Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bonnie Tu phá lên cười. Bà vừa phát hiện ra chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu "Make America Great Again" mà một đồng nghiệp để lại trên bàn để chọc bà. Chủ tịch của Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, không phải là người hâm mộ Donald Trump. Thuế quan của Trump đã làm rối tung chuỗi cung ứng của bà và khiến chi phí tăng lên. "Đó là thuế đánh vào việc đạp xe, hoạt động có ích cho sức khỏe nhất trên thế giới", người phụ nữ 70 tuổi, bản thân là một người rất thích đạp xe đạp, nói. Đáp lại, Giant đã giảm quy mô sản xuất ở Trung Quốc và tăng công suất ở Đài Loan. "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác", bà nói.

4tigers1

Xe Huyndai chuẩn bị lên tàu xuất khẩu tại Hải cảng Ulsan

Giant không phải trường hợp đơn lẻ. Hàng chục công ty Đài Loan gần đây đã quay về, bao gồm Compal, một nhà sản xuất máy tính ; Delta Electronics, một nhà cung cấp linh kiện điện ; và Long Chen, một công ty sản xuất giấy. Năm 2018, chính phủ đã khai trương văn phòng "Invest Taiwan" (Đầu tư vào Đài Loan), hứa hẹn cung cấp các khoản vay chi phí thấp giúp các công ty trang trải chi phí di dời sản xuất. Văn phòng đã nhận được hồ sơ đăng ký từ hơn 150 công ty.

Tất cả điều này có thể làm người ta tưởng Đài Loan đã được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại. Singapore và Hàn Quốc cũng đã giành được thêm thị phần tại Mỹ từ tay Trung Quốc. Nhưng sẽ là một sai lầm khi kết luận rằng cuộc chiến thương mại là có lợi cho những con hổ. Nhìn chung, nó gây tác hại thì đúng hơn. Cuộc chiến đang phá vỡ ba điều mà các nền kinh tế này phụ thuộc mật thiết : một hệ thống thương mại toàn cầu mở, mạng lưới sản xuất ở Châu Á, và thị trường lớn nhất của họ, Trung Quốc. Các nhà phân tích của Goldman Sachs đã xem xét tăng trưởng của 13 nền kinh tế Châu Á so với tiềm năng của họ trong năm nay ; và các con hổ Châu Á chiếm bốn trong số năm vị trí dưới cùng.

Việc xung đột thương mại làm họ lo lắng là điều tự nhiên. Rốt cuộc, xuất khẩu chính là trung tâm của sự thành công của họ sau Thế chiến II. Hàn Quốc bắt đầu với tôn, ván ép và dệt may. Các nhà xuất khẩu của họ được hưởng lợi từ tín dụng rẻ, miễn thuế nhập khẩu và việc phá giá đồng won vào năm 1964 (trớ trêu thay, điều này là do Mỹ khuyến khích). Từ tháng 2/1965 cho đến khi bị ám sát năm 1979, Tổng thống Park Chung-hee đã tham dự gần như mọi cuộc họp hàng tháng của ủy ban xúc tiến xuất khẩu nước này, xem xét mẫu sản phẩm và tập hợp các doanh nhân trong các bữa ăn trưa. Ông đã khóc khi xuất khẩu của Hàn Quốc vượt mức 100 triệu đô la vào năm 1964, công bố một ngày lễ quốc gia được gọi là "ngày xuất khẩu" (sau đổi tên thành Ngày Thương mại).

Đài Loan cũng bắt đầu với tín dụng rẻ và giảm thuế cho các nhà xuất khẩu. Các doanh nhân sớm trỗi dậy. Bà Tu nhớ người chú của mình, King Liu, người sáng lập Giant, nói với sự ngạc nhiên vào năm 1972 rằng "Người Mỹ đang mang tiền đến đây để mua xe đạp". Ông sớm nhận thấy rằng các nhà cung cấp địa phương của Đài Loan không đáng tin cậy : lốp cao su thường bị rơi ra khỏi vành. Vì vậy, ông Liu đã đi vòng quanh đảo để thuyết phục các nhà sản xuất khác rằng tất cả sẽ được hưởng lợi nếu họ cùng tuân thủ các kích thước sản phẩm giống nhau.

Singapore và Hồng Kông thường được coi là trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhưng họ cũng đã từng là một ví dụ điển hình của sản xuất thâm dụng lao động. Có một thời gian, vào những năm 1970, Hồng Kông là nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới. Khi Singapore giành được độc lập năm 1965, nơi này đã quảng bá hình ảnh một trung tâm sản xuất. Sự hợp tác với Hồng Kông đã có ngay từ đầu : một trong những nhà đầu tư lớn đầu tiên của Singapore là GE, công ty đã thành lập một nhà máy sản xuất radio kèm đồng hồ ở Singapore do lo ngại rằng bạo lực trong Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc có thể lan sang Hồng Kông.

Ngay cả khi những con hổ đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, xuất khẩu vẫn là một phần trong DNA của họ. Các công ty trở nên tinh vi hơn theo thời gian, được thúc đẩy bởi các chính phủ (vốn thường có nhiều nhà công nghiệp đầy tham vọng). Tại Hàn Quốc, sau một thập niên thành công trong ngành công nghiệp nhẹ, các quan chức đã thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng hơn, như đóng tàu và hóa chất. Đài Loan đã tạo ra các công viên khoa học dành cho các ngành công nghiệp tiên tiến từ quang điện tử đến chất bán dẫn. Singapore thành lập một Ủy ban Máy tính Quốc gia vào năm 1981 để đào tạo công nhân công nghệ cao.

Phần lớn thế giới đã mất ưu thế trước Trung Quốc trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của các con hổ Châu Á đã ổn định ở mức 10% (xem biểu đồ). Còn Nhật Bản, hình mẫu kinh tế trước đây của họ, đã chứng kiến ​​tỷ lệ của mình giảm xuống dưới 4%, bằng một nửa so với năm 2000.

4tigers2

Giống như các nền kinh tế giàu có khác, họ đã chuyển phần lớn sản xuất cơ bản sang Trung Quốc. Mang tính biểu tượng nhất là Foxconn, một công ty điện tử của Đài Loan hiện được biết đến như là nhà lắp ráp chính của iPhone. Công ty đã mở nhà máy đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1988 ; 30 năm sau, công ty tuyển dụng khoảng 1 triệu lao động ở đó. Nhưng khi họ chuyển các công việc cấp thấp sang Trung Quốc, các con hổ cũng leo lên trên bậc thang chuỗi cung ứng. Hàn Quốc là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Đài Loan có công suất lớn nhất về chế tạo chất bán dẫn. Do đó, mỗi bên đều chiếm hơn 12% nhu cầu cuối cùng của Trung Quốc đối với các sản phẩm điện tử và máy tính, gấp đôi so với bất kỳ đối tác thương mại nào khác. Nói một cách đơn giản, họ làm ra những thứ mà Trung Quốc không thể làm.

Họ cũng đã hưởng lợi từ thành công của Trung Quốc. Khi các công ty tập hợp lại với nhau ở Trung Quốc, Châu Á nói chung đã trở thành một khu vực sản xuất mạnh hơn. Tỉ trọng của Châu Á trong mua bán linh kiện toàn cầu tăng từ 19% năm 2000 lên 30% năm 2016. Trung Quốc đại lục là nơi có bốn trong số bảy cảng container bận rộn nhất thế giới ; những cảng khác là ở Singapore, Busan và Hồng Kông.

Cả Singapore và Hồng Kông đều tăng cường vai trò là trung tâm quản lý của "Nhà máy Châu Á". Hơn 4.000 công ty đã chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở khu vực, thường để giám sát hoạt động ở Đông Nam Á. Hồng Kông có ít hơn, với khoảng 1.500 trụ sở, nhưng nó đã thành công hơn nhiều so với Singapore trong việc thu hút các công ty Trung Quốc vào sàn giao dịch chứng khoán của mình. Thị trường chứng khoán của Hồng Kông trị giá hơn 4 nghìn tỉ đô la ; của Singapore chỉ gần 700 tỉ.

Tất cả các kết nối này, dù hữu ích đến đâu, cũng tạo ra sự dễ bị tổn thương. Cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ là nhằm gây đau đớn cho Trung Quốc. Nhưng các con hổ, theo nhiều cách, cũng dễ bị thiệt hại vì họ nhỏ hơn và mở hơn. Ở Trung Quốc, xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% GDP. Ở Hàn Quốc, tỉ lệ là 45% ; ở Đài Loan là 65% ; còn ở Singapore và Hồng Kông là gần 200%.

Khi xé nát chuỗi cung ứng, chiến thuật của ông Trump đã gây nguy hiểm đặc biệt cho mô hình sản xuất toàn cầu của các con hổ. Họ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu vào từ các quốc gia khác. Họ cũng phục vụ một loạt các khách hàng, kể cả một số người mà Mỹ không tin tưởng. Các nhà máy Đài Loan sản xuất chip cho các công ty hàng đầu của Mỹ cũng như cho Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc mà người Mỹ cáo buộc là có hoạt động gián điệp. "Chúng tôi là công xưởng của tất cả mọi người. Chúng tôi không loại trừ một ai", một quan chức tại TSMC nói.

Đối mặt với tất cả sự bất định này, các con hổ có một vài lựa chọn. Một là đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm của họ. Đài Loan từ lâu đã thúc đẩy các công ty của mình khám phá các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc. Chính phủ Hàn Quốc rất muốn thúc đẩy nhiều sản phẩm đa dạng hơn. Trong "Ngày Thương mại" gần đây nhất, Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc đã hoan nghênh các ngành công nghiệp mới như xe điện và robot.

Một phản ứng khác là cố gắng hoàn thiện trật tự thương mại toàn cầu. Trước năm 2000, các con hổ chỉ tham gia vào năm hiệp định thương mại khu vực ; đến giờ họ đã tham gia thêm 49 hiệp định nữa. Singapore là người giúp khởi xướng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (một thỏa thuận thương mại từng nhắm vào Mỹ, Nhật Bản và mười quốc gia khác ở Thái Bình Dương) cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, vốn bao gồm cả Trung Quốc. Singapore cũng là một trong những quốc gia đang cố gắng môi giới một thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Mỹ để giúp cho Tổ chức Thương mại Thế giới tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Nhưng các con hổ có rất ít khả năng để tránh được một cuộc đụng độ toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ. Hồng Kông có rủi ro cao nhất. Sự đặc biệt của nó được công nhận trong luật pháp Mỹ, vốn coi Hồng Kông như một lãnh thổ hải quan riêng biệt với phần còn lại của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Hồng Kông không bị ảnh hưởng bởi thuế quan áp vào Trung Quốc. Nhưng một số công ty dường như đang khai thác điều này, chuyển hàng hóa đi vòng qua trung gian ở Hồng Kông để giảm mức thuế mà họ phải đối mặt. Mỹ có thể thắt chặt giám sát đối với hàng hóa xuất đi từ thành phố này.

Các vấn đề ở Châu Á cũng có thể xuất phát từ chính nơi đây. Một cuộc tranh chấp chính trị giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, có nguồn gốc từ sự chiếm đóng của Nhật Bản đối với Hàn Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20, đã biến thành một cuộc xung đột thương mại thế kỷ 21. Nhật Bản đã hạn chế việc bán cho Hàn Quốc các vật liệu quan trọng để sản xuất chip bán dẫn. Sự phân chia lao động toàn cầu được tiến hành chặt chẽ đến mức các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc rất khó tìm được nguồn hàng thay thế khả dĩ.

Hậu quả cuối cùng của sự hỗn loạn này là các công ty ngày càng khó biết được nên hoạt động ở đâu và giao dịch với ai. Bà Tu từ Giant kết luận là các công ty cần nắm vững những gì mà họ có thể kiểm soát. "Chúng tôi phải tập trung vào năng suất và tự động hóa", bà nói. Nhiệm vụ tăng năng suất là nhiệm vụ chung của tất cả các con hổ. Tự động hóa là một cách để đạt được điều đó. Nhưng các nước khác cũng làm như vậy.

Nguyên tác :"It has become harder for the Asian tigers to prosper through exports", The Economist, 05/12/2019

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 12/12/2019

Additional Info

  • Author The Economist
Published in Diễn đàn

Chiến lược gia Trung Quốc kêu gọi người phương Tây cần hiểu rằng sự trỗi dậy thành một cường quốc hải quân một phần là bởi sự bất an sâu sắc

paranoia1

Wu Zhaozong may mắn chứng kiến rõ khi Trung Quốc mở cửa ra thế giới. Khi còn là một cậu bé, ông đã xem ông của mình lái một chiếc xe ngựa qua bến cảng Thiên Tân, trên bờ biển phía bắc Trung Quốc. Những người hàng xóm nghèo, sống trong những ngôi nhà chung sân với bốn gia đình khác, sẽ đi theo xe ngựa để nhặt phân ngựa và than rơi rớt để làm chất đốt. Than cũng như tỏi là những mặt hàng xuất khẩu của Thiên Tân sang Nhật. Tôi rất hiếm khi nhìn thấy xe hơi, ông Wu nhớ lại.

Ngày nay, Thiên Tân là một trong mười cảng đông đúc nhất thế giới và ông Wu là giám đốc điều hành của một công ty tàu biển. Công việc của hãng này bao gồm bảo đảm các tuabin gió khổng lồ trên các tàu cho các đối tác Trung Quốc ở châu Phi. Đầu tuần này, ông Wu đã cho Chaguan quá gianh trên chiếc BMW của mình đến nhà ga hành khách Thiên Tân. Ở đó, ông giám sát các thủy thủ người Philippines mặc đồng phục đang chuyển hàng tươi sống lên tàu du lịch, trước khi chở khách du lịch Trung Quốc giàu có đến Nhật Bản. Những thay đổi ông Wu chứng kiến ở Thiên Tân, cửa ngõ vào Bắc Kinh và các thành phố khác ở miền Bắc Trung Quốc, vừa kịch tính vừa vừa nhanh chóng đến đáng kinh ngạc. Ông Wu, một người cha yêu quý của hai cô con gái nhỏ, chỉ mới 38 tuổi.

Trung Quốc là một cường quốc hướng nội khi ông Wu được sinh ra. Thiên Tân phát triển một phần bằng cách quay ra biển. Bảy trong số mười cảng container lớn nhất thế giới là ở Trung Quốc. Ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc vào năm 2018 đã giúp xây dựng hoặc mở rộng 42 cảng biển tại 34 quốc gia, thường là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu. Các nhà khai thác Trung Quốc sở hữu phần lớn cổ phần tại các cảng nước ngoài từ Abu Dhabi đến Zeebrugge (Bỉ).

Trong suốt lịch sử lâu đời, Trung Quốc không phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược đường bộ. Trái lại với những gì chưa từng có trước đây, sự giàu có của Trung Quốc tập trung ở các khu vực gần biển. Các tỉnh và thành phố ven biển chiếm một phần nhỏ trên cả nước, nhưng tạo ra hơn một nửa GDP. Không có gì đáng ngạc nhiên, Trung Quốc đang phấn đấu trở thành một cường quốc hàng hải. Hải quân Trung Quốc hiện lớn nhất châu Á, được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng ven biển, nhưng cũng bảo vệ các tuyến hàng hải vận chuyển 85% khối lượng hàng hóa giao thương, cũng như nhập khẩu năng lượng quan trọng. Hải quân có thể ủng hộ các tranh chấp lãnh thổ bao gồm đảo Đài Loan và gần như toàn bộ Biển Đông. Nhiệm vụ hải quân cuối cùng liên quan đến việc từ chối các tàu chiến Mỹ tiếp cận tự do với các vùng biển "các quần đảo đầu tiên", quần đảo bao quanh bờ biển Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản và các đảo phía nam, Đài Loan và Philippines.

Cách đây không lâu, Trung Quốc đã yêu cầu đế quốc Mỹ điều hành các căn cứ quân sự nước ngoài. Năm 2017, Trung Quốc đã mở một căn cứ hải quân ở nước ngoài tại quốc gia châu Phi Djibouti. Các khoản đầu tư thương mại của Trung Quốc vào các cảng quanh Ấn Độ Dương hoặc Nam Thái Bình Dương giờ đây thường xuyên đặt ra những câu hỏi gay gắt từ Mỹ, Úc và các cường quốc phương Tây khác vì lợi ích an ninh ở Thái Bình Dương, liệu Trung Quốc có sắp mở cửa một căn cứ khác. Vào cuối tháng 6, một quan chức Lầu Năm Góc cao cấp đã viết thư cho chính phủ Campuchia, bày tỏ lo ngại về Ream- căn cứ quân sự lớn nhất Campuchia- có thể sẽ sớm đón nhận khí tài quân sự Trung Quốc. Campuchia từ chối các kế hoạch này, mặc dù họ nhận ngập tràn tiền Trung Quốc.

Nhiều người Trung Quốc bình thường khăng khăng rằng Trung Quốc chỉ có lỗi là phát triển nhiều khiến phương Tây sợ hãi. "Trong lịch sử dân tộc, chúng tôi chưa bao giờ là một quốc gia hung hăng", ông Wu ở Thiên Tân nói, mặc dù ông chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ tự vệ nếu bị tấn công.

Người Mỹ chế giễu những điều bảo đảm như vậy, điều mà họ thường nghe từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ chỉ ra những hành động của Trung Quốc như xây dựng các căn cứ không quân và pin tên lửa trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông và thấy sự tự tin vênh vang và muốn gây hấn.

Các chiến lược gia Trung Quốc kêu gọi người phương Tây hiểu rằng họ tăng cường hàng hải là vì sự bất an sâu sắc. Họ nói Trung Quốc không được ban tạo về địa lý, như bị nguyền rủa. Họ có phần đúng. Trong "Ngôi sao đỏ trên Thái Bình Dương", một cuốn sách có ảnh hưởng về tham vọng hàng hải của Trung Quốc, Toshi Yoshihara và James Holmes, hai học giả hải quân, lưu ý rằng Tổng thống Dwight Eisenhower đã xem chuỗi đảo đầu tiên là phương tiện để Mỹ và đồng minh chiếm Trung Quốc, một quan điểm mà nhiều người ngưỡng mộ Trung Quốc chia sẻ. Cuốn sách trích dẫn một chiến lược gia quân sự người Trung Quốc gọi Đài Loan, tại trung tâm chuỗi xích, là "một khóa tròng cổ con rồng vĩ đại". Quyển sách mô tả nỗi sợ hãi ngột ngạt của các nhà hoạch định Trung Quốc khi họ chiêm ngưỡng những con đường dẫn ra đại dương đi qua các điểm hẹp giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines, hoặc qua eo biển Malacca gần Singapore. Trung Quốc có 14 quốc gia láng giềng trên cạn. Nước Mỹ ghen tị với họ vì chỉ có hai quốc gia láng giềng thân thiện và đại dương bao la cho mỗi bên hông.

Địa lý Mỹ dưới mặt nước thậm chí còn may mắn hơn, theo Owen Côte thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, trong một nghiên cứu mới trong Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử. Ông viết kể từ sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã theo dõi thành công các tàu ngầm nước ngoài bằng các mảng âm thanh được đặt ở nơi các thềm lục địa tiếp nối đại dương. Các đồng minh châu Á cho Mỹ đặt các thiết bị để phát hiện tàu ngầm Trung Quốc đang tiến ra đại dương qua ngả Nhật Bản, Đài Loan hoặc Philippines. Những hạn chế về địa lý, ví dụ như của vùng biển cạn bên trong, khiến Trung Quốc khó có thể xây dưng các thiết bị tương tự.

Mối quan hệ ràng buộc

Hu Bo, một chiến lược gia hải quân nổi tiếng tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc có thể cần thêm hai căn cứ quân sự ở nước ngoài giữa Djibouti và Biển Đông, bởi vì Djibouti sẽ ở quá xa "khi chúng ta gặp tình huống chiến tranh khẩn cấp". Trong khi Mỹ giành được nhiều căn cứ bằng các cuộc chiến tranh thế giới, Trung Quốc phải tìm kiếm các căn cứ thông qua các cuộc đàm phán kín đáo. Một số nơi có thể chủ yếu là thương mại trong thời bình, ông gợi ý. Trung Quốc ngày càng có "nhiều lợi ích lớn ở nước ngoài". Điều đó dọn đường hợp tác với các quốc gia khác, nhưng cũng có những lỗ hổng. Ông Hu nói rằng đây sẽ là một "nhiệm vụ tự sát" của Trung Quốc về bất kỳ hành động nào có thể gây ra một cuộc phong tỏa ở vùng biển gần biển của họ cho dù là do Mỹ hay các cường quốc hàng hải khác. Đó là một lập luận trấn an kỳ lạ, ít nhất là đối với thế giới. Trong địa chính trị, nếu không phải là địa lý, cảm giác dễ bị tổn thương có thể là một sự may mắn.

Nguồn : China’s maritime expansion reflects a curious mix of ambition and paranoia, The Economist, 04/07/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 08/07/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 10 novembre 2018 21:09

Việt Nam đang già đi trước khi giàu

Điều này khiến việc chăm sóc cho người già ngày càng khó khăn.

Khi bình minh vừa ló dạng ở Hà Nội, các khu vực vườn hoa bắt đầu đông đúc. Hàng trăm người già đến đây mỗi buổi sáng để tập thể dục trước khi thời tiết nóng bứckhiến việc tập thể dục trở nên khó khăn. Nhóm những người đam mê tập thể dục ngày càng đông đúc. Những người phụ nữ cao tuổi đang tập tài chi trong một góc sân. Dưới bóng mát của một cái cây cao, hàng chục vũ công khiêu vũ đang đung đưa theo điệu nhạc samba. Những người khác đang đổ mồ hôi trên máy tập thể dục ngoài trời. Ông Thọ, 83 tuổi với bộ ria mép trắng gọn gàng, nói rằng ông đi bộ quanh bờ hồ mỗi ngày, dù trời mưa hay nắng.

giau1

Trong vài thập niên tới những khu vườn này sẽ trở nên tấp nập và trật trội hơn. Độ tuổi trung bình của Việt Nam là 26. Nhưng Việt Nam đang già đi rất nhanh. Những người trên 60 tuổi chiếm 12% dân số, được dự báo sẽ tăng lên 21% vào năm 2040, một trong những mức tăng nhanh nhất trên thế giới (xem biểu đồ). Một phần là vì tuổi thọ đã tăng từ 60 tuổi trong năm 1970 lên 76 tuổi vào thời điểm hiện nay, nhờ thu nhập tăng. Sự phát triển đang tăng cũng đã giúp Việt Nam giảm tỷ lệ sinh trong cùng khoảng thời gian, từ khoảng 7 trẻ em xuống dưới 2 trẻ em với một phụ nữ. Vào những năm 1980, Đảng Cộng sản bắt đầu thực thi chính sách một con. Mặc dù ít nghiêm ngặt hơn so với Trung Quốc, đảng cầm quyền đã đẩy nhanh việc giảm dân số.

giau2

Nhân khẩu học (thống kê dân số) đang thay đổi theo những cách tương tự ở nhiều nước châu Á. Nhưng ở Việt Nam, nó đang xảy ra trong khi đất nước vẫn còn nghèo. Khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng lên cao nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản, GDP bình quân đầu người (điều chỉnh theo sức mua thực tế) đạt ở mức 32.585 đô la ở Hàn Quốc và 31.718 đô laở Nhật Bản. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng đã đạt được 9.526 đô la. Ở Việt Nam, mức thu nhập trung bình tương tự vào năm 2013 chỉ là 5,024 đô la. Indonesia và Philippines dự kiến ​​sẽ đạt được bước ngoặt trong vài thập kỷ tới, với mức thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam.

Sự thay đổi này mang đến nhiều phiền toái và thách thức cho Việt Nam. Trước tiên, liệu nhà cầm quyền cộng sản có khả năng hỗ trợ hàng triệu người Việt Nam khi họ già đi ? Chỉ có những người cực kỳ nghèo và những người trên 80 tuổi (khoảng 30% tổngsố người cao tuổi) được hưởng lương hưu nhà nướclàkhoảng vài đô la cho một tuần. Cuộc khảo sát gần đây nhất trên những người cao tuổi vào năm 2011 cho thấy rằng 90% người già Việt Nam không có tiền tiết kiệm đáng kể. Nợ nần là phổ biến. Hỗ trợ 90% người già sẽ trở nên tốn kém hơn bao giờ hết. IMF dự đoán rằng chi phí hưu trí ở mức hiện tại, có thể làm tăng chi tiêu của chính phủ lên khoảng 8 điểm phần trăm GDP vào năm 2050. Đây là tỉ lệ tăng nhanh nhất trong tổng số 12 quốc gia châu Á khác mà IMF đã đánh giá.

Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn ở nông thôn, nơi mà hầu hết là người già. Trước đây người trẻ thường chăm sóc cho Cha Mẹ khi về già. Giờ đây, họ có xu hướng bỏ cuộc sống làng quê để kiếm sống trong các thành phố. Khảo sát cho thấy tỷ lệ người già sống một mình đang tăng lên, đặc biệt là ở các làng quê. Nhiều người làm việc cho đến khi họ chết. Khoảng 40% nam giới nông thôn vẫn đang ở độ tuổi 75, gấp đôi tỷ lệ cư dân thành thị. Ở Anh Quốc con số này là 3%. Thường thì họ làm các công việc chân tay nặng nhọc, chẳng hạn như trồng lúa hoặc đánh cá.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn hàng triệu người già lại là một vấn đề đáng lo ngại khác. Bệnh Alzheimer, bệnh tim và các bệnh liên quan đến tuổi già đang tăng lên. Một cụ lão 78 tuổi trong một chiếc áo phông thể thao màu trắng, nói rằng ông có đơn thuốc của bác sĩ cho bệnh tim của mình và tham gia một nhóm tập thể dục. Khoảng 1/3 những người trên 60 tuổi ở Việt Nam không có bảo hiểm y tếvốn rất tốn kém. Nhiều bệnh viện ở cáctỉnh vẫn chưa có khoa riêng dành cho người già. Các nhóm bảo hiểm y tế tạmthời đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Với một khoản phí, các thành viên được tham gia các lớp tập thể dục và kiểm tra sức khỏe miễn phí. Nhưng ít bác sĩ được đào tạo hoặc được trang bị đủ dụng cụ để điều trị những căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Chính quyền cộng sản đang bắt đầu thực hiện các chính sách để giảm gánh nặng tài chính và cải thiện việc chăm sóc cho người cao tuổi. Năm ngoái, chính quyền nới lỏng chính sách một con. Vào tháng 5, chính quyền cho biết sẽ tăng tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 60 đối với nam và từ 60 lên 62 đối với phụ nữ, và cải cách chương trình lương hưu để cung cấp bảo hiểm toàn diện hơn. Năm tới, chính quyền có kế hoạch cải tạo hệ thống bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, sẽ không cósự thay đổi nào với cấu trúc của nền kinh tế. Thông thường, khi các quốc gia leo bậc thang thu nhập, họ chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành có năng suất caohơn, như dịch vụ. Bằng thước đo này, Việt Nam đang tụt hậu so với các nước láng giềng. Khi dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 2013, nông nghiệp chiếm 18% nền kinh tế. Cùng năm 2013 ở Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% GDP.Đáng ngại hơn, sản lượng của nông dân có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, không giống như của các nhà quản lý. Sự phụ thuộc quá mức vào nông nghiệp phần nào giải thích tại sao 3/4 (75%) lao động Việt Nam làm trong những công việc mà họ ngày càng kém hiệu quả khi họ già đi. Ở Malaysia, tỷ lệ này chỉ khoảng 1/2 (50%) lực lượng lao động.

Tăng năng suất sẽ vô cùng khó thực hiện. Bởi chính phủ vẫn còn gắn bó với chủ nghĩa xã hội nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh nhiều ngành công nghiệp. Trong khi đó hầu hết sinh viên đại học lãng phí ít nhất một năm để học thuyết Mác và Lenin. Các nước châu Á đang già đi nhanh chóng. Nhưng già đi trước khi trở nên thịnh vượng khiến cho các vấn đề của Việt Nam ngày càng lớn hơn.

The Economist

Mai V. Phạm chuyển ngữ

Nguồn : Vietnam is getting old before it gets rich, The Economist, 08/11/2018

Published in Diễn đàn

Hai siêu cường đã trở thành đối thủ như thế nào ?

Trong một phần tư thế kỷ qua, cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc được xây dựng trên niềm tin vào sự hội tụ. Hội nhập chính trị và kinh tế sẽ không chỉ làm cho Trung Quốc giàu có hơn, mà còn làm cho nước này tự do hơn, đa nguyên hơn và dân chủ hơn. Đã xảy ra những cuộc khủng hoảng, ví dụ, vụ đối đầu trong eo biển Đài Loan, năm 1996 hoặc vụ bắn hạ chiếc máy bay gián điệp, năm 2001. Nhưng Mỹ vẫn tin rằng, với những khích lệ phù hợp, cuối cùng, Trung Quốc cũng sẽ tham gia vào trật tự thế giới như một "người có trách nhiệm".

mytrung1

Hôm nay, hi vọng hội tụ đã cáo chung. Mỹ đã bắt đầu coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược - một diễn viên đầy ác ý và một kẻ phá hoại pháp luật. Chính quyền Trump cáo buộc nước này can thiệp vào nền văn hóa và chính trị của Mỹ, ăn cắp tài sản trí tuệ và gian lận trong buôn bán, và tìm kiếm không chỉ vai trò lãnh đạo ở châu Á, mà còn muốn thống trị toàn thế giới. Mỹ lên án thành tích nhân quyền của Trung Quốc ở trong nước và bành trướng một cách hung hăng ra bên ngoài. Trong tháng này, Mike Pence, phó tổng thống Mỹ, đã cảnh báo rằng toàn bộ chính quyền Trung Quốc đã tham gia tấn công. Giọng điệu bài phát biểu thật đáng ngại, chẳng khác gì hồi kèn khơi màu cho cuộc chiến tranh lạnh mới.

Đừng nghĩ rằng ông Pence và cấp trên của ông ta, Tổng thống Donald Trump, là những người đơn độc. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tranh giành nhau xem bên nào chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Ngay từ cuối những năm 1940 một số doanh nhân, một số nhà ngoại giao và trong các lực lượng vũ trang Mỹ người ta đã nhanh chóng chuyển sang ý tưởng cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với một đối thủ chiến lược và ý thức hệ mới.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đang thay đổi quan điểm của chính mình. Các chiến lược Trung Quốc đã nghi ngờ từ lâu rằng, trong thâm tâm, Mỹ muốn ngăn chặn, không cho nước mình vươn lên. Đó là một phần lý do vì sao Trung Quốc tìm cách giảm bớt đối đầu bằng cách "ẩn mình chờ thời". Đối với nhiều người Trung Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho họ không cần khiêm tốn nữa. Cuộc khủng hoảng đẩy nước Mỹ lùi lại, trong khi Trung Quốc thịnh vượng. Từ đó, Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy "Giấc mơ Trung Hoa", làm cho quốc gia này vươn lên đỉnh cao trên thế giới. Nhiều người Trung Quốc coi Mỹ là đạo đức giả, họ cho rằng Mỹ đã phạm tất cả những tội lỗi mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc. Náu mình chờ thời đã qua.

Tình hình là rất đáng báo động. Theo các tư tưởng gia, ví dụ Graham Allison, đại học Harvard, lịch sử cho thấy các nước bá quyền như Mỹ và các cường quốc đang lên, như Trung Quốc, có thể dính mắc vào nhau trong chu kỳ cạnh tranh đầy thù nghịch.

Mỹ sợ rằng thời gian đang ủng hộ Trung Quốc. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn hơn hai lần so với Mỹ và nước này đang đổ tiền vào công nghệ tiên tiến, ví dụ, trí thông minh nhân tạo, điện toán lượng tử (quantum computing) và công nghệ sinh học. Hành động mà chỉ đơn thuần là làm nản chí trong ngày hôm nay – ví dụ, ngăn chặn việc thủ đắc một cách bất hợp pháp sở hữu trí tuệ, hoặc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông - có thể là bất khả thi vào ngày mai. Dù muốn dù không, các chuẩn mực mới, điều chỉnh cách thức các siêu cường cư xử với nhau đang được thiết lập ngay lúc này. Khi tiêu chuẩn đã được thiết lập, sẽ khó mà thay đổi được nữa. Vì lợi ích của nhân loại, Trung Quốc và Mỹ cần phải thông cảm với nhau trong hòa bình. Bằng cách nào ?

Trump và chính quyền của ông đã làm đúng ba việc. Trước hết, Mỹ cần phải trở thành đất nước đầy sức mạnh. Chính phủ của ông đã làm cho những luật lệ về việc tiếp quản các công ty Mỹ trở thành cứng rắn hơn, đặt ra nhiều điều khoản nhằm bảo an ninh quốc gia hơn trước. Chính phủ Mỹ cũng đã dẫn độ một nhân viên tình báo Trung Quốc bị cáo buộc từ nước Bỉ về Mỹ. Chính phủ cũng đã gia tăng ngân sách quân sự (mặc dù số tiền chi thêm cho châu Âu vẫn còn qua ít do với chi cho khu vực Thái Bình Dương). Và chính phủ cũng đã tăng các khoản viện trợ cho nước ngoài nhằm chống lại các khoản đầu tư hào phóng của Trung Quốc ở nước ngoài.

Trump cũng đúng khi cho rằng nước Mỹ cần điều chỉnh kỳ vọng về hành vi của Trung Quốc. Hệ thống giao dịch hiện nay không ngăn cản được các công ty được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ xóa nhòa ranh giới giữa lợi ích thương mại và lợi ích quốc gia. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp tiền và bảo vệ các công ty khi các công ty này mua công nghệ sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự hoặc làm méo mó thị trường quốc tế. Trung Quốc đã và đang lợi dụng ảnh hưởng về thương mại của mình trong các nước nhỏ hơn nhằm tác động đến chính sách đối ngoại, ví dụ, ở Liên minh châu Âu. Phương Tây cần sự minh bạch về các khoản tài trơ của các đảng chính trị, các tổ chức nghiên cứu (think-tank) và các khoa của các đại học.

Thứ ba, khả năng có một không hai của Trump trong việc thể hiện thái độ coi thường của ông đối với nhận thức thông thường dường như đã và đang mang lại hiệu quả. Ông không phải là người tinh tế hay nhất quán, nhưng cũng như với hiệp định thương mại với Canada và Mexico, những lời hăm dọa của Mỹ có thể dẫn đến giao kèo. Trung Quốc không phải là đối tác dễ bị bắt nạt – kinh tế Trung Quốc không phụ thuộc vào xuất khẩu vào Mỹ như Canada và Mexico và khi đứng trước nhân dân, Tập [Cận Bình] không thể thể từ bỏ giấc mơ Trung Hoa. Tuy nhiên, việc Trump sẵn sàng đoạn tuyệt và xúc phạm đã gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người cho rằng Mỹ không sẵn sàng lật ngược thế cờ.

Nhưng, để xử lí những việc sẽ diễn ra, Trump cần chiến lược chứ không chỉ chiến thuật. Điểm khởi đầu phải là quảng bá các giá trị Mỹ. Trump hành động như thể ông tin rằng đấy có thể là đúng. Ông khinh bỉ các giá trị mà Mỹ coi là thiêng liêng trong các thiết chế toàn cầu giai đoạn sau Thế chiến II. Nếu theo đường lối đó, nước Mỹ sẽ mất dần vai trò tư tưởng và vai trò của lực lượng đạo đức và chính trị. Khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc trong vai người giám hộ trật tự dựa trên luật pháp, là nước này bắt đầu từ quan điểm của sức mạnh. Nhưng bất kỳ chế độ dân chủ phương Tây nào đối xử cạn tàu ráo máng với Trung Quốc sẽ - và chắn chắn sẽ - thua.

Chiến lược này nên dành không gian cho Trung Quốc vươn lên một cách hòa bình - có nghĩa là cho phép Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng của mình. Một phần là vì nỗ lực ngăn chặn theo kiều "được ăn cả ngã về không" có thể dẫn đến xung đột. Nhưng làm như thế cũng vì Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác, mặc dù họ vẫn cạnh tranh với nhau. Hai nước gắn bó với nhau về thương mại hơn là với Mỹ với Liên Xô trước đây. Và hai nước cùng chia sẻ trách nhiệm - ngay cả khi Trump phủ nhận - trong đó có các lợi ích về môi trường và an ninh, ví dụ, bán đảo Triều Tiên.

Và chiến lược của Mỹ phải bao gồm một loạt biện pháp nhằm chia tách nước này một cách rõ ràng ra khỏi Trung Quốc : thành lập các liên minh. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại, Trump nên làm việc với EU và Nhật Bản để ép Trung Quốc phải thay đổi. Về quốc phòng, Trump không chỉ phải ngừng công kích các liên minh mà còn cần giúp đỡ những người bạn cũ, như Nhật Bản và Australia, đồng thời, khích lệ những người bạn mới, như Ấn Độ và Việt Nam. Liên minh là cái gốc vững chắc nhất cho việc bảo Mỹ nhằm chống lại những lợi thế mà Trung Quốc sẽ gặt hái được nhờ sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của họ.

Có lẽ việc Mỹ và Trung Quốc trở thành đối thủ của nhau là không thể tránh khỏi. Nhưng đối thủ, cạnh tranh không có nghĩa là chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Nguyên tác : China v America - The End of Engagement, The Economist, 18/10/2018

Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn : VNTB, 21/10/2018

Published in Diễn đàn

Bằng việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tổng thống Donald Trump đang tính đến việc tái thương lượng hoặc thay đổi chế độ (tại quốc gia này). Trump dường như tính đến việc kết thúc nó bằng chiến tranh.

iran1

Tổng thống Donald Trump mặc định rằng những tổn thất về kinh tế do cấm vận, mới có thể buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán, như đã xảy ra với Bắc Hàn.

Vào ngày 8 tháng 5, Trump đã kết liễu mối quan hệ của giữa Mỹ và Iran bằng việc rút khỏi Thỏa thuận chung về chương trình hạt nhân của Iran (The Joint Comprehensive Plan of Action), nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran và đặt chương trình này dưới sự kiểm tra thường xuyên của quốc tế. Đổi lại Iran sẽ được bãi bỏ cấm vận. Sự rút lui từ thỏa thuận mà Trump gọi là "mục ruỗng" đã bảo toàn lời hứa của ông trong chiến dịch tranh cử. Nhưng, không chỉ thề sẽ phục hồi lại cấm vận Iran, ông còn hứa sẽ mở rộng nó, và trừng phạt bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh với Iran dù doanh nghiệp đó đặt cơ sở ở đâu.

Từ khi Liên Hợp Quốc nói rằng Iran không hề vi phạm thỏa thuận và chỉ trích Mỹ về hành động đơn phương này thì chính quyết định của Trump đã làm tăng sự thuyết phục cho những lập luận thù địch rằng không thể tin tưởng được Mỹ vì các quy tắc quốc tế mà Mỹ tuyên bố duy trì đều dễ dàng bị phá bỏ. Câu hỏi cho tất cả các bên còn lại của thỏa thuận (Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu) rằng : điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Câu hỏi đặt ra cho cả thế giới, đặc biệt là vùng Trung Đông : việc Iran sản xuất bom hạt nhân sẽ có ý nghĩa gì ?

Trong thông báo vào hôm thứ ba, Trump đã đưa ra câu trả lời của mình. Ông nói ông "muốn, sẵn sàng và có thể" điều đình một thỏa thuận mới để hạn chế sự hung hăng trong khu vực và kế hoạch hạt nhân của Iran, nhưng ông không có kế hoạch gì cụ thể. Ông cũng mở ra đề xuất cho người dân Iran, những người Trump gọi là "con tin" của chính quyền, nổi dậy chống lại kẻ đàn áp.

Trọng tâm kế hoạch của Trump dựa vào hiệu ứng về sự cấm vận. Đầu tiên nó mặc định rằng với sự cấm vận mạnh tay hơn, kinh tế của Iran sẽ có ít khả năng cho một cuộc chiến tranh tài chính với Iraq, Syria, Lebanon và Yemen. Nhưng thái độ thù hằn của Iran không phải là kết quả của bài toán tài chính. Mặc dù những cuộc biểu tình đường phố yêu cầu chính phủ chi tiền nhiều hơn trong nước, Iran vẫn chi tiền cho các nhóm phiến quân bởi vì họ mong muốn có được sự ảnh hưởng và do họ cảm nhận được những mối đe dọa. Trump bắt đầu đe dọa Iran trong tuần này rằng Trump có thể quyết tâm hơn.

Tiếp theo, Trump mặc định rằng những tổn thất về kinh tế do cấm vận, mới có thể buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán, như đã xảy ra với Bắc Hàn. Những cấm vận nặng nề có thể buộc các chế độ phải thương lượng, như Iran đã từng phải làm trong thỏa thuận mà Trump vừa hủy bỏ. Nhưng Trump dường như không hiểu rằng những người lãnh đạo mà Trump đã coi thường sẽ không chịu đầu hàng hoàn toàn trước yêu cầu của ông ta và sẽ tiếp tồn tại.

Có lẽ đây chính là điều đáng để bàn, và Trump đang cá cược rằng sự cấm vận sẽ dẫn đến những tổn thất kinh tế và sẽ đánh đổ chế độ. Nhưng người mullah sẽ không lãnh đạo Iran mãi mãi. Những kẻ như Castro ở Cuba đã đối mặt với cấm vận trong hàng thập kỉ. Những nhà thần quyền Iran đã chứng tỏ rằng họ sẵn lòng giữ chế độ bằng lực lượng quân sự của mình.

Chúng ta hoan nghênh sự chấm dứt sự thù địch của Iran, nhưng bằng một chính sách chứ không phải bằng một cảm tính. Thay vào đó, đối mặt với sự thất bại của kế hoạch của Trump, các bên trong cuộc của thỏa thuận sẽ cố gắng để giữ nó sống sót cho đến khi nào họ có thể. Một mặt để chứng tỏ rằng Trump và những người ủng hộ của ông ta rằng những luật lệ toàn cầu rất quan trọng. Ví dụ, EU nên tiếp tục gặp mặt các quan chức Iran và đề xuất sự phản đối với WTO về các cấm vận của Mỹ đối với các công ty của họ, như họ đã làm 20 năm trước, khi Mỹ áp đặt hàng loạt cấm vận lần thứ hai với Cuba. Một mặt để giữ chân Iran khỏi dự định tái khởi động chương trình hạt nhân.

Nhưng, hành động một cách thực tiễn, Trung Quốc và Nga không muốn kéo Trump ra khỏi cái hố mà ông ta tự nhảy xuống, và EU không thể giữ thỏa thuận một mình. Đồng dollar vẫn chiếm ưu thế (dù những gì Trump làm khiến người ta tưởng tượng một viễn cảnh khi đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền giao dịch toàn cầu). Các công ty, trước một lựa chọn hoạt động ở Mỹ hay Iran chắc chắn sẽ ngã về thị trường lớn hơn.

Cho nên những gì đạt được từ một thỏa thuận sắp tới sẽ không đáng kể và Iran có thể sớm muộn gì cũng tái khởi động chương trình hạt nhân. Thỏa thuận hạt nhân (đang có) với Iran đã tránh cho khả năng (khởi động chương trình hạt nhân) đó, bằng việc cung cấp những cảnh báo sớm và lựa chọn tránh áp đặt các lệnh trừng phạt. Thiếu đi thỏa thuận này, Iran có thể tìm đường quay lại chế độ bảo thủ trước đây, họ sẽ xây dựng những chiếc máy ly tâm mới, làm giàu uranium tới mức độ để làm vũ khí hạt nhân và các đầu đạn hạt nhân. Nếu chương trình của Iran tiến hành kín đáo theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, mọi chuyện sẽ đi ra ngoài tầm kiếm soát. Hơn nữa, nếu sự cấm vận đã được tăng cường mạnh mẽ thì Trump và người kế nhiệm của ông ta sẽ còn không gian ngoại giao để kiềm chế Iran. Thay vào đó, họ sẽ phải dùng đến các hành động quân sự.

Chiến tranh với Iran sẽ chẳng dễ dàng gì. Trump sẽ thắng khi phá hủy thêm một vài chiếc máy ly tâm ? Nhưng Iran vẫn có thể tiến về ngưỡng sỡ hữu hạt nhân. Và, dường như các chương trình hạt nhân của Iran và Syria đã từng bị phá hủy trong một chiến dịch bởi không quân Israel, Iran biết rằng khả năng công nghiệp không thể bị phá hủy hoàn toàn bởi bom. Nếu Iran quyết định sản xuất vũ khí, Mỹ và Israel sẽ phải đánh bom thêm một vài năm nữa. Và họ sẽ biện minh điều này thế nào ? Thật khó để tin rằng có một tổng thống Mỹ lại có thể hủy bỏ một thỏa thuận quốc tế cho những điều khó hiểu với một cái giá đắt như vậy.

Nguyên tác : Scrapping the Iran deal won’t do anyone any good, The Economist, 12/08/2018

Nguyễn Việt Anh chuyển ngữ (16/5/2018)

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2