Bằng việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tổng thống Donald Trump đang tính đến việc tái thương lượng hoặc thay đổi chế độ (tại quốc gia này). Trump dường như tính đến việc kết thúc nó bằng chiến tranh.
Tổng thống Donald Trump mặc định rằng những tổn thất về kinh tế do cấm vận, mới có thể buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán, như đã xảy ra với Bắc Hàn.
Vào ngày 8 tháng 5, Trump đã kết liễu mối quan hệ của giữa Mỹ và Iran bằng việc rút khỏi Thỏa thuận chung về chương trình hạt nhân của Iran (The Joint Comprehensive Plan of Action), nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran và đặt chương trình này dưới sự kiểm tra thường xuyên của quốc tế. Đổi lại Iran sẽ được bãi bỏ cấm vận. Sự rút lui từ thỏa thuận mà Trump gọi là "mục ruỗng" đã bảo toàn lời hứa của ông trong chiến dịch tranh cử. Nhưng, không chỉ thề sẽ phục hồi lại cấm vận Iran, ông còn hứa sẽ mở rộng nó, và trừng phạt bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh với Iran dù doanh nghiệp đó đặt cơ sở ở đâu.
Từ khi Liên Hợp Quốc nói rằng Iran không hề vi phạm thỏa thuận và chỉ trích Mỹ về hành động đơn phương này thì chính quyết định của Trump đã làm tăng sự thuyết phục cho những lập luận thù địch rằng không thể tin tưởng được Mỹ vì các quy tắc quốc tế mà Mỹ tuyên bố duy trì đều dễ dàng bị phá bỏ. Câu hỏi cho tất cả các bên còn lại của thỏa thuận (Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu) rằng : điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Câu hỏi đặt ra cho cả thế giới, đặc biệt là vùng Trung Đông : việc Iran sản xuất bom hạt nhân sẽ có ý nghĩa gì ?
Trong thông báo vào hôm thứ ba, Trump đã đưa ra câu trả lời của mình. Ông nói ông "muốn, sẵn sàng và có thể" điều đình một thỏa thuận mới để hạn chế sự hung hăng trong khu vực và kế hoạch hạt nhân của Iran, nhưng ông không có kế hoạch gì cụ thể. Ông cũng mở ra đề xuất cho người dân Iran, những người Trump gọi là "con tin" của chính quyền, nổi dậy chống lại kẻ đàn áp.
Trọng tâm kế hoạch của Trump dựa vào hiệu ứng về sự cấm vận. Đầu tiên nó mặc định rằng với sự cấm vận mạnh tay hơn, kinh tế của Iran sẽ có ít khả năng cho một cuộc chiến tranh tài chính với Iraq, Syria, Lebanon và Yemen. Nhưng thái độ thù hằn của Iran không phải là kết quả của bài toán tài chính. Mặc dù những cuộc biểu tình đường phố yêu cầu chính phủ chi tiền nhiều hơn trong nước, Iran vẫn chi tiền cho các nhóm phiến quân bởi vì họ mong muốn có được sự ảnh hưởng và do họ cảm nhận được những mối đe dọa. Trump bắt đầu đe dọa Iran trong tuần này rằng Trump có thể quyết tâm hơn.
Tiếp theo, Trump mặc định rằng những tổn thất về kinh tế do cấm vận, mới có thể buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán, như đã xảy ra với Bắc Hàn. Những cấm vận nặng nề có thể buộc các chế độ phải thương lượng, như Iran đã từng phải làm trong thỏa thuận mà Trump vừa hủy bỏ. Nhưng Trump dường như không hiểu rằng những người lãnh đạo mà Trump đã coi thường sẽ không chịu đầu hàng hoàn toàn trước yêu cầu của ông ta và sẽ tiếp tồn tại.
Có lẽ đây chính là điều đáng để bàn, và Trump đang cá cược rằng sự cấm vận sẽ dẫn đến những tổn thất kinh tế và sẽ đánh đổ chế độ. Nhưng người mullah sẽ không lãnh đạo Iran mãi mãi. Những kẻ như Castro ở Cuba đã đối mặt với cấm vận trong hàng thập kỉ. Những nhà thần quyền Iran đã chứng tỏ rằng họ sẵn lòng giữ chế độ bằng lực lượng quân sự của mình.
Chúng ta hoan nghênh sự chấm dứt sự thù địch của Iran, nhưng bằng một chính sách chứ không phải bằng một cảm tính. Thay vào đó, đối mặt với sự thất bại của kế hoạch của Trump, các bên trong cuộc của thỏa thuận sẽ cố gắng để giữ nó sống sót cho đến khi nào họ có thể. Một mặt để chứng tỏ rằng Trump và những người ủng hộ của ông ta rằng những luật lệ toàn cầu rất quan trọng. Ví dụ, EU nên tiếp tục gặp mặt các quan chức Iran và đề xuất sự phản đối với WTO về các cấm vận của Mỹ đối với các công ty của họ, như họ đã làm 20 năm trước, khi Mỹ áp đặt hàng loạt cấm vận lần thứ hai với Cuba. Một mặt để giữ chân Iran khỏi dự định tái khởi động chương trình hạt nhân.
Nhưng, hành động một cách thực tiễn, Trung Quốc và Nga không muốn kéo Trump ra khỏi cái hố mà ông ta tự nhảy xuống, và EU không thể giữ thỏa thuận một mình. Đồng dollar vẫn chiếm ưu thế (dù những gì Trump làm khiến người ta tưởng tượng một viễn cảnh khi đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền giao dịch toàn cầu). Các công ty, trước một lựa chọn hoạt động ở Mỹ hay Iran chắc chắn sẽ ngã về thị trường lớn hơn.
Cho nên những gì đạt được từ một thỏa thuận sắp tới sẽ không đáng kể và Iran có thể sớm muộn gì cũng tái khởi động chương trình hạt nhân. Thỏa thuận hạt nhân (đang có) với Iran đã tránh cho khả năng (khởi động chương trình hạt nhân) đó, bằng việc cung cấp những cảnh báo sớm và lựa chọn tránh áp đặt các lệnh trừng phạt. Thiếu đi thỏa thuận này, Iran có thể tìm đường quay lại chế độ bảo thủ trước đây, họ sẽ xây dựng những chiếc máy ly tâm mới, làm giàu uranium tới mức độ để làm vũ khí hạt nhân và các đầu đạn hạt nhân. Nếu chương trình của Iran tiến hành kín đáo theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, mọi chuyện sẽ đi ra ngoài tầm kiếm soát. Hơn nữa, nếu sự cấm vận đã được tăng cường mạnh mẽ thì Trump và người kế nhiệm của ông ta sẽ còn không gian ngoại giao để kiềm chế Iran. Thay vào đó, họ sẽ phải dùng đến các hành động quân sự.
Chiến tranh với Iran sẽ chẳng dễ dàng gì. Trump sẽ thắng khi phá hủy thêm một vài chiếc máy ly tâm ? Nhưng Iran vẫn có thể tiến về ngưỡng sỡ hữu hạt nhân. Và, dường như các chương trình hạt nhân của Iran và Syria đã từng bị phá hủy trong một chiến dịch bởi không quân Israel, Iran biết rằng khả năng công nghiệp không thể bị phá hủy hoàn toàn bởi bom. Nếu Iran quyết định sản xuất vũ khí, Mỹ và Israel sẽ phải đánh bom thêm một vài năm nữa. Và họ sẽ biện minh điều này thế nào ? Thật khó để tin rằng có một tổng thống Mỹ lại có thể hủy bỏ một thỏa thuận quốc tế cho những điều khó hiểu với một cái giá đắt như vậy.
Nguyên tác : Scrapping the Iran deal won’t do anyone any good, The Economist, 12/08/2018
Nguyễn Việt Anh chuyển ngữ (16/5/2018)