nhiệm ghế của Trần Đại Quang ông cũng không hoàn thành chức trách, kể từ khi bị đột quị.
Ngày 15/12, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cựu Bí thư tỉnh Bà rịa vũng tàu, đang là Phó Trưởng Ban Dân vận TW sẽ là người miền Nam hiếm hoi lọt vô Bộ Chính trị, cùng Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Văn Nên, Võ Văn Thưởng". Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa ra nhận định.
Hoàng Trung (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 18/12/2020
*********************
Người Buôn Gió, 18/12/2020
Ngày làm việc thứ tư của hội nghị trung ương 14 khóa 12 của đảng cộng sản Việt Nam có mục quan trọng.
Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình ; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch ; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong Bộ Chính trị.
Ban Chấp hành trung ương Đảng đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Nhưng đến ngày 18, bế mạc hội nghị, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 14 sáng 18/12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh số ý kiến có tính chất khái quát những kết quả chủ yếu đạt được của Hội nghị và làm rõ thêm một số vấn đề.
Ban Chấp hành trung ương giao cho Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Ban Chấp hành trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới.
Đã bỏ phiếu biểu quyết phương án giới thiệu rồi, nhưng vẫn phải xem xét, bổ sung đợi hội nghị 15 sẽ xem xét tiếp. Mặc dù ông Trọng nói : "Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp ; hầu hết các nội dung công việc quan trọng chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng cơ bản đã được hoàn thành theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra".
Tuy nhiên ai cũng hiểu rằng, mặc dù phần lớn cơ bản đã được thống nhất, nhưng một số cái quan trọng nhất lại không được thống nhất. Đó là cơ cấu trong bộ chính trị, chính vậy phải để lại đến hội nghị sau.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/1/2019 - Ảnh : VGP
Dự kiến đại hội đảng tiến hành vào tháng 1 năm 2021, như vậy thời gian chỉ còn có 30 ngày nữa là đại hội đảng khai mạc, đến giờ vẫn chưa chốt xong nhân sự và phải đẻ ra thêm một trung ương nữa để bàn. Là tổng bí thư, kiêm trưởng tiểu ban nhân sự, rõ ràng ông Trọng đã không có uy tín, không làm tròn trách nhiệm sắp xếp nhân sự chủ chốt nhiệm kỳ sau, cho nên phải kéo dài thêm kỳ họp trung ương nữa.
Hãy thử nhìn vào 2 phương án sau :
Phương án 1 : Tổng bí thư Ngô Xuân Lịch, Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch quốc hội Trương Thị Mai
Phương án 2 : Tổng bí thư Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Trương Thị Mai.
Ở ví trí tổng bí thư thì ông Lịch hay ông Vượng đều như nhau, cả hai đều có những đức tính tương đồng về chuyên môn đảng, ông Lịch là chủ nhiệm chính trị, ông Vượng là thường trực ban bí thư. Cả hai ông đều không dính dáng đến tai tiếng về tham nhũng.
Ở vị trí Chủ tịch quốc hội, theo cơ cấu có nữ trong tứ trụ, người miền Nam, bà Trương Thị Mai chiếm vị trí số 1, bà Mai cũng không tai tiếng gì, dể nghe, dễ bảo, thích hợp với việc ngồi đó làm vì.
Như vậy việc gay gắt nhất là ở vị trí chủ tịch nước giữa ông Phúc và ông Tô Lâm. Nhưng ông Phúc đã quá tuổi, ông Tô Lâm có tiền lệ khóa trước bộ trưởng Trần Đại Quang làm chủ tịch nước. Cho nên cơ của ông Tô Lâm sẽ lớn hơn.
Ở vị trí thủ tướng, hiện giờ theo tiền lệ thì đúng ông Trương Hòa Bình đương là phó thủ tướng thường trực. Các phó thủ tướng khác am hiểu về kinh tế, có chân trong ủy viên Bộ Chính trị như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình đã bị ông Trương Hòa Bình loại bỏ.
Đến đây mới thấy tài năng sắp đặt người của Trương Tấn Sang thực sự đẳng cấp.
Ở khóa 12, Trương Tấn Sang đã lùi một bước, chủ động xin về không tranh ở lại với ông Trọng, để các đối thủ khác như Nguyễn Tấn Dũng cũng buộc phải làm đơn xin rút theo, tạo cho ông Trọng dùng quy chế 244 thành công.
Đổi lại Tư Sang chỉ cần để mỗi Trương Hòa Bình làm phó thủ tướng, được vào Bộ Chính trị. Đồng thời cài cấy rất nhiều đồng hương Hà Tĩnh vào trung ương.
Phía Nguyễn Tấn Dũng cũng bằng lòng khi thấy những cấp dưới trực tiếp của mình như Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thiện Nhân được vào Bộ chính trị. Chưa kể Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh là chỗ cũng nể nang nhau.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là cấp dưới trực tiếp của Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc phản ông Dũng để giành cái ghế thủ tướng khóa 12, nhưng ông Phúc chỉ phản lúc đầu, đến khi chắc ghế thủ tướng, ông ít nhiều cũng nghĩ tình xưa, không làm gì hại đến sếp cũ của mình.
Tuy nhiên Nguyễn Tấn Dũng không ngờ được những diệu kế mà Trương Tấn Sang đã bày ra, Sang kích động cho Trọng mở cuộc đốt lò, đánh vào lòng tham danh vọng là người đốt lò vĩ đại của Nguyễn Phú Trọng, khoét sâu đố kỵ của Trọng rằng thực lực của Dũng quá lớn mạnh trong Bộ Chính trị. Bày cho Trọng lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tuyển những kẻ có tham vọng đi lên cao như Phạm Minh Chính, Tô Lâm, Phan Đình Trạc, Trương Hòa Bình... vào trong ban này.
Sau đó tiến hành cuộc thanh trừng những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng trong Bộ Chính trị.
Một đằng Tư Sang đích thân cầm đơn đi khiếu nại, một đằng cho tay chân báo chí cổ động truyền thông, mặt khác tâng bốc Trọng, mặt còn lại để Trương Hòa Bình xuống tay giải quyết.
Trải qua nhiều nỗ lực, cuối cùng thì kết quả đã thấy rõ. Các đàn em của Ba Dũng trong Bộ Chính trị bị loại hết.
Và thật kỳ diệu, chức vụ thủ tướng lại còn mỗi Trương Hòa Bình là có cơ hội. Về độ tuổi quy định là 65 sẽ được giới thiệu tái cử. Trương Hòa Bình sinh tháng 4 năm 1955. Nếu đến tháng 1 năm 2021 thì vẫn chưa sang tuổi 66, tức là 65 tuổi 9 tháng, vẫn được gọi là 65 tuổi. Lại đương chức phó thủ tướng thường trực. Các phó khác đã bị loại rồi, chả lẽ vừa đẩy Huệ đi lại lôi Huệ về ? Trong khi đó dưới trung ương, ủy viên Hà Tĩnh chiếm rất đông, họ là lực lượng hậu thuẫn ủng hộ Trương Hòa Bình trong hội nghị trung ương.
Vì vị trí tổng bí thư và chủ tịch quốc hội là những người khá hiền lành như bà Mai, ông Lịch, ông Vương, vị trí chủ tịch nước không nhiều thực lực có rơi vào tay Tô Lâm hay Xuân Phúc chăng nữa, thì chỉ cần nắm vị trí thủ tướng đầy quyền lực và màu mỡ thôi.
Trương Tấn Sang thực sự là Thái Thượng Hoàng mà Trương Hòa Bình là con rối để Sang điều khiển, bởi lực lượng Hà Tĩnh quê gốc của Sang chịu ân huệ và ảnh hưởng của Tư Sang rất nhiều.
Người ta có thể thấy được ngay nét hân hoan của những đại gia, nhóm lợi ích sân sau của Trương Tấn Sang khi mà đại hội 13 chưa diễn ra.
Thời đại của Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào dĩ vãng, nói thực thì những gì ông Trọng có được ngày hôm nay từ cái ghế ông ngồi đến uy tín đốt lò đều từ Trương Tấn Sang làm nên cả. Ông Trọng được hưởng những thứ đấy đến giờ cũng đã đủ.
Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar.
Cái gì mà Trương Tấn Sang đã dày công sắp đặt, hãy trả lại thành quả cho ông ta.
Trương Hòa Bình làm thủ tướng, ông ta chẳng có tình cảm hay liên hệ gì với Nguyễn Tấn Dũng. Ở người khác họ chỉ mưu mô khi tranh đoạt quyền, khi đoạt được rồi có khi họ chẳng màng tới việc xử những đối thủ trước kia. Nhưng với Tư Sang và Trương Hòa Bình có lẽ sẽ không chỉ tranh quyền lực thôi là đủ. Bởi mối thù của Tư Sang đối với Ba Dũng mới chính là động cơ để Tư Sang nỗ lực đưa đệ tử Trương Hòa Bình lên nắm quyền sinh sát ở nhiệm kỳ 13.
Thời đại của Nguyễn Phú Trọng đã sắp chấm dứt, người ta có thể thấy ngay trước mắt, một thời đại mới mang dấu ấn của Thái Thượng Hoàng Trương Tấn Sang.
Các nhà đầu tư, chờ gì nữa, hãy đến gặp Nguyễn Công Khế, Nguyễn Cao Trí, Đặng Thành Tâm... ngay từ bây giờ để thiết lập quan hệ.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972, 18/12/2020
*************************
Kết thúc sớm Hội nghị Trung ương 14 và sẽ còn hội nghị 15 trước Đại hội Đảng
RFA, 18/12/2020
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thứ 14, Khóa 12 kết thúc sớm hơn kế hoạch đề ra và trước kỳ đại hội đại biểu toàn quốc sẽ còn có một kỳ hội nghị trung ương nữa. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 18 tháng 12.
Hội nghị Trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 14/12/2020 - Báo Chính Phủ
Trong phát biểu bế mạc, ông Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tự tin cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…
Một nội dung chính của hội nghị được cho biết là các nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII tới được Ban Chấp hành trung ương nhất trí cao và sẽ đưa ra cho Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới.
Danh sách nhân sự này không được tiết lộ với công chúng mặc dù có nhiều đồn đoán về những nhân sự sắp tới.
Hôm 14/12, ông Trọng, trong bài phát biểu Khai mạc Hội nghị trung ương 14, đã cho rằng trong đợt góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng 13 có ý kiến chưa tán thành hoặc nhất trí cao. Ông cho rằng "Cá biệt có ý kiến đi ngược lại với quan điểm đường lối cơ bản của đảng đã được khẳng định trong cương lĩnh của đảng năm 2011 và Hiến pháp năm 2013. Cũng có những luận điệu xuyên tạc sai trái lợi dụng cái này để nói xấu chúng ta. Không phải là không có những cái sự việc ấy !"
Ông Trọng nói đối với những luận điệu bị cho là sai trái, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo báo chí công luận phản bác.
*************************
Người Buôn Gió, 14/12/2020
Dựa theo suy luận cá nhân, thì những người có tên trong danh sách dưới đây đang là ứng cử viên vào Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam khóa 13.
Tốp 1 :
1. Trần Cẩm Tú, người Hà Tĩnh, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương
2. Phan Đình Trạc, người Nghệ An, trưởng ban nội chính trung ương.
3. Nguyễn Văn Nên, người Tây Ninh, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Hòa Bình, người Quảng Ngãi, chánh án tòa án tối cao.
5. Vũ Đức Đam, người Hải Dương, phó thủ tướng.
6. Lương Cường, người Phú Thọ, chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội, thứ trưởng bộ quốc phòng.
7. Trần Thanh Mẫn, người Hậu Giang, chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt
Tốp 2 :
Đây sẽ là những cái tên mới lạ, tất nhiện trong số này nhiều người đưa ra chỉ để làm quân xanh, nhưng có khi sự tranh chấp gay gắt, quân xanh lại được chọn lựa.
1. Đinh Tiến Dũng, người Ninh Bình, bộ trưởng bộ tài chính.
2. Lê Minh Khái, người Bạc Liêu, tổng thanh tra chính phủ.
3. Lê Minh Hưng, người Hà Tĩnh, chánh văn phòng trung ương đảng.
4. Đào Ngọc Dung, người Hà Nam, bộ trưởng bộ Lao động, thương binh và xã hội.
5. Trần Tuấn Anh, người Quảng Ngãi, bộ trưởng bộ Công Thương.
6. Bùi Văn Cường, người Hải Dương, bí thư Đắk Lắk.
7. Võ Thị Anh Xuân, An Giang, bí thư An Giang.
8. Lê Thị Nga, người Hà Tĩnh, chủ nhiệm ủy ban tư pháp quốc hội.
9. Nguyễn Trọng Nghĩa, người Tiền Giang, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị.
10. Lê Thành Long, người Kiên Giang, bộ trưởng bộ tư pháp.
11. Bùi Thanh Sơn, người Hà Nội, thứ trưởng thường trực Bộ NGoại Giao.
12. Bùi Thị MInh Hoài, người Hà `Nam, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương.
13. Nguyen Tân Cương, người Hà Nam, thứ trưởng bộ quốc phòng.
14. Lê Hồng Quang, người Kiên Giang, phó chánh án tòa án tối cao.
15. Nguyễn Xuân Thắng, người Nghệ An, giám đốc học viện Hồ Chí Minh.
Đến tận ngày 20 tháng 11 năm 2020, trước hội nghị trung ương cuối cùng của khóa 12 chỉ hơn 20 ngày, bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam có phương án nhân sự chủ chốt để giới thiệu ra đại hội thứ 13 bầu chọn.
Nói là đưa ra để đại hội 13 bầu chọn, nhưng thực chất cuộc bầu chọn đã được Bộ Chính trị khóa 12 chọn lựa và thống nhất xong. Việc bầu chọn của các đại biểu tham dự đại hội 13 chỉ là thủ tục. Bởi thường những vị trí giới thiệu chủ chốt chỉ có một người ra ứng cử.
Thế nên để đoán được ai có tên trong danh sách tứ trụ đại hội 13 chỉ cần nhìn xem ai có thế lực ở trong Bộ Chính trị, trung ương khóa 12 này, sẽ có thể biết kết quả khóa sau.
Bộ Chính trị khóa 12 hiện nay có những ai là có thực lực ?
Các ông Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng đã ra khỏi cuộc chơi. Tiếp đến các ông Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải cũng nhận án kỷ luật. Ông Nguyễn Thiện Nhân rời khỏi chức bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghĩa ông đã hết quyền lực.
Bà Trương Thị Mai, Tòng Thị Phóng và Võ Văn Thưởng, Phạm Bình Minh thuộc nhóm có cũng như không.
Nhóm quyền lực thực sự trong Bộ Chính trị có Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính, Tô Lâm. Không nhắc đến ông Ngô Xuân Lịch và Trần Quốc Vượng, bởi hai ông này với ông Trọng là một, ý ông Trọng ra sao thì hai ông này theo vậy. Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ hơn người là bà đang ngồi một trong 4 ghế tứ trụ, xét về mặt vây cánh bà không có bằng những ông khác, để ý kiến có trong lượng. Việc bà ngồi ghế tứ trụ hiện nay do Nguyễn Phú Trọng muốn có nữ giới để cho khác với những nhiệm kỳ trước kia, có cái gọi là đổi mới.
Trong nhóm 5 người quyền lực nhất có đến 4 người ở trong Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng là các ông Trọng, Bình, Chính, Tô Lâm
Cũng trong nhóm 5 người quyền lực nhất này có 3 ông gốc công an là Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính và Tô Lâm. Hai ông Phúc và Trọng không xuất thân từ công an, nhưng có chân trong đảng ủy công an trung ương.
Có thế thấy ngay công an chiếm ưu thế về quyền lực trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Chưa kể hai ông công an chắc suất vào Bộ Chính trị khóa tới là ông Nguyễn Văn Nên và ông Phan Đình Trạc và có thể là cả ông Nguyễn Hòa Bình nữa.
Tính đi tính lại thì ông Trọng vẫn là người quyền lực nhất, ông kiêm nhiều chức vụ nắm quyền lực. Ông tất sẽ chọn lựa người làm tổng bí thư không phải là người xuất thân từ công an, bởi nếu vậy các ông công an còn lại sẽ không phục, họ sẽ ấm ức tại sao không phải là họ mà lại là ông kia.
Suy ra chỉ còn có ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng đủ ứng cử vào ví trí Tổng bí thư, trong đó ông Vượng là chỗ thân tín của ông Trọng. Ông Trọng sẽ đưa ra phương án ông Vượng là Tổng bí thư, còn nếu Bộ Chính trị không đồng ý, thì ông Trọng giới thiệu ông Ngô Xuân Lịch. Nên nhớ quyền giới thiệu thuộc về tổng bí thư khóa trước là chủ yếu, Các giới thiệu của người khác chỉ có hiệu quả khi phần lớn các ủy viên Bộ Chính trị khác đồng tình.
Nếu ông Trọng giới thiệu như vậy, các ông công an quyền lực trong Bộ Chính trị kia sẽ chọn ông Vượng hơn là một ông Lịch ở bên quân đội.
Ông Vượng qua mấy lần lấy phiếu, uy tín đều thấp. Ông Trọng đã cho diệt luôn những người uy tín cao khác để răn đe, đồng thời ông bảo đừng thấy đỏ tưởng là chín, chọn người phải chọn lúc họ làm rồi mới biết họ làm hay mới là chọn. Như vậy đã thấy quyết tâm ông Trọng đưa ông Vượng lên bằng được, và nếu đã thế thì chẳng còn gì nữa, nếu không có đột biến như đảo chính thì chắc chắn ông Vượng sẽ giữ chức tổng bí thư.
Ngay bây giờ có thể khằng định chắc chắn ông Trần Quốc Vượng sẽ là tổng bí thư khóa 13.
Nguồn : nguoibuongio1972, 14/12/2020
Hôm 14/9/2020, tạp chí The Diplomat có bài viết của tác giả David Hutt tiêu đề ‘Three-Horse Race for Vietnam’s Next Communist Party Chief’. Tạm dịch là ‘Cuộc đua tam mã vào vị trí lãnh đạo nhiệm kỳ tới của đảng cộng sản Việt Nam’.
Các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam rời hội trường nghỉ giải lao tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội ngày 25/01/2016. AFP
Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng Một và không thể trì hoãn bất kể đại dịch Covid-19 có diễn biến thế nào chăng nữa. Ủy ban Trung ương mới gồm 180 ủy viên sẽ được bầu chọn từ 1.600 đại biểu toàn quốc và các vị trí quan trọng nhất sẽ có thay đổi nhân sự.
Câu hỏi được đặt ra vào lúc này là ai sẽ giữ chức Chủ tịch nước, bởi có những đồn đoán có thể có sự hợp nhất vĩnh viễn giữa vị trí Chủ tịch nước và vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.
Vào đầu những năm 1990, mô hình "tứ trụ" được triển khai với bốn vị trí quan trọng gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội - do bốn người đảm nhiệm. Lãnh đạo dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng đến năm 2018, mô hình này bị phá vỡ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức Chủ tịch nước sau cái chết của Chủ tịch nước đương nhiệm là ông Trần Đại Quang.
Một số chuyên gia cho rằng, đây là một động thái của ông Trọng để đạt được quyền lực tối đa. Một số khác cho rằng, việc hợp nhất như vậy là việc làm tiện lợi, không gây bất ổn cho Bộ Chính trị vào giữa nhiệm kỳ.
Nhà quan sát chính trị Hà Hoàng Hợp nói với RFA rằng, lúc đầu người ta định là đại hội đảng 13 diễn ra vào cuối tháng 1 năm 2021. Bây giờ họ quyết định lại là sẽ tổ chức vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2021. Ông phân tích thêm về đồn đoán "tam trụ hay tứ trụ" :
"Ngày 5 tháng 10 tới đây thì Hội nghị Trung ương 13 họp bàn về nhân sự. Tình trạng cho đến nay phải nói là không có gì thay đổi so với quyết định đã có từ Hội nghị Trung ương 12 vào tháng 5 vừa rồi. Trong Hội nghị Trung ương 12 vừa rồi có mấy điểm sau :
Thứ nhất là ông Trọng phải nghỉ. Thứ hai là có hai ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư là ông Vượng và ông Phúc. Gọi là tiền ứng cử viên thì đúng hơn. Thứ ba là sẽ quay lại chế độ tứ trụ, là bốn người chứ không phải ba người như bây giờ. Thứ tư là người ta sẽ phải chọn chỉ có một người quá tuổi được ở lại để làm Tổng bí thư thôi. Không thể nhiều hơn. Đây là bốn điểm rất quan trọng và đúng với thực tế.
Hiện nay bà Ngân không nằm trong chỗ những người cạnh tranh chức Tổng bí thư, nhưng không loại trừ việc bà Ngân có thể làm Tổng bí thư. Không ai loại trừ được".
Theo điều lệ đảng hiện hành thì người giữ chức vụ Tổng bí thư sẽ không được giữ chức này quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ông Nguyễn Phú Trọng đã giữ chức này hai nhiệm kỳ liên tiếp nên nhiệm kỳ tới ông sẽ nghỉ. Nếu ông Trọng muốn làm nhiệm kỳ thứ ba thì thay đổi điều lệ đảng.
Về mặt ngoại giao, theo tác giả David Hutt, người đứng đầu đảng cộng sản không đại diện cho nhà nước hay chính phủ. Vì vậy, việc các chính phủ phương Tây chào đón người đứng đầu đảng cộng sản trong chuyến thăm cấp nhà nước sẽ thể hiện sự chấp nhận ngầm đối với hệ thống độc đảng toàn trị của Việt Nam, như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hoa Kỳ vào năm 2015. Đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong thực tế, Lào và Trung Quốc là hai nước hợp nhất hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước làm một từ nhiều chục năm trước. Việc này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác kiểm soát chính sách đối ngoại và đối thoại với chính phủ các nước phương Tây.
Các đại biểu dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 21/1/2016. AFP
Theo nhận định của tác giả, nhiệm kỳ tới ông Trọng sẽ không giữ vị trí lãnh đạo trong dàn lãnh đạo nữa. Ông Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của ông Trọng và là Thường trực Ban bí thư Ban chấp hành Trung ương, là người dẫn đầu thay ông Trọng. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát lại đánh giá Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên sáng giá cho chức Tổng bí thư.
Ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của ông :
"Chức vụ Tổng bí thư không hẳn là quan trọng nhất, nhưng từ đấy nó mới ra những vị trí khác. Bởi nguyên tắc lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam là tập thể lãnh đạo. Tập thể lãnh đạo thì họ sẽ bầu rồi chỉ ra ai làm ứng cử viên Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng. Nếu chưa xác định được ai là Tổng bí thư thì khí xác định ai là Thủ tướng.
Chức chủ tịch nước và chức chủ tịch Quốc hội là hai chức rất dễ xác định, hay nói đúng hơn là không khó xác định. Chức Tổng bí thư phải được xác định trước thì sau đó mới đến chức Thủ tướng. Còn một điều nữa là Tổng bí thư và Thủ tướng phải là hai người ở hai miền khác nhau. Không thể ai ông cùng một miền. Từ khóa 7 đến bây giờ là nó thế rồi. Nó không thành văn nhưng nó thành quy định rồi".
Một ứng cử viên khác cho ghế Tổng bí thư được ông David Hutt nói tới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Tác giả lập luận rằng chính ông Trọng cũng từng là Chủ tịch Quốc hội trước khi ông ngồi ghế tổng bí thư vào năm 2011, tức là đã có tiền lệ cho con đường thăng tiến này.
Bà Ngân là Chủ tịch Quốc hội từ năm 2016. Đây là một trong bốn vị trị chính trong hệ thống "tứ trụ" của Việt Nam, dù chức vụ này thường được coi là ít quyền lực nhất trong bốn chức vụ. Tuy vậy có ý kiến cho rằng đảng chưa sẵn sàng cho một nữ Tổng Bí thư.
Nếu bà Ngân không được bầu vào chức Tổng bí thư vào nhiệm kỳ tới thì bà Ngân được cho là sẽ nghỉ hưu Bộ Chính trị. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu bà Ngân đi tiếp thì ai sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Quốc hội ?
Một số chuyên gia cho rằng bà Trương Thị Mai là người sẽ được thay thế vào vị trí Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ tới để thực hiện cam kết rõ ràng của đảng về sự bình đẳng.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói về điều này :
"Khả năng hầu như chắc chắc bà Mai sẽ làm Chủ tịch Quốc hội. Bà Mai làm ủy viên Bộ Chính trị khóa này là khóa thứ hai. Thứ hai nữa là trong tứ trụ phải có nữ theo quy định. Chức này từ rất lâu nó không phải là một chức trong tứ trụ. Nó là một chức rất bé. Chỉ từ đại hội đảng khóa 8 tới nay nó mới nằm trong Bộ chính trị".
Tác giả David Hutt trích dẫn từ một bài viết của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp vào tháng Năm rằng, người kế nhiệm của bà Ngân có thể sẽ là bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, hoặc ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Nếu đảng muốn duy trì một đại diện nữ ở vị trí tứ trụ, bà Mai sẽ nắm ghế này. Nếu kinh nghiệm được đặt trên giới tính, ông Chính có cơ hội tốt hơn.
Sau Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII) của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam diễn ra hồi tháng 5 năm 2020, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc viết rằng, nếu một ngoại lệ được chấp thuận thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm.
Ngoại lệ ở đây là tuổi của ông Vượng và sức khoẻ của ông. Ông Vượng sẽ 67 tuổi vào năm 2021 và 72 tuổi vào đại hội 14. Liệu ông ta sẽ là Tổng Bí thư một nhiệm kỳ hay ông cũng giống ông Trọng (nghỉ hưu ở độ tuổi 76), được cho thêm một ngoại lệ và nghỉ hưu ở độ tuổi 77 ?
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 17/09/2020
Cuộc chiến chống Covid-19 có vẻ như đã được dẹp yên khi nhiều ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm một ca nhiễm virus corona nào, tình hình được kiểm soát với chỉ 270 trường hợp dương tính và không có ca tử vong nào, một thành tích kỷ lục của thế giới ; các chuyến bay nội địa đã được phép nối lại từ thứ Năm ; các biện pháp giãn cách xã hội đã được dỡ bỏ tại hầu hết các nơi, trừ vài huyện ở Hà Nội. Nhưng giới chức Việt Nam đã có sẵn một cuộc chiến khác còn khốc liệt hơn cả Covid-19 để lao vào đó là cuộc đua vào Đại hội 13. Cuộc tranh giành quyền lực ở Việt Nam bước vào giai đoạn quyết liệt.
Ảnh : ‘Tứ trụ’ của Việt Nam gồm các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Một câu hỏi lớn mang tính quyết định đến việc lựa chọn những vị trị quyền lực nhất là liệu Đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh tổng bí thư kiêm chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Sau khi nhà sáng lập Hồ Chí Minh qua đời, Đảng Cộng Sản đã tránh việc tập trung quyền lực bằng cách chia quyền lãnh đạo cho "Tứ trụ" tức là bốn vị trí quyền lực nhất là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, đã kiêm thêm chức chủ tịch nước vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời ở tuổi 61. Ban đầu được coi là giải pháp tạm thời, nhưng như vậy đã tạo ra tình huống tương tự như ở Trung Quốc, nơi ông Tập Cận Bình giữ một lúc hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư đảng.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.
Ông Hải cũng lưu ý rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức tổng bí thư vừa làm chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.
Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.
Giới quan sát nhận định hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, 65 tuổi ; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, 66 tuổi, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cơ quan này và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, 67 tuổi.
Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.
Hồ sơ của ông Vượng cũng rất sạch sẽ, có thể được coi là trong sạch và ông đã là phụ tá cho ông Trọng kể từ sau tin đồn đột quỵ. Ông Vượng có thể tạm coi là người tương đối quyết liệt nếu có ông Trọng bật đèn xanh trong một số trường hợp chống tham nhũng.
Nhưng bản lĩnh của ông Vượng như thế nào vẫn là một vấn đề cần theo dõi khi ông Vượng chưa hề qua cấp lãnh đạo địa phương. Ông Vượng chỉ là một cán bộ văn phòng trung ương rồi một thời gian qua làm bên Kiểm sát và chưa thể thấy ông đã thể hiện như thế nào trong các vấn đề đa dạng và phức tạp của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, "thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó".
Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay khiến ông không còn tham dự các sự kiện thì ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách. Thủ tướng Phúc nổi bật như gương mặt đại diện của Việt Nam trên thế giới, gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ông tỏ ra như một người lãnh đạo đất nước, xử lý các vấn đề đối nội và đối ngoại kể từ tháng Tư năm ngoái.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 – độ tuổi không phải là quá cao – đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Nhưng việc làm thủ tướng của ông bị coi là có phần bá xạo khi luôn khai vống lên các con số để làm cho tình hình kinh tế đất nước luôn nổi bật. Tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn cao cho dù suốt năm qua, chả có công trình lớn nào được triển khai.
Tính đến tháng 9/2019 còn khoảng 500 ngàn tỷ trái phiếu chính phủ bị đọng lại trong khi phải trả lãi rất cao. Giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%. Số doanh nghiệp giải thể nhiều. Vậy thì tại sao lại có được con số tăng trưởng đẹp như vậy ? Nó chỉ có thể giải thích rằng, nó đã được làm giả.
Ông Phúc còn bị quy kết có sân sau, có đàn em đệ tử và gây ra nhiều vấn đề phức tạp. Như dự án chống ngập tại Sài Gòn lên đến 10.000 tỷ đồng trong đó con rể ông Phúc là Vũ Chí Hùng có can dự. Ngân hàng quốc gia đã bơm vào Trung Nam Group để thực hiện dự án chống ngập lên đến 3.000 tỷ. Đây là biểu hiện rõ nét nhất về việc, ông Phúc chả kém gì ông Dũng khi con cái cũng tham gia vấn đề tiền bạc.
Còn về khả năng trở thành nữ Tổng bí thư đầu tiên của Chủ tịch đương nhiệm Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chuyên gia Lê Hồng Hiệp, thuộc ISEAS – Yusof Ishak Institute ở Singapore, nhận định : "Việt Nam chưa sẵn sàng có một tổng bí thư là phụ nữ".
Cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của địa lý. Sự kình địch như trong thời chiến giữa thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh, luôn dai dẳng. Vị trí cao nhất là tổng bí thư luôn thuộc về một nhân vật miền Bắc hoặc miền Trung. Bà Ngân lại đến từ miền Nam.
Trong kỳ Đại hội năm 2016, Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng, người miền Nam, được cho là ứng viên nặng ký cho chức tổng bí thư, nhưng ông Dũng buộc phải rút lui sau cuộc đấu đá với ông Trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động – thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.
Ngoài ba ứng cử viên trên, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương được The Diplomat đánh giá là một ứng cử viên trẻ tuổi với thành tích mạnh mẽ trong lĩnh vực cải cách kinh tế và hành chính, ông đạt được thành tích này khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, một trong những tỉnh giàu nhất đất nước. Mặc dù thế, ông sẽ chỉ hoàn thành một nhiệm kỳ thành viên Bộ Chính trị vào năm 2021. Chức vụ hiện tại của ông cũng có thể là một điểm yếu : Chưa bao giờ có một Tổng bí thư mà trước đây từng làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Có một lô – gíc rõ ràng cho điều đó, vì một người như vậy sẽ được coi là có quá nhiều quyền lực khi giữ chức vụ cao nhất và đồng thời nắm giữ tất cả các hồ sơ nhân sự cấp cao của Đảng. Đó là trường hợp gần giống như một nhân vật Liên Xô khét tiếng Lavrentiy Beria. Bên cạnh đó, việc ông Chính không thể thuyết phục và đưa ra Dự luật Đặc khu Kinh tế mà đã gây ra cuộc biểu tình bạo lực ở Việt Nam hồi năm ngoái, sẽ làm giảm uy tín của ông.
Chức vụ thủ tướng được dự đoán với nhiều ứng viên tiềm năng.
Nếu mục tiêu của Hà Nội là giữ khoảng cách với Bắc Kinh và xích lại gần Washington, thì theo một số người, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thích hợp cho chức thủ tướng, hoặc là chủ tịch nước. Ông Minh là người miền Bắc, dường như là thiên về Trung Quốc nhưng thông thạo tiếng Anh, có bằng thạc sĩ luật và ngoại giao của trường đại học Tufts, Hoa Kỳ.
Ông Vương Đình Huệ, Bí thư thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng được nêu ra cho chức thủ tướng.
Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.
Ông nói : "Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay ngay cả khi ông vào Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
Trong khi đó, với tăng trưởng GDP ở mức 7,2% như năm 2019 thì việc trong những năm tới, duy trì đà tăng trưởng cao hơn hay ít nhất không thấp hơn mức đó là rất khó. Điều này đòi hỏi Thủ tướng phải là người rất năng nổ, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Thứ hai, vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi".
Một vấn đề cũng gây tranh luận không kém đó là liệu đương kim Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chịu từ giã chính trường.
22222222222222222222
Ảnh : Lần đầu tiên báo chí quốc tế đề cập đến tin đồn về tình trạng sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19/4/2019
Một số chuyên gia cho rằng thời của ông Trọng còn lâu mới kết thúc, dù tuổi cao và bệnh tật. Ông có thể duy trì cả hai chức vụ.
Việc đưa ra các quy định mới về thay đổi lãnh đạo hồi tháng Giêng và tham gia hội nghị đánh giá tình dịch Covid-19 đã củng cố thêm tin đồn về việc ông Trọng sẽ vẫn tại vị.
Một số người nói rằng sự hiện diện liên tục của Trọng sẽ góp phần ổn định chính trị. Nhưng nó cũng có nghĩa là tứ trụ vẫn giảm xuống còn ba để ông Trọng tiếp tục thâu tóm quyền lực.
Cuộc đua từ giờ đến Đại hội 13 là "để xác định ai ở, ai đi, ai lên, ai xuống".
Dù là quay trở về với tứ trụ hay tiếp tục duy trì tạm trụ thì dàn lãnh đạo vào năm tới sẽ bận rộn với giải quyết hậu quả của năm 2020 do đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc gây ra.
Tổng sản phẩm trong nước chỉ tăng 3,82% trong quý đầu tiên, kém xa tốc độ 6,97% trong tháng 10-12. Các dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 14/4/2020, cho thấy kinh tế sẽ chỉ tăng 2,7% hay thậm chí trưởng âm trong năm nay.
Trong lĩnh vực đối ngoại,với vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm nay, Việt Nam đã phải hoãn hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng trong cho đến ít nhất là cuối tháng Sáu.
Hà Nội đã mong muốn thúc đẩy hợp tác ASEAN như một bước đệm chống lại Trung Quốc và thúc đẩy nền kinh tế đầy triển vọng của ASEAN trên trường quốc tế, nhưng những mục tiêu này đã đều bị trì hoãn lại vì đại dịch.
Cuộc chạy đua cho Đại hội 13 đang bước vào hồi gay cấn.
Bài viết có tựa ‘Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên truyền thông tại Việt Nam hôm 26/04 vừa qua đã cho thấy ‘tầm nhìn rất cộng sản’ của người lãnh đạo.
Một trong những điểm cốt yếu, xuyên suốt trong bài viết trên là công tác cán bộ của đảng gắn liền với chế độ. Đối với Đại hội 13 được xác định ‘là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước.
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 13, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là "phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc" và ông mượn câu thơ trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nói về điều này.
Qua đó, đủ để hiểu nhân sự cấp cao của Việt Nam trong Đại hội tới có mục đích cao cả là nhằm duy trì chế độ. Và như thế, chế độ sẽ duy trì bằng cái ‘đức’ của một người cộng sản với tư duy tham nhũng, lạc hậu và đầy đau khổ.
Tương lai cho một Việt Nam Dân chủ và Tự do vẫn còn nhiều chông gai.
Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn : Thoibao.de, 02/05/2020